1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2000 2018

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2000 – 2018
Tác giả Đỗ Ngọc Dung, Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Hải Nam
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Quang Minh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quan hệ Kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Biên độ biến động rộng của tốc độ tăng trưởng cho thấy cùng với quá trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro tiềm ẩn, cùng kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm so

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -Tiểu luận Quan hệ Kinh tế quốc tế

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2018

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Họ và tên các thành viên: Đỗ Ngọc Dung – 1811110127

Nguyễn Vân Anh – 1811120010 Nguyễn Hải Nam – 1811120106 Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Quang Minh

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 QUY MÔ GDP CỦA THẾ GIỚI 4

2 CƠ CẤU KINH TẾ THẾ GIỚI (GIAI ĐOẠN 2000-2018) 5

a) Cơ cấu nền kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2018 8

b) Sự dịch chuyển cơ cấu của giai đoạn 2000-2018 9

c) Những yếu tố dẫn đến sự thay đổi cơ cấu 10

3 KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 12

4 LƯU CHUYỂN DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI FDI 17

a) Tổng quan về lưu chuyển vốn FDI 17

b) Phân tích sự tăng/giảm của giai đoạn qua những năm điển hình 17

5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 21

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

2008 và toàn cầu hóa thì luôn tiếp tục gia tăng Vì vậy, tình hình phát triển kinh tế thếgiới luôn luôn được toàn nhân loại quan tâm và chú ý Xuất phát từ thực tiễn trên,chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình phát triển của nền kinh tế thếgiới giai đoạn 2000- 2018” nhằm phân tích rõ tình hình phát triển của nền kinh tế thếgiới ở một giai đoạn đáng chú ý là giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Cả mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đều là phân tích một số khía cạnh cụthể để làm rõ và tìm hiểu về tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn

2000 – 2018 Những khía cạnh đó được chia thành 5 mục nhỏ như sau:

- Quy mô GDP của thế giới

- Cơ cấu kinh tế thế giới

- Kim ngạch thương mại thế giới

- Lưu chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

3

Trang 4

1 QUY MÔ GDP CỦA THẾ GIỚI

1995200020052008200920102015201620172018 20,000,000,000,000.00

GDP (USD) Thếế gi i ớ

Biểu đồ 1: Quy mô GDP qua các năm theo giá so sánh của năm 2010 (Nguồn:

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?

end=2018&start=1995 )

Biểu đồ trên mô tả quy mô GDP tính theo giá trị thực tế của một số năm tiêu biểu trong giai đoạn từ 1995 đến 2018 Nhìn chung, ở giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng GDP đã tăng gần gấp 3 lần từ 30.871 nghìn tỷ USD năm 1995 lên thành 85.911 nghìn tỷ USD vào năm 2018 Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự thay đổi này nhưng có lẽ, nguyên nhân lớn nhất chính là sự toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây Bên cạnh những tác động tích cực, hiện tượng này cũng đem lại không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế, tạo ra các cuộc khủng hoảng và những pha đi xuống trong xu thế chung đi lên kia

Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ này có biên độ biến động rộng hơn hẳn

so với thời kỳ trước Mặc dù đạt những mốc tăng trưởng cao như 4.384% vào năm

2000, kinh tế thế giới cũng có những đợt giảm sâu từ 4.299% năm 2010 xuống 2.857% năm 2015 (giảm 1.442%), hay từ 1.85% năm 2008 giảm xuống –1.678% năm

2009 (giảm 3.528%), trong khi mức giảm sâu nhất của giai đoạn 1990- 2000 chỉ là 1,5% ( từ 4% năm 1997 xuống 2,5% năm 1998) Biên độ biến động rộng của tốc độ tăng trưởng cho thấy cùng với quá trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro tiềm

ẩn, cùng kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm soát

Kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, thế giới đã bước sang một trang mới với xu thế hoà bình, liên kết và hợp tác phát triển Trong bối cảnh như vậy, quá trình toàn cầu hoá đã diễn ra một cách

Trang 5

mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế Biểu hiện rõ nhất của quá trình này là

sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, mở rộng về quy mô của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như WTO, IMF, WB, … và các hiệp định thương mại tự do FTA Các

tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đaphương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế

Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy việc lưu chuyển các dòng vốn đầu tư, giúp các nước thu hút được vốn đầu tư và công nghệ của thế giới Thị trường xuất nhập khẩu mở rộng dotác động của tự do hoá thương mại cùng với các cam kết quốc tế về đầu tư sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc di chuyển vốn giữa các nước Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho các nước đang phát triển, giúp họ rút ngắn được quá trình phát triển có thể kéodài nhiều năm để đuổi kịp với các nước tiên tiến

5

Trang 6

Hình 1: Thương mại dịch vụ của các thành viên đang trong quá trình gia nhập

WTO.

Đây là kết quả ước lượng thương mại dịch vụ trước và sau khi gia nhập WTO của 26 nước thành viên gần nhất gia nhập WTO tính đến năm 2015 Đường màu xanh thể hiện mức thương mại trung bình của các thành viên và đường màu vàng thể hiện mức trung bình của phần còn lại thế giới Theo đó, tăng trưởng trung bình của các tất cả các thành viên sau khi gia nhập ba năm nhiều gấp đôi so với trước khi gia nhập WTO ba năm (bổ sung cho cái hình nên

ko phải nhầm font)

Trang 7

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế:

Đầầu t ròng c a FDI đầầu vào (USD) ư ủ T tr ng trong GDP ỷ ọ

Biểu đồ 2: Đầu tư ròng của FDI đầu vào theo giá trị thực tế (Nguồn:

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?

end=2018&start=1995 )

Từ biểu đồ ta có thể thấy đầu tư quốc tế tăng trưởng gần như đồng thời với GDP thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn 2009 – 2016 Toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thúc đẩy việc lưu chuyển các dòng vốn đầu tư, giúp các nước thu hút vốn đầu tư và công nghệ của thế giới Chính vì vậy trong những năm gần đây, những dịch vụ như chuyển quyền sử dụng các đối tượng của sở hữu trí tuệ giữa các nước phát triển thần tốc với doanh thu chuyển quyền sở hữu lên đến hơn 400 tỷ USD năm 2018, tăng gấp 3lần so với năm 2005 Thị trường xuất khẩu mở rộng do tác động của tự do hoá thương mại sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài Đồng thời các cam kết quốc tế về đầu tư sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc di chuyển vốn giữa các nước Trong quá trình phát triển đó, dịch vụ tài chính là khu vực phát triển sau nhưng có tốc độ toàn cầu hóa nhanh nhất và hoàn thiện nhất Các thị trường tài chính chuyển dịch nhanh chóng được hỗ trợ đắc lực từ công nghệ tiến bộ với tốc độ cao khiến cho giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới quốc gia và làm cho hoạt động đầu tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Các quy định hạn chế của chính phủ đã được dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn và người nước ngoài được khuyến khích đầu tư Điều này đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh năng động với hàng loạt cơ hội đầu tư

7

Trang 8

Nhắc đến tăng trưởng kinh tế chúng ta không thể bỏ qua tác động của tiến bộ khoa học công nghệ Điều này đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu cũng như các mô hình kinh tế nổi tiếng thế giới như mô hình tăng trưởng Solow, mô hình tăng trưởng nội sinh, … Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp như hiện nay, khoa học - công nghệ lại càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa Những nămgần đây chi phí đầu tư nghiên cứu phát triển tăng lên nhanh chóng, chiếm khoảng 2.3% GDP thế giới trong năm 2018 Tiến bộ khoa học – công nghệ đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiêu quả sản xuất của nền kinh tế các nước Kết hợp với toàn cầu hoá tạo ra các mối liên kết kinh tế giúp các nước tận dụng được lợi thế trong nước, đồng thời khai thác các nguồn lực nước ngoài

tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt 20,544.3 tỷ USD năm 2018, chiếm 23.91% tổng GDP của thế giới, gấp 1.51 lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 2) và 4.13 lần GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ 3) Tuy nhiên tỷ trọng của GDP của Hoa Kỳ trong tổng GDP của toàn thế giới đã giảm từ 32.44% năm 2001 xuống chỉ còn 23.91% năm 2018 Sự bứt phá mạnh mẽ của Trung Quốc cũng đóng góp một phần, nhưng rõ

Trang 9

ràng không phải tất cả, của sự tách biệt này Sự tăng trưởng được đẩy mạnh là kết quả tất yếu của cơ cấu tổ chức chính sách có hiệu quả hơn ở nhiều thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển, bao gồm việc mở cửa nền kinh tế hơn nữa với thế giới Bên cạnh những lợi ích kể trên thì toàn câu hoá cũng có những tác động tiêucực đến nền kinh tế, kéo lùi mức tăng trưởng của cả thế giới lại Sự gắn kết giữa cácnền kinh tế càng mạnh thì sự tương tác hay phản ứng dây chuyền càng lan nhanh vàrộng Một sự thay đổi nhỏ trên các nền kinh tế chủ đạo của thế giới như Hòa Kỳ, Châu

Âu, Trung Quốc,… ngay lập tức có thể gây ra sự xáo trộn mạnh mẽ đối với kinh tế thếgiới Tiêu biểu như cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Hòa Kỳ vào cuối năm

2007 “Chỉ trong một ngày sau sự kiện Lehman Brothers – tổ chức tài chính vào loại

lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ bị phá sản, chỉ số FTSE100 của Anh mất 1,5%,

CAC-40 của Pháp mất 1,4%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm gần 5%, chỉ số Hang Seng của HongKong giảm 5,4%, chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc mất 6,1%, Đài Loan mất 4,9% và Thượng Hải mất 4,6% Tính thanh khoản trên thị trường tài chính sụt giảm mạnh mẽ, lãi suất Libor trong tháng 10/2008 tăng tới 30% cho thời hạn 1 tháng và 3 tháng, 16% và 12% cho thời hạn 6 tháng và 12 tháng” 1 Tự do hóa thịtrường là cơ sở cơ bản của toàn cầu hóa đã tỏ ra là một cơ chế không đủ mạnh để cóthể duy trì sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, can thiệp của chính phủ là sự cầnthiết Sau những sự kiện có tính liên hoàn lan rộng giữa các nước trong cuộc khủnghoảng vừa qua, chính phủ các nước đang dần nhìn lại tầm quan trọng của lý thuyếtKeynes cũng như vai trò của bàn tay hữu hình, có thể sẽ tiến hành cơ cấu lại các lĩnhvực kinh tế và cơ chế quản lý giám sát từ Nhà nước nhằm đảm bảo sự hội nhập hợp lý,duy trì mức độ độc lập tương đối như một rào cản ứng phó với các tình huống xấu từthị trường thế giới

Cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt đã kéo theo sự gia tăng những tranhchấp và xung đột kinh tế giữa các nước, điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung nổ ra vào cuối năm 2018 Việc áp dụng các chính sách hạn chế thương mại đãtạo ra một loạt các biện pháp trả dũa lẫn nhau không ngừng giữa hai nước, ảnh hưởngnặng nề đến thương mại và sản lượng quốc tế Đầu tư quốc tế, nhân tố mấu chốt trongviệc phát triển kinh tế, đã giảm gần một nửa trong vòng một năm từ 2017 đến 2018 (từ2,066 tỷ USD năm 2017 xuống còn 1,349.95 tỷ USD năm 2018) Các nhà đầu tư cũngnhư các ngân hàng không còn tin tưởng vào sự ổn định của thị trường nữa Chính vìthế mà kinh tế thế giới năm 2018 tăng trưởng không mạnh bằng năm 2017: tăngtrưởng GDP năm 2018 giảm từ 3.87% năm 2017 xuống còn 3.579%

Toàn cầu hoá cũng góp phần làm gia tăng những thách thức mang tính toàn cầunhư sự phân hoá giàu nghèo tăng lên, chảy máu chất xám, biến đổi khí hậu, ô nhiễmmôi trường, dịch bệnh, … Lúc này, các nước đang phát triển rơi vào tình thế cực kỳbất lợi Người lao động của các nước đang phát triển có xu hướng ở lại ngoại quốc sau

1 Tổng quan kinh tế Thế giới 2001 – 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

9

Trang 10

khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài đã gây ra sự thất thoát nghiêm trọng nguồn nhânlực chất lượng cao Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển ở các nước tiên tiếnkhiến cho công nghệ ở những nước kém phát triển hơn trở nên lạc hậu, từ đó giảm khảnăng cạnh tranh của nhóm nước này trên thị trường quốc tế Vấn đề ô nhiễm môitrường ở những nước này cũng rất nghiêm trọng do phần lớn là theo đuổi mục tiêukinh tế có sự đánh đổi môi trường sinh thái… Những tác động tiêu cực này đã phá huỷmột phần động lực tăng trưởng của các nước này, từ đó kéo lùi sự phát triển của nềnkinh tế thế giới.

2 CƠ CẤU KINH TẾ THẾ GIỚI (GIAI ĐOẠN 2000-2018)

a) Cơ cấu nền kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2018

Cơ cấu ngành kinh tế thế giới và xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế giaiđoạn 2000-2018:

- Cơ cấu ngành là sự phân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất quantrọng – Các ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa trênnhững đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau – những ngành sản xuấtquan trọng và lớn trong nền kinh tế bao gồm: Nông nghiệp – Công nghiệp– Dịch vụ – Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế nhằm tìm ra nhữngcách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tậptrung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy

sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế một cách nhanh chóng và có hiệuquả

- Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế

đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệthống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tácđộng ấy Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tếthế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ

sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá

độ từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất của

xã hội tương lai Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát

triển theo các xu hướng: toàn cầu hóa và nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp.

Biểu đồ biến động cơ cấu kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2018:

Trang 11

b) Sự dịch

chuyển cơ cấu của giai đoạn 2000-2018:

Theolý

thuyết Engel, ta nhận thấy khi thu nhập của các gđ tăng lên đến một mức độ nhất địnhthì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực giảm, từ đó:

Tỷ trọng khu vực NN trong nền KT có xu hướng giảm đi và tỷ trọng cáckhu vực khác tăng lên

Tỷ lệ thu nhập dành cho hàng hóa CN có xu hướng tăng (nhưng chậm hơntốc độ tăng thu nhập)

Tỷ lệ chi tiêu cho HH DV (có tốc độ tăng nhanh hơn thu nhập)

Từ biểu đồ ta có thể nhận thấy sự dịch chuyển rõ rệt cơ cấu kinh tế thế giới khi

tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp tăng mạnh do cuộc cách mạng côngnghiệp nhen nhóm trên thế giới từ đầu những năm 2000 cộng với sự phát triển chóngmặt của công nghệ thông tin, tỷ trọng của ngành nông nghiệp có chiều hướng tăngchậm dần và chiếm tỷ trọng rất thấp so với các ngành còn lại Theo như mô hình kinh

tế Rostow đã chia quá trình phát triển kinh tế thành 5 giai đoạn và ở thời kì này nềnkinh tế thế giới đang phát triển ở giai đoạn hậu giai đoạn 3 hay còn được gọi là giaiđoạn trung gian mà ở đó nền kinh tế phá vỡ tình trạng trì trệ Cơ cấu ngành là cơ cấu

CN – NN – DV Tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế khoảng 10% GDP KHCN được áp dụng vào một lĩnh vực đầu tàu rồi tác động tới khu vực địa

5-lý, ngành kỹ thuật kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển một số ngành khác Giai đoạnnày khoảng diễn ra trong khoảng 30 năm và chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo haycòn gọi là giai đoạn trưởng thành với mục tiêu các ngành CN nặng hiện đại chủ yếunhư luyện kim, hóa chất, điện phát huy tác dụng Tỷ lệ đầu tư trong giai đoạn này ởmức 20% Cơ cấu KTXH có sự biến đổi theo hướng cả đời sống vật chất và tinh thần

Trang 12

người dân được nâng cao Các chủ DN tham gia vào QLNN và PTKT Cơ cấu ngành

là cơ cấu CN – DV - NN Kéo dài khoảng 60 năm

c) Những yếu tố dẫn đến sự thay đổi cơ cấu:

Cống nghi p; 30.5; ệ 30.50%

Nống nghi p; 4.3; ệ 4.30%

Mỹ - Trung dẫn đến 1 cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó thế giới phải chịu sự chiphối của những cường quốc này để kịp thời thích ứng với thay đổi của thời đại Giaiđoạn từ năm 2000 đến năm 2010, kinh tế Mỹ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọngcủa các ngành dịch vụ như: Ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, công nghệ thông tin

và giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất chế tạo, nông nghiệp và khai mỏ Theo đó,ngành Khai mỏ của Mỹ giảm tỷ trọng từ 1,6% năm 2000 xuống còn 1,5% năm 2010;ngành sản xuất, chế tạo cũng giảm tỷ trọng từ 22% năm 2000 xuống còn 18,6% vàonăm 2010 Trong khi đó, ngành Giáo dục tăng tỷ trọng từ 1,6% năm 2000 lên 1,7%năm 2010; ngành Tài chính – ngân hàng tăng tỷ trọng từ 16% năm 2000 tăng lên17,6% năm 2010

Đến giai đoạn năm 2011 - 2016, các ngành kinh tế Mỹ chịu tác động từ Cáchmạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế diễn ra mạnh mẽ Điểnhình là ngành Công nghệ thông tin (CNTT), dịch vụ có tỷ trọng chuyển dịch mạnhnhất trong nền kinh tế Mỹ Các ngành Khai mỏ, nông nghiệp tỷ trọng chuyển dịchgiảm nhẹ Trong giai đoạn này, ngành CNTT tăng tỷ trọng từ 5% lên 5,5%; ngànhGiáo dục, y tế, dịch vụ tăng từ 1,7% lên 2,1%

Trang 13

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động nhất định đến xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Trung Quốc Mặc dù, trình độ kinh tế của TrungQuốc so với các nước phát triển còn ở mức thấp, nhưng quốc gia này vẫn đạt nhữngthành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và thích ứng nhanh chóng với Cách mạngcông nghiệp 4.0.

Giai đoạn từ 1980 - 2000, Trung Quốc từ một nước lạc hậu đã trở thành một nướccông nghiệp có sản lượng sản xuất lớn nhất thế giới Ngành công nghiệp tăng trưởngnhanh, năm 2006, công nghiệp ở Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 42% GDP Tuynhiên, cùng với sự tăng trưởng của các ngành Ngân hàng, kinh tế Trung Quốc có xuhướng chuyển dịch nhiều hơn sang các ngành dịch vụ Từ năm 2006 - 2015, cácngành Công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng, trong khi các ngànhDịch vụ lại có xu hướng tăng tỷ trọng

Cụ thể, đối với ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế đãliên tục giảm, rõ nét nhất là năm 2015 với tỷ trọng là 35,3% Đây cũng là năm tỷ trọngngành Công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất Trong khi đó, ngành Điện thoại viễnthông vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khi sản lượng điện thoại sản xuất tăng từ 150triệu chiếc lên gần 170 triệu chiếc, sản lượng màn hình sản xuất tăng từ 13 triệu chiếclên 16 triệu chiếc…

Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế cũngđến từ sự phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng phức tạp và thông minh của nhân loại

đã tạo nên một nền kinh tế tri thức phát triển chưa từng có Thế kỷ XXI nền kinh tế trítuệ đang được hình thành và phát triển Đó là những người máy công nghiệp sẽ thaythế bằng những người lao động Các quá trình lao động trí óc cũng được người máythay thế Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế chonhững cho các nguồn năng lượng hiện có Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêubền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ pháttriển… Các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi Không gian của nền kinh tếthế giới sẽ được mở rộng đến đáy Đại Dương và vũ trụ … Khi đó nền sản xuất thếgiới sẽ đảm bảo cung cấp hàng hoá dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuấtvật chất sẽ thu hẹp lại nhỏ bé so với các khu vực kinh tế trí tuệ

13

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w