1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng xuất nhập khẩu của nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Của Nền Kinh Tế Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây
Tác giả Hoàng Minh Đức, Đào Quốc Anh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật Hưng Yên
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu (5)
    • 1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu (5)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu chuyên đề (5)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu chuyên đề (6)
    • 1.5 Kết cấu của chuyên đề (6)
  • PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (7)
    • 2.1 Đối với nhập khẩu (8)
    • 2.2 Đối với xuất khẩu (10)
    • 3. Tình hình XNK của Việt Nam thời gian qua (13)
      • 3.1 Những thành tựu đạt được (13)
      • 3.2 Một số mặt còn tồn tại (21)
      • 4.1 Nhân tố mang tính toàn cầu (22)
      • 4.2 Chế độ chính sách luật pháp của Nhà nuớc và quốc tế (23)
      • 4.3 Hệ thống giao thông vận tải , thông tin liên lạc (24)
      • 4.4 Hệ thống tài chính ngân hàng (24)
      • 4.5 Khả năng sản xuất, chế biến của nền kinh tế trong nước (24)
      • 4.6 Doanh nghiệp và sức cạnh tranh trên thị trường (25)
      • 5.1 Tái xuất khẩu (25)
      • 5.2 Tái nhập khẩu (25)
      • 5.3 Xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp (26)
      • 5.4 Xuất khẩu và nhập khẩu gián tiếp (26)
      • 5.5 Tạm nhập, tái xuất (26)
      • 5.6 Tạm xuất, tái nhập (26)
      • 5.7 Chuyển khẩu (27)
      • 5.8 Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu (27)
      • 5.9 Xuất khẩu tại chỗ (27)
      • 6.1. Khái niệm thị trường (27)
      • 6.2. Vai trò của thị trường đối với hoạt động XNK (28)
      • 7.1 Chiến lược tập trung (29)
      • 7.2 Chiến lược phân tán (29)
  • PHẦN III. TỔNG KẾT VỀ “XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM” TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất q

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đối với nhập khẩu

Nhập khẩu là hoạt động thiết yếu của thương mại quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống Nhập khẩu nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu Ngoài ra, nhập khẩu còn có tác dụng thay thế, tức là nhập khẩu những mặt hàng mà sản xuất trong nước không lợi bằng xuất khẩu, từ đó thúc đẩy phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kỹ thuật.

Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:

-Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển

7 dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước

-Bổ xung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế , đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.

-Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

-Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.

Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam Nhờ nhập khẩu, các quốc gia này có thể cải thiện đời sống kinh tế, cải thiện một số lĩnh vực nhờ việc tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới Điều này thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.

Tuy nhiên, nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội vừa tạo ra lợi nhuận các doanh nghiệp ,chung và riêng phải hoà với nhau Để đạt được điều đó thì nhập khẩu phải đạt được yêu cầu sau:

* Tiết kiệm và hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn nhập khẩu :trong đIều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường việc kinh doanh mua bán giữa các nước đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do Do vậy,tấtcả các hợp đồng nhập khẩu phải dựa trên vấn đề lợi ích và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của quốc gia , cũng như mỗi doanh nghiệp đòi hỏi các cơ quan quản lí cũng như mỗi doanh nghiệp phải :

+ Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

+ Giành ngoại tệ cho nhập khẩu vật tư để phụ sản xuất trong nước xét thấy có lợi hơn nhập khẩu

+ Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hoá thích hợp ,với giá cả có lợi phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

* Nhập khẩu thiết bị kĩ thuật tiên tiến hiện đại :

Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư hay viện trợ đều phải nắm vững phương trâm đón đầu đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại Nhập phải chọn lọc ,tránh nhập những công nghệ lạc hậu các nước đang tìm cách thải ra Nhất thiết không vì mục tiêu

“ tiết kiệm” mà nhập các thiết bị cũ ,chưa dùng được bao lâu ,chưa đủ để sinh lợi đã phải thay thế Kinh nghiệm của hầu hết các nước đang phát triển là đừng biến nước mình thành “bãi rác”của các nước tiên tiến.

* Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh xuất khẩu.

Nền sản xuất hiện đại của nhiều nước trên thế giới đầy ắp những kho tồn trữ hàng hoá dư thừavà những nguyên nhiên vật liệu Trong hoàn cảnh đó,việc nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước.Trong điều kiện ngành công nghiệp còn non kém của Việt Nam, giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn, phẩm chất tốt hơn

.Nhưng nếu chỉ nhập khẩu không chú ý tới sản xuất sẽ “bóp chết”sản xuất trong nước Vì vậy ,cần tính toán và tranh thủ các lợi thế của nước ta trong từng thời kì để bảo hộ và mở mang sản xuất trong nước vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa vừa tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường ngoài nước.

Đối với xuất khẩu

Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:

-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.

Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc,

9 thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:

Liên doanh đầu tư với nước ngoài

Vay nợ, viện trợ, tài trợ.

Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ

Xuất khẩu sức lao động

Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…cũng phải trả bằng cách này hay cách khác Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi

+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật, thúc đẩy đổi mới năng lực sản xuất trong nước Nói một cách cụ thể hơn, hoạt động xuất khẩu trở thành nguồn vốn, đồng thời tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ thị trường quốc tế, góp phần cải thiện năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước.

Việc xuất khẩu hàng hóa sẽ đưa hàng hóa vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường thế giới về cả giá cả và chất lượng Cuộc cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo sức cạnh tranh bền vững.

+ Xuất khẩu cồn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. -Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Đầu tiên, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, giúp tạo ra nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người dân.

-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế…

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Tình hình XNK của Việt Nam thời gian qua

3.1Những thành tựu đạt được:

Từ khi đổi mới cơ chế thị trường, nền kinh tế của nước ta đã có sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực XNK Trước đây ngoại thương Việt Nam do Nhà nước độc quyền quản lý và điều hành và chủ yếu được thực hiện việc trao đổi hàng hoá theo nghị định thư giữa các Chính phủ do đó mà hoạt động thương mại trở nên kém phát triển. a,Về hoạt động XNK.

Bảng 1: KIM NGẠCH XNK CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 1993– 2003. Đơn vị : Triệu USD

Nguồn: Niên giám thống kê Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, kinh ngạch XNK của ta tăng liên tục Từ

6876 triệu USD năm 19993 lên 30.119,2 triệu USD năm 2000, tức là sau 7 năm kim nghạch XNK của ta đã tăng lên 2.243,2 triệu USD và 2 năm sau đó vẫn liên tục tăng Sự chuyển đổi nền kinh tế đã thúc đẩy ngoại thương Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về nhập khẩu và xuất khẩu đồng thời tốc độ tăng trưởng về ngoại thương nhanh qua các năm và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của sản xuất Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm 1993 – 1996 là 38,64%, giai đoạn 1996 – 1999 là 8,3% và năm 2000 là 29% Có thể thấy rằng, trong các năm

Giai đoạn 1996 - 1999, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã khởi sắc trở lại vào năm 2000 và đạt mức bình thường.

29% nhưng vẫn ở mức thấp Mặc dù kim nghạch XNK của ta tăng không đều qua các năm song cũng thể hiện phần nào sự phát triển nền kinh tế của nước ta Nếu xét riêng về xuất khẩu và nhập khẩu thì tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu.

Về cơ cấu XNK của ta cũng có nhiều thay đổi, điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: CƠ CẤU HÀNG HOÁ XNK CỦA NƯỚC TA

Về xuất khẩu 11.541,4 100 14.482,7 10015.027,0 100 16.100 100 17.300 100 1.HàngCNN và

Nguồn: Niên gián thống kê

Về xuất khẩu: Hàng nông – lâm – thuỷ sản năm 1999 chiếm 31,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, bước sang năm 2000 thì giảm xuống chỉ đạt ở mức 29% nhưng 2 năm tiếp theo lại có chiều hướng gia tăng Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có chiều hướng giả dần qua các năm, năm 2000 đạt 37,2% tong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 2001, 2002 đã giảm xuống còn 30,6%, 29,5% Cũng theo xu hướng này dự đoán đến năm 2003 giảm xuống chỉ còn 27,7% Điều này có thể do lượng khoáng sản ngày càng ít đi và ngành công nghiệp nặng phục vụ trong nước là chính Chỉ có ngành công nghiệp nhẹ là tăng đều qua 4 năm qua và dự báo năm 2003 đạt 42,3%, tức là tăng 13,3% so với năm 2000 và 11,2% so với năm 2002 Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của

Việt Nam là tương đối ổn định, hàng nông, lâm, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao, duy chỉ có hàng công nghiệp nặng và khoáng sản là có xu hướng giảm đi.

*Một số nhóm hàng xuất khẩu chính Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12/2021 đạt trị giá 5,61 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước.

Tính cả năm 2021, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020 Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 5,3 tỷ USD, tăng 14,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2021 lên 50,83 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020.

Trong năm 2021, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa

Kỳ đạt 12,76 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 11,1 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1%; sang thị trường EU (27 nước) đạt 6,57 tỷ USD, tăng 6,1%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Trong tháng 12/2021, xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước Với kết quả này, trong cả năm 2021, trị giá xuất khẩu của máy móc thiết bị điện tử và phụ tùng khác đạt 38,3 tỷ USD, tăng mạnh 41% so với năm 2020.

Trong năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác sang Hoa Kỳ đạt 17,82 tỷ USD, tăng mạnh 45,9%; sang EU (27) đạt 4,36 tỷ USD, tăng 47,2%; sang Trung Quốc đạt 2,88 tỷ USD, tăng 48,5%; sang Hàn Quốc đạt 2,57 tỷ USD, tăng 25,3%

Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12 đạt 3,62 tỷ USD, tăng 18,7% tương ứng tăng 571 triệu USD so với tháng trước Đây là tháng có trị giá xuất khẩu hàng dệt may cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ 4 có trị giá trên 3 tỷ USD (tháng 6 đạt 3,07 tỷ USD, tháng 7 đạt 3,14 tỷ USD, tháng 11 đạt 3,05 tỷ USD).

Lũy kế đến hết năm 2021, cả nước đã xuất khẩu 32,75 tỷ USD hàng dệt may (xấp xỉ với mức xuất khẩu cao nhất 32,8 tỷ USD vào năm 2019), tăng 9,9% tương ứng tăng 2,94 tỷ USD so với năm trước.

Trong đó, trị giá xuất khẩu nhóm hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 16,1 tỷ USD, tăng 15%; sang EU đạt 3,9 tỷ USD, tăng 6,1%; Nhật Bản đạt 3,24 tỷ USD, giảm 8,2%.

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 12 đạt 1,94 tỷ USD, tăng 22,9% (tương ứng tăng 361 triệu USD) so với tháng trước Đây là tháng có trị giá xuất khẩu hàng giày dép các loại cao thứ 2 trong năm, chỉ đứng sau xuất khẩu của tháng 6 với 1,98 tỷ USD Tính riêng trong quý IV, xuất khẩu giày dép các loại đạt 4,45 tỷ USD, tăng 53% so với quý III tương ứng tăng 1,54 tỷ USD.

TỔNG KẾT VỀ “XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM” TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, nước ta đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch Nhưng dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh Do đó nhiều nước đã sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, các rào cản kỹ thuật để tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 2,58%, mức thấp nhất trong thập kỷ gần đây. Trong đó, tăng trưởng GDP quý III lần đầu ghi nhận con số âm Dù vậy, trong bức tranh chung vẫn có những điểm sáng, một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu.

Sự điều hành thống nhất, linh hoạt và sát sao của Chính phủ với mục tiêu

“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thể hiện trong Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong năm 2021.

Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư, với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước Năm 2016, xuất siêu hàng hóa của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,46 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,57 tỷ USD và năm 2020 đạt 19,94 tỷ USD Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%.

Dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch covid kéo dài nhưng với những chính sách phù hợp của chính phủ đã giúp việt nam vẫn liên tục phát triển về xuất nhập khẩu với những mặt hàng mới được đưa vào thị trường Quốc tế.

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: CƠ CẤU HÀNG HOÁ XNK CỦA NƯỚC TA  GIAI ĐOẠN 1999 – 2003. - thực trạng xuất nhập khẩu của nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây
Bảng 2 CƠ CẤU HÀNG HOÁ XNK CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 – 2003 (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w