1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhan xet khoa luan tot nghiep dai hoc

10 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009
Tác giả Đại Thị Hằng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thành Long
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 55 KB

Nội dung

BÀI TẬP 1: Nhận xét khoá luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mã số: 08 11 01 của sinh viên Đại Thị Hằng, đề tài: "Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009". Công bố tại Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp Đại học năm 2010 của Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thành Long. NGƯỜI NHẬN XÉT: NGUYỄN VĂN LẠC HỌC VIÊN CAO HỌC: XDĐ&CQNN KHOÁ 16. Qua nghiên cứu đề tài trên của tác giả Đại Thị Hằng, Tôi xin nhận xết chung về những mặt đã đạt được và mặt hạn chế của đề tài như sau: 1. Về tên đề tài Vấn đề văn hoá và việc xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Tác giả lựa chọn đề tài "Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009" để làm khoá luận tốt nghiệp đã phản ánh đúng góc độ nghiên cứu của bộ môn và phản ánh được tính cấp thiết của vấn đề đang đặt ra trong đời sống hiện thực của đất nước. Vì vậy, theo tôi tên đề tài rất hay và có khả thi. Nhưng có thể viết tên đề tài là: "Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn 1996- 2009". 2. Về lý do và tính cấp thiết của đề tài "Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hoá thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới đường lối đúng đắn sáng tạo của Đảng, Văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những năm gần đây, văn hoá trở thành một khái niệm có tính thời sự, thậm chí có tính thời đại. Văn hoá là phát triển, phát triển trên cơ sở văn hoá, văn hoá là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Do vậy, Đảng ta luôn coi trọng văn hoá là mục tiêu quan trọng của xã hội mới, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống tinh thần của đời sống nhân dân ta. Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn hoá hàm chứa nội dung lý luận và thức tiễn sâu sắc - vừa bổ sung, phát triển lý luận văn hoá mác xít, vừa tiếp cận những tư tưởng van hoá tiến bộ của thời đại, đồng thời phù hợp với thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Đảng ta khẳng định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng quá trình phát triển. Theo hướng đó, văn hoá phải thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển.

Trang 1

BÀI TẬP 1: Nhận xét khoá luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mã số: 08 11 01 của sinh viên

Đại Thị Hằng, đề tài: " Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009".

Công bố tại Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp Đại học năm

2010 của Học viên Báo chí và Tuyên truyền Người hướng dẫn: Ths Nguyễn Thành Long.

NGƯỜI NHẬN XÉT: NGUYỄN VĂN LẠC HỌC VIÊN CAO HỌC: XDĐ&CQNN KHOÁ 16.

Qua nghiên cứu đề tài trên của tác giả Đại Thị Hằng, Tôi xin nhận xết chung về những mặt đã đạt được và mặt hạn chế của đề tài như sau:

1 Về tên đề tài

Vấn đề văn hoá và việc xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc

là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng Tác giả lựa chọn

đề tài " Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009" để làm khoá

luận tốt nghiệp đã phản ánh đúng góc độ nghiên cứu của bộ môn và phản ánh được tính cấp thiết của vấn đề đang đặt ra trong đời sống hiện thực của đất nước Vì vậy, theo tôi tên đề tài rất hay và có khả thi

Nhưng có thể viết tên đề tài là: " Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển

Trang 2

nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn 1996- 2009"

2 Về lý do và tính cấp thiết của đề tài

"Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hoá thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hoá đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới đường lối đúng đắn sáng tạo của Đảng, Văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Những năm gần đây, văn hoá trở thành một khái niệm có tính thời

sự, thậm chí có tính thời đại Văn hoá là phát triển, phát triển trên cơ sở văn hoá, văn hoá là mục tiêu, động lực của sự phát triển Do vậy, Đảng

ta luôn coi trọng văn hoá là mục tiêu quan trọng của xã hội mới, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống tinh thần của đời sống nhân dân ta Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn hoá hàm chứa nội dung lý luận và thức tiễn sâu sắc - vừa bổ sung, phát triển lý luận văn hoá mác xít, vừa tiếp cận những tư tưởng van hoá tiến bộ của thời đại, đồng thời phù hợp với thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Đảng ta khẳng định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng quá trình phát triển

Trang 3

Theo hướng đó, văn hoá phải thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi mà xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, quá trình hội nhập dễ dẫn đến " sự đánh mất mình" thì việc giữ gìn bản sắc văn hoá là yếu tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của một đất nước

Với tầm quan trọng đó em chọn đề tài " Đảng lãnh đạo xây dựng

và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996-2009" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp".

Với sự lập luận lôgíc về tính cấp thiết của đề tài mà tác giả đã

trình bày như trên Tôi đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn của đề tài khoa

học và cho rằng đề tài đã thực hiện đúng với góc độ nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhờ xác định đúng vấn đề nghiên cứu và xác định rõ khách thể nghiên cứu là: Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996-2009, do đó tôi cũng khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài là chưa được công bố trong các chuyên khảo lý luận chính trị - xã hội, trên lĩnh vực chuyên

khảo của lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam

2 Về mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

"Đề tài nghiên cứu nhằm thấy rõ được sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996- 2009 Từ

đó giúp mọi người hiểu được rõ hơn về chủ chương, chính sách của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta tiên tiến, đậm đà

Trang 4

bản sắc dân tộc, thấy rõ thực trạng nền văn hoá Việt Nam với những thành tựu đạt được và hạn chế Từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp khắc phục để xây dựng tốt hơn nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới"

Tôi đánh giá cao sự xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài như trên Đây chính là cơ sở và cũng là yêu cầu cần phải làm rõ trong đề tài mà tác giả nghiên cứu

3 Về nội dung đóng góp khoa học của đề tài

Một là, tác giả đã xác định và xây dựng cơ bản thành công cơ sở

lý thuyết của đề tài, tạo được nền tảng lý luận cơ bản cho quá trình triển khai các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Cụ thể như sau:

- Tác giả đã hệ thống và làm rõ được các khái niệm về "văn hoá"

và "bản sắc văn hoá", và khái niệm "nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Tôi đánh giá cao những phân tích của tác giả nêu trong đề tài, bởi vì khái niệm văn hoá là một khái niệm rộng và trừu tượng Vì vậy để làm rõ được nội hàm của các khái niệm khoa học này là điều rất khó, song tác giả của đề tài đã làm được điều này Đồng thời, tác giả đề tài cũng đã trình bày khá đầy đủ và rõ nét các khái niệm về văn hoá của các nhà lý luận kinh điển như: Chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh… làm cho đề tài càng có cơ sở lý luận sâu sắc

- Mặt khác, tác giả đề tài đã nêu bật được vai trò của văn hoá trong sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập Đặc biệt tác giả

đã nắm rất vững quan điểm của Đảng ta về vai trò của văn hoá, thông qua các nghị quyết và văn kiện của Đảng ta

Trang 5

Hai là, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

của đề tài và qua các Văn kiện Đại hội của Đảng ta, tác giả đã đánh giá

và luận chứng khá sâu sắc thực trạng của nền văn hoá Việt Nam trước năm 1996 Trên cơ sở đó làm rõ tính khoa học của đường lối lãnh đạo phát triển nền văn hoá nước ta giai đoạn 1996 - 2009 Tôi đánh giá cao nội dung này, chứng tỏ tác giả có logíc và dẫn chứng xác đáng để làm

rõ tính đúng đắn đường lối lãnh đạo của Đảng ta về phát triển nền văn hoá trong giai đoạn này

Ba là, tác giả đã phân tích khá rõ về các quan điểm, chủ trương

và quá trình thực hiện của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn 1996- 2009 Cụ thể:

- Ở nội dung này, tác giả đề tài đã phân tích khá sâu sắc các quan điểm và chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta Tôi đánh giá cao khả năng phân tích, hiểu đúng, hiểu đủ về nội dung các quan điểm và chủ trương của Đảng ta về văn hóa

- Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích và luận chứng được những thành tựu và hạn chế cơ bản của nền văn hóa Việt Nam giai đoạn 1996

- 2009 Thực trạng nền văn hoá Việt Nam được tác giả phân tích theo

hai hướng cơ bản: Thứ nhất là, những thành tựu và hạn chế; thứ hai là,

những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra được những phương hướng cơ bản để phát triển nền văn hoá nước ta trong những năm tiếp theo Điều này đã chứng tỏ tác giả đã phân tích khá cô đọng và trọng tâm của đối tượng nghiên cứu là Đảng

Trang 6

lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009

Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu đã làm rõ được các khái niệm khoa học cơ bản liên quan đến đề tài và đã làm rõ được thực trạng, nguyên nhân của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn 1996 - 2009 Về cơ bản đã góp phần giúp tác giả thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của việc nghiên cứu đề tài, tạo tiền đề cho việc xây dựng phương hướng phát triển nền văn hoá những năm tiếp theo

Tuy nhiên, về mặt nội dung của đề tài tác giả cũng đã mắc phải những hạn chế nhất định:

Một là, trong mục 1.1 của chương 1, tác giả còn lúng túng khi

phân tích hai khái niệm "văn hoá" và "nền văn hoá" Tức là, trong quá trình phân tích tác giải còn mơ hồ, đôi khi lẫn lộn giữa văn hoá và nền văn hoá Do đó khi phân tích nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tác giả đã khó phân tích đặc trưng của nền văn hoá

"tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc"

Hai là, trong mục 1.1 của chương 1 còn thiếu khái niệm "nền văn

hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Do đó khi phân tích tác giả đã lúng túng và khó khăn khi phân tích thực trạng của nền văn hoá nước ta giai đoạn 1996 - 2009

Ba là, trong mục 2.3 của chương 3, các phần phương hướng nêu

ra là chưa chính xác, đây chỉ có thể là những giải pháp cơ bản như tác giả đã trình bày trong đề tài chứ không phải là phương hướng Mặt

Trang 7

khác, ở đây tác giả đề tài cũng chưa phân tích rõ các phương hướng này

mà mới chỉ viết chung chung, thiếu tính logíc và phân bố cục không rõ ràng Nếu khắc phục được những nhược điểm này thì đề tài sẽ sâu sắc

và thành công hơn nữa

4 Về kết cấu nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Về kết cấu của nội dung đề tài

- Đề tài có kết cấu 3 chương 6 tiết, kết cấu này có các ưu điểm sau:

Thứ nhất, kết cấu đó phù hợp với nội dung và hình thức của một

đề tài khoa học Đồng thời phù hợp với mục đích - mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Thứ hai, các nội dung phân tích và luận chứng trong mỗi chương,

tiết đã thể hiện tính khoa học tương quan với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Vì vậy, mà tính logíc của phép chứng minh các giả thuyết nghiên cứu được tuân thủ nghiêm túc

Tuy nhiên, có một số kết cấu chưa hợp lý, theo tôi thì:

Một là, trong chương 1, cần ghép hai mục 1.1 và 1.2 thành một

mục là 1.1 Có như vậy mới đảm bảo tính hệ thống của các khái niệm

Hai là, cần đưa khái niệm "nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc" lên phần khái niệm của mục 1.1 của chương 1; không nên để khái niệm này ở mục 2.1 của chương 2 Điều này làm giảm tính logíc ở chương 2, bởi vì trong chương này, tác giả đang làm rõ quá trình Đảng

Trang 8

lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ 1996 - 2009

Ba là, các phương hướng ở mục 2.3 của chương 3 cần cụ thể các

phương hướng thành các tiểu mục cụ thể, không nên viết chung chung, không rõ tiểu mục như tác giả đã trình bày trong đề tài

4.2 Về hình thức và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Tác giả đã trình bày đúng quy cách, thể thức của một đề tài khoa học, trình bày đề tài khoa học, hợp lý, dễ nhìn, dễ đọc; có hình ảnh sinh động từ các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của các dân tộc Việt Nam được trình bày ở những trang cuối của đề tài Đồng thời qua phân tích

đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích, so sánh, lịch sử, tổng hợp…

Tuy nhiên, cần chú ý một số điểm cơ bản đã mắc phải trong đề tài, đó là:

Một là, cần khắc phục lỗi chính tả, viết thiếu từ trong mục 1.1 của

chương 1, dòng 7 từ trên xuống, trang 11 đã đánh dấu sai "văn hoá" lại viết là" ăn hoá"; dòng 13 từ trên xuống, trang 16 của tiểu mục 1.2.3 của chương 1 không viết hoa tên của tiểu mục

Hai là, trong đề tài chưa sử dụng tốt các kiểu chữ hợp lý, kiểu

chữ nghiêng và chữ đứng chưa thống nhất Ví dụ: tất cả các tiểu mục của các chương tác giả trình bày kiểu chữ thường, in nghiêng nhưng tại trang 41, mục 2.1.3 của chương 2 tác giả lại trình bày kiểu chữ thường,

in đậm…

Trang 9

Ba là, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đề tài,

tuy nhiên tác giả không sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong khi nghiên cứu Theo tôi đây là hạn chế làm cho kết quả nghiên cứu đề tài giảm tính chân thực của nó Nếu tác giả tiến hành thu thập các thông tin từ việc lập bảng hỏi hoặc câu hỏi phỏng vấn, chắc chắn tác giả sẽ bám sát được thực trạng của nền văn hoá nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1996 - 2009

5 Về nguồn tài liệu tham khảo của đề tài

Tôi đánh giá cao về khẳ năng thu thập tài liệu của tác giả đề tài, tác giả đã thu thập và tham khảo thông tin từ 45 danh mục tài liệu tham khảo Đây là hệ thống tài liệu tham khảo phong phú và rất tin cậy để thu thập thông tin Nhờ đó các kết quả nghiên cứu có thể khẳng định là tin cậy và có tính mới, phù hợp với khách thể nghiên cứu của đề tài Ví dụ: Tác giả đã tham khảo được các tài liệu do các nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam viết như "bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học" của TS Nguyễn Bá Thành, đại học quốc gia Hà Nôi, hay "Bản sắc văn hóa Việt Nam" của tác giả Phan Ngọc, NXB Văn hoá - thông tin…

Tuy nhiên, trong danh mục tài liệu tham khảo còn chưa có nhiều tài liệu viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn của nền văn hoá nước

ta dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1996 - 2009 Vì vậy đã làm hạn chế một phần đối với kết quả của đề tài

6 Một số ý kiến cần trao đổi

Trang 10

Đề tài tác giả nghiên cứu là rất hay, mới và cần thiết trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay Song tôi nêu ra 02 câu hỏi để tác giả đề tài làm rõ:

Một là, trong mục 2.2 của chương 2, dòng 9 từ trên xuống, tác giả

có nói rằng:"đánh giá thực trạng của một nền văn hoá nói chung phải

có những tiêu chí nhất định" Vậy theo tác giả tiêu chí nào được coi là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá thực trạng nền văn hoá Việt Nam hiện nay?

Hai là, có nên xây dựng một nội dung mới trong đề tài là: Đặc

điểm về kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn 1996 - 2009 không?

Hà nội, ngày 25 tháng 3 năm 2011

Người nhận xét

Nguyễn Văn Lạc

Ngày đăng: 23/04/2024, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w