ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI: CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN, LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Thành phố Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý luận chung về công chứng hợp đồng ủy quyền 2
1.1 Khái niệm ủy quyền, hợp đồng ủy quyền 2
1.2 Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền 3
1.3 Đặc điểm hợp đồng ủy quyền 5
1.3.1 Tư cách chủ thể trong hợp đồng uỷ quyền 5
1.3.2 Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền 6
1.3.3 Phạm vi của hợp đồng uỷ quyền 6
1.3.4 Thời hạn uỷ quyền 6
1.3.5 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền 7
1.4 Các trường hợp không được ủy quyền 7
2 Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện 9
2.1 Các vấn đề tồn tại trong thực tiễn 9
2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 12
Tài liệu tham khảo 15
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Hợp đồng uỷ quyền được coi là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch do người đại diện theo ủy quyền thực hiện nhân danh người ủy quyền văn bản ủy quyền là một trong những loại hợp đồng, giao dịch phổ biển, thông dụng được sử dụng thường xuyên Từ việc nộp giấy tờ, thay mặt làm những công việc ở công ty, thay mặt mua bán, tặng cho tài sản, đi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh của một doanh nghiệp… tất cả các việc thường ngày đều có thể thông qua ủy quyền Văn bản ủy quyền được hiểu là văn bản thể hiện việc một người nào đó, giao cho một người khác thay mặt và nhân danh mình để thực hiện công việc hoặc sử dụng quyền của mình một cách hợp pháp Trong hoàn cảnh mở cửa nền kinh tế hiện nay, các giao dịch về dân sự, thương mại diễn ra ngày càng nhiều Trong đó, những giao dịch thông qua người đại diện uỷ quyền chiếm một số lượng lớn Đa số các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền đã tạo điều kiện để tất cả người dân có thể tham gia vào loại giao dịch này, từ việc vận dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết các công việc trong đời sống sinh hoạt, trong nội bộ của các cơ quan, tổ chức cho đến việc áp dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch dân sự… Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế -xã hội, pháp luật về hợp đồng uỷ quyền của Việt Nam nói chung và quy định về hợp đồng ủy quyền trong lĩnh vực công chứng nói riêng còn có những hạn chế, bất cập tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội làm phát sinh những tranh chấp Do đó, thông qua bài tiểu luận này, và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hợp đồng ủy quyền và thực tiễn áp dụng pháp luật, em mong muốn làm rõ hơn các khía cạnh của hợp đồng ủy quyền cũng như các hạn chế đã và đang tồn tại trong thực tiễn Từ đó, đưa ra các đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền.
Trang 41 Lý luận chung về công chứng hợp đồng ủy quyền1.1 Khái niệm ủy quyền, hợp đồng ủy quyền
Việc ủy quyền sẽ làm phát sinh quan hệ đại diện Người được ủy quyền (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền (người được đại diện)
hợp pháp luật có quy định công việc đó không được ủy quyền, phải do chính người có quyền đó thực hiện Do đó về việc nguyên tắc, khi đã ủy quyền thì bên ủy quyền sẽ có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người được ủy quyền (người đại diện) xác lập trong phạm vi ủy quyền.
Xét về mặt hình thức thì Bộ luật dân sự 2015 không còn quy định hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận như trước đây mà gián tiếp quy định việc ủy
quyền phải bằng văn bản, qua quy định về thời hạn đại diện, cụ thể: “Thời hạn đại
diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật”2 Đồng thời khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định, công chứng viên chỉ có thể
chứng nhận việc ủy quyền nếu được lập thành văn bản, cụ thể: “Công chứng là
việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xácthực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản”.
Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Vì là một hợp đồng dân sự, hợp đồng ủy quyền mang đủ bản chất chung mà bất kỳ hợp đồng dân sự nào cũng có: là một sự thỏa thuận đạt được giữa các bên chủ thể (người ủy quyền và người được ủy quyền), thỏa thuận này làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa người ủy quyền và người được ủy quyền.
Ngoài ra từ Điều 562 đến Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 cũng là những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền và Luật Công chứng 2014 cũng đã quy định việc công chứng đối với hợp đồng ủy quyền tại Điều 55 Đa số các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền đã tạo điều kiện để tất cả người dân có thể tham gia vào loại giao dịch này, từ việc vận dụng các quy định về hợp đồng ủy
2 Điều 134, Điều 138 Bộ luật dân sự 2015
Trang 5quyền để giải quyết các công việc trong đời sống sinh hoạt, trong nội bộ của các cơ quan, tổ chức cho đến việc áp dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh,
1.2.Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền
Giao dịch ủy quyền cũng như các giao dịch dân sự khác, được xác lập bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó thể hiện rõ nhất ý chí của hai bên nếu như hai bên thảo luận, thương lượng về các điều khoản của giao dịch ủy quyền và tiến tới trực tiếp ký kết với nhau một văn bản (thông thường văn bản này được gọi tên là “Hợp đồng ủy quyền”) Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp Bên ủy quyền chọn phương án tự mình lập một văn bản mà không có sự tham gia ký kết của Bên được ủy quyền (thông thường dạng văn bản chỉ có bên ủy quyền ký thể hiện ý chí này được đặt tên là “Giấy ủy quyền”, cũng có thể đặt tên chung chung là “Văn bản ủy
Hợp đồng ủy quyền thì được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định từ Điều 562 đến điều 569 để nói về những điều cốt lõi trong hợp đồng này Hình thức này cũng được Luật Công chứng năm 2014 quy định tại Điều 42 và Điều 55 Hợp đồng ủy quyền có quyền hạn rộng, có thể thay mặt chủ thể sở hữu của đối tượng định đoạt tài sản, nhận một khoản tiền hay bất kì quyền lợi nào mà người đó có Việc ủy quyền chỉ có thể chứng nhận bằng văn bản.
Hình thức ủy quyền bằng văn bản bao gồm Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền Cả Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 đều không có quy định cụ thể về Giấy ủy quyền mà chỉ quy định về Hợp đồng ủy quyền Giấy ủy quyền đã được quy định ở Điều 48 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực Đến nay thì Nghị định 75/2000/NĐ-CP và Nghị định 04/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực Luật Công chứng 2014 hiện hành không có quy định cụ thể về loại văn bản này, Tuy nhiên, Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định việc chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu
3 Hà Thị Lan Anh, Hà Thị Lan Phương (2014), Vấn đề đặc thù trong hoạt động công chứng hợp đồng ủy
quyền, Tạp chí Nghề Luật Số 5/2014
4 Đoàn Thùy Anh (2022), “Trao đổi thêm về thủ tục công chứng việc thụ ủy công việc được ủy quyền” , Tạp
chí công thương, [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trao-doi-them-ve-thu-tuc-cong-chung-viec-thu-uy- cong-viec-duoc-uy-quyen-86225.htm], truy cập ngày 24/02/2024.
Trang 6tài sản, quyền sử dụng bất động sản5 Theo đó, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp là ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa; ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách
quyền’ là một trong những văn bản hành chính được sử dụng trong các cơ quan, tổ
quy phạm pháp luật khác Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, người chủ sở hữu khi ủy quyền cho người khác để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ, cũng như gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ thì phải
vi pháp lý đơn phương Nhưng thực tế không phải vậy, giấy ủy quyền vẫn là sự giao kết của hai bên, vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Tuy hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào quy định rõ nội hàm của Giấy ủy quyền để phân biệt với Hợp đồng ủy quyền Về bản chất, dù việc ủy quyền được thể hiện dưới bất kỳ văn bản nào, Hợp đồng ủy quyền hay Giấy ủy quyền đều là quan hệ hợp đồng, được hình thành trên những nguyên tắc của quá trình giao kết hợp đồng dân sự, thể hiện hai bên thỏa thuận về việc thực hiện công việc và bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền Vì thế, nó vẫn bắt buộc các bên phải có ý chí cùng biết, cùng hiểu và phải có trách nhiệm thực hiện.
Đối với hợp đồng ủy quyền, đây là sự thỏa thuận giữa các bên, quy định cả quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện Bên được ủy quyền có nghĩa vụ
quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý, thể hiện ở việc ký tên trong văn bản công chứng Việc ủy quyền có thể có thù lao hoặc không có thù lao Luật công chứng cho phép bên ủy quyền và bên nhận ủy quyên có thể cùng đến tổ chức hành nghề công chứng để chứng nhận Hợp đồng ủy quyền hoặc không cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng Bên ủy quyền có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền và gửi các bản chính hợp đồng cho bên được ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công
5 Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bảnchính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
6 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị địnhsố 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bảnsao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
7 Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
8 Khoản 1 Điều 107 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ.
9 Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trang 7chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất
cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại để yêu cầu chứng nhận hợp đồng.
Một điểm khác biệt giữa Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền là việc bên được ủy quyền có thể ‘ủy quyền lại’ Người được ủy quyền có thể ủy quyền cho một người khác để thực hiện các công việc mà mình nhận ủy quyền, với điều kiện phải được người ủy quyền đồng ý hoặc do một sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích
quyền lại, Công chứng viên phải xem xét văn bản ủy quyền ban đầu có nội dung cho phép ủy quyền lại cho bên thứ ba hay không, trường hợp không có nội dung nào thể hiện như trên thì được hiểu là không được phép ủy quyền lại Người được ủy quyền phải có sự đồng ý bằng văn bản của người ủy quyền trước khi muốn ủy quyền lại cho chủ thể khác Phạm vi ủy quyền lại không được quá phạm vi ủy quyền ban đầu, tức là người được ủy quyền chỉ được tiếp tục ủy quyền những công việc mà mình có quyền thực hiện theo văn bản ủy quyền ban đầu Những công việc thực hiện ngoài những công việc được ủy quyền đều được xem là vượt quá phạm vi ủy quyền và không có hiệu lực với người ủy quyền Hình thức của văn bản ủy quyền lại cùng phải phù hợp với hình thức của văn bản ủy quyền ban
cũng phải được công chứng theo đúng quy định pháp luật dân sự và các quy định pháp luật liên quan.
1.3 Đặc điểm hợp đồng ủy quyền
1.3.1 Tư cách chủ thể trong hợp đồng uỷ quyền
Chủ thể trong hợp đồng uỷ quyền là cá nhân hoặc pháp nhân Nếu là cá nhân thì phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (căn cứ theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Bộ luật dân sự 2015) Nếu là pháp nhân sẽ uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp theo pháp luật của pháp nhân đứng ra để tham gia xác lập, thực hiện giao dịch Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thoả thuận cử cá nhân, pháp nhân đại diện theo uỷ quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại
10 Điều 55 Luật công chứng năm 2014.
11 Khoản 1 Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015.
12 Khoản 2, khoản 3 Điều 564 Bộ luật dân sự 2015
Trang 8diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do
1.3.2 Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền
Trong hợp đồng uỷ quyền đối tượng của hợp đồng ở đây là “việc hoặc công việc” mà một người giao cho người khác nhân danh của mình thực hiện Có thể là công việc được uỷ quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất, uỷ quyền cho một người khác thực hiện các quyền đối với bất động sản,… Theo như quy định thì thẩm quyền công chứng sẽ căn cứ theo Điều 42 Luật Công chứng 2014 đối với những hợp đồng, giao dịch là bất động sản thì công chứng viên chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch có bất động sản thuộc phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, tuy nhiên vì đối tượng của hợp đồng uỷ quyền là việc hay công việc nên có thể được công chứng ở bất cứ đâu mà không cần theo phạm vi địa hạt.
1.3.3 Phạm vi của hợp đồng uỷ quyền
Không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng được phép uỷ quyền Bên được uỷ quyền chỉ được phép uỷ quyền cho bên được uỷ quyền những công việc thuộc quyền hạn của mình, được pháp luật cho phép trừ những trường hợp pháp luật đã quy định bắt buộc chính cá nhân, tổ chức đó phải tự mình thực hiện Bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba khi có sự đồng ý của bên uỷ quyền; do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được; Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và phải phù
1.3.4 Thời hạn uỷ quyền
Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thời hạn uỷ quyền của hợp đồng sẽ do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, tuy nhiên trong quá trình làm việc nếu như cả hai bên không có thoả thuận hay không có pháp luật quy định về thời hạn uỷ quyền thì hiệu lực của hợp đồng sẽ là 01 năm kể từ khi hợp đồng uỷ quyền được công chứng.
13 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015
14 Điều 564 Bộ luật dân sự 2015
Trang 91.3.5 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền
Khi bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 Theo Điều 569 Bộ luật dân sự 2015, đối với trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
Nếu là ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng Nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý Nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có.
1.4 Các trường hợp không được ủy quyền
Văn bản ủy quyền trong thực tế thực sự rất đa dạng về hình thức và nội dung Để biết được nội dung nào được phép ủy quyền, nội dung nào pháp luật không cho phép thì đòi hỏi công chứng viên phải có một kiến thức rộng để có thể bao quát được các vấn đề mà người yêu cầu công chứng yêu cầu Một số trường hợp không được ủy quyền như sau:
Không được ủy quyền đăng ký kết hôn
Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 nêu trên, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
- Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn;
Trang 10Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, trong trường hợp đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt khi đăng ký kết hôn nên không thể ủy quyền cho người khác có mặt đăng ký kết hôn.
Không được ủy quyền khi ly hôn
Tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người đại diện theo ủy quyền theo quy định Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Không được ủy quyền khi đăng ký nhận cha, mẹ, con
Tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Không được ủy quyền khi công chứng di chúc
Khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng di chúc như sau:
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
Không được ủy quyền khi người được ủy quyền có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập người được ủy quyền
Trường hợp không được làm người ủy quyền theo khoản 1 Điều 87 Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì không được làm người đại diện