1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài chợ làng việt nam

17 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao thương hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ giữa kẻ mua người bán và cũng là chỗ trao đổi sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của con người.. Về sau

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Trang 2

MỤC LỤC

1 Như thế nào là chợ làng?……….3

2 Thời gian xuất hiện……… 3

3 Quá trình trao đổi, buôn bán ở chợ làng……… 4

4 Chợ làng - Đặc trưng văn hóa làng xã……… … 6

5 Chợ làng một nét duyên quê………7

Chợ làng vẻ đẹp duyên quê dung dị 7

Chợ vùng cao duyên núi duyên trời 8

Chợ nổi nét duyên miền sông nước 9

6 Chợ làng- nét văn hóa thể hiện qua đời sống hàng ngày 10

6.1 Chợ làng đi vào thơ văn 12

6.2 Chợ làng ngày tết 13

6.3 Chợ Bưởi- điển hình chợ làng thời xưa 14

Trang 3

1 Như thế nào là chợ làng?

Chợ làng ra đời cùng với sự hình thành làng xã Ở đâu có cư dân sinh sống thành cộng đồng ở đó sinh ra chợ.

Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao thương hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ giữa kẻ mua người bán và cũng là chỗ trao đổi sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của con người.

Khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại

Chợ làng hiểu một cách nôm na, đó là những ngôi chợ nhỏ, đơn sơ ở những làng quê, nó hoàn toàn mang tính tự phát do nhu cầu trao đổi mua bán những sản vật từ một nền kinh tế nông nghiệp tự sản tự tiêu của người nông dân Việt Nam Chợ làng thường ở nơi thuận tiện nhất cho việc giao thương, cận giang cận lộ Chợ gần đường, chợ gần sông là nơi lí tưởng cho họp chợ.

2 Thời gian xuất hiện

Trang 4

Chợ làng xuất hiện ở Việt Nam từ thời nguyên thủy Xuất phát từ nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các cư dân trong làng xã và các cư dân làng xã ở các địa phương với nhau mà chợ làng được hình thành.

Ngay từ thời Lý, kinh đô Thăng Long đã có 4 chợ chính ở 4 cửa thành Thăng Long theo cấu trúc trong thành ngoài thị - đó là cấu trúc phân bố theo cư trú của người Việt Khu sinh sống chính của người Việt là lưu vực của các sông ngòi lớn nhỏ và rất tự nhiên Cái chợ sẽ nằm tại các ngã ba nước để thuận tiện cho việc giao dịch trao đổi hàng hóa Sử Việt còn ghi dưới thời nhà Trần, nước ta có khoảng 100 chợ quê Theo cấu trúc làng xã, ngoài làng nông nghiệp ở đồng bằng, Việt Nam còn có làng ven đồi và làng ven biển nữa Ở làng ven đồi người dân làm nhà ở phía nam dãy đồi để tránh gió bấc 8 thì cái chợ sẽ nằm phía nam cuối làng như chợ Tam Canh ở Vĩnh Phúc Với làng ven biển, có chợ cá họp sát ngay mép sóng như chợ Báng, chợ Hàn ở Nha Trang

Thời Lê sơ hoạt động buôn bán phát triển nên nhà nước cho ban hành thể lệ họp chợ, quyết định quy tắc họp luân phiên chợ theo đó địa điểm chợ thay đổi xã này sang xã khác trong một cụm liên xã Xã nào chưa có chợ thì Nhà nước khuyến khích việc làm chợ

Đến thế kỉ XVI xuất hiện giao lưu quốc tế nên có cảng thị Cảng biển cũng là cái chợ mở ra thông thương với bên ngoài mà thôi.

Sang thế kỉ XIX, văn minh đường cái mở ra, lại thêm cái chợ đường cái họp nơi ngã ba đường như chợ Bần bán tương nổi tiếng Chung quy lại, chợ làng Việt Nam là chợ ngã ba và phổ biến nhất, cổ truyền nhất là cái ngã ba nước… 3 Quá trình trao đổi, buôn bán ở chợ làng

Chợ làng là nơi trao đổi hàng hóa trong làng và các làng khác, chủ yếu là trong nội thị của làng mà thôi Là nơi tiêu thụ những sản phẩm của kinh tế tự cung tự cấp Có khi người dân không có tiền mua mà chỉ đổi hàng lấy hàng, có khi mua chịu; hàng hóa ở chợ quê thì lúc ít lúc nhiều

Trang 5

Chợ làng không hề có sạp hàng, cửa hàng, ki ốt cố định như hiện nay, mà đa phần là những gánh hàng của các bà, các cô Sáng sớm họ gánh hàng ra chợ, tan chợ lại gánh về hoặc rong ruổi khắp các ngõ xóm bán rong

Ở chợ làng, thành phần tham gia mua bán chủ đạo là nữ giới Có lẽ vì vậy mà có người đã cho rằng hình ảnh đôi quang gánh đã trở thành biểu tượng cho sự tần tảo buôn bán của người phụ nữ Việt Nam cũng như là hình ảnh đặc trưng cho phong cách sinh hoạt của chợ quê xưa - nhỏ lẻ và cơ động

Ở khu vực nông thôn, chợ là một thị trường với tư cách như một thể chế đưa những người tiểu nông, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và những thương nhân chuyên nghiệp từ những làng xã hoặc những vùng, miền, đô thị… lại với nhau Đây là một thể chế tổ chức và phối hợp các tương tác xã hội như các hành vi kinh doanh, thương mại… của nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau trong một hoạt động chung Nó cho phép người mua và người bán có thể trao đổi thông tin và trao cho họ cơ hội để hoàn thành mục đích mua - bán hàng hóa, dịch vụ.

Ở các làng Việt trước đây, mỗi gia đình làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của họ, đồng thời bán những sản phẩm dư thừa lấy những thứ họ không sản xuất ra được Sản phẩm họ làm ra ngày càng nhiều cùng quá trình mở rộng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng.

Đã có những lời đánh giá rằng: “Muốn biết làng đó giàu hay nghèo, chỉ cần xem qua chợ buôn bán có đông vui tấp nập hay không là đủ biết” Thế mới biết Chợ làng quan trọng như thế nào trong đời sống cư dân.

Chỉ cần nhìn vào chợ làng người ta cũng thấy được đời sống kinh tế của người dân trong làng Hình thành trên nền kinh tế tự cung, tự cấp, chợ làng chính là mô hình thu nhỏ của một nền kinh tế xưa cũ Một phần đời sống của người dân quê được khắc họa và thể hiện qua cái chợ làng, từ tương cà, mắm, muối, đến vải vóc, áo quần, hàng tươi, hàng khô… đều có mặt đầy đủ với nhiều chủng loại phong phú phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngày càng khá giả, thịnh vượng hơn của

Trang 6

làng quê Vai trò của tiền tệ không giữ vai trò chủ chốt mà ở đây chủ yếu là hàng đổi hàng, vật đổi vật, mua những thứ mình thiếu và bán ra những thứ đã dư thừa

Chợ làng tồn tại trên cơ sở những cung ứng tự phát của nông dân, nó gắn bó với đời sống của nông thôn Việt Nam xưa, nhưng nó vừa có sức lôi cuốn, vừa có khả năng duy trì, phát triển văn hóa làng.

Tuy nhiên không phải làng nào cũng có chợ vì chợ là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá, liên quan đến hàng hoá và sức mua Do đó, chợ hoạt động khi lượng hàng hoá đem ra trao đổi và sức mua hàng hoá và dịch vụ phải đạt đến một mức độ nhất định

Chợ họp ngày phiên hay chợ họp theo phiên sáng (chợ sáng), phiên chiều (chợ chiều), ngày rằm mồng một hai ngày mười lăm trong tháng, rồi chợ phiên vào chủ nhật, tất thảy làm sao mọi người đều có thể đi chợ để mua để bán Người ta sẵn sàng ra khỏi làng xã đến những vùng lân cận hoặc tỉnh khác để thực hiện việc mua bán dù chỉ thu được vài đồng lãi ít ỏi “Những hoạt động của chợ đã tạo nên mối liên hệ làng xã với nhau Mối liên hệ này đã được giới sử học Việt Nam đánh giá đây là mối liên hệ liên làng.

Đến thời kì làng xã phong kiến được xác lập, để phục vụ nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là những làng nghề thủ công phát triển thì phạm vi ảnh hưởng của hoạt động chợ càng được mở rộng ra các làng, thậm chí là các vùng xung quang đó, nhóm thương nhân, thợ thủ công có mối liên hệ liên làng rộng hơn nhóm thuần nông Họ rất cởi mở và có sự giao thiệp rộng” Do là nơi trao đổi hàng hóa giữa nội bộ làng hoặc giữa các làng nên chợ phải ở vị trí thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, là nơi dân cư đông đúc, tấp nập (ngã ba đường, ngã ba sông…)

4 Chợ làng – Đặc trưng văn hóa làng xã

Nhắc đến văn hóa làng xã người ta không thể không nhắc tới chợ làng Quả thật một phần đời sống của những người dân quê được khắc họa qua sự phát

Trang 7

triển của chợ làng Chợ là nơi cung cấp mọi sản phẩm thiết yếu, là nơi đông vui tấp nập, chợ còn là nơi gặp gỡ, nơi người mua người bán chuyện trò, trao đổi thông tin, nhất là trong các dịp quan trọng như lễ, tết Do vậy mà chợ làng vừa là trung tâm thương nghiệp vừa là trung tâm truyền thông của cả làng, cả vùng, là một trong những nơi thể hiện trọn vẹn nhất mọi mặt đời sống cũng như nhạy bén nhất với những yếu tố mới

Nông sản, sản phẩm thủ công của dân làng sản xuất ra thường được bày bán ngay tại chợ làng mà họ sinh sống, do đó, số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa cũng như thành phần người tham gia, mối quan hệ bán - mua, mạng lưới xã hội trong chợ thể hiện khá rõ trình độ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa kinh doanh cũng như sự cố kết của làng đó

Chợ làng gắn liền với văn hóa làng xã, gắn liền với tình người và biểu hiện những phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực của một vùng quê “Chợ quê là địa chỉ để giao lưu văn hóa, trò chuyện Đến chợ là có thể biết đủ mọi chuyện vui buồn Vừa mua bán vừa thông tin cho nhau về cuộc sống riêng tư như: Cưới hỏi, người sinh, người mất, quà tặng, chẵn tháng, thôi nôi, hội hè, người đau, kẻ ốm…

Chợ làng thường họp theo phiên, chợ phiên đông cũng chỉ vài trăm người, không khí tấp nập nhưng hiền hòa bởi đa phần là người cùng làng, cùng xã, quen biết nhau, dường như ai cũng thích đi chợ, không mua gì thì cũng cứ đi ngắm, đi chơi, đông người nhất có lẽ là quán nước đầu chợ, là nơi người ta tụ họp vừa uống nước, vừa hỏi thăm, trao đổi thông tin cho nhau Bởi thế người xưa đã từng ao ước:

“Muốn cho gần chợ mà chơi Gần sông tắm mát, gần nơi mà về”

Đối với người “nhà quê”, những phiên chợ quê xưa là một phần trong đời sống văn hóa, là những gì gần gũi, thân thương, đi vào tiềm thức của dân quê một

Trang 8

cách vô cùng mộc mạc, có lẽ cũng bởi chợ quê là nơi lưu giữ những nét văn hóa cũng như tục lệ của người dân mỗi vùng miền

5 Chợ làng một nét duyên quê Chợ làng vẻ đẹp duyên quê dung dị

Ở đồng bằng, duyên hải trung du đâu đâu cũng có chợ làng Nơi ấy người mua kẻ bán đều thân mật gần gũi ấm áp tình quê Chợ hôm họp vào lúc trời ngả về chiều Còn chợ phiên theo chu kỳ nơi thì cách ba, nơi thì cách năm, cách bảy ngày mới tới một lần họp chợ Chợ quê thường có hàng nước, hàng rau, hàng cá, hàng xén, hàng nan, hàng sành, hàng sắt… Người đi chợ ăn mặc tươm tất hơn chứ không suồng xã dễ dãi như khi đi làm hay lúc ở nhà Mua bán ở chợ dù có nói thách, mặc cả nhưng dễ thuận mua vừa bán, không chèn hàng ép giá Xưng hô trong chợ quê không xô bồ băm bổ mà nền nã, mặn mà, coi trọng cái duyên bán hàng.

Người đi chợ quê để mang về nhà mình cái ngọt bùi, tươi rói, thơm thảo, đậm đà hương vị làng quê Đi chợ quê cũng là để cởi mở chào hỏi giao đãi với người trong làng ngoài ngõ Chính vì lẽ đó cho nên chợ làng quê giữ được bản sắc tốt đẹp của các làng Việt.

Nét duyên trong phiên chợ của người Dao đỏ Chợ vùng cao duyên núi duyên trời

Ở vùng núi hiếm có chợ hôm thường nhật như ở vùng xuôi Chợ vùng cao phần nhiều là chợ phiên đến hẹn lại lên Chợ không bó hẹp trong một buôn, một bản mà là nơi mua bán của cả một xã, một cụm làng xã Ngoài phiên chợ chính

Trang 9

họp buổi sớm thì chiều và tối ngày hôm trước thường có phiên chợ đón để đón người, đón hàng về chợ Người đi chợ thường mặc đẹp như đi hội.

Không gian chợ được mở rộng, thời gian chợ được giãn ra cho nên chợ vùng cao thường phong phú về nội dung và hình thức giao lưu hàng hóa và pha trộn yếu tố giao lưu văn hóa tình cảm Có rất nhiều người đi chợ vùng cao không vì mục đích mua hàng hóa mà theo họ đi chơi chợ, thưởng thức sinh hoạt văn hóa chợ là chính.

Vẫn có những hàng nước, hàng quà, hàng rau củ quả, hàng thịt cá, hàng xén… như chợ vùng xuôi Nhưng ở chợ miền núi có thêm nhiều thứ lạ như sản vật hái lượm trên rừng, trên nương, ngoài vườn, sản phẩm thổ cẩm dệt nhuộm may thêu, sản phẩm chăn nuôi gia cầm, gia súc… Đặc biệt món ăn thức uống trong chợ rất hấp dẫn du khách.

Ở chợ có khi còn xuất hiện những tiết mục ca hát múa khèn, thổi sáo, đàn môi và vui chơi bè bạn Nhất là từ đêm chợ đón, trai gái dập dìu giao duyên hát ví tìm bạn rất chân thật chất phác bản sắc vùng cao Nhờ lứa đôi nên duyên nhờ phiên chợ Đúng là phiên chợ duyên núi duyên trời.

Chợ chiều Định Yên Chợ nổi nét duyên miền sông nước

Nhiều nơi ở miền Tây Nam Bộ và một số vùng sông nước khác có những phiên chợ họp ở trên sông người mua người bán đều đi thuyền, ghe, xuồng Chợ họp có phiên nhưng tấp nập nhất vào sáng sớm Những ghe xuồng chở nặng sản

Trang 10

vật miệt vườn sông nước từ muôn ngả tụ về Người đi mua hàng cũng từ mọi nẻo đến, xuống thuyền đi chơi, đi xem, đi mua hàng chợ nổi Không chỉ có hàng hóa mà nhiều dịch vụ cũng bung ra từ chợ phiên miền sông nước Đó là các hàng ăn quà, bánh trái, các món ăn đặc sản thiết đãi nhau Đó là các tiệm hớt tóc, làm đầu, may vá cũng sẵn sàng phục vụ trên ghe xuồng.

Người bán, người mua đều mang dấu ấn của con người vùng sông nước sôi động và lắng sâu, thật thà và dung dị Tiếng chào hỏi mua bán hòa trong tiếng sóng nước dạt dào Đâu đó cũng văng vẳng câu hò điệu lí ấm áp thiết tha đầy ắp nét duyên rất riêng của cư dân miệt vườn sông nước.

Chợ nổi Tây Nam Bộ

Chợ làng quê, nét duyên quê đẹp vậy Đó không chỉ là không gian thương mại mà còn chứa đựng cả không gian văn hóa mang đậm bản sắc vùng miền Dễ có thể khai thác thành những sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo Xin đừng để mất đi chợ quê bởi nếu mất chợ là mất đi một phần nét duyên quê đằm thắm dung dị tươi mát tình người Xin đừng lạm dụng yếu tố siêu thị, trung tâm thương mại hay bán hàng trực tuyến mà làm mai một nét đẹp văn hóa thương mại chợ truyền thống, nét đẹp duyên quê.

6 Chợ làng- nét văn hóa thể hiện qua đời sống hằng ngày

Trang 11

Chợ làng không chỉ là nơi để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng, với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác Chợ là nơi lưu giữ tổng thể những nét văn hóa cũng như tục lệ của người dân nơi đó Thông qua hoạt động mua, trao đổi thông tin mà chợ trở thành nơi các phong tục văn hoá khác nhau tìm đến tiếng nói chung.

Tưởng chừng cái chợ chỉ là sự hiện hữu cụ thể người ta vẫn nhìn thấy, vẫn biết nhưng bản chất văn hóa bên trong của nó thì ít ai biết được Chợ là nơi gói ghém những hình ảnh thân thương, là nét đặc thù văn hóa dân tộc.

Chợ còn là điểm sinh hoạt văn hóa, chốn hẹn hò Phụ nữ đi chợ cốt để tâm sự, giải bày những uất ức trong cuộc sống gia đình, bởi nơi đó họ bị kìm áp nặng nề, và là nơi mọi nỗi lo toan bị biến mất Những chuyện hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi người đều được thông tin qua cái chợ Người làng đi chợ cũng là dịp để họ gặp nhau, hỏi thăm nhau Hầu hết câu chuyện chỉ xoay quanh con trâu, mảnh ruộng, chuyện cấy cầy nhà nông.

Dù còn mang nặng tính tự túc, tự cấp nhưng chợ quê không phải vì thế mà đơn điệu, lạc lõng với thế giới bên ngoài Người mua, kẻ bán, tất thảy đều xởi lởi, vui vẻ, có khi còn đùa tếu pha trò Cụ già ngồi bán buồng cau, tiếp thị độc đáo bằng miếng trầu cánh phượng têm rất khéo đặt bên cạnh lát rễ chay và quả cau bổ tư tươi rói, người không biết ăn trầu nhìn cũng thấy hấp dẫn.

Người dân trong làng đã quen với tiếng mời mua hàng của các bà hàng rau, hàng thịt… Tiếng nói chuyện, ở góc nọ, góc kia của chợ, thậm chí cả tiếng chửi nhau của người bán và người mua Đó là những cảm xúc rất thường nhật, là cái hiện hữu vô hình nhưng lại không thể thiếu Người dân quê quen mặt hết các bà bán hàng, vì họ chẳng phải ai xa lạ, không là người trong làng thì cũng là người làng khác Mà có là người làng khác thì cũng trong một xã, họ quen nhau Vì vậy hôm nay thấy bà bán rau không đi, chị bán thịt vắng mặt người ta lại hỏi thăm nhau.

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w