1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận triết học thực tiễn và lý luận

11 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 28,86 KB

Nội dung

Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành, nó là cơ sở để sáng tạo tri thứ cũng như các phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó, như lý

Trang 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến sự tiến bộ không ngừng của đời sống loài người Mặc dù cùng có khởi nguồn sinh sống trên trái đất nhưng mỗi quốc gia lại có mức độ thịnh vượng khác nhau Có những quốc gia nghèo về tài nguyên, diện tích nhỏ hẹp nhưng nằm trong nhóm các nước phát triển như Nhật Bản, Singapo, Đức…Bên cạnh đó có nhiều quốc gia giàu tài nguyên diện tích khá lớn nhưng lại nằm trong nhóm quốc gia nghèo như Nigieria, Mozambic, Uganda,Cônggô Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Theo quan điểm của cá nhân tôi điểm khác biệt chính

là các nước phát triển giải quyết tổng thể các vấn đề nảy sinh từ trong đời sống hàng ngày đến chiến lược dài hạn nhanh nhạy và tốt hơn các nước khác Đối với Việt Nam từ một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm qua đời sống xã hội ngày càng ổn định, phát triên Song bên cạnh đó tình hình đất nước đã và sẽ còn gặp rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi các cơ quan chức năng có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn để có biện pháp giải quyết triệt để Thực tế mỗi con người đều hoạt động trong lĩnh vực, trong các mối quan hệ xã hội khác nhau nhưng chúng ta vẫn cần có sự định hướng

để đạt hiệu quả cao nhất Tất cả các vấn đề trên theo quan điểm triết học chính là mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận Để mở rộng kiến thức, vận dụng vào công việc và đời sống, tôi đã chọn đề tài “ Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn” của triết học Mác – Lênin

II NỘI DUNG:

1.Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận

a.Phạm trù thực tiễn

Trang 2

Ngay từ thời cổ đại, vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn đã được đề cập Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin mới đưa ra quan niệm thực sự khoa học về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn

Trước hết theo triết học Mác – Lênin về phạm trù thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm tạo cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người.

Hoạt động thực tiễn rất phong phúc đa dạng, song có thể chia ra thành ba hình thức

cơ bản là: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của

xã hội Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của con người trực tiếp tác động vào xã hội, cải biến các quan hệ xã hội theo hướng tiến bộ Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động các nhà khoa học tác động làm cải biến những đối tượng nhất định theo mục đích nghiên cứu nhất định

Các hoạt động thực tiễn tuy có sự khác nhau tương đối nhưng chúng thống nhất, có chung chủ thể hoạt động, có cùng mục đích; chúng hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau Do

đó, sự phân biệt giữa các hình thức hoạt động mang tính tương đối

Trong các hoạt động thực tiễn thì hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất Mặc ra các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học vẫn diễn ra thường xuyên, quan trọng nhưng hoạt động sản xuất vật chất tác động sâu sắc, toàn diện đến hoạt động khác, nó là hoạt động trung tâm, chủ yếu của con người

Trên cơ sở những hình thức thực tiễn cơ bản trên, một số lĩnh vực của thực tiễn như hoạt động giáo dục, hoạt động nghệ thuât…cũng được hình thành Nó cũng tác động vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội

Trang 3

b.Phạm trù lý luận :

Theo triết học Mác – Lênin: Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn , phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật hiện tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm

của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”

Để hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của cá sự vật hiện tượng Kết quả nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thức thông thường ( tiền khoa học) thu được thông qua quá trình sinh hoạt và hoạt động đời sống hàng ngày của con người và tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả của quá trình thực nghiệm khoa học đòi hỏi chủ thể phải tích lũy một lượng lớn tri thức trong quá trình lao động sản xuất cũng như hoạt động khoa học Tri thức kinh nghiệm khoa học giúp các nhà khoa học hình thành lý luận

Có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luận triết học Lý luận ngành là

lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành, nó là cơ sở

để sáng tạo tri thứ cũng như các phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó, như

lý luận phương pháp dạy học, lý luận văn học Lý luận triết học là hệ thống những quan điểm chung về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người

Do quá trình hình thành và bản chất của nó, lý luận có hai chức năng cơ bản là chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn Lý luận phản ánh hiện thực khách quanbằng những quy luật chung hay chung nhất Tri thức kinh nghiệm cũng như tri thức lý luận đều phản ánh hiện thực khách quan nhưng ở nhưntgx phạm vi, lĩnh vực và trình độ khác nhau Lý luận phản

Trang 4

ánh hiện thực khách quan để làm phương pháp luận nhận thức và cải tạo khách quan hoạt động thực tiễn

2.Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu về biện chứng của cái khách quan

và cái chủ quan, của thực tiễn và lý luận: “Tinh thần” coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy mọi hoạt động và thực tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng của sự phê phán có tính phê phán” Còn Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập”.

Như vậy, mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn với tư cách là sự thống nhất của các mặt đối lập

Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác đã dung hợp lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp thành một chỉnh thể không tách rời ” Như vậy, ngay trong

những quan điểm triết học Mác, vấn đề lý luận và thực tiễn đã được thống nhất thành một chỉnh thể Thực tiễn và lý luận là hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể thực tiễn

a Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành , phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở của lý luận Thông qua kết quả của quá trình hoạt động thực

tiễn, kể cả thành công và thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lý luận Quá trình hoạt động thực tiễn còn cơ sở để bổ sung và điều chỉnh lý luận

Thực tiễn là động lực của lý luận Hoạt động của con người không chỉ là nguồn

gốc để hoàn thiện các mối quan hệ các cá nhân mà còn góp phần hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội Lý luận được vận dụng làm phương

Trang 5

pháp cho thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích con người tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lý luận, làm cho lý luận ngày càng đầy đủe, phong phú và sâu sắc hơn

Thực tiễn là mục đích của lý luận Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng

lực hoạt động của con người trước hiện thực khách quan để đưa lại lợi ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội

Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận Tính chân lý của lý luận chính là sự

phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận đối với hoạt động thực tiễn của con người Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung điều chỉnh hoặc nhận thức lại Tuy nhiên không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lý, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý khi thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của nó tức là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hóa

b.Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.

Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển cũng nhu các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động Như vậy, lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người Mặt khác lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạn vô cùng to lớn của quần chúng trong cải tạo tự nhiên và xã hội

Mặc dù lý luận mang tính khái quát cao, song nó còn có tính lịch sử, cụ thể Do đó khi vận dụng lý luận chúng ta cần phân tích một cách cụ thể mỗi tình hình cụ thể

Trang 6

Nếu vận dụng lý luận máy móc, giáo điều, kinh viện thỉ chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hại đến thực tiễn

Lý luận tuy là lôgic của thực tiễn song lý luận có thể lạc hậu so với thực tiễn Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc có thể thay đổi

lý luận cho phù hợp với thực tiễn Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn

Như vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn còn có sự tác động qua lại và bổ trợ cho nhau Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn còn được hiểu theo cách phù hợp và tương thích cũng như tính điều kiện cần và đủ Tuy nhiên, sự phù hợp giữa

lý luận và thực tiễn lại mang tính chất vận động, phát triển liên tục tương hỗ, bảo trợ giữa thực tiễn và lý luận

3.Sự vận dụng của đời sống xã hội hiện nay.

Đầu thế kỷ XX đất nước ta bị thực dân Pháp và chế độ phong kiến cai trị, nhân dân

ta đã chịu bao áp bức, bóc lột và sống trong cảnh lầm than Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta đứng lên đấu tranh từ nước nô lệ đói nghèo trở thành quốc gia độc lập vào năm 1945 và thống nhất đất nước năm 1975 Đến năm 1986 nhận thấy thực hiện chính sách kinh tế tập trung, bao cấp đã không còn hiệu quả và phù hợp với tình hình đất nước Đảng ta đã mạnh dạn đề ra chính sách “Đổi mới” đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực, phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước khối XHCN dần trở thành quốc gia xuất khẩu nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới Kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống nhân dân ngày càng tiến bộ Đây là những thành quả lớn của đất nước, có được những kết quả như vậy là do Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chính sách linh hoạt giải quyết mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận

Trang 7

Song bên cạnh nhưng thành quả đã đạt được, tình hình xã hội hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề mà Đảng và nhà nước đã và đang đưa ra các chính sách để giải quyết triệt để Đơn cử một số vấn đề như sau:

Một là: “Vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường” Sau nhiều năm

phát triển kinh tế chúng ta đã tạo điều kiện ưu đãi và cho phép các doanh nghiệp sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên một số doanh nghiệp không có ý thức đã xả các chất thải độc hại ra môi trường phá hoại môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng về sức khỏe và đời sống kinh tế xã hội của người dân Điển hình qua báo chí như sự việc của Formosa, Vedan…đã gây hậu quả nghiêm trọng

mà một thời gian dài nữa chưa chắc đã khắc phục hết được Rõ ràng ngoài trách nhiệm của các doanh nghiệp trên còn có trách nhiệm của các cơ quan chức năng đã không đánh giá được hết hậu quả đề có biện pháp xử lý kịp thời Với thực tiễn như vậy các cơ quan bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép hoạt động cần có biện pháp kiểm tra, phòng trừ để không được xảy ra các sự việc như trên nữa

Hai là : “Vấn đề chống tham nhũng” Trong tình hình hiện nay, tình trạng tham

nhũng lãng phí đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội, có yêu cầu bức bách phải bị đẩy lùi Đảng ta đã đưa ra nghị quyết 14-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15-5-1996 nêu rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ

sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay Quốc hội cũng

đã xây dựng bộ Luật phòng chống tham nhũng Song tình hình thực tế từ các vụ việc lớn làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng đến những việc đưa nhận phong bì của cán bộ

y tế, cảnh sát giao thông được nêu trên báo chí và các phương tiện truyền thông thì đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần phải đưa ra các chính sách mạnh mẽ và kịp thời Để làm được điều này rõ ràng cần phải xây dựng hệ thống đồng bộ từ việc đào tạo, tuyển chọn cán bộ, tạo chế độ ưu đãi để cán bộ không có ý niệm tham ô, hối

Trang 8

lộ Bên cạnh đó cần tạo dư luận toàn xã hội và giáo dục thế hệ trẻ tích cực phòng chống tham nhũng

Ba là: “Vấn đề giáo dục” Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ trẻ và gia

đình có con em trong độ tuổi đi học Mặc dù trong những năm qua ngành giáo dục

đã đạt được những thành quả nhất định, song vẫn còn một số vấn đề nổi cộm gây dư luận xã hội lo lắng, bức xúc như vấn đề thi cử, cải cách giáo dục, đổi mới sách giáo khoa, chế độ của giáo viên Có lẽ để giải quyết các vấn đề trên Bộ giáo dục cần tìm hiểu sâu sát hơn thực tiễn nhu cầu đào tạo của xã hội, các hoạt động của cơ sở giáo dục, lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia và từ các bậc phụ huynh, nghiên cứu học hỏi đặc biệt là triết lý giáo dục của các nước tiên tiến từ đó đề ra những chính sách ngắn hạn và dài hạn phù hợp với giáo dục Việt Nam

Bốn là : “Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm”.Qua thực tế đời sống và qua các

phương tiện truyền thông chúng ta đều biết đây là thực trạng nhức nhối, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Xuất phát từ sự tham lam, vô cảm của những người trồng, người sản xuất, người bán hàng dẫn đến người tiêu dùng phải sử dụng thực phẩm không an toàn từ hoa quả ngâm thuốc, đến thịt lợn, thịt gà bị bệnh Nhiều trường hợp người dân bị các bệnh hiểm nghèo, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người ung thư của Việt Nam khá cao Các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý từ xử phạt tiền đến phạt tù có thể lên đến 20 nâm, tình hình hiện tại cũng đã tạo dư luận nhân dân ủng hộ Song về lâu dài cần có chính sách hỗ trợ, mở rộng các vùng nông nghiệp sạch, đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể nhân dân tẩy chay thực phẩm bẩn không rõ xuất sứ

Trên đây là một số vấn đề thực tiễn xã hội cần vận dụng linh hoạt nguyên tắc thống nhât giữa lý luận và thực tiễn Để giải quyết triệt để các vấn đề trên cần đánh giá một cách khách quan thực tiễn, nghiên cứu dự báo để xây dựng chiến lược và chính sách phù hợp Áp dụng các chính sách vào thực tiễn lại cần tổng kết đánh giá bổ

Trang 9

sung để hoàn thiện hoặc loại bỏ nếu không còn phù hợp Thực tế cũng có những trường hợp cá nhân, tổ chức vô tình hoặc cố ý vi phạm, không thực hiện theo chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước dẫn đến gây ra những thiệt hại về người về tài sản từ cấp độ gia đình đến cấp độ quốc gia Rõ ràng các cơ quan chức năng phải

có biện pháp giáo dục nghiêm khắc để từng cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện chính sách pháp luật đã đề ra

III KẾT LUẬN

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn Lý luận, xét tới cùng, là từ thực tiễn mà đúc kết, khái quát lên Không có thực tiễn thì không có lý luận Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ hữu cơ biện chứng, luôn luôn gắn bó với nhau và thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, trong

đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở Bởi vì, thực tiễn, hiểu một cách khái quát nhất, đó

là hoạt động của con người nhằm bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển ; đó là quá trình khách quan của hoạt động sản xuất vật chất với tính cách là cơ sở của đời sống con người, đồng thời đó cũng là hoạt động cải tạo - cách mạng của các lực lượng xã hội nhằm làm biến đổi thế giới.

Lý luận phản ánh hiện thực khách quan và được nảy sinh trong những điều kiện lịch sử nhất định, cho nên các khái niệm, các phạm trù lý luận đều mang tính lịch sử; sự phát triển của hiện thực và sự thay đổi của điều kiện lịch sử tất yếu đòi hỏi lý luận cũng cần được bổ sung và phát triển theo ; và nhờ thế mà lý luận khoa học sẽ ngày càng trở nên phong phú hơn, chính xác hơn Không nên biến các nguyên lý lý luận thành các giáo điều khô cứng, máy móc ; điều cơ bản nhất là rút ra từ đó những giá trị về phương pháp luận Nếu coi những khái niệm, những mệnh đề lý luận là khuôn mẫu của mọi hiện thực để từ đó bắt hiện thực phải vận động theo một cách máy móc thì sẽ phạm những sai lầm tai hại Nó không những chỉ làm cho lý luận bị

Trang 10

thui chột, trở nên khô héo mà có khi còn kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự tiến bộ của lịch sử Căn cứ để xây dựng và phát triển lý luận chính là thực tiễn, phải tìm trong thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Thực tiễn

mà không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông "

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận vào đời sống hàng ngày chúng ta có thể giải quyết được nhiều vấn đề từ chính sách vĩ mô tới vi mô, từ góc

độ của nhà quản lý tới nhân viên, từ góc độ tập thể tới cá nhân… Việc đánh giá thực tiễn cần khách quan, đúng thực chất từ đó có thể vận dụng hoặc xây dựng lý luận phù hợp với hoàn cảnh Bên cạnh đó lý luận lại cần phải sát với thực tiễn, lý luận cần phải kiểm định qua thực tiễn, lý luận có thể dự báo định hướng xu hướng của thực tiễn từ đó giúp cho hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.PGS.TS Đoàn Quang Thọ - Giáo trình triết học – 2008

2 PGS, TS Trần Văn Phòng - ‘‘Quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới của Đảng ’’ - Báo Điện tử Đảng Cộng Sản 28/09/2015

3.TS Nguyễn Trọng Tứ - ‘‘Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị’’ - Báo Lý luận chính trị 22/07/2016

Ngày đăng: 24/04/2024, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w