a ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC LƯU THỊ HOAN ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN GÚT TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyê
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán gút và có thực hiện siêu âm tim tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định gút theo tiêu chuẩn ACR/EULAR
+ Tiêu chuẩn đầu vào: Có ≥ 1 đợt sưng đau khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch + Tiêu chuẩn vàng: phát hiện tinh thể urat trong 1 khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch (tức là trong dịch khớp) hoặc hạt tophy
+ Nếu không phát hiện được tinh thể urat tiến hành chấm điểm các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng Tổng điểm tối đa là 23 điểm Điểm chẩn đoán bệnh Gút là ≥ 8 điểm (chi tiết xem phụ lục 1)
- Bệnh nhân được thực hiện siêu âm tim
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Sự hiện diện của bệnh van tim vừa hoặc nặng
- Bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim
- Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh nhân có bệnh mạch vành và tiền sử phẫu thuật tim
- Bệnh nhân có rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, cuồng nhĩ
- Bệnh cơ tim giãn hoặc phì đại
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 8/2021 đến tháng 5/2022
- Địa điểm: khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2 3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:
Trong đó: n: là cỡ mẫu tối thiểu α: mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05)
Z(1- α/2) = 1,96: Hệ số giới hạn tin cậy d: độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,05) p = 0,027 (tỉ lệ bệnh nhân Gút giảm chức năng tâm thu thất trái theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Khoa (2012) [13]
Thay số vào công thức ta có:
Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu lấy tối thiểu là 40 bệnh nhân
Chọn mẫu thuận tiện: Lựa chọn lần lượt tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu
Các biến số, chỉ số nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Thông tin nhân khẩu học: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa dư
+ Tính chất đợt viêm cấp
+ Các bệnh lý kèm theo
- Đặc điểm cận lâm sàng
+ Xét nghiệm Acid uric máu
2.4.2 Mô tả đặc điểm hình thái và chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim bệnh nhân gút
- Hình thái tim: kích thước buồng tim gồm có
+ Đường kính nhĩ trái (mm)
+ Đường kính thất phải cuối tâm trương (mm)
+ Đường kính gốc động mạch chủ (mm)
+ Đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd)
+ Đường kính thất trái cuối tâm thu (Ds)
+ Bề dày vách liên thất cuối tâm thu
+ Bề dày vách liên thất cuối tâm trương
- Đánh giá chức năng tâm thu thất trái:
+ Phân suất tống máu (EF)
2.4.3 Xác định một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hình ảnh siêu âm tim ở đối tượng nghiên cứu
- Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình thái siêu âm tim
- Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với hình thái siêu âm tim
Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu
TT Biến số nghiên cứu
Khái niệm/phương pháp thu thập Loại biến
1 Tuổi Tuổi được tính theo năm dương lịch Liên tục
2 Giới tính Giới tính của bệnh nhân Chia làm 2 nhóm: Nam và Nữ
Nghề nghiệp hiện tại mang lại thu nhập cao nhất của bệnh nhân Chia thành 5 nhóm: Nông dân, nội trợ, nhân viên văn phòng, kinh doanh và khác Định danh
4 Địa dư Nơi ở hiện tại của bệnh nhân Chia làm 2 nhóm: Thành thị và nông thôn
5 Vị trí khớp sưng đau
Các khớp sưng đau tại thời điểm nghiên cứu Chia ra làm 7 nhóm: khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón chân khác, khớp cổ chân, khớp gối, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu
6 Đặc điểm khớp viêm Đặc điểm khớp viêm tại thời điểm nghiên cứu Chia làm 3 nhóm: Đỏ khớp/ Không chịu được lực ép/ Khó khăn đi lại
7 Giai đoạn bệnh + Gút cấp: đặc trưng bởi tình trạng Phân loại viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ ở khớp bị tổn thương Cơn gút ban đầu thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp, vị trí ban đầu thương gặp ở các khớp chi dưới đặc biệt là khớp bàn ngón chân cái, các triệu chứng hết trong vòng 2 tuần và khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp
+ Gút mạn tính: có những biểu hiện như: hạt tophi, bệnh khớp mạn tính do muối urat và bệnh thận do gút
8 Thời gian phát hiện bệnh
Tính từ cơn gút cấp đầu tiên đến thời điểm nghiên cứu Chia làm 4 nhóm: <
1 năm, 1-5 năm, 6-10 năm và trên 10 năm
9 Số khớp viêm Đếm số khớp viêm tại thời điểm nghiên cứu
C ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
Acid uric máu tăng cao: Nam≥
D ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TÂM THU THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM BỆNH NHÂN GÚT
Đường kính thất trái cuối tâm thu được đo là khoảng cách từ đỉnh vận động của tim ra sau vách liên thất đến bờ trên của thành sau thất trái Đường kính này có giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 22 đến 40 mm.
13 Đường kính thất trái cuối tâm trương
(IVDd) Được đo ở khởi đầu phức bộ QRS, từ bờ dưới vách liên thất tới bờ trên của thành sau thất trái
IVDs bình thường từ 38-56mm
14 Chiều dày thành sau thất trái cuối tâm thu (IVPWs) Đo ở chiều dày cực đại IVPWs bình thường từ 13-20mm
15 Chiều dày thành sau thất trái cuối tâm trương
(IVPWs) Được đo ở khởi đầu phức bộ QRS từ bờ trên thành sau tới lớp thượng tâm mạc thành sau IVPWs bình thường từ 8-11mm
16 Chiều dày vách liên thất cuối tâm thu
LVSs bình thường từ 9-15mm Liên tục
Độ dày vách liên thất cuối tâm thất (IVSd) là 6-11mm và được đo từ điểm bắt đầu phức hợp QRS trên bờ trên của vách liên thất đến bờ dưới của vách.
18 Đường kính nhĩ trái (LA)
LA bình thường từ 19-40mm Liên tục
19 Đường kính động mạch chủ
AO bình thường từ 20-37mm Liên tục
E ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM BỆNH NHÂN GÚT
20 Phân suất tống máu (EF) Được tính dựa trên các chỉ số thể tích thất trái của siêu âm TM và/hoặc 2D
Giá trị bình thường: EF ≥ 55%
21 Tỷ lệ co ngắn sợi cơ (%D) Được tính từ các đường kính tâm trương và tâm thu thất trái Trị số bình thường: 28-42%
Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
2.6.1 Tiêu chuẩn đánh giá gút theo EULAR/ ACR 2015 (phụ lục 1)
2.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng tâm thu thất trái
- Tính chỉ số khối cơ tim thất trái (LVMI):
Trong đó: LVM: khối cơ thất trái và BSA: diện tích da cơ thể
LVM (g) = 0,8 x 1,04 x [(LVDd + IVSd + LVPWd) 3 – LVDd 3 ] + 0,6 [20] BSA=cân nặng 0,425 (kg) x chiều cao 0,725 (m) x 71,84 x 10 -10
- Đánh giá là dày thất trái khi:
- Bề dày thành thất trái tương đối RWT (Relative Wall Thickness)
- Phân loại hình thái thất trái là phân loại tái cấu trúc đồng tâm hay không đồng tâm:
+ Trong trường hợp không có dày thất trái, nếu RWT < 0,42 là hình thái thất trái bình thường và nếu RWT ≥ 0,42 thì gọi là tái cấu trúc đồng tâm không dày thất trái
+ Trong trường hợp có dày thất trái, nếu RWT < 0,42 là dày thất trái không đồng tâm và nếu RWT ≥ 0,42 thì gọi là dày thất trái đồng tâm [43]
- Đánh giá chức năng tâm thu thất trái [20]:
+ Chức năng tâm thu giảm nặng: EF 55%
2.6.3 Tiêu chuẩn đánh giá tăng huyết áp
Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp (THA) thay đổi tùy thuộc vào phương pháp đo Chẩn đoán xác định THA dựa trên giá trị huyết áp đo được sau khi thực hiện đúng quy trình đo huyết áp.
Bảng 2.2: Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo [11]
1 Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình
2 Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ
3 Tự đo tại nhà (đo nhiều lần)
Phân độ THA: dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được
Bảng 2.3: Phân độ huyết áp [11]
Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương (mmHg)
130 - 139 và và/hoặc và/hoặc
≥ 180 và/hoặc và/hoặc và/hoặc
≥ 110 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu [11]
2.6.4 Tiêu chuẩn đánh giá đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế d) Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất [5]
2.6.5 Tiêu chuẩn đánh giá bệnh thận mạn
Chẩn đoán bệnh thận mạn dựa vào: a- Lâm sàng có thể có hoặc không có biểu hiện lâm sàng của bệnh thận biểu hiện bệnh thận như phù toàn thân, tiểu máu b- Cận lâm sàng tầm soát:
• Xét nghiệm định lượng creatinine huyết thanh: Từ creatinine huyết thanh ước đoán độ thanh lọc creatinine theo công thức Cockcroft Gault, hoặc ước đoán mức lọc cầu thận theo công thức của MDRD (Modification of Diet in Renal Disease)
• Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hoặc albumine trong nước tiểu: với mẩu nước tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy
Bảng 2.4: Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu [3]
Tỷ lệ albumine/creatinine niệu (ACR)
≥ 3mg/mmol Albumine niệu 24 giờ 10 năm là 13% và thấp nhất là nhóm dưới 1 năm (15,2%) Qua đó, chúng ta thấy được thời gian mắc bệnh gút khá dài Điều này phù hợp với đặc điểm bệnh gút thường tiến triển mạn tính, sau những đợt viêm khớp cấp Đặc điểm lâm sàng của bệnh ở ĐTNC
Kết quả bảng 3.3 cho thấy vị trí khớp sưng đau chiếm tỷ lệ cao nhất là khớp cổ chân (45,7%) và khớp gối (45,7%), đặc điểm của đợt viêm cấp là khó khăn khi đi lại (78,3%), đỏ khớp (73,9%) và không chịu được lực ép (63%)
Tỷ lệ ĐTNC được chẩn đoán gút cấp là 65,2%, số kkhớp sưng và viêm của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ≥ 2
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Thuỳ, tại thời điểm nghiên cứu, phần lớn các bệnh nhân có viêm từ 2 khớp trở lên chiếm tỷ lệ 72%, trong đó vị trí khớp viêm gặp ở cơn gút cấp đầu tiên chủ yếu ở chi dưới với khớp bàn chân ngón cái (53,3%), khớp cổ chân (20%) Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, dựa theo đánh giá tính chất cơn đau của cơn gút cấp đánh giá theo thang điểm Vas, hầu hết bệnh nhân gặp các cơn đau dữ dội (81,3%), không có bệnh nhân nào gặp cơn đau ở mức độ nhẹ [17] Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi nghiên cứu đặc điểm của đợt viêm cấp của ĐTNC, tỷ lệ bệnh nhân khó khăn khi đi lại hoặc không chịu được lực ép cũng chiếm tỷ lệ rất cao
Có 13 ĐTNC phát hiện có hạt tophi chiếm tỷ lệ 71,7%, kết qủa này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Khoa với tỷ lệ 42,5% ĐTNC có hạt tophi, tất cả đều nằm trong nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên
Tỷ lệ bệnh nhân gút có tăng acid uric máu chiếm tỷ lệ 69,6%, trong đó tỷ lệ nam giới (60,9%) cao hơn nữ giới (8,7%)
Kết quả nghiên cứu của Micheal Chen-Xu sử dụng dữ liệu sức khoẻ Quốc gia tại Mỹ cho kết quả trong tổng số 9,2 triệu người mắc bệnh gút giai đoạn 2015-21016, nồng độ Acid Uric trung bình cảu nam giới là 6,0mg/ dL và nữ giới là 4,8mg/ dL với tỷ lệ tăng acid uric máu tương ứng là 20,2% và 20,0% [27] Tỷ lệ này cao hơn hẳn nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này có thể lý giải do địa bàn nghiên cứu khác nhau, Mỹ là một trong những quốc gia phát triển và có Gút là một trong những bệnh phổ biến mà người dân thường mắc [6]
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Khoa tại bệnh viện Đại học Y dược Huế nồng độ acid uric mỏu trờn bệnh nhõn gỳt là 464,05±136,22àmol/L (7,8±2,29mg/ dL), 74,32% (55/74) bệnh nhân có tăng nồng độ acid uric máu, nồng độ acid uric máu trung bình của nhóm đối tượng này là 521,16±101,3àmol/L (8,76±1,7 mg/ dL) [13], kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa thực hiện tại bệnh viện Đại học Y và Dược bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở người ≥40 tuổi cho kết quả Nồng độ acid uric huyết thanh thay đổi theo giới, nam cao hơn nữ, trị số lần lượt là 401±62.4 μmol/L so với 384±59,5 μmol/L với p < 0,001 [9] Nghiên cứu của Krishman trên 228 đối tượng nghiên cứu mắc bệnh gút, nồng độ acid uric trung bình là 7,3±1,4 mg/ dL, trong đó nồng đó acid uric trong nhóm không bệnh là 5,3±1,4 mg/ dL, như vậy giữa nhóm đối tượng nghiên cứu không mắc bệnh và nhóm đối tượng mắc bệnh gút chúng ta có thể thấy sự chênh lệch đáng kể về nồng độ acid uric [37] Nghiên cứu của Yuki Fujimura chỉ ra rằng những người có nồng độ axit uric trong huyết thanh cao hơn có nhiều khả năng mắc bệnh về tim mạch, phì đại thất trái, phân suất tống máu thất trái thấp và tăng nồng độ peptid lợi liệu natri trong huyết tương [33]
Một số bệnh lý kèm theo của ĐTNC
Đặc điểm hình thái, chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân gút
Kết quả nghiên cứu cho thấy đường kính thất trái cuối tâm trương, chiều dày vách liên thất cuối tâm thu, chiều dày vách liên thất cuối tâm trương, chiều dày thành sau thất trái đều cao hơn ngưỡng bình thường, ghi nhận ở cả nhóm nam giới và nữ giới.
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Khoa cho thấy không có mối liên hệ giữa giới tính và các thông số kích thước tim Trong 74 bệnh nhân gút, chỉ có 2 ca (2,7%) bị giảm chức năng tâm thu Chỉ số khối cơ thất trái trung bình trong nghiên cứu này là 99,67±30,05 (g/m2), cao hơn kết quả 81,37±22,39 (g/m2) của Nguyễn Duy Khoa.
Nghiên cứu của Krishman trên 228 đối tượng nghiên cứu mắc bệnh gút những người bị bệnh gút có thất trái dày hơn, rộng hơn và nặng hơn và có các chỉ số kém hơn về chức năng thất trái Khi sử dung các mô hình hồi quy Poisson để đánh giá mối liên quan giữa các chỉ số là biến phụ thuộc và bệnh gút, bệnh nhân bị bệnh gút có tỷ lệ rối loạn chức năng tâm thu gấp 3,60 lần (CI 95% 1,80-7,18) và phân suất tống máu thấp 3,70 (CI 95% 1,68 - 8,16) so với những người không bị bệnh [37]
Bệnh nhân có chỉ số hình thái tâm thu thất trái trên siêu âm tim không bị biến đổi và biến đổi 1 thông số chiếm tỷ lệ cao nhất (32,6%), biến đổi 4 thông số chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,2%) Tỷ lệ dày thất trái của là 37,0% trong đó nhóm RWT < 0,42 chiếm tỷ lệ 10,9%, nhóm RWT ≥ 0,42 chiếm tỷ lệ 26,1%, có 4,3% ĐTNC rối loạn chức năng tâm thu thất trái mức độ nhẹ và 2,2% rối loạn mức độ nặng Tỷ lệ ĐTNC bị điến đổi chức năng tâm thu thất trái là 6,5%, biến đổi cấu trúc là 37,0%, có 4,4% biến đổi cả chức năng và cấu trúc tâm thu thất trái Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Krishman trên
4989 người trưởng thành, trong đó có 228 người mắc bệnh Gút cho kết quả những người bị bệnh gút có vách liên thất cuối tâm thu dày hơn, rộng hơn và nặng hơn và có các chỉ số kém hơn về chức năng tâm thu sau khi điều chỉnh [37] Sự khác biệt này có thể lý giải do quần thể nghiên cứu của 2 nghiên cứu khác nhau, thời gian nghiên cứu của Krishnan cũng kéo dài hơn rất nhiều sao với nghiên cứu của chúng tôi.
Xác định một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hình ảnh siêu âm tim ở đối tượng nghiên cứu
sàng với hình ảnh siêu âm tim ở đối tượng nghiên cứu
Chưa tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với chức năng tâm thu thất trái của ĐTNC, giữa nồng độ acid uric máu với hình thái thất trái, chức năng tâm thu thất trái và tỷ lệ co ngắn sợi cơ, phân số tống máu Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nnghiên cứu của Krishnan trên 4989 người trường thành, có 228 người mắc gút Những người mắc bệnh gút có tỷ lệ mắc mới suy tim lâm sàng và các rối loạn chức năng tâm thu qua các biện pháp siêu âm tim cao gấp hai đến ba lần so với những người không mắc bệnh Trong các phân tích hồi quy, những người mắc bệnh gút có nguy cơ suy tim cao gấp 1,74 (khoảng tin cậy 95% 1,03 - 2,93) so với những người không bị bệnh, nguy cơ có phân suất tống máu thất trái thấp bất thường gấp 3,70 (khoảng tin cậy 95% 1,68 - 8,16) và có nguy cơ rối loạn chức năng tâm thu thất trái toàn toàn phần cao gấp 3,60 (khoảng tin cậy 95% 1,80 - 7,72) [37] Nghiên cứu của cả Fujimura và cộng sự đã đánh giá mối liên quan giữa nồng độ acid uric và nguy cơ xảy ra các biến cố tim Nghiên cứu đã đánh giá hồi cứu 408 bệnh nhân được nhận vào khoa tim mạch tại Osaka ở Nhật Bản
Họ kết luận rằng có mối liên quan giữa nồng độ acid uric và tỷ lệ hiện mắc giảm phân suất tống máu thất trái (LVEF) và tăng nồng độ peptid lợi niệu não (BNP), cả hai đều được sử dụng làm dấu hiệu của bệnh tim Mối liên quan này vẫn có ý nghĩa thống kê sau khi điều chỉnh các đặc điểm như tuổi tác, giới tính và chỉ số BMI, và các đặc điểm cụ thể của bệnh nhân như hemoglobin và vấn sử dụng thuốc lợi tiểu [33]
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại chỉ ra nồng độ Acid Uric máu tương quan thuận với đường kính thất trái cuối tâm trương, chiều dày thành sau thất trái cuối tâm thu, chiều dày vách liên thất cuối tâm thu và chỉ số khối cơ thất trái Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Khoa với các thông số siêu âm tim đường kính nhĩ trái, đường kính gốc động mạch, đường kính thất trái tâm thu, đường kính thất trái tâm trương, vách liên thất tâm trương, thành sau thất trái tâm trương, chỉ số khối cơ thất trái, phân suất tống máu, phân suất co cơ không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tăng acid uric và không tăng acid uricuric (p>0,05) Sự khác biệt này có thể lý giải do trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Khoa có 54% bệnh nhân phát hiện bệnh gút trên 1 năm và đang sử dụng thuốc hạ acid uric máu.