1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận chủ biên, Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm

336 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả ThS. Nguyễn Văn Luận, PGS.TS. Kim Văn Chính, TS. Nguyễn Thanh Tâm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 336
Dung lượng 46,18 MB

Nội dung

Thí dụ nhưviệc các nước đang phát triển DCs yêu sách về một trật tựkinh tế thế giới mới vào những năm 70 của thế kỷ XX, sự hợptác giữa các quốc gia trong việc thành lập các tô chức kinh

Trang 1

. Giáo trình

QUANHỆKINHTẾ QUOC TE

Trang 2

48-2011/CXB/129-10/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trinh

QUAN HỆ KINH TE

QUOC TE

(Tai ban có sửa doi, bô sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

HÀ NỘI - 2011

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, toàn cau hóa và khu vực hóađang diễn ra ngày càng sâu sắc mà không một quốc gia nào cóthể đứng ngoài Các quan hệ kinh tế quốc tế trở nên sôi độnghơn bao giờ hết và có tác động to lớn đến sự phát triển của các

quốc gia

Trong bối cảnh đó, sau hon 20 năm thực hiện chính sáchđổi mới và mở cửa, nên kinh tế Việt Nam trên đà phát triển vàđang nhanh chóng hội nhập khu vực và toàn cau Sau khi noi

lai quan hệ với các tô chức tài chính - tiền tệ quốc té như Quỹ

tiễn tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thé giới (WB) năm 1993,đến tháng 08-1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các nước

Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực thương mại tự do

ASEAN (AFTA) từ thang 01-1996 Tháng 06-1996, Việt Nam

đã tham gia với tư cách thành viên sang lập Diễn dan hợp tác

A - Au (ASEM) Ti hang 11-1998, Viét Nam tro thanh thanh viéncủa Diễn đàn hop tác kinh tế châu A - Thái Bình Dương(APEC), đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa

Kỳ vào tháng 07-2000, và trở thành thành viên của Tổ chứcthương mại thé giới (WTO) từ ngày 11-01-2007 Bên cạnh đó,Việt Nam còn thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế - thương mạivới nhiêu tổ chức kinh tế quốc tế va hau hết các quốc gia trênthé giới Việt Nam tham gia vào rất nhiễu tiến trình hội nhập

Trang 6

kinh tế, như tự do hóa thương mại và dau tư đơn phương, damphán song phương, thực thi các cam kết gia nhập WTO, tíchcực tham gia tiễn trình hội nhập ASEAN, đàm phán thành lập

các khu vực thương mại tự do (F1As) Do đó, việc nghiên cứu

dé hiểu biết về các nội dung cơ bản của quan hệ kinh té quốc

tế là điều can thiết đối với sinh viên nhiều ngành đào tạo, nhưngành kinh tế, ngành luật, ngành luật kinh tế, ngành luật quốc

tế, và ngành luật thương mại quốc tế

Môn học Quan hệ Kinh tế Quốc tế là môn khoa học nghiêncứu sự phụ thuộc lan nhau về mặt kinh té giữa các quốc gia,thé hiện ở sự trao đổi quốc tế vé hàng hóa, dich vụ, về vốn, vềkhoa học - công nghệ, về sức lao động, sự chuyển đổi tiền tệ

giữa các quốc gia, và các thiết chế, chính sách điều chỉnh các quá trình trao đổi quốc tế nói trên Mục dich của môn học này

là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quan hệkinh tế quốc tế, làm cơ sở dé sinh viên có điều kiện nghiên cứunhững môn học luật có liên quan đến kinh tẾ quốc tế, nhưCông pháp Quốc tế, Tư pháp Quốc tế, Luật dau tư quốc tế,Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật hải quan, Luật WTO, LuậtThương mại Quốc tế, Thanh toán quốc tế, Đông thời, môn

học giúp cho sinh viên nâng cao khả năng phân tích, đánh giá

và tim hiểu những diễn biến kinh té dang xảy ra trên phạm vitrong nước và quốc tế Giáo trình này được biên soạn nhằmphục vụ sinh viên ngành luật và ngành luật thương mại quốc

tế Do đó, các tác giả tiếp cận nghiên cứu quan hệ kinh té quốc

tế chủ yếu từ khoa học về quan hệ quốc tế, luật học (đặc biệt làcác quy định của WTO) và kinh tế vĩ mô

Nội dung của các quan hệ kinh té quốc tế rất da dạng,phong phú, phức tạp và luôn biến động, nhưng do khuôn khổ

Trang 7

của chương trình 3 tín chỉ, Giáo trình chủ yếu trình bày những nội dung mà chúng tôi cho là cốt lỗi, cơ bản và cần thiết trang

bị cho sinh viên ngành luật trong điều kiện hiện nay Giáo

trình được kết cấu 6 chương như sau:

Chương I Những van dé chung về quan hệ kinh tế quốc tếChương II Các học thuyết và nguyên tac cơ bản của quan

hệ kinh tế quốc tế

Chương III Quan hệ thương mại quốc tế về hàng hóa va

dich vu

Chương IV Quan hệ dau tur quốc tế

Chương V Quan hệ tài chính - tiền tệ quốc té

Chương VI Việt Nam hội nhập kinh té khu vực và toàn cầuViệc biên soạn Giáo trình chắc chắn không thể tránh khỏithiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả,

dé chung toi tiếp tục hoàn thiện Giáo trình phục vụ cho việcgiảng dạy môn học ngày càng đáp ứng nhu cẩu của các luật

gia tương lai trong thời đại hội nhập và mở cửa ngày nay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 9

CHƯƠNG I

NHUNG VAN DE CHUNG

VE QUAN HE KINH TE QUOC TE

I QUAN HE KINH TE QUOC TE VA NEN KINH TETHE GIỚI

1 Thuật ngữ “quan hệ kinh tế quốc tế”

Thế giới ngày nay đã phát triển và tồn tại với một cấu trúcphức tạp, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn 7ổng hod các mốiquan hệ về kinh tế giữa các quốc gia với nhau tạo nên quan hệkinh tế quốc tế Chính quan hệ kinh tế quốc tế là yếu tố cơ bảnquyết định sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thé giới.Quan hệ kinh tế quốc tế vừa là quan hệ quốc tế mang tinhchất kinh tế, vừa là quan hệ kinh tế mang tính chất quốc tế

a Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ quốc tế mang tínhchất kinh tế

Trước kia, gan hệ quốc tế thường được hiểu là quan hệbang giao giữa các quốc gia, liên quan đến an ninh, biên giớilãnh thé Nay quan hệ đó được mở rộng ra mọi lĩnh vực, nhưvăn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, môi trường vàliên quan đến nhiều loại chủ thể (quốc gia, công ty xuyên quốc

gia, tổ chức quốc tế ) Loại quan hệ quốc tế mang tính chat

Trang 10

kinh tế được thé hiện rất phong phú trong đời sống quốc tế, vàthường được điều chỉnh băng Công pháp Quốc tế Thí dụ nhưviệc các nước đang phát triển (DCs) yêu sách về một trật tựkinh tế thế giới mới vào những năm 70 của thế kỷ XX, sự hợptác giữa các quốc gia trong việc thành lập các tô chức kinh tếquốc tế, quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến viện trợ và nợnước ngoài, việc ký kết các hiệp định thương mại và bảo hộđầu tư, việc giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại, việcthực hiện các biện pháp cưỡng chế kinh tế giữa các quốc gia

Như vậy, quan hệ kinh tế quốc tế trước hết là những quan

hệ quốc tế (quan hệ giữa các quốc gia là chủ yếu), nhưngkhông phải là toàn bộ quan hệ quốc tế, mà chỉ bao gồm cácquan hệ có liên quan đến yếu tô kinh tế

b Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh té mang tinh

chất quốc tế

Quan hệ kinh tế được hiểu là quan hệ phát sinh giữa cácchủ thé trong quá trình t6 chức, quan lý và hoạt động sản xuấtkinh doanh, cấp phát và huy động von phục vu hoạt động sanxuất kinh doanh, sử dụng lao động Các hoạt động và quan hệkinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan,như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,quy luật lưu thông tiền tệ Trong thực tiễn hoạt động kinh tế

có các quan hệ kinh tế mang tính chất quốc tế, tức là chúng

vượt quá phạm vi biên giới một quốc gia Thí dụ như quan hệ

xuất nhập khâu hàng hoá, đầu tư nước ngoài, chuyên giao công

nghệ, xuất nhập khẩu sức lao động, thanh toán quốc tế Loại

quan hệ này thường được điều chỉnh bằng luật quốc gia (trong

đó có Tư pháp Quốc tế)

Trang 11

Trong thời đại ngày nay, guan hệ quốc té mang tinh chấtkinh tế và guan hệ kinh té mang tính chất quốc tế có mối liên

hệ đan xen phức tạp, khó có thể phân biệt một cách tuyệt đối.Trên thực tế, quan hệ kinh tế quốc tế là đối tượng điều chỉnhcủa cả Công pháp Quốc tế và luật quốc gia Hiện nay, loạiquan hệ này, trong chừng mực đáng kể, đang chịu sự chỉ phối

của các quy định của WTO.

2 Đối tượng nghiên cứu của môn học Quan hệ kinh tếquốc tế

Môn học Quan hệ Kinh té Quoc té nghiên cứu sự phụ thuộc

lần nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia; nghiên cứu thực

trạng và tính quy luật của các quá trình trao đổi hàng hoá,dịch vụ, vốn, sức lao động, khoa học - công nghệ giữa cácquốc gia; các hình thức, nguyên tac đảm bảo tài chính cho cáchoạt động kinh té nêu trên; dong thời nghiên cứu các thiết chế,chính sách điều chỉnh các quá trình trao đổi nói trên Sự phụthuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước còn chịu sự ảnh

hưởng của các quan hệ chính tri, văn hoá - xã hội và quân sự giữa các nước, do đó các khía cạnh này, trong một chừng mực

nhất định, cũng cần phải được đề cập

Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm các loại vẫn

đề sau đây:

- Quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế;

- Quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế;

- Quan hệ đầu tư quốc tế;

- Quan hệ quôc tê về dịch chuyên sức lao động;

Trang 12

- Quan hệ quốc tế về trao đôi khoa học - công nghệ (Quan

hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại);

- Quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế;

- Các quan hệ quốc tế khác phát sinh trong quá trình hộinhập kinh tế khu vực và thế giới

Như vậy, phạm vi của các quan hệ kinh tế quốc tế rộng hơnnhiều so với guan hệ kinh tế đối ngoại (hay quan hệ ngoạithương) Quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia là tổng thểcác mối quan hệ về vật chất và tài chính của một quốc gia vớiphần còn lại của thế giới Tổng hoà các quan hệ kinh tế đốingoại của các quốc gia tạo nên hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế.Phạm vi của các quan hệ kinh tế quốc tế cũng không đồngnhất với quan hệ thương mại quốc tế Về cơ bản, quan hệthương mại quốc tế được hiểu là quan hệ quốc tế liên quan đếnthương mại Nhưng khái niệm “thương mai” lại được hiểu mộtcách không thống nhất Theo quan điểm của WTO, “thươngmại” được hiểu là sự trao đôi hàng hoá, dịch vụ, các biện phápđầu tư liên quan đến thương mại, các vấn đề về sở hữu trí tuệliên quan đến thương mại Theo quan điểm của một số tổ chứckinh tế quốc tế hoặc theo luật của một số nước, “thương mại”còn bao hàm cả các van đề liên quan đến doanh nghiệp, tàichính - ngân hàng Đó là các cách hiểu về “thương mại” theonghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, “thương mại” là sự trao déi hàng

hoá, còn “thương mại quốc tế” là hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hoá Việc mở rộng phạm vi “quan hệ thương mại quốc tế”

và “quan hệ kinh tế quốc tế” đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào

sự phát triển của nền kinh tế thế giới Đây không phải là các

Trang 13

khái niệm bat biến mà nó sẽ thay đổi theo sự phát triển kinh tế.

3 Khái niệm nền kinh tế thế giới

Nên kinh tế thé giới là tổng thé các nên kinh tế của cácquốc gia, có sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau, thôngqua các quan hệ kinh tế quốc tế Chính các quan hệ kinh tếquốc tế là bộ phận cốt lõi quyết định sự hình thành nền kinh tếthé giới Nhờ nó mà các nền kinh tế quốc gia có thé liên kết vớinhau, tạo thành một thê thống nhất

Quan hệ kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới là hai khái

niệm, hai phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau Nền

kinh tế thế giới hình thành và phát triển như ngày nay là do

hàng loạt các nguyên nhân sau đây:

- Sự phân công lao động xã hội ngày càng có xu hướng

vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia;

- Ở các nước công nghiệp phát triển, việc tổ chức sản xuấtcác sản pham thường có quy mô rat lớn, vượt xa khả năng tiêudùng trong nội bộ một quốc gia;

- Các điều kiện về giao thông, liên lạc, tài chính ngàycàng phát triển;

- Pháp luật và thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh tếngày càng được chấp nhận rộng rãi

Nền kinh tế thế giới chỉ xuất hiện ở một giai đoạn lịch sửnhất định, khi mà sự phân công lao động xã hội vượt ra khỏibiên giới quốc gia, và mang tính chất quốc tế Nghĩa là chỉ

có nên kinh tế thế giới khi xuất hiện sự phân công lao động

quốc tế.

Trang 14

4 Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế

a Quốc gia

Vì quan hệ kinh tế quốc tế trước hết là quan hệ quốc tế, nênchủ thể cơ bản của loại quan hệ đó phải là các quốc gia Trênthé giới hiện nay có khoảng gần 200 quốc gia tham gia vàoquan hệ kinh tế quốc tế Loại chủ thé này được phân chia làmnhiều loại trên cơ sở các tiêu chí khác nhau Các nước giàu, cónền kinh tế mạnh có các tên gọi như: nước công nghiệp pháttriển, nước tư bản phát triển, nước phát triển, nước tiên tiến.Còn các nước nghèo được gọi là nước đang phát triển (DCs),nước chậm phát triển hay nước kém phát triển (LDCs) Nếucăn cứ vào GDP tính trên đầu người, các nước được phân chia

ra thành nước có thu nhập cao, nước có thu nhập trung bình, và

nước có thu nhập thấp Ngoài ra, căn cứ vào sự tham gia củacác nước vào các tô chức quốc tế, người ta còn phân biệt cácnước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), các nướcOPEC (Tổ chức các nước xuất khâu dầu lửa), các nước thuộckhối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) Thời gian gần đây,xuất hiện loại hình các nước công nghiệp mới (NICs) Nóichung, tất cả các cách phân loại nói trên chỉ mang tính quyước, và được sử dụng không nhất quán trong các tô chức quốc

tế và các tài liệu nghiên cứu

WTO không đưa ra tiêu chuẩn về thành viên “phát triển”hay “đang phát triển” Các thành viên được coi là đang pháttriển trên cơ sở tự nhận mình là “đang phát triển”, mặc du điềunày không được WTO chấp nhận một cách đương nhiên.” Thi

(1) http://www.wto.org

Trang 15

dụ: trường hợp các “con rồng châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan,

Hongkong, Singapore) tự nhận mình là các DCs, nhưng không được WTO coi là các DCs.

WTO thừa nhận một nước là LDC trên cơ sở xếp hạng củaLiên Hợp Quốc (UN), theo các tiêu chí: (i) Thu nhập bìnhquân thấp (GNI/dau người dưới 905 USD); (ii) Chi số nguồnnhân lực (Human Assets Index - HAI), can cứ vào: tỉ lệ dân SỐ

suy đinh dưỡng, tỉ lệ chết của trẻ em từ 5 tuôi trở xuống, tỉ lệ

nhập trường tiêu học và trung học, tỉ lệ người trưởng thành

mù chữ; (iii) Chỉ số tổn thương kinh tế (Economic VulnerabilityIndex - EVI), căn cứ vào: quy mô dân số, khoảng cách vềtrình độ kinh tế giữa các vùng, tỉ lệ xuất khẩu hàng hoá, tỉ lệngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP, tỉ lệ dân cư sống ởvùng duyên hải chậm phát triển, xuất khâu hàng hoá và dịch

vụ không ôn định, số lượng nạn nhân của thiên tai, sản xuất

nông nghiệp không ổn định Do là các tiêu chí đặt ra cho giaiđoạn 2009 - 2012 Các tiêu chí này cũng thay đổi và đượcxem xét lại 3 năm/lần.t

Tính đến thời điểm tháng 9-2011, trong danh sách của UN

có 48 LDCs, trong số đó có 31 LDCs là thành viên WTO

Trong danh sách nay không có tên Việt Nam Có 12 LDCs đang trong quá trình xin gia nhập WTO (trong đó có Lào)

(xem Hộp I.1).“

Trong thời gian đàm phán gia nhập WTO, GDP tính theo

(1) http://www.wto.org; http://www.unohrlls.org

(2) http://www.wto.org; http://www.unohrlls.org

Trang 16

đầu người của Việt Nam năm 2006 chi là 640 USD.” Đây làmức GDP rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế

giới, nhưng do Việt Nam không được coi là LDCs theo tiêu chí của UN, nên WTO cũng không thừa nhận Việt Nam là LDCs

dé cho hưởng những ưu đãi đặc biệt của hệ thông thương mai

đa phương Trong đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam luôn

khang định răng Việt Nam là “nước đang phát triển ở trình độthấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyên đổi”, nên mức độ

mở cửa phải phù hợp.

Hộp 1.1 Danh sách các thành viên LDCs của WTO

Danh sách 31 thành viên LDCs cua WTO

1 Angola; 2 Bangladesh; 3 Benin; 4 Burkina Faso; 5 Burundi;

6 Cambodia; 7 Cộng hoa Trung Phi; 8 Chad; 9 Cộng hoa Dan chủ Congo; 10 Djibouti; 11 Gambia; 12 Guinea; 13 Guinea Bissau; 14 Haiti; 15 Lesotho; 16 Madagascar; 17 Malawi; 18 Mali; 19 Mauritania; 20 Mozambique; 21 Myanmar; 22 Nepal; 23 Niger;

24 Rwanda; 25 Senegal; 26 Sierra Leone; 27 Dao quốc Solomon;

28 Tanzania; 29 Togo; 30 Uganda; 31 Zambia.

Danh sách 12 LDCs dang trong quá trình xin gia nhập WTO:

1 Afghnistan; 2 Bhutan; 3 Comoros; 4 Guinea xich dao; 5 Ethiopia; 6 Lao; 7 Liberia; 8 Sao Tome & Principe; 9 Samoa; 10 Sudan; 11 Vanuatu; 12 Yemen.

b Tổ chức kinh tế quốc tế

Các tô chức kinh tê quôc tê có vai trò quan trọng trong sự

(1) Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ X,

Nxb Chính trị Quôc gia, 2006, tr 142.

Trang 17

phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế Các tô chức này cónhiệm vụ tô chức và phối hợp hoạt động của các quốc giatrong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tẾ: tao cơ SỞcho các cuộc đối thoại về kinh tế giữa các nước giàu và cácnước nghèo; quan tâm giải quyết các van dé kinh tế toàn cầunhư vấn đề năng lượng, lương thực, môi trường sinh thái gópphần tạo thuận lợi cho sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc,xây dựng một thế giới hoa bình và an ninh Các tổ chức kinh tế

quốc tế còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một hệ thống

pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế Một số tổchức kinh tế quốc tế quan trọng hiện nay là: IMF, WB, WTO,Liên minh châu Âu (EU), ASEAN, APEC, Câu lạc bộ Paris,

nước ngoai

Các hoạt động xuất khẩu lao động trở nên sôi động trongvài chục năm nay, và đang thu hút sự chú ý của các nhà kinh tếhọc và các chính trị gia Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX,những nước nhiều vốn và có dầu lửa ở Trung Đông đã thu hútlao động làm thuê từ châu Á Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũtrước đây cũng có hoạt động hợp tác xuất khẩu lao động Việt

Trang 18

Nam đã từng đưa người lao động di nước ngoài theo chương trình này Nói chung, người lao động ở các DCs thường di

chuyển sang các nước phát triển Hiện nay, các hướng dichuyển rõ nét nhất là từ châu Á, châu Phi sang các nướcphương Tây và Trung Cận Đông Nhu cầu về nhập khâu sứclao động đang là van dé cấp thiết đối với nhiều nước trên thégiới Các nước phát triển can sử dụng sức lao động nhập khâu

trong việc thi công các công trình xây dựng, lao động giúp việc

nhà, phục vụ nhà hàng, làm thủy thủ Di chuyên quốc tế sứclao động gây ra cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với cảnước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu sức lao động Do đó, cánhân - khi tham gia vào quan hệ trao đổi quốc tế về sức laođộng - cũng là một loại chủ thé cần được quan tâm trong quan

hệ kinh tế quốc tế

Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) (hay các công ty đa

quốc gia - MNCs) có vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tếquốc tế Chúng có mạng lưới sản xuất, phân phối và quản lý ởtầm quốc tế Các công ty này làm trung gian cho đầu tư quốc tế

đề thực hiện hoạt động sản xuất, kinh đoanh ở nhiều quốc gia.Đôi khi, một TNC có sức mạnh kinh tế lớn hơn cả các quốc giatiếp nhận đầu tư Thí dụ: Năm 2008, TNC lớn nhất thế giới -Citygroup, có tông giá trị tài sản lên tới gần 1.900 tỉ USD với

506 chi nhánh tại 75 quốc gia General Motors (GM) (Hoa Kỳ)

có doanh số cao hơn GDP của Na-Uy Toyota (Nhật Bản) có

doanh số cao hơn GDP của Bồ Đào Nha Thu nhập của GM và

Ford (Hoa Ky) vượt qua tong GDP cua tất cả các nước NamSahara châu Phi cộng lại Tổng doanh số của 6 công ty lớnnhất của Nhật Bản (Mitsubishi, Mitsui, Itochu, Sumitomo,

Trang 19

Marubeni và Nisso Iwai) tương đương tổng GDP của toàn bộcác nước Nam Mỹ.” Với 770.000 chi nhánh trên toàn thé giới,các TNCs thực sự là công xưởng của thế giới Chúng sở hữucông nghệ tiên tiến nhất, thiết lập nhà máy, đặt hàng gia công ởbat cứ nơi nào có khả năng sinh lợi, tạo ra 4.500 tỉ USD giá trịgia tăng, sử dụng 62 triệu người lao động, xuất khẩu hàng hoá

và dich vụ trị giá 4.000 tỉ USD, đồng thời kiểm soát, chi phối

cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị ở những nơi mà chúng cómặt.) TNCs có thé mang lại lợi ích cho nước chủ nhà (thí dụnhư chuyền giao công nghệ tiên tiến, đào tạo lao động tay nghề

cao, đầu tư vén ) Nhưng chúng có thé khai thác đến mức tối

đa sức lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên, có thê dùng sức

mạnh kinh tế của mình để có được vị trí độc quyền, lũng đoạn

giá cả, tha hoá cán bộ Nhà nước, hoặc chuyền tiền ra nhiều hơn

là đầu tư vào

Các tô chức phi Chính phú (NGO) cũng tham gia tích cựcvào các quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là hoạt động viện trợthông qua nguồn vốn ODA

d Các vùng/lănh thé

Loại chủ thé tiếp theo của quan hệ kinh tế quốc tế là cácvùng/lãnh thổ, bao gồm một số tỉnh, quốc gia thành viên củaNhà nước liên bang, và các lãnh thổ hải quan

Một số tỉnh, quốc gia thành viên của Nhà nước liên bang cóthể tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế thông qua việc trởthành thành viên của các tam giác phát triển, tứ giác phát trién

(1) Tạp chí Cộng sản, số 785 (tháng 3/2008), tr 107.

(2) World Investment Report, 2006.

Trang 20

Thí dụ: một tam giác phát triển được hình thành từ sự liên kếtkinh tế giữa Singapore, Bang Joho (Malaysia) và đảo Batam(Indonesia); hoặc giữa các tỉnh miền nam Thái Lan, các bangmiền bắc Malaysia và tỉnh Sumatra (Indonesia); hoặc giữa

dao Mindanao (Philippines), Sulavesi (Indonesia) và các tinh

miền đông Malaysia Tương tự, bốn thực thé là Thái Lan,Mianmar, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng thành lập

tứ giác phát trién

Theo Điều XII Hiệp định thành lập WTO, bat kỳ lãnh théhải quan nào có quyền độc lập trong quan hệ thương mại đốingoại đều có thé trở thành thành viên của WTO Trong quan hệkinh tế quốc tế, các “lãnh thổ hải quan có quyền độc lập” này

có khả năng và đã tham gia vào các quan hệ thương mại, đầu

tư, thanh toán giống như các quốc gia Hiện tại, EU, Macao

và Hongkong (Trung Quốc) là thành viên của WTO Đây chính

là các vùng/lãnh thổ - chủ thé của quan hệ kinh tế quốc tế

II NHUNG XU HƯỚNG VẬN DONG CHỦ YEU CUAQUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Những xu hướng vận động của quan hệ kinh tế quốc tế rất

đa dạng Nó chi phối sự phát triển của tat cả các quốc gia Các

xu hướng này có thể tạo ra những tác động tích cực, đồng thờicũng có thé gây ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển củamỗi quốc gia Xu hướng nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tếtrong giai đoạn hiện nay chính là hội nhập kinh tế quốc tế, cả ởcấp độ toàn cầu, cấp độ khu vực và cấp độ song phương

Hội nhập kinh tế quốc tế là những vấn đề đã được quan tâm

từ khá lâu, và hiện nay nó trở nên đặc biệt quan trọng Ngày

Trang 21

nay, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu hướng hộinhập kinh tế quốc tế Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng đượcthể hiện rõ nét trong bối cảnh toàn cầu hoá Chính vì vậy, hộinhập kinh tế quốc tế là những chính sách ngoại giao chủ chốtcủa mỗi quốc gia Chính sách đối ngoại của hầu hết các nướcđều hướng vào mục tiêu hội nhập kinh té quốc tẾ, đồng thờivẫn đảm bảo gìn giữ bản sắc quốc gia và bản sắc khu vực trong

quá trình mở cửa.

Sau đây là những xu hướng vận động chủ yếu của quan hệkinh tế quốc tế:

1 Toàn cầu hoá kinh tế (hội nhập kinh tế toàn cầu)

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế (hội nhập kinh tế toàn cầu)dang là vấn đề nỗi bật của kinh tế thế giới hiện nay Ngay từHội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tạiDavos (Thuy Si) (28/01 - 02/02/1999), người ta đã khang định:

“Toàn cầu hoá không còn là một xu thế nữa mà đã trở thànhmột thực tế (realistic)”

Ngày nay, nền kinh tế thế giới được vận hành nhờ cácmạng lưới toàn cầu Trong lĩnh vực thông tin, các máy tinh cánhân được nối mạng với nhau ở trong nước và nước ngoài, tạothành đường thông tin siêu cao tốc Trong lĩnh vực thị trường

sức lao động, các TÌNCs sử dụng người lao động trên phạm vi

toàn cầu Trong lĩnh vực tiêu ding, người tiêu dùng Hoa Kythường mua dầu hoả nhập khâu từ các nước vùng Trung Đông

va Nigeria, mua ti-vi và video từ Nhat Bản, ô-tô từ Đức, hang

may mặc từ Trung Quốc, giày dép từ Indonesia, mì ống từ

ltalia, và nho từ Pháp Các nước này lại mua từ Hoa Kỳ máy

Trang 22

bay, sản phẩm phần mềm, phim ảnh, quan bò, lúa mì Tronglĩnh vực sản xuất hàng hoá, các máy vi tính mà hãng IBM(Hoa Kỳ) bán trên thị trường thế giới có thé được lắp ráp tạiMalaysia với màn hình chế tạo tại Đài Loan, bàn phím làm tạiHàn Quốc, bộ vi xử lý sản xuất tại Hoa Kỳ, và phần mềm caiđặt sẵn do nhóm kỹ sư An Độ va Hoa Ky hợp tác xây dựngnên Ngày nay, chúng ta khó mà khang định nguồn gốc củamột sản phẩm nào đó là từ một quốc gia duy nhất Về phương

thức giao dịch thương mại, trước day hang hoá được vậnchuyền từ nước này sang nước khác bằng các phương tiện cổ

điển, ngày nay, hàng hoá và dịch vụ được giao dịch trên phạm

vi toàn cầu bằng các phương tiện hiện đại, đặc biệt là phương

tiện điện tử 7zong lĩnh vực tài chính, hàng ngàn tỉ USD được

chu chuyền trên khắp thế giới qua các thị trường chứng khoánvới tốc độ tính bằng giây suốt 24/24 giờ trong ngày Các mạnglưới toàn cau nói trên đang không ngừng làm thay đổi cơ câukinh tế thế giới Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tất

cả các chức năng kinh tế chủ yếu như tiêu dùng, sản xuất vàđầu tư, đều mang tính toàn cầu hoá cao độ, một đặc tính màcho đến những năm 80 của thé ky XX van còn chưa được côngnhận Các nước trên thế giới ngày càng tăng cường hợp táckinh tế đa phương Đến thời điểm tháng 9/2011, số lượngthành viên của WTO đang ở con số 153 Các nước chưa phải làthành viên của WTO hiện đang rất tích cực trong tiến trình gianhập tô chức này

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm toàn cầu

hoá kinh tế Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế làm cho nềnkinh tế thé giới trở thành một thé thống nhất, trong đó mỗi

Trang 23

quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau.

Dé theo đuổi xu hướng này, các nước sẽ phải tháo bỏ dan cácrào cản cho sự phát triển thương mại quốc tế, như giảm thuếquan và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, điều chỉnh chínhsách và pháp luật kinh tế - thương mại theo hướng tạo thuận lợicho thương mại quốc tế, tự do dịch chuyên hàng hoá, dịch vụ,

tư bản và sức lao động.

Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế có liên quan chặt chẽ với

khái niệm / do hoá thương mại Đây là qua trình giảm bớt sự

can thiệp mang tính chất bảo hộ của Nhà nước vào hoạt động

thương mại, theo đó vai trò của Nhà nước chỉ nên giới hạn ở việc tạo ra môi trường phù hợp cho các quan hệ thương mại.

Tương tự, trên phạm vi quốc té, vai trò của các thé chế daphương chủ yếu là tạo ra các khuôn khổ pháp luật mang tínhchất toàn cầu, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại

Xu hướng toàn cầu hoá đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến chính sách đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia Nóđang làm thay đổi các quan hệ trên thế giới như quan hệ giữaquốc gia với quốc gia, giữa quốc gia với cá nhân và các TNCs

Xu hướng toàn cầu hoá tác động đến hàng loạt các lĩnh vực,như: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá Nhưng sự tác độngnày đối với các quốc gia, các cá nhân, các tô chức lại khônggiống nhau Do đó, có những nhóm người hoặc quốc gia ủng

hộ toàn cầu hoá, nhưng một số khác lại phản đối xu hướng này.Theo quan điểm phản đối toàn cầu hoá, thì xu hướng nàylàm cho nghèo đói, thất nghiệp, dốt nát, bạo lực, bệnh tật, ônhiễm môi trường gia tăng trong phạm vi mỗi quốc gia, đồng

Trang 24

thời khoảng cách giàu nghèo trên thế giới ngày một rõ nét.Năm 1960, 20% người giàu nhất thế giới có số tài sản gấp 30lần 20% số người nghèo nhất Đến năm 1997, năm cao điểmcủa toàn cầu hoá, khoảng cách giàu nghèo là 74 lần, và khoảngcách này tiếp tục tăng Những mặt trái của xã hội không thégiải quyết được bang toàn cầu hoá Toàn cầu hoá và tiến bộcông nghệ, cùng với mở cửa biên giới bị các tổ chức tội phạmquốc tế nhanh chóng lợi dụng để tiến hành các hoạt độngbuôn lậu ma tuý và vũ khí, rửa tiền Mặt khác, xu hướng nàylàm lây lan các cuộc khủng hoảng kinh tế, là mối đe doạ đối

với sự ôn định xã hội và chủ quyền quốc gia (thí dụ: toàn cầu

hoá đã phổ biến và áp đặt các quan điểm phương Tây vềquyền con người, về dân chủ) Bên cạnh đó, xét dưới góc độvăn hoá, những người phản đối toàn cầu hoá cho rằng đâythực chất là quá trình “Mỹ hoá” Thái độ đối với toàn cầu hoá

ở các nước không giống nhau Thi dụ: ở Pháp đã từng có duluận cho rằng toàn cầu hoá làm mất đi bản sắc dân tộc và sựliên kết trong nội bộ xã hội Còn ở Hoa Kỳ, một số người coitoàn cầu hoá là cơ hội để những giá trị “kiêu Mỹ” được phobiến trên toàn thế giới

Còn theo quan điểm của những người ủng hộ toàn cầu hoá,thì xu hướng này tạo ra sự phén thịnh va phát triển kinh tếthông qua các cải cách kinh tế và tự do hoá thương mại, đồng

thời mở rộng các giá tri tự do.

Mặc dù có nhiều quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về

toàn cầu hoá kinh tế, nhưng đây là một xu thế tất yếu kháchquan của thời đại Toàn cầu hoá kinh tế có thể giúp các nước

Trang 25

hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, đồng thời có thể đâycác nước ra ngoài lề nền kinh tế thế giới Xu hướng này làmcho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, khoa

học - công nghệ, nguyên liệu, thị trường Tuy nhiên, khi tham

gia tiến trình toàn cầu hoá, các quốc gia vẫn phải giữ vững độclập chính trị, kinh tế - xã hội, tự quyết định con đường pháttriển của quốc gia mình

Đứng trước xu thế toàn cầu hoá, các DCs cũng phải nhận

thức đầy đủ về cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tếquốc tế Toàn cầu hoá chính là cơ hội cho các nước nghèo hội

nhập nền kinh tế thế giới Mỗi quốc gia cần mở cửa ra thịtrường thế giới, chủ động tham gia vào phân công lao độngquốc tế Nó tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài, thuhút các nguồn vốn từ nước ngoài, tranh thủ được kỹ thuật,công nghệ tiên tiến của nước ngoài, đồng thời tạo thuận lợi

cho việc tham gia xây dựng những “luật chơi” chung công

bằng và bình đăng để bảo vệ lợi ích của mình Tuy nhiên,thách thức rất lớn đối với các DCs là phải chấp nhận cạnhtranh, trong khi năng lực cạnh tranh còn rất yếu Bên cạnh đó,các nước sẽ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau cả về tăng trưởnglẫn khủng hoảng Đồng thời, toàn cầu hoá có thể kéo theo sựxung đột văn hoá, sự phá hoại của các thế lực phản động ,đặt các DCs vào thế dễ bị thua thiệt, nếu không tích cực và

chủ động tham gia hội nhập.

Mặc dù toàn cầu hoá có thé gây ra những tác động tiêu cực,nhưng nó vẫn là một thực tế mà các quốc gia phải đối mặt,phải hiểu và kiêm soát được nó

Trang 26

Theo quan niệm của C Mác và Ăng-ghen, xu hướng toàncầu hoá kinh tế đã xuất hiện từ khi hình thành đại công nghiệp

tư bản chủ nghĩa Mặc dù không sử dụng trực tiếp khái niệm

“toàn cầu hoá”, nhưng nhận định của các ông thực chất là bàn

về toàn cầu hoá Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộngsản”, các ông đã viết: “ Vì luôn bị thúc đây bởi nhu cầu vềnơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lan khắp toàn cầu

Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lậpnhững mối liên hệ ở khắp nơi Do bóp nặn thị trường thé giới,giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả cácnước mang tính chất thé giới”

Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đảng tanhận định: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôicuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một

số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốcgia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cựcvừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” Vănkiện Đại hội Đảng lần thứ X (2006) lại tiếp tục đưa ra nhậnđịnh: “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưngcũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình dang, gây khó khăn,thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang pháttriển” Văn kiện Đại hội Dang lần thứ XI (2011) tiếp tụcnhân mạnh: “Toàn cầu hoá kinh tế tiếp tục phát triển về quy

mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích

(1) C Mác - Ph Ăng-ghen Tuyền tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

1995, Trang 601.

(2) Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006, tr 73.

Trang 27

cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Qúatrình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngàycàng sâu rộng Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giátrị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế Sự

tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các

nước ngày càng trở thành phô biến”.”) Như vậy, các quốc giakhông thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hoá mà phải nắm

bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội

nhập kinh tế toàn cầu

2 Khu vực hoá kinh tế (hội nhập kinh tế khu vực) vàhợp tác kinh tế song phương

Xu hướng khu vực hoá kinh tế (hội nhập kinh tế khu vực)được hiểu là xu hướng theo đó các nước/các vùng, lãnh thổđồng ý tự do hoá thương mại toàn bộ hoặc một phan giữachúng với nhau, tạo ra sự phân biệt đôi xử đối với phần còn lạicủa thế giới Đây không phải là xu hướng mới trong quan hệkinh tế quốc tế Tuy nhiên, nó có những bước phát triển mạnh

mẽ từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây

Hiện nay, trên thé giới có rất nhiều biểu hiện của xu hướngkhu vực hoá, như sự tồn tại của EU, việc hình thành các khu

vực thương mai tự do (các FTAs, như: AFTA, NAFTA,

CA-FTA, ASEAN + 3), ký kết các thoả thuận thương mại khu vực(các RTAs, như APEC), sự xuất hiện của các tam giác pháttriển, tứ giác phát triển, ký kết các hiệp định thương mại song

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb Chính trị Quôc gia, 2011, tr 96.

Trang 28

phương (các BTAs) Tính đến ngày 15/5/2011, có 489 hiệp

định thương mại khu vực (RTAs) được thông báo cho WTO, trong đó có 358 hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do

và liên minh hải quan theo Điều XXIV GATT.”

Xu hướng khu vực hoá kinh tế được hình thành từ một số

lý do sau đây:

Thứ nhất, toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ chậm đối với một

sé nước, trong khi đó nhu cầu mở cửa và hội nhập của các

nước lại rất cấp bách Do đó, các nước có nhu cầu tham gia xu

hướng khu vực hoá để hội nhập khu vực trước khi tham giatoàn cầu hoá Thí dụ: Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO

từ tháng 01-1995, nhưng đến tháng 01-2007 mới trở thànhthành viên của tổ chức này Do đó, Việt Nam cần phải hộinhập kinh tế ở khuôn khổ nhỏ hơn trong khi chờ đợi gia nhập

WTO Việt Nam đã hội nhập ASEAN năm 1995 và là thành viên của AFTA từ ngày 01-01-1996.

Thứ hai, do trình độ phat triển giữa các khu vực rất khácnhau nên cần phải khu vực hoá trước Khu vực hoá tạo ra liênkết giữa các nước có cùng trình độ kinh tế, dễ hội nhập lẫnnhau Khu vực hoá chính là bước quá độ tiễn lên toàn cầu hoá.Trước đây, hội nhập kinh tế khu vực thường diễn ra giữacác nước có cùng trình độ kinh tế, gọi là các liên kết kinh tế

“Bắc - Bắc” (thí dụ: EEC) hoặc “Nam - Nam” (thí dụ: ASEANhay liên kết kinh tế giữa các nước châu Phi), nhằm mục đíchgiảm thuế quan trong nội bộ khu vực trong bối cảnh thương

(1) http://www.wto.org.

Trang 29

mại thế giới phải chấp nhận hàng rào thuế quan rất cao.

Thứ ba, toàn cầu hoá kinh tế không những không thay thé

mà còn thúc đây mạnh mẽ tiến trình khu vực hoá Trong thờigian gần đây, khá nhiều nước đã tìm cách vượt qua nhữngthách thức của toàn cầu hoá kinh tế bằng cách đây mạnh hợptác song phương và đa phương với các nước láng giềng và cácnước trong khu vực Liên kết kinh tế “Nam - Bắc” thời hiện

đại, như EU 27, NAFTA, TPP cũng tập trung vào mục đích

dành ưu đãi thương mại trong nội bộ liên kết, dé đối phó với sựthất bại của các cuộc đàm phán trong khuôn khổ GATT trướcđây và WTO hiện nay Ngoài ra, hội nhập kinh tế khu vực củacác DCs sẽ góp phần nâng cao sức mạnh đối thoại với cácnước phát triển

Trên thực tế, các thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs) làcon đường tiếp cận thị trường với phạm vi hẹp về địa lý nhưngmạnh về kinh tế Hội nhập kinh tế khu vực không phải là mộtgiải pháp đối lập với toàn cầu hoá kinh tế, mà hội nhập kinh tếkhu vực có thé cùng tồn tại với toàn cầu hoá kinh tế và chính làmột bộ phận cấu thành của toàn cầu hoá kinh tế Khu vực hoákinh tế không có nghĩa là việc chia thế giới thành các khu vựcbiệt lập về kinh tế và giảm giao lưu kinh tế với bên ngoài.Ngược lại, trên thực tế, EU đã thiết lập quan hệ hợp tác vớiMERCOSUR (Thị trường chung Nam Mỹ)? và đối thoại vớichâu A trong khuôn khô ASEM Trong suốt thời gian qua, toàncầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực luôn đi đôi với

(1) Các thành viên của MERCOSUR bao gồm: Brazil, Argentina, Paraguay,

Uruguay.

Trang 30

nhau, cho du các mối quan hệ giữa chúng cực kỳ phức tạp Hai

xu hướng này củng cô lẫn nhau, cùng đi theo hướng hội nhậpvào thị trường thế giới

Cơ sở pháp luật của xu hướng khu vực hoá kinh tế:

- Điều XXIV GATT (1994)

- Điều V GATS (1994)

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã rất coi trọng chiến lược hội nhập kinh tế khu vực

và hợp tác kinh tế song phương Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ

XI (2011) nhân mạnh quan điểm “Chủ động, tích cực và cótrách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vữngmạnh; tăng cường quan hệ với các đối tác trong khuôn khổ hợptác ở khu vực châu A - Thái Binh Dương” “”

3 Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nỗi bật trongquan hệ kinh tế quốc tế

Sự phát triển của khoa học - công nghệ tạo ra “nền kinh tếtri thức” Chưa có một định nghĩa thống nhất về nền kinh tế trithức, nhưng có thé nói rang đặc trưng nỗi bật của nó là: đây làhình thái kinh tế mà sự phát triển của nó dựa trên tri thức làchủ yếu, chứ không phải dựa trên các yếu tố sản xuất truyềnthống là sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn Hình tháikinh tế này phát triển dựa trên các ngành khoa học - công nghệ

cao, như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ hải dương học, công

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,

Nxb Chính trị Quôc gia, 2011, tr 47.

Trang 31

nghệ vũ trụ Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, cơ cấukinh tế - xã hội toàn cầu đang đứng trước một sự thay đổi sâusắc và bất ngờ Nó có thể được so sánh với sự bùng nổ củacuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XVIII - XIX ở châu

Âu Các học thuyết kinh tế truyền thống về lợi thế tuyệt đối, lợithé so sánh cần phải được bổ sung dé phù hop với các đặcđiểm mới của nền kinh tế tri thức

Các sức ép của cạnh tranh toàn cầu đã khiến tri thức trởnên cực kỳ quan trọng và trở thành một nhân tố của sự thànhcông thương mại Quyền sở hữu trí tuệ trở thành một bộ phậncầu thành của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế Cáccông nghệ thông tin và liên lạc hiện dai góp phan làm giảm chiphí vận tải và truyền thông, đồng thời tạo ra các thị trườnghàng hoá va dịch vụ toàn cầu Những ưu thé về tốc độ và giáthành chính là nguyên nhân thành công của hệ thống siêu mạngnày Hoa Kỳ, Australia, Phần Lan, Ireland, Singapore lànhững nước đã tiến vào nền kinh tế tri thức, do đó đang đạtđược tốc độ phát triển cao

Những tiến bộ khoa học - công nghệ đang tạo ra cơ hội mớicho sự phát triển Quốc gia nào mạnh về khoa học - công nghệ

có thé rút ngăn được khoảng cách trong các cuộc chạy đua.Tuy nhiên, khoa học - công nghệ đồng thời là yếu tố dao sâuthêm sự bất bình đăng kinh tế, nó cũng tạo ra những thách thức

mới cho các quốc gia, đặc biệt là các LDCs Sự tụt hậu của cácDCs và LDCs có nguyên nhân từ sự yếu kém về khoa học -

công nghệ Đối với các nước nghèo, khả năng tiếp nhận các trithức mới và biến chúng thành của mình hết sức hạn chế Hiện

Trang 32

nay, nền kinh tế tri thức đang tạo ra sự thay đổi lớn trên thịtrường lao động quốc tế Tién bộ khoa học - công nghệ làm giatăng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ rất cao và giảmnhu cầu tuyên dụng lao động phổ thông, do đó nó cũng gópphần gây ra nạn thất nghiệp trên phạm vi toàn cầu Kinh tế trithức làm giảm lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá/dịch vụ

của các nước nghèo khi sử dụng lao động đơn giản.

Đã có một ranh giới giữa những người có tri thức và không

có tri thức, giữa những nước tiên tiến và những nước lạc hậu

Mỗi quốc gia đều phải có chiến lược phát triển khoa học - công

nghệ, giáo dục - dao tao dé tạo ra một nền kinh tế tri thức.Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đảng ta

nhận định: “Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ

thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảyvọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đây

sự phát triển kinh tế tri thức” Do đó, “tri thức và sở hữu trí tuệ

có vai trò ngày càng quan trọng Trình độ làm chủ thông tin, tri

thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển” Như vậy, “các nướcđang phát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảngcách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồngthời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủđược cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên”

Văn kiện Đại hội Dang lần thứ X (2006) tiếp tục khangđịnh: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiễn nhảy vọt và

những đột phá lớn”, đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

(1) Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ X,

Nxb Chính trị Quôc gia, 2006, tr 73.

Trang 33

gắn với phát triển kinh tế tri thức, “coi kinh tế tri thức là yếu tốquan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị giatăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồnvốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất củanhân loại”.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) phát triển thêmnhững quan điểm trên: “Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học -công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc day quá trình hình thành

xã hội thông tin và kinh tế tri thức”; “Phát triển kinh tế trithức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, côngnghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ,trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tựđộng, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển mạnh cácngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ côngnghệ cao, có giá trỊ gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức Pháthuy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con ngườiViệt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại Xâydựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm2020”;) “Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người vàtri thức càng trở thành nhân tô quyết định sự phát triển của mỗi

(1) Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006, tr 87 - 88.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tr 28.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tr 220 — 221.

Trang 34

quốc gia”.

4 Phố cập hoá quan hệ kinh tế thị trường

Trước thập kỷ 90 của thé kỷ XX, nền kinh tế thế giới pháttriển trong tình trạng “lưỡng cực” Các nước tư bản chủ nghĩa

sử dụng cơ chế quản lý kinh tế thị trường, còn các nước xã hộichủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Tình trạng đólàm cho quan hệ kinh tế quốc tế trở nên phức tạp và luôn bị

ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị và quân sự.

Năm 1978, Trung Quốc - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiênthực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế kếhoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Đến những năm 90của thế kỷ XX, hàng loạt nước trên thế giới chuyển đổi cơ chếquản lý kinh tế với mức độ khác nhau (Liên Xô cũ, Việt Nam,

Ba Lan, Liên bang Nga, Đức, các nước Đông Âu ) Xuhướng phổ cập hoá quan hệ kinh tế thị trường làm thế giớithống nhất về “luật chơi” kinh tế, tạo ra mặt băng gía cả tươngđối thống nhất Tuy nhiên, đối với những nước có nền kinh tếchuyền đổi, thì cần có những bước đi thích hợp dé tránh nhữngbiến động về kinh tế - xã hội

Trên thực tế, các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị

trường theo hai hướng: định hướng xã hội chủ nghĩa và không

định hướng xã hội chủ nghĩa, tương ứng với hai kiểu thực hiệncác cải cách chuyên đổi: liệu pháp từng bước và liệu pháp sốc

Hau hêt các nước xã hội chủ nghĩa cũ đêu thực hiện liệu

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,

Nxb Chính trị Quôc gia, 2011, tr 97.

Trang 35

pháp sốc (không định hướng xã hội chủ nghĩa), nghĩa làchuyền đổi hệ thống và cơ chế quản lý sang cơ chế thị trườngtrong một thời hạn rất ngắn (1 - 5 năm), đồng thời kết hợpchuyển đổi kinh tế với chuyển đổi thể chế chính trị Kiểuchuyên đổi này đã giúp một số nước tiến hành đổi mới triệt

đề, giữ ôn định xã hội và đạt được tốc độ tăng trưởng khá,phát triển rộng rãi các quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệkinh tế quốc tế Tuy nhiên, cũng có nhiều nước không thànhcông trong quá trình chuyền đổi, tình hình kinh tế, chính trị -

trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội

chủ nghĩa; đó chính là nên kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghia”.? Văn kiện Đại hội Dang lần thứ XI (2011) giảithích rõ hơn: “Nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phan vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đây là một hình thái kinh tếthị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường,

(1) Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại

hội đại biêu toàn quoc lân thứ IX của Đảng.

Trang 36

vừa dựa trên cơ sở và được dan dắt, chi phối bởi các nguyêntắc và ban chất của chủ nghĩa xã hội”.t

Xu hướng phổ cập hoá quan hệ kinh tế thị trường cho thấycác kết quả khá đa dạng ở các nước Có những nước đã cókinh nghiệm chuyền đổi từ mấy chục năm (như Trung Quốc,Việt Nam), trong khi đó có những nước gần như chưa có kinh

nghiệm (như Cộng hoa Macedonia, Serbia, Montenegro).

Trong một số trường hop, cải cách kinh tế kéo theo sự biếnđộng lớn về chính trị, như trường hợp của Liên Xô cũ,Romania, Croatia, Đông Đức (trước những năm 90 của thế kỷXX) Trong một số trường hợp khác, sự ôn định chính trị lại

hỗ trợ cho cải cách kinh tế, như trường hợp của Trung Quốc,

Việt Nam, Lào.

Về trường hợp hai nước Cộng hoà dân chủ nhân dân TriềuTiên và Cuba, cho đến nay có nhiều đánh giá, đôi khi tráingược nhau về tính chuyển đổi của nền kinh tế hai nước này.Trên thực tế, Cuba có chính sách cải cách kinh tế từ năm 1990,

và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có chính sách cảicách kinh tế từ năm 2002

Theo IMF va WB, hiện nay khoảng trên 20 nước được coi

là nước có nền kinh tế chuyển đổi, ở châu Á có Trung Quốc,

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mông Cổ, ngoài ra là các nước

xã hội chủ nghĩa cũ ở Trung Âu va Đông Âu, các nước SNG?)

(xem Hộp 1.2) Trong quan hệ với WTO, Việt Nam va Trung

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,

Nxb Chính trị Quôc gia, 2011, tr 34

(2) http://www.imf.org; http://Inweb18.worldbank.org

Trang 37

Quốc bị coi là nền kinh tế phi thị trường (NME).?

Hộp 1.2 Một số nền kinh tế có thé được coi là

nên kinh tế chuyển đổi (theo IMF và WB)

Albania; Armenia; Azerbaijan; Belarus; Bosnia & Herzegovina;

Cambodia; Trung Quốc; Croatia; Gruzia; Iran; Kazakhstan; Kosovo;Cộng hoa Kyrgyz; Lao, Cộng hoa Macedonia; Moldova, Mông Cổ;

Nga; Serbia & Montenegro; Tadjikistan; Turkmenistan; Ukraina; Uzbekistan; Viét Nam.

Xu hướng phô cập hoá quan hệ kinh tế thị trường vừa cótác dụng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, vừa cótác dụng giúp các nước chuyền đổi hội nhập vào thị trường thé

gidi, CÓ điều kiện tốt hơn dé đạt được các mục tiêu phát triển.

5 Thương mại điện tử đang trở thành phương thức giao

dịch thương mại quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế ©Thương mại điện tử được hiểu là việc phân phối,marketing, bán và giao hàng hoá, dịch vụ bằng các phương

tiện điện tử.

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 của Việt

Nam, “giao dịch điện tử là giao dich được thực hiện bangphương tiện điện tử” (Điều 4 Khoản 6), trong đó “phương tiện

điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện

tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện

(1) http://www.imf.org; http://Inweb18.worldbank.org ;

(2) Hướng dan doanh nghiệp về Hệ thông thương mại thê giới - Nxb Chính trị Quoc gia - 2001.

Trang 38

từ hoặc công nghệ tương tự” (Điều 4 Khoản 10).

Các phương tiện chính của thương mại điện tử là: điện

thoại; fax; thiết bị vô tuyến; các hệ thống thanh toán điện tử và

chuyền tiền; hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử; Internet Ở cácnước phát triển, nói đến “thương mại điện tử” là nói đến

Internet và việc mua bán trên mạng Trong khi đó, ở các DCs,

điện thoại, fax, thiết bị vô tuyến được sử dụng phổ biến dé làm

phương tiện cho giao dịch thương mại Thí dụ: đơn đặt hàng thường được đặt qua điện thoại, fax, và việc thanh toán đơn

hàng được thực hiện bằng thẻ tín dụng Như vậy, sự xuất hiệnInternet không có nghĩa là yếu tố làm phát sinh thương maiđiện tử, nhưng làm cho thương mại điện tử phát triển mạnh

Đứng dưới góc độ pháp luật, hàng loạt các vấn đề đặt ra đối

với thương mại điện tử Thí dụ: vẫn đề thu thuế đối với sảnphâm nhập khẩu thông qua phương thức thương mại điện tử,vấn đề xuất xứ của sản pham được giao dich điện tử Khi nàomột sản phẩm được coi là “nội địa” và khi nào được coi là

“nhập khâu”? Các thương nhân sử dụng phương thức giao dịchđiện tử sẽ phải xử lý vấn đề như thế nào trong trường hợp luậtquốc gia hoặc điều ước quốc tế đòi hỏi phải có hợp đồng “băngvăn bản”, chứng từ “gốc” hay chữ ky “tay”? Tính xác thực củamột thông tin được bảo đảm như thế nào để cho các bên tintưởng răng thông tin điện tử đó đã không bị bóp méo trong quátrình truyền?

Việc sử dụng các phương thức giao dịch điện tử đòi hỏi

phải có khuôn khổ pháp luật thích hợp Đã có một số sángkiến ở tầm quốc tế nhằm hỗ trợ các Chính phủ giải quyết van

Trang 39

đề thiếu luật áp dụng Thí dụ: Uỷ ban Liên Hợp Quốc vềLuật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã soạn thảo Ludtmẫu về thương mại điện tử năm 1996 Luật mẫu này đề racác quy tắc trong việc xác nhận, hình thành, thực hiện cáchợp đồng được hình thành thông qua phương thức điện tử,

nêu các đặc trưng của một văn bản điện tử có giá tri và chứng

từ gốc, quy định về tính chấp nhận được của chữ ký điện tử,

các bằng chứng điện tử trong các thủ tục tố tụng tại toà án vàtrọng tài Bên cạnh đó, sự gia tang sử dụng Internet và các phương tiện điện tử khác trong thương mại hàng hoá và dịch

vụ quốc tế dẫn đến việc các thành viên WTO thông qua Tuyên

bố về thương mại điện tử toàn cẩu tại Hội nghị Bộ trưởng tại

Geneva tháng 05-1998.

Ở Việt Nam, Ludt Giao dịch điện tử đã được Quốc hội

thông qua tháng 11-2005 (có hiệu lực ngày 01-03-2006), tao khung pháp luật cho hoạt động thương mại điện tử, liên quan

đến các vấn đề như: quyên sở hữu trí tuệ trong thương mạiđiện tử, bảo mật thông tin, bảo vệ người tiêu dùng, đánh thuế,hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử

Gia tri của thương mại điện tử, một phương thức giao dich thương mại có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong thương mại

quốc tế, sẽ tăng mạnh trong thế kỷ XXI Dé tham gia tích cực

vào thương mại điện tử, các nước sẽ phải hoạch định và thực hiện những chính sách ưu tiên xây dựng năng lực trong lĩnh

vực này, bao gồm cơ sở hạ tầng về vật chất và nhân lực, giáo

dục và đào tạo, đồng thời xây dựng khuôn khổ pháp luật đểtiễn hành thương mai theo phương thức điện tử

Trang 40

II CÁC KIÊU CHIẾN LƯỢC KINH TẾ ĐÓI NGOẠICỦA CÁC QUỐC GIA

1 Chiến lược "dong cửa kinh tế"

Đây là kiểu chiến lược kinh tế đã tồn tại lâu dài trong lịch

sử quan hệ kinh tế quốc tế Nó tương ứng với chính sách bảo

hộ mậu dịch Châu Âu thời phong kiến đã áp dụng chiến lượckinh tế này Trung Quốc thời Mãn Thanh, Việt Nam thời nhà

Nguyễn cũng thực hiện chiến lược này ở dạng cực đoan nhất,

băng cách áp dụng chính sách “bế quan toả cảng” Hoa Kỳ,

thời Cách mạng giải phóng khỏi ách thuộc địa của Anh, thời

Tổng thống Jefferson, đã thực hiện chính sách “tự cấp tự túc”hoàn toàn, cam vận tàu thuyền nước ngoài, từ tháng 12-1807đến tháng 03-1809 Trước khi mở cửa với phương Tây vàonhững năm 50 của thế kỷ XIX, Nhật Bản cũng thực hiện chínhsách “tự cấp tự túc” tương đối Đến thế kỷ XX, không quốc gianào còn có thé “đóng cửa kinh tế” hoàn toàn An Độ, từ năm

1950 (sau khi giành được độc lập) đến năm 1991, thực hiệnchính sách gần như “tự cấp tự túc” Trung Quốc “đóng cửakinh tế” trong suốt giai đoạn 1950 - 1978 Albania thực hiệnchính sách “tự lực” từ năm 1976 đến năm 1991 Ở Việt Nam,trong một thời gian dài, về cơ bản chúng ta đã thực hiện chiếnlược “đóng cửa kinh tế” Từ cuối những năm 80 của thé kỷ XXtrở lại đây, chúng ta mới bắt đầu chuyển hướng sang nền kinh

tế “mở cửa” Một số ý kiến cho rằng “đóng cửa kinh tế” là sản

pham của các DCs hoặc của tư duy kinh tế xã hội chủ nghĩa

(1) Historical Autarkies, http://www.answers.com/topic/autarky ngày 01/12/2006.

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Động thái xuất khâu của thế giới 1960 - 2010 - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận chủ biên, Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm
Bảng 3.1. Động thái xuất khâu của thế giới 1960 - 2010 (Trang 97)
Bảng 3.3: Giá trị thương mại hàng hoá và dịch vụ - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận chủ biên, Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm
Bảng 3.3 Giá trị thương mại hàng hoá và dịch vụ (Trang 99)
Bảng 3.4. Động thái thương mại quốc tế của Việt Nam - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận chủ biên, Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm
Bảng 3.4. Động thái thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 101)
Bảng 4.1. Vốn đầu tư FDI của thế giới thời kỳ 1994 - 2005 - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận chủ biên, Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm
Bảng 4.1. Vốn đầu tư FDI của thế giới thời kỳ 1994 - 2005 (Trang 160)
Bảng 4.2. FDI vào Việt Nam đến năm 2010 Năm Số dự án |Tong vốn đăng| Tổng vốn thực - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Văn Luận chủ biên, Kim Văn Chính, Nguyễn Thanh Tâm
Bảng 4.2. FDI vào Việt Nam đến năm 2010 Năm Số dự án |Tong vốn đăng| Tổng vốn thực (Trang 192)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN