Qua kiểm tra, cán bộ quản lý giúp cho giáo viên phát huy được những điểm mạnh, nhận ra những vấn đề mà bản thân còn thiếu sót, lệch lạc để khắc phục.Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ sẽ t
Trang 1I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1 Đặt vấn đề
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước thì việc trang bị cho các thế hệ tương lai có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất làđiều vô cùng quan trọng Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trương ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (Khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư ban hành Chươngtrình giáo dục phổ thông tổng thể có đề cập đến một trong các điều kiện để thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới như sau: “Số lượng và cơ cấu giáoviên bảo đảm để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo
dục phổ thông; 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trênchuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục
phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường
phổ thông và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông” Điều này chứng tỏ, để thực hiên tốt Chươngtrình giáo dục phổ thông mới thì độ ngũ giáo viên có vai trò hết sức quan trọng
Đứng trước những yêu cầu về đổi mới công tác giáo dục bắt nhịp với thời đại mới, muốn không bị tụt hậu, giáo viên cũng phải thay đổi, phải trau dồi kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm Cũng chính vì vậy, những nhà quản lý cũng
phải trăn trở tìm ra những biện pháp nhằm giúp giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt đảm bảo thực hiện yêu cầu Chương trình giáo dục phổthông mới 2018
Bên cạnh đó, trường học là nơi giáo dục, đào tạo những thế hệ trẻ trở thànhnhững con người phát triển toàn diện về năng lưc, phẩm chất có thể học tập, làm
việc, chung sống trong cộng đồng, để đáp ứng được điều đó thì phải nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo Bởi vì, giáo viên là những người trực tiếp dạy dỗ, rèn
Trang 2luyện học sinh, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ Một trong những yếu
tố góp phần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ đó là việckiểm tra, đánh giá, tư vấn, giúp đỡ kịp thời Qua kiểm tra, cán bộ quản lý giúp chogiáo viên phát huy được những điểm mạnh, nhận ra những vấn đề mà bản thâncòn thiếu sót, lệch lạc để khắc phục
Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, tinh thần tráchnhiệm, nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, giúp cho giáo viênngày càng vững vàng về chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vàcác mặt hoạt động của nhà trường Kiểm tra nội bộ giúp cán bộ quản lý kịp thờiđiều chỉnh mục tiêu các mặt hoạt động, tăng cường hiệu quả trong công tác quản
lý, thúc đẩy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế
Kiểm tra vừa là xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc,vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo Quản
lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu Chúng
ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của nhữngngười lãnh đạo Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tốnào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức Điều này rất quan trọng vì mấtquyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa Tổ chức có thể láitheo hướng không mong muốn Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp để nhàtrường thực hiện đúng nhiệm vụ chính trị
Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực,hiệu quả của công tác quản lý Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ cótác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng Từ đótìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả.Qua kiểm tra, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nângcao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn,giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyên truyền kinh nghiệm giáodục tiên tiến Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới cán bộ giáo viên tự kiểm tra đánhgiá, tự giác phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp
Trang 3Kiểm tra nội bộ trong nhà trường là việc làm bắt buộc theo quy định.Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện chức năng quản
lý giáo dục, chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụsắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả giáo dục Công tác kiểm tracũng là một biện pháp ngăn ngừa và xử lý những hành vi, vi phạm pháp luậtcủa cá nhân và tập thể Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Công tác lãnh đạo,chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnhquan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mớichống được các tệ nạn này”
Nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học, với vai trò
là Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường, cần có những biện pháp thiết thực,hiệu quả để nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện Làm sao để công tác kiểm tra nội bộ đảm bảo sự hiệu quả mà nhẹ nhàng,thiết thực, nhận được sự đồng thuận của cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường,cần có những giải pháp gì để giải quyết được vẹn tròn thấu tình đạt lý trong quản
lý Từ những trăn trở, tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm giải pháp: “Công táckiểm tra nội bộ trường học trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ ở trườngtiểu học”
2 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu đưa ra một số biện pháp để làm tốt công tác kiểm tra nội bộgiúp đồng nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường trongnăm học 2022 - 2023
4 Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022 - 2023
-Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học xã Nghĩa Thịnh
Nghiên cứu các hoạt động của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học đốivới sự phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ
Trang 45 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các văn bản về công tác kiểm tra nội bộ, về đổi mới giáo dục.Nghiên cứu cơ sở lí luận và cách thức tổ chức các hoạt động kiểm tra trườnghọc
Nghiên cứu Luật giáo dục, Luật viên chức, Luật thanh tra… các tài liệu cóliên quan đến công tác kiểm tra trường học, các văn bản chỉ đạo thực hiện mụctiêu giáo dục
5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a Phương pháp điều tra, khảo sát
Qua một thời gian nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra, khảo sát, so sánh, đốichiếu với số liệu cũ với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài
d Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý các kết quả thuđược trong điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1 Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
1 1 Cơ sở lí luận
Trong thực tiễn quản lý giáo dục đang tồn tại các hoạt động: thanh tra giáo
dục, kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra nhân dân
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đíchphát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển đội ngũgiáo viên và học sinh nói riêng Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai
hoạt động:
Trang 5- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của cácthành viên, bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường.
- Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường Tự kiểm tra côngtác quản lý của Hiệu trưởng
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý trường học là phải đảm bảo chấtlượng nội dung giáo dục toàn diện của việc dạy và học Quản lý việc cải tiếnphương pháp dạy học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và phù hợp với tâm lý củatừng học sinh Để có các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từngnhà trường, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có hiểu biết thực trạng của chấtlượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, thực trạng về cơ sở vật chất, tiềm lực, vật lực
Từ đó mới có thể có các biện pháp, kế hoạch phát triển nhà trường sát với điềukiện cụ thể của trường, của địa phương
Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong quản lý vì không có kiểm trathì không có quản lý, kiểm tra là một hoạt động mà thông qua đó một tổ chức,một cá nhân hoặc một nhóm được theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động vàtiến hành sửa chữa, uốn nắn nếu thấy cần thiết Kiểm tra là hoạt động nghiệp vụquản lý của người quản lý nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện,kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội
bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mụctiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không Qua đó kịp thời động viênmặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa chuẩn nhằm nâng cao chất lượnghiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường
Kiểm tra nội bộ là một chức năng đích thực của quản lý trường học, là khâuđặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo mối quan hệ qua lạithường xuyên, kịp thời giúp người quản lý có những giải pháp hiệu quả trong quátrình quản lý các mặt hoạt động của nhà trường
Hoạt động kiểm tra nội bộ nếu được hiểu đúng, làm đúng sẽ có tác dụngnâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy sự tiến bộ của đối tượngkiểm tra
Trang 6Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao.Việc kiểm tra sẽ đánh giá đúng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểunhững nguyên nhân của sự tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viênhoàn thành tốt công việc được giao.
Kiểm tra thường xuyên giúp cán bộ quản lý nắm được những giáo viên nàocần được bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng là gì Qua kiểm tra, cán bộ quản lý sẽnắm được họ yếu, thiếu về vấn đề gì thì sẽ bồi dưỡng vấn đề đó nhằm đảm bảotính thiết và mang lại hiệu quả cao
Tuy nhiên, công tác kiểm tra nội bộ hiện nay còn chưa thực sự được chútrọng, chưa được cán bộ quản lý cũng như giáo viên, nhân viên các nhà trườnghiểu một cách đầy đủ và tường tận, chưa thấy được tầm quan trọng, vị trí vai tròtrong việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Việc thực hiện các cuộckiểm tra còn hình thức, qua loa, phiến diện, làm cho có đủ hồ sơ một cách đốiphó Cùng với đó còn xem việc kiểm tra nội bộ là căn cứ để bình xét thi đua, đểkiểm điểm hay chỉ trích những khuyết điểm của đội ngũ làm cho việc kiểm tra nội
bộ trở nên nặng nề, thiếu khoa học
Trong thực tế, các hoạt động của nhà trường nếu không được kiểm tra,đánh giá một cách xác đáng thì sẽ không đạt được các mục tiêu, cán bộ quản
lý không biết căn cứ vào đâu để đo lường hiệu quả công việc của đội ngũ, không giúp cho đội ngũ phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ Bản thân mỗicán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa thấy được những điểm mạnh
để phát huy và những điểm hạn chế để khắc phục Chính vì vậy, làm thế nào
để nâng cao chất lượng đội ngũ là một vấn đề mà bản thân tôi với vai trò làhiệu trưởng luôn trăn trở
Trang 71.3 Thuận lợi
Nhà trường đã nhận được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, có đầy
đủ các văn bản đảm bảo tính pháp lý về công tác kiểm tra nội bộ
Cán bộ quản lý cũng như các giáo viên cốt cán được tập huấn, bồi dưỡng
về nghiệp vụ kiểm tra
Đa số giáo viên đã nhận thức được cần phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng
để nâng cao trình độ tay nghề và đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định
Một số giáo viên trẻ rất năng động, sáng tạo, có kỹ năng sư phạm tốt, cókhả năng nhanh chóng nắm bắt, cập nhật những điểm mới trong giáo dục cũngnhư có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy và cáchoạt động khác, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp Nhiều cán bộ giáo viên cao tuổinhưng luôn mẫu mực, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng
Trong nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể nên đãtạo được sự đoàn kết, thống nhất cao
Trình độ chuyên môn của giáo viên: Đại học 18/23 = 78,3%, Cao đẳng 5/23
= 21,7%
1.4 Khó khăn
Thực tế công tác kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học xã Nghĩa Thịnh đượctiến hành ở tất cả các hoạt động, với tất cả các đối tượng Tuy nhiên, việc kiểmtra còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên còn hạn chế sự phát triển của độingũ, chưa khơi gợi được tiềm năng tiềm ẩn của mỗi giáo viên
Một số cán bộ, giáo viên còn chưa nhận thức được vai trò của việc kiểm tranội bộ, cho rằng kiểm tra nội bộ chỉ để tìm ra những khuyết điểm dẫn đến cònngại kiểm tra, cảm thấy lo lắng, áp lực khi được kiểm tra
Trong khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôi khi cán bộ quản lý còn chưanắm chắc thực trạng của đội ngũ để xây dựng phù hợp với tình hình thực tế, đúngđối tượng, đúng nội dung
Việc tư vấn giúp đỡ sau kiểm tra còn chưa được quan tâm nên sau mỗi cuộckiểm tra, đối tượng kiểm tra chưa thấy được mình cần phát huy hay cần khắc phục
ở những mặt nào, nên dẫn đến hiệu quả của kiểm tra chưa cao
Trang 8Một vài cá nhân còn ngại đổi mới, chưa có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng
để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công việc
Đội ngũ tham gia Ban kiểm tra nội bộ nhà trượng đôi khi còn e dè, nể nang chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của mình
Phương pháp, hình thức tổ chức các cuộc kiểm tra còn chưa linh hoạt, sángtạo
Vì vậy, để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động kiểm tranội bộ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, cần xây dựng chương trình, kếhoạch và phương pháp, hình thức tổ chức thật sự khoa học và phù hợp
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi có thu thập số liệu kết quả một
số mặt hoạt động của năm học 2021 - 2022 nhằm nắm bắt thực trạng đội ngũ, cụ
thể như sau:
+ H ội thi giỏi cấp trường:
S ố tiết K ết quả dự giờ Hồ sơ K ết quả kiểm tra
+ K ết quả tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022 như sau:
- Tổng số sáng kiến tham gia cấp trường: 11/21 = 52,4%
-Đạt cấp huyện: 6/21 = 28,6%
-Đạt cấp tỉnh: 0
+ K ết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên: 21/21 = 100% xếp loại Khá + K ết quả các cuộc thi, giao lưu của học sinh;
-Hùng biện Tiếng Anh: đạt 02 giải Khuyến khích cấp huyện
- Giải Toán, Khoa học bằng Tiếng Anh: 0 có học sinh đạt giải
- Thể dục thể thao: Đạt 01 giải Khuyến khích cấp huyện
+ K ết quả đánh giá học sinh cuối năm:
- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 431/434 = 99,8%
- Học sinh được khen thưởng: 167/434 = 38,5%
Trang 9Nhìn vào các số liệu trên, ta thấy được chất lượng giáo dục của nhà trường còn ở mức độ, cần phải có biện pháp hiệu quả hơn từ cán bộ quản lý để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện
Để giải quyết các khó khăn và hướng tới việc hoàn thành tốt các mục tiêugiáo dục, trước hết là chuẩn mực từ đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên nhàtrường, từ đó tôi chọn phương án tăng cường kiểm tra nội bộ Một đội ngũ dámnghĩ, dám làm, luôn có ý thức học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, kịp thờicập nhật những điểm mới trong giáo dục thì chắc chắn sẽ làm thay đổi chất lươnggiáo dục toàn diên của nhà trường, đào tạo nên các thế hệ học sinh có đủ đức, tài
để chung sống trong cộng đồng góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp Chính
vì vậy tôi nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm và đưa ra giải pháp: “Công tác kiểmtra nội bộ trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ”
2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Gi ải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức vai trò của việc kiểm tra nội
b ằng sự gương mẫu của Ban giám hiệu
Có câu nói rằng: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bàidiễn văn tuyên truyền”, nghề dạy học vốn là một nghề đặc biệt, môi trường giáodục càng cần sự gương mẫu từ những hành động, cử chỉ, ứng xử của giáo viên,
từ đó học sinh có ấn tượng tốt hay xấu Trước khi đi dạy người khác thì “Mỗigiáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” theo phương châm “Nói
đi đôi với làm”
Chính vì vậy, Ban giám hiệu, với vai trò là đầu tàu dẫn dắt, gương mẫu trongthực hiện những quy định chung, các tiêu chí thi đua… không chỉ là tấm gương sáng
để giáo viên trong trường noi theo mà đó còn là “mệnh lệnh” để giáo viên hoàn thànhnhiệm vụ của mình trong hoạt động dạy học Cán bộ quản lý cần phải nhận thức đầy
đủ vị trí, vai trò, sự ảnh hưởng của mình đối với sự phát triển của nhà trường Ngoài
ra cần phải xác định được yếu tố nào là cơ bản trong việc xây dựng một đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị tốt, có thói quen làm việc nền nếp,khoa học, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
Cần có sự nhìn nhận đúng đắn về ảnh hưởng của công tác kiểm tra nội bộ
Trang 10đến sự nâng cao tay nghề cho đội ngũ, bởi vì kiểm tra, giám sát là chức năng lãnhđạo của lãnh đạo, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, từ yêu cầu và nhằm mục tiêubảo đảm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trường học Đảng ta luôn nhấn mạnh:
“Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo” Bên cạnhhoạt động theo dõi, đánh giá của Hiệu trưởng thì kiểm tra, giám sát còn mang tínhnhân văn, giáo dục sâu sắc
Theo cách hiểu thông thường, từ nhân văn được cắt nghĩa: Nhân là người,văn là văn hóa Nhân văn mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của con ngườikết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh Tính nhân văn được hiểu là nhữnggiá trị phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người ứng xử trong đời sống xã hội.Tính giáo dục được hiểu là sự giáo dục về đạo đức, nhân cách sống và kiến thứcgiúp con người hoàn thiện, phát triển về nhân cách và trí tuệ Chính vì vậy, ở trongmôi trường giáo dục lại càng cần sự chuẩn mực hơn bao giờ hết, nâng cao vai tròcủa hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm hướng giáo viên tới những quy chuẩn, nhận
ra những mặt chưa hoàn thiện thì cần phải hoàn thiện Những điển hình tiên tiếnthì cần nhân rộng, mang tính nhân văn trong kiểm tra, nhưng không vì thế mà bỏqua những thiếu sót mà thẳng thắn nhìn nhận tự phê bình và phê bình của mỗigiáo viên
Với vai trò là người đứng đầu nhà trường, bản thân tôi đã luôn xác địnhphải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cho sự phát triển nhà trường, trong
đó có việc phát triển đội ngũ Từ đó, Ban giám hiệu nhà trường đã không ngừngtrau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần tự học để dáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục Việc tự học, tự bồi dưỡng bên cạnh giúp nâng cao chuyên mônnhiệp vụ của bản thân cũng là tấm gương về ý thức tự học trước đội ngũ Đặc biệtvới công tác kiểm tra nội bộ cần nắm chắc những văn bản chỉ đạo của các cấp,trau dồi nghiệp vụ kiểm tra, nắm vững mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tranội bộ Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cónhận thức đúng đắn về vai trò của công tác kiểm tra nội bộ đó là giúp cho đội ngũngày một tiến bộ, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng góp phần cho sự phát triểnchungcủa nhà trường
Trang 11Ngoài ra, Ban giám hiệu đã đi đầu trong việc thực hiện các quy định, quychế của ngành, của các cấp, có lề lối làm việc khoa học, trách nhiệm; luôn chủđộng trong mọi công việc của trường; thực hiện tốt các cuộc kiểm tra trong vàngoài ngành, nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục những mặt còn hạn chế, còn tồntại sau mỗi cuộc kiểm tra.
Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác kiểm tra nội bộ cùng với sự mẫumực của cán bộ quản lý đã góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự bồi dưỡng củađội ngũ một cách hiệu quả nhất
Gi ải pháp thứ hai: Xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ bám sát thực tiễn
Để việc kiểm tra đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, khixây dựng kế hoạch kiểm tra cho một năm học hay một cuộc kiểm tra thì cán bộ quản
lý cần nắm rõ thực trạng của đội ngũ, của từng cá nhân, xem xét cụ thể xem họ cần gì,mặt nào cần tư vấn, giúp đỡ, cần những điều kiện nào để kế hoạch mang tính khả thi.Trước khi xây dựng kế hoạch cần có sự bàn bạc thảo luận cụ thể, chi tiết của các thànhviên trong Ban kiểm tra Trong kế hoạch kiểm tra, cần xác định rõ:
- Những căn cứ để xây dựng kế hoạch như: Các văn bản chỉ đạo, kết quảcủa những năm học trước, tình hình thực tiễn về đội ngũ, cơ sở vật chất và cácđiều kiện khác
- Mục đích kiểm tra: Việc kiểm tra không phải để “bới lông tìm vết”, đểthực hiện mục đích cá nhân, việc xác định rõ mục đích kiểm tra sẽ giúp cán bộquản lý có cái nhìn đúng đắn về việc kiểm tra nội bộ đó là vì sự tiến bộ của đốitượng kiểm tra
Thông qua kiểm tra, tìm ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả củacông tác quản lý, quản trị đơn vị; củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững giáo dục ở địa phương, đơn
vị Biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của cán bộquản lý, viên chức, người lao động tại cơ sở giáo dục trong việc thực thi nhiệm
vụ, công tác được giao
Kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độhoàn thành nhiệm vụ được giao; đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp; đánh giá viên
Trang 12chức; xét thi đua;… đối với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người học Quantrọng hơn cả, kết quả kiểm tra là cơ sở thực tiễn trong công tác bồi dưỡng độingũ, quy hoạch cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộquản lý, nhà giáo, nhân viên.
- Nội dung kiểm tra: Trong công tác kiểm tra nội bộ có nhiều nội dung,song cần tránh kiểm tra dàn trải, không có mục đích rõ ràng, cần xác định rõnội dung nào phải kiểm tra, tại sao cần kiểm tra nội dung đó, yêu cầu cần đạtđược của nội dung đó là gì
- Đối tượng kiểm tra: Trong kế hoạch xây dựng không nhất thiết phảikiểm tra tất cả các đối tượng, mà tập trung vào các đối tượng cần được hỗ trợ
để hoàn thành nhiệm vụ được giao Việc xác định rõ đối tượng cần kiểm tra sẽthúc đẩy sự tiến bộ của đối tượng Để làm được điều này là vai trò của cán bộquản lý, qua quá trình theo dõi những việc mà cá nhân phụ trách, cán bộ quản
lý cần thấy mức độ đạt được, hiệu quả đến đâu, phải tìm ra nguyên nhân chính,những yếu tố nào tác động đến từ đó mới xác định được đối tượng kiểm traphù hợp Trong kiểm tra, không được đặt số lượng lên hàng đầu, cũng khôngnhất thiết phải kiểm tra tất cả giáo viên trong trường
- Thành lập Ban kiểm tra: Cần lựa chọn nhũng đồng chí có chuyên mônnghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt, có tinh thầntrách nhiệm cao trong công việc, luôn biết cách tư vấn và sẵn sàng giúp đỡđồng nghiệp Ban kiểm tra nội bộ phối hợp tốt với Ban thanh tra nhân dân củanhà trường để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với thủtrưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể, xử lý đúng thẩm quyền và tráchnhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế để điều chỉnh kịp thờingay
Năm học 2022 - 2023, để tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ, Ban kiểm tra nội bộ nhà trường đã họp và thống nhất xây dựng Kế hoạch kiểm tra
nội bộ tập trung vào nội dung sau (trích dẫn từ Kế hoạch số 83/KH-THNT ngày
26 tháng 9 năm 2022, Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2022 - 2023 của trường Tiểu học xã Nghĩa Thịnh):