Khái niệm: tài nguyên là tất cả những dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra các giá trị mới của con người. - Tài nguyên có 2 loại cơ bản: + Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên nhân tạo( tài nguyên xã hội)
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái quát chung về TN và MT
1.1.1 Khái quát về tài nguyên
Khái niệm: tài nguyên là tất cả những dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo
ra các giá trị mới của con người
- Tài nguyên có 2 loại cơ bản:
+ Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên nhân tạo( tài nguyên xã hội)
Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên: là nguồn năng lượng, vật chất, hoặc thông tin được hình thành và tồn tại trong
tự nhiên mà con người cần sử dụng để có thể đáp ứng được các nhu cầu trong cuộc sống
VD: Tài nguyên đất, nước…
Tài nguyên thiên nhiên có nhiều cách để phân chia
Trang 2- Phân chia theo khả năng tái tạo:
+ Tài nguyên có thể tái tạo: đó là các tài nguyên có thể sau khi sử dụng có thể tái sinh và phong phú thêm nếu được sử dụng hợp lý
VD: đất, nước, nguyên liệu gió, năng lượng mặt trời, năng lượng tái sinh: khí hậu, thủy triều…
+ Tài nguyên không tái tạo: là các tài nguyên mà khi sử dụng thì sẽ biến mất
VD
VD: Khoáng sản , dầu mỏ, gen di truyền…
- Tài nguyên phân thành: tài nguyên có hạn và tài nguyên vô hạn
- Tài nguyên phân loại theo thành phần:
+ Tài nguyên đất
+ Tài nguyên nước
+ Tài nguyên khoáng sản
+ Tài nguyên năng lượng
- Phần lớn các loại tài nguyên có giá trị có thời gian hình thanh lâu dài
- Các tài nguyên phân bó không đồng đều
- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
+ Tài nguyên thiên nhiên là động lực tài chính, phát triển
VD: là các nguyên, nhiên liệu sản xuất
Trang 3Như vậy, tài nguyên là một bộ phân của môi trường, khi thực hiện bất kỳ một hoạt động khai thác tài nguyên nào đều có ảnh hưởng đến môi trường (vì các loại tài nguyên này tồn tại trong môi trường)
Tài nguyên gắn với môi trường
1.1.2 Môi trường và BVMT
Khái niệm MT: môi trường là hệ thống tất cả những yếu tố tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật BVMT năm 2014)
Môi trường là tất cả những hoàn cảnh bên ngoài tác động bên trong 1 cơ thể sinh vật
Theo UNEP- 1980: Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế- xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc của một cộng đồng người
Phân loại môi trường:
- Phân loại chung nhất:
+ Môi trường tự nhiên: là tất cả những gì tự nhiên có sẵn, tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
+ Môi trường xã hội: là môi trường được hình thanh do mối quan hệ nảy sinh trong quá trình sinh sống và phát triển của con người
VD: thể chế nhà nước, các chính sách pháp luật, các văn bản pháp lý…
Trang 4+ Môi trường nhân tạo: là tất cả những gì do con người tạo ra phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
VD: xây dựng nhà ở…
- Phân loại theo thành phần tự nhiên:
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
+ Môi trường không khí
- Phân loại theo khu vực sống:
+ MÔi trường ven biển
+ Môi trường đồng bằng
+ Môi trường miền núi
- Phân loại theo sự sống:
+ Môi trường vật lý
+ Môi trường sinh học
1.1.2.1 Vai trò của môi trường
- Môi trường là không gian sống
- Môi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của con người
- Môi trường là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin
Môi trường là nơi cung cấp các tín hiệu cho hoạt độn sinh sống
- Môi trường làm giảm nhẹ các tác động tiêu cực của thiên nhiên đến con người
Trang 5VD: rừng là tài nguyên giúp che phủ, là lá phổi xanh, chống xói mòn, sạt lở đất…
1.1.2.2 Một số khai niệm liên quan
- Ô nhiễn nôi trường: Là sự biến đổi của các thanh phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn lỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xâu đến con người và sinh vật
- Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
- Sự cố môi trường: là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của cong người hoặc biến đổi của tự
nhiên hây ô nhiễm môi trường, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
VD: sự cố môi trường gồm 2 loại chính:
1.1.2.3 Những vấn đề môi trường chính trên thế giới
- Biến đổi khí hậu toàn cầu, tần suất thiên tai gia tăng
Theo báo cáo mới nhất của cơ quan năng lượng quốc tế(IEA) thì nằm 2010 có đến 30,6 tỷ tấn CO2 phát thải vào bầu khí quyển
- Suy giảm tầng ô zôn:tầng ô zôn bị giảm 10% thì bức xạ tia cực tím tăng lên 20%
Trang 6- Tài nguyên bị suy thoái: mỗi năm thế giớ mất đi khoảng 13 triệu ha rừng nhiệt đới
- Đất đai bi thoái hóa, sa mạc hóa
- Vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở quy mô rộng
1.1.3 Khái quát về ứng phó biến đổi khí hậu
1.1.3.1 Khái niệm BĐKH:
Theo IPCC năm 2007: biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn
Nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điểu kiện thời tiết trung bình trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng sang trạng thái khác của hệ thống khí hậu
Theo khoản 2, điều 1, công ước khí hậu: biến đổi khí hậu nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy định cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được công thêm và khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ
có thể so sánh được
1.1.3.2 Các nguyên nhân của Biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân tự nhiên:
+ Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo trái đất
+ Sự biến đổi trong phân bố lục địa, quá trình vận động tạo sơn, sự phun trào núi lửa
Trang 7+ Sự biến đổi trong quá trình chất phản xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất
- Nguyên nhân nhân tạo:
+ Sự đốt nhiên liệu hóa thạch
+ Chất thải của các nhà máy
+ Biến đổi do mục đích sử dụng đất
+ Sản xuất nông nghiệp
1.1.3.3 Những biểu hiện của BĐKH
- Sự nóng lên của bầu khí quyển và trái đất nói chung tăng trung bình 0,6 độ ( thế kỷ 20)
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển: CH4, CO2 CFC, NO2…
- Sự nâng cao mực nước biển do bang tan
- Sự di chuyển của các đới khí hậu đe dọa sự sống
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và
chu trình sinh địa
1.1.3.4 Những tác động của BĐKH
- Tác động của môi trường tự nhiên:
+ Nhiệt độ tăng lên
+ Sinh thái thay đổi
+ Băng tan, nước biển dâng dẫn đến những thay đổi lớn ở đường bờ biển và ngập mặn ở các khu vực đất thấp
Trang 8+ Hệ sinh thái và sinh cảnh bi biến đổi
+ 20- 30% các loại có khả năng bị rủi ro tuyệt chủng
- Tác động nước biển dâng
+ Ngập lụt ở ven biển
+ Tần suất các đợt mưa gia tăng
+ Thiếu nguồn nước ngọt
- Tác động của BDKH đôi với đời sống kinh tế- xã hội
+ Thiếu nước sinh hoạt ở khu vực châu á: khoảng 1,2 triệu đến 2 tỷ người thiếu nước sinh hoạt
+ sản lượng nông nghiệp giảm: châu phi khoảng 50%, Trung và Nam Á khoảng 30%
+ Trong 10 năm qua, số người chết khoảng 9500 người do lũ lụt
- Tác động đến nông nghiệp và an ninh lương thực
+ Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng
+ BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét đậm, xâm nhập mặn, sâu bệnh làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi
+ BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp một số đồng bằng như: Sông Hồng, Sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập mặn
Trang 9- Tác động đến lâm nghiệp
+ Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tram và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ
+ Ranh giới giữa rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh có thể bị dịch chuyển
+ Tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loại động thực vật, nguồn gien quy hiếm
+ Tăng nguy cơ cháy rừng
+ Nguy cơ dịch bệnh
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản
Hiện tượng nước biển dâng dẫn đến:
+ Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt
+ Giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi
Hiện tượng tăng nhiệt độ:
+ Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật
+ Làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu
Trang 10+ Quá trình quang hóa và phân hủy các chất hưu cơ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật
+ Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi quá trình sinh lý, sinh hóa
+ Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến các sinh vật bị chết hàng loạt
1.1.3.5 ứng phó biến đổi khí hậu
khái niệm:
ứng phó BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
Như vậy UPBĐKH bao gồm 2 phần chính là thích ứng BĐKH và hoảm nhẹ BĐKH BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược, chúng ta cần có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính(KNK) trong khí quyền
ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp tiêu cực của con người đối với hệ thống khí hậu (giảm nhẹ BĐKH)
và giảm nhẹ các thiệt hại do BĐKH gây ra ( thích ứng BĐKH)
UPBĐKH bao gồm 2 phần chính:
- Thích ứng BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thiên nhiên hoặc con người, đáp ứng với các yếu tố xúc tác về
khí hậu thực tế hoặc dự kiến hoặc các ảnh hưởng của chúng, làm giảm nhẹ tác hại hoặc khai thác cơ hội có ích
- Giảm nhẹ BĐKH: giảm nhẹ được hiểu là sự can thiệp của con người để làm giảm lượng xả thải hoặc
tăng cường các bể khí nhà kính
Trang 11+ chiến lược giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm 2 vấn đề lớn:
1, sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2, có những chính sách và biện pháp tăng cường bể hấp thụ KNK, phát triển và bảo vệ rừng, trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc
+ Nâng cao trình độ về KHCN, các công nghệ sản xuất để ứng phó BĐKH, phòng tránh, giảm nhẹ các tácđộng xấu của thiên nhiên
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả người dân và chính quyền
+ Thực hiện chủ trương, chiến lược của Nhà nước
+ Thu hút sự tham gia, giúp đỡ của quốc tế trong việc hỗ trợ công nghệ sản xuất
1.2 Khái quát chung về QLNN về TNMT
1.2.1 Khái niệm
Theo viện Tài nguyên thế giới:
- QLNN về TNMT là cách thức mà chúng ta, con người thực hiện công quyền để giám sát, quản lý và
điều tiết hệ thống tự nhiên ag nguồn tài nguyên thiên nhiên hay còn gọi chung là môi trường
Trang 12- Một cách đơn giản, QLNN về MT là cách thức mà hệ thống QLNN đưa ra các quyết định về môi
trường
Theo tổ chức môi trường của LHQ(UNED):
QLNN trong lĩnh vực môi trường ở cấp quốc gia, cấp vùng và toàn cầu là yếu tố giúp đạt được tính bền vững về môi trường:
+ Việc củng cố và tăng cương hoạt động QLNN về môi trường cần phải được triển khai ở tất cả các cấp+ Đáp ứng và giải quyết hiệu quả các thách thức môi trường mới nảy sinh
+Xác định rõ các ưu tiên môi trường với sự nhất trí và đồng thuận cao của các bên liên quan
Bản chất của hoạt động QLNN về MT là trả lời cho câu hỏi: Chính sách nào là tốt nhất để có thể kiềm chế các tác động môi trường?
- Tài nguyên và môi trường là 2 phạm trù khác nhau tuy nhiên chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nếu theo định nghĩa của UNED, 1992: MÔi trường được hiểu là toàn bộ hệ thống tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo và tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố tài nguyên được chứa đựng trong môi trường
Tuy nhiên thực tế khi ta hiểu vai trò của môi trường thì đã khẳng định được môi trường là nơi cung cấp, chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 13Chính vì vậy, tài nguyên và môi trường là 2 đối tượng khác nhau nhưng chúng lại chứa đựng trong nhau Như vậy, QLNN về môi trường thì bắt buộc có cả tài nguyên và ngược lại.
1.2.2 Tổng quan lý thuyết và xu hướng phát triển hệ thống QLNN về tài nguyên và môi trường.
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phỉ đối mặt và nỗ lực giải quyết 10 vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nổi cộm sau đây:
1 Kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu
2 Tìm ra nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo
3 Ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và sự phá vỡ các hệ thống đại dương.
4 Bào vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước ngọt trên đất liền
5 Quản lý chất thải
6 Gia tăng dân số và di dân không kiểm soát do thảm họa thiên nhiên và chiến tranh.
7 Ô nhiễm không khí tại các siêu đô thị và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của thị dân
8 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gien
9 Bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng đất
10.Kết nối chính sách và sáng kiến khoa học- công nghệ mới.
1.2.3 Giai đoạn hình thành hệ thống QLNN về TN và MT
Trang 14- Năm 1945: trước những thách thức mà XH đang gặp phải đỏi các quốc gia không ngững đổi mới tư
duy và phương pháp quản lý NN trong lĩnh vực TN và MT nhằm giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh trước mắt và lâu dài
- Năm 1970: QLNN về TN và MT bắt đầu được quan tâm ở các quốc gia phát triển.
+ Ở các nước phát triển năng lực triển khai các hoạt động BVMT đã không ngững được cải thiện và tăng cường ở mọi lĩnh vực xã hội dưới những hình thức thiết lập các tổ chức mới,tích hợp hay thay đổi
cơ cấu tổ chức thể chế ủa các cơ quan liên quan
+ Thể chế hóa các mối quan tâm về môi trường cũng diễn ra mạnh mẽ trong xã hôi dân sự với sự ra đời của một số tổ chức phi chính phủ (NGOs), đặc biệt là tổ chức phi chính phủ hợp nhất từ nhiều quốc gia
- Năm 1985- 1990: QLNN về TN và MT được quan tâm ở các quốc gia đang phát triển và kém phát
triển
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia và cũng nảy sinh những thách thức diễn ra trên quy mô toàn cầu như: Biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon, ô nhiễm “ xuyên biên giới”, như lan truyền khói bụi, mưa axi…
Trang 15CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu của QLNN về TN và BVMT
2.1.1 Quan điểm QLNN về TN và BVMT
- Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNHX ( bổ sung năm 2011): “bảo
vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân (….) Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 của Đảng một lần nữa khẳng định: “ phát triển
kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”
- Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020: “sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài
nguyên, đặc biệt là tài nguyên không thể tái tao, gìn giữ và cải thiện môi trường sống”
- Nghị quyêt số 24- NQ/TW ngày 30/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đã đưa ra hệ thống quan điểm và các mục tiêu của nước ta về chủ đọng ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đến năm 2020 và tầm nhìn 2050:
Thứ nhất, khẳng định chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý TN và BVMT là vấn đề có
tầm ảnh hưởng lớn; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế- xã hội, ảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính
Trang 16trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhànước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
Thứ hai, chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý TN và BVMT phải trên cơ sở quản lý
tong hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng, đảm bảo cả yêu cầu trước mắt và lâu dài; toàn diện nhưng vẫn có trọng tâm phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính bên cạnh sử dụng nguồn hỗ trợ
và kinh nghiệm quốc tế
Thứ ba, khẳng định BĐKH là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại, do đó ứng phó với
BĐKH phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong
đó thích ứng BĐKH, chủ động phòng tránh thiên tai là trọng tâm
Thứ tư, tài nguyên là tài sản của quốc gia, là nguồn lực,nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để
phát triển đất nước tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế,được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh tài nguyên Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, tái chế
Thứ năm, môi trường là vấn đề toàn cầu tăng cường BVMT phải theo phương châm ứng xử hài hòa
với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo bệ sức khỏe của nhân dân làm mục tiê hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Trang 172.1.2 Nguyên tắc QLNN về tài nguyên và BVMT
2.1.2.1 Nguyên tắc QLNN về tài nguyên
Mỗi loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nhưng nguyên tắc quản lý phù hợp với đặc trưng riêng của từng loại tuy nhiên quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung đều phả tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, quốc phòng, an
ninh, quy hoạch vùng
- Đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển bền vững kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh
- Nhu cầu về khai thác, sử dụng đáo ứng của các tài nguyên và khả năng hợp tác quốc tế; điều ước
quốc tế mà VIệt Nam là một thành viên
- Kết quả điều tra cơ bản, dự báo tài nguyên, dự báo tác động của BĐKH đối với các nguồn tài nguyên 2.1.2.2 Nguyên tắc QLNN về BVMT
- Đảm bảo tính tổng hợp
Trang 18+ Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển lên hệ thống môi trường.
+ các hoạt động phát triển diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau với những quy mô, tốc độ khác nhau và chúng đều gây ra tác động về nhiều mặt lên đối tượng quản lý Vì vậy, khi ra các quyết địnhQLMT cần phải tính đến các tác động của các hoạt động phát triển
- Đảm bảo tập trung dân chủ
+ QLNN về BVMT được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, do đó nó đòi hỏi có mối quan hệ chặt chẽ giữa tập trung và dân chủ trong công tác quản lý
+ Tập trung được thể hiện thông qua các kế hoạch hóa các hoạt động, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp,
hộ gia đình…
+ Dân chủ được thể hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, áp dụng rộng rãi kiểm toán, hạch toán môi trường, sử dụng ngày càng nhiều công cụ kinh tế vào quản
lý, nhằm tạo ra sự bình đẳng cho phép mọi cấp mọi ngành, mọi địa phương
- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
+ Các thành phần của môi trường như đất, nước… thường do một ngành cụ thể quản lý và sử dụng đó là
sự quản lý theo ngành
+ Các thành phần của môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng ở các địa bàn cụ thể, thuộc quyền quản lý của một cấp chính quyền địa phương tương ứng
Trang 19Như vậy, một thành phần của môi trường có thể chịu sự quản lý của cả nhiều địa phương và của cả ngành chính vì vậy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ thì mơi đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường.
- Kết hợp hài hòa các lợi ích
+ Mỗi cá nhân, tập thể hay cộng đồng đều có các lợi ích, nhu cầu phát triển nhất định
+ Quản lý BVMT trước hết là quản lý hoạt động phát triển do cá nhân, tổ chức tiến hành có khai thác tác động tới môi trường
+ Quản lý BVMT cần khuyến khích họ có những hành vi có lợi với môi trường mà vẫn không làm mất đi lợi ích cho họ; kết hợp hài hòa các lợi ích trên cơ sở quy luật khách quan
Kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, lợi ích tập thể với lợi ích của quốc gia với lợi ích của khu vực và quốc tế
- Kết hợp chặt chẽ, hài hòa với quản lý kinh tế với quản lý xã hội
Mục đích của việc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và quản lý xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở mọi cấp, mọi ngành,mọi khâu quản lý
- Tiết kiệm và hiệu quả
+ Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với quản lý nhà nước BVMT khi phải sử dụng nguồn lực lớn trong khi vẫn phải đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Trang 20+ Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông quan việc hoạch định chính sách và chiến lược BVMTquốc gia phù hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên bằng cách áo dụng khoa học – công nghệ, sử dụng vật liệu thay thế, tiết kiệm lao động, đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm….
2.1.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường
2.1.3.1 Mục tiêu QLNN về tài nguyên
Một trong 8 mục tiêu thiên nhiên kỷ của thế giới được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc là bảo đảm sự bền vững môi trường trong đó có việc đẩy lùi thất thoát các nguồn tài nguyên thiên nhiên
ở VN căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và BVMT trong giai đoạn từ nay đến 2020 cũng có những đặc điểmriêng
Trang 21+ Kiểm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường , suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường duy trì cân bằng sinh thái
+ Hướng đến nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường
- Đến năm 2050:
+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Khai thác hợp lý, có hiệu qảu, bền vững tài nguyên
+ Bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thai
+ Phân đấu đạt chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp pháttriển trong khu vực
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất liền
- Đạt được bước tiên quan trọng trong việc điều tra cơ bản tài nguyên biển
- Quy hoạh , quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia Hạn chế
tối đa xuất khẩu khoáng sản ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt và tài nguyên rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP
- Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế- xã hội; gìn giữ và sử dụng linh hoạt đất chuyên trồng
lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Khai thác có hiệu quả và bền vững sinh thai, cảnh quan, tài nguyên sinh vật
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới;
giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP
Trang 223.1.2.2 Mục tiêu QLNN về bảo vệ môi trường
- Không để phát sinh, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước
thải ra môi trường lưu vực các con song được xử lý; Tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; Tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt
- Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các khu đô thị, khu vực đông dân cư Cải thiện rõ rệt
môi trường làng nghề và khu vực nông thôn
- Phấn đầu trên 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh
Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh
- Quản lý, khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn thiên
nhiên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%
2.2 hệ thống QLNN về tài nguyên và bảo vệ môi trường
2.2.1 lược sử quá trình phát triển ngành tài nguyên môi trường
Ngay sau khi giành được chính quyền, nước VNDCCH đã tổ chức chính phủ lâm thời và xác định các lĩnh vực do nhà nước quản lý trong đó có các lĩnh vực QLNN về tài nguyên và môi trường
- Năm 1945- 1975: thành lập cơ quan chủ yếu liên quan đến khí tượng, khoáng sản, đất đai
+ Bằng việc bãi bỏ tất cả các công sở và cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương
Trang 23+ Chuyển giao toàn bộ động sản, bất động sản và nhân viên hiện tong sự cho các Bộ của chính phủ lâm thờiviệt nam
+ Thành lập các sở sau: sở thanh tra khoáng chất và kỹ nghệ được chuyển sang Bộ Quốc dân kinh tế, sở trước bạ, văn thư, quản thủ, điền thổ và thuế trực thu chuyển về Bộ Tài Chính Sở Thiên văn và Đài thiên Phủ Liễn thuộc Bộ công chính và giao thông
Ngày 28/9/1959, Thường vụ Hội đồng chính phủ đã ra Nghị quyết về việc thanh lập Cục Đo Đạc và Bản đồ nhà nước
- 1985- 1990: hợp nhất nhiều cơ quan về tài nguyên
Ngày 14/10/ 1975 Ủy ban thường vụ QH đã ban hành Nghị quyết số 21- NQ/QHK6 thanh lập Tổng cục khí tượng thủy văn trên cơ sở hợp nhất giữa Nha khí tượng và Cục Thủy văn ( thuộc Bộ Thủy Lợi)
- Năm 1998 đến nay: thành lập cơ quan chuyên trách về tài nguyên và môi trường
ở nước ta thành lập một số cơ quan chuyên trách quan trọng về quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:
+ Năm 1992 thành lập Bộ KH- CN và MT
Theo đó, cục môi trường là cơ quan đầu tiên chuyên trách về bảo vệ môi trường có chức năng giúp bộ KH-
CN và môi trường thống nhất quản lý các hoạt động BVMT trong cả nước
Trang 24+ Thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất Cục đo đạc và Bản Đồ nhà nước và Tổng Cục quản lýruộng đất
+ Năm 2002 thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở hợp nhất các cơ quan: Tổng cục địa chính, Tổng cục khí tượng thủy văn và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ
2.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về Tài nguyên và Môi trường
2.2.2.1 Cơ quan QLNN về môi trường
Hệ thống cơ quan quản lý môi trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương, trong đó:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BVMT trong phạm vi cả nước.
- Bộ tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà
nước về BVMT và có trách nhiệm sau:
+ Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về bảo vệ môi trường
+ Chủ trì xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật theo thẩm quyền
+ Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh
Trang 25+ Chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, thông tin môi trường và báo cáo môi trường; chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền hoạt động xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấychứng nhận về bảo vệ môi trường
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt đ ng bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học; quản
lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường
+ Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chương trình, mô hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện với môi trường; hướng dẫn, chứng nhận sản phẩm, cơ sở thân thiện với môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động cải thiện sức khỏe môi trường
+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị li n quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
+ Chỉ đạo và hướng dẫn việc lồng ghép n i dung về bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản
Trang 26+ Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chỉ ti u đánh giá, theo dõi tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc; truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng, ban hành thôn g tư
liên tịch về BVMT trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý, phối hợp với bộ TN và MT tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về BVMT thuộc phạm vi quản lý của mình; hàng năm báo cáo chính phủ về hoạt động quản lý nhà nước về BVMT trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý
+ Bộ KH và ĐT chủ trì phối hợp với Bộ TN và MT, chủ tịch UBND cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu
BVMT trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, côngtrình thuộc thẩm quyền của TTCP, hoạt động thu hút đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật
về BVMT trong lĩnh vực quản lý
+ Bộ trưởng bộ NN và PTNN chủ trì, phối hợp với bộ trưởng Bộ TN và MT, chủ tịch UBND cấp tỉnhtrong việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về BVMT trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác trong hoạt động quản lý
+ Bộ trưởng Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với BỘ trưởng Bộ TN và MT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công nghiệp môi trường và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật BVMT trong lĩnh vực quản lý
Trang 27+ Bộ trưởng BỘ xây dựng chu trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ TN và MT, chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về BVMT trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.
+ Bộ trưởng bộ GTVT+ Bộ trưởng Bộ TN và MT+ CTUBND tỉnh: trong lĩnh vực xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý+ Bộ trưởng bộ y tế+ Bộ TN và MT+ CTUBND tỉnh: trong hoạt động y tế, an toàn vệ sinh thực
phẩm, hoạt động mai tang, tổ chức thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải củabênh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý
+ Bộ trưởng Bộ Văn hóa+ Bộ trưởng Bộ TN và MT + CTUBND cấp tỉnh: trong hoạt động văn hóa, lễhội, thể dục thể thao, du lịch
+ Bộ trưởng Bộ quốc phòng+ Bọ trưởng bộ TN và MT+ CTUBND cấp tỉnh: trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của pháp luật, huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục sự cốmôi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý
+ Bô trưởng Bộ công an có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng chống tội phạm về môi trường và đảm bảo an ninh trật tự môi trường; huy động lực lượng tham gia hoạt động úng phó với
sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý
Trang 28- ở địa phương ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong phạm vi quản lý của mình
- Trong mỗi cấp quản lý đều hình thành các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về môi trường từ
trung ương đến địa phương:
+ Bô tài nguyên và môi trường, trong đó có tổng cục Môi trường là cơ quan trực thuộc thực hiện chứcnăng tham mưu, giúp bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về môi trường trong phạm vi cả nước
+ sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố Bên cạnh đó, cũng thành lập các chi cục bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố nhằm giải quyết các vấn đề môi trường địa phương
+ Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện
+ Các công chức địa chính- xây dựng kiêm quản lý môi trường hoặc chuyên trách môi trường cấp xã
Trang 292.2.2.2 Hệ thống cơ quan QLNN về tài nguyên
CHÍNH PHỦ
TỔNG CỤC BIỂN HẢI
ĐẢO
CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
Trang 30- Chính phủ thống nhất quản lý tài nguyên trên phạm vi vả nước, giao cho các cơ quan chuyên môn
quản lý các tài nguyên khác nhau
- Bộ TN và Mt chủ trì chung có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại nghị định 21/2013/ NĐ- CP
Ngày 4/3/2103 Theo đó, bộ là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ trong đó:
+ Tổng cục đất đai: thực hiện tham mưu, giúp bộ trưởng quản lý và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước
+ Cục quản lý tài nguyên nước: có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, lưu vực sông trên phạm vi cả nước; tổ chức thực thi hiện các dịch vụ công về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
+ Tổng cục địa chất và khoáng sản
Từ năm 2002 chính thức được chuyển từ bộ công nghiệp về bộ tài nguyên và môi trường
Năm 2011 cục địa chất và khoáng sản được nâng cấp thành tổng cục
Chức năng: tổ chức điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; tham gia xây dựng và thực hiện các dự án về disản địa chất, bảo tồn địa chất; mạng lưới công viên địa chất, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, hoạt động thăm do, khai thác khoáng sản; đăng ký về di sản địa chất, theo quy định của pháp luật; thống kê, kiểm kê trữ lượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước
+ Cục khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu có chức năng tham mưu
Trang 31cho bộ trửơng quản lý nhà nước về khí tượng, thủy văn và biến đổ khí hậu
+ Tổng cục biển và hải đảo: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, tổ chức dịch vụ công theo quy định của pháp luật
Ngoài những loại tài nguyên do Bộ TN và MT chủ trì quản lý còn có các loại tài nguyên khác do các cơ quan nhà nước khác quản lý như:
+ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về phát triển rừng trong phạm vi cả nước
+ Bộ công thương chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng tài nguyên năng lượng tiết kiệm hiệu quả
2.2.3 Hệ thống công cụ quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường
2.2.3.1 công cụ điều chỉnh vĩ mô
Công cụ này còn được gọi là công cụ pháp lý, chính sách bao gồm: các văn bản luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các văn bản đặc thù liên quan trực tiếp đến vấn đề tài nguy n và môi trường như các
kế hoạch, chiến lược về tài nguyên và môi trường quốc gia
● Luật quốc tế
Trang 32Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế trong việc ngăn ngừa, loại trừ thiệt hại gây ra môi trường củatừng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều cácvăn bản luật quốc tế về môi trường như: công ước về bảo vệ tầng ozôn (1985), công ước về khung biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (1992), công ước về đa dạng sinh học (1992), công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (1982)
● Luật môi trường quốc gia là một hệ thống các luật, bao gồm một luật chung về bảo vệ môi trường và các
luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một địa phương hoặc của một ngành
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 hiện nay là văn bản pháp lý quan trọng nhất về bảo vệ môi
trường của nước ta
Ngoài ra, Quốc hội cũng đã ban hành các luật về các thành phần môi trường như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Luật Khoáng sản (2010), Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Biển Việt Nam (2012), Luật đất đai (2013) và mới đây nhất là Luật Tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo (2015)
Bên cạnh đó còn có các luật, pháp lệnh có li n quan như Luật Thủy sản (2003), Luật đ điều (2006), Luật Dầu khí (sửa đổi, bổ sung 2008), Luật thuế tài nguyên (2009)
● Các văn bản dưới luật
Trang 33Theo nội dung, các văn bản dưới luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể được xếp vào các nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm các văn bản được ban hành nhằm cụ thể hóa nội dung, chi tiết điều, khoản, điểm được giao
trong luật Cũng có thể hiểu rằng các văn bản thuộc nhóm này phản ánh các quy định hướng dẫn thực thi cácđiều khoản của luật, có thể kể đến các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thứ hai, nhóm các văn bản có nội dung làm rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm, quyền hạn, tổ
chức bộ máy của các tổ chức, cơ quan thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường Thông thường các văn bản này là các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
Thứ ba, nhóm các văn bản đặc thù liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường như các
chương trình mục tiêu quốc gia, các chiến lược, quy hoạch quốc gia về một số loại tài nguyên, chiến lược bảo vệ môi trường, các văn bản quy định các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
2.2.3.2 Công cụ hành động
Công cụ này còn được gọi là công cụ thị trường do nó được xây dựng trên nền tảng các quy luật kinh tế thị trường nhằm tác động tới hành vi của các cá nhân, tổ chức kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường
Trang 34Tức là các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có khai thác, sử dụng tài ngyên của môi trường
để mang lại lợi ích kinh tế cho chính họ, do vậy họ cần phải có trách nhiệm là đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường
Hình thức đóng góp tài chính này được thể hiện qua các biểu hiện đó là: phí, lệ phí, thuế…
Thuế tài nguyên
- Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào hành vi khai thác hợp pháp các tài nguyên thiên nhiên( thuộc
đối tượng chịu thuế) trên lãnh thổ , lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của VN của cá nhân, tổ chức
- Theo điều 2, luật tài nguyên, đối tượng chịu thuế phần lớn đó là các tài nguyên khoáng sản như:
khoáng sản kim loại và không kim loại, dầu mỏ, khí than, khí thiên nhiên, nước thiên nhiên, hải san
tự nhiên…
- Thuế tài nguyên nhằm hạn chế các nhu cầu không quá quan trọng hoặc không cần thiết trong sử dụng
tài nguyên , từ đó hạn chế các tổn thất về tài nguyên, khuyên khích áp dụng khoa học ký thuật hướng tới mục tiêu vì môi trường
- Nguyên tắc chung khi tính thuế tài nguyên là thuế phải nộp dựa trên mức độ gây tổn thất tài nguyên
và suy thoái môi trường
Thuế môi trường
- Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước do cá nhân, tổ chứ có sử dụng thành phần môi
trường phải nộp, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và kiểm soát được ô nhiễm môi trường
Trang 35- Mục đích cua việc đánh thuế môi trường đó là: tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời hạn
chế việc sử dụng các sản phẩm hay hoạt động có hại cho môi trường
- Nguyên tắc của thu thu thuế môi trường đó là: người gây ô nhiễm thì phải trả tiền
- Thuế môi trường được chia làm 2 loại đó là: thuế trực thu nhằm đánh vào lượng chất thải độc hại với
môi trường do cơ sở sản xuất gây ra; thuế gián thu nhằm đánh vào giá trị hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
2.2.3.3 Công cụ hỗ trợ
- Công cụ kỹ thuật: được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức trong việc thực
hiện vai trò kiểm soát, giám sát về chất lượng môi trường, đồng thời hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định bảo vệ môi trường
+ Hệ thống thông tin: là hệ thống các cơ sở dữ liệu, thông số kỹ thuật về TN và MT, có vai trò quyết định sựđúng đắn, chính xác của việc xác định hiện trạng, dự báo diễn biến thực trạng TN và MT quốc gia
+ Quan trắc môi trường: là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
+ Đánh giá tác động môi trường: đây là công cụ hưu hiệu làm cho các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững
Các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, hay kế hoạch môi trường và các nội dung cụ thể của từng loại văn bản quy định
Trang 36Ngoài các công cụ kỹ thuật nêu trên còn có các công cụ khác như: Kiểm toán môi trường, kiểm soát và giám sát môi trường…
- Công cụ truyền thống, giáo dục
- Truyền thống môi trường: nhằm mục tiêu lớn nhất là cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng môi
trường cho những đối tượng chịu ảnh hưởng giúp họ quan tâm, tìm kiếm các giải pháp khắc phục, từ
đó tăng cường sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm BVMT
- Giáo dục môi trường : nhằm mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết về sử dụng và BVMT
không chỉ đơn thuần là mang ý nghĩa học tập, bổ sung kiến thức mà còn bao hàm cả đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường cũng như sự vận dụng kiến thức, kỹ năng có được để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và phòng tránh những bất lợi có thể phát sinh
CHƯƠNG III: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM 3.1 Hiện trạng quản lý nhà nước về tài nguyên
3.2 Nội dung quản lý nhà ước về một số tài nguyên chủ yếu ở Việt Nam
3.2.1 Quản lý nhà nước về tài nguyên đất
3.2.1.1 Khái niệm tài nguyên đất: được hiểu theo 2 nghĩa cơ bản đó là
+ Đất: theo nghĩa đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, là nơi để sản xuất của con người giá trị của đất được xác định bởi điều kiện thuận lợi cho việc kiến thiết và xây dựng
Trang 37+ Đất theo nghĩa thổ nhưỡng: là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian Thành phần cấu tạo của đất gồm các loại khoáng chiếm 40%, hợp chất humin chiếm 5%, không khí chiếm 20% và nước chiếm 35%.
3.2.1.2 Đặc điểm của tài nguyên đất
Đất đai có một số đặc điểm như sau:
- Đất là tài nguyên hưu hạn, có thể phục hồi và tái sử dụng
- Đất chứa đựng các tài nguyên khác như nước, khoáng sản
- Đất là tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp
Thành phần, tính chất, giá trị của đất khác nhau phụ thuộc vào vị trí, điều kiện tự nhiên, môi trường nhân tạo ( cơ sở hạ tầng), đây là loại hàng hóa đặc biệt có thể mua bán, trao đổi được
Có thể nói đất đai là điều kiện tiên quyết đối vói tất cả các quá trình sản xuất của các ngành kinh tế
và hoạt động của con người
3.2.1.3 Đặc điểm của đất việt nam
+ Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là khoảng 33 triệu ha, xếp thứ 65 trên tổng số 200 nước trên thế giới
+ Diện tích bình quân trên đầu người là 0.4 ha bằng 1/6 tiêu chuẩn thế giới
+ Trong đó, đất đồi núi chiếm phần lớn với 3⁄4 diện tích tự nhiên; đất canh tác <25%; đất trống đồi núi trọc: 28-30%
Trang 38+ Diện tích đất canh tác giảm dần theo thời gian (năm 1940: 0,2ha/khẩu; năm 2000: 0,1ha/khẩu) Việt Nam
là quốc gia khan hiếm đất trên thế giới
3.2.1.4 Phân loại đất
Theo luật đất đai năm 2013 thì phân loại đất của nước ta như sau:
Điều 10 Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1 Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
2 Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Trang 39d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sởvăn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình
sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đấtthương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuấtvật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đườngthủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi;đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí côngcộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải
và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xâydựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh màcông trình đó không gắn liền với đất ở;
3 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Tỷ lệ các loại đất của Việt Nam như sau:
+ Đất nông nghiệp: 26822,9 nghìn ha chiếm 81%
Trang 40+ Đất phi nông nghiệp: chiếm 11%
+ Đất chưa sử dụng: chiếm 8%
Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm mạnh
Đất nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên trong những năm gần đấy thì diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh mà thay vào đó là diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên
Một số vấn đề về đất đai:
Vấn đề đặt ra đó là diện tích đất trồng lúa noi riêng và diện tích đất nông nghiệp nói chung không chỉ
có nguy cơ giảm về số lượng mà còn giảm về chất lượng
Sự suy giảm về tài nguyên đất ở nước ta bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình biến đổi tự nhiên
xa hội khác nhau đồng thời tác động
3.2.1.5 Một số vấn đề về đất đai như:
1 Các vấn đề về quản lý đất đai
2 Các vấn đề liên quan đến môi trường đất
3 Thoái hóa, sa mạc hóa, xói mòn
+ Xói mòn đất: có thể do nguyên nhân là: độ dốc quá cao, mưa lũ… hoặc do con người canh tác không hợp lý, phá rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc quá mức dẫn đến mất sự che phủ của thảmthực vật