Họ sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng và đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm thực phẩm, nước giải khát, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân.Unilever từ lâu đóng vai
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI
SỰ PHÁT TRIỀN CỦA MỘT TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA(MNC) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lớp : TV05A-TV05B
GVHD: VŨ KHẮC VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI
SỰ PHÁT TRIỀN CỦA MỘT TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA(MNC) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
GVHD: VŨ KHẮC VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
Trang 3MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2
Lời nói đầu 3
Chương 1: LÝ LUẬN V.I LEENIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN 4
1.1 Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền 5
1.2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền 8 Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER
2.1 Khái quát lịch sử hình thành & phát triền của tập đoàn UNILEVER
2.2 Thực trạng & nguyên nhân của tập đoàn UNILEVER
2.3 Những chủ trương & kiến nghị thúc đẩy sự phát triền của tập đoàn UNILEVER
Trang 4Danh sách hình
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………,ngày … tháng … năm 2023
Chữ ký của Giáo Viên
Trang 6Lời nói đầu
Kinh tế chính trị Mác-Lênin là một trong những lý thuyết quan trọng và ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học kinh tế Được hình thành từ sự kết hợp giữa tư tưởng của Karl Marx và Friedrich Engels với công lao của Vladimir Lenin, lý thuyết này đã tạo
ra nền tảng cho việc hiểu và phân tích hiện tượng kinh tế, xã hội và chính trị
Tiểu luận này sẽ đánh giá và phân tích các nguyên lý cơ bản và chủ đề chính của kinh
tế chính trị Mác-Lênin Bằng cách khám phá những yếu tố quan trọng như giai cấp, tầng lớp, sự cạnh tranh, sự mâu thuẫn giai cấp và vai trò của nhà nước trong kinh tế, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quan điểm của Mác-Lênin về cách thức hoạt động của kinh
tế và cách xã hội được tổ chức
Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đánh giá những ưu điểm và hạn chế của lý thuyết này, đồng thời xem xét cách mà nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới
Trang 7Chương 2 : Sự phát triển của tập đoàn
2.1 Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của tập đoàn
Công ty Unilever ra đời lần đầu tiên vào năm 1890 do William Lever (1851-1925) một công dân người Anh sáng lập ra Sau nhiều sự nỗ lực ông đã mở rộng quy
mô kinh doanh sang nước Mỹ,Canada, Thụy Sĩ, Úc… Ông mất năm 1925 và sự nghiệp của ông được con trai kế thừa Tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách sát nhập sang Hà Lan tạo nên một tập đoàn Unilever hùng mạnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất Tập đoàn Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân và thực phẩm Hình thành từ việc hợp nhất giữa hai công ty ngành xà phòng và dầu mỡ là Lever Brothers và Margarine Unie vào năm 1930
Lever Brothers được thành lập bởi hai anh em người Anh William Hesketh Lever và James Darcy Lever vào những năm đầu thế kỷ 19 Công ty này nổi tiếng với việc phát triển các sản phẩm chất lượng cao, bao gồm xà phòng Sunlight đưa ra thị trường vào năm 1884 Lever Brothers cũng mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Hoa Kỳ và Ấn Độ
Sau khi hợp nhất, công ty mới được đổi tên thành "Unilever" và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu Unilever nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới Họ sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng
và đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm thực phẩm, nước giải khát, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân
Unilever từ lâu đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững và chịu trách nhiệm môi trường, đặc biệt là với các chương trình và cam kết về bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu
Sau khi được hình thành từ việc hợp nhất Lever Brothers và Margarine Unie vào năm 1930, tập đoàn Unilever đã liên tục phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Unilever:
Trang 8- Những năm 1930 và 1940: Unilever mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ý, Thụy Điển
và Argentina Họ tiếp tục tăng cường khối lượng sản xuất và mở rộng danh mục sản phẩm
- Năm 1950 và 1960: Unilever tìm cách mở rộng thị trường và đa dạng hóa ngành công nghiệp Họ mở rộng hoạt động vào các lĩnh vực như đậu nành, cà phê, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm chăm sóc tóc và da
- Năm 1970: Unilever tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quốc tế và mua lại nhiều công
ty hàng tiêu dùng trên thế giới, bao gồm công ty Helene Curtis (Mỹ), Chesebrough-Pond's (Mỹ) và Brooke Bond (Anh) Việc mở rộng này giúp Unilever trở thành một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới
- Những năm 1980 và 1990: Unilever tập trung vào việc sáp nhập và tái cơ cấu công ty Họ mua lại công ty Calvin Klein Fragrances và Elizabeth Arden (Mỹ) và áp dụng các chiến lược thương hiệu mạnh để phát triển các danh mục sản phẩm
- Thập kỷ 2000: Unilever tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường nổi tiếng như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil Họ cũng tập trung vào việc phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sức khỏe, môi trường và quyền của người tiêu dùng
- Hiện tại: Unilever vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu, phát triển thêm các thị trường mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và
sự đổi mới Họ tiếp tục cam kết đóng góp vào việc giảm thiểu tác động đến môi trường
và xã hội thông qua các chương trình bền vững và cam kết mục tiêu phát triển bền vững
Hiện nay, Unilever là một trong những công ty hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh với hoạt động kinh doanh trải dài trên hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ
Trang 9Công ty này cam kết đảm bảo bền vững trong hoạt động kinh doanh, bao gồm việc giảm lượng chất thải, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng các ứng dụng công nghệ sáng tạo để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
*Hình 2.1 tập đoàn Unilever
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Unilever
Trên thực tế, Unilever tại Việt Nam được tập hợp từ 3 công ty riêng biệt bao gồm:
Liên doanh Lever Việt Nam sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình Công ty Elida P/S sản xuất sản phẩm chăm sóc răng miệng
Công ty Best Food sản xuất thực phẩm, kem và đồ uống
Hiện nay công ty có 5 nhà máy đặt tại Hà Nội, Thủ Đức, Củ Chi và Biên Hoàn
Trang 10Cơ cấu tổ chức của Unilever đề cập đến cách thức mà công ty bố trí nhân sự, công việc nhằm đáp ứng mục tiêu chung Do đó, cơ cấu tổ chức này là sự kết nối giữa các bộ phận, phòng ban chuyên môn với ban lãnh đạo
Trong cơ cấu tổ chức của Unilever, Giám đốc sẽ lập kế hoạch chiến lược, giao nhiệm vụ xuống các cấp dưới Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc là người nhận thông tin, dữ liệu từ cấp dưới để tiến hành nghiên cứu tìm ra phương án giải quyết Tuy rằng
có sự bàn bạc, thương lượng giữa các bên liên quan song quyền quyết định cao nhất vẫn thuộc về ban lãnh đạo
Mỗi đơn vị chức năng sẽ có nhiệm vụ cùng quyền hạn riêng Họ thường hoạt động độc lập nhưng duy trì mối quan hệ hợp tác, phối hợp hoàn thành mục tiêu chung
Từ đó nâng cao hiệu suất, doanh số cho công ty
Các chức năng cơ bản theo cơ cấu tổ chức của Unilever là:
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách quản trị nhân sự và nghiệp vụ hành chính
- Phòng kế toán – tài chính: Phụ trách quản lý toàn bộ vấn đề về vốn, tài sản của công ty Tổ chức thống kê, giám sát, cảnh báo tình hình kinh tế, tài chính theo từng giai đoạn giúp ban lãnh đạo nắm được bức tranh kinh doanh tổng quan
-Phòng kinh doanh: Phụ trách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý kênh phân phối của công ty
-Phòng dịch vụ: Phụ trách giao hàng, tiếp nhận phản hồi, xử lý khiếu nại và chăm sóc khách hàng
-Nhà máy sản xuất: Đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra theo nhu cầu của thị trường
Trang 11*Hình 2.1.1 ảnh cơ cấu tổ chức của công ty Unilever
Với cơ chế hoạt động trên, Unilever đảm bảo tính tập trung chuyên môn cho từng phòng ban, khuyến khích khả năng độc lập sáng tạo của nhân viên Đồng thời, giữa các bên vẫn có sự liên kết chặt chẽ theo quy trình làm việc giúp quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả
2.2 Thực trạng & nguyên nhân thành lập nên tập đoàn Unilever
2.2.1 Thực trạng của tập đoàn
Tập đoàn Unilever là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, bao gồm các loại mỹ phẩm, chăm sóc
cá nhân, thực phẩm và đồ uống phục vụ cho đời sống của con người Hiện nay, Unilever là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới với khối lượng kinh doanh lớn và thị phần rộng rãi trên nhiều quốc gia
Thực trạng:
Quy mô toàn cầu: Unilever có mặt ở hơn 190 quốc gia trên thế giới, với hơn 400 thương hiệu và sản phẩm khác nhau Tập đoàn này sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Dove, Lipton, Wall's, OMO và Knorr
Trang 12*Hình 2.2 một số sản phẩm của tập toàn Unilever
Doanh thu và lợi nhuận: Unilever đạt doanh thu hàng tỷ đô la Mỹ hàng năm và thu nhập ròng lớn Với sự phát triển lớn mạnh đó tập đoàn Unilever trở thành một trong những tập đoàn đóng góp nhiều cho GDP của nhiều quốc gia trên thế giới
*Hình 2.2.1 Doanh Thu của công ty trong các năm gần đây
Trang 13Đa dạng hóa sản phẩm: Unilever phân phối các sản phẩm từ các lĩnh vực khác nhau như chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống Điều này giúp tập đoàn này có sự đa dạng và linh hoạt trong kinh doanh
*Hình 2.2.2 Những sản phẩm đa dạng của công ty
Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là:
Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống
Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân
Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà
2.2.2 Nguyên nhân thành lập công ty Unilever tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tầm nhìn của Unilever đó chính là “làm cho cuộc sống người Việt tốt hơn” Unilever tin rằng, sự xuất hiện của tập đoàn này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người Việt trên mọi mặt cả từ tinh thần lẫn thể chất Nhằm cải thiện chất lượng đời sống sinh hoạt cho người dân Tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của người dân Unilever được thành lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong đời sống con người với những sản phẩm phục phụ cho đời sống hằng ngày như kem đánh răng, hạt nêm, nước xả vải bột giặt các sản phẩm cho người dùng tự chăm sóc cá nhân, các thực phẩm, các nước giải khát …đây đều là những sản phảm dễ sử dụng và gần gũi đồng thời đảm bảo về nhu cầu sức khỏe và tiêu dùng Sứ mệnh này thể hiện cam kết của Unilever với việc đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và môi trường Unilever không chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm chất lượng cao mà còn quan tâm đến tác động của sản phẩm đó
Trang 14đến môi trường và xã hội Qua sứ mệnh của mình, Unilever thúc đẩy các chiến lược kinh doanh của Unilever bền vững và xã hội hóa, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp khác cũng thực hiện các hoạt động tương tự Do đó công ty rất được sự tín nhiệm của mọi người và trở thành một tập đoàn phát triển hùng mạnh sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã gặt hái được rất nhiều thành tựu lớn tại thị trường thế giới nói chung và thị Việt Nam nói riêng Unilever sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà bán lẻ Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối
*Hình 2.2.3 Một số sản phẩm của công ty Unilever
2.3 Chiến lược kinh doanh
2.3.1 Chiến lược đa quốc gia
Chiến lược đa quốc gia: Unilever đã xây dựng một chiến lược đa quốc gia sớm, tập trung vào mở rộng quy mô kinh doanh trên nhiều quốc gia và các thị trường tiềm năng
1) Đầu tư nghiên cứu và phát triển
Tập đoàn này đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển để không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm, từ đó giữ vững thị phần và tạo ra lợi thế cạnh tranh
Trang 152) Xây dựng mối quan hệ với đối tác và nhà cung cấp
Unilever tạo mối quan hệ tốt với các đối tác và nhà cung cấp, từ đó đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm
3) Gắn kết với khách hàng
Tập đoàn này luôn không ngừng lắng nghe ý kiến và nhu cầu của khách hàng, từ
đó phát triển các sản phẩm phù hợp và tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng.Với Unilever Việt Nam, Purposeful Marketing là kim chỉ nam, được áp dụng xuyên suốt trong chiến lược của từng thương hiệu con.Hướng đến việc xây dựng nên một thương hiệu luôn được chào đón trong cuộc sống của mọi người bằng cách có được sự tin tưởng và duy trì giá trị của họ cũng như giá trị của thương hiệu Trong
đó, mỗi thương hiệu là một nỗ lực kiến tạo giá trị chung, xây dựng ý nghĩa thương hiệu và lan toả giá trị tích cực đến với cộng đồng
Tuy nhiên, Unilever cũng đối mặt với một số thách thức như cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp, tình hình kinh tế toàn cầu không ổn định và yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường và xã hội Một trong những tập đoàn cạnh tranh với công ty
là The Procter & Gamble Company (P&G), Johnson & Johnson (J&J)…Tuy nhiên, với chiến lược và nội lực của mình, tập đoàn Unilever đang tiếp tục phát triển và đóng góp tích cực cho nền kinh tế toàn cầu
2.3.2 Chiến lược xuyên quốc gia
Đây là chiến lược được Unilever chọn và sử dụng nhiều nhất nhằm giảm áp lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương có thể kể đến như: -Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và
sự khác biệt về chính sách của địa phương đó
-Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh
Một số hoạt động về chiến lược xuyên quốc gia của Unilever bao gồm
1) Nghiên cứu & phát triển:
Để khác biệt hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương, Unilever đã theo dõi sự thay đổi tâm lý của người tiêu dùng thông qua việc thành lập và phát triển các Trung tâm Dữ liệu về con người trên khắp thế giới
2) Sản xuất:
Trang 16Tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, Unilever sẽ đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất trên những yếu tố chính như: môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội, môi trường vi mô và vĩ mô để từ đó quyết định chiến lược sản xuất
3) Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng :
Logistics đóng vai trò chủ lực trong việc triển khai thực hiện thành công chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever
Các văn phòng đa quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động mua bán Các văn phòng này sẽ không được quyền lựa chọn nhà cung ứng trừ khi được trung tâm gia quyền
Tại hầu hết các thị trường, Unilever lựa chọn hướng đi outsourcing cho hệ thống phân phối, logistics của mình bằng việc hợp tác với các tập đoàn, công ty thứ 3 Hoạt động Marketing
Về hoạt động Marketing trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P
4) Sản phẩm
Unilever chú trọng đến từng cá nhân trên thị trường và tập trung mục tiêu của mình vào việc phát hiện những kỳ vọng mới của khách hàng để thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp
5) Hệ thống phân phối
Unilever Việt Nam hiện đang có khoảng 350 nhà phân phối và hơn 150.000 các cửa hàng bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của công ty trên toàn quốc Những con số này thể hiện việc các sản phẩm của công ty đang tràn ngập khắp thị trường Việt Nam từ vùng xa xôi hẻo lánh, cho tới những nơi tấp nập nhất của thành thị Việt Nam
6) Xúc tiến hỗn hợp
Đối với chiến lược Marketing của Unilever về xúc tiến hỗn hợp, Unilever đã tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông như báo đài, TV,… và các phương tiện kỹ thuật số
2.3.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế
Đối với chiến lược kinh doanh này , Unilever đã triển khai chiến lược quốc tế của mình như sau: