Báo Lao động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của Việt Nam hiện tại.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
- -BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤCHUYÊN NGÀNH BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Tên cơ quan: Báo Lao động
Địa chỉ: Số 06, Phạm Văn Bạch, P Yên Hoà, Q Cầu Giấy, TP Hà
Hà Nội – 2018
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung và Khoa Phát thanh – Truyền hình nói riêng đã có chương trình Kiến tập nghiệp vụ cho sinh viên năm thứ ba Em muốn gửi lời cảm ơn tới Giảng viên hướng dẫn … đã hướng dẫn nhóm sinh viên đến thực tập tại Báo Lao động Mặc dù đây chỉ là một học phần 2 tín chỉ nhưng mang lại nhiều trải nghiệm thực tiễn quý giá cho sinh viên Em có cơ hội tham gia vào một tòa soạn báo chí chuyên nghiệp, được tìm hiểu về lịch sử và quá trình hoạt động của cơ quan.
Qua thời gian kiến tập tại Báo Lao động, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo tòa soạn, Tổng biên tập … và các anh chị phóng viên, biên tập viên đã giúp đỡ em trong suốt quá trình kiến tập tại quý cơ quan Cảm ơn anh … đã tạo điều kiện tốt nhất cho em để kiến tập trong 1 tháng qua được học hỏi và thực hành sáng tạo tác phẩm báo chí Đặc biệt là anh … – phóng viên, người hướng dẫn kiến tập đã chỉ dẫn, giúp đỡ em trong việc sáng tạo các tin bài
Báo cáo kiến tập là ghi chép của tôi sau một tháng thực tế tại Báo Lao động gồm có những thông tin cơ bản về tòa soạn, những hoạt động của bản thân và bài học kinh nghiệm rút ra sau kỳ kiến tập.
Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và hạn chế của bản thân nên báo cáo không thể tránh được những thiếu sót Rất mong nhận được sự bỏ qua của tòa soạn và sự góp ý và giúp đỡ của ban giám khảo, quý thầy cô giáo để hoàn thiện hơn nữa báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
Chương I Khái quát chung về Báo Lao động 4
1.1 Những dấu mốc đáng chú ý của Báo Lao động 4
1.2 Cơ cấu tổ chức 8
Chương II Khảo sát thực trạng sử dụng đa phương tiện của Báo Lao động online 9
2.1 Lý do chọn đề tài 9
2.2 Mục tiêu của đề tài 9
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
2.4 Thực trạng sử dụng đa phương tiện của Báo Lao động online 10
Chương III Thuận lợi, khó khăn trong quá trình kiến tập và bài học kinh nghiệm của bản thân 16
3.1 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình kiến tập 16
3.2 Bài học kinh nghiệm của bản thân 17
KẾT LUẬN 21
Trang 4Chương I Khái quát chung về Báo Lao động
Báo Lao động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của Việt Nam hiện tại
1.1 Những dấu mốc đáng chú ý của Báo Lao động
Chỉ sau khi thành lập 1 tháng, ngày 14 tháng 7 năm 1929, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã ra chỉ thị về việc thành lập một tổ chức công đoàn tại Bắc Kỳ Ngày 28 tháng 7 năm 1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, ông Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng được cử làm Trưởng ban Trị sự.
Hai tuần sau, với sự giúp đỡ của một cơ sở Đảng, ngày 14 tháng 8 năm 1929, một tờ báo in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ 22x30cm, lấy tên là báo Lao động đã ra đời trong căn phòng nhỏ 10m2 ở ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột (Hà Nội).[1] Nhân sự tờ báo ban đầu do ông Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập, với 2 nhà báo là Trần Hồng Vận
Báo Lao động_Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
Địa chỉ liên hệ:
Số 06, Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội Thông tin liên hệ:
Trang 5(Trần Học Hải) và một nữ đảng viên tên là Thu Vân Đến cuối năm 1929, một đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng là Nguyễn Công Miều đã mang 60 tờ Lao động vào phân phát cho các cơ sở Công hội ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
- 14.8.1929, số báo Lao Động đầu tiên, 2 trang khổ 22x32cm, in bằng thạch cao, được ra đời tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội.
- Sau 4 số báo, do bị địch đàn áp, theo dõi, lùng sục ráo riết, báo Lao Động phải tạm thời dừng xuất bản.
- Từ tháng 5.1944 - 5.1945, báo Lao Động ra được 5 số, mỗi số 4 trang khổ nhỏ.
- Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13.10.1945, Báo Lao Động ra công khai Trụ sở báo tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội Tuỳ từng điều kiện cụ thể, báo ra 2 hoặc 4 trang khổ nhỏ Phát hành 1.500 - 2.000 tờ báo/ kỳ vào thứ năm hằng tuần.
- Tháng 1.1946, báo phát hành vào thứ bảy hằng tuần.
- Ngày 20.5.1946, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp, quyết định thống nhất các tổ chức Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Báo Lao Động được xác lập vị trí, trở thành cơ quan ngôn luận chính thức của tổ chức công đoàn trên toàn quốc.
- Trong kỳ Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ nhất họp ở chiến khu Việt Bắc năm 1950, tuy khó khăn thiếu thốn mọi bề, báo Lao Động vẫn ra đều đặn 12 số trong 12 ngày đại hội.
- Hoà bình lập lại năm 1954, Báo Lao Động từ Việt Bắc chuyển về Hà Nội - Kháng chiến chống Mỹ, báo Lao Động tuỳ lúc mà xuất bản, không theo định kỳ.
- Khi tổ quốc thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo Lao Động phát triển thêm một bước cả về nội dung và hình thức Báo phát hành thứ năm hằng tuần, ở cả 2 miền Nam, Bắc, với 16 trang khổ nhỏ.
- Năm 1978, Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động hạng Nhất do Chủ tịch Nước trao tặng.
Trang 6- Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12.1986) - dấu ấn quan trọng của thời kỳ bắt đầu đổi mới là Báo Lao Động xuất hiện chuyên mục Hộp thư công nhân xây dựng Đảng (tháng 8.1986).
- Ngày 27.7.1989, thay cho việc in ty-pô lỗi thời trên giấy đen, báo bắt đầu áp dụng công nghệ in ốp-set trên giấy trắng Liên Xô, khẳng định một bước tiến quan trọng về hình thức.
- Ngày 3.12.1989, báo Lao Động xuất bản tờ Lao Động Chủ Nhật - một bước chuyển biến có tính nhảy vọt, in khổ 30x40cm, 4 màu, 12 trang, Lao Động Chủ Nhật đã đứng vững bên cạnh Lao Động thứ năm, góp thêm tiếng nói của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
- Đầu tháng 3 năm 1990, Báo ra loạt phóng sự điều tra về tín dụng ở nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai.
- Ngày 18.8.1993, Bộ Văn hoá Thông tin đồng ý cho phép báo Lao Động tăng kỳ xuất bản lên 3 kỳ/tuần
- Từ năm 1995, với Ban Biên tập mới, báo Lao Động bước vào thời kỳ ổn định và phát triển.
- Lao Động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tại Paris (1995) và Le Havre (1996) Tại triển lãm này, tờ Courrier International bình chọn báo Lao Động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới.
- Ngày 1.7.1996 đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử của Báo Lao Động: Báo phát hành 4 kỳ/tuần: Thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.
- Tháng 10.1996, Báo Lao Động mở Quỹ Tấm lòng vàng Qua 18 năm hoạt động, quỹ đã vận động được trên 220 tỉ đồng ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
- Tháng 10.1997, một ý tưởng mới đã ra đời: 2 trang Thông tin Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh tặng bạn đọc ở 2 thành phố lớn của đất nước Trang Hà Nội vẫn xuất bản đều đặn từ đó tới nay.
- Tháng 4.1999, Lao Động xuất bản thêm trang Miền Trung - Tây Nguyên và trang Đồng bằng sông Cửu Long tặng bạn đọc ở 2 khu vực này Tháng
Trang 79.1999, xuất bản trang Miền Đông Nam Bộ Đến thời điểm này, trang địa phương của báo Lao Động đã có mặt gần 40 tỉnh, thành trên cả nước.
- Ngày 19.5.1999, kỷ niệm Ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, Báo Lao Động Điện tử ra mắt bạn đọc, là tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam.
- Ngày 14.8.1999, Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất
- Tháng 1.2000, Lao Động xuất bản 5 kỳ/tuần: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu - Năm 2000, Lao Động phối hợp với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty FPT tổ chức cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam” Từ năm 2000 - 2007, cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam” được tổ chức đều đặn, trao giải vào tối 1.1 hằng năm.
- Tháng 4.2001: Báo xuất bản 6 kỳ/tuần, từ thứ hai đến thứ bảy - Tháng 4.2002: Báo xuất bản 7 kỳ/tuần.
- Ngày 1.5.2004, khởi động chương trình “Vinh quang Việt Nam” – tôn vinh các anh hùng lao động, điển hình tiên tiến trên cả nước Đến nay, đã có 11 chương trình “Vinh quang Việt Nam” được tổ chức, là sự kiện thường niên của Báo Lao Động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Ngày 11.8.2006, báo Lao Động Cuối tuần ra bộ mới với 24 trang, khổ 27x35cm, in 4 màu, số lượng phát hành hơn 70.000 bản/kỳ, có nhiều nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng bạn đọc.
- Tháng 1.2007 đến nay, Báo Lao Động tặng thêm bạn đọc chuyên trang Tiền tệ và Đầu tư.
- Ngày 14.8.2009, Lao Động vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
- Tháng 1.2013, Lao Động Thứ Bảy xuất bản theo phong cách mới, manchette mới, tạo nên một ấn phẩm mới mang nhiều tính giải trí và phóng sự chuyên sâu.
- Ngày 11.4.2013, lần đầu tiên, báo xuất bản một tờ báo theo phong cách “thị trường”, phát hành vào thứ năm hằng tuần: Tờ Lao Động và Đời Sống.
Trang 8- Trong năm 2013, một loạt chuyên trang của Báo Lao Động ra đời: chuyên trang “Giao thông an toàn” từ 1.1.2014, chuyên trang “Đời sống Thị trường” và “Doanh nghiệp Doanh nhân” từ , chuyên trang “Sống khỏe - Sống sạch ” từ tháng 11.2013.
- Ngày 14.8.2014, Lao Động Mobile ra đời.
- Ngày 14.8.2014, Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất lần thứ hai.
1.2 Cơ cấu tổ chức
* Cơ cấu tổ chức tòa soạn Báo Lao động gồm: - Thường trực Ban biên tập:
+ Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
+ Phó tổng biên tập: Nguyễn Đình Chúc; Phan Thu Thủy
- Khối chuyên môn: Ban Thư ký tòa soạn, Ban Thời sự, Ban Kinh tế, Ban Báo điện tử, Ban Công đoàn, Ban Văn hóa thể thao, Ban Bạn đọc
- Khối nghiệp vụ: Ban Công tác xã hội, Văn phòng, Ban Tổ chức, Trung tâm phát hành quảng cáo, Ban Quản lý dự án
Trang 9Chương II Khảo sát thực trạng sử dụng đa phương tiện của Báo Laođộng online
2.1 Lý do chọn đề tài
Tháng 12/1997, tạp chí Quê hương công bố trang báo mạng điện tử của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và phát triển loại hình báo chí này tại Việt Nam Làng báo Việt Nam có thêm một thành viên mới
Báo mạng với dung lượng gần như vô tận cũng phá vỡ sự gò bó về mặt diện tích của báo in hay thời lượng phát sóng của truyền hình, phát thanh Số lượng tin bài đăng tải không hạn chế Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn…
Chính vì có nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các yếu tố đa phương tiện như chữ viết, hình ảnh, video, đồ họa,… để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử
Trong thời gian kiến tập ở Báo Lao động, em có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về việc sử dụng yếu tố đa phương tiện của phóng viên, biên tập viên của tòa soạn Từ việc kết hợp với những kiến thức đã học về báo mạng điện tử, em tiến hành khảo sát Báo Lao động để hoàn thành báo cáo này
2.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát thực trạng sử dụng đa phương tiện của Báo Lao động Online trong việc truyền tải thông tin hiện nay
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố đa phương tiện được sử dụng trong các tác phẩm đã đăng tải của Báo Lao động Online
Phạm vi nghiên cứu là những tin bài trong chuyên mục Media của Báo Lao dộng Online được đăng tải từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/03/2019.
Trang 102.4 Thực trạng sử dụng đa phương tiện của Báo Lao động online
Hiện nay, Báo Lao động online có chuyên mục MEDIA bao gồm tất cả các tin bài sử dụng các yếu tố đa phương tiện của báo Chuyên mục MEDIA bao gồm 4 tiểu mục là Video, Photo, Inforgraphic và Emagazine
Khi khảo sát các yếu tố đa phương tiện của Báo Lao động online, em nhận thấy báo có riêng chuyên mục MEDIA tổng hợp những tin bài sử dụng nhiều các yếu tố đa phương tiện Trong mục MEDIA có sự tổng hợp tất cả tin bài đa phương tiện của các chuyên mục còn lại Thay vì khảo sát 3 chuyên mục trong vòng 3 tháng, em đã chuyển sang khảo sát 4 tiểu mục của chuyên mục MEDIA trong vòng 3 tháng đầu năm 2019.
Các yếu tố đa phương tiện đã được Báo Lao động sử dụng là văn bản (Text); ảnh tĩnh (Still image); ảnh động (Animation); audio; video; đồ họa (Graphics)/Infographic/Emagazine.
Nội dung cụ thể các tiểu mục như sau:
a) Video
Báo Lao động đưa các tin bài bằng dạng phim quay bằng máy quay, máy ảnh, smartphone,… Ngoài video, mỗi tin bài kèm theo tít và một đoạn text để nói về nội dung video
Mỗi ngày có 3-7 video được đăng tải lên Tiểu mục video.Video là một trong những thế mạnh của Báo Lao động Hiện nay, tòa soạn có phóng viên, biên tập viên cho mảng video và có kênh Youtube Lao dộng TV.
Ngoài text và hình ảnh thì Báo Lao động khuyến khích phóng viên sản xuất kèm video để làm bài viết đa dạng Đồng thời, video cũng là một trong những bằng chứng về sự việc nhà báo muốn phản ánh.
b) Photo
Các bức ảnh do cộng tác viên, phóng viên thu thập được sẽ được sử dụng theo dạng tin bài ảnh Các thể loại được sử dụng phổ biến là chùm ảnh, tin ảnh và phóng sự ảnh Tùy theo nội dung tin bài số lượng ảnh có từ 5-15 ảnh Chất
Trang 11lượng ảnh của tiểu mục Photo có chất lượng tốt, bố cục ảnh khá đẹp và phản ánh được nội dung cần truyền tải
Các bức ảnh được đăng tải theo một chủ đề nhất định có tên tác phẩm, sapo và chú thích rõ ràng trong từng ảnh Số lượng chữ chú thích ở mỗi ảnh dao động từ 10-40 chữ tùy nội dung
Xu hướng tin ảnh, phóng sự ảnh,… của Báo Lao động là đáp ứng như cầu hiện nay cả người đọc báo điện tử Họ có thể nhìn hình ảnh và đọc kèm theo chú thích ngắn để hiểu về nội dung nhà báo muốn phản ánh Đặc biệt với những người đọc báo để nắm bắt những thông tin nhanh chóng, không cần chuyên sâu thì tiểu mục Photo là lựa chọn lý tưởng cho độc giả.
c) Inforgraphic
Thông qua infographic, báo chí chuyển tải thông tin súc tích và hấp dẫn hơn Infographic tức đồ họa thông tin là phương thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu,… Mục tiêu của các thiết kế infographic là giúp khối dữ liệu khổng lồ, rối rắm trở nên rõ ràng, sống động và hấp dẫn hơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ, hình ảnh…theo chủ đề riêng biệt Hiệu quả truyền thông giữa một bản tin toàn chữ và một infographic với hình ảnh, biểu đồ, các thông tin trở nên hết sức rõ ràng và có thể hình dung toàn cảnh.
Tiểu mục inforgraphic của Báo Lao động mỗi ngày có từ 1 – 5 inforgraphic Đặc điểm của các inforgraphic là được thiết kế khá bắt mắt với hình ảnh, text, biểu đồ, số liệu,…
Hiện nay, số lượng inforgraphic của báo không ngừng tăng lên và các sản phẩm được đầu tư kỹ lưỡng từ nội dung và thiết kế chuyên nghiệp Từ đó giúp độc giả nhanh chóng nắm bắt được thông tin hơn trước
d) Emagazine
Emagazine là một trong những xu hướng của báo chí hiện đại và được nhiều tờ báo điện tử áp dụng để có được những sản phẩm chất lượng, trong đó có Báo
Trang 12Lao động online Trong 3 tháng khảo sát, em tìm đọc được 9 tác phẩm Emagazine của Báo Lao động online
Emagazine được sử dụng là kiểu bài báo đa phương tiện (multimedia) có thể bao gồm chữ viết, ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, các yếu tố đồ họa khác Các hiệu ứng của chữ viết được sử dụng linh hoạt, sinh động, có phần trích dẫn được làm nổi bật Ảnh trong Emagazine được thiết kế toàn màn hình (theo chiều ngang).
Nội dung của các bài Emagazine chuyên sâu hơn tin bài thông thường nhưng không khiến độc giả khó chịu vì nhiều thông tin Tuy số lượng Emagazine không nhiều nhưng chất lượng tốt và đáp ứng một phần nào nhu cầu về Emagazine của một số độc giả
* Lý giải về tần suất và số lượng bài Emagazine trên Báo Lao động online E-magazines là là dạng bài chuyên sâu, dung lượng dài và cách bố trí cũng trải dài trên trang, chính vì vậy nếu lên trang quá nhiều bài kiểu này sẽ khiến độc giả chán và dần lười đọc Bên cạnh đó, để sản xuất một bài E-magazines đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và nhiều kĩ năng của đội ngũ phóng viên, biên tập viên Người làm ảnh phải thông thạo Photoshop, nắm được các quy tắc về sử dụng và phối hợp các màu sắc hiệu quả khi chèn chữ vào ảnh Không nên dùng chữ cho phần text quá lớn, độc giả sẽ phải cuộn trang nhiều, các phần trích dẫn cũng phải được thiết kế với mật độ phù hợp Dùng chữ âm bản (chữ trắng trên nền đen) cho text,sẽ gây cảm giác khó đọc cho độc giả, và đọc lâu sẽ vô cùng nhức mắt Bài trông càng đơn giản, rõ ràng, chuyên nghiệp sẽ càng thân thiện với người đọc hơn, giữ họ ở lại trên trang web lâu hơn Với những bài E-magazines khác nhau trên mỗi tờ báo nên dùng những mẫu thiết kế (template) khác nhau, lặp lại cách trình bày quá nhiều sẽ khiến độc giả nhàm chán và tạo cảm giác đóng khung cho loại bài trên Bên cạnh đó, nên có một chuyên mục riêng (mà nhiều tờ báo đặt là Mega stories, Longreads, E-magazines) để độc giả tiện lựa chọn và theo dõi vì đây là một kiểu bài chuyên biệt.