skkn quản lý tiểu học

91 0 0
skkn quản lý tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc biệt, đối với trường Tiểu học Trần Phú của chúng tôi - một ngôi trường nhỏ, cơ sở vật chất xuống cấp, ít được đầu tư, đa số phụ huynh không quan tâm đến con em mình, nhiều em không c

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” - Bác Hồ đã từng khẳng định Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người.

Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là các con phải được sống trong môi trường mà mọi người: Luôn quan tâm đến nhau; Luôn hoàn thành tốt trách nhiệm với nhau; Luôn có sự bình đẳng và tôn trọng; Luôn đảm bảo nguồn tài chính; Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng đối diện với khó khăn.

Đối với học sinh Tiểu học thì trường học là môi trường đầu tiên đặt nền móng góp phần giúp các em phát triển và tồn tại Do đó trường tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó các em được học, được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được chăm sóc, bảo vệ, vui chơi, giải trí và phát triển.

Bên cạnh đó, mái trường còn là chỗ dựa tinh thần bền vững, tin cậy và có sức hấp dẫn nhất.Vậy làm thế nào để trẻ em thích đến trường học tập và các em luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” Đặc biệt, đối với trường Tiểu học Trần Phú của chúng tôi - một ngôi trường nhỏ, cơ sở vật chất xuống cấp, ít được đầu tư, đa số phụ huynh không quan tâm đến con em mình, nhiều em không có bố mẹ phải ở với ông bà, có những em có bố mẹ nhưng cả bố và mẹ đều vướng vào vòng lao lý đang phải đi thụ án, phải ở với ông bà đã già yếu, không đủ khả năng để nuôi cho các con đủ no cái bụng chứ nói gì đến việc cho các con được học hành tử tế Rồi có em đến lớp với khuôn mặt nhợt nhạt nói với cô giáo: “Cô ơi, con đói lắm! Sáng nay bố con để cho chúng con hai gói mì rồi đi làm nhưng anh con đói quá ăn hết phần con ạ”, Có em cả buổi gục mặt trên bàn khóc vì bố mẹ chia tay…Và nhiều câu chuyện khác nữa mà giáo viên đã chia sẻ với tôi Những câu chuyện cho tôi hiểu rằng, học trò của trường tôi có những em còn khó hơn tôi tưởng tượng bội phần.

Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình “Lớp học yêu thương trong ngôi trường nhỏ” ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Vậy: Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình “Lớp học yêu thương trong ngôi trường nhỏ” thì như thế nào?

Trang 2

Với tôi, tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng “Lớp học yêu thương trong ngôi trường nhỏ” nó chỉ đơn giản gồm:

-Khi con cần một điểm tựa với bất kì khó khăn nào, hình ảnh đầu tiên con thấy là cô giáo của con.

-Lớp học của con là nơi con thấy đẹp nhất.

-Bạn của con là những người đáng tin và đáng yêu nhất.

- Con nhận ra rằng: Con đang giỏi lên mỗi ngày và con luôn biết khẳng định

Và tôi, giáo viên của tôi mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các em học sinh Chúng tôi muốn được nhìn thấy: “Hạnh phúc khi đến trường của các em học sinh thân yêu” Tôi mong muốn chỉ đạo giáo viên của mình có thể tạo ra một lớp học với thật nhiều hoạt động bổ ích Đặc biệt chỉ đạo các giáo viên tạo ra một lớp học sạch nhất, đẹp nhất, thân thiện nhất có thể, nơi không chỉ có trò mà cả cô giáo cũng cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, nơi tạo ra hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những háo hức, nơi không áp đặt học sinh phát triển theo khuôn mẫu quy định sẵn mà nơi đó chỉ đóng vai trò định hướng để học sinh được bộc lộ khả năng và phát triển khả năng của mình Ở đó, các em được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được

thông qua các trò chơi và những trải nghiệm - ở đó tất cả các em đều cảm thấy vui

khi hòa vào không gian lớp học.

Là một hiệu trưởng ở ngôi trường còn muôn vàn khó khăn về tất cả mọi mặt, tôi rất băn khoăn trăn trở vấn đề này, chính vì vậy tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và thực hiện đề tài: Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình “LỚP HỌC YÊU THƯƠNG TRONG NGÔI TRƯỜNG NHỎ” ra đời trong hoàn cảnh như thế, với mong muốn góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Mục tiêu chung của Chương trình GDPT 2018) Và đặc biệt hơn nữa là bù đắp những thiếu thốn về vật chất cũng như tình cảm cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Trang 3

4 II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1.MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN “Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh "Chính vì thế tôi quyết tâm không để học sinh của mình có em nào bị bỏ lại phía sau với bất cứ lý do nào Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và chỉ đạo xây dựng mô hình “LỚP HỌC YÊU THƯƠNG TRONG NGÔI TRƯỜNG NHỎ”

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo tôi thấy còn một số vấn đề:

1.1-Về phía nhà trường:

Trường Tiểu học Trần Phú là ngôi trường nhỏ nằm trên địa bàn phường Ngô Quyền là phường có dân số già và là địa bàn có nhiều tụ điểm phức tạp về TTATXH (Trật tự an toàn xã hội), nhiều gia đình không có công ăn việc làm, trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn (học sinh co bố ngáo đá giết ông bà nội, mẹ bỏ đi, con phải ở với ông bà ngoại già yếu không có nguồn thu nhập ổn định) và còn nhiều, rất nhiều những hoàn cảnh đau lòng.

1.1.1. Cơ sở vật chất:

-Tổng diện tích là 2637,4 m2 (đạt 7m2/HS) -Số phòng học: 11/11 lớp

Trang 4

-100% số lớp có bảng chống lóa và trang bị đủ bàn 2 chỗ, ghế 1 chỗ.

- Phòng chức năng: 8 (Hội đồng, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Phòng Thư viện, Đội, Y tế, Tin học, phòng thường trực).

- Có 2 máy chiếu, 14 máy tính (3 máy văn phòng, 1 máy xách tay và 10 máy phòng tin); 1 bộ âm thanh lưu động, 2 đầu đĩa.

-Mỗi lớp học có 2 điều hòa và 1 ti vi.

-Nhà trường còn thiếu các phòng chức năng: Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc,

Trang 5

1.1.3 Cán bộ, giáo viên, nhân viên:

* Độ tuổi của giáo viên - nhân viên: Trên 50 tuổi: 02; Từ 40-49 tuổi: 05; Từ 30-39 tuổi: 05; Dưới 30 tuổi: 08 đồng chí.

1.1.3.1 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên trong biên chế:

Tổng số: 19 (Nữ: 17), trong đó:

* Giáo viên đứng lớp: 15 (Nữ: 13) Đạt tỉ lệ 1,36 giáo viên/lớp; Trong đó:

+ Giáo viên dạy văn hoá : 9 (Đại học: 7; Cao đẳng: 2) + Giáo viên dạy Mĩ thuật : 01 (Đại học)

+ Giáo viên dạy Âm nhạc: 01 (Đại học) + Giáo viên dạy Thể dục : 01 (Cao đẳng) + Giáo viên dạy Tin học : 01 (Đại học) + Giáo viên dạy T Anh : 02 (Cao đẳng) * Cán bộ quản lý, công nhân viên: 4 (Nữ 4) -Ban giám hiệu : 2 (2 Đại học)

Trang 6

* Trình độ đào tạo: 11 GV có trình độ đạt chuẩn và 4 GV chưa đạt chuẩn Trong đó có 4 giáo viên trong diện phải bồi dưỡng nâng cao trình độ.

* Giáo viên giỏi các cấp:

-Giáo viên giỏi cấp trường: 8 -Giáo viên giỏi cấp thành phố: 2 -Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 1

-Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, không có điều kiện quan tâm con cái.

- Có một số phụ huynh không có việc làm hoặc việc làm không ổn định nên việc cho con tham gia các hoạt động học tập ở trường còn chưa được chú ý.

-Có phụ huynh là ông bà đã già yếu vì bố mẹ bỏ đi, không có bố hoặc không có mẹ; bố mẹ chia tay không ai nhận nuôi con, bố mẹ đi thụ án…

-Một số cha mẹ học sinh do tính chất và yêu cầu công việc nên cũng không có nhiều thời gian dành cho con cái Vì vậy mà họ cũng chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho các em.

1.3 Về phía học sinh:

Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do Liên Đội nhà trường và lớp phát động.

Bên cạnh đó, các em đang ở độ tuổi chưa trưởng thành với diễn biến tâm lí khá phức tạp và nhạy cảm, các em rất dễ bị tác động từ bên ngoài nhà trường.

Nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu bàn tay chăm sóc của cha mẹ, các em thèm lắm một người bạn, một người chị và một người mẹ để các em được sẻ chia,

Trang 7

động viên và an ủi.Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình “Lớp học yêu thương trong ngôi trường nhỏ” ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Mô hình “Lớp học yêu thương trong ngôi trường nhỏ” thì như thế nào? Với tôi, với các đồng nghiệp của tôi và với các trò nhỏ của tôi, nó chỉ đơn giản gồm:

-Khi con cần một điểm tựa với bất kì khó khăn nào, hình ảnh đầu tiên con thấy là cô giáo của con.

Trang 8

-Lớp học của con là nơi con thấy đẹp nhất.

Trang 9

-Bạn của con là những người đáng tin và đáng yêu nhất.

Trang 10

-Con nhận ra rằng: Con đang giỏi lên mỗi ngày và con luôn biết khẳng định

mình

Trang 11

12

Trang 13

2 MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN

Trước thực trạng trên, là một người đứng đầu nhà trường, tôi đã trăn trở suy nghĩ, thử nghiệm và tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần bù đắp cho các em thông qua công tác chỉ đạo xây dựng mô hình “Lớp học yêu thương trong ngôi trường nhỏ”.

Giải pháp 1: Trở thành điểm tựa của học sinh Giải pháp 2: Lớp học của con là nơi con thấy

đẹp nhất

Giải pháp 3: Bạn của con là những người đáng

tin và đáng yêu nhất

Giải pháp 4: Con nhận ra rằng: Con đang giỏi

lên mỗi ngày và con luôn biết khẳng định mình

Giải pháp 5: Tuyên dương khen thưởng

* **

Trang 14

2.1 Giải pháp: Trở thành điểm tựa của học sinh

Tôi rất tâm đắc với câu nói của Archimedes “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”

Và tôi xác định mình chính là điểm tựa của giáo viên Giáo viên chính là điểm tựa của học sinh.

2.1.1 Nghiên cứu lý lịch HS lớp mình chủ nhiệm

* Tôi triển khai tới giáo viên để giáo viên hiểu: muốn là điểm tựa cho học sinh thì bản thân người giáo viên ngay từ đầu khi mới nhận lớp phải nắm được thông tin, tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình học sinh lớp mình chủ nhiệm Tức là nhanh chóng nắm bắt tình hình chung của lớp, thuộc tên, đặc điểm các em Chính vì vậy, tôi yêu cầu giáo viên phát phiếu Kê khai thông tin học sinh về để phụ huynh điền thông tin vào phiếu

PHIẾU KÊ KHAI THÔNG TIN HỌC SINH LỚP ……

Chỗ ở hiện nay: Số nhà đường (phố)………

Phường ……… Tổ nhân dân số:

Hộ khẩu TT: Số nhà đường (phố)………

Phường ………… Tổ nhân dân số:

Họ tên cha: Năm sinh: ………

Nghề nghiệp: Nơi làm việc:………

Họ tên mẹ: …… Năm sinh:………….

Nghề nghiệp: Nơi làm việc:………

Hiện đang sống với bố mẹ: ; Bố: ; Mẹ: ; Ông bà: ; Mồ côi: Số điện thoại cần liên hệ: Bố: Mẹ:……….

TP Nam Định, ngày … tháng năm 2022NGƯỜI KÊ KHAI

(ký và ghi rõ họ tên)

Trang 15

* Dựa trên cơ sở đó, tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đặc biệt phải chú ý đến: + Các học sinh diện học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Gia đình thuộc diện ưu tiên, gia đình học sinh có cha, mẹ ly hôn sống cùng ông bà

+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng em học sinh, đặc biệt cần quan tâm tìm hiểu kĩ hơn hoàn cảnh của một số em học sinh chậm tiến.

* Căn cứ vào sổ chủ nhiệm và tổng hợp kết quả giáo dục, căn cứ vào kết quả học tập và năng lực phẩm chất của học sinh ở năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm năm trước của các em để hiểu rõ thêm về: năng khiếu, thành tích tốt hoặc mặt chưa tốt của học sinh để nắm bắt và phân loại học sinh.

* Những tuần đầu giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các buổi sinh hoạt, các hoạt động, trò chuyện với học sinh để gần gũi tìm hiểu và giúp học sinh mạnh dạn hơn: Cho học sinh giới thiệu về mình hoặc nhận xét về bạn:

- Giới thiệu về bản thân mình: Học sinh tự viết 3 điểm ngoại hình, 3 điểm về tính cách; có năng khiếu gì, thích học môn gì, thích môn thể thao nào, thích bài hát gì, thích ca sĩ nào, ở lớp chơi thân với bạn nào nhất,

- Hoặc có thể cho học sinh viết nhận xét về bạn mà mình biết rõ nhất về học tập, tính tình, của bạn, hoặc có thể kể về kì nghỉ hè của mình.

Trang 16

2.1.2 Để có thể trở thành điểm tựa của học sinh, nơi học sinh tin tưởng nhất, chia sẻ những khó khăn các con gặp phải, tôi nhận thấy giáo viên của mình cần 2 yếu tố:

-Thứ nhất: Học sinh phải thực sự yêu mến giáo viên.

Trang 17

18

Trang 19

Khi bạn nhìn vào trong gương và bạn mỉm cười, người bạn trong gương cũng sẽ cười với bạn Tôi chọn giải pháp đơn giản đó để giáo viên áp dụng với học trò của mình Với tôi và giáo viên của tôi thì học trò luôn là niềm vui mỗi ngày chúng tôi đến lớp, đến trường Học trò như những đứa con yêu thương của chúng tôi.

+ Tôi vui khi bắt gặp giáo viên đã giành cả thời gian 20 phút ra chơi để nghe một học sinh kể về mẹ của bạn ấy đang ở tù vui thế nào khi nhận được thư của bạn ấy Và cùng bạn ấy chụp ảnh để bạn ấy gửi cho mẹ.

+ Những giờ ăn trưa nền nếp, giấc ngủ bán trú thật an lành là món quà thật dễ để nhà trường, giáo viên của tôi tặng con trẻ mỗi ngày.

Trang 20

21

Trang 21

+ Trong mắt học trò của trường tôi luôn có những cô giáo thật hiền nhưng cũng nghiêm khắc trong mỗi giờ học.

Trang 22

23

Trang 25

-Thứ hai: Một yếu tố rất quan trọng để học sinh tìm tới mỗi khi gặp khó khăn, đó là: Bạn có thể giúp được học trò điều gì đó.

Muốn giúp được học sinh, tôi xác định mình phải định hướng cho giáo viên cần:

-Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh Vậy thầy cô hãy dành thời gian để tâm sự, vui chơi cùng học sinh, tạo cơ hội để học sinh chia sẻ với mình.

Trang 26

27

Trang 27

-Có nguồn lực để giúp đỡ học sinh, giáo viên các lớp đã xây dựng phong trào nuôi lợn đất trong lớp học và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của học sinh.

Trang 28

-Và luôn biết quan sát khi cho các con tham gia các hoạt động để các con bộc lộ mình bởi có những trẻ chẳng bao giờ muốn người khác biết về khó khăn của

chúng.

Trang 29

Trong trường Tiểu học Trần Phú, khó khăn của các con đến từ rất nhiều dạng: + Khó khăn vì điều kiện kinh tế

+ Khó khăn vì học tập

+ Khó khăn vì bạo lực gia đình + Khó khăn vì khiếm khuyết cơ thể

Các dạng khó khăn đều rất dễ xử lý Chỉ duy có khó khăn về kinh tế thì cần một nguồn lực cụ thể: Từ các ban ngành đoàn thể, từ một số vị Mạnh Thường Quân, từ

nhà trường, từ hội cha mẹ học sinh của lớp và từ cả lương của của CB-GV,CNV

nữa.

Trang 30

31

Trang 31

Các con luôn có sự miễn giảm hoặc chia sẻ mỗi ngày lễ Tết, luôn có bánh để đỡ đói mỗi khi thật cần Tôi mong một ngày, tôi có thể làm được giống như thầy hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch đi tìm được gạo nuôi ăn tất cả các con.

Trang 32

2.1.Giải pháp 2: Lớp học của con là nơi con thấy đẹp nhất

Lớp học luôn sạch và đẹp dưới bàn tay chăm sóc của cô trò chính là yếu tố giúp các con luôn thích đến lớp mỗi ngày Học sinh tự hào về trường, về lớp Chính vì thế lớp học sạch đẹp cũng là một trong các tiêu chí thi đua của nhà trường.

Trang 33

34

Trang 37

Ở một ngôi trường khó khăn, lớp học cũng khó khăn, nhưng chúng tôi luôn tin, sạch thì cần ý thức chứ chưa cần kinh phí.

Trang 38

39

Trang 39

Một lớp học sạch và đẹp không chỉ là nơi học sinh yêu thích mà còn là nơi rèn giũa phẩm chất, năng lực cho các con, giúp các con trở công dân văn minh của xã hội 4.0.

Trang 40

2.3 Giải pháp 3: Bạn của con là những người đáng tin và đáng yêu nhất

2.3.1 Xây dựng các ban trong lớp học

Với học sinh, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên giáo viên trường tôi đã tổ chức cho các em ứng cử và đề cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp Tiến trình bầu Hội đồng tự quản dược diễn ra như sau:

- Trước hết, giáo viên phân tích để các em hiểu ra vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch HĐTQ và Phó chủ tịch HĐTQ.

- Giáo viên khuyến khích các em xung phong ứng cử và đề cử Sau đó để học sinh trong lớp tự bầu chọn.

-Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu để bình chọn các chức danh: + 1 Chủ tịch HĐTQ

+ 2 Phó chủ tịch HĐTQ

-Các chức danh trong Hội đồng tự quản có thể thay đổi luân phiên để phát huy tốt vai trò tự quản của học sinh Giáo viên phải giới thiệu trước lớp chức trách và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTQ, 2 Phó chủ tịch HĐTQ và 6 Trưởng ban (Ban học tập; Ban thư viện; Ban vệ sinh sức khỏe; Ban nề nếp, bán trú; Ban văn nghệ, TDTT; Ban đối ngoại) để cả lớp cùng nắm được và cho HS đăng kí vào một Ban mà mình yêu thích để tất cả học sinh cùng có trách nhiệm với các hoạt động của lớp Cụ thể:

* Nhiệm vụ của CTHĐ:

-Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp, ghi chép sổ theo dõi đầy đủ -Theo dõi sĩ số các buổi học, bạn nào vắng có phép, không phép.

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan