PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tài liệu có sẵn
- Từ khóa: thực trạng, cây thuốc, đa dạng tài nguyên, Điện Biên
- Tìm kiếm các từ khóa trên trong các cơ sở dữ liệu liên quan đến cây thuốc ví dụ như: PubChem, PubMed, hoặc google scholar.
● Tiêu chí lựa chọn: Cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh phân bố ở tỉnh Điện Biên.
● Tiêu chí loại trừ: Cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh không phân bố ở tỉnh Điện Biên.
- Sử dụng dữ liệu tìm được từ công trình nghiên cứu “THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ CHIỀNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN”, kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây thuốc “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006, 2011),
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, đã chọn được 80 loài cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh tại tỉnh Điện Biên.
- Qua quá trình tìm hiểu bằng cách đọc tiêu đề và tóm tắt của bài báo và tra cứu tác dụng trong sách của ông Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích và cộng sự, đã loại trừ được 62 cây, còn lại 18 cây sẽ được trình bày ở phần sau.
GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN
Lịch sử
Điện Biên là vùng đất ngay từ thời tiền sử xa xưa đã có người sinh sống và cư ngụ Qua các bằng chứng về khả cổ học từ thời kỳ đồ đá, qua sự hiện diện của các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩm Púa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con người từ thời thượng cổ đã có mặt rất sớm và biến nơi đây thành một trung tâm của người Việt cổ [3]
Thời kỳ Bắc thuộc, Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng Đời Lý đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây Đời Trần Việt Nam có 15 lộ Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, cuối Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu Gia Hưng và Quy Hoá [3]
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó [3]
Ngày 28 tháng 6 năm 1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu, nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu [3]
Trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp diễn ra ác liệt Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây [3]
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trường, sau được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu [3]
Trải qua nhiều lần thay đổi, tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên [3]
Địa lý
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km [3]
Văn hóa
PA Điện Biên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống Trong đó, dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác (Khơ
Mú, Lào, Dao, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Xinh Mun, Cống, Tày, Sán Chay, Phù Lá, Si La, Nùng, Mường và Thổ ) Mỗi dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đều mang bản sắc văn hóa riêng, phong phú, độc đáo như: thiên tình sử “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái, trường ca “Tiếng hát làm dâu” của dân tộc Mông, các làn điệu dân ca các dân tộc: Thái, Cống, Si La, Mông, Khơ mú , các điệu dân vũ: xòe (Thái, Lào); điệu múa tăng bu, tăng bẳng (Khơ Mú), múa khèn (Mông), múa trống (Hà Nhì), các loại hình nhạc cụ truyền thống phong phú: khèn bè, khèn, kèn lá, tính tảu; các loại pí Kiến trúc nhà truyền thống: nhà sàn, nhà đất, nhà trình tường [3] Điện Biên là một tỉnh đa dạng và phong phú các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống và lễ hội lịch sử: lễ kỷ niệm ngày giải phóng Điện Biên 7/5, ngày 25/2 âm lịch hàng năm là lễ hội lịch sử thành bản Phủ; nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số như: xên bản, xên mường, xên lẩu nó Các trò chơi dân gian: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh khăng, đánh lông gà, tó mắk lẹ, đánh cù, hát qua ống, tù lu, đua ngựa, bắn nỏ thường xuyên được nhân dân tổ chức trong các dịp lễ, tết, mừng cơm mới [3]
Dân số
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015, dân trung bình tỉnh Điện Biên 547.785 người, trong đó: nam 273.931; nữ có 273.854 người; dân số sống tại thành thị đạt 82.691 người; Dân số sống tại nông thôn đạt 465.094 người Kết cấu dân số ở Điện Biên có mấy nét đáng chú ý Trước hết là "dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là 57,4 người/km2.[3]
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
Cây xạ đen
- Tên khoa học: Belamcanda chinensis(L.)
- Rễ và thân rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hoặc sấy khô [4]
1.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương
- Người dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên sử dụng để chữa các bệnh thời tiết [5]
1.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Belamcanda chinensis đã được sử dụng trong đông y để điều trị các bệnh viêm nhiễm [4]
1.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Việt Nam: Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các vùng savan, có khi được trồng làm cảnh [4]
- Trên thế giới: Mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin [4]
Bản đồ phân bố Belamcanda chinensis(L.) trên thế giới [6]
1.6 Công dụng và chỉ định
- Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế Có tác dụng thanh hóa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm Dùng chữa yết hầu sưng đau,dòm nghẽn ở cổ họng Phàm người tỳ vị hư hàn không dùng được [4]
- Chủ yếu làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amidan bị sưng mủ, đau cổ Nói chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng [4]
- Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn [4]
- Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc Hoặc giá củ tươi 10-20g với vài hạt muối Vắt lấy nước, ngậm nuốt dán Bã đắp ở ngoài [4]
- Một số bài thuốc chứa cây xạ đen:
● Bài thuốc chữa tắc cổ họng: Xạ can 4g, hoàng cầm 2g, sinh cam thảo 2g, cất cánh 2g Các vị tán nhỏ, dùng nước là đun sôi để nguội mà chiêu thuốc.
● Bài thuốc chữa các triệu chứng báng bụng to, nước óc ách, da đen xạm: Xạ can tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, hễ thấy lợi tiểu tiện thì thôi.
1.7 Một số công dụng của cây xạ đen đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới
- Độc tính, tác dụng giảm đau, chống viêm của tectorigenin [7].
- Chiết xuất ethyl axetat của rễ cây B chinensis đã được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư [8].
- Hoạt tính chống đột biến và chống oxy hóa của isoflavonoid từ Belamcanda chinensis (L.) [9].
Cây húng quế
- Tên khoa học: Ocimum basilicum L var basilicum [4]
- Tên gọi khác: húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái [4]
- Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa phơi hay sấy khô Để cất tinh dầu người ta hải toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất [4]
2.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương
- Người dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên sử dụng để chữa các bệnh thời tiết [5]
2.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Theo kinh nghiệm dân gian, cây húng quế dùng để hạ sốt, chữa cảm [10]
2.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Việt Nam: Phân bố ở khắp nơi của nước ta [4]
- Thế giới: Cây húng quế được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay loại cây này đang được trồng rất phổ biến ở các nước nhiệt đới [4]
Bản đồ phân bố Ocimum basilicum L var basilicum trên thế giới [6]
2.6 Công dụng và chỉ định
- Ở nước ta thu hoạch hạt để ăn cho mát, hơi có tác dụng chống táo bón: Cho từ 6 đến 12g hạt vào nước thường hay nước đường Đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống [4]
- Tại các nước khác người ta trồng húng quế chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh đầu, hoặc lấy cây sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng Mỗi ngày uống từ 10 đến 25g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha Hạt có thể dùng đắp lên mắt đau đỏ [4]
2.7 Một số công dụng của cây húng quế đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới
- Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu Húng quế ngoài khả năng kháng khuẩn (Staphylocococcus epidermidis, Staphylocococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa), kháng nấm (Candida albicans, Candida glabrata), còn có khả năng chống oxi hóa, chống ung thư tử cung (Hela) và ung thư biểu mô thanh quản (Hep-2) [11], [12], [13].
- Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Húng quế cho thấy phổ hoạt tính rất rộng có khả chống ung thư, bảo vệ thần kinh, chống vi khuẩn, điều hòa miễn dịch, trị đái tháo đường, bảo vệ tim mạch, chống căng thẳng, chống ho, chống sốt, chống viêm khớp, chống oxi hóa [14]. ĐẶT VẤN ĐỀ
II GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN
III TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
1.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương
1.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
1.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
1.6 Công dụng và chỉ định.
1.7 Một số công dụng của cây xạ đen đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
2.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương.
2.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian.
2.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
2.6 Công dụng và chỉ định.
2.7 Một số công dụng của cây húng quế đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Cây Tiết dê
3.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương
3.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian:
3.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
3.6 Công dụng và chỉ định
Cây Kim tiền thảo
4.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại địa phương
4.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới:
4.6 Công dụng và chỉ định:
Ngải cứu
5.3 Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương
5.4 Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
5.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
5.6 Công dụng và chỉ định
Sâm cau
6.3 Kinh nghiệm nhóm dân tộc tại địa phương
6.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
6.6 Công dụng và chỉ định
Cỏ xước
7.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại địa phương
7.4 Kinh nghiệm sử dụng trong nhân dân
7.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
7.6 Công dụng và chỉ định
Tỏa Dương
8.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại địa phương
8.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
8.6 Công dụng và chỉ định
Bèo tây
9.3 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại
9.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
9.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
9.6 Công dụng và chỉ định
Tầm bóp
10.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
10.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
10.6 Công dụng và chỉ định
Nga Truật
11.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
11.6 Công dụng và chỉ định:
Dạ cẩm
12.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
12.6 Công dụng và chỉ định
Cây Gừng
13.3 Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương 13.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
13.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
13.6 Công dụng và chỉ định
Cây ổi
14.3 Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương 14.4 Kinh nghiệm sử dụng dân gian
14.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
14.6 Công dụng và chỉ định
Húng chanh
15.3 Kinh nghiệm sử dụng của dân tộc tại địa phương 15.4 Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
15.5 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới:
15.6 Công dụng và liều dùng
Cam thảo nam
16.3 Kinh nghiện sử dụng của các dân tộc tại địa phương 16.4 Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
16.4 Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới:
16.5 Công dụng và liều dùng
Mã đề
17.5 Phân bố ở Việt Nam và trên thế giới:
17.6 Công dụng và chỉ định
Cây cối xay
18.3 Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương 18.5 Phân bố ở Việt Nam và trên thế giới:
18.6 Công dụng và chỉ định: