Bộ luật là căn cứ pháp lí quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền han và mối quan hệ giữa các cơ
Trang 1GIÁO TRÌNH LUẬT TÔ TỤNG HINH SỰ VIỆT NAM
Trang 241-2017/CXBIPH/111-01/CAND
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Giáo trình
LUẬT TO TUNG HÌNH SU VIỆT NAM
(Tái bản lần thứ 13 có sửa đổi)
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2017
Trang 4Chủ biênPGS.TS HOÀNG THỊ MINH SƠN
Tập thể tác giả
PGS.TS TRẦN VĂN ĐỘ Chương IV, XVI, XVII
ThS HOANG VĂN HANH Chuong X, XI, XII
PGS.TS NGUYEN VAN HUYEN Chương VI, VII
TS VU GIA LAM Chuong V, VIII
TS PHAN THI THANH MAI Chuong III
PGS.TS HOANG THI MINH SON Chương I, IX, XIII, XIV
TS PHAN THI THANH MAI
TS PHAN THI THANH MAI
-` Chương II
PGS.TS HOANG THI MINH SƠN
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá XI tại kì họp thứ 4 (từngày 21/10 đến ngày 26/11/2003) thông qua và có hiệu lực từngày 01/7/2004 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 kế thừanhững điều luật còn phù hợp trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988; loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ
sung, xây dựng những quy định mới phù hợp với những yêu cầu
thực tiễn của nước ta Bộ luật là căn cứ pháp lí quan trọng
nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền han và mối
quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người có thẩmquyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những ngườitham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợptác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lí
công minh, kip thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội Việc nắm vững các nộidung cơ bản trên là hết sức cân thiết đối với môi cán bộ làmcông tác bảo vệ pháp luật, mỗi sinh viên, học viên của Trường
Đại học Luật Hà Nội - những người đang nghiên cứu về cácngành luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng
Dé đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của
giảng viên, sinh viên, học viên, Trường Đại học Luật Hà Nội
đã tổ chức biên soạn mới “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt
Nam” trên cơ sở kế thừa các giáo trình đã được xuất bản trướcđây Giáo trình do PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn làm chủ biên
và nhóm tác giả bao gồm các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc Sỹ đã có
Trang 6nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạt độngthực tiễn trong các cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia biên
bản sau giáo trình sẽ hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc giáo trình luật tố tụng
hình sự Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 7PHẦN THỨNHẤT NHỮNG VẤN DE CHUNG CUA LUẬT TỐ TUNG HÌNH SU
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
I LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ- MỘT NGÀNH LUẬT TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1 Khái niệm luật tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp
luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử và thi hành án hình sự
Đấu tranh phòng và chống tội phạm là vấn dé quan trọngtrong xã hội Để giải quyết vấn đề này một cách kiên quyết, kịpthời, có hiệu quả, Quốc hội đã thông qua nhiều văn bản pháp
luật quan trọng, trong đó Bộ luật hình sự quy định hành vi nào là
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt
Khi có hành vi phạm tội xảy ra, việc phát hiện, xác định tội
phạm và người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh
chống tội phạm Về vấn dé này V.I Lénin đã chỉ rõ: "Tác dungngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn không phải ở chỗ hìnhphạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bịtrừng phạt Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thiphải trừng phạt nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị
Trang 8phát hiện".
Để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và ngườiphạm tội được chính xác, xử lí nghiêm minh, không để lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự quyđịnh trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án hình su
Khi tiếp nhận được thông tin về tội phạm hoặc phát hiện
hành vi có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiếnhành kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm Sau đó tiến hành các
hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để chứng minh
tội phạm và người phạm tội, ra bản kết luận điều tra đề nghị truy
tố, hoàn thành hồ sơ vụ án và chuyển sang viện kiểm sát, nếu có
đủ chứng cứ để xác định có hành vi phạm tội xảy ra và ai là
người đã thực hiện hành vi phạm tội đó Nếu xét thấy việc khởi
tố vụ án không có căn cứ hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không
chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan
điều tra ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra
Nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác cóchứng nhận của hội đồng giám định pháp y® hoặc không xác
định được bị can hay không biết bị can đang ở đâu thì cơ quanđiều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra Khi nhận được hồ
sơ vụ án và bản kết luận điều tra, tuỳ từng trường hợp viện kiểmsát phải ra một trong các quyết định như trả lại hồ sơ để điều tra
bổ sung, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án hay truy tố bị can ước toà án bằng bản cáo trạng Toà án nghiên cứu hồ sơ và raquyết định cần thiết để giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử
tr-(1).Xem: V.] Lénin toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 508.
(2).Xem: Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
(3) Nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra.
Trang 9và quyết định bị cáo có tội hay không có tội bằng một bản án.
Quá trình từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi xét xử là mộtquá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong
đó xét xử là hoạt động mang tính chất quyết định Điều 9 Bộluật tố tụng hình sự quy định: "Không ai bị coi là có tội và phảichiu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệulực pháp luật" Vậy xét xử là một hình thức hoạt động nhà nước
đặc biệt do toà án thực hiện, nhằm xem xét và giải quyết các vụ
án theo quy định của pháp luật Để việc xét xử được tiến hành
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vụ án hình sự phải đượckhởi tố, điều tra, truy tố trước khi xét xử Sau khi xét xử, toà án
ra bản án tuyên bố bị cáo có tội hoặc không có tội và các quyếtđịnh khác Bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực phải
được thi hành và được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôntrọng Cá nhân và tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm
của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án và quyết địnhcủa toà án Như vậy, tố tụng hình sự không chỉ bao gồm việcxem xét và giải quyết vụ án mà còn bao gồm cả những hoạtđộng trước khi xét xử (như khởi tố, điều tra, truy tố) và những
hoạt động sau khi xét xử (như thi hành án) Mặt khác, để đạt
được yêu cầu của việc phát hiện tội phạm và người phạm tội,luật tố tụng hình sự còn quy định sự tham gia của những người
có liên quan đến vụ án, của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác
Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết
vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử và thi hành án hình sự) Tố tụng hình sự baogồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, toà án); người tiến hành tố tụng
(thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên;
viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên;chánh án, phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm và thư kí
Trang 10toà án); người tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo; người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người
giám định và người phiên dịch), của cá nhân, cơ quan và tổ
chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy địnhcủa luật tố tụng hình sự
Như đã phân tích ở trên, quá trình giải quyết vụ án phải trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau Mỗi giai đoạn thể hiện một
hướng nhất định của hoạt động tố tụng Giai đoạn tố tụng hình
sự là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng mang
đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng
Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các
giai đoạn sau:?)
- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình
sự, trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra códấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố hoặc
quyết định không khởi tố vụ án hình sự
- Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình
sự, trong đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theoquy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giáchứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội
- Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó,
viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị
(1) Trong thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia các giai đoạn
tố tụng hình sự Ví du: Có quan điểm cho rằng khởi tố và điều tra là một giai
đoạn Theo PGS.TSKH Lê Cảm thì có năm giai đoạn, đó là giai đoạn khởi tố vụ
án hình sự; giai đoạn điều tra; giai đoạn truy tố; giai đoạn xét xử và giai đoạn thi
hành án (Tạp chí kiểm sát số 2/2004, tr 26) Trong giáo trình này, căn cứ vào
tinh thần của các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng hình sự được
chia làm 7 giai đoạn.
10
Trang 11can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định
tố tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo quy
định của pháp luật
- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụnghình sự, trong đó, toà án tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằng
việc ra bản án hoặc các quyết định cần thiết khác
- Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tiếp theo của
tố tụng hình sự, trong đó, toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ
án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
pháp luật
- Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thựchiện bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.“
- Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn của tố
tụng hình sự, trong đó toà án xét lại bản án hoặc quyết định đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án (giám đốc thẩm) hoặc
có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được
khi ra bản án hoặc quyết định đó (tái thẩm)
Sự phân chia các giai đoạn nay gắn liền với trách nhiệm của
từng cơ quan tiến hành tố tụng Mỗi giai đoạn tuy độc lập nhưng
vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành hoạt
động thống nhất Giai đoạn trước là tiền đề cần thiết cho việc thực
hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn
trước Kết thúc một giai đoạn lại phải có kết luận dưới hình thức
văn bản tố tụng hình sự để giải quyết vụ án hay chuyển sang giai
(1) Hiện nay, có quan điểm cho rằng thi hành án không phải là một giai đoạn của
tố tụng hình sự mà là một chuyên ngành luật độc lập nhưng theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 thì thi hành án vẫn được xem là một giai đoạn của tố
tụng hình sự.
Trang 12đoạn kế tiếp Tất cả các hoạt động trong các giai đoạn trên phảiđược tiến hành theo quy định của luật tố tụng hình sự.
2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của
luật tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập có đối tượngđiều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng Trong quá trìnhtiến hành giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan tiến hành tốtụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ
nhất định Vi du: Dé thu thập chứng cứ của vụ án, cơ quan điều
tra phải tiến hành các hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai củangười làm chứng từ đó, phát sinh mối quan hệ giữa cơ quanđiều tra với bị can, với người làm chứng Khi tiến hành cáchoạt động khác cũng phát sinh các mối quan hệ tương tự nhưtrên Luật tố tụng hình sự điều chỉnh các mối quan hệ đó
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những
quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách
thức mà nó dùng để tác động đến các quan hệ tố tụng hình sự
Phư-ơng pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứvào tính chất đặc thù của quan hệ tố tụng hình sự Chúng chi phốikhông những việc hình thành các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
mà cả nội dung của các quan hệ đó Luật tố tụng hình sự Việt Nam
có hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương phápquyền uy và phương pháp phối hợp - chế ước
Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng
của luật tố tụng hình sự Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ
quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng Các
quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án có tínhchất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi công dân.12
Trang 13Quyền uy không có nghĩa là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà
án muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện
quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật Phươngpháp quyển uy còn thể hiện ở quyền lực của cơ quan tiến hành
tố tụng trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng Phương pháp phối hợp - chế ước điều chỉnh mối quan hệ
giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án Các cơ quan này
có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động củamình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Cơ quan nàylàm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữahoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó
Tuy nhiên, mức độ chế ước được thể hiện trong những quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự Nếu sự phối hợp quá chặt chẽthì tính chế ước sẽ giảm đi và ngược lại Do vậy, phương phápđiều chỉnh này cũng cần tính đến sự điều hoà khi quy định
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể để tạo ra sự phối hợp cầnthiết nhằm bảo đảm cho các hoạt động và hành vi tố tụng được
tiến hành nhịp nhàng đồng thời tạo ra sự chế ước lẫn nhau ngăn
ngừa những sai lầm va vi phạm có thể xảy ra.“
Ngoài hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, luật tố tụng
hình sự còn có các phương pháp điều chỉnh khác như phương
pháp quy định, phương pháp ghi nhận
3 Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ do các quy
phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, phát sinh trong quátrình tố tụng, trong đó, quyền và nghĩa vụ của những người thamgia được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện Quan hệ tố
(1).Xem: PGS.TS Phạm Hồng Hải, M6 hình lí luận Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2003, tr 25.
Trang 14tụng hình sự có các đặc điểm sau đây:
- Quan hệ tố tụng hình sự mang tính chất quyền lực nhà
nước, phát sinh từ việc khởi tố do cơ quan nhà nước tiến hành
Một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
luôn luôn là cơ quan nhà nước
- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan mật thiết với
quan hệ pháp luật hình sự Khi một người nào đó thực hiện một
hành vi nguy hiểm cho xã hội thì xuất hiện mối quan hệ giữa
người đó với Nhà nước, tức là xuất hiện quan hệ pháp luật hình
sự Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự xuất hiện khi cơ quan nhànước ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Quan hệ tố tụng hình sự liên quan hữu cơ với các hoạt động
tố tụng Toàn bộ hoạt động tố tụng là một chuỗi mắt xích gắn
liền với nhau Các hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và ngược lại
những quan hệ pháp luật tố tụng hình sự làm phát sinh ra nhữnghoạt động tố tụng mới
- Quan hệ tố tụng hình sự có một số chủ thể đặc biệt mà
quyền và nghĩa vụ của họ liên quan chặt chẽ với nhau Các chủ
thể này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động
tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm giảiquyết đúng đắn vụ án
Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao gồm
khách thể, chủ thể và nội dung Trong một quan hệ pháp luật
nhất định việc thực hiện quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lí củanhững người tham gia quan hệ bao giờ cũng nhằm đạt được một
lợi ích nhất định Lợi ích đó có thể là một hành vi, là một vật cụthể hoặc một quan hệ xã hội Như vậy, khách thể của quan hệpháp luật là lợi ích mà các bên nhằm đạt được khi thiết lập vớinhau một quan hệ pháp luật cụ thể Khách thể của quan hệ phápluật tố tụng hình sự là những hoạt động (hành vi) tố tụng nhằm14
Trang 15giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao gồm: Cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức khác góp phần vào
việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quyền chủ
quan và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể tham gia quan hệ phápluật tố tụng hình sự Căn cứ vào sự tham gia của các chủ thể,luật tố tụng hình sự quy định các chủ thể khác nhau có quyền vànghĩa vụ khác nhau.
4 Bản chất giai cấp của luật tố tụng hình sự
Cũng như các ngành luật khác, luật tố tụng hình sự là công
cụ mà giai cấp thống trị dùng để quản lí xã hội, để bảo vệ lợi ích
của mình Chính vì vậy, luật tố tụng hình sự mang bản chất giaicấp Tuy nhiên, khác với luật hình sự, luật hành chính v.v bảnchất giai cấp của luật tố tụng hình sự không bộc lộ rõ nét trựctiếp, chỉ thông qua sự phân tích đầy đủ các quy định về tố tụnghình sự ở mỗi nước trong mối liên hệ chặt chẽ với luật hình sựcũng như các giai đoạn tố tụng, chúng ta mới nhận thấy bản chất
giai cấp của nó Bản chất giai cấp của luật tố tụng hình sự biểuhiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong những nguyên tắcchung cũng như trong các quy phạm cụ thể Luật tố tụng hình sựcủa nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến thể hiện
bản chất giai cấp rõ nét và trực diện nhất
Luật tố tụng hình sự ra đời cùng với sự xuất hiện của nhànước Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, luật tố tụng hình sự mang
tính chất "tố cáo" rất đơn giản Đặc điểm của tố tụng "tố cáo" là
mọi người đều có quyền tham gia xét xử không cần chuyên mônpháp lí Người nào tố cáo tội phạm thì người đó buộc tội và tiến
hành tranh cãi với bên gỡ tội để chứng minh tội phạm Mọi ười đều có thể tham gia bảo vệ lợi ích cho bị cáo Ngoài ra,
Trang 16ng-trong thời kì này việc nhận tội của bị cáo cũng chiếm vị trí hếtsức quan trọng mà việc bị cáo nhận tội chủ yếu là do tra tấn Lờithé cũng có tác dụng đối với luật tố tụng hình sự Bạn bè và ng-
ười láng giéng của bị cáo có thể dùng lời thé để chứng minh lời
khai của bị cáo là đúng sự thật
Trong chế độ phong kiến, tố tụng "xét hoi" đã thay thé dan
tố tụng "tố cáo" Đặc điểm của tố tụng "xét hỏi" là được tiến
hành bí mật, bị cáo hoàn toàn thụ động và không có quyền bàochữa Toà án thụ lí vụ án và điều tra bí mật, phiên toà chỉ mangtính chất hình thức
Rõ ràng luật tố tụng hình sự của các nhà nước chiếm hữu nô
lệ và phong kiến quy định thủ tục tố tụng giản đơn, từ khâu điều
tra cho đến khâu xét xử Những trình bày trên chỉ có thể được
giải thích bởi ý muốn của giai cấp chủ nô, phong kiến tạo ra
những điều kiện thuận lợi để hợp pháp hóa việc trừng trị hà khắccủa họ đối với những người chống đối, những người có thể làm
lung lay ách thống tri giai cấp chủ nô và phong kiến Thủ tục tố
tụng giản đơn, việc bỏ qua các đòi hỏi pháp lí cụ thể cho việcđiều tra, xét xử đều nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền
lực tuyệt đối của vua chúa, cho sự lộng hành trên sinh mạng của
nô lệ và nông dân.
Luật tố tụng tư sản mang bản chất giai cấp mặc dù không rõnét như luật tố tụng trong nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong
kiến Chẳng hạn việc ban hành các thủ tục tố tụng phức tạp, việc
áp dụng mức thu án phí cao thực chất là biểu hiện ý chí của giai
cấp tư sản thống trị hạn chế khả năng của những người lao độngbảo vệ quyền lợi, nhất là quyền lợi về lao động, về thu nhập tr-ước toà án Điều này có lợi trước hết cho các chủ xí nghiệp, chocác nhà tư bản
Bản chất giai cấp của tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa thể
hiện ở tính nhân đạo, dân chủ và cơ sở xã hội rộng rãi của quá
trình tố tụng Chế độ hội thẩm nhân dân, sự tham gia tích cực
16
Trang 17của các đoàn thể xã hội vào quá trình tố tụng, việc giảm hoặc
miễn án phí cho những đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn v.v là
những biểu hiện cụ thể ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trong luật tố tụng hình sự Tính giai cấp của luật tố
tụng hình sự Việt Nam thể hiện như sau:
- Luật tố tụng hình sự Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảngcộng sản Việt Nam
- Luật tố tụng hình sự Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi công dân, của các cơ quan và các tổ chức
- Luật tố tụng hình sự Việt Nam đảm bảo việc phát hiện kịp
thời và xử lí nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm
Oan người vô tội
- Luật tố tụng hình sự Việt Nam đảm bảo cho các cơ quan,
các tổ chức và mọi công dân tham gia tố tụng theo quy định của
pháp luật
5 Sơ lược về sự phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam
a Giai đoạn trước năm 1945
Luật tố tụng hình sự nước ta trải qua quá trình phát triển khá
lâu dài Lịch sử thành văn của nước ta chứa đựng nhiều sử liệu
cho phép khẳng định sự tồn tại của luật tố tụng hình sự trong chế
độ phong kiến Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự với tư cách là một
ngành luật hoàn chính như hiện nay thì chưa có ở giai đoạn lịch
sử đó Các quy định của luật tố tụng hình sự được ban hành lẫntrong các quy định của luật hình sự, đất đai, hôn nhân và gia đình.Các triều đại phong kiến của nước ta cũng đã sử dụng triệt
để luật tố tụng hình sự để bảo vệ lợi ích của mình Hình thư triều
Lí, Bộ luật Hồng Đức đều chứa đựng các quy định về tố tụng như: “Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra
ngày thường đôi bên kiện tụng hay có thà oán thì không cho
Trang 18pháp ra làm chứng Nếu những người ấy giấu giếm ra làm chứng
thì bị ghép vào tội không nói đúng sự thực Hình quan, ngục
quan biết điều đó mà dung túng việc đó déu bị tội ”.°) Hay khilấy khẩu cung người phạm tội, quan tra án phải xem xét ki, tim
ra sự thực, để cho kẻ phạm tội phải nhận tội; không được hỏiquá rộng tìm đến người ngoài để tìm chứng cứ bậy; nếu trái điều
này thì xử tội phạt Ngoài ra, Quốc triều hình luật còn quy định
về thủ tục xét xử, thời hạn xét xử và thủ tục thi hành án Điều
658 Quốc triều hình luật quy định: “Những ti bị giam, kể nào
đáng giam mà không giam, dang gong cum mà không gông cum;
hay cho bỏ cum, nếu tà phạm tội biếm thì người coi tu bi phạt 60truong; nếu kẻ phạm tội đồ trở lên thi sẽ xử tăng dan một bậc
Những tu phạm không đáng giam mà giam, không đáng gông cum
mà gong cum thì người coi tu bi phạt 70 trượng”
Trong hình luật Gia Long cũng chứa dung các quy phạm luật
tố tụng hình sự Điều này chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn cũng
coi trọng hình thức tổ chức kiện tụng, xét xử
Trong thời kì thuộc địa, pháp luật nước ta chịu sự ảnh hưởngcủa luật pháp phong kiến và luật pháp tư sản của Pháp Chính vì lẽ
đó đã có sự phân định các ngành luật Luật tố tụng hình sự được
pháp điển hóa và được thực hiện cho đến năm 1945 Ở Nam kì,
Bộ luật hình sự tố tụng của Pháp được áp dụng đối với những vụ
án mà bị can, bị cáo là người Pháp Nếu bị can, bị cáo là ngườiViệt Nam thì toà án cũng áp dụng Bộ luật này đồng thời áp dụng
bổ sung một số quy định trong các sắc lệnh của Tổng thốngPháp.” Tại Bắc ki trong thời kì này áp dụng Bộ luật hình sự tố
tụng được ban hành ngày 01/11/1918 và tại Trung kì áp dụng Bộ
luật hình sự tố tụng được ban hành vào năm 1935
(1).Xem: Điều 714 Quốc triều hình luật.
(2).Xem: Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Sài Gòn, 1973, tr 463.
(3).Xem: TS Trần Quang Tiệp, Lịch sử luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 48, 49.
18
Trang 19b Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975
Luật tố tụng hình sự Việt Nam hình thành và phát triển gắnliên với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam
Trước Cách mạng tháng Tám đã có những quy định về tố tụng
hình su Ví du: Chỉ thị ngày 16/4/1945 của Tổng bộ Việt Minh,quy định về lẻ lối làm việc của tiểu ban tư pháp và thẩm quyềnxét xử của các tiểu ban này Sau khi Cách mang tháng Támthành công, để đảm bảo cho việc xử lí tội phạm được nhạy bén,kịp thời, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh ngày 13/9/1945 quyđịnh việc thành lập toà án quân sự và được bổ sung bằng Sắc
lệnh số 21 ngày 14/02/1946 Trong đó có quy định: "Tod án
quân sự có thẩm quyền xét xử các tội phạm phương hại đến nên
độc lập của nước Việt Nam dan chủ cộng hoa" Trong khi tiếnhành xét xử, các toà án quân sự đã quán triệt chính sách trấn ápkết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục và cải tạo.Việc xét xử những vụ án hình sự thường đầu tiên do Uỷ ban
nhân dân đảm nhiệm Sau này, theo Sắc lệnh số 13 ngày
24/01/1946 quy định việc thành lập toà án thường với sự tham
gia của phụ thẩm nhân dân Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 đổi
tên toà án thường thành toà án nhân dân v.v
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc tiếnhành xây dựng các thể chế xã hội chủ nghĩa, trong đó pháp luật
tố tụng hình sự được chú ý Trong thời kì này, Quốc hội đãthông qua nhiều đạo luật quan trọng về tự do dân chủ như Luật
số 103 SL/1005 ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể
và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của côngdân Năm 1958, Quốc hội đã quyết định thành lập Toà án nhândân tối cao và hệ thống các toà án địa phương, Viện công tốtrung ương cùng hệ thống viện công tố các cấp Trên cơ sở Hiến
pháp năm 1959, Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1960 và Luật
tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960 được ban hành Chế
độ bầu cử thẩm phán thay thế chế độ chính phủ bổ nhiệm được
Trang 20thực hiện trên cơ sở các văn bản đó.
c Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1988
Ở miền Nam sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh số 01SL/76 ngày 15/3/1976 về tổ chức toà án nhân dân
Khi Việt Nam thống nhất về mặt nhà nước thì hệ thống toà
án nhân dân và viện kiểm sát nhân dan trong cả nước được tổchức, hoạt động theo Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân vàLuật tổ chức toà án nhân dân ban hành năm 1960 Năm 1980,
Quốc hội thông qua Hiến pháp mới Trên cơ sở của Hiến pháp
năm 1980, Luật tổ chức toà án nhân dân và Luật tổ chức việnkiểm sát nhân dân năm 1981 thay thế Luật tổ chức toà án nhân
và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960 Các văn bảnpháp luật trên đã góp phần vào việc khắc phục những thiếu sót,
sai lầm trong việc giải quyết vụ án hình sự
d Giai đoạn từ năm 1989 đến nay
Trên tinh than Nghị quyết Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xoá bỏ cơ chế tập trung, quanliêu, bao cấp, từng bước hình thành nên kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với những kết quả đã
đạt được, thực tế cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quá
trình tố tụng ảnh hưởng đến việc điều tra, truy tố và xét xử Đúngnhư nhận xét sau của một tác giả: “Các văn bản quy phạm pháp
luật tố tụng hình sự đơn hành không thể hiện được toàn diện, day
đủ chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực điều tra,truy tố, xét xứ và thi hành án Chính vì vậy, việc ban hành Bộ luật
tố tụng hình sự là vấn dé mang tính khách quan và cấp thiết, có ýnghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thúc20
Trang 21đấy sự nghiệp đổi mới của đất nước”.0
Kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự nước ta từCách mạng tháng Tám đến nay với tinh thần đổi mới trên mọi
mặt của đời sống xã hội, ngày 28/6/1988 tại kì họp thứ ba, Quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đãthông qua Bộ luật tố tụng hình sự Bộ luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/1989 Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng
hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án hình sự nhằm xử lí công minh, kịp thời tội
phạm và người phạm tội
Trên tinh than lấy dân làm gốc đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lí
kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội, Bộ luật tố tụng hình sựnăm 1988 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều (lần thứ nhất)” tại
kì họp thứ bảy Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VIII và thông qua vào ngày 30/6/1990 Với những
sửa đổi lần này, Bộ luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyểnhạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề cao vai trò của các tổ
chức xã hội và công dân trong tố tụng hình sự, kết hợp sức mạnhcủa pháp chế xã hội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúngnhân dân trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
Sau một thời gian thi hành, căn cứ vào thực tiễn tiến hành tố
tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự và Hiến pháp năm 1992, đểkhắc phục những vướng mắc và thiếu sót trong những quy định của
(1).Xem: TS Trần Quang Tiệp, Lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 146.
(2) Bộ luật tố tụng hình sự đã được bổ sung thêm ba điều mới là Điều 42a quy định về người bảo vệ quyền lợi của đương sự; Điều 168a quy định về thời hạn hoãn
phiên toà và Điều 215a quy định về việc toà án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi
hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và sửa đổi, bổ sung 35 điều trong tổng số 286 điều luật.
Trang 22Bộ luật tố tụng hình sự đối với việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét
xử các vụ án hình sự, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX tại kì họp thứ hai đã quyết định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự (lần thứ hai) vào ngày22/12/1992 cho phù hợp với tình hình mới và nguyện vọng của
nhân dân đồng thời phù hợp với Hiến pháp năm 1992 “?
Với sự ra đời của Bộ luật hình sự (được Quốc hội thông quangày 21/12/1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000), nhiềuquy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành liên quan khôngcòn phù hợp nữa Do vậy, ngày 09/6/2000 Quốc hội lại thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình
sự (lần thứ ba) nhằm thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 cũngnhư phù hợp với tiến trình dân chủ và đổi mới của đất nước Vớitinh thần cần phải được sửa đổi một cách toàn diện nên việc sửađổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự lần này trước hết chỉ tậptrung vào một số những quy định nhằm thực hiện Bộ luật hình
sự năm 1999: giải quyết một số vấn đề bức xúc cần khắc phụctrong quá trình tố tụng nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố,xét xử các vụ án hình sự Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật tố tụng hình sự lần nay “dua trên nguyên tắc không hạn
chế quyền cua bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụngkhác, đồng thời bảo đảm hoạt động có hiệu quả của các cơ quan
(1) Bộ luật tố tụng hình sự đã được bổ sung thêm ba điều mới là: Điều 143a quy định về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Điều 143b quy định về đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Điều 160a quy định về thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm và sửa đổi bổ sung 5 điều luật.
(2) Bộ luật tố tụng hình sự đã được bổ sung thêm hai điều mới là Điều 10a quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và Điều 234a quy định về thi hành hình phạt trục xuất Bỏ các điều khoản sau: Khoản 3, 4 Điều 145 quy định về thẩm quyền xét xử của toà án các cấp; Điều 160a quy định
về thành phần xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm; điểm a khoản 1 Điều 226 quy định về những bản án và quyết định được thi hành Sửa đổi, bổ sung 21 điều luật và sửa đổi một số điều khoản của Bộ luật hình sự năm 1985 thành điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999 được viện dẫn trong Bộ luật tố tụng hình
sự Sau ba lần sửa đổi, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 gồm 293 điều.
22
Trang 23bao vệ pháp luật trước yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
trong tình hình moi”?
Qua gần 15 năm thi hành với ba lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật
tố tụng hình sự năm 1988 đã là một trong những căn cứ pháp lí
øiúp cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án tiến hành các hoạt
động của mình một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ gópphần vào việc đảm bảo việc phát hiện chính xác, nhanh chóng
và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt
tội phạm, không làm oan người vô tội Tuy nhiên, trong công
cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó có cải cách tư pháp, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988không còn phù hợp nữa và đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị vềmột số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
đã tạo sự thay đổi, chuyển biến lớn về hoạt động của các cơ
quan tư pháp nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nói
riêng Cùng với sự đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp,đổi mới hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án
trong tố tụng hình sự là một trong những nhân tố đột phá quan
trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh
Các nghị quyết của Đảng nói chung đã được pháp luật hoá
thành những quy định pháp luật tương ứng như Hiến pháp, Luật
tổ chức toà án nhân dân, Luật tổ chức toà án quân sự, Luật tổchức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát quân
sự và được pháp luật hoá thành những quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự để bảo đảm sự
thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng yêucầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới Với
(1) “Những nội dung chủ yếu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố
tụng hình sự”, Tạp chí toà án nhân dan, số 7/2000, tr 4.
Trang 24tinh thần các nghị quyết của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 được Quốc hội khoá XI tại kì họp thứ tư thông qua ngày
26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 đã đáp
ứng được yêu cầu về đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp
theo hướng tinh giảm bộ máy, thống nhất đầu mối, nâng caochất lượng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giảiquyết vụ án hình sự Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có 8phần, 37 chương và 346 điều luật, trong đó giữ nguyên 25 điều
luật của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; bổ sung 48 điều luậtmới; sửa đổi, bổ sung 267 điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988 thành 273 điều, trong đó có 4 điều sửa đổi, bổ sung về tiêu
đề; bỏ 1 điều (Điều 257) Như vậy, so với Bộ luật tố tụng hình
sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình su năm 2003 quy định thêm 1
phần, 5 chương và 49 điều luật Việc sửa đổi toàn diện, cơ bảncủa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu của cuộcđấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; nêu caohơn nữa trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với công dân,đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân đã được hiến pháp
và pháp luật quy định; đề cao trách nhiệm và xác định chứcnăng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, xácđịnh rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố
tụng; các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng được sửa đổi rõràng, cụ thể, dễ hiểu, có tính kha thi hơn, tạo diéu kiện cho
những người tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ
quyền và trách nhiệm của mình
II NGUON CUA LUAT TỐ TUNG HÌNH SỰ
1 Khái niệm nguồn của luật tố tụng hình sự
Nguồn của một lĩnh vực pháp luật được hiểu là tổng hợp các
văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật liên
(1) Vụ công tác lập pháp Viện khoa học kiểm sát, Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2003, tr 5.
24
Trang 25quan tới lĩnh vực pháp luật đó, do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định
Như vậy, có thể nói, nguồn của luật tố tụng hình sự là những vănbản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định có nội
dung là các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có hiệu lực bắtbuộc thi hành đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
mà trước hết là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng và người tham gia tố tụng hình sự
Theo nghĩa hẹp thì nguồn của luật tố tụng hình sự được hiểu
là những văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
tố tụng hình sự và được bảo đảm thực hiện Một văn bản pháp luật
chỉ có thể được coi là nguồn của luật tố tụng hình sự khi: Được cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành; chứa đựng các quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự và được ban hành theo trình tự, thủ tục
mà pháp luật quy định Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là hệ thốngpháp luật Việt Nam hiện nay là hệ thống pháp luật thành văn nêncác án lệ không được coi là nguồn của luật tố tụng hình sự.Nguồn của luật tố tụng hình sự nước ta hiện nay nói chung chỉ
có thể là những văn bản luật và văn bản dưới luật
2 Phân loại nguồn của luật tố tụng hình sự
Việc phân loại nguồn của luật tố tụng hình sự được căn cứvào hình thức của văn bản, cơ quan ban hành văn bản và hiệu lựcpháp luật của văn bản Trên cơ sở đó, nguồn của luật tố tụng hình
sự được phân thành các loại sau: Hiến pháp; Bộ luật tố tụng hìnhsự; các bộ luật, luật liên quan và các văn bản dưới luật
a Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, là cơ sở
để xây dựng các văn bản pháp luật khác, là nguồn của nhiều
ngành luật trong đó có luật tố tụng hình sự Những quy định
Trang 26trong hiến pháp có liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do dânchủ của công dân, đến việc điều tra, truy tố, xét xử là cơ sopháp lí cao nhất cho việc tiến hành giải quyết vụ án hình sự nóichung Do vậy, hiến pháp được coi là nguồn quan trọng của luật
tố tụng hình sự
b Bộ luật tố tụng hình sự
Nguồn chủ yếu và cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật tốtụng hình sự là Bộ luật tố tụng hình sự, nó có phạm vi điềuchỉnh rộng, toàn diện và hệ thống nhất những vấn đề của tố tụnghình sự Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá VIII thông qua tại
kì họp thứ 3 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989 (còn gọi
là Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988) Bộ luật này được xây dựngtrên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật tố tụng
hình sự truyền thống, quán triệt và thể chế hoá đường lối đổi
mới của Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ đồng thời tham khảonhững kinh nghiệm của tố tụng hình sự thế giới, nhất là phápluật tố tụng hình sự của Liên Xô (cũ) Sau khi có hiệu lực phápluật, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã góp phần không nhỏvào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninhchính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nướccũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dan trong su
nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, Bộ
luật tố tụng hình sự năm 1988 đã bộc lộ những bất cập nhất
định Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung ba lần (như đã phân tíchtrong phần sự phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam)nhưng những lần sửa đổi, bổ sung này cũng mới chỉ tập trungvào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời việc đấu tranhphòng chống tội phạm nên việc sửa đổi, bổ sung đó cũng chưa
phải là cơ bản, toàn diện, vẫn còn những hạn chế và bất cập nhất
26
Trang 27định.) Với chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp va coi đây lànhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự đã
được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, toàn diện Ngày
26/11/2003, Bộ luật tố tụng hình sự đã được Quốc hội khoá XI
thông qua tại kì họp thứ tư và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2004 (gọi là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003 được bố cục như sau:
- Phần thứ nhất: Những quy định chung, gồm 7 chương (từĐiều I đến Điều 99) quy định về nhiệm vu của và hiệu lực của
Bộ luật tố tụng hình sự; những nguyên tắc cơ bản; cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến
hành tố tụng; người tham gia tố tụng; chứng cứ; những biệnpháp ngăn chặn; biên bản, thời hạn, án phí
- Phần thứ hai: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết địnhviệc truy tố gồm 8 chương (từ Điều 100 đến Điều 169) quy định
về khởi tố vụ án hình sự; những quy định chung về điều tra; khởi
tố và hỏi cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hình sự, đối chất, nhận dạng; khám xét,
thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm
điều tra, giám định; tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra;quyết định việc truy tố
- Phần thứ ba: Xét xử sơ thẩm gồm 7 chương (từ Điều 170đến Điều 229) quy định về thẩm quyền của toà án các cấp;chuẩn bị xét xử; quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên toà;thủ tục bắt đầu phiên toà; thủ tục xét hỏi tại phiên toà; tranh
(1) Vụ công tác lập pháp Viện khoa học kiểm sát, Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2003, tr.7.
Trang 28luận tại phiên toà; nghị án và tuyên án.
- Phần thứ tư: Xét xử phúc thẩm gồm 2 chương (từ Điều 230đến Điều 254) quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm vàquyền kháng cáo, kháng nghị; thủ tục xét xử phúc thẩm
- Phần thứ năm: Thi hành bản án và quyết định của toà ángồm 5 chương (từ Điều 255 đến Điều 271) quy định về những quyđịnh chung về thi hành bản án, quyết định của toà án; thi hànhhình phạt tử hình; thi hành hình phạt tù và các hình phạt khác;giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt; xoá án tích
- Phần thứ sáu: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lựcpháp luật gồm 2 chương (từ Điều 272 đến Điều 300) quy định
về thủ tục giám đốc thẩm; thủ tục tái thẩm
- Phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt gồm 4 chương (từ Điều 301đến Điều 339) quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên; thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; thủ
tục rút gọn; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế gồm 2 chương (từ Điều 340đến Điều 346) quy định vềnhững quy định chung về hợp tác
quốc tế trong tố tụng hình sự; dẫn độ, chuyển giao hồ sơ, tài
liệu, vật chứng của vụ án
c Luật
Cùng với Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự thì Luật tổchức toà án nhân dân; Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân; Luậthải quan cũng quy định những vấn đề có liên quan đến hoạt
động của các co quan này trong tố tụng hình sự như: “Tod án xét
xử tập thể và quyết định theo đa số” (Điều 6 Luật tổ chức toà ánnhân dân); thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuântheo pháp luật (Điều 5 Luật tổ chức toà án nhân dân); thực hànhquyền công tố và kiểm sát diéu tra, kiểm sát xét xử các vụ ánhình sự (từ Điều 12 đến Điều 19 Luật tổ chức viện kiểm sát
28
Trang 29nhân dân); thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hảiquan trong việc xử lí các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hoá qua biên giới (Điều 66 Luật hải quan) Do vậy, các văn
bản pháp luật này cũng là một trong những nguồn của luật tố
tụng hình sự Việt Nam
d Nghị quyết của Quốc hội
Nghị quyết của Quốc hội cũng có hiệu lực như văn bản phápluật và là nguồn của luật tố tụng hình sự Cùng với việc thông qua
Bộ luật tố tụng hình sự, Quốc hội khoá XI kì họp thứ 4 đã thôngqua Nghị quyết số 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật tố tụnghình sự, trong đó, xác định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cóhiệu lực từ ngày 01/7/2004 và thay thế Bộ luật tố tụng hình sự
năm 1988 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố
tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990, ngày22/12/1992, ngày 09/6/2000 và một số vấn đề khác liên quan đếnviệc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
d Các văn bản dưới luật
- Pháp lệnh: Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành.Những pháp lệnh là nguồn của luật tố tụng hình sự như: Pháp lệnh
tổ chức điều tra hình sự; Pháp lệnh tổ chức toà án quân sự; Pháplệnh tổ chức viện kiểm sát quân sự; Pháp lệnh thẩm phán và hộithẩm toà án nhân dân; Pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhândân; Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển; Pháp lệnh giám định tư
pháp; Pháp lệnh luật sư; Pháp lệnh thi hành án phạt tù
- Nghị định: Văn bản do Chính phủ ban hành Những Nghịđịnh là nguồn của luật tố tụng hình sự như: Nghị định số
60/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thi hành hình
phạt cải tạo không giam giữ; Nghị định số 61/2000/NĐ-CP củaChính phủ quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng ántreo; Nghị định số 53/2001/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi
Trang 30hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế; Nghị định số54/2001/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục
xuất; Nghị định số 70/CP của Chính phủ về án phí, lệ phí toà án
- Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao: Các văn bản loại này là nguồn của luật
tố tụng hình sự như: Thông tư liên tịch số TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18/4/2005 của Toa án
01/2005/TTLTnhân dân tối cao Viện kiểm sát 01/2005/TTLTnhân dân tối cao Bộ công an
-Bộ quốc phòng hướng dẫn về thẩm quyên xét xử của toà án quân
sự Thông tư liên tịch số BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 của Toà án nhân dân tối cao,
02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài
chính hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiềnphạt, án phí; Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-
BCABQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
-Bộ công an - -Bộ quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa cơ quan
điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Thông tư liên tịch số
02/2005/TTLUT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BTP ngày
10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân
tối cao - Bộ công an - Bộ quốc phòng - Bộ tư pháp hướng dẫn thihành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tốcáo; Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy địnhchung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Nghị quyết số
04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003; Nghị quyết số 05/2005/NQ-HDTP ngày 08/12/2005
của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn
30
Trang 31thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”
II HIỆU LUC CUA BỘ LUẬT TỐ TUNG HÌNH SỰ
1 Hiệu lực theo không gian
Hiệu lực theo không gian được hiểu là hiệu lực được xácđịnh trên phạm vi lãnh thổ nhất định Điều 2 Bộ luật tố tụnghình sự quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành
theo quy định của Bộ luật này” Dựa trên nguyên tắc lãnh thổ thì
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam có hiệu lực áp dụng trên toàn
lãnh thổ Việt Nam Do vậy, mọi hoạt động khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án hình sự được tiến hành trên lãnh thổ
Việt Nam đều phải tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự Việt Nam Theo quy định của hiến pháp thì lãnh thổ baogồm đất liên, các hải đảo, vùng biển và vùng trời Đó là những
bộ phận của chủ quyền lãnh thổ quốc gia Tuy nhiên, những tộiphạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc
lãnh hải Việt Nam? và những trường hợp bị cáo phạm tội ở
nước ngoài, nếu xét xử ở Việt Nam thì cũng phải được tiến hànhtheo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nói chung, về nguyên tắc thì hoạt động tố tụng đối với người
Việt Nam hay người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội trên
lành thổ Việt Nam là thuộc thẩm quyền xét xử của toà án Việt
Nam - nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra.Đối với người không mang quốc tịch của bất cứ nước nào, nếu
(1) Theo Công ước quốc tế, các tàu chiến Việt Nam treo quốc kì Việt Nam đang
có mặt ở vùng biển cả, ở vùng lãnh hải hoặc cảng biển của một quốc gia khác; các
tàu dân sự của Việt Nam đang treo quốc kì Việt Nam có mặt tại biển cả; các máy bay của Việt Nam đang bay ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng được coi là lãnh thổ Việt
Nam.
Trang 32phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì việc tiến hành tố tụng đối
với họ phải theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tuy nhiên, đối với người nước ngoài thực hiện hành vi phạm
tội trên lãnh thổ Việt Nam thì hoạt động tố tụng đối với họ còn
được quy định tại đoạn 2 và đoạn 3 Điều 2 của Bộ luật tố tụng
hình sự như sau:
- Hoạt động tố tụng đối với những người nước ngoài phạm
tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
công dân nước thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập thì đượctiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó Tất nhiên, hoạt
động tố tụng đối với những người nước ngoài này chỉ có thể tiến
hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam khiđiều ước quốc tế quy định
- Đối với những người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởngcác đặc quyền về ngoại giao hoặc ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theopháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập hoặc theo tập
quán quốc tế thì vụ án được giải quyết bằng con đường ngoại giao.Theo quy định này, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ
Việt Nam được hưởng các đặc quyền về ngoại giao hoặc ưu đãimiễn trừ lãnh sự thì không tiến hành các hoạt động tố tụng theoquy định của Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: “Quyền uu đái miễn trừ ngoại giao là các
quyền uu đãi đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc
tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, các viên chức, nhân
viên ngoại giao nhằm tạo điều kiện cho họ hoàn thành một cách
52
Trang 33có hiệu quả các chức phận của ho”?
2 Hiệu lực về thời gian
Theo Nghị quyết số 24/2003/QH11 thì Bộ luật tố tụng hình
sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Kể từ ngày có hiệu lực,
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thay thế Bộ luật tố tụng hình
sự được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1988 và các
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự
được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 9 năm 1990, ngày 22
tháng 12 năm 1992 và ngày 09 tháng 6 năm 2000
Sau khi được Quốc hội thông qua, ngày 10/12/2003 Chủ tịchnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Lệnh số29/2003-CTN về việc công bố Bộ luật tố tụng hình sự
Tuy nhiên, để từng bước thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự có
hiệu quả Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 24/2003/QHII
về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó đặc biệt là đã
đề ra lộ trình thực hiện thẩm quyền xét xử mới của toà án cấp
huyện (toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và toà án quân sự khu vực) là 5 năm kể từ ngày Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành Điều này có nghĩa là
(1).Xem: Luật hình sự Việt Nam, quyển I - Những vấn dé chung, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2000, tr 397.
Theo Công ước Viên ngày 18 tháng 4 năm 1961 (Việt Nam đã gia nhập năm 1980)
thì quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao bao gồm 6 quyền sau: Thứ nhất, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, viên chức ngoại giao không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kì hình thức nào Nước nhận đại diện phải đối xử kính trọng thích đáng và
có những biện pháp để tránh những xâm phạm về thân thể, tự do và nhân phẩm của họ; thit hai, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiên đi lại; hứ ba, quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở tại quy định, trừ những vùng lãnh thổ có quy định riêng vì lí do an ninh va bí mật quốc gia; thir
tu, quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và hành chính; /⁄ năm, quyền miễn thuế; /hứ sáu, quyền ưu đãi hải quan.
Trang 34kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 những toà án cấp huyện nào có
đủ điều kiện thực hiện theo thẩm quyên mới được quy định tại Bộluật tố tụng hình sự thì được giao thẩm quyền xét xử theo quy
định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự Trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, toà án nhân dân tối cao phối hợp
với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chính phủ dé nghị Uy ban
thường vụ Quốc hội quyết định những toà án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, toà án quân sự khu vực được
thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ
luật tố tụng hình sự Những toà án cấp huyện chưa đủ điều kiện
thì phải được tiếp tục củng cố về mọi mặt như tổ chức, cơ sở vậtchất và trước mắt vẫn thực hiện thẩm quyền xét xử đối với các
tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng trừ những tội
phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố
tụng hình sự Theo tinh than của Nghị quyết trên thì chậm nhất làđến ngày 01 tháng 7 năm 2009, tất cả toà án cấp huyện trong cả
nước sẽ thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử theo quy định tại
khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 24 kể từ ngày Bộ luật tố
tụng hình sự được công bố cho đến ngày Bộ luật có hiệu lực thìcần chú ý hai trường hợp sau:
- Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trước ngày Bộ luật tố
tụng hình sự được công bố nhưng chưa xét xử thì Hội đồng giám
đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại Điều 254 của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
- Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau ngày Bộ luật tố
tụng hình sự được công bố nhưng chưa xét xử thì Hội đồng giám
đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại các điểm 1, 2
và 3 Điều 254 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Như vậy, có thể hiểu rằng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
34
Trang 35không có hiệu lực hồi tố.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 sẽ mất hiệu lực thi hànhkhi nó bị bãi bỏ, bị một bộ luật khác thay thế
IV LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ- MỘT NGÀNH KHOA HỌC
Khoa học luật tố tụng hình sự là một ngành khoa học xã hội
nghiên cứu các khái niệm, quan điểm, tư tưởng pháp lí đối với
các vấn đề của luật tố tụng hình sự
Khoa học "luật tố tụng hình su" và luật tố tụng hình sựkhông giống nhau Khoa học luật tố tụng hình sự cũng như khoa
học pháp lí nói chung không trực tiếp quy định cụ thể mà chỉ
nghiên cứu, phân tích các hiện tượng pháp luật tương ứng Đối
t-ượng nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự là các quyphạm pháp luật tố tụng hình sự và một số vấn đề vượt ra ngoài
giới hạn của sự điều chỉnh bằng pháp luật (như nghiên cứu, so
sánh luật tố tụng hình sự của các nước khác nhau)
Khoa học luật tố tụng hình sự có mối liên quan mật thiết với
các ngành khoa học sau đây:
1 Tội phạm học
Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tình hình phạm
tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân thân người phạm tội,
phương hướng và các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Khoa học luật tố tụng hình sự và tội phạm học có mối liên hệchặt chế với nhau Kết quả nghiên cứu của luật tố tụng hình sự
là nguồn nhận thức cơ bản đối với tội phạm học, vì việc xác định
tội phạm không thể ngoài phạm vi quy định của luật tố tụng hình
sự Tội phạm học nghiên cứu và đề ra các biện pháp, cung cấp
cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán những kiến thức cầnthiết để xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội
Trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự, ngoài
Trang 36việc phải thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để làm rõ những
vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự cơ quan điều,
viện kiểm sát, toà án trong phạm vi trách nhiệm của mình còn
phải xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kiến nghị cơ
quan, tổ chức hữu quan sửa chữa những khuyết điểm trong công
tác quản lí Chính vì vậy, Điều 225 Bộ luật tố tụng hình sự quy
định: “Càng với việc ra bản án, toà án ra kiến nghị cơ quan, tổchức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục
những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ
quan, tổ chức đổ”
2 Khoa học điều tra hình sự
Khoa học điều tra hình sự là một tổ hợp của khoa học xã hội
Mac-Lénin với sự phối thuộc cao của khoa hoc tự nhiên và khoahọc ki thuật có đối tượng nghiên cứu là các quá trình, các quyluật, các hiện tượng và phương pháp có ý nghĩa quan trọng đối
với việc phát hiện và điều tra các vụ việc có tính chất hình sự để
phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm
Khoa học điều tra hình sự giúp cơ quan điều tra áp dụng
phương tiện ki thuật, biện pháp và phương pháp thực hiện cáchoạt động do luật tố tụng hình sự quy định nhằm phát hiện, tậphợp, nêu giả thuyết, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm
va người phạm tdi
3 Pháp y học
Pháp y học là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về y
học cần thiết cho việc điều tra, xét xử vụ án hình sự
Thực tiễn cho thấy các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
của con người thường được xác định dựa vào pháp y học nhằm
giúp ta xác định nguyên nhân chết người, tính chất của thương
tích hoặc mức độ tổn hại về sức khỏe do tội phạm gây ra
36
Trang 374 Tâm lí học tư pháp
Tâm lí học tư pháp là ngành khoa học nghiên cứu những quy
luật tâm lí học, đặc điểm tâm lí của những người tham gia tố
tụng, sự hình thành các khuynh hướng chống đối xã hội ở người
phạm tội và các biện pháp khắc phục, sự tác động của hình phạt
đối với người phạm tội
Để đảm bảo cho việc lấy lời khai của bị can, bị cáo, người
làm chứng có hiệu quả và đánh giá lời khai của họ được đúng
đắn đồng thời giúp cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án đưa ra
biện pháp xử lí phù hợp, những người tiến hành tố tụng phải
nắm được đặc điểm tâm lí của những người tham gia tố tụng
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự
điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán phải tiến hành nhiềuhoạt động tố tụng khác nhau theo quy định của pháp luật để xácđịnh sự thật khách quan của vụ án Hiểu rõ đặc điểm tâm lí của
những người tham gia tố tụng là đối tượng của các hoạt độngnày sẽ giup người tiến hành tố tụng dự kiến những tình huống có
thể xảy ra để có các phương án phù hợp, giải quyết vụ án nhanh
chóng, kip thời, đúng pháp luật
5 Tâm than học tư pháp
Tâm thần học tư pháp là ngành khoa học nghiên cứu các vấn
đề về bệnh tâm thần nhằm xác định khả năng nhận thức, khai
báo của người làm chứng, người bị hại trong trường hợp có
nghi ngờ
Kết quả nghiên cứu của tâm thần học tư pháp là điều kiện cần
thiết cho cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ
của vụ án hình sự một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ
6 Thống kê hình sự, thống kê tội phạm
Thống kê hình sự là ngành khoa học nghiên cứu và tổng hợp
Trang 38các sự kiện có tính chất số lượng về tình trạng phạm tội nhằm
làm sáng tỏ nguyên nhân phạm tội và đề ra các biện pháp đấutranh phòng chống tội phạm
Mục đích của việc thống kê hình sự, thống kê tội phạm là
đánh giá chính xác, khách quan tình hình vi phạm pháp luật
hình sự, kết quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng trongcông tác phòng chống tội phạm; cung cấp thông tin day đủ,
chính xác, kịp thời để phục vụ hoạt động phòng chống tội phạm
và các hoạt động quản lí, điều hành có liên quan." Như vậy, để
đạt được mục đích trên và đưa ra những nhận định, đánh giá
tổng quát về tình hình phạm tội, đưa ra giải pháp đấu tranh
phòng chống tội phạm có hiệu quả thì phải căn cứ vào kết quảhoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự, tức là kết quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
V LUẬT TỐ TUNG HINH SỰ- MỘT MON HỌC
Khác với khoa học luật tố tụng hình sự là đưa ra những khái
niệm, quan điểm, tư tưởng pháp lí thì môn học luật tố tụng hình
sự chỉ giới thiệu cho người học những kết quả, những vấn đề mà
khoa học luật tố tụng hình sự đã nghiên cứu
Với tư cách là một môn học, luật tố tụng hình sự được đưavào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật hoặc chuyên ngànhluật Là một môn học trong các cơ sở đào tạo này, luật tố tụng
hình sự có vai trò, vị trí như các môn học khác, là môn chuyên
ngành pháp lí nghiên cứu luật tố tụng hình sự dựa trên cơ sở củakhoa học luật tố tụng hình sự và luật thực định Điều này không
có nghĩa là trong quá trình giảng dạy môn luật tố tụng hình sựchúng ta không sử dụng những tài liệu có liên quan đến các
(1) Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày
01/7/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống
kê hình sự, thống kê tội phạm.
38
Trang 39ngành khoa học khác Tuy nhiên, việc sử dụng những kết quả
nghiên cứu của các ngành khoa học khác chỉ mang tính chất bổ
trợ, vì như trên đã phân tích, đối tượng nghiên cứu của môn học
luật tố tụng hình sự chỉ có thể là luật tố tụng hình sự và khoa
học luật tố tụng hình sự
Với nhiệm vụ trang bị cho người học kiến thức lí luận cơ bảncủa luật tố tụng hình sự và khả năng áp dụng chúng trong quátrình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự,môn học tố tụng hình sự được giảng dạy trên cơ sở giáo trìnhluật tố tụng hình sự Việt Nam với kết cấu sau:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sựĐây là phần chung của luật tố tụng hình sự Phần này lí giảiluật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập có đối tượng điềuchỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng đồng thời nghiên cứu các
nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; nhiệm vụ của luật tố tụng
hình sự; quan hệ pháp luật tố tụng hình sự ; địa vị pháp lí của cơquan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người thamgia tố tụng hình sự; những vấn đề lí luận cơ bản về chế địnhchứng cứ trong tố tụng hình sự; căn cứ, thủ tục áp dụng biệnpháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Phần thứ hai: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sựĐây là phần riêng của luật tố tụng hình sự Căn cứ vào quátrình tiến hành giải quyết vụ án hình sự được quy định trong Bộluật tố tụng hình sự, phần này nghiên cứu trình tự, thủ tục khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
Phần thứ ba: Thủ tục đặc biệt và hợp tác quốc tế
Căn cứ vào những đặc điểm khác biệt của thủ tục giải quyết
vụ án hình sự trong những trường hợp này, giáo trình tập trung
nghiên cứu ba vấn đề là thủ tục tố tụng đối với người chưa thànhniên; thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và thủ tục
Trang 40rút gọn trong tố tụng hình sự Ngoài ra, trong phần này còn đề
cập việc khiếu nại, tố cáo, phân biệt khiếu nại, tố cáo trong tốtụng hình sự với khiếu nại, tố cáo thông thường và việc hợp tácquốc tế trong tố tụng hình sự
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP,
ĐỊNH HUONG THẢO LUẬN
1 Tố tụng hình sự là gì?
2 Khái niệm luật tố tụng hình sự?
3 Tại sao nói luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lậptrong hệ thống pháp luật Việt Nam?
4 Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng hình sự? Cho ví dụ
5 Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự?
40