1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bãi Xe Uef Thường Xuyên Xảy Ra Tình Trạng Mất Đồ Cá Nhân.pdf

83 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bãi Xe UEF Thường Xuyên Xảy Ra Tình Trạng Mất Đồ Cá Nhân
Tác giả Võ Ngô Quốc Du, Nguyễn Ngọc Kim Chi, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Nguyễn Hoàng Khánh Vy, Nguyễn Hà Song Thương
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Dung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính
Thể loại báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Nguyễn Hoàng Khánh Vy Trang 3 MỤC LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT nếu có...iiDANH MỤC BẢNG nếu có...iiiDANH MỤC HÌNH nếu có...ivTÓM TẮT...1CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐÊ...2CHƯƠNG 2: TỔNG

Trang 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDEC)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TP.HCM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDEC)

Trang 2

Tên giảng viên: Nguyễn Thùy Dung

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT (nếu có) ii

DANH MỤC BẢNG (nếu có) iii

DANH MỤC HÌNH (nếu có) iv

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐÊ 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP 11

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ 13

CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 25

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐÊ VÀ CÁC ĐIÊU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP 33

CHƯƠNG 7: ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP 38

KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT (nếu có)

(xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

UEF: Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính

Trang 5

DANH MỤC BẢNG (nếu có)

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ cảnh báo về việc mất đồ gửi xe tại UEF

Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ tìm lại đồ đã mất tại hầm gửi xe UEF

Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ người cảm thấy bất tiện về việc mất đồ tại hầm gửi xe

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện phần trăm sinh viên gửi xe ở hầm trường

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện sinh viên đã từng bị mất đồ

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện sinh viên cầm theo đồ lên lớp

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện sinh viên bị mất đồ khi gửi xe

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ thể hiện những đồ vật mà sinh viên đã bị mất

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thể hiện tần suất xảy ra tình trạng mất đồ

Biểu đồ 4.10: biểu đồ thể hiện những việc sinh viên đã làm khi đồ bị mất

Biểu đồ 4.11: Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên nghe mọi người than phiền

Biểu đồ 4.12: Biểu đồ thể hiện sinh viên đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đềBiểu đồ 5.1: Biểu đồ thể hiện sự khó chịu của sinh viên khi bị mất đồ

Biểu đồ 5.2: Biểu đồ thể hiện đánh giá sự nghiêm trọng của vấn đề

Biểu đồ 5.3: Biểu đồ thể hiện mức độ cần giải quyết của vấn đề

Biểu đồ 5.4: Biểu đồ thể hiện tâm lý của sinh viên khi vấn đề kéo dài

Biểu đồ 5.5: Biểu đồ thể hiện mong muốn giải quyết vấn đề của mọi người

Biểu đồ 5.6: Biểu đồ thể hiện mong muốn nhà trường thay đồi bãi giữ xe

Biểu đồ 5.7: Biểu đồ thể hiện nhu cầu giải quyết vấn đề của sinh viên

Biểu đồ 5.8: Biểu đồ thể hiện mong muốn bố trí những tủ đựng cá nhân

Biểu đồ 5.9: Biểu đồ thể hiện khả năng chi trả cho giải pháp của sinh viên

Biểu đồ 6.1: Biểu đồ xương cá thể hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất đồ của sinh viên

Trang 7

DANH MỤC HÌNH (nếu có)

Hình 2.1: Sản phẩm tủ locker của Locker&Lock

Hình 2.2: Tủ locker của Hòa Phát nội thất

Hình 2.3 và 2.4: Sản phẩm của Siêu thị Tủ Sắt

Hình 2.5: Bạn Thương và Ngọc mang nón bảo hiểm lên lớp học

nón.

Hình 2.7: Cách Giữ Nón Bảo Hiểm Không Bị Mất Trộm của trang Nón Trùm Hình 2.8 & 2.9: Bãi giữ xe và vị trí lắp camera

Hình 2.10: Bảng nội quy bãi xe trường Đại họcVinh

Hình 4.1: Phỏng vấn bạn Khánh Vy, sinh viên năm nhất tại cơ sở A ngày 23/12/2022Hình 4.2: Phỏng vấn bạn Huyền Trân, sinh viên năm nhất tại cơ sở A ngày

23/12/2022

Hình 4.3: Phỏng vấn bạn Đăng, sinh viên năm nhất tại quán cà phê GUTA ngày 23/12/2022

Hình 4.4: Sinh viên, giảng viên để nón bảo hiểm trên xe

Hình 4.5: Nón bảo hiểm được bỏ lại trên đuôi xe

Hình 4.6: Hình ảnh tự ý lấy áo mưa xong để lại lời nhắn

Hình 4.7: Hình ảnh “mượn” áo mưa gây tranh cãi

Hình 4.8: Hình ảnh xả rác trên xe

Hình 5.1 Phỏng vấn bạn Hương, sinh viên năm nhất trường UEF tại cơ sở B vào ngày 03/01/2023

Trang 8

Hình 5.2 Phỏng vấn bạn Đặng Ngọc Thiện, sinh viên năm nhất trường UEF tại quán

cà phê GUTA vào ngày 03/01/2023

Hình 5.3 Phỏng vấn bạn Hoàng Anh Tuấn, sinh viên năm nhất trường UEF tại quán

cà phê GUTA vào ngày 03/01/2023

Hình 7.1: Hình ảnh minh họa tủ đồ thông minh có mật khẩu khóa

Hình 7.2: Giao diện website đăng nhập để điền thông tin

Hình 7.3: Màn hình hiển thị các cơ sở, tầng học

Hình 7.4: Màn hình hiển thị tủ nào còn trống/ đã có người dùng

Trang 9

TÓM TẮT

(Bắt đầu từ trang thứ nhất) tối đa 1 mặt giấy A4.

Viết tóm tắt dự án

Trường UEF từ lâu đã được mọi người nhắc đến là một ngôi trường Đại học nổi tiếng

về sự năng động của sinh viên, cơ sở vật chất hiện đại… Tuy nhiên ở trường UEFcũng có nhiều vấn đề mà chỉ có những sinh viên đang theo học tại trường mới hiểuđược những vấn đề ấy Ví dụ như vấn đề kẹt thang máy, kẹt thang bộ, chạy cơ sở…Trong số đó, một vấn đề làm cho các sinh viên bức xúc, khó chịu hơn cả là vấn đề vềbãi giữ xe UEF Bãi giữ xe trường UEF từ lâu đã trở thành điều mà các sinh viênUEF rất quan tâm Bởi vì bãi giữ xe UEF thường xuyên xảy ra nhiều vấn đề, như làkẹt bãi giữ xe, bãi giữ xe không có chỗ cho sinh viên gửi, va quẹt, trầy xe… Trong

số đó, một vấn đề mà gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh viên nói riêng và các cánhân gửi xe tại bãi trường nói chung Đó là tình trạng mất đồ cá nhân khi gửi xe tạibãi xe UEF Vấn đề này khiến cho phần lớn sinh viên gặp phải cảm thấy rất khóchịu, bực bội

Do đó, thông qua môn Project Design này với chủ đề lớp là “Xây dựng khuôn viêntrường học tạo nguồn cảm hứng học tập cho Sinh viên” Sau một thời gian thảoluận, đóng góp đưa ra ý kiến, tổng hợp thông tin, chúng em đã tìm ra vấn đề chínhcho chủ đề lớp này là “Bãi xe UEF thường xuyên xảy ra tình trạng mất đồ cá nhân”.Chúng em đã thảo luận và để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng em đã thực hiện cáccuộc khảo sát các bên liên quan về vấn đề này, chúng em nhận thấy rằng có nhiềunguyên nhân dẫn đến vấn đề vẫn còn tồn tại cho dù đã có các giải pháp sẵn có Vàsau nhiều lần thảo luận, chúng em cho rằng nguyên nhân chính ở đây là “Bãi xeđông không kiểm soát được” Ở bước cuối cùng, bước đưa ra giải pháp nhóm chovấn đề này, chúng em đã tổng hợp các thông tin, tìm hiểu nhu cầu của sinh viênUEF và chúng em đưa ra giải pháp đó là “Bố trí tủ đựng đồ thông minh”

Nội dung dự án (trình bày từ trang kế tiếp)

Trang 10

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Giới thiệu về chủ đề lớp, nêu phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án nhóm, n ội

dung phiếu 1T-1, 1T-2.

Nêu lên sự cần thiết của dự án, lý do lựa chọn dự án, mục tiêu giải quyết vấn đề.

Chủ đề lớp: Xây dựng khuôn viên trường tạo cảm hướng cho sinh viên.

Do sinh viên theo học tại UEF đông, nên việc xây dựng khuôn viên trường là mộtviệc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự thoải mái trong học tập, sự sáng tạo trongcác hoạt động của Đoàn-trường tổ chức Nhưng do khuôn viên trường còn hạn chế,

ít chỗ học tập, bãi xe của trường có giới hạn thêm việc sinh viên đông nên đây làvấn đề khá nóng hiện nay

Nhóm sử dụng phương pháp Brainstorming để tìm ra vấn đề của việc xây dựngkhuôn viên trường tạo cảm hứng cho sinh viên học tập, vui chơi

Nguyễn Hà Song Thương:

1 Đồ ăn trong khuôn viên trường quá mắc (chỗ kế bên cửa hàng tiện lợiGS25), giá khó với sinh viên

2 Chỗ giữ xe nhiều biến cố (mất nón, gãy kính…), bảo vệ hơi lơ mơ và khóchịu

3 Nhà vệ sinh nhỏ, nhiều khi quên cả dọn dẹp…

Nguyễn Hoàng Khánh Vy:

1 Sân trường UEF không có đủ chỗ, mái che cho sinh viên trú mưa khi mưalớn

2 Lối đi cầu thang bộ UEF nhỏ, hẹp, dễ tắc nghẽn và không có lối thoát khi có

sự cố nguy hiểm

3 Sảnh trường UEF chuẩn bị những vật dụng không cần thiết cho nhu cầu sinhviên (đàn piano ) gây choáng chỗ, không cần thiết cho những sinh viên khác

Trang 11

1 Sảnh trường UEF có quá ít cây ATM làm sinh viên không thể thực hiện cácgiao dịch nếu khác thẻ.

2 UEF thiếu thang máy vận chuyển đồ dạc dẫn đến tình trạng sinh viên ùn tắcnhiều hơn khi nhường chỗ để vận chuyển

3 Hội trường UEF nhỏ, nóng và siêu hẹp, không thể thực hiện các chươngtrình cho sinh viên một cách tốt nhất

Nguyễn Thị Quỳnh Như:

1 Thùng rác dưới sân trường UEF quá ít bất tiện cho sinh viên

2 Cây xanh ở UEF không đủ để sinh viên vui chơi khi trời nắng

3 Lối đi của hầm xe UEF hơi nhỏ gây bất tiện khi đến giờ cao điểm

Trần Thị Ngọc Tiên:

1 UEF thiếu chỗ nghỉ ngơi ở trường cho sinh viên khi đợi ca học tiếp theo

2 Thang máy ở UEF thường xuyên kẹt gây ảnh hưởng đến giờ ra vào lớp củasinh viên

3 Mỗi phòng học ở UEF bị thiếu thùng rác gây xả rác bừa bãi mất vệ sinh

Nguyễn Ngọc Kim Chi:

1 Tuyển sinh đầu vào quá nhiều

2 Cơ sở vật chất không đủ cho sinh viên

3 Thường xuyên kẹt thang máy trễ giờ học

1.1 Tiêu chí đánh giá

Thông qua các tiêu chí đánh giá: Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn, Nhiều người muốn tham gia giải quyết vấn đề này, Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan đến vấn đề, Mang lại sự hữu ích cho xã hội, Có thể hoàn thành trong thời gian của khóa học, Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này, Không đòi hỏi chi phí cao để thực hiện

Từ các vấn đề do nhóm đã đặt ra, thêm thực trạng sinh viên ngày càng đông, khuôn viên trường còn hạn chế đồng thời nhóm cũng thông qua các khảo sát và đánh giá từ

đó đi đến lựa chọn dự án nhóm là “Bãi giữ xe UEF thường xuyên xảy ra tình

trạng mất đồ cá nhân” với điểm tổng các tiêu chí là 2 điểm

1.2 Lý do chọn dự án

Hiện nay do số lượng sinh viên-giảng viên đông nên thường xuyên xảy ra tình trạngmất đồ cá nhân ở bãi giữ xe của trường Môt phần cũng do an ninh chưa thực sựnghiêm ngặt dễ tạo cơ hội cho kẻ gian thực hiện hành vi trộm cắp Do đó dự án này

Trang 12

cũng như sẽ đưa ra các hướng giải quyết khách quan nhất, dễ thực hiện dựa theokiến thức và kinh nghiệm vì thế nhóm quyết định chọn dự án này.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan tóm lược dự án, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở

trong và ngoài nước trong Phiếu 4P-1: Thực trạng công nghệ, Thực trạng giải

pháp, đã có ai đã làm? Ưu/nhược điểm của giải pháp?

Diễn giải từ những hạn chế của các giải pháp hiện có, nhóm thực hiện nghiên cứu phát hiện/đề xuất/cải tiến để tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế.

Từ vấn đề mất đồ ở bãi xe UEF mà nhóm nghiên cứu, đã tìm ra các giải pháp từnhiều nơi khác nhau được áp dụng và nhóm đã nhận được kết quả phân tích nhưsau

2.1 Giải pháp: Bố trí tủ đựng đồ cá nhân & Xây dựng quầy dịch vụ gửi đồ

Ở các trường đại học, phòng gym… giải pháp bố trí tủ đựng đồ cá nhân được coi làgiải pháp gần như tối ưu nhất, được áp dụng vô cùng nhiều và rộng rãi

Bởi tính nhanh gọn và dễ sử dụng đối với người tiêu dùng, tính bảo mật cũng khácao Nhu cầu sử dụng tủ để cẩt đồ đối với mỗi sinh viên trong trường là rất cao,phòng học của UEF khá là rộng còn dư chỗ khá nhiều Để xây dựng thêm tủ đựngcho sinh viên thậm chỉ có thể xây dựng tủ để ở ngoài sảnh, hành lang như vậy vẫntiện dụng Cách sử dụng tủ cũng vô cùng đơn giản chỉ cần bỏ đồ vào tủ và khoá lại Tuy tính bảo mật cao nhưng vẫn chưa được tối ưu, có chìa nên không giữ kĩ sẽ mất

Và điều quan trọng nhất là chi phí lấp đặt là một hạn chế đối với giải pháp

Hình ảnh giải pháp:

Trang 13

Hình 2.1: Sản phẩm tủ locker của Locker&Lock

Hình 2.2: Tủ locker của Hòa Phát nội thất

Dịch vụ giữ đồ có ở các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sách, chỉ cần đem đồ cánhân lên và đưa cho nhân viên giữ đồ thuê họ sẽ ghi nhận và đưa cho bạn một cái

mã hoặc một một cái gì đó để nhận biết đó là đồ bạn gửi Sau đó bạn có thể đi mua sắm, học tập, vui chơi không sợ bị mất đồ Muốn lấy lại chỉ cần đưa mã họ sẽ kiểm tra và đưa lại cho bạn

Giải pháp này tốn chi phí hơn so với giải pháp nhóm đang nghiên cứu Còn bị hạn chế nơi sử dụng không phải nơi nào cũng sử dụng được giải pháp này

Nhưng mức độ an toàn của nó khá cao, giải quyết được tình trạng mất dồ dưới hầm

xe Những nơi sử dụng giải pháp này đa số là ở các khu dân cư Các trường đại học thì chưa được áp dụng nhiều vì nhược điểm của nó

Hình ảnh giải pháp:

Trang 14

Hình 2.3 và 2.4: Sản phẩm của Siêu thị Tủ Sắt

2.2 Giải pháp mang theo đồ cá nhân lên lớp học & Đảm bảo an toàn cho tài sản

cá nhân trong xe.

Tâm lý mà sinh viên bị ảnh hưởng khi cứ gặp phải tình trạng mất đồ cá nhân rất đa dạng Mất đồ nhiều như thế các bạn cũng tự ý thức có được các biện pháp cá nhân

để phòng việc mất đồ như mang theo đồ lên lớp

Mang theo vật dụng, tài sản cá nhân (nón bảo hiểm, áo mưa…) lên lớp là cách cơ bản nhất, dễ thực hiện, đảm bảo an toàn cho tài sản cá nhân

Nhưng mang theo đồ lên lớp học có cái bất tiện như bị choáng chỗ để học tập, phải mang theo cồng kềnh Hoặc các rủi ro khi lỡ để quên sẽ có thể bị mất luôn

Hình ảnh giải pháp:

Hình 2.5: Bạn Thương và Ngọc mang nón bảo hiểm lên lớp học

Gỉải pháp đảm bảo an toàn tài sản cá nhân trong xe, bỏ đồ vào cốp xe cũng đã được nhiều sinh viên ở thành phố phổ biến áp dụng

Cũng giống như giải pháp mang theo đồ cá nhân lên lớp thì giải pháp này cũng có điểm mạnh như là giải pháp cơ bản nhất, dễ thực hiện, đảm bảo cao tính an toàn chotài sản cá nhân

Và nhược điểm là không phải loại xe nào cũng có cốp xe và cốp đủ to để đựng đồ

Trang 15

Hình ảnh giải pháp:

Hình 2.6: Cách do các bạn sinh viên thành phố đã

áp dụng phổ biến chống mất nón.

Trang 16

Hình 2.7: Cách Giữ Nón Bảo Hiểm Không Bị Mất Trộm của trang Nón Trùm 2.3 Giải pháp lắp thêm camera loại rõ nét ở các góc khuất ở bãi xe & Để bảng nội quy bãi giữ xe.

Giải pháp lắp thêm camera có thể sẽ làm sinh viên an tâm phần nào khi gửi xe trongtrường

Đặc biệt là khi lắp những camera rõ nét ở các điểm mù của bãi xe vì bãi xe UEF là dạng hầm, nhiều xe, có những cột xe trong bãi Việc lắp thêm camera có thể khiến những đối tượng lấy cắp lo sợ, nhát tay không dám lấy nữa

Tuy nhiên so với bãi giữ xe của 2 cơ sở UEF thì lượng sinh viên quá đông, khi đến giờ cao điểm, sinh viên chen chúc nhau để được lên lớp hay ra về thì camera cũng không thể quan sát được rõ nếu xảy ra vấn đề mất cắp

Trang 17

Hình ảnh giải pháp:

Hình 2.8 & 2.9: Bãi giữ xe và vị trí lắp camera

Giải pháp làm bảng nội quy quy định tự giữ đồ cá nhân khi gửi xe đã được nhiều trường và nhiều bãi đỗ xe thực hiện Trường UEF có thể làm một bảng nội quy to đặt ở chỗ sinh viên vào lấy thẻ xe, và có thể dán những bảng nội quy nhỏ ở các lối vào bãi xe để ai đi đâu cũng thấy nội quy bãi xe, đặc biệt là ở cơ sở UEF hầm xe thiết kế theo hình xoắn ốc

Giải pháp này chi phí thấp, dễ thực hiện nhưng thật sự những người giữ xe có thể sẽkhông quan tâm và họ cũng không muốn đem theo đồ vật bên người Ý thức của những người lấy cắp kém nên nếu chỉ để bảng nội quy nhưng không giải quyết mạnh tay thì những người lấy cắp này vẫn sẽ tiếp tục hành vi đó

Hình ảnh giải pháp:

Trang 18

Hình 2.10: Bảng nội quy bãi xe trường Đại họcVinh

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP

+ Mục tiêu của dự án là gì (kết quả cần đạt được)

+ Phương pháp nghiên cứu là gì: Nêu tóm tắt lý thuyết và thông tin cụ thể về các phương pháp thu thập số liệu đã thực hiện trong quá trình tìm kiếm giải pháp của

dự án: quan sát, khảo sát, phỏng vấn

Mục tiêu:

Thiết kế chiếc tủ thông minh có khóa mật mã riêng để phục vụ công tác đảm bảohạn chế việc sinh viên mất đồ cá nhân khi theo học tại UEF

Mục tiêu cần đạt được như sau:

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Trang 19

- Khảo sát xã hội học: Thực hiện khảo sát và phỏng vấn trên các đối tượng làsinh viên của trường đại học Kinh tế-Tài chính thành phố Hồ Chí Minh vềnội dung: Hiện trạng vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề và các giải pháp.

b Phương pháp động não: Tập trung tư duy để ra các vấn đề, giải pháp và

nguyên nhân

c Phương pháp thiết kế: Thiết kế vật dụng theo các điều kiện yêu cầu 3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên thuộc các trường Đại học Kinh tế -Tài chính

Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bãi giữ xe ở trường

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 20

3.3 Phương pháp điểu tra/khảo sát

Việc điều tra khảo sát nhu cầu khách hàng là một bước cơ bản không thể thiếu trongqúa trình thực hiện dự án, nhằm tập hợp được các thông tin ý kiến của khách hàng

và các bên liên quan Các dữ liệu này giúp chúng ta hiểu được các bên liên quan họmong muốn và khao khát giải quyết vấn đề như thế nào Từ đó tập hợp, chọn lọc vàchuyển đổi những thông tin, ý kiến thu thập được thành nhu cầu yêu cầu kỹ thuật vềviệc giải quyết vấn đề

Nhóm tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu giải quyết của đối tượng liên quan, cụ thểnhư sau:

1 Đối tượng: Sinh viên độ tuổi từ 18-22

Phương pháp: Khảo sát online trên Google Form

Số lượng mẫu: 70

2 Đối tượng:

Bạn Vy, sinh viên năm 1 tại UEF

Bạn Huyền, sinh viên năm 1tại UEF

Bạn Đăng, sinh viên năm 2 tại UEF

Bạn Hương, sinh viên năm 1 tại UEF

Bạn Thiên, sinh viên năm 1 tại UEF

Bạn Tuấn, sinh viên năm 1 tại UEF

Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp

Thời gian: 25/12/2022

Địa điểm: Tại khuôn viên trường UEF

Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu của đối tượng liên quan về việc sinh viên gửi xe ở bãi

xe UEF và mất đồ cá nhân

Trang 21

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Mục tiêu của chương này.

Đưa ra các minh chứng để phân tích sự tồn tại của vấn đề 2P-1: sử dụng bảng

biểu, hình ảnh để mô tả thông tin một cách tổng hợp, trực quan nếu có.

Có thể nêu và mô tả 1 ví dụ tương tự với vấn đề thuộc đề tài nhóm: cùng một vấn đề hoặc tương tự ở trong 1 hoàn cảnh tương tự hoặc ở một hoàn cảnh khác.

Kết luận về kết quả khảo sát: vấn đề có tồn tại hay không? Thực trạng của vấn đề

có nghiêm trọng/ cấp thiết phải giải quyết không?

MỤC TIÊU: Cho thấy được vấn đề mất đồ cá nhân ở bãi giữ xe UEF vẫn còn tồn

tại Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng để không ảnh hưởng đén việc học của sinh viên

4.1 Thực trạng mất đồ cá nhân ở UEF

4.1.1 Phương pháp khảo sát online

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ cảnh báo về việc mất đồ gửi xe tại UEF

Cảnh báo về việc mất đồ của trường theo mức độ khảo sát từ 1-5 thì mức 5 có phầntrăm cao nhất (33,3%) cũng là mức cao nhất Đây cũng là một câu hỏi cho thấy tìnhtrạng mất đồ xảy ra cũng còn khá nhiều Ý thức của mỗi sinh viên còn quá thấp dẫnđến nghe được rất nhiều trường hợp mất đồ trong hầm gửi xe UEF

Trang 22

Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ tìm lại đồ đã mất tại hầm gửi xe UEF

Có thể thấy 94,7% sinh viên trong 51 xác nhận việc mất đồ và không thể tìm lạiđược Ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí khi sinh viên gửi xe ở trường, một con số quálớn Gây mất tài sản cá nhân và tinh thần của sinh viên Sinh viên đi học trong tâmthế sợ quên đồ và bị mất, ảnh hưởng đến kết quả và quá trình học tập

Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ người cảm thấy bất tiện về việc mất đồ tại hầm gửi xe

Theo biểu đồ khảo sát thì có tới 93,3% sinh viên UEF cảm thấy bất tiện về vấn đềmất đồ cá nhân, đây là con số vô cùng lớn, có 6,7% sinh viên không cảm thấy bấttiện về vấn đề này Không ai cảm thấy thích thú khi bị mất đồ, con số 93,3% cho

thấy rất nhiều sinh viên cảm thấy bất tiện, không thoải mái với vấn đề này

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện phần trăm sinh viên gửi xe ở hầm trường

Tỉ lệ biểu đồ cho thấy số lượng sinh viên gửi xe ở hầm giữ xe của trường khá đôngchiếm đến 88,2% chỉ có số ít là gửi bên ngoài hoặc có người đưa đón chiếm 11,8%

Đa số sinh viên gửi xe trong trường là vì sự tiện lợi của nó không cần phải đi bộ dôtrường khi gửi bên ngoài Nhưng khi gửi trong trường thì lại gặp tình trạng mất đồkhá nhiều khiến nhiều sinh viên cảm thấy hoang mang

Trang 23

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện sinh viên đã từng bị mất đồ

Theo biểu đồ khảo sát ta thấy 25,5% hơn 1/4 mọi người luôn luôn để đồ trên xe;23,5% là thường xuyên và 37,3% là thỉnh thoảng Từ đó, ta thấy được rằng hầu nhưcác sinh viên đều để đồ (nón bảo hiểm, áo mưa…) trên xe Tổng cộng hơn 86% cáctrường hợp sinh viên lựa chọn để đồ cá nhân ở trên xe khi gửi dưới hầm

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện sinh viên cầm theo đồ lên lớp

Tỉ lệ sinh viên cầm theo đồ lên lớp chiếm 41,2% trong 51 người khảo sát là một tỉ lệtrung bình so với tỉ lệ sinh viên không cầm đồ lên lớp vì sự bất tiện của nó Nhưngcũng thấy được những bạn đem đồ cá nhân lên lớp vì sợ mất đồ khi nghe quá nhiềutrường hợp mất đồ cá nhân khi để dưới hầm gửi xe Cũng thấy được là tình trạngnày cần được giải quyết ngay lập tức để không ảnh hưởng đến việc học của sinhviên

Trang 24

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện sinh viên bị mất đồ khi gửi xe

Theo khảo sát 51 sinh viên, có 45,1% sinh viên bị mất đồ khi gửi xe ở trường Tuy45,1% không lớn nhưng ta có thể nhận thấy đã có rất nhiều trường hợp mất đồ khisinh viên gửi xe ở trường

4.3

2.5

3.5

4.5

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ thể hiện những đồ vật mà sinh viên đã bị mất

Ví dụ như bạn treo nón bảo hiểm, áo mưa trên xe nhưng sau khi hết ca học, bạnxuống bãi gửi xe và không thấy đồ cá nhân của mình ở đâu Vậy nếu không có nónbảo hiểm thì làm sao có thể đi về nhà, nếu như chạy về luôn thì có thể sẽ gặp tai nạnhoặc bị cảnh sát giao thông bắt Điều này gây bực bội, khó chịu vô cùng cho sinhviên

Trang 25

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thể hiện tần suất xảy ra tình trạng mất đồ

Biểu đồ thể hiện được tần suất thỉnh thoảng xảy ra tình trạng mất đồ chiếm 48,9%cao nhất so với 37,8% là chưa bao giờ bị nhưng lại có nghe qua bạn bè đã từng bịmất Không bị mất đồ nhưng vẫn nghe được xung quanh mình rất nhiều người bịmất đồ cho thấy được là tình trạng vẫn đang diễn ra và càng ngày nhiều hơn Phầntrăm mất đồ cũng là 13,3% cũng là con số dáng chú ý

Báo báo vệ Không làm gì Xem camera Lên Page đ h i ể ỏ

Biểu đồ 4.10: biểu đồ thể hiện những việc sinh viên đã làm khi đồ bị mất

Đa phần sinh viên sẽ chọn cách xem lại camera hoặc lên nhóm cộng đồng thanphiền về việc đồ mình bị mất với một thái độ rất bức xúc và khó chịu Còn 6,7% làkhông làm gì tại vì khi trình báo hoặc hỏi thì không c câu trả lời thích đáng cho

Trang 26

người mất, không được giải quyết triệt để đa phần là sinh viên sẽ tự phải mua lại đồ

mà mình đã mất

Biểu đồ 4.11: Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên nghe mọi người than phiền

Khi được hỏi cảm xúc của mọi người như thế nào khi bị đánh cắp mất đồ của mìnhthì có đến gần 40 câu trả lời là bức xúc khó chịu và thất vọng khi gặp tình trạng nhưvậy và khoảng 10 người cảm thấy tiếc nuối khi bị mất đồ như vậy Không nhữngthế mọi người còn phải tốn thời gian và công sức để đi mua lại những món đồ đã bịđánh cắp gây ra những cảm giác vô cùng ức chế bực tức, các bạn cảm thấy bất tiệnkhi phải cầm theo những đồ dùng đó để đem lên lớp học như áo khoác, mũ bảohiểm, áo mưa nhưng khi để ở dưới lại có thể dễ dàng bị đánh mất

Biểu đồ 4.12: Biểu đồ thể hiện sinh viên đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Từ mức độ 1- 5 theo như khảo sát thì không có ai nhận định mức độ nghiêm trọng

Trang 27

minh rằng mức độ nghiêm trọng của vấn đề này như thế nào Vấn đề ảnh hưởngtrực tiếp đến thời gian, tâm lí và công sức của các bạn khi phải đi giải quyết nhữngviệc không phải do bản thân mình làm ra

4.1.2 Phương pháp phỏng vấn

Hình 4.1: Phỏng vấn bạn Khánh Vy, sinh viên năm nhất tại cơ sở A ngày

23/12/2022

Trang 28

Hình 4.2: Phỏng vấn bạn Huyền Trân, sinh viên năm nhất tại cơ sở A ngày

Trang 29

4.1.3 Phương pháp quan sát

Hình 4.4: Sinh viên, giảng viên để nón bảo hiểm trên xe

Trang 30

Hình 4.5: Nón bảo hiểm được bỏ lại trên đuôi xe

Qua việc quan sát, nhóm nhận thấy có rất nhiều trường hợp để đồ cá nhân lại trên

xe, không mang theo bên mình Nếu vấn đề mất đồ cá nhân ở bãi giữ xe vẫn tiếp diễn thì sẽ có thêm nhiều “nạn nhân” cho việc mất đồ này Những hình ảnh mà nhóm đã thu nhập từ trang khảo sát của nhóm 3, qua phỏng vấn 2 bạn sinh viên và qua quan sát bãi giữ xe, đa số đều có ý kiến xấu, nghiêm trọng về tình trạng mất đồ

cá nhân ở bãi giữ xe

4.2 Tình trạng mất đồ cá nhân tương tự ở bãi giữ xe:

Một người phụ nữ đã tự ý lấy áo mưa của một người khác khi người đó để áo mưa trên xe máy và để lại cho chủ nhân một lời nhắn sẽ trả lại vào ngày hôm sau trong khi không hề biết rằng hôm sau chủ nhân có để xe ở đây nữa hay không hoặc chỉ là một lời nói vui và không hề có ý định trả lại cho người chủ của chiếc áo mưa khiến cho người bị mất vô cùng bức xúc và khó chịu khi bị làm như vậy

Trang 31

Hình 4.6: Hình ảnh tự ý lấy áo mưa xong để lại lời nhắn

“Mượn tạm” áo mưa, mũ bảo hiểm ở bãi giữ xe: từ văn hóa “lùn” đến hành vi phạm

pháp Vấn nạn mất mũ bảo hiểm, áo mưa ở bãi giữ xe đã trở thành một vấn đề nhức

nhối trong xã hội Nhiều người vẫn đang nhầm tưởng hành vi này vô hại Một bộ phận văn hóa “lùn” vẫn tồn tại trong cộng đồng

Tình trạng tiện tay “mượn” áo mưa, nón bảo hiểm xảy ra ở các bãi giữ xe Đây là một hành vi trộm cắp, một vấn nạn nghiêm trọng đang xảy ra trong xã hội

Hình 4.7: Hình ảnh “mượn” áo mưa gây tranh cãi

Ngoài vấn đề mất đồ thì mọi người gửi xe ở hầm bị các trường hợp như xả rác lên

xe Xuất phát từ quản lí của nhà xe về sự bất cẩn khi đảm bảo an ninh cho xe của sinh viên và ý thức của một số thành phần sinh viên

Hình 4.8: Hình ảnh xả rác trên xe

4.3 Kết luận

Vấn đề vẫn còn đang tồn tại Vấn đề mất đồ cá nhân nhân ở bãi giữ xe khá nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tâm trạng của sinh viên, tốn chi phí mà không được giải

Trang 32

quyết một cách thích đáng Vấn đề cần cần được giải quyết ttorng thời gian sớm nhất để không gây ảnh hưởng đến những người bị mất đồ.

CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Mục tiêu của chương này.

Phân tích các dữ liệu thu được từ điều tra, khảo sát từ phiếu 3T-1:

Sử dụng số liệu thu được từ các điều tra, khảo sát: sử dụng bảng biểu hoặc hình ảnh phỏng vấn để mô tả thông tin một cách tổng hợp và trực quan nếu có.

Kết luận các bên liên quan có mong muốn vấn đề được giải quyết hay không? Ở mức độ nào?

Mục tiêu: Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát, điều tra bằng phương pháp bảng hỏi

và phỏng vấn Mục tiêu của việc này là giúp nhóm phân tích được nhu cầu của cácbên liên quan về việc giải quyết vấn đề, đánh giá mức độ nghiêm trọng và tầm quantrọng của việc giải quyết vấn đề

5.1 Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề

Trang 33

Biểu đồ 5.1: Biểu đồ thể hiện sự khó chịu của sinh viên khi bị mất đồ

Theo như khảo sát cho thấy thì tỉ lệ về mức độ khó chịu của sinh viên trườngUEF lên tới 77,1%

Phần trăm sinh viên không có thái độ khó chịu rất ít chỉ có 1,4%

Con số 77,1% là một số khá cao, nó chiếm gần hết và chỉ có 30% không khóchịu, điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề Việc mất đồ thườngxuyên gây khó chịu, bức xúc cho sinh viên rất nhiều, thậm chí có thể thấy điều

đó trên các diễn đàn, hội nhóm của sinh viên và đây cũng là trường hợp đượccác sinh viên phản ánh phía nhà trường nhiều nhất

hiện đánh giá sự nghiêm trọng của vấn đề

Với mức 5 là “cực kì nghiêm trọng” đã có đến 54 người tức 77,1% đánh giá vấn đề này

ở mức vô cùng nghêm trọng Từ mức 1 – 2 là “hoàn toàn không nghiêm trọng”, không

có ai đánh giá độ nghiêm trọng của vấn đề này là thấp cả

Con số này cho thấy sinh viên trường UEF rất quan tâm về vấn đề mất đồ cá nhân ở bãigiữ xe UEF và đánh giá, nhìn nhận độ nghiêm trọng của vấn đề rất cao

Biểu đồ 5.3: Biểu đồ thể hiện mức độ cần giải quyết của vấn đề

Khi được hỏi vấn đề này cần được giải quyết không thì có đến 98,6% sinh viên cảmthấy cần giải quyết ngay lập tức

Đây là một con số vô cùng lớn, chứng tỏ sinh viên UEF đang rất mong muốn vấn đề

Trang 34

được giải quyết, ở mức độ rất cấp bách, không thể kéo dài tình trạng này thêm được

nữa

Không ai cảm thấy thích thú khi mất đồ cá nhân một cách nhiều lần, nghiêm trọng nhưvậy cả, nếu tình trạng này không được giải quyết ngay lập tức có thể sẽ để lại nhiều hậuquả về sau

Mức độ nghiêm trọng cao đến 98,6% cho thấy cần được giải quyết ngay lập tức, thậmchí con số này có thể tăng theo từng ngày Và rất mong các bên liên quan xem xét và cóhướng giải quyết hiệu quả

Biểu đồ 5.4: Biểu đồ thể hiện tâm lý của sinh viên khi vấn đề kéo dài

Số liệu thể hiện tình trạng tâm lý mà sinh viên bị ảnh hưởng khi cứ gặp phải tình trạngmất đồ cá nhân rất đa dạng

Trong bảng khảo sát thu thập được rất nhiều câu trả lời, nhưng trong đó phần lớn, nhiềunhất vẫn là tâm lý bực bội, khó chịu, không muốn đến trường Có câu trả lời còn nóirằng bị áp lực do mất đồ quá nhiều lần, mà mất đồ là phải mất tiền mua lại đồ mới, áplực tài chính làm các bạn sinh viên rất bực bội, khó chịu, thậm chí có người còn muốnchửi thể khi gặp phải vấn đề này

Tâm lý là một điều rất quan trọng với sinh viên, nó thể hiện mức độ sức khỏe tinh thầncủa sinh viên có tốt hay không Nhưng khi làm khảo sát này, phần lớn sinh viên đều cóchung câu trả lời đó là tâm lý khó chịu, bực bội, áp lực, vấn đề mất đồ cá nhân ở bãi giữ

xe đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sinh viên

Trang 35

Biểu đồ 5.5: Biểu đồ thể hiện mong muốn giải quyết vấn đề của mọi người

Mong muốn được giải quyết vấn đề mất đồ cá nhân khi gửi xe tại UEF lên đến 97,1% làmột con số cao

An ninh trường còn quá thấp dẫn đến mất đồ cá nhân quá nhiều Ý thức của mỗi sinhviễn cũng còn quá kém nên dẫn đến tình trạng mất đồ ngày càng tăng cao

Mong muốn sinh viên càng tăng thì tỉ lệ sinh bức xúc càng tăng theo, cả hai con số98,6% ở biểu đồ 2 và 97,1% biểu đồ 3 đã nói lên mức nghiêm trọng về việc mất đồ và

an ninh hầm gửi xe Hai con số đó dường như biểu thị ai đã và đang gửi ở hầm xe đềuphẫn nộ về vấn đề mất đồ cá nhân

Hình 5.1 Phỏng vấn bạn Hương, sinh viên năm nhất trường UEF tại cơ sở B

vào ngày 03/01/2023

Khi phỏng vấn bạn Hương, nhóm đã đặt ra 2 câu hỏi đó là “Bạn đã bao giờ bị mất đồkhi gửi xe tại trường hay đã nghe người khác than phiền về vấn đề này chưa?” và “Bạn

có thấy vấn đề này cần được giải quyết ngay không?”

Nhóm đã nhận lại được câu trả lời rằng bạn đã bị mất đồ cá nhân khi gửi xe tại trường

và bạn cảm thấy vấn đề này cần được giải quyết ngay lập tức vì khi mất đồ bạn cảmthấy rất khó chịu

5.2 Các nhu cầu khách hàng giải quyết vấn đề

Trang 36

Biểu đồ 5.6: Biểu đồ thể hiện mong muốn nhà trường thay đồi bãi giữ xe

Khi được hỏi những mong muốn về sự thay đổi của bãi giữ xe, nhóm đã thu thập đượcrất nhiều mong muốn

Phần lớn mong muốn của sinh viên là bãi giữ xe an ninh hơn

Nhưng an ninh hơn bằng cách nào? Trong những câu trả lời về mong muốn của sinhviên, nhóm cũng đã thu thập được những câu trả lời như: Bãi giữ xe có thêm camera,các chú bảo vệ quan tâm tới việc giữ xe, có thể cho sinh viên check camera để tìm lạiđược đồ đã mất Ngoài ra, sinh viên UEF còn có mong muốn bãi giữ xe có thể sắp xếp

xe gọn gàng hơn, xe không còn phải dựng ở đường dốc lên xuống nữa (cơ sở A)

Biểu đồ 5.7: Biểu đồ thể hiện nhu cầu giải quyết vấn đề của sinh viên

Nhóm có đưa ra một giải pháp cho vấn đề là nhà trường sẽ đầu tư thêm tủ đựng đồ cánhân cho sinh viên

Có 2 người chiếm 2,9% lựa chọn mức 1 là hoàn toàn không mong muốn và có đến 50người chiếm 71,4% lựa chọn mức 5 là hoàn toàn mong muốn

Đây là một con số chênh lệch rất lớn

Trang 37

và cho thấy việc đầu tư thêm tủ là khá hợp lí theo số đông

Sinh viên có nhu cầu về việc đầu tư này để có thể an tâm đi học hơn, không còn lo lắngkhi để đồ cá nhân ở xe nữa

Có thể cải thiện một phần lớn về việc mất đồ và sinh viên không còn phải lo lắng khi để

đồ dưới hầm xe trường

Biểu đồ 5.8: Biểu đồ thể hiện mong muốn bố trí những tủ đựng cá nhân

Khi được hỏi nếu được đầu tư thêm tủ đựng đồ cá nhân thì nên bố trí ở đâu, phần lớnsinh viên (61,4%) chọn sẽ bố trí theo từng lớp, theo sau đó là bố trí theo từng tầng(50%)

Có thể nói, đây là giải pháp hiệu quả và có thể làm ngay Theo nhóm, việc bố trí tủ đựng

đồ cá nhân theo từng lớp cũng là một giải pháp rất hữu hiệu

Biểu đồ 5.9: Biểu đồ thể hiện khả năng chi trả cho giải pháp của sinh viên

Khi được hỏi về mức chi trả mà bạn chấp nhận chi cho vấn đề này, nhóm nhận về câutrả lời là 34,3% chọn miễn phí, 48,6% chọn mức dưới 50.000đ/ sinh viên, 31,4% chọnmức 50.000đ – 100.000đ/ sinh viên, còn lại là 5,7% chọn mức trên 100.000đ/ sinh viênĐiều này chứng tỏ sinh viên đồng ý chi trả cho giải pháp này bởi vì nhận thấy được tínhkhả thi của giải pháp

Trang 38

Phần trăm sinh viên chọn mức miễn phí cũng dễ hiểu bởi vì sinh viên đã đóng rất nhiềutiền khi học ở trường UEF, họ có quyền đòi hỏi quyền lợi cho bản thân họ một cáchcông bằng, hợp lý

Số liệu này còn có thể hiểu sinh viên UEF đồng ý chi trả một phần tiền nếu nó được sửdụng một cách có hiệu quả và có thể chấm dứt tình trạng mất đồ cá nhân khi gửi xe ởbãi xe trường

Mong muốn được nhà trường làm tủ cá nhân rất nhiều vì vấn đề khá nghiệm trọng vàbất tiện, thậm chí các bạn sinh viên sẵn sàng chi trả cho việc làm tủ cá nhân với số tiềnrơi vào khoảng trên dưới 50.000-100.000 nghìn đồng

Hình 5.2 Phỏng vấn bạn Đặng Ngọc Thiện, sinh viên năm nhất trường UEF tại

quán cà phê GUTA vào ngày 03/01/2023

Khi phỏng vấn bạn Thiện, nhóm đã đặt ra 2 câu hỏi đó là “Bạn muốn nhà trường thayđổi điều gì ở bãi giữ xe?” và “Bạn thấy giải pháp bố trí tủ đựng đồ cá nhân mà nhómđưa ra thế nào?”

Nhóm đã nhận lại được câu trả lời rằng bạn muốn nhà trường thay đổi bãi giữ xe anninh hơn, có thêm bảo vệ quản lý và bạn thấy giải pháp bố trí tủ đựng đồ cá nhân chosinh viên rất cần thiết vì để mọi người có thể để đồ nhiều hơn và giữ đồ kĩ hơn

Trang 39

Hình 5.3 Phỏng vấn bạn Hoàng Anh Tuấn, sinh viên năm nhất trường UEF tại

quán cà phê GUTA vào ngày 03/01/2023

Khi phỏng vấn bạn Tuấn, nhóm đã đặt ra 2 câu hỏi đó là “Bạn muốn những tủ đồ cánhân được bố trí ở đâu?” và “Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho giải pháp này?”

Nhóm đã nhận lại được câu trả lời rằng bạn muốn được bố trí ngay chỗ lấy thẻ xe vì lúcngay vừa xuống lấy xe có thể lấy đồ được luôn và bạn có thể chi trả khoảng 5 triệu cho

1 năm với giải pháp tủ đựng đồ cá nhân

5.3 Kết luận

Cuộc khảo sát được lập ra để khảo sát cho nhu cầu giải quyết vấn đề của sinh viên UEF

và đã đưa lại được rất nhiều phản hồi Cá nhân mọi người đều nhận thấy được vấn đề cótồn tại

Qua khảo sát, các bên liên quan, cụ thể là sinh viên rất mong muốn giải quyết vấn đềmất đồ cá nhân khi gửi xe ở bãi xe trường

Mong muốn giải quyết này ở mức độ rất cao, rất cấp bách, rất cần thiết

Trang 40

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐỀ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP

Mục tiêu của chương này.

- Phân tích các nguyên nhân của vấn đề, sử dụng biểu đồ xương cá (Fish Bone) ở

phiếu 5T-1 Lựa chọn nguyên nhân cụ thể của vấn đề, kết luận về nguyên nhân cốt

lõi nhóm chọn giải quyết để tìm ra giải pháp tối ưu.

- Nêu các yếu tố thúc đẩy, yếu tố rào cản, một số điều kiện tiên quyết dựa vào nội

dung phiếu 6T-1 (mô tả kèm theo minh chứng nếu có)

MỤC TIÊU: Tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vấn đề khiến vấn đề được hình

thành, tìm ra các yếu tố thúc đẩy để đi đến giải pháp và các yếu tố rào cản khiến giải pháp khó khăn đưa ra kết quả hơn và những yếu tố ràng buộc không thể thay đổi

6.1 Phân tích nguyên nhân vấn đề

Bãi giữ xe UEF thường xuyên xảy ra tình trạng mất đồ cá nhân có rất nhiều nguyên nhân và trong đó có 5 vấn đề lớn dẫn đến tình trạng này

Biểu đồ 6.1 : Biểu đồ xương cá thể hiện các nguyên nhân dẫn đến tình

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w