1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa Vị Pháp Lý Của Người Bào Chữa Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự
Tác giả Hoàng Chí Hiếu
Người hướng dẫn TS. Vũ Gia Lâm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 47,9 MB

Nội dung

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đểlàm sáng tỏ ưu, nhược điểm t

Trang 2

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Gia Lâm Các số liệu sử dụngphân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ rang, đã công bố theo đúng quy

định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích

một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

khác.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Ts.Vũ Gia Lâm

Trang 3

CQDT: Cơ quan điều tra

TTHS: Tố tụng hình sự

TANDTC: Tòa án nhân dan tối cao

VKSNNTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 4

bào chữa

Bảng 1: Lý do trại tạm giam không tạo điều kiện cho người bào chữa chỉđịnh gặp gỡ, tiếp xúc bị can, bị cáo

Trang 5

LUAT TO TUNG HÌNH SỰ HIEN HANH VE DIA VI PHÁP LÝ CUA

NGUOI BAO CHUA TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH

1 1 Khai niệm người bao chữa va địa vị pháp ly cua người bao chữa

trong giai doan điều tra vu án hình sue ccccceceeecccececscceeesseceeesseeeeeseeeees 61.1.1 Khái niệm người bào chữa trong giai đoạn diéu tra vụ án hình sự1.1.2 Khái niệm dia vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều

Chương 2: THỰC TRẠNG THI HANH QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT

TO TUNG HÌNH SỰ VE DIA VỊ PHÁP LÝ CUA NGƯỜI BAO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIÊU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ MỘT

Trang 6

luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn

điều tra vụ án và việc khắc phục một số nguyên nhân này tại Bộ luật tốtụng hình sự năm 20 Š -.- -c c1 SH SH nh nh ch nh ve 492.3 Một số giải pháp bảo đảm thực hiện tốt quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của của người bào chữa trong giai đoạn

điều tra vụ án hình SỰ c1 1201111211 111211 1115511111511 1 115511111221 xk2 64

2.3.1 Giải pháp lập DhÁPD Ăn ST kh tk vu 64 2.3.2 Giải pháp khác cv TT cv 66

45000590177 dd4(ÃHLL,L-F17, 71

Danh mục tài liệu tham kha0o i.e cece eccceeecceceeeecececeeecseeeseuecuseeseaeeaaess

Trang 7

(TTHS) vì đây là giai đoạn thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người

phạm tội, lập hồ sơ vụ án, ra bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tổ bị

can trước tòa án hoặc quyết định khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

(BLTTHS) để giải quyết vụ án hình sự Trong giai đoạn này bị can là đối tượngcủa hoạt động điều tra và họ buộc phải tuân thủ các quyết định của Cơ quan điềutra (CQDT) và họ có thé bị hạn chế một số quyền công dân như quyền tự do di lai,

tự do tiếp xúc với mọi người hoặc bị cách ly tạm thời ra khỏi đời sống xã hội Tuynhiên, trong giai đoạn điều tra bị can cũng được hưởng các quyên luật định, mộttrong những quyền rất quan trọng là quyền bào chữa Quyền bào chữa là mộtphương tiện pháp lý cần thiết mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho bị can để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Bao đảm quyên bào chữa của bị can khôngchỉ là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự ma còn là mộtquy tắc hiến định, được ghi nhận trong Hiến pháp Với quyền bào chữa họ có thé

sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong phạm vi pháp luật cho phép dé bác bỏ lờibuộc tội của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự cho mình Họ có thé trực tiếp thực hiện quyền bào chữa nếu như có được sựhiểu biết nhất định về pháp luật hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình

Trong thực tế trường hợp tự bào chữa rất hiếm vì không phải ai cũng hiểubiết sâu về pháp luật, hơn nữa giai đoạn điều tra trong tổ tụng hình sự là một quátrình rất phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau do đó đòi hỏi người tham gia tốtụng phải có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động này mới có thể thành thục,hiệu quả Hiện nay phổ biến hơn đó là hình thức nhờ người bào chữa Cách thứcnày đem lại hiệu quả cao hon han so với việc tự bào chữa bởi những người bao

chữa thường là những người hoạt động chuyên nghiệp và lâu năm trong lĩnh vực

bào chữa và có vốn hiểu biết nhất định về pháp luật Như vậy khi đề cập đến van

dé bảo đảm quyền bào chữa thì trước hết phải quan tâm đến việc bảo đảm thựchiện các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

Sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn điều tra này có nhiệm vụ tìmkiếm chứng cứ gỡ tội, những tình tiết nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bịcan đồng thời góp phan làm hạn chế vi phạm tổ tụng trong hoạt động điều tra nhưbức cung, nhục hình, góp phần là sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giúp việc

Trang 8

tụng cho thấy quy định của pháp luật về việc tham gia tố tụng của người bào chữatrong giai đoạn điều tra vẫn còn mang tính hình thức, thiếu cơ chế bảo đảm việctham gia tố tụng của người bào chữa trên thực tiễn Nhiều trường hợp người bàochữa bị cản trở, làm khó, không được cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, khôngđược gặp gỡ bị can, tham gia hỏi cung và tham gia các hoạt động điều tra khác dẫnđến hệ qua là người bào chữa dường như bị gạt ra khỏi hoạt động tố tụng trong giaiđoạn điều tra và không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can tronggiai đoạn này Nhiều Cơ quan điều tra, Điều tra viên chưa nhận thức được vai tròcủa người bào chữa, coi thường các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, xâmphạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của bị can, tình trạng mơm cung, bức cung,nhục hình vẫn còn xảy ra dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm, sự thật vụ án không

được làm sáng tỏ.

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình

sự về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đểlàm sáng tỏ ưu, nhược điểm trong quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng

áp dụng các quy định đó nhăm đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định củapháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điềutra và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật được thực thi có hiệuquả là việc hết sức cần thiết Vì vậy, tac giả mạnh dan lựa chọn đề tài “Dia vị pháp

ly cua người bào chữa trong giai doan điều tra vụ án hình sw” làm đề tài Luận

văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Trong khoản hơn 10 năm gần đây, có khá nhiều các công trình nghiên cứu,sách báo, bài viết có giá trị liên quan đến người bào chữa nói chung và người bàochữa trong giai đoạn điều tra nói riêng

Đề cập đến người bào chữa có luận án tiến sỹ luật học cửa tác giả Hoàng ThịSơn, năm 2003, “7 hực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong to tung hinhsự”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đỗ Dinh Nghia, năm 2004, “Dia vị pháp

lý của người bào chữa trong Luật Tô tụng hình sự Việt Nam, những van đề lý luận

và thực tién”; Luận van thạc sĩ cua tac gia Pham Văn Hiên, nam 2015, “Bảo dam

Trang 9

điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật to tung hinh

sự năm 2003” đăng ở tạp chi Nha nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật,

Số 5/2004 và “Thực trạng hoạt động của luật su - người bào chữa qua hơn mộtnăm thi hành Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003” đăng ở tạp chí Kiểm sát, ViệnKiểm sát nhân dân tối cao, Số 24/2005; bài viết của tác giả Dinh Văn Qué, “Chéđịnh người bào chữa” đăng ở Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, Số3/2004; bài viết của tác gid Phạm Thanh Bình, “Cần bảo đảm các quyền và nghĩa

vụ của người bào chữa” đăng ở tạp chi Toà án nhân đân" Toà án nhân dân tôicao, Số 15/2004; của tác giả Nguyễn Tiến Long, “Một số giải pháp dé bao damquyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi tranh tụng trong phiên toà xét xử hình

sự ” đăng ở tạp chí Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 17/2005; bài viếtcủa tác giả Nguyễn Văn Tuân, “Dia vị pháp lý và mối quan hệ của người bào chữavới bị can bị cáo trong tô tụng hình sự” đăng ở tạp chí Dân chủ và Pháp luật Bộ

Tư pháp, Số 11/2008; Bài viết của tác giả Hồ Bá Võ, “Thi tuc nào để người bào

chữa gặp thân chủ nơi giam giữ "đăng ở tạp chí Toà an nhân dân, Toa án nhân dân

tối cao, Số 16/2010; Bài viết của tác giả Vũ Huy Khánh, “Các yếu t6 bảo đảm sựtham gia tô tụng của người bào chữa trong giai đoạn diéu tra vụ án hình sự ” đăng

ở Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tối cao, Số 8/2013 Các cơ quan tư pháp,các học giả và giới luật sư cũng đã tổ chức nhiều công trình nghiên cứu, hội thaochuyên đề về người bào chữa

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu tập trung nghiên cứudia vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự nói chung hoặc trong giaiđoạn xét xử nói riêng, khi đề cập đến quyền của người bào chữa trong giai đoạnxét xử thi các tác giả chỉ đề cập đến một số quyền cụ thé mà chưa có tác giả nào đi

sâu nghiên nghiên cứu toàn diện địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn

điều tra

3 Mục dich, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích trước hết là làm rõ các

vân đê lý luận về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điêu tra vụ án

Trang 10

quy định của pháp luật tô tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người bào chữatrong giai đoạn điều tra Từ đó tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế, bấtcập trong thực tiễn áp dụng và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao địa vịpháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bảo đảm tốt hơnquyền bào chữa của bị can.

3.2 Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số vấn đề chung về địa vịpháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; các quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bào chữatrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; thực trạng thi hành các quy định về quyền

và nghĩa vụ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra dé tìm hiểu những hạnchế, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc đó dé kiến nghị giải phápbảo đảm nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra.Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu làm rõ khái niệm người bào chữa; người bào chữa trong giai đoạn

điều tra vụ án hình sự; địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự; ý nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của người bào chữa trong

giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nghiên cứu quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo trình tự thủtục chung, và một số quy định pháp luật khác có liên quan như Luật luật sư 2006sửa đổi bổ sung năm 2012, Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của BộCông an “Quy định chỉ tiết thi hành các quy định của BLTTHS liên quan đến việcbảo đảm quyên bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sw”

Nghiên cứu thực trạng thi hành quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiệnhành về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sựtrong phạm vi cả nước trong thời gian chủ yếu từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm

2003 có hiệu lực đến trước ngày Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực

4 Câu hỏi nghiên cứu:

Đề tài giúp trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau: Khái niệm người bào chữa và địa

vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vu án hình sự là gi? Quyđịnh pháp luật về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra như

Trang 11

nâng cao địa vị pháp lý người bào chữa trong giai đoạn điều tra là gì ?

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác —Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà nước và Phápluật, nhất là quan điểm của Đảng ta về quyền con người, cải cách tư pháp, dau

tranh phòng chống tội phạm, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Các phương pháp dé thực hiện đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp, lich

sử, so sánh, thống kê Ngoài ra dé thực hiện đề tai tác giả còn tham khảo các tuliệu thực tiễn, các ý kiến của các nhà chuyên môn về tố tụng hình sự

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bồ sung lý luận

về người bào chữa trong tố tụng hình sự nói chung, xây dựng và phát triển lý luận

về địa pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra nói riêng Luận văn cóthể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng chocác cơ quan lập pháp như một nguồn tham khảo để hoàn thiện luật tố tụng hình sựliên quan đến chế định người bào chữa trong tương lai Các cơ quan tiến hành tốtụng, người bào chữa, người bị buộc tội có thé sử dụng như một tài liệu thực hành

trong việc thực hiện và bảo đảm địa vị pháp lý cho người bào chữa trong giai đoạn

Chương 2 Thực trạng thi hành quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và một

sô kiên nghị

Trang 12

BAO CHỮA TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VỤ AN HÌNH SU

1 1 Khái niệm người bao chữa va dia vị pháp lý của người bào chữa trong

giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Khái niệm người bào chữa đã không còn xa lạ, tuy nhiện hiện nay trong khoa

học pháp lý và thực tiễn t6 tụng có những cách hiểu khác nhau về người bào chữa.Một số tác giả khi nghiên cứu chế định người bào chữa thường tự xây dựng kháiniệm người bào chữa từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về người bào

độ khái quát: “Người bào chữa là một loại người tham gia tô tụng, có địa vị pháp

lý riêng không phụ thuộc vào địa vị pháp lý của người bị tạm giam, bị can bị cáo” [32] Bộ luật TTHS Liên bang Nga năm 2001 đưa ra khái niệm người bào chữa

trong TTHS : “người bào chữa là người thực hiện việc bảo vệ các qyền và lợi íchcủa người bị tình nghỉ và bị can và giúp họ về mặt pháp lý trong quá trình tô tungdoi với vụ án theo thủ tục quy định theo Bộ luật này ”

Người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liênquan đến vụ án Họ tham gia tố tụng là nhằm dé bảo vệ các quyền và lợi ich hợppháp cho người bị buộc tội Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng

mà chỉ là người tham gia tố tụng Từ “tham gia” nói lên tính chất, vai trò của ngườibào chữa “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào mộthoạt động chung nào đó, do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến hành.Hơn nữa, người bào chữa không phải là người được nhân danh quyên lực nhà nước

và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những người tiễn hành tố tụng.Bên cạnh đó, cũng không thé đồng nhất khái niệm người bào chữa với người bảo

vệ quyên lợi của đương sự.

Trang 13

người tiến hành tố tụng Hoạt động của người bàochữa tuy không phải là hoạt động

tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gan chặt với hoạt động tư pháp, bổ trợ cho hoạtđộng tư pháp Hoạt động của người bào chữa có thể xem như một công cụ hữuhiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng

của mình.

Cơ sở cho sự hiện diện của người bào chữa trong TTHS xuất phát từ hợpđồng dịch vụ pháp lý giữa họ với người bị buộc tội (hoặc với người đại diện hợppháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tốtụng Trong trường hợp đặc biệt do BLTTHS quy định, nếu người bị buộc tội hoặcngười đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thi các co quan tiễnhành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và di nhiên ngaytrong trường hợp này sự tham gia của người bào chữa cũng phải được sự đồng ý

của người bị buộc tội.

Theo luật thực định có đề cập đến người bào chữa như sau: Người bào chữa

có nghĩa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can,

bị cáo [25] Một trong những lý do dẫn đến việc các tác giả đề xuất các khái niệmkhác nhau về người bào chữa là vì BLTTHS năm 2003 không đưa ra khái niệm vềngười bào chữa BLTTHS năm 2003 chỉ tập trung quy định về chủ thể, quyền vànghĩa vụ, việc lựa chọn và thay đôi người bào chữa trong Tố tụng hình sự

Một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS là nguyên tắc bảo đảm quyềnbào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Đây là một nguyên tắc hiến địnhđược ghi nhận tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 “Người bị bắt, tạm giữ,tạm giam, khởi tố, diéu tra, fruy 16, xét xử có quyền tu bào chữa, nhờ luật su hoặcngười khác bào chữa ” và là nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng hình sự, được quyđịnh tại Điều 11 BLTTHS năm 2003: “Người bi tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền

tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan diéu tra, Viện kiểm sát, Tòa

án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bàochữa của họ theo quy định của Bộ luật nay” Thực hiện quyền bào chữa của người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều kiện cần thiết để các cơ quan tiễn hành tố tụng xử

lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Theo như quy định tại Điều 11BLTTHS năm 2003 thì người bi tạm giữ, bi can, bi cáo có quyền tự mình bào chữa

Trang 14

tụng cấp chứng nhận bào chữa, tham gia tố tụng dé đưa ra những tình tiết xác địnhngười bị tạm giữ, bi can, bi cáo vô tội, những tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự của người bị tam giữ, bi can, bi cáo và giúp đỡ người bị tam giữ, bị can, bi cáo

về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Khoản I Điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa có thê là luật

sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên

nhân dân Khoản 2 Điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định những người khôngđược bào chữa: “a) Người đã tiễn hành tô tụng trong đó; người thân thích củangười đã hoặc đang tiến hành tô tụng trong vụ án đó; b) Người tham gia trong vụ

án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch ” Người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trao toàn bộ

hoặc một phần quyền bào chữa của mình dé tham gia bảo vệ quyên lợi của họ Vì

vậy, người bao chữa do người bi tạm giữ, bi can, bi cáo hoặc người đại diện hợp

pháp của họ lựa chọn; người bào chữa có thé bi thay đôi hoặc bị từ chối Việc

người bào chữa đại diện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bào chữa cho họ

không làm mat đi quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm người bào chữa trong TTHSnhư sau: Vgười bào chữa trong tô tụng hình sự là người tham gia tô tụng để chứng

minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp

người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ,thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trong phạm vi đề tài này, cần thiết phải xây dựng khái niệm người bào chữatrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Đề đưa ra khái niệm khái niệm người bàochữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trước hết cần xuất phát từ việc phânchia quá trình tố tụng để giải quyết vụ án hình sự thành các giai đoạn khác nhau.Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự có thêđược định nghĩa là: Bước của quá trình tô tụng hình sự tương ứng với chức năngnhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thé tiễn hành tô tung

có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắtdau và thời điểm kết thúc dé giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và kháchquan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phan củng có pháp chế và trật tự pháp

Trang 15

đặc điểm chung cơ bản mà bắt kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào cũng bắt buộc phải

có:

Một là, giai đoạn td tung hinh su phai giai quyét một nhiệm vụ nhất định của

tố tụng hình sự tương ứng với mục đích của hoạt động tố tụng mà các chủ thé tiếnhành tố tụng hướng tới Ví dụ: giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định một

sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm dé ra quyết định khởi tố

hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Hai là, mỗi giai đoạn tố tụng mang đặc thù về chủ thể có thấm quyền tiếnhành tố tụng Ví dụ: Điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự chỉ có hai loại chủthể tiến hành tố tụng là Cơ quan có thâm quyền điều tra trong đại đã số nhữngtrường hợp và Viện kiểm sát trong một số ít trường hợp

Ba là, mỗi giai đoạn tố tụng có đặc thù về hành vi tố tụng và hình thức vănbản tổ tụng để giải quyết nhiệm vụ tương ứng của giai đoạn đó Ví dụ: các hoạtđộng tố tụng trong giai đoạn khởi tố không thé hiện tính cưỡng chế nhưng hoạtđộng trong giai đoạn điều tra lại mang tính cưỡng chế cao

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai, trong đó cơ quan

có thâm quyền điều tra tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập chứng cứnhằm phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việcthực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm choviệc bồi thường thiệt hại về vật chat do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyếtđịnh: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án

đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra

vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biệnpháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạmtội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các

cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòngngừa tội phạm Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người)tiến hành tổ tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúcbằng bản kết luận điều tra và quyết định của Cơ quan Điều tra về việc đề nghị

Viện kiêm sát truy tô bi can trước Toa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Trang 16

Từ những phân tích trên chúng ta có thể khái quát khái niệm về giai đoạnđiều tra như sau: Diéu tra là giai đoạn tô tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩmquyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật to tung hình sự quy định để xác định tộiphạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án [35, tr 263].

Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn điều tra này được thể hiện trên các bìnhdiện chủ yếu là:

Thứ nhát, điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tưpháp hình sự của cơ quan (người) tiễn hành có thẩm quyền đối với mỗi hành viphạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việcthực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng làmột trong những phương tiện cơ bản dé thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏitrách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội

phạm.

Thứ hai, điều tra vụ án hình sự cũng góp phân loại trừ một thái cực kháctrong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết địnhkhởi tố bi can một cách không thận trọng, thiếu chính xác va do vậy, có thé sẽ kéomột loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự

ở các giai đoạn tố tụng hình sự như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của

Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội.

Thứ ba, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản vàquan trọng dé tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dan trongcác giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng vớicác giai đoạn té tụng hình sự khác góp phan có hiệu quả vào cuộc dau tranh phòng

và chong tội phạm trong toàn xã hội

Trong giai đoạn điều tra, người bào chữa tham gia tố tụng để thực hiện chức

nang bao chữa trong TTHS với mục tiêu là chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự cho bị can, giúp bị can về mặt pháp lý trong việc bảo vệ quyềnlợi của họ Dé thực hiện chức năng của mình người bào chữa sử dụng mọi biệnpháp hợp pháp, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm, quyền và nghĩa vụ của mình.Vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra thể hiện ở các hoạt động màngười bào chữa tham gia trong giai đoạn này Trong giai đoạn điều tra, hoạt độngcủa người bào chữa va co quan tiến hành tố tụng đều hướng tới mục đích là xácđịnh sự thật của vụ án, bảo đảm các chứng cứ của vụ án được điều tra, thu thập

một cách chính xác và khách quan, bảo đảm cho bị can thực hiện các quyên và

Trang 17

nghĩa vụ của mình Sự tham gia của người bao chữa trong giai đoạn điều tra khônglàm cản trở công tác điều tra vụ án của Điều tra viên, trái lại hoạt động của hai bênlại có mối quan hệ thúc đây bổ sung cho nhau Sự có mặt của người bào chữa khiCQDT tiến hành hỏi cung đối với bi can không chi là chỗ dựa tinh thần cho bị can

ma còn tránh được việc nhục hình, bức cung, mom cung góp phần nâng caotính khách quan của hoạt động điều tra Đặc biệt, việc người bào chữa tham giavào các hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điềutra, xem xét dấu vét thân thé cũng cần thiết cho việc thu thập thông tin, tài liệu

có ý nghĩa đối với việc bào chữa Thông qua việc có mặt tại các hoạt động điều tranày, người bào chữa có thé phát hiện được những mâu thuẫn trong các tình tiết của

vụ án hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, tình tiết có ýnghĩa minh oan cho bị can trong trường hợp bị can vô tội, hạn chế tình trạng oansai trong tố tụng hình sự

Từ những nghiên cứu trên, có thê đưa ra khái niệm người bào chữa trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Người bào chữa trong giai đoạn diéu tra vụ

án hình sự là người tham gia to tung trong giai doan điều tra do được lựa chonhoặc chỉ định để bào chữa cho bị can nhằm chứng minh sự vô tội hoặc làm giảmnhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, giúp bị can về mặt pháp lý dé bảo vệ quyên và

lợi ích hợp pháp của bị can.

1.1.2 Khái niệm địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều

tra vu an hình sự

Theo Từ điển luật học thi: “Dia vi pháp lý của chủ thé pháp luật thé hiệnthành một tổng thé các quyển và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lậpcũng như giới hạn khả năng của các chủ thể trong các hoạt động của mình Thôngqua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luậtkhác, dong thời, cũng có thé xem xét vị trí và tam quan trọng của chủ thể pháp luật

trong các moi quan hệ pháp luật” [37, tr 268].

Quyền của chủ thể là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho chủ thểđược hưởng, được làm, được đòi hỏi [38, tr 815] Nói cách khác, quyền chu thé làkhả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép Nói

là khả năng có nghĩa là chủ thể có thể lựa chọn giữa việc xử sự theo cách thức màmình được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy Nghĩa vu là việc mà phápluật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác [38, tr 679]

Trang 18

Nghĩa vụ chủ thể là cách thức xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải thực hiệnnhằm thực hiện quyền của chủ thé khác.

Khi một người có địa vị pháp lý là người bào chữa thì họ sẽ có các quyền vànghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật Quyền và nghĩa vụ của người bàochữa được quy định cụ thé tại Điều 58 BLTTHS năm 2003

Do vậy, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thê trong quan hệ pháp luật

có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi chủ thê Đối với chủ thê có địa vị pháp

lý thì sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình Còn đối vớicác chu thé khác việc nam vững địa vị pháp lý của chủ thé trong quan hệ pháp luật

sẽ giúp họ không xâm phạm đến quyên và nghĩa vụ của người khác

Từ những phân tích trên, có thê đưa ra khái niệm địa vị pháp lý của người bàochữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Dia vị pháp lý của người bàochữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là tổng thé các quyền và nghĩa vụpháp by mà pháp luật quy định cho người này trong giai đoạn diéu tra vụ án hình

sự nhằm thực hiện chức năng bào chữa

1.2 Ý nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của người bào chữa trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự

Trong TTHS, việc nam vững địa vị pháp lý của các chủ thé có vai trò rấtquan trọng Bởi vì, việc giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giaiđoạn khác nhau Tại mỗi giai đoạn tố tụng thì địa vị pháp ly của các chủ thể thamgia tô tụng cũng không giống nhau Khi đó, việc xác định cụ thể, rõ ràng điạ VỊpháp lý của các chủ thể này sẽ đảm bảo cho việc thực hiện đúng các quy định củapháp luật tố tụng, đảm bảo cho việc xác định sự thật vụ án Như vậy, có thê thấyviệc năm vững địa vị pháp lý của các chủ thể có ý nghĩa rất lớn trong việc giảiquyết vụ án, đảm bảo đúng người, đúng tội

- Ý nghĩa chính trị:

Quyền bao chữa cua bị can, bi cáo là một nguyên tắc hiến định, việc quy địnhngười bào chữa không chỉ thé hiện tính dân chủ, khách quan của Nhà nước ta tronghoạt động tố tụng, mà còn đảm bảo thực hiện quyền tự do, dân chủ của công dân

Do đó, việc quy định địa vị địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điềutra nhằm đảm bảo tốt nhất quyền bào chữa của bị can được thực hiện trên thựctiễn, phù hợp với nguyên tắc hiến định này Bảo đảm quyền bao chữa của người bịbuộc tội trong thực té không chỉ là nét dân chu của luật TTHS mà di xa hon là nó

Trang 19

đã tạo điều kiện cho TTHS đạt được mục đích đặt ra, trong đó có mục đích bảo vệ

có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Ngoài ra, quy định địa vị pháp lý của người bào chữa cũng góp phần vào việcxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tỉnh thần các chủ trương,chính sách của Đảng và nhà nước ta Việc tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền củangười bào chữa sẽ làm các Cơ quan tiến hành tố tụng không lạm dụng quyền lựccủa mình dẫn tới oan sai cho người bị buộc tội Mặt khác, người bào chữa sẽ dùngcác biện pháp trong khuôn khổ pháp luật để cùng với Cơ quan tiến hành tố tụnggiải quyết vụ án đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ

nghĩa, tạo lòng tin trong nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

- Ý nghĩa xã hội:

Việc quy định địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra thểhiện tính nhân đạo, dân chủ của chế độ Pháp luật quy định quyền bào chữa củangười bị buộc tội đã tạo điều kiện tố đa cho họ bảo vệ mình trước pháp luật mộtcách triệt để Nhà làm luật quy định mở rộng quyền cho người bào chữa khi thamgia vào giai đoạn điều tra nhằm bảo đảm cho người bào chữa những công cụ cầnthiết dé bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can cũng chính là sự đảm baocho trạng thái xã hội — Nhà nước cân băng, cũng cô nền pháp chế dân chủ Đồngthời, từ việc quy định đó đã đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bịbuộc tội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 6n định tình hình trật tự xã hội Bêncạnh đó thông qua việc bào chữa, người bào chữa còn góp phan nâng cao ý thứcpháp luật của người tham gia tố tụng, người dân; củng cô niềm tin của người dânvào sự công minh của pháp luật; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho bị can, bịcáo và những người khác Việc quy định địa vị pháp lý của người bào chữa còn thể

hiện tính nhân đạo trong TTHS, nó giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực

hiện việc bảo vệ mình trước pháp luật một cách triệt đề

- Ý nghĩa pháp lý:

Việc quy định địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tranhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam Có thể nói sựtham gia tố tụng của người bào chữa là rất cần thiết Bởi lẽ, việc quy định địa vị

pháp lý của người bào chữa chính là việc thực hiện một trong các nội dung cơ bản của nguyên tac bảo đảm quyên bào chữa của người bị tam giữ, bị can, bi cáo Khi

Trang 20

tham gia tố tụng, người bào chữa sẽ đưa ra những chứng cứ, dùng lập luận củamình để minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Người bào chữa tham gia TTHS sẽ tạo thêm cơ hội trong việc bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; đồng thời góp phần giúpgiải quyết vụ án một cách khách quan, sự thật của vụ án được làm rõ Từ đó giúp

cơ quan tiễn hành tố tụng ra được một bản án công minh, chính xác, tránh được

việc buộc tội oan cho người vô tội.

Sự tham gia của người bào chữa ở giai đoạn điều tra không chỉ mở rộngnhững nguyên tắc dân chủ trong TTHS mà còn nâng cao chất lượng điều tra, tăngcường pháp chế trong giai đoạn điều tra Việc bào chữa kiên định lập trường gỡtội, chống lại sự buộc tội của cơ quan có thầm quyền tiến hành tố tụng trong vụ anhình sự không những không cản trở mà còn thúc day cuộc đấu tranh phòng chốngtội phạm, giúp khắc phục những sai lầm trong việc xử lý vụ án Bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo băng những phương tiện hợp pháp, người bàochữa thé hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền con người, quyền côngdân, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở Việt nam

Hoạt động cử người bào chữa giúp hoạt động điều tra tuân thủ đúng dan phápluật hơn nếu họ được tham gia tô tụng ngay từ đầu thì người bị bắt, bị can sẽ đượctrợ giúp để hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình Họ sẽ ổn định được tâm lý.Lúc đó, việc khai báo của họ sẽ chính xác nhất về quá trình phạm tội (nếu có), họ

sẽ có cơ hội lý giải những điều mình không thực hiện hoặc những van đề đang bịoan ức cần người bào chữa trợ giúp

Mặt khác, có mặt người bào chữa ngay từ đầu chắc chắn không có điều traviên nào lại lay lời khai bằng hình thức bức cung, nhục hình Ngược lại, sự có mặtcủa người bào chữa sẽ giúp cho việc chuẩn bị lấy khẩu cung của điều tra viên kỹcàng hơn, việc thu thập chứng cứ dé đối chứng với lời khai sẽ được thực hiện đúngtrình tự tố tụng Dưới góc độ này, người bào chữa còn là một kênh giám sát việctuân thủ pháp luật tổ tụng của người tiến hành tố tụng Hay nói cách khác, sự cómặt của luật sư sẽ giúp cho hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của pháp luậthơn, quyền con người, quyên của bị can theo quy định sẽ được bảo đảm Lúc đóvai trò của người bao chữa thực sự là người cùng cơ quan tiến hành tố tụng gópphan bảo vệ công ly và bảo vệ pháp chế

Trang 21

1.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lýcủa người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận một cách khá đầy đủ và toàn diệnnhất về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cũng như những cơ chế đảm bảocho các quyền đó được thực hiện trong thực tế, là cơ sở pháp lý vững chắc đểngười bào chữa có thể thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của người bị tam giam, bịcan trong giai đoạn điều tra Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy địnhchủ yếu tại Điều 58 BLTTHS năm 2003 và một số điều khác của Bộ luật này

1.3.1 Quyên của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ ấn hình sựTheo quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2003, người bào chữa có thé thamgia tố tụng vào một trong ba thời điểm: khi khởi tố bị can; khi có quyết định tạmgiữ; đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong trường hợp cần giữ bí mắt điềutra người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra theo quyết định của Việntrưởng Viện kiểm sát

Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa có ý nghĩa quan trọng đối vớihoạt động bào chữa của họ trong suốt quá trình giải quyết vụ án Đối với mỗi vụ án

cụ thé người bào chữa được tham gia tố tụng vào thời điểm nào ảnh hưởng đến khảnăng tham gia tìm hiểm, theo dõi vụ án đó Được tham gia tố tụng càng sớm thingười bào chữa càng có có điều kiện thực hiện đầy đủ các quyên luật cho phép để

thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bào chữa của mình.

Khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định quyền của người bào chữatrong giai đoạn điều tra như sau:

- Có mặt khi hỏi cung bị can và nếu Điểu tra viên đồng ÿ thì được hỏi bị canTheo quy định tại Điều 49 BLTTHS năm 2003, bị can có quyên trình bày lờikhai về những van đề liên quan đến vụ án mà họ bị khởi tố Vì Bộ luật tố tụng hình

sự quy định đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can nên nhiều khi bị can

đã sử dụng quyền này để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứngminh minh vô tội hoặc phạm tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tô hay đưa ranhững tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình Tuy nhiên trong trườnghợp mà họ từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịutrách nhiệm về hành vi đó Ngược lại, nếu họ có thái độ khai báo thành khẩn thì đólại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm pkhoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999,

Trang 22

Trong mọi trường hợp thì CQDT cũng cần tôn trọng quyền được trình bay lời

khai cua bi can Bởi vì thông qua lời khai của bị can — người bi cho là đã có hành

vi phạm tội ta có thé xác định được sự thật một cách khách quan Đặc biệt trongmọi trường hợp, người tiến hành tô tụng không được phép dùng các biện pháp tráipháp luật để buộc bị can phải khai báo Điều đó sẽ dẫn đến sai lầm trong kết quảđiều tra vụ án Và quan trọng hơn là việc làm đó của người tiễn hành tố tụng đã viphạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyên của bị can

Theo quy định tại điểm a khoản 2, điều 58 BLTTHS năm 2003, người bàochữa có quyền có mặt khi điều tra viên hỏi cung bị can Việc người bào chữa cómặt khi CQDT hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ

án hình sự bởi nó không những làm cho bị can yên tâm về mặt tinh thần và luôn cóniềm tin rằng mình sẽ không bao giờ bị oan hoặc phải chịu mức án nặng hơn so

với mức độ phạm tội cua minh mà sự có mặt của người bao chữa trong hoạt động

này còn khiến Điều tra viên can trọng, khách quan, có trách nhiệm hon trong khi

thực hiện công việc Mặt khác, việc có mặt của người bào chữa trong khi hỏi cung

bị can sẽ tạo cho bị can 6n định tâm lý hơn khi trả lời các câu hỏi của Điều traviên, tránh trường hợp do bị sức ép về tâm lý dẫn đến khai khai bừa, khai âu,

không nhận thức được hậu quả của việc khai báo gian dối Qua đó, tránh trường

hợp người bị buộc tội phản cung tại tòa sau khi xét xử và đồ tội cho Điều tra viên

ép cung, dùng nhục hình trong giai đoạn điều tra khiến việc giải quyết vụ án gặp

khó khăn.

Cụ thê hơn theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 70/2011/TT-BCAcủa Bộ công an ngày 10 tháng 10 năm 2011 Quy định chi tiết thi hành các quyđịnh của BLTTHS năm 2003 liên quan đến việc bảo đảm quyền bao chữa tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự nêu rõ: Điều tra viên phải tiễn hành các thủ tục

theo quy định của pháp luật trước khi người bào chữa có mặt tại cuộc hỏi cung bị

can (bảo đảm người bào chữa không được sử dụng điện thoại, các thiết bị ghi âm,ghi hình ); giải thích quyền và nghĩa vụ của người bào chữa có mặt khi Điều traviên hỏi cung bị can Khi hỏi cung bị can, Điều tra viên và người bào chữa phảithực hiện theo quy định của điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS, nội quy Trại tạmgiam và các quy định pháp luật có liên quan khác Nếu phát hiện người bào chữa

vi phạm pháp luật thì phải dừng ngay việc lay lời khai, hỏi cung và lập biên bản về

việc này, báo cáo Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQDT xử lý.

Trang 23

Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can nếu Điều tra viên đồng ý

cho người bào chữa được hỏi bị can thì phải ghi câu hỏi của người bào chữa, câu

trả lời của bị can vào biên bản hỏi cung bị can Khi kết thúc việc hỏi cung, Điều traviên phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lay lời khai, biênbản hỏi cung, sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi, trả lời thì yêu cầu ngườibào chữa ký vào biên bản Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xácnội dung câu hỏi và trả lời, người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sunghoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản Khi người bào chữa đề nghị,Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực tế của người bào chữa thamgia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án

Khi đã nắm bắt được thời gian hỏi cung bị can của Điều tra viên thì ngườibào chữa cần lập một kế hoạch cụ thể để tham gia vào buổi hỏi cung đó như kiếnnghị với Điều tra viên cần phải làm rõ những vấn đề gì, chuẩn bị các câu hỏi để hỏingười bị tạm giữ, bị can Tùy từng vụ án khác nhau mà người bào chữa chuẩn bị

những câu hỏi khác nhau Ví dụ, trong các vụ án mà người bị tạm giữ, bị can bị bắtquả tang người bào chữa phải đặt những câu hỏi khác với những câu hỏi mà bị can

không bị bắt quả tang; trong những vụ án có đồng phạm, người bào chữa cần đặtcâu hỏi để làm rõ vị trí vai trò của người bị tạm giữ, bị can trong s6 các đồngphạm; đặt các câu hỏi về mối quan hệ của người bị tạm giữ, bị can với các đồngphạm khác và đặt những câu hỏi để xác định rõ bị can tham gia vụ án có phải do bị

ép buộc, lôi kéo không ? Khi tham gia tố tụng trong những vụ án về các tội phạm

mà Bộ luật hình sự quy định dấu hiệu định lượng trong cấu thành tội phạm (các tộiphạm về ma túy, các tội phạm xâm phạm sở hữu ) thì người bào chữa lại đặtnhững câu hỏi khác với các vụ án mà dấu hiệu định lượng không có ý nghĩa quyếtđịnh đến tội danh và hình phat Ví dụ: khi tham gia bào chữa cho người bi tạm giữ,

bị can bị truy tổ về tội “trộm cắp tài sản”, nếu việc xác định giá trỊ tài sản trộm cắpchưa chính xác, có thể gây bất lợi cho thân chủ của mình thì người bào chữa cầnđặt các câu hỏi để làm rõ giá trị tài sản trong từng thời điểm (giá trị tài sản khingười bi hại mua tài san, giá tri tài sản khi bị chiếm đoạt) Qua các câu hỏi đó,người bào chữa làm rõ tính chất của hành vi phạm tội (hành vi bị truy tố theokhoản nào của điều luật) Trong những trường hợp giá trị tài sản nói riêng hoặc giátrị của đối tượng của tội phạm nói chung không thể xác định một cách chinh xácthì người bào chữa có quyền dé nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giámđịnh hoặc làm công văn hỏi co quan thẩm định giá

Trang 24

Trong những trường hợp Điều tra viên đặt những câu hỏi có tính chat mớmcung hoặc bức cung đối với bị can thì luật sư không nên phản ứng gay gắt với Điềutra viên bởi làm mat hay hạ thấp uy tín của Điều tra viên trước mặt bị can là điềutối ky Trong trường hợp này người bị tạm giữ, cần khéo léo, tế nhị đề nghị Điềutra viên không nên hỏi những câu hỏi đó hoặc người bị tạm giữ, đề nghị đặt nhữngcâu hỏi cho thân chủ của mình dé phản bác lại câu hỏi của Điều tra viên.

Trong khi Điều tra viên hỏi cung thì người bào chữa phải chú ý lắng nghe,theo dõi các câu hỏi và câu trả lời, để từ đó có thể hình dung được diễn biến của

vụ án, giúp đưa ra nhận định chính xác bi can có phạm tội hay không, nếu có thìphạm tội danh gi, tình tiết, dộng cơ, mục đích ra sao dé định hướng cho việc bào

chữa có hiệu quả.

- Dé nghị Cơ quan diéu tra bdo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bịcan để có mặt khi hỏi cung bị can

Đây là quy định nhằm dam bảo thực hiện quyền được có mặt khi CQDT (điềutra viên) hỏi cung bị can, được hỏi bị can nếu điều tra viên đồng ý Quyền nàyđược quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 Điều 131BLTTHS 2003 quy định về thời điểm hỏi cung bị can phải tiến hành ngay sau khi

có quyết định khởi tố bị can Có thê hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặctại nơi ở của người đó Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi

tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều

49 của Bộ luật tố tụng hình sự Việc này phải được ghi vào biên bản Nếu vụ án cónhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau Có thể cho

bị can tự viết lời khai của mình Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợpkhông thé trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản

Thời gian và địa điểm hỏi cung theo quy định tùy thuộc vào sự chủ động sắpxếp của Điều tra viên Trong thực tiễn, người bào chữa thường bị lệ thuộc vào sựsắp xếp này nên khó chủ động trong việc tham gia cuộc hỏi cung Nếu người bàochữa muốn thực hiện được quyền có mặt khi CQĐT hỏi cung thì vẫn phải đề nghị

dé được CQDT báo trước thời gian và địa điểm

Cụ thé theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 70/2011/TT — BCA sau khi ngườibào chữa được cấp giấy chứng nhận người bào chữa, Điều tra viên phải giao cácquyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa cho người bào chữa vàthông báo cách thức liên lạc của CQDT, Điều tra viên với họ khi cần thông báo vềthời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can Điều tra viên

Trang 25

phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị cancho người bào chữa trước 24 (hai mươi bốn) giờ, trường hợp người bào chữa ở xa

có thé thông báo trước 48 (bốn mươi tám) giờ, trường hợp không thé trì hoãn đượcviệc lay lời khai người bi tạm giữ, hỏi cung bị can thì Điều tra viên tiến hành laylời khai, hỏi cung và sau đó phải thông báo cho người bào chữa biết

- Có mặt trong những hoạt động điều tra khác; Được xem các biên bản vềhoạt động tô tung có sự tham gia của minh và các quyết định to tụng liên quan đến

người mà mình bào chữa.

Trong giai đoạn điều tra có rất nhiều hoạt động khác ngoài hoạt động hỏicung như: thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,đối chất, nhận dạng Tại điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy địnhngười bào chữa có quyền tham gia vào các hoạt động điều tra khác Quy định nàykhông chỉ giúp người bào chữa nắm chắc hơn về tình tiết liên quan đến vụ án củng

cố luận cứ bào chữa của họ mà còn buộc Điều tra viên phải tiến hành tổ tung đúngtrình tự, thủ tục Bộ luật tố tụng đã quy định Tuy nhiên luật chưa quy định cụ thêngười bào chữa được có mặt trong các hoạt động điều tra nào khác và trình tự, thủtục khi tham gia các hoạt động điều tra này

Điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 cũng quy định người bào chữa cóquyền xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyền nay

xuất phát từ việc thực hiện quyền có mặt khi CQDT hỏi cung bị can va có mặt

trong các hoạt động điều tra khác Trước khi kết thúc điều tra người bảo chữa chỉđược xem các biên bản mà mình có mặt trong các hoạt dộng điều tra đó Các biênbản đó chính là nguồn chứng cứ mà từ nội dung phản ánh trong đó có thé rút rachứng cứ giúp người bào chữa thực hiện nhiệm vụ bao chữa của mình Quyền xemcác biên bản đó giúp người bào chữa kiểm tra, xác định nội dung liên quan có phảnánh đúng thực tế vụ án và kết quả hoạt động điều tra mà mình đã tham gia haykhông Nếu xác định nội dung biên bản phản ánh không đúng thực tế có thể gâybất lợi cho người mà mình bào chữa thì người bào chữa có quyền yêu cầu Điều traviên sửa chữa, bô dung vào biên bản nếu yêu cầu chính đáng của người bào chữakhông được đáp ứng thì họ có quyền từ chối ký vào biên bản

Các quyết định liên quan đến bị can mà người bào chữa có nhiệm vụ bảo vệ

đó là quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tam giam, quyết định phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam bị can của Viện kiểm sát Đây là những quyết định tố tụng mà người bị ảnh hưởng chính là bị can Khi cơ quan,

Trang 26

người có thầm quyền tiến hành tố tụng ban hành các quyết định đó, ngay lập tức bịcan có thé phải chịu hậu quả pháp lý bat lợi, đó là họ có thé bị tước bỏ hay hạn chếmột số quyền công dân Việc quy định người bào chữa có quyền này nhăm giúpngười bào chữa xác định các quyết định đó có đúng trình tự, thủ tục tố tụng và cóxâm phạm đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội hay không để kịp thời khiếunại, tố cáo hoặc kiến nghị dừng ngay việc thực hiện.

- Đề nghị thay đổi người tiến hành tô tụng, người giám định, người phiên

địch theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn điều tra, người tiến hành tố tụng là Điều tra viên trực tiếptiến hành các hoạt động điều tra và kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểmsát hoạt động điều tra do CQDT tiến hành Theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều

58 BLTTHS năm 2003, nếu có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, ngườigiám định, người phiên dịch có thé gây bat lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp củangười được bào chữa (bị can) hoặc có dấu hiệu cho thấy họ có thê không vô tưkhách quan thì người bào chữa có quyền đề nghị với co quan có thẩm quyền thayđổi người này theo quy định tại Điều 42, Khoản 4 Điều 60 và Khoản 3 Điều 61 Bộluật tố tụng hình sự

Quy định nay góp phan đảm bảo cho tính khách quan, vô tư của người tiếnhành tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án vàcũng đảm bảo cho các quyết định mà họ đưa ra được chính xác, khách quan

Ngoài ra Điều 8 Thông tư số 70/2011/TT- BCA cũng quy định cụ thé về việcgiải quyết yêu cầu thay đổi Điều tra viên, người giám định, người phiên dịch củangười bào chữa Khi người bào chữa có văn bản đề nghị thay đổi Điều tra viên,CQDT tiếp nhận văn bản để giải quyết Nếu có căn cứ thuộc một trong nhữngtrường hợp quy định tại Điều 42 Bộ luật TTHS hoặc điểm b khoản | Điều 44 Bộluật TTHS thì Thủ trưởng CQĐT quyết định thay đổi điều tra viên; trường hợpĐiều tra viên là Thủ trưởng CQDT ở vào các trường hợp phải thay đổi thì chuyển

hồ sơ vụ án đến CQDT cấp trên trực tiếp để tiến hành điều tra, nếu Thủ trưởngCQDT cấp trung ương bi thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành té tụng thì lãnh đạo

Bộ Công an quyết định để một Phó thủ trưởng CQDT tiến hành tố tụng đối với vụ

án và thông báo cho người bào chữa biết Trường hợp đề nghị thay đổi Điều traviên không có căn cứ pháp luật thì Thủ trưởng CQDT từ chối việc đề nghị thay đổiĐiều tra viên và thông báo cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do

từ chôi.

Trang 27

Khi người bao chữa có văn bản đề nghị thay đổi người giám định, ngườiphiên dịch, CQDT tiếp nhận văn bản đề nghị giải quyết Nếu có căn cứ thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 60, khoản 3 Điều 61 Bộ luậtTTHS thì CQĐT quyết định thay đổi người giám định, người phiên dich và thôngbáo cho người bào chữa biết Trường hợp đề nghị không có căn cứ pháp luật thìCQDT từ chối việc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch va thôngbáo cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

- Thu thập tài liệu, đô vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bịtạm giữ, bị can người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức,

cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can nếu không thuộc bí mật Nhà

nước, bí mát công tác

Quyền này được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 va

có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của người bào chữa Điều này giúp họ cóthể tìm ra những tình tiết mới có lợi cho người bị tạm giữ,bỊ can, bi cáo

Người bào chữa có thể tự mình tiến hành việc thu thập tài liệu, đồ vật, tìnhtiết khác liên quan đến vu án vào bat kì thời điểm nao của quá trình tố tụng, ở bất

cứ nguồn nào mà pháp luật không cam Quy định này cũng đã thé hiện tinh thầndân chủ trong chính sách pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho ngườibào chữa được thực hiện tốt quyền bào chữa của mình

Cơ quan điều tra, Điều tra viên tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa thuthập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị can, người thânthích của những người này hoặc từ cơ quan, tô chức, cá nhân theo yêu cầu của bịcan nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác Trường hợp phát hiệnngười bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc

bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì CQDT, Điều tra

viên phải có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm của người bao chữa ; tuỳ theo

tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp cóthấm quyền dé xử lý theo quy định của pháp luật Trường hợp CQDT thu hồi giấychứng nhận người bào chữa thì phải thông báo cho tổ chức quản lý người bào chữabằng văn bản và nêu rõ lý do thu hồi

Người bào chữa thu thập được tai liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữagiao nộp cho CQDT thì Điều tra viên lập biên bản tiếp nhận và đưa vào hé sơ vụ

án Trường hợp người bào chữa đưa ra yêu câu, nêu thây yêu câu có liên quan đên

Trang 28

việc bào chữa đưa thì Điều tra viên phải lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người

bào chữa.

- Đưa ra tài liệu, đô vật, yêu cau

Tại điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định người bao chữa

có quyền đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu Quyền này của người bào chữa được thựchiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà người bào chữa tham gia từ giai đoạnđiều tra đến giai đoạn xét xử

Việc người bào chữa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật mà mình thu thập đượchoặc yêu cầu CQDT xem xét, thu thập những chứng cứ chứng minh sự vô tội hoặc

làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là việc làm

cần thiết Đây là quy định hợp lý cho người bào chữa, bởi quy định này xuất phát

từ quyền thu thập tai liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến việc bào chữa và mụcđích của việc này Người bào chữa cũng có quyền đưa ra yêu cầu như triệu tậpthêm người làm chứng, trưng cầu giám định nếu xét thấy điều đó là có lợi chongười được bào chữa Cơ quan tiễn hành tố tụng phải tôn trong quyền đưa ra tàiliệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa

- Gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Người bị tam giữ, bị can, bi cáo nếu là người thực hiện tội phạm thì họ lànhững người hiểu rõ nhất về những tình tiết trong vụ án, còn nếu họ là ngườikhông thực hiện tội phạm thì qua việc gặp gỡ, nói chuyện, người bào chữa có thê

tìm ra được những chứng cứ chứng minh họ không có tội Việc gặp gỡ này tạo

điều kiện cho người bào chữa thu thập thêm những thông tin về tình tiết của vụ án

và hiểu rõ hơn về người được bào chữa, Ngoài ra qua những gì người bào chữa

thu thập được từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng giúp cho người bào chữa

xác minh lại những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được, tránh được nhữngsai phạm trong quá trình điều tra

Việc gặp người bị tạm giữ, bị can của người bào chữa được thực hiện theo

quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 70/2011/TT- BCA Theo quy định nàythì khi người bào chữa có văn bản đề nghị CQĐT cho gặp bị can đang bị tạmgiam thì CQDT làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để người bào chữagặp bị can đang bị tạm giam; nếu từ chối cho gặp thì phải thông báo cho người bàochữa biết băng văn bản và nêu rõ lý do từ chối Trước khi cho người bào chữa gặp

bị can đang bị tạm giam, Điều tra viên giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của ngườibào chữa quy định tại Điều 5§ BLTTHS năm 2003; phối hợp với Giám thị Trại

Trang 29

tạm giam phổ biến cho người bào chữa nội quy, quy chế của Trại tạm giam và yêucầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh Trong quá trình người bào chữa gặp

bị can đang bị tạm giam, Điều tra viên phối hợp với cán bộ trại tạm giam yêu cầungười bào chữa, bị can thực hiện đúng nội quy và quy chế củaTrại tạm giam nhằmbảo đảm việc tuân thủ quyền và nghĩa vụ của người bào chữa Trường hợp phát

hiện người bào chữa vi phạm các quy định của pháp luật thì phải dừng ngay việc gặp bị can của người này và lập biên bản, báo cáo Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQDT xử lý.

- Đọc, ghi chép và sao chép những tài liệu trong hỗ sơ vụ án liên quan đếnviệc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật

Dé người bào chữa thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình, sau khi kết thúcđiều tra vụ án, trong thời hạn 02 (hai) ngày ké từ ngày ra bản kết luận điều tra,CQDT phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điềutra cho người này Nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp tàiliệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa thì CQDT phải tạo điều kiệnthuận lợi cho người đó thực hiện yêu cầu này

Đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc hồ sơ vụ án, theo yêu cầu của họ Điềutra viên có thé sắp xếp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bàochữa lại thành một tập hồ sơ dé dé quản lý Trường hợp cần thiết có thé photocopy

hồ sơ để tránh việc mat mát, thất lạc; Trường hợp người bào chữa đọc, ghi chépnhững tài liệu này, Điều tra viên bố trí cho người bào chữa đọc, ghi chép tại phòng

làm việc thuộc trụ sở CQDT Trong quá trình người bào chữa đọc, ghi chép tài

liệu, Điều tra viên phải giám sát chặt chẽ, không dé người bao chữa tay xoá, sửachữa, làm hư hỏng, rách, thay đổi, đánh tráo hoặc lấy mất tài liệu Trường hợpngười bào chữa đề nghị sao chụp những tài liệu này, Điều tra viên trực tiếp saochụp (bằng máy photocopy) tài liệu đưa cho người bào chữa Việc đọc, ghi chéphoặc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa của người

bào chữa phải được lập biên bản ghi nhận, tài liệu giao cho người bào chữa phải có

bản thống kê các tài liệu kèm theo

- Khiếu nại quyết định, hành vi tÔ tụng của cơ quan, người có thẩm quyềntiễn hành to tụng

Khi tham gia tố tụng, nếu phát hiện thấy quyết định tố tụng hoặc hành vi tốtụng của co quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của bị can thì

Trang 30

người bào chữa có quyền khiến nại những quyết định và hành vi tổ tung đó Cơquan có thẩm quyền phải giải quyết các khiếu nại theo quy định tại các điều 329,

330, 331, 332 của BLTTHS năm 2003.

1.3.2 Nghĩa vụ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sựSong song với việc quy định các quyền thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003quy định về nghĩa vụ của người bào chữa tại khoản 3 Điều 58 như sau:

- Sứ dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để lam sáng tỏ những tìnhtiết xác định người bị tạm giữ, bị can vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự của bị can.

Khi tham gia TTHS với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật, người bào chữa có trách nhiệm phải thực hiện chức năng của mình Pháp luật quy định cho người bào

chữa những quyền để giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạmgiữ, bi can Đồng thời, những quyên này cũng chính là những biện pháp mà phápluật cho phép họ sử dung, và người bào chữa có trách nhiệm sử dụng chúng dé làmsáng tỏ những tình tiết có lợi cho người được bào chữa Quy định này nhăm hạnchế tình trạng người bào chữa không có trách nhiệm với việc bảo vệ quyền lợi của

bị can; người bào chữa thực hiện nhiệm vụ qua loa, không hiệu quả Người bào chữa phải ý thức được nghĩa vụ của mình do pháp luật quy định, chuyên tâm, tích

cực tìm hiểu vụ án, phát hiện kịp thời những tình tiết có thé giúp người bị tạm giữ,

bị can chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ Có như

vậy, việc tham gia tố tụng của người bào chữa mới thực sự có ý nghĩa Tùy theomỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thìngười bao chữa có trách nhiệm giao nộp cho CQDT, Viện kiểm sát, Tòa án Việcgiao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa va cơ quan tiến hành tố tụngphải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này

Từ giai đoạn tiếp xúc với thân chủ người bào chữa đã nắm bắt được các vẫn

đề cơ bản của vụ án, từ đó khi tham gia tố tụng người bào chữa phải thu thập cáctài liệu cần thiết phục vụ cho việc bảo vệ quyền lợi của bị can.Mục đích quan trọng

mà trong giai đoạn điều tra người bào chữa cần làm được, đó là tìm ra các chứng

cứ gỡ tội, các tình tiết có lợi cho thân chủ của mình Dé làm được điều đó, ngườibào chữa phải có trách nhiệm theo sát quá trình điều tra, tham gia các hoạt độngđiều tra mà pháp luật cho phép có mặt Khi kết thúc điều tra phải cóphương phápnghiên cứu hồ so,tiép xúc thường xuyên với thân chủ, phải nghiên cứu kỹ lưỡng

Trang 31

hành vi của thân chủ để có định hướng bào chữa “cụ thé”, ví dụ: nếu hành vi củathân chủ không cấu thành tội phạm đó thì sẽ có định hướng bào chữa vô tội, nếu cócầu thành nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì hướng bào chữa là giảm nhẹ hình

phạt

Do vậy, ngay trong giai đoạn điều tra người bào chữa đã phải nghiên cứu hồ

sơ thật kỹ, vận dụng các quy định của pháp luật có liên quan dé lập luận, dẫn chiếu

và phân tích để chứng minh cho quan điểm bào chữa của mình là có căn cứ vàđúng pháp luật Nếu có cơ sở xác định bị can vô tội, thì phải nắm được các chứng

cứ chứng minh sự vô tội của bị can, theo đó công việc đầu tiên là tiếp nhận cácthông tin và những tình tiết liên quan đến vụ án, sau đó nhận định ban đầu là bị can

đó có thực hiện hành vi đã bị cơ quan điều tra khởi tố hay không ? Tiếp theo đóngười bào chữa bằng kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và kỹ năng, đạo đức nghềnghiệp sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép dé làm sáng tỏ các tình tiếtchống lại sự buộc tội của CQDT và những tình tiết chứng minh sự vô tội của bịcan Điều cơ bản của định hướng này đòi hỏi người bào chữa phải đưa ra cácchứng cứ thuyết phục dé bác bỏ quan điểm buộc tội đối với thân chủ của mình Cụthể: vô tội do chứng cứ không đầy đủ, không có tính thuyết phục; vô tội do hành vikhông đủ yếu tố cấu thành tội phạm; do sự thay đổi của pháp luật hình sự Cũngnhư nghĩa vụ làm sáng tỏ những tình tiết chứng minh bị can vô tội, thì nghĩa vụlàm sáng tỏ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can cũng rất quantrọng, bởi việc đưa ra tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ có ý nghĩa rất lớntrọng việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can Người bào chữa cần chú ý tìm

ra các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ quy định ở Điều 46 Bộ luật hình sự hiệnhành, đối với những tình tiết có lợi cho thân chủ, luật sư cần phân tích, đánh giá

theo hướng giảm nhẹ.

- Tùy theo mỗi giai đoạn to tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quanđến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho COPT, Viện kiểm sát.Nghĩa vụ này xuất phát từ quyền thu thập tài liệu, đồ vật có liên quan đếnviệc bào chữa của người bào chữa Chỉ khi giao cho cơ quan tố tụng có thamquyên thì những tài liệu đồ vật đó mới có thé trở thành chứng cứ phục vụ cho hoạtđộng chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như hoạt động bào chữa củangười bào chữa Người bào chữa không được giấu diém hay cố tình không cungcấp các tài liệu đồ vật nhằm mục đích cản trở gây khó khăn cho hoạt động điều tra

Trang 32

hay có tình làm sai lệch các tài liệu đồ vật mà mình thu thập được nhằm làm sailệch các tình tiết khách quan của vụ án.

- Giúp bị can về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họĐây là nghĩa vụ mang tính nghề nghiệp của người bào chữa đối với bị cantrong giai đoạn điều tra Người bào chữa được mời hoặc chỉ định tham gia tố tụngvới nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bịcáo Trong giai đoạn điều tra bị cáo có nghĩa vụ giúp đỡ bị can về mặt pháp lý nhưgiải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ, giải thích những quy định của pháp luật cóliên quan đến trách nhiệm hình sự của họ, giúp bị can thực hiện một số yêu cầu vớiCQDT, giúp bi can khai báo hoặc trao đổi thống nhất với bị can về hướng bàochữa Mặt khác trong giai đoạn điều tra, khi thực hiên quyền của mình người bàochữa giữ vai trò bảo vệ quyền lợi cho bị can không bị xâm phạm bởi các hoạt độngsai trái, tiêu cực của cơ quan điều tra bằng việc tham gia hỏi cung bị can cùng cơquan điều tra dé tránh việc ép cung, mom cung gây bat lợi cho bị can và tham giacác hoạt động điều tra khác

- Không được từ chối bào chữa cho bị can mà mình đã đảm nhận việc bàochữa, nếu không có ly do chính dang

Trong giai đoạn điều tra khi đã đảm nhận công việc bào chữa theo lời mờicủa bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ, hoặc được cử theo yêu cầu của

Cơ quan điều tra thì người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can trừkhi có lý do chính đáng Quy định này thé hiện sự ràng buộc trách nhiệm củangười bào chữa đối với bị can, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của họ Khi đãđảm nhận vai trò bào chữa, họ sẽ có điều kiện tiếp xúc với vụ án ngay từ đầu, nắmđược các tình tiết của vụ án Do đó, nếu họ từ chối bào chữa cho bị can sẽ ảnhhưởng đến quyền lợi của những người này Mặt khác, điều đó cũng có gây ra tácđộng tâm lý không tốt cho người bị tạm giữ, bi can, bi cáo như hoang mang, lo sợkhi không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Có thể nói khi đã được mờihoặc yêu cầu bào chữa cho bị can, bị cáo, thì giữa người bào chữa và bị can đãhình thành một mối quan hệ tương đối khăng khít, vì vậy người bào chữa phải cótrách nhiệm đối với bị can cho đến khi mà họ không có yêu cầu nữa, nếu như giữa

họ có hợp đồng thuê người bào chữa thì người bào chữa có trách nhiệm thực hiệnhợp đồng đến khi hoàn thành công việc theo hợp đồng

Luật Luật sư cũng quy định luật sư không từ chối thực hiện việc đã đảmnhận, trừ trường hợp bất khả kháng hay mâu thuẫn về quyền lợi, như: Cung cấp

Trang 33

dịch vụ pháp lý cho hai hoặc nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc, khi quyềnlợi của khách hàng đó đối lập nhau, hay trường hợp người thân của người bào chữađang thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng khác có quyền lợiđối lập với khách hàng của người bào chữa trừ trường hợp được khách hàng đồng

ý.

- Tôn trọng sự thật và pháp luật, không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xui

giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

Người bào chữa phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không

vì lợi ích vật chất, tỉnh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật vàđạo đức nghề nghiệp Người bào chữa tham gia bào chữa cho thân chủ của mình

nhưng phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trong sự thật, tránh trường hợp

người bào chữa chỉ có mục đích duy nhất là bảo vệ cho thân chủ của họ, làm nhẹtội cho thân chủ nên tim mọi biện pháp ké cả biện pháp không hợp pháp như muachuộc người làm chứng, tạo chứng cứ giả, xúi dục người khác khai báo gian đối cólợi cho thân chủ của mình mà không chú ý tới việc bảo vệ pháp chế Là ngườihoạt động nghề nghiệp, am tường các quy định của pháp luật, người bào chữa(nhất là luật sư) phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hay giántiếp làm bat cứ những việc gì gây ảnh hưởng bat lợi hoặc khả năng làm ảnh hưởngbất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của mình Người bào chữa khôngđược tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặcgian đối Người bào chữa không được chủ động xúi giục, kích động khách hàngkiện tụng hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật Không được cung cấpthông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình biết rõ là sai sự thật, tham gia hay hướng dẫnkhách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật để cung cấp cho cơ quantiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mục đích lừa déi cơ quantiến hành tố tụng Thông thường người bào chữa phải từ chối bào chữa nếu kháchhàng yêu cầu người bào chữa làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạođức nghề nghiệp Người bào chữa không móc nỗi hoặc trực tiếp quan hệ vớingười tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, công chức nhà nước khác nhămmục đích lôi kéo họ vào việc làm trái quy định của pháp luật trong giải quyết vụ

việc.

- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bàochữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hỗ sơ vụ án vào

Trang 34

mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ

chức và cá nhân.

Pháp luật quy định người bào chữa không được tiết lộ bí mật điều tra màmình biết được khi thực hiện việc bào chữa hoàn toàn phù hợp với những nguyêntắc đạo đức cần có của người bào chữa Quy định này cũng bảo đảm bí mật quốcgia và những lợi ích chung của xã hội Tuy vậy, đến nay chưa có quy định nàokhác của BLTTHS năm 2003 hoặc văn bản hướng dẫn về van đề thé nào là bí mậtđiều tra Người bào chữa nào làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận bào chữa, xử lý ki luật, xử phạt hành vi hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật Trong trường hợp nhận thấy có những thông tin, tài liệu thuộc bímật Nhà nước hoặc bí mật điều tra khác, thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên phải

báo trước chongười tham gia tố tụng biết, yêu cầu họ không được tiết lộ bí mật

điều tra và trách nhiệm họ có thể phải chịu trong trường hợp vi phạm Việc giữ bímật điều tra phải được thực hiện trước, trong và sau khi tiến hành các hoạt độngđiều tra Việc thông báo đó phải được ghi vào biên bản điều tra Người nào tiết lộ

bí mật điều tra thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo các Điều 337; Điều 338 ; Điều 361 ; Điều 362 ; Điều 404; Điều 405

và Điều 406; Điều 407 của Bộ luật hình sự

Trang 35

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Nham đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, việc thamgia tố tụng của người bào chữa ngay từ trong giai đoạn điều tra là hết sức cần thiết,trên thế giới thuật ngữ người bào chữa xuất hiện khá sớm đặc biệt các nước có môhình tổ tụng tranh tụng, tuy vậy trong luật tố tụng hình sự nước ta vẫn chưa đưa ramột khái niệm chính thức về người bào chữa Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo

các tài liệu, tác giả mạnh dạn xây dựng khái niệm người bào chữa, cũng như người

bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dé làm cơ sở lý luận cho việc phântích các quy định của pháp luật thực định về quyền và nghĩa vụ của người bàochữa Qua việc phân tích đó, tác giả nhận thấy rằng BLTTHS năm 2003 về cơ bản

đã quy định khá cụ thể về quyền của người bào chữa từ việc quy định thời điểmtham gia tố tụng cùng với việc các quyền cụ thé khi tham gia các hoạt động té tụngnói chung và hoạt động điều tra vụ án hình sự nói riêng, các quyền thể hiện đượcvai trò, địa vị của người bào chữa đồng thời là cơ sở để thực hiện trong thực tế khitham gia tô tụng Trong đó, để đảm bảo thực hiện tốt chức năng bào chữa, luậtTTHS trao cho người bào chữa các quyên từ việc có mặt khi lay lời khai, hỏi cung,các hoạt động điều tra khác đến việc thu thập chứng cứ Đồng thời BLTTHScũng đưa ra những quy định về nghĩa vụ của người bào chữa mà họ phải thực hiện

và tuân thủ nhằm đảm bảo sự khách quan, chính xác của hoạt động điều tra Tuynhiên, tác giả cũng nhận thấy, phần lớn các quy định về quyền và nghĩa vụ củangười bào chữa vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, ngoài Thông tư số 70/2011/TT-BCA của Bộ công an ngày 10 tháng 10 năm 2011 Quy định chỉ tiết thi hành cácquy định của Bộ luật TTHS liên quan đến việc bao đảm quyên bào chữa trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự, điều này cũng dẫn đến những bat cập khi áp dụngpháp luật trong hoạt động điều tra Dé tiếp tục làm rõ hơn van đề này, tác giả sétiếp tục đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến thực trạng thi hành quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý của người bào chữa trong

giai đoạn điêu tra vụ án hình sự ở Chương 2 của Luận văn.

Trang 36

Chương 2

THỰC TRẠNG THỊ HÀNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH

SU VE DIA VỊ PHÁP LÝ CUA NGƯỜI BAO CHỮA TRONG GIAI DOANDIEU TRA VU ÁN HÌNH SU VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ

2.1 Thực trạng thi hành quy định của pháp luật tố tung hình sự hiện hành

về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự2.1.1 Những kết quả đạt được

- SỐ lượng vụ án có người bào chữa tham gia ngày càng nhiễu và chất lượng

tham gia hoạt động bào chữa được nâng cao

Trải qua hơn 10 năm thực hiện BLTTHS năm 2003, đội ngũ người bào chữa

đã tham gia tích cực trong hoạt động tô tụng hình sự nhằm bao đảm quyền baochữa cho bị can, bi cao, trong đó điển hình và chủ yêu là sự tham gia tố tụng củađội ngũ luật sư trong hoạt động bào chữa Theo Báo cáo Tổng kết 05 năm thi hành

luật luật sư của Bộ tư pháp trong 5 năm (2007 - 2011) đội ngũ luật sư đã tham gia 64.173 vụ án hình sự, trong đó có 32.752 vụ án do khách hàng mời và 31.421 vụ

án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng [4, tr 5]

Theo báo cáo của các Đoàn luật sư, từ tháng 5/2009 đến 31/12/2014 số lượng

vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ

chức trong các vụ án là: 77.129 vụ án hình sự, trong đó có 34.635 vụ án hình sự

được mời, 42.494 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Số

lượng dịch vụ pháp lý của luật sư nhìn chung, năm sau tăng hơn năm trước Ví dụ:

Số vụ án mà luật sư tham gia theo yêu cau của cơ quan tiến hành tổ tụng như sau:

năm 2010: 7.119 vụ án; năm 2011: 7.767 vụ án; năm 2012: 8.428 vụ án; năm

2013: 8.698 vụ án [20, tr 11].

Cùng với việc tăng về số lượng, chất lượng tham gia té tụng của luật sư cũng

đã được nâng lên một bước Đa số các luật sư với tinh thần trách nhiệm cao trướckhách hàng và trước pháp luật (kế cả các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành

tô tụng), cần trọng, tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị như nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp bị can,

bị cáo, đương sự, thu thập thêm chứng cứ, chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ v.v.,đến khâu tham gia phiên toà góp phan cải thiện một bước chất lượng hoạt động tốtụng, làm tăng thêm tính dân chủ, công bằng tại các phiên toà, làm giảm thiểu các

vụ án oan, sal.

Hoạt động bào chữa trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến

hành tô tụng được Liên đoàn luật sư, các Đoàn luật sư và các luật sư xác định là

Trang 37

nhiệm vụ chính tri - pháp ly quan trong cua đội ngũ luật su Trong những năm qua,

đặc biệt là những năm gần đây đội ngũ luật sư đã đảm nhận 100% việc bào chữatrong các vu án do cơ quan tiễn hành tố tụng yêu cau Trong đó, một số Doan ít

luật sư như Đoàn luật sư tỉnh Kon Tum, mặc dù chỉ có 05 luật sư nhưng các luật sư

đã thực hiện tốt công tác này Chất lượng bào chữa của các luật sư trong các vụ án

nêu trên cũng ngày càng được nâng cao Mặc dù mức thù lao do Nhà nước thanh

toán còn rất thấp nhưng đại đa số các luật sư đều thực hiện công việc bào chữa vớitinh thần trách nhiệm cao, hiện tượng làm qua loa cho xong việc chỉ còn lại cá biệt

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sư không

những bảo đảm tốt hơn quyền bao chữa cua bị can, bi cáo, các đương sự khác, macòn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ

sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế

xã hội chủ nghĩa, ví dụ: vụ án Mạc Kim Tôn ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái

Bình, vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại Đồ Sơn - Hải Phòng, vụ ánBùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám đốc ban quản lý các dự án - PMUI8, điển hình

là các vụ án mua bán trái phép các chất ma túy có tổ chức vụ án do Nguyễn VănHải, tức “Hải Luận” cầm đầu tại thành phố Hỗ Chí Minh, vụ án do Pua A Chứ camđầu tại Phú Thọ, vụ án do Trần Văn Hợi cam đầu tai Nghệ An, vụ án do Lương TôQuý cầm đầu tại Hà Tây và nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng khác [4, tr 6]

Đặc biệt, với sự tham gia của luật sư, kết quả giải quyết của một số vụ án đã

lật ngược lại hướng buộc tội ban đầu, đưa thân chủ từ người có tội thành vô tộihoặc giảm nhẹ hình phạt tù, góp phần phát hiện những sai phạm trong hoạt độngđiều tra như hiện tượng bức cung, nhục hinh lam giảm thiểu oan sai trong hoạtđộng điều tra nói riêng và hoạt động tố tụng hình sự nói chung Nhiều luật sư đãmạnh dạn kiến nghị, phát hiện những sai phạm của CQDT, Điều tra viên và đưa ranhững kiến nghị kịp thời bảo đảm xử lý vụ án đúng người đúng tội đúng pháp luật

Ví dụ, một luật sư điển hình là Luật sư Võ An Đôn, Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đãbào chữa miễn phí cho gia đình nạn nhân Vũ Thanh Kiều bị công an đánh chếttrong trại tạm giam, luật sư Đôn đã chỉ ra nhiều sai phạm của cơ quan điều tratrong quá trình giải quyết vụ án mặc dù chịu nhiều sức ép

- Vé cơ bản COPT, Viện kiểm sát đã tạo điểu kiện thuận lợi cho người bàochữa thực hiện các quyền luật định

Trang 38

Nhìn chung trong thực tiễn tố tụng các CQDT đã tuân thủ pháp luật trongviệc đảm bảo quyên bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra, nhất là trong việc

bảo đảm

quyền của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án Kể từ khi có BLTTHSnăm 2003 có hiệu lực thi hành và tiếp theo đó là sự ra đời của Thông tư số70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ Công an thì việc tham gia tố tụng củangười bao chữa trong giai đoạn điều tra đã đạt được hiệu quả nhất định, cụ thé như

sau:

Một là, về cơ bản thời điểm tham gia TTHS của người bào chữa trong giaiđoạn điều tra đã được CQDT thực hiện theo quy định pháp luật CQDT đã tạo điềukiện dé luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can.Đây là thời điểm sớm nhất dé luật sư bào chữa cho bi can tham gia tố tụng tho quyđịnh tại khoản 1, Điều 58 BLTTHS năm 2003 Việc tạo điều kiện để người bàochữa tham gia bào chữa ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can cho thấy phanlớn các CQĐT đã tuân thủ quy định về thời điểm tham gia tố tụng của người baochữa theo quy định của BLTTHS Điển hình trong vụ án Thâm mỹ viện CátTường, Luật sư Chu Thị Trang Vân, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã đượcCQDT tạo điều kiện cho tham gia bào chữa cho bi can Nguyễn Mạnh Tường ngaysau khi hoàn tất các thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa Một vu

án cũng nổi tiếng là vụ án Nguyễn Đức Kiên — Ngân hang ACB, CQDT đã nhanhchóng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư Lưu Tiến Dũng thuộcĐoàn luật sư thành phố Hà Nội dé bào chữa cho bị can Trần Xuân Giá

Hai là, về thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, nói chung ngày càng

đơn giản hóa, nhanh chóng, thuận lợi hơn so với những năm trước đây.

Về cơ bản CQĐT đã khẩn trương xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhậnngười bào chữa và nhanh chóng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nhờ đó mà

số lượng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ngày càng tăng, đặc biệt làcác vụ án do khách hàng mời, phan lới các CQDT đã đảm bảo cho người bào chữathực hiện các quyền cua mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CQDT đã tạođiều kiện cho người bào chữa tham gia hỏi cung bị can; đồng ý cho người bàochữa hỏi cung bị can; có mặt trong hoạt đọng điều tra khác như khám nghiệm hiệntrường, khám xét chỗ ở gặp bị can đam bị tạm giam; đọc ghi chép và sao chụpnhững tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điềutra theo quy định của pháp luật Về cơ bản các Điều tra viên đã thông báo trước

Trang 39

cho người bào chữa về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can trên cơ sở đề nghị củangười bào chữa, tạo điều kiện để người bào chữa có mặt và hỏi bị can, tiếp xúc,trao đối với bị can đang bị tạm giam.

Ba là, Trong nhiều trường hợp, CQDT, Viện kiểm sát đã thay đổi người tiễnhành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngănchặn đối với bị can theo quy định của BLTTHS trên cơ sở đề nghị của người bào

chữa.

- Nhận thức của bị can về vai trò của người bào chữa ngày càng rõ ràng,đúng đắn nên rất nhiều bị can đã thực hiện quyền nhờ người bào chữa cho mìnhngay từ dau

Sau khi nhận được quyết định khởi tố bị can, nhiều bi can đã nhanh chóng mờiluật sư bào chữa, đồng thời kiên quyết bác bỏ lời gợi ý từ chối mời luật sư củanhiều Điều tra viên Kết quả nhờ đó mà người bào chữa sớm hoàn tất thủ tục đềnghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa và nhận được Giấy chứng nhận từCQDT Nhờ việc được gặp người bào chữa mà bị can đã ồn định được tam lý, traođổi những tình tiết cần thiết có nghĩa cho việc bào chữa, bị can trả lời khách quannhững câu hỏi có liên quan đến việc gỡ tội mà người bào chữa đưa ra trong quátrình hỏi cung bị can của Điều tra viên

2.1.2 Những hạn chế, bất cập

Mặc dù với những thành tựu đã đạt được nhưng hoạt động của người bào

chữa trong giai đoạn điều tra không tránh khỏi những hạn ché, bất cập trong thựctiễn áp dụng các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, cụ thể:

- Những hạn chế, bắt cập trong việc thi hành quy định về quyên CA ngwoibào chữa trong giai doan điều tra vụ án hình sự

Thứ nhất, người bào chữa còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với người bị buộctội và tham gia tô tụng từ khi khởi to bị can

Thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cho thấy, tuy khoản 1 Điều 58BLTTHS năm 2003 quy định: “wgười bào chữa tham gia tô tụng từ khi khởi to bịcan Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Diéu 81 và Điều 82 của Bộ luậtnày thì người bào chữa tham gia tô tụng từ khi có quyết định tạm giữ ” nhưngviệc tham gia vào các giai đoạn tố tụng hình sự ban đầu của người bảo chữa là rấtkhó khăn và ít khi thực hiện được Thực tiễn điều tra cho thấy, các cơ quan tiễnhành tố tụng đã phần nao tôn trọng va tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữathực hiện các quyền của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp, CQDT đã nêu

Trang 40

những lý do để từ chối không cho người bào chữa tham gia tố tung từ khi khởi tố

bị can, thậm chí vụ án đã có kết luận điều tra, không thuộc trường hợp phải giữ bímật điều tra nhưng vẫn gây khó khăn cho việc tham gia t6 tụng của người bàochữa Thực tiễn cho thấy CQDT không tạo điều kiện cho luật sư tiếp cận đượckhách hàng của mình trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra chủ yếu tạo điềukiện thuận lợi cho để người bị tạm giữ, bị can được tiếp cận người bào chữa chủyêu với hình thức là “phô biến cho họ quyền có người bào chữa theo quy định củapháp luật”, nhưng ở mức độ hạn chế Nếu nhìn van đề ở góc độ khác, việc “phổbiến cho họ quyên có người bào chữa theo quy định của pháp luật” là công tác bắtbuộc cơ quan tiễn hành tố tụng phải thực hiện

Có thể nói giai đoạn điều tra là giai đoạn khó khăn nhất trong việc có thểthực hiện được quyền của người bào chữa Chúng ta có thể nghiên cứu thực trạngnày trong các thời điểm trước khi có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can vàsau khi đã có quyết định khởi tô vu án và khởi tố bị can

Thời điểm trước khi có quyết định khởi tố vu án và khởi tố bị can, nhiềungười bào chữa cho răng chưa bao giờ họ được cấp giấy chứng nhận người bàochữa vào thời điểm trước khi có quyết định khởi tố vụ án và khởi tổ bị can Ngườibào chữa có thé được gặp gỡ “người bị tạm giữ” hoàn toàn dựa trên “mối quan hệ

cá nhân” va “sự tin tưởng của CQDT với luật sư” Nhiều Luật sư từng khiếu nạiCQDT vì việc “không tạo điều cho luật sư được gặp người bị tạm giữ” hoặc vì

“việc tạm giữ sai pháp luật” Có trường hợp CQDT mời một người theo “giấymời” tới làm việc (không phải là giấy triệu tập), khi tới nơi người đó phải trả lờimột số câu hỏi có tính buộc tội, đã rất lo lắng và đề nghị có luật sư, cán bộ điều tra

từ chối vì cho răng đây không phải là một hoạt động tố tụng Người này còn được

đề nghị hợp tác với CQDT để có “thuận lợi hơn” còn “hợp tác thì luật sư cũngkhông giúp được gì” va “đừng làm mat thiện cảm của cán bộ điều tra” Tuy nhiên,các điều tra viên thường nhấn mạnh rằng hoạt động này mới chỉ là hoạt động

“nghiệp vụ điều tra đơn thuần” mà không phải là một “hoạt động tổ tụng” cho nên

luật sư (người bào chữa) không tham gia vào hoạt động này Ví dụ: Vụ việc xảy ra

vào Tháng 3 năm 2007, em Huỳnh Ngọc Trâm-học sinh lớp 5 ở trường tiểu học

An Hiệp 2 - xã An Hiệp — huyện Châu Thành, bị hoảng loạn đến mức không dámđến lớp sau khi bị thầy giáo bắt đem giao cho công an xã ép cung vì bị nghi ngờlấy 47.800 đồng tiền quỹ lớp Công an xã và một số đại diện của chính quyền xã

đã xét hỏi và lập biên bản sự việc với em Trâm nhưng không có sự chứng kiên của

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Lý do trại tạm giam không tạo điều kiện cho người bào chữa chỉ định gap gỡ, tiếp xúc bị can, bị cáo [36]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Bảng 1 Lý do trại tạm giam không tạo điều kiện cho người bào chữa chỉ định gap gỡ, tiếp xúc bị can, bị cáo [36] (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w