Trong đó có chức năng nghiên cứu, soạn thảo quy chuẩn, xây dựng các hiệp định chung về đạo đức, chuẩn mực và tri thức, tạo dựng năng lực toàn diện cho các quốc gia thành viên trong các l
Trang 1VIỆN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 21.1 Khái luận về văn hóa và phát triển 4
1.2 Vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển 7
Chương 2 Ý NGHĨA QUAN NIỆM CỦA UNESCO VỀ VĂN HÓA
VÀ PHÁT TRIỂN VỚI VIỆT NAM 9
2.1 Văn hóa và phát triển ở Việt Nam 9
Trang 3đó có chức năng nghiên cứu, soạn thảo quy chuẩn, xây dựng các hiệp định chung
về đạo đức, chuẩn mực và tri thức, tạo dựng năng lực toàn diện cho các quốc giathành viên trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng
UNESCO đặc biệt quan tâm đến vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển
và mục tiêu của phát triển không chỉ là những giá trị vật chất, kỹ thuật, côngnghệ mà là sự tiến bộ và công bằng xã hội Khắc phục các quan điểm phát triểnmột chiều, phát triển chỉ vì tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật và côngnghệ Sự tiếp cận tiến bộ, tích cực trên phương diện về lý luận và chính sách của
Trang 4UNESCO về văn hóa và phát triển đã được nhiều quốc gia tiếp nhận, phát triểnphù hợp với đặc điểm riêng của mình, trong đó có Việt Nam
Việt Nam trong thời gian gần đây được xem là nước có tốc độ phát triểnkinh tế hàng đầu khu vực và thế giới, với trung bình chỉ số phát triển trước đạidịch covid - 19 là 6 - 7%/năm Vì vậy, sự phát triển nhanh về kinh tế cũng đặt ranhững vấn đề về văn hóa, xã hội, con người Với bản chất cách mạng của ĐảngCộng sản Việt Nam và sự kế thừa, phát triển quan điểm của UNESCO về vănhóa, Việt Nam đặc biệt coi trọng vấn đề văn hóa trong phát triển, giải quyết hàihòa mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển
Tuy nhiên, quan điểm về văn hóa và phát triển của UNESCO có tính phổquát Vì vậy, khi tiếp nhận, kế thừa quan điểm của UNESCO các nhà nghiên cứu
và Đảng Cộng sản Việt Nam có sự kế thừa, sáng tạo, phù hợp với tính đặc thùcủa văn hóa Việt Nam Vì vậy, vấn đề Quan niệm của UNESCO về văn hóa vàphát triển, ý nghĩa đối với Việt Nam được tác giả lựa chọn làm tiểu luận khinghiên cứu học phần Quan niệm của UNESCO về phát triển văn hóa
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển làm rõ ýnghĩa đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách vănhóa và phát triển
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu, phân tích quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển
- Rút ra ý nghĩa quan niệm văn hóa và phát triển của UNESCO với ViệtNam trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước vềvăn hóa và phát triển; thực tiễn văn hóa và phát triển ở Việt Nam
- Đặt ra một số vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển; quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam về xây dựng,phát triển văn hóa; thực tiễn văn hóa và phát triển hiện nay, tác giả xác định đốitượng, phạm vi nghiên cứu sau:
Nghiên cứu ý nghĩa tham chiếu từ quan niệm của UNESCO về văn hóa vàphát triển với Việt Nam
Thực tiễn chính sách phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình pháttriển
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa Tiểu luận nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử,
hệ thống, đối chiếu, so sánh, …
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, bài tiểu luận hệ thống hóa và góp phần làm rõ ý nghĩa quanniệm về văn hóa và phát triển của UNESCO đối với Việt Nam
Về thực tiễn, bài tiểu luận đánh giá khách quan, khoa học và đề xuất một
số vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay
6 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của thu hoạchgồm 2 chương, 4 tiết
Trang 6Chương 1 QUAN NIỆM CỦA UNESCO VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN 1.1 Khái luận về văn hóa và phát triển
1.1.1 Quan niệm về văn hóa
“Văn hóa” là một danh từ được sử dụng rộng rãi, từ rất sớm, ở cả phươngĐông và phương Tây Tuy nhiên, đây là một từ ngữ có nhiều cách hiểu khácnhau, đôi khi được sử dụng đồng nhất với trình độ học vấn, cách thức ứng xử, lốisống, sinh hoạt tập thể, … Văn hóa vì thế có nghĩa rộng lớn, bao trùm đời sống
xã hội của con người Chính Tổng Giám đốc UNESCO, Federico Mayor, trongbài thời luận nhan đề “Ban đầu và cuối cùng là văn hóa”, đọc trong buổi lễ phátđộng “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1988-1997) của Đại Hội đồng Liênhợp quốc khóa 41 đã thừa nhận rằng việc vạch ra bản chất của khái niệm văn hóa
“không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bởi ai nấy đều biết là rất khó định nghĩa
về văn hóa, có lẽ vì văn hóa định nghĩa chúng ta nhiều hơn chúng ta định nghĩa
về nó” [5, tr.34,36]
Trang 7Từ giữa cuối thế kỷ XIX, khi văn hóa trở thành một ngành khoa học, đã córất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra, tuy nhiên, định nghĩa được nhiềunhà khoa học sử dụng, trích dẫn làm công cụ nghiên cứu và các quốc gia kế thừa
để ban hành chính sách phát triển là khái niệm của UNESCO Tại Hội nghị thếgiới về các chính sách văn hóa diễn ra tại Mexico năm 1982 đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúccảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội Văn hóa baogồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của conngười, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”
UNESCO đã tiếp cận văn hóa dựa trên mô †t phương pháp tổng hợp: miêu
tả - hê † thống chỉnh thể Phương pháp miêu tả cho phép các nhà khoa học củaUNESCO đă †t trọng tâm vào viê †c liê †t kê tất cả những gì mà khái niê †m văn hóabao hàm; những đă †c tính cơ bản của văn hóa, những khía cạnh tác đô †ng của vănhóa để từ đó làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này Đồng thời, tiếp câ †nvăn hóa theo phương pháp hê † thống- chỉnh thể, nghĩa là xem xét văn hóa như
mô †t hê † toàn vˆn, có cấu trúc xác định và vâ †n đô †ng, phát triển nhờ sự tương táctheo quy luâ †t riêng giữa các bô † phâ †n cấu thành (hê † thống các giá trị, truyềnthống, thẩm mỹ và lối sống là các yếu tố để cấu thành nên bản sắc của từng dân
tô †c, để phân biê †t giữa dân tô †c này với dân tô †c khác) Đây chính là cách tiếp câ †nkhông xa rời bản chất, đă †c trưng của văn hóa, giúp văn hóa được nhìn nhâ †n mô †tcách toàn diê †n hơn
Đến năm 1988, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
là tổng thể các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại…, hình thành một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - văn hóa nhằm giúp xácđịnh về đặc tính riêng biệt của từng dân tộc” [2, tr.18]
Định nghĩa này là bước hoàn thiện định nghĩa năm 1982 khi khẳng địnhvăn hóa được sản sinh ra từ hoạt động sáng tạo của của con người và con người
Trang 8là chủ thể của sự sáng tạo, quyết định sự sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinhthần Sự sáng tạo này không chỉ được thực hiện trong quá khứ mà nó còn đượcthực hiện trong hiện tại Có nghĩa là văn hóa luôn gắn với tính động, văn hóakhông ngừng tự phát triển và bổ sung, văn hóa gắn liền với sự phát triển.1.1.2 Quan niệm về phát triển
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm phát triển được nhiều ngườiquan tâm, không dừng lại ở tâm lý học mà chuyển sang kinh tế học, xã hội học
và nhiều khoa học khác Khái niệm phát triển dần trở thành công cụ hoạch định
và quản lý rất nhiều lĩnh vực trong xã hội của các quốc gia
Tuy nhiên, để có quan niệm về phát triển như hiện nay, nhiều quốc giatrên thế giới đã xem phát triển là tăng trưởng kinh tế, là thu nhập bình quân đầungười một năm…Chính vì thế, các chính sách phát triển của nhà nước đều tậptrung vào việc làm sao tăng khả năng sản xuất kinh tế của xã hội
Khi coi trọng tăng trưởng các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sáchcho rằng kinh tế và khoa học - công nghệ quyết định sự phát triển xã hội, cònnhững yếu tố như văn hóa, lối sống, đạo đức, văn học nghệ thuật không trực tiếpđóng góp vào phát triển Do vậy, những thiết chế và chính sách về xã hội, vănhóa bị xem nhˆ Trên thực tế, những quốc gia này đã có sự xuống cấp nghiêmtrọng về lối sống, đạo đức, nhân phẩm, tạo ra những “người nghèo không gốc rễ
và người giàu không lý tưởng” Xã hội vì thế nảy sinh những vấn đề như: tăngtrưởng kinh tế nhưng việc làm ngày càng giảm; tăng trưởng kinh tế nhưng phânhóa giàu nghèo ngày cảng sâu sắc; tăng trưởng kinh tế nhưng đa số dân chúngkhông có quyền làm chủ; tăng trưởng kinh tế nhưng suy thoái về văn hóa, đạođức; tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường bị ô nhiễm
Với thực trạng trên, vấn đề được đặt ra cấp thiết là tăng trưởng kinh tếphải gắn liền với chính sách xã hội, văn hóa để đảm bảo tiến bộ xã hội và hạnhphúc của con người Tăng trưởng kinh tế đồng thời phát triển con người toàn
Trang 9diện và môi trường sống trong lành Và đó chính là mục tiêu của sự phát triển.
Vì vậy, khi bàn về phát triển cần phải hiểu một cách đầy đủ, phát triển là mộtquan niệm rộng hơn tăng trưởng, dùng để chỉ sự tiến triển của xã hội, bao gồm
cả việc gia tăng sản lượng kinh tế, cơ cấu kinh tế lẫn việc nâng cao mức sốngtoàn dân, trình độ phát triển văn hóa, phát triển con người
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyểnsang tư tưởng phát triển toàn diện, cân bằng hơn nhằm xây dựng một xã hộiphồn vinh và con người được hạnh phúc thực sự Con người không chỉ đượcnâng cao đời sống vật chất mà còn được nâng cao đời sống tinh thần, sự hài hòagiữa vật chất và tinh thần của con người chính là mục tiêu của sự phát triển
Sự chuyển đổi này bắt đầu diễn ra mạnh mẽ khi Tổng Thư ký Liên Hợpquốc Perez De Cuellar trong Lễ phát động Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa đãkhẳng định: “Những Thập kỷ phát triển trước đây đã không đạt được một số mụctiêu quan trọng là do tầm quan trọng của nhân tố con người đã bị đánh giá thấptrong nhiều dự án phát triển Nhân tố con người đó là tổng hòa của những mốiquan hệ và lòng tin, những giá trị và động cơ thúc đẩy phát triển mà những điều
đó nằm ngay tại tâm điểm của một nền văn hóa” Do đó, “phát triển, tất nhiên cónghĩa là sự thay đổi, nhưng sự thay đổi không phải sẽ tạo nên sự cách biệt mà nó
sẽ tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân; đầu tiên và trên hết, sựthay đổi phải đem lại cuộc sống phồn vinh và có chất lượng, được mỗi cộngđồng chấp nhận - đây là định nghĩa và ý nghĩa của sự phát triển, sẽ được khởiđầu và truyền bá bởi văn hóa” [7, tr.16]
Gắn liền với quan điểm về phát triển là phát triển bền vững Sự phát triểnbền vững đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tăng trưởng và sự phát triển của conngười, của quốc gia, dân tộc trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, gìn giữ môitrường tự nhiên, xóa bỏ bất bình đẳng và củng cố cơ sở xã hội của phát triển kinh
Trang 10tế Như vậy, định hướng lại tư duy phát triển đã thừa nhận vị trí, vai trò quantrọng của văn hóa trong phát triển.
1.2 Vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển
Trước hết, văn hóa là trung tâm của sự phát triển
Thực tế, con người là chủ thể và khách thể của sự phát tiển, không cô lập.Con người tương tác theo nhiều cách và nơi mà họ tương tác đó diễn ra đượccung cấp bởi văn hóa Mối liên hệ giữa văn hóa và sự phát triển quy mô vật chấthay kinh tế luôn thông qua con người với tư cách là một thực thể của văn hóa.Con người với tư cách là một thực thể văn hóa, không chỉ tham gia vào hoạtđộng kinh tế mà còn tham gia vào các lý thuyết kinh tế và vào việc uốn nắn cáctrào lưu kinh tế Bản thân văn hóa và kinh tế là các khái niệm chỉ xuất hiện trongnhận thức, chúng không phải là thực thể Văn hóa và kinh tế cũng chỉ là nhữngkhái niệm tinh thần, sẽ thay đổi cùng với thời gian, cùng với sự thay đổi cả vănhóa lẫn kinh tế
Măt khác, sự phát triển còn bao hàm cả việc cải thiện điều kiện tự nhiên,môi trường sinh sống của con người Sự tăng trưởng về kinh tế tất yếu để lại cáchậu quả xấu về môi trường cần phải giải quyết Vì vậy, cần phải có định hướngmang tính văn hóa - xã hội với sự phát triển Khi sự phát triển không chỉ hướngđến tăng trưởng đơn thuần mà còn cải thiện môi trường sống thì cũng có nghĩavăn hóa đã đóng vai trò như là một hệ điều tiết thường trực, tự giác của sự pháttriển Những nguyên tắc cơ bản này được thể chế hóa trong toàn xã hội, được thểhiện trong chính sách của các quốc gia trên thế giới, điển hình các quốc gia nhưHàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, …
Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayor đã khẳng định: “Hễ nước nào
tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thìnhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn vănhóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [7, tr.21]
Trang 11Hai là, văn hóa là động lực cho sự phát triển.
Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayor đã khẳng định “Thực tế, vănhóa không chỉ đơn thuần là mảnh đất mà trên đó tài năng sáng tạo của từng cánhân và tập thể không ngừng được nảy nở và phát huy, mà nó còn là nguồn cổ
vũ trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển” [7, tr.20]
Như vậy, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Ngay từ những năm 1970, UNESCO đã nhậnthấy rõ điều này: “Sự phát triển văn hóa không chỉ bổ sung và điều chỉnh sự pháttriển nói chung mà còn là một công cụ thực sự của sự tiến bộ” [8, tr.3] Tuynhiên, đây lại là điều mà như Tổng giám đốc F.Mayor đã nhận định là “cái màlâu nay chúng ta vẫn thiếu”
Do đó, UNESCO kêu gọi: “Từ nay trở đi, văn hóa cần coi mình như mộtnguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngược lại, phát triển cần thừa nhận vănhóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” [7, tr.21]
Cụ thể hóa quan điểm này, UNESCO đã tiến hành các Hội nghị, Hội thảo
và xúc tiến thông qua các công ước quốc tế liên quan đến các khía cạnh của vănhóa vì phát triển này như: Văn hóa và kinh tế, văn hóa và khoa học, văn hóa vàmôi trường, văn hóa vì hòa bình… hoặc các chính sách bảo vệ di sản văn hóa,phát triển công nghiệp văn hóa…
Mặt khác, “gắn văn hóa với phát triển, chúng ta có thể cùng lúc vừa bảo
vệ được bản sắc sáng tạo của nền văn hóa thông qua việc ngăn chặn được sựđồng nhất hóa các hệ thống tiêu chuẩn; mặt khác còn không ngừng thúc đẩyđược sự trao đổi có hiệu quả giữa các nền văn hóa khác” UNESCO vẫn tiếp tụckhẳng định đa dạng văn hóa là một đặc tính quý báu của nhân loại và vấn đề đadạng văn văn hóa cũng là một trong những vấn đề quan trọng nổi bật của pháttriển Bởi lẽ, có đa dạng văn hóa mới có phát triển và chỉ thực sự có hòa bình,phát triển khi tôn trọng đa dạng văn hóa
Trang 12Ba là, văn hóa là mục tiêu của sự phát triển
Nói văn hóa là mục tiêu của sự phát triển có nghĩa là phát triển kinh tế - xãhội là để phục vụ con người, vì mục tiêu con người
Vì vậy, vượt lên trên cách tiếp cận kinh tế học thuần túy, UNESCO đã cổ
vũ các quốc gia nỗ lực tìm mọi phương cách cho sự hòa hợp giữa sản xuất vàsáng tạo, để “kinh tế có thể bắt rễ trong văn hóa”, và ngược lại, “văn hóa có điềukiện phát triển trên nền tảng kinh tế thịnh vượng”
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc cuộc sống vật chất, tinh thần củacon người được nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện Do đó,cũng đồng nghĩa với việc con người có điều kiện sáng tạo những giá trị văn hóatốt đˆp Trước đó, Mác nhận định: “sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triếthọc, văn học nghệ thuật v.v là dựa vào sự phát triển kinh tế”
Nhìn từ góc độ trình độ phát triển xã hội, văn hóa là trình độ phát triển lịch
sử nhất định của một xã hội, sức sáng tạo và năng lực của con người trong xã hội
ấy, biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức xã hội cũng như các giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa cũng được nhìn nhận với
tư cách là đời sống tinh thần xã hội - một mục tiêu đặc biệt quan trọng, vì nó lànhu cầu vô cùng, vô tận của con người Nhu cầu vật chất, nhu cầu kinh tế dù tolớn đến mấy cũng có giới hạn, nhu cầu tinh thần là vô hạn Đồng thời, nhu cầutinh thần còn là nhu cầu cao đˆp và là cứu cánh của con người
Một xã hội hướng tới sự phát triển hài hoà, cân đối ở trình độ cao giữa đờisống vật chất và tinh thần, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tựnhiên là hướng tới một xã hội văn hóa - văn minh Đó cũng là biểu hiện trình độvăn hóa của xã hội và như vậy văn hóa là mục tiêu của xã hội mà con ngườimuốn xây dựng Vì "phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động cơ và các mụcđích của phát triển phải được tìm trong văn hóa" [7, tr.24]