1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ cá nhân mạng máy tính mã môn cs252 đề tài tìm hiểu đề tai chon trong mạng máy tính

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Đề Tài Chọn Trong Mạng Máy Tính
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B
Người hướng dẫn ThS. Trần Hữu Minh Đăng
Trường học Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kỹ Thuật Mạng Máy Tính Và Truyền Thông
Thể loại Đồ Cá Nhân/Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phón

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG KHOA HỌC MÁY TÍNH KHOA KỸ THUẬT MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG

🙦🕮🙤

ĐỒ CÁ NHÂN/ NHÓM MÔN: MẠNG MÁY TÍNH – MÃ MÔN: CS252

Đề tài:

TÌM HIỂU {ĐỀ TAI CHON} TRONG MẠNG MÁY TÍNH

Nhóm SV thực hiện: (Nhóm 2)

1 Nguyễn Văn A

2 Nguyễn Văn B Lớp môn học: CS252 H GVHD: ThS TRẦN HỮU MINH ĐĂNG

Đà Nẵng, 5/2023

1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

I- SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1.1 Tình hình thế giới

a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó:

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền( giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc

Hậu quả:

Đời sống nhân dân các nước thuộc địa trở nên cùng cực Mối quan hệ xã hội của các nước thuộc địa bị thay đổi căn bản và bị cuốn vào con đường thứ tư bản thực dân Mâu thuẫn xuất hiện và gia tăng, trong đó 2 mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa các nước đề quốc (nguyên ngân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ hai); mâu thuẫn giữa nước thuộc địa và đế quốc

Từ đó nhu cầu chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập trở thành nội dung lớn của phong trào Cách mạng thế giới, nhất là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam Đây cũng là một yếu tố tác động đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

b) Sự tác động của cách mạng tháng 10 Nga và Quốc tế Cộng sản:

Nếu chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra con đường giải phóng cho các nước thuộc địa thì cách mạng tháng 10 Nga là sự hiện thực hóa lý thuyết Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới Quốc tế Cộng sản không những vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở khu vực này đi theo khuynh hướng vô sản

3

Trang 4

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam

1.2 Tình hình trong nước.

a) Các mốc lịch sử:

- Ngày 1-9-1858: Tấn công xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng nhưng thất bại Sau đó chuyển sang tấn công thôn tính 3 tỉnh miền Đông rồi miền Tây Đến cuối những năm 60 của thế

kỷ XIX thôn tính xong Nam Kỳ

- Năm 1873: Đánh chiếm Bắc Kỳ và thành Hà Nội lần 1 và năm 1882 lần 2

- Năm 1883: Triều đình nhà Nguyễn ký Hàng ước Hác – măng và năm 1884: ký Hiệp định Pa- tơ-nốt chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam

b) Đặc điểm chủ yếu của chính sách cai trị của thực dân Pháp

- Về kinh tế: thi hành chính sách kinh tế rất bảo thủ

- Về chính trị: Chế độ cai trị trực tiếp rất tàn bạo

- Về văn hoá - xã hội: Chính sách ngu dân triệt để

c) Sự chuyển biến trong lòng xã hội Việt Nam

Chính sách cai trị bảo thủ và tàn bạo đã tác động lớn đến xã hội Việt Nam dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong xã hội Việt Nam lúc này:

- Thứ nhất: Làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay đổi từ xã hội phong kiến độc lập sang

xã hội thuộc địa nửa phong kiến

- Thứ hai: Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội cũng thay đổi Xã hội Việt Nam lúc này có 2 mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược Đây là mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất Mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến Việc nhận thức đúng các mâu thuẫn này giúp giai cấp lãnh đạo cách mạng xác định rõ các yêu cầu của xã hội Việt Nam để đề ra được nhiệm cần thiết nhằm giải quyết các mâu thuẫn này, thúc đẩy xã hội phát triển Thứ ba: Kết cấu giai cấp thay đổi Có 5 giai cấp cơ bản:

+ Giai cấp địa chủ - phong kiến, phân hoá làm 3 hạng: đại, trung và tiểu địa chủ + Giai cấp nông dân: có mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và phong kiến Họ chiếm số đông trong dân cư

Trang 5

+ Giai cấp công nhân: Tuy ra đời ở một nước thuộc địa, kém phát triển nhưng họ vẫn có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, và là lực lượng chính trị tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam lúc này

+ Giai cấp tư sản chia làm 2 bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Nhạy bén về thời cuộc (nhất là trí thức) song hay hoang mang dao động về tư tưởng

Như vậy, xã hội Việt Nam muốn phát triển thì phải giải quyết cho được 2 mâu thuẫn đồng thời là hai yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng này Đây là vấn đề rất lớn mà các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX đầu thế kỷ XX tập trung giải quyết, song do không

có đường lối đúng nên thất bại Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam Lịch sử đặt ra cho những người con yêu nước một thách thức nặng nề và rất khó khăn Trong bối cảnh đó chúng ta càng thấy vai trò và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết thách thức này

2 HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

2.1 Các tổ chức cộng sản ra đời

a) Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng( 6/1929)

Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ, trong đó có Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh đã họp ở số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một ĐCS thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Tại đại hội toàn quốc lần thứ 1 của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929) khi kiến nghị của mình đưa ra về việc thành lập Đảng cộng sản không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã rút khỏi hội nghị về nước, rồi ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản

Ngày 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng thông qua tuyên ngôn, điều lệ cyar Đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận Đông Dương cộng sản Đảng ra đời đáp ứng yêu cầu bức thiết của quần chúng nên được nhiệt liệt hưởng ứng, uy tín và tổ chức của Đảng phát triển mạnh, nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ

b) Sự ra đời của An Nam cộng sản Đảng (7/1929)

Sự thành lập của Đông Dương cộng sản Đảng đã tạo đà trực tiếp với sự ra đời các tổ chức cộng sản tiếp theo Tháng 7/1929 tổng bộ thanh niên cùng kì bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam

5

Trang 6

cách mạng thanh niên quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng An Nam cộng sản Đảng ra tờ “báo đỏ” ở Hương Cảng – Trung QUốc để tuyên truyền về trong nước Tháng 11/1929 An Nam cộng sản Đảng đã họp đại hội thông qua đường lối chính trị, bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng

c) Sự thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn

Sự phân hóa trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dẫn tới sự ra đời của hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng ( 6/1929) và An Nam cộng sản Đảng ( 7/1929) Cũng

từ đó xu hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng lôi cuốn những đảng viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng Đảng Các đảng viên tiên tiến ấy từ lâu chịu ảnh hưởng của Hội VNCMTN nay cũng tách ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929) Đây cũng là một bước phát triển mới của tổ chức này từ một đảng Tiểu tư sản chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có xu hướng vô sản nay đã phân hóa chuyển thành Đảng cộng sản

Như vậy, chỉ trong vòng không đấy bốn tháng (từ tháng 6 đến 9/1929) đã có 3 tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở nước ta

=> Ý nghĩa : Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin và phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở nước ta Sự ra đời đó đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng nước ta Từ đây cách mạng Việt Nam đã xuất hiện những tổ chức chính trị của giai cấp vô sản, đó là các tổ chức cộng sản Đồng thời, sự ra đời của ba

tổ chức cộng sản đã chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta Với sự ra đời này, đã tạo điều kiện để đưa đến sự thành lập một Đảng cộng sản duy nhất ở nước ta vào đầu 1930

2.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hội nghị diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc Người chủ trì hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản

- Hội nghị bàn thảo và đi đến việc hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong nước Việt Nam và Đông Dương: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

- Hội nghị với sự tham gia của 2 đại diện An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng Tổng số Đảng viên là 211 người

Trang 7

- Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

• Bối cảnh trong nước :

-Tình hình đầu thế kỉ XX hết sức biến động, đặc biệt sau Thế chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như bị sụp đổ; để khôi phục nền kinh tế, Pháp ra sức gia tăng bóc lột các quốc gia thuộc địa để làm giàu cho chính quốc

-Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời Nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước

- Đầu năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sự sụp đổ của Việt Nam Quốc dân Đảng, đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam

-Các tổ chức Cộng sản:

+ Trước năm 1929 tổ chức Cộng sản đầu tiên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (thường gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội) được thành lập tại Trung Quốc, tuyên truyền quảng bá con đường đấu tranh trong nước đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin Nhưng tới đầu năm 1929 các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị

+ Ngày 1 tháng 5 năm 1929, Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp ở Hương Cảng (Hồng Kông), đoàn đại biểu Bắc Kỳ do đại biểu Ngô Gia Tự ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về; đến ngày 17 tháng 6 năm 1929 thì Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập bởi Kỳ bộ Bắc Kỳ + Tháng 8 năm 1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Nam Kỳ họp Đại hội tuyên bố giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập An Nam Cộng sản Đảng Sau khi thành lập, hai đảng phê phán và chia rẽ nhau

+ Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, hoạt động chủ yếu tại Trung Kỳ

• Bối cảnh quốc tế:

- Sau Cách mạng Tháng 10 Nga và việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc

7

Trang 8

- Quốc tế Cộng sản được thành lập với nhiệm vụ giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt Ngày 27 tháng 10 năm 1929 Quốc tế Cộng sản gửi cho người Cộng sản tại Đông Dương về việc thành lập một Đảng Cộng sản tại Đông Dương: “ Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt cuộc cách mạng ở Đông Dương ” Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh:

“ Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người Cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng Đông Dương Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương ”

• Hội nghị

- Nhận thấy tình hình trong nước đồng thời nhận được tài liệu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Bộ phương Đông phụ trách Cục phương Nam, với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản đã bí mật từ Xiêm La tới Trung Quốc vào ngày 23 tháng 12 năm 1929

- APhái viên đã triệu tập đại biểu họp tại Hồng Kông ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930 Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước Các đại biểu tham dự việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam gồm: Nguyễn Ái Quốc, An Nam Cộng sản Đảng( Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu), Đông Dương Cộng sản Đảng(Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh),Nhóm đại biểu hải ngoại(Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn).Phái viên Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị

• Nghị trình

- Hội nghị tổ chức từ ngày 6 tháng 1 năm 1930,[1] bí mật diễn ra tại Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc phê phán các tổ chức Cộng sản đã chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết, chỉ rõ những sai lầm và hệ quả

- Hội nghị đã thống nhất thành lập một Đảng chung, hợp nhất An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị cũng thống nhất thông qua Cương lĩnh chính trị gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt , Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

- Hội nghị cũng thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Tương tế, Hội Phản đế, và thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc

- Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 9

- Sau hội nghị, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24 tháng 2 năm 1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời nhóm họp và đã chính thức chấp thuận đề nghị

• Kết quả

Hội nghị đã thống nhất chung các tổ chức Cộng sản thành một đảng thống nhất và duy nhất dẫn dắt đường lối cách mạng tới con đường giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, phong kiến

• Hoạt động

- Trung tuần tháng 2-1930, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu về tới Sài Gòn và bắt liên lạc với Ban lâm thời chỉ đạo của An Nam Cộng sản Đảng và với Ngô Gia Tự, đại diện của Đông Dương Cộng sản Đảng tại Nam Kỳ để thành lập Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳ Cuộc họp được tiến hành tại một căn nhà ở xóm lao động Khánh Hội Hội nghị quyết định thành lập Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳ do Ngô Gia Tự làm Bí thư, trụ sở đặt tại đường Kítsơnơ (Kitchener) và Grimô (Grimaua) (nay là đường Nguyễn Thái Học và Phạm Ngũ Lão)

- Sau khi thành lập, Ban lâm thời Chấp ủy tiến hành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Sài Gòn và các tỉnh cho đến tận các chi bộ cơ sở và các hội quần chúng.ội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Trang 10

II-VAI TRÒ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1.Phong trào cách mạng 1930-1935

1.1 Đẩy mạnh cao cách mạng lên cao trào năm 1930

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, làm cho mọi hoạt động sản xuất đình đốn Ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai càng phát triển gay gắt Cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam để tiến tới giành chính quyền trên cả nước

Giữa lúc đó Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, “lãnh đạo ngay một cuộc đấu tranh kịch liệt chống thực dân Pháp” Các tổ chức đang lãnh đạo ban chấp hành nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng nhân dân, làm chức năng, nhiệm vụ một chính quyền cách mạng dưới hình thức các ủy ban tự quản theo kiểu Xô Viết Tháng 9-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng gửi thông tri cho Xứ ủy Trung kỳ vạch rõ chủ trương bạo động riêng lẻ trong vài địa phương lúc đó là quá sớm vì chưa đủ điều kiện Trách nhiệm của Đảng là phải tổ chức quần chúng chống khủng bố, giữ vững lực lượng cách mạng, “duy trì kiên cố ảnh hưởng của Đảng, của Xô viết trong quần chúng, để đến khi thất bại thì ý nghĩa Xô viết ăn sâu vào trong óc quần chúng và lực lượng của Đảng

và Nông hội vẫn duy trì”

Khi chính quyền Xô viết ra đời cũng là lúc phong trào cách mạng lên tới đỉnh cao nhất Từ cuối năm 1930, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp thủ đoạn bạo lực với những thủ đoạn chính trị như cưỡng bức dân cày ra đầu thú, tổ chức rước cờ vàng, nhận thẻ quy nhuận… Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày Toàn bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng bị bắt, không còn lại một ủy viên nào “Các tổ chức của Đảng và của quần chúng tan rã hầu hết”

Tuy bị đế quốc và tay sai dìm trong biển máu, nhưng cao trào cách mạng năm 1930 là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định tiến đến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam Nó đã “khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta; ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình… Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng” Sự lãnh đạo

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w