Lý thuyết về phân đoạn thị trường và vai trò của nó trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.. Khái niệm về môi trường marketing, môi trường marketing vi mô và sự cần thiết của việc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA HÃNG XE HƠI VINFAST
TÊN HỌC PHẦN: Marketing căn bản GIẢNG VIÊN: Phùng Thị Thủy LỚP HỌC PHẦN: 232_BMKT0111_09
NHÓM: 7
Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Khái niệm về môi trường marketing, môi trường marketing vi mô và sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô
2 Lý thuyết về phân đoạn thị trường và vai trò của nó trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
3 Khái quát nội dung về chính sách xúc tiến
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Giới thiệu về tập đoàn VinGroup và hãng xe ô tô VinFast
1.1 Tổng quan về tập đoàn VinGroup
1.2 Giới thiệu về xe ô tô VinFast
1.3 Giới thiệu khách hàng của sản phẩm xe ô tô VinFast
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của VinFast
2 Phân tích môi trường markeing vi mô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân đoạn thị trường
2.1 Phân đoạn thị trường theo địa lý học
2.2 Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học (Dân số - Xã hội)
2.3 Phân đoạn thị trường theo tâm lý
2.4 Phân đoạn thị trường theo hành vi tiêu dung
2.5 Các yếu tố nội bộ của công ty
3 Thực trạng chính sách xúc tiến của hãng xe ô tô VinFast
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Khái niệm về môi trường marketing, môi trường marketing vi mô và sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô
1.1 Môi trường marketing:
a) Khái niệm:
- Môi trường Marketing bao hàm các tác nhân và lực lượng bên ngoài marketingđang ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong công cuộc triển khai và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Việc soạn thảo các kế hoạch và chương trình marketing được giao cho bộ phận marketing
Các bộ phận trong công ty thường có những mục tiêu theo đuổi khác nhau
do chức năng công việc của họ chi phối Điều đáng nói là mục tiêu của mỗi bộ phận không bao giờ cũng thống nhất với bộ phận khác, mặc dù tất
cả họ đều đặt dưới sự điều hành của ban lãnh đạo tối cao.
Tình hình trên buộc bộ phận marketing trong công ty, nếu muốn các quyếtđịnh marketing của mình đưa ra giành được sự đồng thuận cao nhất, họ phải quan tâm tới sự khác biệt trên
Trước hết, các quyết định marketing do bộ phận marketing trong công ty đưa ra phải chịu sự ràng buộc của mục tiêu, chiến lược, phương châm chung của toàn công ty.
Trang 5 Chúng phải trở thành những hoạt động có vai trò chính yếu trong việc quyết định sự thành bại của các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh do ban lãnh đạo tối cao đưa ra Chỉ có như vậy các quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý, quan tâm và ủng hộ của ban lãnh đạo tối cao của công ty.
+ Nhóm môi trường ngành: nhà cung cấp, trung gian marketing, khách hàng, đốithủ cạnh tranh và công chúng
Bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh doanh nghiệp, có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới khả năng tạo ra giá trị và mối quan hệ khách hàng
Nhà cung cấp: những chủ thể đưa ra những yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, máy móc thiết bị, quy trìnhcông nghệ, lao động, thông tin
Trung gian marketing: những chủ thể giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp như trunggian phân phối (nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới), trung gian tài chính, trung gian dịch vụ (các công ty thực hiện nghiên cứu Marketing)
Đối thủ cạnh tranh: những chủ thể cùng hướng tới một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới
Khách hàng: bao gồm nhưng chủ thể mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức
Công chúng: những chủ thể có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp tạo
ra sự tác động đủ lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp như
Nhà
cung
cấp
Trung gian marketin Đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp
Công chúng
Công chúng
Khách hàng
Trang 6công chúng tài chính, công chúng truyền thông đại chúng, công chúng công quyền, công chúng hoạt động xã hội, công chúng nội bộ, công chúngđịa phương, công chúng.
Yếu tố nội bộ của tổ chức: các yếu tố bên trong doanh nghiệp có liên quantrực tiếp đến điều hành và quản trị marketing như: nguồn lực tài chính, nguồn lực R&D, nguồn lực nhân sự và tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp…
- Môi trường marketing vĩ mô: bao hàm các lực lượng xã hội rộng lớn đang ảnh hưởng đến toàn cục môi trường vi mô, nội bộ doanh nghiệp và tạo ra thời
cơ cũng như mối đe dọa đối với doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố cơ bản:+ Nhân khẩu học: quy mô, mật độ và tốc độ tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tình trạng hôn nhân, gia đình
+ Chính trị - pháp luật: thể chế chính trị, các bộ luật, các luật chủ yếu có ảnh hưởng đến marketing và thương mại, hệ thống chính sách
+ Tự nhiên: điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ: tình hình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, trình độ công nghệ sản xuất – kinh doanh
+ Kinh tế vĩ mô: tình hình và diễn biến kinh tế tổng quát, các chỉ số kinh
tế vĩ mô, ảnh hưởng của các khối hiệp ước kinh tế
+ Văn hóa xã hội: các quan niệm, các nhóm xã hội, xu thế, lối sống cộng đồng
- Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing vi mô:
Nghiên cứu môi trường marketing vi mô cung cấp thông tin chi tiết về các yếu
tố môi trường cụ thể mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đối mặt trong quá trình kinh doanh
+ Hiểu khách hàng: nghiên cứu môi trường marketing vi mô giúp doanh nghiệp
hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng Điều này cho phép họ tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, từ việc phát triển sản phẩm đến việc xây dựng chiến lược giá cả và quảng cáo
Trang 7+ Cạnh tranh: thông qua việc phân tích môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp
có thể đánh giá được thị trường hiện tại và tiềm năng cạnh tranh Họ có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược của đối thủ, từ đó tạo ra những phương tiện cạnh tranh hiệu quả
+ Môi trường pháp lý và chính sách: nghiên cứu môi trường marketing vi mô
giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định pháp lý và chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của họ Điều này rất quan trọng trong việc tuân thủ luật pháp
và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh
+ Các yếu tố kinh tế: môi trường kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việcxác định chiến lược tiếp thị Nghiên cứu môi trường marketing vi mô giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng kinh tế, sự biến động của thị trường và tác động của chính sách tài chính
+ Các yếu tố xã hội và văn hóa: doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về các yếu tố xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và quyết định mua hàng của khách hàng Nghiên cứu môi trường marketing vi mô giúp họ điều chỉnh chiến lược tiếp thị để phù hợp với các giá trị và thị hiếu của khách hàng
2 Lý thuyết về phân đoạn thị trường và vai trò của nó trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Khái niệm phân đoạn thị trường: là “quá trình chi tiết” của marketing mục tiêu nhằm phân định thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn (đoạn, khúc mảng, lát cắt) có thông số đặc tính và đường nét thái độ khác biệt nhau, nhưng trong nội bộ một đoạn lại đồng nhất với nhau mà doanh nghiệp có thể vận dụng marketing-mix hữu hiệu
- Yêu cầu của phân đoạn thị trường:
- Các biến số phân đoạn thị trường:
Địa dư: vùng, miền, thành phố, quận huyện
Trang 8 Dân số - xã hội: tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo.
Phác đồ tâm lý: tầng lớp xã hội, cách sống và đặc tính nhân cách
Hành vi ứng xử: sự hiểu biết, ý niệm, lợi ích, niềm tin
- Các phương pháp phân đoạn thị trường:
Phương pháp vi phân (phân tích):
Phương pháp tích phân (tổng hợp)
Mục tiêu nghiên cứu phân đoạn thị trường của doanh nghiệp
Lựa chọn và phân tích các biến số và đoạn theo biến số
Xác định tiêu thức trung tâm và đánh giá yêu cầu tính xác đáng, khả thi với các đoạn chủ yếu
Xác định tiêu thức bổ sung, nhận dạng địa chỉ đoạn định hướng mục tiêu
Ước định marketing - mix, lượng giá tính hiệu lực mục tiêu và xác định địa chỉ đoạn mục tiêu
Đặt tên, định mục tiêu và vị thế của doanh nghiệp trên đoạn mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu phân đoạn thị trường của doanh nghiệp
Phân tích biến số thái độ và quá trình quyết định mua
Chỉ định và phân tích tính xác đáng, khả thi của đoạn thị trường chính
Chọn biến số bổ sung, phân tích tính hiệu lực mục tiêu và nhận dạng địa chỉ đoạn mục tiêu
Xác định mô hình marketing - mix tập trung hóa cho các địa chỉ trong đoạn mục tiêu
Trang 9- Vai trò của phân đoạn thị trường trong chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp:
Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng: giúp doanh nghiệp hiểu
rõ hơn về các phân khúc khách hàng khác nhau, từ đó xác định được nhu cầu, mong muốn và hành vi của từng phân khúc Điều này là cơ sở để doanh nghiệp thiết kế sản phẩm, dịch vụ phù hợp
Tập trung nguồn lực: thay vì phân tán nguồn lực cho toàn bộ thị trường, phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp tập trung vào các phân khúc mục tiêu, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực về sản xuất, marketing, bánhàng
Cạnh tranh hiệu quả: giúp doanh nghiệp xác định được các đối thủ cạnh tranh chính trong từng phân khúc, từ đó có chiến lược cạnh tranh phù hợp
Định vị sản phẩm/thương hiệu: giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm, thương hiệu của mình phù hợp với từng phân khúc khách hàng mục tiêu
Tăng hiệu quả hoạt động: cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các phân khúc có tiềm năng lớn nhất, từ đó tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
3 Khái quát nội dung về chính sách xúc tiến
- Khái niệm: xúc tiến (promotion) là các hoạt động truyền tin về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng mục tiêu, nhằm thuyết phục họ tin tưởng
và mua sản phẩm Do vậy, người ta còn gọi đây là các hoạt động truyền thông Marketing (Marketing communication)
- Bao gồm các hoạt động: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, tiếp thị trực tiếp nhằm kích thích sự quan tâm và mua sắm của khách hàng
- Mục tiêu của chính sách xúc tiến thường là tăng cường nhận thức, hiểu biết và
sự chấp nhận từ phía công chúng về sản phẩm hoặc dịch vụ đó Các phương tiệnthông tin đại chúng thường được sử dụng rộng rãi trong chính sách xúc tiến, baogồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội,
sự kiện quảng bá, hội chợ triển lãm, và các hoạt động quảng cáo khác
Trang 10- Đối với các chính phủ, chính sách xúc tiến cũng có thể bao gồm các biện pháp
để thúc đẩy du lịch, đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất nội địa, hoặc thúc đẩy các giá trị và lối sống cụ thể
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Giới thiệu về tập đoàn VinGroup và hãng xe ô tô VinFast
1.1 Tổng quan về tập đoàn VinGroup
a Thông tin cơ bản
- VinGroup là tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam Khi tham gia bất cứlĩnh vực nào, VinGroup đều chứng tỏ vai trò người tiên phong và dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng với việc đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế
- Với mục tiêu phát triển bền vững và chuyên nghiệp, VinGroup tập trung xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: Thương mại Dịch vụ, Công nghệ và Công nghiệp
- Tính tới hết quý 3/2018, VinGroup đang quản lý 45 dự án bất động sản; 60 trung tâm thương mại Vincom; 25 khách sạn, sân Golf và khu vui chơi giải trí Vinpearl; hơn 1.475 siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+; 14 nông trường VinEco; 27 cơ sở trường Vinschool; 9 bệnh viện – phòng khám đa khoa quốc tế VinMec; 5,2 triệu khách hàng thân thiết trong hệ thống
VinID… và gần 60 ngàn cán bộ nhân viên
- Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, VinGroup đều dẫn đầu thị trường và tiên phong dẫn dắt xu hướng với tiêu chuẩn và đẳng cấp 5 sao Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ, chỉ sau chưa đầy 1 năm kể từ ngày khởi công, vào ngày 2.10.2018, VinGroup đã ra mắt 2 chiếc xe ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt tại triển lãm quốc tế Paris Motor Show Xe VinFast ra đời đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đó trong ngành chế tạo ô tô thế giới và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam
Trang 11b Lĩnh vực kinh doanh
- Lĩnh vực bất động sản: Vinhomes, VinCity, Vincom Retail
+ Trong đó, Vinhomes được đánh giá là thương hiệu nhà ở cao cấp hàng đầu trong ngành bất động sản.
+ VinCity là dòng bất động sản đại chúng, được đánh giá cao giá trị chất lượng – đồng bộ – tiện ích.
+ Vincom Retail là chuỗi bất động sản thương mại phổ biến cả nước, đa dạng về
ẩm thực, khu vui chơi
- Lĩnh vực du lịch, giải trí: Vinpearl, Vinpearl Land, Vinpearl Golf, VinTaTa.+ Trong đó, Vinpearl là thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng hàng đầu Việt Nam Tổng cộng hệ thống nghỉ dưỡng này có 31 khách sạn, biệt thự 13.000 phòng nằm ngay cạnh bờ biển
+ Trong chuỗi hệ thống còn bao gồm dịch vụ, tiện ích như công viên giải trí, sângôn, bể bơi,…
- Lĩnh vực bán lẻ: VinMart và VinMart+, VinPro, Adayroi, VinID Trong đó, VinMart và VinMart+ phổ biến như là chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt Còn VinPro là thương hiệu bán lẻ điện máy, công nghệ với sản phẩm điện thoại, thiết bị gia đình,…
- Lĩnh vực y tế: Vinmec, VinFa
Trang 12+ Vinmec được tập đoàn VinGroup chú trọng đầu tư vào năm 2012 Với sứ mệnh “Chăm sóc bằng tài năng, y đức và sự thấu cảm”, Vinmec định hướng phát triển thành hệ thống y tế hàn lâm vươn tầm quốc tế.
+ Năm 2018, VinGroup mở rộng phát triển lĩnh vực y tế bằng việc cho ra đời thương hiệu VinFa với mục tiêu ban đầu là sản xuất thuốc
- Lĩnh vực giáo dục: Vinschool, VinUni
VinGroup cũng chú trọng đầu tư lĩnh vực giáo dục bằng việc thành lập chuỗi hệ thống trường học Vinschool Là chuỗi hệ thống trường mầm non liên thông tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Năm 2018, hệ thống này tiếp tục mở rộng với sự thành lập thương hiệu VinUni.
- Lĩnh vực nông nghiệp: VinEco
+ Mục tiêu của thương hiệu VinEco là cung cấp cho người dùng các sản phẩm xanh, sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng Đồng thời, thương hiệu này cũng khuyến khích người dùng chung tay xây dựng nền nông nghiệp vững chắc cho thế hệ tương lai
+ Về Công nghiệp, VinGroup có 2 thương hiệu nổi tiếng là VinFast và
VinSmart Trong đó VinFast được định hướng là thương hiệu ô tô mang đậm tinh thần Việt Nam và hướng tới đẳng cấp quốc tế. VinSmart là công ty nghiên cứu, sản xuất sản phẩm điện tử thông minh, AI và IoT
+ Về Công nghệ, VinGroup sáng lập VinTech City với mục tiêu hỗ trợ cho hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển công nghệ Việt VinTech chủ yếu hoạt thông theo mô hình Silicon Valley
1.2 Tổng quan về dòng xe ô tô VinFast
- VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp
và được công nhận trên trường quốc tế, mở ra cơ hội sở hữu ô tô, xe máy phùhợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, Tập đoàn VinGroup cũng mong muốn góp phần tạo động lực, thúc đẩy công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam phát triển hơn nữa
- Với VinGroup, trong tương lai VinFast sẽ là một lĩnh vực mới, mang tính độtphá trong chiến lược phát triển, đóng vai trò chủ lực của tập đoàn
Trang 13- Ngày 02/10/2018, VinFast chính thức giới thiệu hai sản phẩm của VinFast là:VinFast LUX A2.0 và VinFast LUX SA2.0 tại triển lãm Paris Motor Show.
- Đây là lần đầu tiên thương hiệu ô tô Việt Nam có mặt tại triển lãm ô tô lớn nhất thế giới
- Hiện tại, VinFast đang phân phối các sản phẩm ô tô và xe máy điện tại thị trường Việt Nam, trong đó những cái tên như: Fadil, President, Ô tô điện VFe34, Lux A2.0 và Lux SA2.0 lần lượt vươn lên đứng TOP những xe bán chạy trong phân khúc trong thời gian vừa qua với giá các loại xe thường dao động từ 450 triệu đến 4.6 tỷ đồng Đặc biệt, Vfe34 là mẫu xe điện đầu tiên của VinFast đã đạt được kỷ lục hơn 3000 đơn đặt hàng trong vòng 24h kể từ thời điểm mở bán
1.3 Giới thiệu khách hàng của sản phẩm xe ô tô VinFast
Khách hàng mục tiêu của VinFast
- Khách hàng mục tiêu của VinFast được đánh giá là rất đa dạng do đặc tính phân khúc thị trường của VinFast trải dài ở mọi phân khúc Khách hàng từ thấp đến cao Chiến lược của VinFast là hướng đến đối tượng Khách hàng là chủ sở hữu sản xuất và phân phối ô tô bán ra không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài
- Đối với dòng xe cao cấp, Khách hàng mục tiêu của họ là những người có thu nhập cao, có tinh thần dân tộc, có xu hướng ủng hộ dùng hàng Việt Nam chấtlượng cao
- Đối với các mẫu xe tầm trung, Vin tiếp cận đối tượng Khách hàng có thu nhập thấp hoặc trung bình hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng xe làm phương tiện dichuyển Các tính năng hình dạng và thiết kế không bắt buộc
- Xe máy điện VinFast hướng đến đối tượng Khách hàng là học sinh, sinh viên
và những người có xu hướng sống xanh, sử dụng năng lượng điện để bảo vệ môi trường
Đặc điểm của Khách hàng Việt Nam
- Phần lớn thu nhập của người Việt Nam ở mức trung bình và thấp nên
VinFast tung ra thị trường 7 mẫu xe với các phân khúc Khách hàng khác nhau từ AD Ngoài ra, khả năng trả góp 100% giá trị xe của khách hàng thấp
Vì vậy, VinFast phối hợp với các ngân hàng để có những chính sách vay vốn hấp dẫn
Trang 14- Khách hàng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, các quyết định tiêu dùng thường chịu ảnh hưởng của hiệu ứng thị trường Biết được điều này, VinFast đã làm rất tốt khâu truyền thông cho sản phẩm của mình, tạo được hiệu ứng lớn trên thị trường Đặc biệt là sau màn ra mắt của 2 mẫu xe tại triển lãm ô tô ở Pháp.
- Đối tượng Khách hàng của VinFast phần lớn là người Việt Nam nên họ luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm chất lượng do người Việt Nam làm ra Đây là dòng xe đầu tiên “made in Vietnam” nên người tiêu dùng rất
kỳ vọng và đặt nhiều kỳ vọng vào dòng sản phẩm này
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của VinFast
thương hiệu ô tô lớn mạnh và lâu đời trên thế giới
- Tuy nhiên, VinFast chỉ cần tự lực đến lúc nền sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước đủ lớn, đủ thay thế cho những thứ vay mượn từ Đức, từ BMW thìVinFast sẽ thành công Vì vậy, ảnh hưởng của dự án VinFast đến cả nền kinh
tế Việt Nam là không hề nhỏ Chúng ta cùng hy vọng cho một VinFast thật
sự thành công và một nền sản xuất công nghiệp Việt Nam phát triển
b Sứ mệnh
- Với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn cho người mọi người”,
VinFast muốn xây dựng cho đất nước một thương hiệu ô tô đậm tinh thần Việt mang đẳng cấp vươn tầm thế giới VinFast mang trên mình sứ mệnh vựcdậy cả nền sản xuất công nghiệp Việt Nam
- VinFast là hãng xe hơi thương hiệu Việt Nam đã ra mắt hai mẫu xe đầu tiên tại triển lãm Paris Motor Show 2018, gây được sự chú ý và tự hào trong cộngđồng dân Việt Sự kiện này đánh dấu sự xuất hiện của Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới VinFast không chỉ đại diện cho
Trang 15khát vọng thương hiệu ô tô Việt, mà còn được coi là dự án tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp trong nước Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast đã khởi công vào ngày 02/09/2017 tại Hải Phòng và sau 13 tháng, vào ngày 02/10/2018, hai mẫu xe đầu tiên đã được giới thiệu tại triển lãm Paris Motor Show 2018, được xem là một thành công vượt trội
và mang đến cho Việt Nam một thương hiệu ô tô riêng trên thị trường quốc tế
c Mục tiêu chiến lược
- Bắt đầu từ năm 2019 đã đặt mục tiêu chiếm được 1% thị trường ô tô tại Mỹ trong vòng 5 năm
- Bắt đầu từ quý III/2019, mục tiêu của VinFast là sản xuất 100.000 xe trong năm đầu tiên và sẽ tiến tới mức tỷ lệ nội địa hóa của linh kiện ôtô đạt 60% vào năm 2025
- VinFast đặt mục tiêu ra mắt các mẫu xe ô tô mới ở hầu hết các phân khúc, có
kế hoạch bắt đầu bán ô tô điện tại châu Âu vào năm 2022
- Bước đi chiến lược của VinFast là “đứng trên vai những người khổng lồ”: có thể thấy rõ ràng và xuyên suốt từ lúc VinFast khởi công tổ hợp nhà máy, vai trò của các "ông lớn" trong ngành sản xuất xe hơi thế giới là rất lớn Để tiếp bước cho chiến lược của mình, ngay từ ban đầu VinFast đã có một quyết định cực kỳ táo bạo, đó là mời ông Võ Quang Huệ (cựu CEO của Bosch ViệtNam) về làm Phó tổng giám đốc Tập đoàn VinGroup, chịu trách nhiệm chínhcho dự án VinFast Có lẽ không cần nhắc nhiều về ông Huệ nữa, thành công lớn nhất của ông Huệ đến thời điểm hiện tại có lẽ là giúp VinFast hợp tác và được BMW chuyển giao sản xuất động cơ của họ Và chắc hẳn, ông Huệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mời được ông James B DeLuca, cựuPhó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của General Motors (GM) và ông David Lyon, nhà thiết kế ô tô tham gia trong hàng loạt các mẫu xe của GM
về đầu quân cho VinFast Đây là một chiến lược đặt yếu tố tốc độ lên hàng đầu, dùng tiền mua thời gian, mua công nghệ, và gắn chặt với công nghệ của Đức
2 Phân tích môi trường markeing vi mô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân đoạn thị trường