Thị trường là tổng thể của các quan hệ kinh tế: quan hệ cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI TP HỒ CHÍ MINH
- - -- - -
BÁO CÁO THẢO LUẬN
TP HCM – 2024
Trang 2MỤC LỤC
I Khái niệm thị trường: 2
II Phân loại thị trường: 2
III Vai trò của thị trường: 3
IV Chức năng của thị trường: 4
V Cơ chế thị trường: 5
1) Khái niệm: 5
2) Các đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường: 6
3) Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường: 7
VI Nền kinh tế thị trường: 7
1) Khái niệm KTTT: 7
2) Đặc trưng của nền KTTT: 8
3) Ưu, khuyết điểm của KTTT: 9
4) Các quy luật của nền kinh tế thị trường: 10
Câu hỏi trắc nghiệm: 11
Trang 3I Khái niệm thị trường:
- Theo nghĩa hẹp: Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi (mua, bán) hàng hóa giữ các chủ thể kinh tế với nhau Thị trường tồn tại là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng, siêu thị,…
- Theo nghĩa rộng: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán trong xã hội, được hình thành và phát triển do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
Thị trường là tổng thể của các quan hệ kinh tế: quan hệ cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước Tất cả các quan hệ kinh tế và yếu tố kinh tế vận động theo qui luật của thị trường
II Phân loại thị trường:
- Dựa vào các tiêu thức phân loại như: Hình thái vật chất của đối tượng trao đổi,
mối quan hệ cung cầu trên thị trường, tính chất của hàng hoá, tính chất của thị trường,… mà người ta chia thị trường thành nhiều loại
Ví dụ: Phân loại theo tính chất của thị trường:
• Thị trường độc quyền: chỉ gồm 1 người sản xuất và có nhiều người mua Trong đó, người bán (sản xuất) có thể kiểm soát thị trường, giá bán
Trang 4• Thị trường cạnh tranh: thị trường trong đó các doanh nghiệp có các sản phẩm tương tự nhau và cạnh tranh nhau Trong thị trường này không có bất kỳ doanh nghiệp nào chiếm ưu thế độc quyền
• Thị trường hỗn hợp: bao gồm thị trường độc quyền và cạnh tranh
Ví dụ: Phân loại theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi:
• Thị trường hàng hóa: hàng hóa hữu hình là đối tượng trao đổi chính Thị
trường này có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nên dễ xảy ra cạnh tranh gay gắt Ví dụ: hàng tiêu dùng, thực phẩm, quần áo, nguyên vật liệu,…
• Thị trường dịch vụ: hàng hóa vô hình là đối tượng trao đổi chính Thỏa mãn nhu cầu phi vật chất như giáo dục, vui chơi, thư giãn Ví dụ: dịch vụ spa, khám sức khỏe,…
III Vai trò của thị trường:
- Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, tăng trưởng cao
- Có vai trò thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn của xã hội
- Thị trường là nơi đánh giá và kiểm định năng lực của các chủ thể kinh tế, các giá trị hàng hóa được tạo ra bằng hao phí lao động xã hội cần thiết, là tiêu chí quan trọng để đánh giá, kiểm định năng lực của các chủ thể kinh tế Thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất, kinh doanh
- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế
- Thị trường vừa là điều kiện vừa là môi trường cho sự phát triển sản xuất hàng hóa, là nơi tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ → Đòi hỏi thị trường càng rộng lớn hơn, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Thị trường là lực lượng hướng dẫn, định hướng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh
- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể gồm sản xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng cả trong nước và trên thế giới Thông qua giá cả thị trường là nơi kiểm nghiệm chi phí (HPLĐXH) và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian lao động xã hội
Trang 5Ví dụ: Thị trường điện thoại di động Việt Nam, khi đã được xã hội chấp nhận đó chính là động lực để các nhà sản xuất không ngừng nổ lực để sáng tạo, cải tiến mẫu mã, chất lượng để không chỉ đáp ứng như cầu của người tiêu dùng mà còn để cạnh tranh với đối thủ khác để mở rộng thị phần Điển hình là hai hãng điện thoại lớn như Iphone và Sam Sung không ngừng cải tiến và đưa ra nhiều mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng
Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế
IV Chức năng của thị trường:
- Thị trường thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa: Khi các mặt hàng được đưa ra thị trường thì sẽ được người tiêu dùng mua và đánh giá chất lượng sản phẩm Nếu mặt hàng có chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì tốc độ bán sẽ nhanh Còn nếu không sẽ bị đào thải và
Trang 6thua lỗ Nếu sản phẩm và hàng hóa bán được, nhưng với Ngân sách chi tiêu thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận tác dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó
- Thị trường điều tiết, kính thích hoạt động sản xuất: Sự vận động của quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm trên thị
trường dẫn đến khả năng điều tiết của thị trường đối với hoạt động sản xuất hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó kích thích hoạt động sản xuất trong xã hội hiệu quả Điều này đồng nghĩa với việc khi giá cả tăng thì lợi nhuận lớn do nhu cầu lớn từ đó gia tăng sản xuất còn nếu giá cả giảm xuống thì hạn chế sản xuất Còn với người tiêu dùng thì khi giá hàng hóa tăng thì nhu cầu sẽ hạn chế và ngược lại
- Thị trường cung cấp thông tin: Thị trường luôn thay đổi nên người mua cũng như người bán sẽ nắm bắt được những thông tin như giá cả, sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, thị hiếu người mua hàng,…Với thông tin trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin nên cung cấp sản phẩm nào cho khách hàng, số lượng bao nhiêu và khách hàng tiềm năng là những ai Đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ biết được giá thành của mỗi một sản phẩm
để biết nên lựa chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình, địa điểm
ở đâu
V Cơ chế thị trường:
1) Khái niệm:
- Cơ chế thị trường là hệ thống các quy tắc, quy định và cơ sở hạ tầng được thiết lập để quản lý và điều chỉnh các hoạt động trong thị trường Cơ chế này đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của thị trường và tạo điều kiện cho
sự cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững
Trang 72) Các đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường:
Trong cơ chế thị trường thì việc phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào về cơ bản được giải quyết theo quy luật của kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu Cơ chế thị trường có những đặc trưng
cơ bản sau đây:
- Tính tự động: Cơ chế thị trường hoạt động tự động thông qua tương tác
giữa cung và cầu Không có sự can thiệp trực tiếp từ chính phủ hoặc các đơn
vị quản lý khác
- Tính cạnh tranh: Cơ chế thị trường khuyến khích sự cạnh tranh giữa các
nhà cung cấp Các doanh nghiệp cạnh tranh để thu hút khách hàng bằng cách cung cấp chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt hơn hoặc đổi mới sản phẩm
- Tính tự điều chỉnh: Trong cơ chế thị trường, giá và số lượng hàng hóa
được điều chỉnh tự động dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu Nếu cầu vượt quá cung, giá sẽ tăng và ngược lại Điều này giúp tạo sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ
- Tính tự do: Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho người tiêu dùng và nhà
cung cấp tự do lựa chọn Người tiêu dùng có quyền lựa chọn mua hàng từ bất kỳ nguồn cung nào phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ Nhà cung cấp có quyền quyết định giá và chất lượng sản phẩm dựa trên sự cạnh tranh
và lợi nhuận
Trang 8- Tính tối ưu: Cơ chế thị trường khuyến khích tối ưu hóa sử dụng tài
nguyên Do sự cạnh tranh và áp lực giá, các doanh nghiệp cần tìm cách sản xuất và cung cấp hàng hóa một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận
- Tính đa dạng: Cơ chế thị trường khuyến khích sự đa dạng về sản phẩm
và dịch vụ Sự cạnh tranh và tự do lựa chọn khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng
3) Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường:
a) Ưu điểm:
- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế
- Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế
- Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến
bộ, văn minh xã hội
b) Nhược điểm:
- Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái
- Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng
- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội
VI Nền kinh tế thị trường:
1) Khái niệm KTTT:
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất
và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
- Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tếthị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ
Trang 9khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay
➔Nền kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại
- Quan niêm của P.Samuelson: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong
đó các cá nhân và các hãng tư nhân đưa ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng Các hãng sản xuất hàng tiêu dùng thu được lợi nhuận cao nhất bằng các kỹ thuật sản xuất có chi phí thấp nhất
2) Đặc trưng của nền KTTT:
- Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật
- Thị trường đóng vai trò nhất định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ,
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
- Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế -
xã hội
- Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết điểm của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội
và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế
Trang 10- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền vớ thị trường quốc tế
➔ Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia mà các đặc trưng đó thể hiện không hoàn toàn giống nhau, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau
3) Ưu, khuyết điểm của KTTT:
a) Ưu điểm:
- Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành
ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế
- Nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới
- Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
b) Khuyết điểm:
- Xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng khoảng
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội
Trang 114) Các quy luật của nền kinh tế thị trường:
- Quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
- Quy luật cung cầu: Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điểu tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng
- Quy luật lưu thông tiền tệ: Theo C.Mác, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kỳ cần phải đưa vào lưu thông một số lượng tiền tệ thích hợp Số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa được xác định theo một quy luật là quy luật lưu thông tiền tệ
- Quy luật cạnh tranh: Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa, trong đó bao gồm:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
+ Cạnh tranh giữa các ngành
Trang 12Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vai trò của thị trường trong quan hệ với nền kinh tế thế giới như thế nào?
A Làm cho nền kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới
B Làm cho nền kinh tế trong nước độc lập với nền kinh tế thế giới
C Làm cho nền kinh tế trong nước hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới
D Làm cho nền kinh tế trong nước liên kết ngày càng chặt chẽ với các tổ chức kinh tế khu vực
Câu 2: Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Chứng tỏ điều gì?
A Thị trường là môi trường kinh doanh, điều kiện không thể thiếu
B Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
C Thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất
D Thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới
Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: Cơ chế thị trường được A.Smith ví như
……
A Bản tay điều tiết của Nhà nước
B Bàn tay vô hình
C Bàn tay hữu hình
D Bàn tay hỗn hợp
Câu 4: Thị trường thể hiện dưới dạng nào?
A Cửa hàng siêu thị, trên các trang thương mại điện tử
B Quầy hàng lưu động
C Chợ
D Cửa hàng siêu thị, trên các trang thương mại điện tử, quầy hàng lưu động, chợ
Câu 5: Trong phạm vi quốc gia, vai trò của thị trường thể như thế nào?
Trang 13A Phụ thuộc vào địa giới hành chính
B Làm cho quan hệ sản xuất, lưu thồn, phân phối trở thành một thể thống nhất
C Làm cho quan hệ lưu thông, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất
D.Làm cho quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất
Câu 6: Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của
A người tiêu dùng
B các quy luật kinh tế
C người sản xuất
D quan hệ cung - cầu
Câu 7: Nếu thực hiện tốt cơ chế thị trường sẽ mang lại tác động nào sau đây đối với các doanh nghiệp?
A Đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường
B Duy trì được hoạt động kinh doanh ở mức trung bình
C Tụt lùi và thua lỗ trên thương trường
D Trình độ cạnh tranh luôn duy trì ở mức trung bình
Câu 8: Có bao nhiêu đặc trưng chung của kinh tế thị trường:
A.5
B.6
C.7
D.4
Câu 9: Các loại quy luật của nền kinh tế thị trường là:
A Quy luật giá trị, quy luật cung-ứng, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh
B Quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật kinh tế, quy luật lưu thông tiền
tệ
C Quy luật kinh tế, quy luật cạnh tranh, quy luật cung-ứng, quy luật giá trị