1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 tl chính sách công phân tích chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai Đoạn 2016 – 2020

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách công do nhà nước ban hành để giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định. Việc giải quyết nhằm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó. Khi nói tới chính sách công là bao gồm những dự định của nhà hoạch định chính sách và các hành vi thực hiện những dự định đưa lại kết quả thực tế. Vì vậy, chính sách công được hiểu là "Những quy định về sự ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng". Hay chính sách công cũng chính là "Một chuỗi các quyết định hành động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang được đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định". Thời gian qua, việc hoạch định chính sách công ở nước ta đã cho ra đời nhiều chính sách phù hợp với thực tế, thực thi đem lại hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong hơn 20 thực hiện công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, quá trình hoạch định chính sách công cũng còn bộc lộ một số tồn tại, đó là: các kiến nghị hoạch định chính sách chủ yếu xuất phát từ các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước. Việc dự thảo chính sách thường là do các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan đặc biệt của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Như vậy, chính sách công được ban hành dựa trên suy xét, phân tích tình hình thực tế và trên cơ sở những mong muốn quản lý của từng cơ quan nhà nước. Sự tham gia đề xuất ý tưởng hoạch định chính sách, hoặc đóng góp vào xây dựng các phương án, biện pháp chính sách của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi chính sách là rất hạn chế. Rất ít các chính sách công được ban hành xuất phát từ ý tưởng của những đối tượng bị chính sách chi phối, ảnh hưởng và các biện pháp thực hiện chính sách do những nhà quản lý xây dựng nên. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho một số chính sách tính khả thi thấp, hoặc khi thực thi không đem hiệu quả như nhà quản lý mong muốn. Chính vì vậy, việc phân tích quá trình hoạch định một chính sách công cụ thể ở nước ta là vấn đề rất cần thiết. Do đó, tôi chọn “Phân tích Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020” làm đề tài tiểu luận môn học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng

để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính sách công do nhà nước ban hành

để giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sốngkinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định Việc giải quyết nhằm thay đổi hoặcduy trì một hiện trạng nào đó Khi nói tới chính sách công là bao gồm những dựđịnh của nhà hoạch định chính sách và các hành vi thực hiện những dự định đưa lạikết quả thực tế Vì vậy, chính sách công được hiểu là "Những quy định về sự ứng

xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiệnbằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo địnhhướng" Hay chính sách công cũng chính là "Một chuỗi các quyết định hành độngcủa Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang được đặt ra trong đời sốngkinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định"

Thời gian qua, việc hoạch định chính sách công ở nước ta đã cho ra đờinhiều chính sách phù hợp với thực tế, thực thi đem lại hiệu quả mà biểu hiện cụ thể

là đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong hơn 20 thựchiện công cuộc đổi mới Tuy nhiên, quá trình hoạch định chính sách công cũng cònbộc lộ một số tồn tại, đó là: các kiến nghị hoạch định chính sách chủ yếu xuất phát

từ các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước Việc dự thảo chínhsách thường là do các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan đặc biệt của Chính phủ,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Như vậy, chính sáchcông được ban hành dựa trên suy xét, phân tích tình hình thực tế và trên cơ sởnhững mong muốn quản lý của từng cơ quan nhà nước Sự tham gia đề xuất ýtưởng hoạch định chính sách, hoặc đóng góp vào xây dựng các phương án, biệnpháp chính sách của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi chính sách là rất hạn chế Rất

ít các chính sách công được ban hành xuất phát từ ý tưởng của những đối tượng bịchính sách chi phối, ảnh hưởng và các biện pháp thực hiện chính sách do nhữngnhà quản lý xây dựng nên Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho

Trang 2

một số chính sách tính khả thi thấp, hoặc khi thực thi không đem hiệu quả như nhàquản lý mong muốn

Chính vì vậy, việc phân tích quá trình hoạch định một chính sách công cụ

thể ở nước ta là vấn đề rất cần thiết Do đó, tôi chọn “Phân tích Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020” làm đề tài tiểu luận môn học.

Trang 3

Chương 1 BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ

EM GIAI ĐOẠN 2011 – 2012

.1 Tính cấp thiết phải ban hành

Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đãgiúp cho nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng ở mức cao, bình quân trên 7%năm; GDP bình quân đầu người đã tăng lên khoảng 1.300 đôla vào năm 2010; tỷ lệdân số tiếp cận với giáo dục, y tế, nước sạch và các phúc lợi xã hội khác cũngkhông ngừng được nâng cao và chất lượng ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộcsống của trẻ em cũng được cải thiện và nâng cao đáng kể Tuy nhiên, kinh tế càngphát triển thì việc phân hóa giàu nghèo cũng có xu hướng gia tăng, điều này đã tạonên sự bất bình đẳng về cơ hội được sống, được bảo vệ và phát triển giữa nhóm trẻ

em, vui chơi giải trí có nguy cơ không đạt vào năm 2010

Tình trạng sao nhãng, ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, buôn bán, mạidâm, sử dụng văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trong điềukiện tồi tệ, tình trạng tảo hôn ở lứa tuổi trẻ em và người chưa thành niên vẫn chưađược phòng ngừa và ngăn chặn một cách có hiệu quả; thậm chí có vụ việc nghiêmtrọng và tồn tại trong thời gian dài, gây dư luận bức xúc trong xã hội Tình trạngtrẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em vi phạmpháp luật vẫn xảy ở nhiều nơi với diễn biến và tính chất ngày càng phức tạp Bêncạnh đó môi trường sống vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro chưa được loại bỏ,

do vậy hàng năm vẫn có một số lượng lớn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Tính đến năm 2009, cả nước vẫn còn 1,53 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtchiếm 6% so với tổng số trẻ em và chiếm 1,79% so với dân số Nếu tính cả nhóm

Trang 4

trẻ em nghèo (2,75 triệu), trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị buôn bán và trẻ em bị tai nạnthương tích thì tổng cộng có khoảng 4,28 triệu chiếm 5% dân số và khoảng 18,2%

so với tổng số trẻ em Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếpcận với các dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em

Nước ta là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phê chuẩn Công ướcLiên Hợp quốc về quyền trẻ em (1990); phê chuẩn Công ước số 182 của ILO vềviệc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ emtồi tệ nhất (17/6/1999); Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu đi làm việc(1973); Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và vănhóa phẩm khiêu dâm trẻ em (25/5/2000); cam kết thực hiện Tuyên bố về một thếgiới phù hợp với trẻ em (2002) Việc phê chuẩn các văn kiện nêu trên đã đặt ratrách nhiệm pháp lý của nước ta trước cộng đồng quốc tế về thực hiện các quyền

cơ bản, đặc biệt là quyền được bảo vệ khỏi bị tổn thương của trẻ em

Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiều văn bảnquy phạm pháp luật khác có liên quan đến trẻ em đều thể hiện rõ quan điểm nhấtquán của Đảng và nhà nước ta về trách nhiệm của gia đình, xã hội và nhà nướctrong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Đặc biệt là Luật Bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em ban hành năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã quy định: “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”

Cơ sở thực tiễn và pháp lý nêu trên đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữacông tác BVTE cho giai đoạn 2011-2015 Tuy vậy, hệ thống bảo vệ trẻ em ở nước

ta lại chưa được hình thành đồng bộ, các quy định pháp lý về BVTE chưa cụ thể,chưa hài hòa với thông lệ quốc tế; dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa phát triển; cấu trúc

tổ chức bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đặc biệt là thiếu đội ngũ cán bộ xãhội, CTV và trung tâm CTXH trẻ em

Trang 5

Trong bối cảnh nêu trên cần thiết phải có một Chương trình quốc gia về bảo

vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 để đẩy mạnh hơn nữa việc phòng ngừa giải quyếttình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em; tình trạng trẻ em vi phạmpháp luật, tình trạng tảo hôn, sử dụng văn hóa phẩn khiêu dâm trẻ em, mua bán bắtcóc trẻ em, hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và giảm tỷ lệ trẻ em HCĐB

so với tổng số trẻ em Trợ giúp trẻ em HCĐB tái hòa nhập cộng động, tạo cơ hộiphát triển cho các em và bảo đảm ngày càng nhiều trẻ em HCĐB được chăm sócvào năm 2015

.2 Bối cảnh quốc tế và trong nước

1.2.1 Bối cảnh quốc tế về việc bảo vệ trẻ em

Cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới, các nước thành viên Liên hợp quốc vềvấn đề trẻ em ngày càng mạnh mẽ và mở rộng phạm vi của những cam kết, đồngthời đề ra những mục tiêu có thời hạn để đạt được những cam kết đó

Toàn cầu hoá và hội nhập là xu thế khách quan, quá trình này tạo nhiều cơhội để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn Các quốc gia tiến dầnđến một khuôn khổ pháp lý chung, chia sẻ thông tin, nguồn lực nhằm đáp ứng cácquyền cơ bản của trẻ em Các chương trình hành động mang tính đa quốc gia liênquan đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em được cộng đồng quốc tế quan tâm thúc đẩy.Công ước LHQ về quyền trẻ em đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới ký

và phê chuẩn, chính vì vậy mà vấn đề quyền của trẻ em đã được các quốc gia đặtlên hàng đầu trong chương trình lập pháp và được đưa vào chiến lược hoặc chươngtrình phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm Công ước về quyền trẻ em cũng

đã mở đường cho việc tăng cường bảo vệ trẻ em theo quan điểm hệ thống, bảo đảmcho trẻ em quyền được bảo vệ, không bị sao nhãng, ngược đãi, xâm hại, bạo lực,bóc lột và phân biệt đối xử

Ý thức, thái độ, hành vi của các quốc gia trên thế giới đối với vấn đề trẻ em

và quyền trẻ em có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng tích cực hơn Sự sống còn, phát triển và bảo vệ trẻ em không còn là những vấn đề thuộc phạm vi từ thiện nữa mà trở thành trách nhiệm đạo đức và pháp lý Chính phủ các nước phải chịu

trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em của nước mình trước một cơ quan quốc tế là

Trang 6

Ủy ban về quyền trẻ em và Chính phủ các nước phải báo cáo thường xuyên về thựchiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho cơ quan này theo định kỳ Đặc biệt làvấn đề bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại, ngược đãi và bóc lột thông quaviệc thúc đẩy phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, bao gồm việc hoàn thiện khungkhổ pháp lý, chính sách; củng cố cấu trúc tổ chức; thiết lập mạng lưới cung cấpdịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ:

- Phòng ngừa

- Can thiệp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ

- Trợ giúp hòa nhập cộng đồng và tạo cơ hội phát triển

Tuy vậy, việc thực hiện quyền trẻ em vẫn còn nhiều thách thức to lớn, hiệnvẫn còn gần 1 tỷ trẻ em đang phải sống trong cảnh khổ cực, thiếu thốn về vật chấtdưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hơn 100 triệu trẻ em thường xuyên bịđói; 215 triệu lao động trẻ em, trong số đó có 115 triệu LĐTE làm những công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm1; gần 100 triệu trẻ em phải lang thang kiếm sống;2,5 triệu trẻ em bị buôn bán, bắt cóc, xâm hại tình dục; hàng triệu trẻ em bị ngượcđãi, xâm hại, bạo lực và nhiều trẻ em có nguy cơ không được tiếp cận với các dịch

vụ phúc lợi xã hội

Khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và những thách thức khách quan kháccũng là những nguy cơ ảnh hưởng tới thành quả thực hiện quyền trẻ em trong 10năm qua và những nỗ lực thúc đẩy quyền trẻ em trong những thập kỷ tới Nhưnglịch sử cũng cho thấy những cuộc khủng hoảng có thể là cơ hội tạo ra sự thay đổi.Chính phủ các nước và các đối tác có thể biến thách thức thành cơ hội bằng việctái khẳng định cam kết tuân thủ các nguyên tắc và điều khoản của Công ước vềquyền trẻ em, củng cố những thành quả đã thu được trong việc thực hiện quyền trẻem

1.2.2 Bối cảnh trong nước về việc bảo vệ trẻ em

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vàlãnh đạo, từ năm 2000 đến nay, kinh tế nước ta luôn đạt được nhịp độ tăng trưởngcao và tương đối ổn định GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng

Trang 7

7%/năm Tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tốc độ tăng dân số đã giúp cải thiệnđáng kể thu nhập bình quân đầu người từ 440 đô la Mỹ năm 2002 lên 1.100 đô la

Mỹ năm 2010 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, tỷ lệ vốn đầu tư so vớiGDP từ 35,4% năm 2001 lên trên 40% năm 2009 Quan hệ quốc tế được mở rộng,đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO năm 2007

Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đạt nhữngkết quả đáng ghi nhận về xã hội Số người được giải quyết việc làm bình quânhàng năm khoảng 1,5-1,6 triệu người; thất nghiệp ở khu vực thành thị duy trì ởmức 5%/năm; cơ sở hạ tầng ở vùng nghèo được tăng cường Đời sống của đại đa

số người dân được cải thiện, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em

và phụ nữ Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,3% vào năm 2009 Dịch vụ y tế và giáodục có bước phát triển khá; chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng rõ rệt, từ0,671 năm 2000 lên 0,733 năm 2007 (xếp thứ 105/177 nước)

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên dân số vàng, do vậy tổng tỷ suất phụthuộc có xu hướng giảm dần, đáng chú ý là tỷ suất trẻ em phụ thuộc cũng giảm haynói cách khác là tỷ lệ trẻ em trên tổng dân số cũng sẽ giảm

Việt Nam đạt được thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học và việc phổ cập giáodục trung học cơ sở, đã hoàn thành ở trên 75% số tỉnh, thành phố trong cả nước.Một số chỉ tiêu về giáo dục đề ra cho năm 2010 đã đạt được vào năm 2008

Việt Nam cũng đã vượt qua mức 60% dân số tham gia bảo hiểm y tế vàchất lượng dịch vụ y tế ngày càng được cải thiện từ cấp xã phường đến cả tuyếntrung ương

Đánh giá một cách tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người của Việt Namtăng rõ rệt, từ 0,688 năm 2002 lên 0,733 năm 2007 (xếp thứ 105/177 nước)

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội trong thậpniên vừa qua, nhưng nước ta vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức:

- Chỉ số CPI tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại do nhiềunguyên nhân như kinh tế thế giới suy thoái, quản lý điều hành của nước ta cònnhiều bất cập

Trang 8

- Tỷ lệ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao; phân hoá giàunghèo, bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em tiềm ẩn xu hướnggia tăng

- Số người bị nhiễm HIV/AIDs còn cao, tính đến thời điểm 31/12/2009 toànquốc có 160.019 người nhiễm HIV còn sống, 80.143 người mắc AIDS trong đó sốngười đã tử vong là 44.540 người Gần 80% số người nhiễm HIV đang còn sống ở

độ tuổi 20-39, đã phát hiện 4.121 trẻ em có HIV dương tính, riêng 6 tháng đầu năm

2010 đã phát hiện thêm 313 em bị nhiễm HIV

Trong nhiều năm qua, Việt Nam không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tácquốc tế với xu hướng hội nhập, đa dạng, đa phương, chia sẻ và phát triển Sự hợptác này đã đưa đến các bước tiếp cận mới trong quá trình lập kế hoạch phát triểnkinh tế- xã hội ở cấp quốc gia và cấp địa phương và có ảnh hưởng lớn trong nhiềulĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có phương pháp tiếp cận bảo vệ, chăm sóc trẻ emdựa trên quyền trẻ em, phát triển hệ thống Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp độkhác nhau Công tác lập pháp và giám sát về BVCSGDTE của Quốc hội được tăngcường Công ước LHQ về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em cũng từng bước đi vào cuộc sống

Bối cảnh trong nước nêu trên là những tiền đề quan trọng cho việc thúcđẩy việc thực hiện quyền trẻ em ngày một tốt hơn, nhất là quyền được bảo vệcủa trẻ em

Chương 2 QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 – 2012

Trang 9

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Thủ

tưởng Nguyễn Sinh Hùng đã ký,Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm

2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ emgiai đoạn 2011-2015”

2.2 Chủ thể ban hành

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thành lập Ban soạn thảo, tổ biêntập, triển khai các hoạt động nghiên cứu, dự thảo đề cương, hội thảo kỹ thuật; dựthảo văn kiện chương trình; hội thảo quốc gia xin ý kiến các Bộ ngành và một sốđịa phương Kết quả nghiên cứu và hội thảo chuyên gia đã đi đến thống nhất cao

về sự cần thiết phải hình thành chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn2011-2015

- Cơ quan chủ trì ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

2.3 Nội dung chính của Chương trình

2.3.1 Mục tiêu của chương trình

2.3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ,trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có HCĐB, nhóm trẻ em có nguy cơ cao Chủ động

Trang 10

phòng ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảmthiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị ngược đãi, xâm hại,bạo lực, buôn bán và sao nhãng Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàncảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn hại, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng vàbình đẳng về cơ hội phát triển, thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ

và hoạt động có hiệu quả

2.3.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ trẻ em có HCĐB xuống dưới 5,5 % so với tổng số trẻ em

- 80% trẻ em có HCĐB nhận được sự trợ giúp, chăm sóc từ cộng đồng vànhà nước để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển

- 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB và có nguy cơ bị tổn hại được pháthiện sớm và can thiệp để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ

- 50% tỉnh, thành phố xây dựng được hệ thống bảo vệ trẻ em, trong đó cóTrung tâm công tác xã hội trẻ em, Văn phòng tư vấn, Điểm tư vấn, mạng lướiCộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt và hoạt động có hiệu quả

2.3.2 Đối tượng, phạm vị và thời gian thực hiện

2.3.2.1 Đối tượng chính

- Trẻ em dưới 16 tuổi, ưu tiên nhóm trẻ em có nguy cơ cao (trong đó có trẻ

em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số sống ở các xã đặc biệt khó khăn và các huyệnnghèo, trẻ em nhập cư ở các đô thị); nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nhóm trẻ

em bị tổn hại (bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột) Đối với nhóm trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt và bị tổn hại có thể gồm từ 16 đến dưới 18 tuổi

- Người chăm sóc trẻ; người trực tiếp làm việc với trẻ em, gia đình có trẻ em

có nguy cơ cao, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn hại

- Các cộng đồng có nguy cơ cao (thôn bản nghèo, xóm chài, xóm bãi rác,khu dân cư có nhiều nhà ổ chuột và nhiều người nhiễm HIV/AIDs, nghiện ma túy,

cờ bạc, nghiện rượu, trộm cắp, mại dâm…)

2.3.2.2.Phạm vi

Trang 11

Chương trình được thực hiện trong phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực chocác địa phương và các xã nghèo; địa phương và các xã có nhiều trẻ em có nguy cơcao bị tổn hại và TECHCĐB.

2.3.2.3.Thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015.

2.3.3 Các dự án của chương trình

2.3.3.1 Dự án 1: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

- Mục tiêu của Dự án: 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ emđược nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em

- Phạm vi thực hiện Dự án: Thực hiện trên phạm vi toàn quốc; ưu tiên địaphương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vàohoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn và đặc biệt khó khăn

- Nội dung của Dự án: Hàng năm, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằmtạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối vớicông tác bảo vệ trẻ em Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các chương trình, sảnxuất các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em nhằm thay đổi hành vi của giađình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em về bảo vệ trẻ em Tổ chức các hoạtđộng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em có sự thamgia của cộng đồng, các thành viên gia đình, giáo viên và trẻ em

- Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì,phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơquan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương

2.3.3.2 Dự án 2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên.

- Mục tiêu của Dự án: 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từtrung ương đến cấp huyện được nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiệncác chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em 50% cán bộlàm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viêntham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cưđược nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em

Trang 12

- Phạm vi thực hiện Dự án: Thực hiện trên phạm vi toàn quốc; ưu tiên địaphương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vàohoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Nội dung của Dự án: Khảo sát nhu cầu, nghiên cứu xây dựng chương trìnhtập huấn Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá kết quả tập huấn,bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án,

dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em đối vớiđội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp, đội ngũ cộng tácviên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm,bản, làng, cụm dân cư

- Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì,phối hợp với Bộ Nội vụ, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2.3.3.3 Dự án 3: Theo dõi, giám sát đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về

thực hiện quyền trẻ em

- Mục tiêu: Chuẩn hóa hệ thống chỉ số về thực hiện quyền trẻ em, làm cơ sở

để giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và 5 năm; xây dựng cơ sở dữliệu BVCSTE phục vụ cho công tác quản lý các cấp

- Đối tượng, phạm vi:

+ Đối tượng: Hệ thống chỉ số và cơ sở dữ liệu về trẻ em bao trùm các nhóm

quyền sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia của trẻ em

+ Phạm vi: Dự án được thực hiện trên phạm vi cả nước, ưu tiên tập trung

vào các huyện, xã triển khai thí điểm hệ thống BVTE

- Nội dung của Dự án: Hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống chỉ số đánh giá,giám sát thực hiện quyền trẻ em Xây dựng phần mềm xử lý, lưu trữ thông tin, sốliệu.Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin, số liệu Xuất bản ấn phẩm và cung cấpthông tin Tổ chức các đợt kiểm tra

Trang 13

- Cơ quan thực hiện: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các địa phương được lựa chọn Tổng cục Thống kê, các bộ ngành liên quan phối hợp

thực hiện

2.3.3.4.Dự án 4: Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ

trẻ em

- Mục tiêu của Dự án: 50% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng

và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm Ban điềuhành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, Trung tâm công tác xãhội trẻ em cấp tỉnh; Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấphuyện, Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện (ở ít nhất 02 huyện/tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương); Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trườnghọc, Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chămsóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư (ở tất cả các xã thuộc 02 huyện đãđược chọn)

- Phạm vi thực hiện Dự án: Lựa chọn 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương đại diện cho 08 vùng sinh thái; mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn 02 huyện, quận,thị xã và tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc 02 huyện, quận, thị xã được chọn

- Nội dung của Dự án: Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thành lập

và hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em Tổ chức các loại hìnhdịch vụ bảo vệ trẻ em ở các địa phương Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng về kiếnthức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ làm việc trong hệ thống cung cấpdịch vụ bảo vệ trẻ em Tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệtrẻ em như bảo đảm sự an toàn cho trẻ em; tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm

lý, thể chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực;trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực tiếp cậnvới các dịch vụ giáo dục, y tế, các phúc lợi xã hội khác khi có nhu cầu Trợ giúpnâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ trẻ

em, kỹ năng làm cha mẹ; nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em Tổ chức các đoànkhảo sát học hỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước về hệ thống bảo vệ trẻ em, hệthống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

Trang 14

- Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì,phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

2.3.4.5 Dự án 5: Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng

- Mục tiêu của Dự án: 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chămsóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ côngcộng; 90% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc;giảm hàng năm 10% số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; 100% trẻ em đượcphát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; giảm tỷ lệ trẻ emlang thang xuống 7/10.000 trẻ em; giảm tỷ lệ trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguyhiểm, tiếp xúc với chất độc hại xuống 10/10.000 trẻ em; giảm tỷ lệ người chưathành niên vi phạm pháp luật xuống 7/10.000 trẻ em

- Phạm vi thực hiện Dự án: Lựa chọn 948 xã thuộc 311 huyện của 63 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (lựa chọn địa bàn thực hiện phù hợp với từng

mô hình)

- Nội dung của Dự án (gồm 4 mô hình):

+ Mô hình thứ nhất: Trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơinương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng

+ Mô hình thứ 2: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ emlang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hạidựa vào cộng đồng./

+ Mô hình thứ 3: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em

bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng

+ Mô hình thứ 4: phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm phápluật dựa vào cộng đồng

- Hoạt động chủ yếu của các mô hình: Tư vấn, tham vấn, phục hồi tâm lýcho trẻ em; trợ giúp trẻ em tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, vui

Trang 15

chơi giải trí và phúc lợi xã hội khác để hòa nhập cộng đồng; tập huấn kỹ năng bảo

vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng tựbảo vệ cho trẻ em; trợ giúp hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho trẻ

em và gia đình; một số hoạt động đặc thù khác

- Cơ quan thực hiện Dự án:

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an,

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các mô hình thứnhất, thứ hai và thứ ba

+ Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan,

tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thực hiện mô hình thứ tư

2.3.4.6 Dự án 6: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc

trẻ em

- Mục tiêu của Dự án: Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để sửa đổi, bổsung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theohướng thân thiện với trẻ em, tăng cường tính phòng ngừa, bảo vệ trẻ em một cáchtoàn diện Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ,chăm sóc trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em

- Nội dung của Dự án (gồm 3 Tiểu dự án):

+ Tiểu dự án 1: Hoàn thiện hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên: Bổsung, sửa đổi hệ thống pháp luật, chính sách về tư pháp cho người chưa thành niên;tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực về tư pháp đối với người chưa thànhniên cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ làm việc với người chưa thànhniên là nạn nhân, nhân chứng, người chưa thành niên vi phạm pháp luật; xây dựng

và thực hiện thí điểm việc xử lý chuyển hướng thân thiện hơn đối với người chưathành niên phạm tội

Ngày đăng: 23/04/2024, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w