Chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò quyết định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì:+ Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯỜNG KINH TẾ
-
-TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
RÚT RA Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY.
Lớp: HIS 362 H
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Kim Oanh Thành viên nhóm
2 Phan Ngô Huy Hoàng 1491
3 Nguyễn Quỳnh Hương 1380
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯỜNG KINH TẾ
-
-TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
RÚT RA Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY.
Lớp: HIS 362 H
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Kim Oanh Thành viên nhóm
2 Phan Ngô Huy Hoàng 1491
3 Nguyễn Quỳnh Hương 1380
Trang 5Mục Lục
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 2
I Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2
1.1 Sự tồn tại của học thuyết Mác - Lênin 2
1.2 Phong trào công nhân 3
1.3 Phong trào yêu nước 3
1.4 Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng cộng sản 6
II Sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam 7
2.1 Giai đoạn năm 1930 – 1945 7
2.2 Giai đoạn 1945-1975 10
2.3 Giai đoạn 1975 đến nay 14
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG 20
I Những cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng Đảng 20
1.1 Cơ hội 20
1.2 Thách thức 21
II Ý nghĩa rút ra đối với công tác xây dựng Đảng 21
2.1 Tầm quan trọng trong công tác xây dựng Đảng 21
2.2 Một số kiến nghị đề xuất xây dựng Đảng 22
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo 26
Trang 6Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài.
- Đề tài "Quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam" được chọn
vì nó liên quan đến lịch sử và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là một đề tài quan trọng để hiểu về quá trình hình thành, phát triển và vai trò của Đảng trong lịch sử Việt Nam.
2 Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam" là để hiểu về quy luật và quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về tư tưởng chính trị, lịch sử, lãnh đạo, chiến lược và chính sách, cũng như tổ chức và cơ cấu của Đảng.
- Nghiên cứu về quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò và đóng góp của Đảng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Nó cũng giúp chúng ta hiểu về những yếu tố quan trọng như tư tưởng chính trị, lãnh đạo, chiến lược và chính sách mà Đảng đã sử dụng để đạt được những thành tựu quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
- Nghiên cứu này cũng có thể giúp chúng ta rút ra những bài học quan trọng từ quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó áp dụng vào việc xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai.
3 Phương pháp nghiên cứu
- B1: Phân tích lịch sử: Nghiên cứu lịch sử là một phương pháp quan trọng để hiểu
về quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Phân tích các tài liệu lịch sử, các bài viết, sách vở và các nguồn tư liệu khác có thể giúp xác định các sự kiện quan trọng, vai trò của các nhân vật lãnh đạo và những thay đổi trong tư tưởng và chính sách của Đảng.
- B2: Nghiên cứu tư liệu: Nghiên cứu các tư liệu liên quan đến Đảng Cộng sản Việt
Nam, bao gồm các văn kiện chính thức, bài viết, sách vở và các nguồn tư liệu khác, có thể giúp hiểu rõ hơn về tư tưởng chính trị, chiến lược và chính sách của Đảng.
- B3: So sánh và phân tích: So sánh và phân tích các yếu tố chung và khác biệt
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các Đảng Cộng sản khác trên thế giới có thể giúp hiểu
rõ hơn về đặc thù và đóng góp của Đảng trong bối cảnh Việt Nam.
- B4: Nghiên cứu đánh giá: Nghiên cứu đánh giá các thành tựu và thách thức mà
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đối mặt trong quá trình hình thành và phát triển có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về quy luật và quá trình này.
1
Trang 7CHƯƠNG 1: QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
I Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
I.1 Sự tồn tại của học thuyết Mác - Lênin
- Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại, song tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có được sự chuyển biến về chất, khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò quyết định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì:
+ Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc, tư tưởng và văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp Hồ Chí Minh nhận diện chính xác bản chất của kẻ thù,
từ đó giúp Người vạch ra được đường lối cứu nước đúng đắn.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp Hồ Chí Minh nhận thức được quy luật vận động của lịch
sử và hàng loạt các vấn đề về phương pháp cách mạng
- Con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin có đặc điểm:
+ Khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo Trong mười năm đầu bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã hoàn thiện cho mình một vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn thực tiễn phong phú mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi nào có thể so sánh được.
+ Cái bản lĩnh đó đã giúp Hồ Chí Minh nâng cao khả năng độc lập, tự chủ, sáng tạo khi tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin để không rơi vào sao chép, giáo điều, mà biết tiếp thu, vận dụng có chọn lọc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam Phương pháp tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh là nắm cái tinh thần, cái bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở chủ yếu nhất, chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn sâu xa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước có quan hệ mật thiết với nhau Yêu nước chân chính như Hồ Chí Minh, chắc chắn sẽ đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, và khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, thì Người là người yêu nước chân chính nhất và chủ nghĩa yêu nước
Trang 8đã được nâng tầm về chất Vì vậy, ai phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng là phủ nhận
tư tưởng Hồ Chí Minh từ gốc.
Mặc dù Hồ Chí Minh không nói cụ thể về nguồn gốc hình thành tư tưởng của mình, song ta có thể tham khảo một số nhận xét của chính Người, cũng như của những người đã từng sống và làm việc với Hồ Chí Minh:
Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân, Cơ đốc giáo có ưu điểm là lòng nhân ái, chủ nghĩa Mác - Lênin có ưu điểm là phép biện chứng trong công việc, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với Việt Nam Khổng Tử, Jesuis, Mác, Tôn Dật Tiên có ưu điểm chung là nghĩ về nhân loại, mưu cầu hạnh phúc cho mọi người Nếu như hôm nay còn sống trên đời này, họ sẽ họp lại với nhau Tôi, Hồ Chí Minh nguyện làm học trò nhỏ của họ
Một học giả Pháp, chuyên gia nghiên cứu Hồ Chí Minh đã viết: Ở Hồ Chí Minh, mỗi người đều tìm thấy ở Người biểu hiện của một nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh, với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác và nhiệt tình cách mạng của Lênin
I.2 Phong trào công nhân
Trước hết về mặt đặc điểm: giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và phát triển mạnh mẽ trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai Ngoài những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân thế giới( đều chịu sự áp bức bóc lột nặng nề; đại diện cho phương thức sản suất tiến bộ;
và sống tập chung, có tinh thần kỉ luật cao), thì giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng (chịu ba tầng áp bức bóc lột; xuất phát từ nông dân nên dễ hình thành liên minh công nông; được kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất của cha anh;
và ngay từ khi ra đời đã được tiếp thu với chủ nghĩa Mác –Lênin chân chính) Ngay từ khi
ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất Tiếp sang những năm 20 của thế kỉ XX, với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cùng với đó là phong trào “ vô sản hóa” của Hội đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng: từ năm 1919 –1925 có khoảng 25 cuộc đấu tranh của công nhân; từ năm 1926 –1927 có khoảng 27 cuộc đấu tranh của công nhân; từ năm 1928 –1929 có khoảng hơn 40 cuộc đấu tranh của công nhân.
Xét về mặt ưu điểm: Các phong trào do giai cấp công nhân lãnh đạo đã cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về mặt tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam, phong trào đã chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp thể hiện rõ tinh thần yêu nước cũng như ý trí đấu tranh bất khuất của giai cấp công nhân Việt Nam.
Nhược điểm, các cuộc đấu tranh này còn mang tính chất lẻ tẻ, cục bộ vùng miền, chưa
có sự liên minh liên kết giữa các xí nghiệp, trình độ đấu tranh ban đầu còn mang tính chất
Trang 9tự phát Giai cấp công nhân Việt Nam mới được hình thành, còn mỏng về số lượng, phong trào còn yếu lại chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh.
I.3 Phong trào yêu nước
Ngay từ khi Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp với tinh thần quật cường bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đã diễn ra liên tục, rộng khắp.
Đến năm 1884, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng, nhưng một bộ phận phong kiến yêu nước đã cùng với nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Pháp Đó là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng (1885-1896) Hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương cứu nước, các cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh) diễn ra sôi nổi và thể hiện tinh thần quật cường chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp một cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nữa Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại (1896) cũng là mốc chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam Đầu thế kỷ XX, Vua Thành Thái và Vua Duy Tân tiếp tục đấu tranh chống Pháp, trong đó có khởi nghĩa của Vua Duy Tân (5-1916).
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở vùng miền núi và trung du phía Bắc, phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân đã xây dựng lực lượng chiến đấu, lập căn cứ và đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp Nhưng phong trào của Hoàng Hoa Thám vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, không có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất tạo thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuối cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động của trào lưu dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh và sau đó là phong trào tiểu tư sản trí thức của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng (12-1927 - 2-1930) đã tiếp tục diễn ra rộng khắp các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng tất cả đều không thành công.
Xu hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo: với chủ trương tập hợp lực lượng với phương pháp bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị như ở Nhật Bản, phong trào theo xu hướng này tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản học tập (gọi là phong trào “Đông Du”) Đến năm 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam và những người đứng đầu Sau khi phong trào Đông Du thất bại, với sự ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911) Trung Quốc, năm 1912 Phan Bội Châu lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ là vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam Nhưng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội lại thiếu rõ ràng Cuối năm 1913,
Trang 10Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc cho tới đầu năm 1917 và sau này bị quản chế tại Huế cho đến khi ông mất (1940) Ảnh hưởng xu hướng bạo động của
tổ chức Việt Nam Quang phục hội đối với phong trào yêu nước Việt Nam đến đây chấm dứt.
Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: Phan Châu Trinh và những người cùng chí hướng muốn giành độc lập cho dân tộc nhưng không đi theo con đường bạo động như Phan Bội Châu, mà chủ trương cải cách đất nước Phan Châu Trinh cho rằng “bất bạo động, bạo động tắc tử”; phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, phải bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thực nghiệp Để thực hiện được chủ trương ấy, Phan Châu Trinh đã đề nghị Nhà nước “bảo hộ” Pháp tiến hành cải cách Đó chính là sự hạn chế trong xu hướng cải cách để cứu nước, vì Phan Châu Trinh
đã “đặt vào lòng độ lượng của Pháp cái hy vọng cải tử hoàn sinh cho nước Nam, Cụ không rõ bản chất của đế quốc thực dân” Do vậy, khi phong trào Duy Tân lan rộng khắp
cả Trung Kỳ và Nam Kỳ, đỉnh cao là vụ chống thuế ở Trung Kỳ (1908), thực dân Pháp đã đàn áp dã man, giết hại nhiều sĩ phu và nhân dân tham gia biểu tình Nhiều sĩ phu bị bắt,
bị đày đi Côn Đảo, trong đó có Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ bị thực dân Pháp dập tắt, cùng với sự kiện tháng 12-1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Trường Đông Kinh Nghĩa Thục phản ánh sự kết thúc xu hướng cải cách trong phong trào cứu nước của Việt Nam.
Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng: Khi thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng trở nên gay gắt, các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam đều bước lên vũ đài chính trị Trong đó, hoạt động có ảnh hưởng rộng và thu hút nhiều học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kỳ là tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo Trên cơ sở các tổ chức yêu nước của tiểu tư sản trí thức, Việt Nam Quốc dân Đảng được chính thức thành lập tháng 12-1927 tại Bắc Kỳ.
Mục đích của Việt Nam Quốc dân Đảng là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ cộng hòa tư sản, với phương pháp đấu tranh vũ trang nhưng theo lối manh động, ám sát cá nhân và lực lượng chủ yếu là binh lính, sinh viên Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số tỉnh, chủ yếu và mạnh nhất là ở Yên Bái (2-1930) tuy oanh liệt nhưng nhanh chóng bị thất bại Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng đã thể hiện là “ một cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non, để rồi chết luôn không bao giờ ngóc đầu lên nổi Khẩu hiệu “không thành công thì thành nhân” biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản”
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên tục và rộng
Trang 16- Lãnh đạo xây dựng chế độ dân chủ nhân dân: tiến hành bầu cử Quốc hội khoá I 01-1946), thành lập Chính phủ chính thức (02- 3-1946) và thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (09-11-1946).
(06 Phát động phong trào chống “giặc đói”, “giặc dốt”, xây dựng nền văn hoá mới, xoá
bỏ tàn dư văn hoá nô dịch của thực dân.
- Lãnh đạo Nhân dân Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ngay từ thời điểm thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai (23-9-1945).
- Tiến hành đấu tranh trên mặt trận ngoại giao: trên cơ sở phân tích âm mưu, thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng đã thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng, tránh tình thế cùng một lúc đương đầu với nhiều kẻ thù Đó là:
+ Thực hiện sách lược nhân nhượng, hòa hoãn với quân đội Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (từ tháng 09-1945 đến tháng 03-1946).
+ Thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để đẩy nhanh quân đội Trung Hoa Dân quốc về nước, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 3-
1946 đến tháng 12-1946).
Với đường lối đúng đắn, sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng đã huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, củng cố giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Bất chấp nguyện vọng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta, mặc dù chúng ta đã nhân nhượng, chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa Ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương công bố chỉ thị toàn dân kháng chiến và cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Thực hiện chủ trương kháng chiến của Đảng và đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên với quyết tâm: “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Đảng ta đã tổ chức , lãnh đạo Nhân dân vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp xâm lược.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là Đại hội Đảng được tổ chức lần đầu(2)tiên ở trong nước trong điều kiện mới: Sự hình thành và lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đã làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng trên trường quốc tế có lợi cho hòa bình và cách mạng Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi quan trọng Lợi dụng tình thế khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào