MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CTCP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 HNX NTP

21 0 0
MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CTCP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 HNX NTP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH - - MÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CTCP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 (HNX: NTP) Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Anh Tuấn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Giang Mã sinh viên : 21A4010127 Hà Nội, 2021 MỤC LỤC LUẬN ĐIỂM VÀ RỦI RO ĐẦU TƯ 4 I TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA 5 1.1 Ngành nhựa trên Thế giới 5 1.2 Ngành nhựa tại Việt Nam 5 II PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 8 III TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP 9 IV PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH 10 4.1 Sản phẩm của NTP 10 4.2 Phân tích SWOT 11 4.3 Chuỗi giá trị của NTP 13 4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh .13 V PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 15 5.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 15 5.2 Phân tích các tỷ số tài chính 17 5.3 Phân tích dòng tiền 19 VI KẾT QUẢ PHÂN TÍCH .20 TÀI LIỆU THAM KHẢO .21 DANH MỤC VIẾT TẮT VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CTCP Công ty Cổ phần HĐQT Hội đồng quản trị SGDCK Sở giao dịch chứng khoán LNST Lợi nhuận sau thuế DTT Doanh thu thuần QLDN Quản lý doanh nghiệp GVHB Giá vốn hàng bán PE Polyetylen PP PolyPropylene PVC PolyVinyl Clorua HDPE High Density PolyEthylene IIP Index of Industrial Production CAGR Compound Annual Growth Rate 3 LUẬN ĐIỂM VÀ RỦI RO ĐẦU TƯ Luận điểm đầu tư Doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong ngành ống nhựa: doanh nghiệp đang sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế hơn 150.000 tấn/năm với nhiều hệ thống phân phối rộng khắp cả nước Quy mô doanh thu và tổng tài sản của Nhựa Tiền Phong cũng lớn nhất trong số các doanh nghiệp ống nhựa niêm yết Nhựa Tiền Phong được đánh giá vẫn tiếp tục duy trì vị thế của mình trong những năm tới Nhựa Tiền Phong có thị phần lớn: với lợi thế từ thương hiệu truyền thống, sản phẩm đa dạng và chất lượng cao Nhựa Tiền Phong đang là doanh nghiệp nhựa đứng đầu ngành nhựa, nắm giữ khoảng 57% thị phần ống nhựa miền Bắc và khoảng 26% thị phần nhựa cả nước Ngành nhựa Việt Nam được đánh giá là vẫn có tiềm năng khi năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước vẫn không đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ Ngành xây dựng và bất động sản hồi phục sẽ làm gia tăng nhu cầu về ống nhựa xây dựng, các công trình cấp thoát nước Dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong suốt năm 2020 làm đình trệ các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng, nhu cầu cho nhựa xây dựng cũng suy giảm theo Năm 2020, mức tăng giá bán nhiều hơn Nhựa Bình Minh, điều này làm giảm sức cạnh tranh về giá Rủi ro đầu tư Rủi ro giá nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu nhựa đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của Nhựa Tiền Phong nên biến động giá nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong Biến động tỷ giá: Nguyên liệu nhựa của Nhựa Tiền Phong được nhập khẩu 100% từ các nhà cung cấp nước ngoài và doanh thu chủ yếu là doanh thu nội địa nên các biến động tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong Cạnh tranh trong ngành: Xu hướng tiêu dùng ống nhựa cùng triển vọng phát triển của ngành ống nhựa Việt Nam và quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành sản xuất ống nhựa Với các doanh nghiệp: Nhựa Bình Minh, Tân Á Đại Thành, Hoa Sen Dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong suốt năm 2020 làm đình trệ các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng, nhu cầu cho nhựa xây dựng cũng suy giảm theo Năm 2020, mức tăng giá bán nhiều hơn Nhựa Bình Minh, điều này làm giảm sức cạnh tranh về giá 4 I TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA 1.1 Ngành nhựa trên Thế giới Nhựa là một thuật ngữ chung cho một loại các vật liệu dẻo tổng hợp hoặc bán tổng hợp được sử dụng phổ biến, ứng dụng rộng khắp trong hầu hết các ngành công nghiệp Vật liệu nhựa cũng là hợp chất hữu cơ, giống như gỗ, giấy hoặc len Các nguyên liệu phục vụ sản xuất nhựa là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như xenlulozo, than đá, khí thiên nhiên, muối và quan trọng nhất là dầu mỏ Theo phân tích báo cáo của Grandview Research, trong năm 2020 quy mô thị trường nhựa toàn cầu đạt 579.7 tỷ USD và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 3.4% từ năm 2021-2028 Lượng tiêu thụ nhựa được dự đoán là sẽ ngày càng tăng trong các ngành: xây dựng, ô tô và điện, điện tử Báo cáo ngành nhựa của FPT Securities cũng chỉ ra rằng, ngành nhựa tại hai khu vực là châu Âu và Bắc Mỹ đang bước vào giai đoạn bão hòa và tỷ lệ tiêu thụ nhựa bình quân đầu người đang ở mức cao Vì thế, cơ cấu sản xuất nguyên liệu nhựa toàn cầu đang có xu hướng chuyển dịch sang châu Á và đặc biệt là Trung Quốc, đây cũng là hai khu vực được kỳ vọng có mức tăng trưởng nhanh về nhu cầu các sản phẩm nhựa trong tương lai Bên cạnh đó, vấn đề về giảm lượng khí thải carbon cũng thúc đẩy tiêu thụ nhựa tăng lên để sản xuất linh kiện ô tô thay thế cho sử dụng kim loại (nhôm, thép) Xu hướng chuyển dịch sang những sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường đang dần trở thành một tiêu chí thiết yết trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm của những thị trường phát triển 1.2 Ngành nhựa tại Việt Nam Ngành nhựa Việt Nam là một ngành công nghiệp tuy còn non trẻ nhưng cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Giai đoạn 2010 – 2020, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 16 – 18% và chỉ xếp sau ngành viễn thông và dệt may Biểu đồ 1: Cơ cấu các doanh nghiệp ngành nhựa Cơ cấu theo lĩnh vực Cơ cấu theo khu vực 15% Nhựa bao bì 37% Miền Bắc 41% Nhựa xây dựng 54% Miền Trung Nhựa dân dụng Miền Nam 20% Nhựa kỹ thuật 9% 24% Nguồn: Tổng hợp từ VNCS 2019 5 Biểu đồ 1 cho thấy các doanh nghiệp nhựa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì và tập trung phần lớn ở miền Nam Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay ngành Nhựa có hơn 3.000 doanh nghiệp Tức là có hơn 1500 doanh nghiệp hoạt động tại miền Nam Các sản phẩm đầu ra của ngành nhựa được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau từ tiêu dùng, thương mại cho đến xây dựng, lắp ráp và phân chia làm bốn mảng chính là: nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật Ngoài ra, nhựa còn được sử dụng để thay thế cho những vật liệu truyền thống (gỗ, kim loại,…) Sản phẩm đa dạng, được ứng dụng rộng rãi, dân số đông và thị trường tiêu thụ rộng lớn, điều này là động lực phát triển cho ngành nhựa Việt Nam Tình hình xuất nhập khẩu nhựa tại Việt Nam Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy sản phẩm nhựa Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Nhật Bản, một số quốc gia thuộc khu vực châu Âu (Đức, Hà Lan,…) và ASEAN (Lào, Thái Lan, Campuchia,…), Hàn Quốc Xuất khẩu nhựa Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp FDI vì những doanh nghiệp này áp dụng những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu cũng như tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước ngoài Các sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn là: bao bì túi nhựa, hoặc phụ kiện, linh kiện có giá trị gia tăng thấp Biểu đồ 2: Kim ngạch XNK ngành nhựa tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 18 16 15 15.56 15.67 5 14 13.05 2020 12 10.67 Tỷ USD 10 8 6 4.02 4.71 3.01 4 2.57 2 0 2017 2018 2019 2016 Xuất khẩu Nhập khẩu Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Biểu đồ 1 chỉ ra, kim ngạch nhập khẩu vẫn lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu Tuy các doanh nghiệp trong nước rất tích cực trong quá trình sản xuất, nhưng chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của người tiêu dùng tronng nước Bên cạnh đó, ngành nhựa tại Việt Nam còn non trẻ nên chưa thể sản xuất được những sản phẩm có tính ứng dụng cao, điều này làm cho nhập khẩu những nguyên liệu để sản xuất và tiêu dùng 6 tăng lên Và các doanh nghiệp cũng chưa chủ động hoàn toàn trong nguyên liệu, phụ gia đầu vào cũng là một phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu Những hạn chế cản trở phát triển công nghiệp nhựa Ngành nhựa Việt Nam phải nhập khẩu 80 – 90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, nguyên liệu chiếm khoảng 75% – 80% giá thành của sản phẩm Giá nhập khẩu nguyên liệu nhựa phụ thuộc giá dầu, khí thiên nhiên, than đá trên thế giới; khi có sự thay đổi của những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu nhựa, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa có chi phí cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất và nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và các hợp đồng ký kết với khách hàng Nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào khiến cho doanh nghiệp chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Bên cạnh đó, vì nhập khẩu nguyên liệu nên thời gian có thể sẽ kéo dài và doanh nghiệp phải duy trì lượng hàng tồn kho lớn, dẫn đến làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp Triển vọng của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam Năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước được cải thiện phần nào đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hạ nguồn ngành nhựa: Năm 2018, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chính thức hoạt động với công suất thiết kế là 370 nghìn tấn PP/năm, hai dự án hóa dầu được Chính phủ phê duyệt và bước vào quá trình xây dựng (dự án hóa dầu Long Sơn và dự án hóa dầu HyoSung) với sản phẩm chủ yếu là PP Từ đó, phần nào giúp cho ngành nhựa Việt Nam giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu Việt Nam có những ưu điểm nhất định trong ngành nhựa so với thế giới như: chi phí nhân công tương đối rẻ, khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ rất cao do chính sách quản lý về môi trường còn lỏng lẻo Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định kéo theo tăng trưởng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, giúp tạo động lực phát triển cho mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng và các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng nhiều tại Việt Nam cũng là động lực tăng trưởng cho xây dựng dân dụng và cả hạ tầng EU là thị trường quan trọng, chiếm hơn 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam Lợi thế về thuế khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trong Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và triển vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành Nhựa Việt Nam Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của thị trường EU đang có xu hướng chuyển sang sử dụng bao bì tự hủy trong khi các sản phẩm bao bì truyền thống vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành Đặt ra thách thức cho ngành nhựa Việt Nam nói chung và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong nói riêng 7 II PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Trong giai đoạn từ 2016 – 2020, kinh tế Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn đan xen đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam: xu hướng kinh tế thế giới phục hồi và phát triển; liên kết và tự do hóa thương mại là xu thế chủ đạo; phát triển khoa học và công nghệ tác động mạnh đến các mặt kinh tế, văn hóa – xã hội Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh tranh gay gắt, trong khi sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế Đặc biệt vào cuối giai đoạn 2016 – 2020, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trên toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, kinh tế rơi vào suy thoái và có thể để lại hậu quả nhiều năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và ổn định trong các năm từ 2016 đến 2019, bình quân đạt 6.78%/năm Năm 2020, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2.91% do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 Mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 đến 2020 đạt 5.99% và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới Độ mở nền kinh tế khá cao và tăng tương đối nhanh, độ mở cao cho thấy Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội của thị trường thế giới và đồng thời phát huy được thế mạnh kinh tế trong nước Từ đó đặt ra những thách thức là cần có những giải pháp để khai thác, tận dụng những yếu tố tích cực trước sự biến động của kinh tế thế giới Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần qua các năm Trong 4 năm từ 2016 đến 2019, sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực, bình quân giai đoạn 2016 – 2019, IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp) tăng 9.5% Năm 2020, dịch bệnh tác động tiêu cực làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, thu hẹp thị trường xuất khẩu, nhập khẩu nên IIP tăng 3.3% Chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân trong giai đoạn từ 2016 – 2020 là 8.2%/năm Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch theo xu hướng giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và công nghiệp và tăng nhập khẩu cho các mặt hàng cho sản xuất và xuất khẩu Xuất khẩu của khu vực trong nước ngày càng được cải thiện về tỉ trọng và tốc độ tăng Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2016-2020 diễn biến theo chiều hướng tích cực, kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao Từ đó, định hướng kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đó là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển nền kinh tế số Trong đó tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 8 III TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong (HNX: NTP) Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 An Đà, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng Đại diện pháp luật: Ông Đặng Quốc Dũng – Chủ tịch HĐQT Quá trình phát triển:  Năm 1960: Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong chính thức được thành lập  Năm 1990: Nhà máy chuyển hướng sản xuất từ mặt hàng truyền thống sang ống nhựa PVC nhằm phục vụ lĩnh vực công nghiệp xây dựng  Năm 2004: Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh, trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong  Năm 2006: CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Hà Nội  Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, công ty thành lập nhiều công ty con và công ty liên kết  Năm 2016 đến nay: CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ống và phụ tùng nhựa tại Việt Nam Vốn điều lệ: 1.178 tỷ đồng Hoạt động kinh doanh chính:  Sản xuất và kinh doanh các loại ống nhựa xây dựng hạ tầng và xây dựng dân dụng;  Sản xuất và kinh doanh các loại phụ tùng ống Cấu trúc công ty CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 100% 100% 27.39% 49.98% CT TNHH Nhựa CT TNHH Bất động CTCP Nhựa TNTP CTCP Bao bì Tiền TNTP miền Trung sản TNTP phía Nam Phong Ngành nghề: Sản Ngành nghề: Kinh Ngành nghề: Sản Ngành nghề: sản xuất và kinh doanh doanh BĐS, quyền xuất và kinh doanh xuất bao bì nhựa PP, các sản phẩm nhựa sử dụng đất và kinh các sản phẩm nhựa bao xi măng, các loại dân dụng và công doanh vận tải, các dân dụng và công giấy, mảng ghép nghiệp sản phẩm nhựa dân nghiệp phức hợp và các sản dụng và công nghiệp phẩm nhựa khác 9 Ban lãnh đạo doanh nghiệp: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC/ KẾ TOÁN TRƯỞNG Chức vụ Họ và tên Chức vụ Họ và tên Chủ tịch HĐQT Ông Đặng Quốc Dũng Tổng Giám đốc Ông Chu Văn Phương Phó Chủ tịch HĐQT Ông Noboru Kobayashi Phó Tổng Giám đốc Bà Ngô Thị Thu Thủy Thành viên HĐQT Ông Chu Văn Phương Phó Tổng Giám đốc Ông Trần Nhật Minh Thành viên HĐQT Ông Trần Ngọc Bảo Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Văn Thức Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Việt Thành viên HĐQT Ông Trần Ngọc Bảo Phương Thành viên HĐQT độc lập Ông Đào Anh Thắng Hệ thống phân phối: mạng lưới phân phối của Nhựa Tiền Phong phủ khắp mọi tỉnh thành với 9 trung tâm phân phối, hơn 300 đại lý và gần 16.000 cửa hàng trải dài từ Bắc tới Nam Quy mô công ty  Miền Bắc: tổng diện tích gần 350.000 m2, năng lực sản suất 80.000 tấn/năm  Miền Trung: diện tích đạt 62.089,3 m2, năng lực sản suất 15.000 tấn/năm  Miền Nam: diện tích đạt 37.000 m2, năng lực sản suất 17.000 tấn/năm Cơ cấu cổ đông Nhựa Tiền Phong (tại ngày 31/12/2020) 28.245% 37.1% Tổng CT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Sekisui Chemical Co., Ltd 5.66% Ông Đặng Quốc Dũng Bà Lê Thị Thúy Hải 7.125% CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam 6.87% 15% Cổ đông khác IV PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH 4.1 Sản phẩm của NTP CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có năng lực sản xuất lớn, sản phẩm sản xuất đa dạng với mức tăng sản lượng từ 15% đến 20%/ năm, 10.000 đầu mã sản phẩm ống và phụ tùng nhựa theo 3 loại nhựa chính: HDPE, PPR và PVC Từ đó, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Các sản phẩm chính của Nhựa Tiền Phong chia làm 2 nhóm chính: 10  Ống nhựa và phụ tùng nhựa phục vụ xây dựng dân dụng: ống và phụ tùng uPVC và PPR  Ống nhựa và phụ tùng nhựa phục vụ xây dựng hạ tầng cấp thoát nước: Ống nhựa và phụ tùng HDPE, ống nhựa gân sóng 2 lớp, ống nhựa mPVC Hầu hết các sản phẩm này đều phục vụ cho các công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải, dầu khí, dân dụng,… Bên cạnh đó, Nhựa Tiền Phong còn sản xuất một số sản phẩm khác: ống mPVC, ống PVC lõi xoắn, ống và phụ tùng nhựa xoắn HDPE 1 lớp,… 4.2 Phân tích SWOT a Điểm mạnh Thương hiệu và chính sách: trải qua 60 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Nhựa Tiền Phong luôn giữ vững vị trí trong ngành qua từng năm Doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và phương châm luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu giúp tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp Năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất của Nhựa Tiền Phong hiện có quy mô lớn nhất cả nước với hệ thống nhà máy sản xuất tại Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương với tổng năng lực sản xuất hơn 150.000 tấn/năm Công ty cũng đang nỗ lực trong quá trình xây dựng nhà máy để mở rộng sản xuất cuối năm 2019, nhà máy thứ hai được hoàn thành xây dựng liền kề với nhà máy thứ nhất tại Bình Dương và có thể cung ứng lên đến 60.000 tấn/năm tại thị trường phía Nam Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất: Chuyển giao kỹ thuật, quy trình và phong cách quản lý bằng cách nhập thiết bị, dây chuyền sản xuất và công nghệ từ những thương hiệu nổi tiếng nhằm tạo ra những sản phẩm mới Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là một trong những điều kiện giúp Nhựa Tiền Phong duy trì và phát huy được vị thế trên thị trường Bên cạnh đó, Nhựa Tiền Phong ký hợp tác với Tập đoàn Seikisui Chemical – Tập đoàn ngành nhựa số 1 của Nhật Bản, Tập đoàn Iplex – Newzealand và hợp tác với các doanh nghiệp trong nước Hệ thống phân phối: hiện tại, Nhựa Tiền Phong đang có hệ thống phân phối và đại lý lớn nhất trong các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa, bao gồm: 9 trung tâm phân phối, hơn 300 đại lý và gần 16.000 điểm bán hàng trên toàn quốc Mạng lưới phân phối trải dài từ Bắc đến Nam là một lợi thế rất lớn của công ty so với các công ty khác cùng ngành Cơ cấu sản phẩm đa dạng: hơn 700 loại sản phẩm khác nhau và hơn 1000 mã phụ tùng các loại Lợi thế của Nhựa Tiền Phong là sản phẩm ống nhựa HDPE vì có hệ thống sản xuất công nghệ hiện đại 11 Hưởng lợi về thuế: nhà máy mới tại Nghệ An được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: mức 0% từ năm 2014 đến 2017 và mức 10% từ năm 2018 – 2028 Đây là một lợi thế giúp công ty tiết kiệm đáng kể các chi phí thuế b Điểm yếu Khả năng khai thác thị trường: công ty vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường như thị trường trong nước và các nước lân cận trong khi nhu cầu thị trường còn rất lớn Rủi ro biến động giá đầu vào và tỷ giá: đây có thể là nguyên nhân tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm do phần lớn doanh nghiệp phải nhập khẩu 100% hạt nhựa (chiếm 70-80% chi phí nguyên vật liệu) và thanh toán chủ yếu bằng: USD, EUR Vì thế, việc biến động giá nguyên vật liệu trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty c Cơ hội Thương hiệu công ty: Nhựa Tiền Phong đã khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam nên triển vọng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn rất lớn Năng suất máy móc: Nhựa Tiền Phong có thể tận dụng toàn bộ công suất máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ngành sản xuất nhựa xây dựng còn mới và phụ thuộc trực tiếp từ tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng của ngành Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn phát triển nên thị trường rất cần các sản phẩm xây dựng để nâng cao cơ sở hạ tầng và được dự báo ở mức 15% đến 20% Tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua các Hiệp định Thương mại tự do: thị trường nước ngoài là một trong những thị trường khó tính, yêu cầu rất cao về đầu vào và đầu ra của sản phẩm Việc đáp ứng được những yêu cầu trong Hiệp định có thể làm tăng cơ hội trong xuất khẩu của Nhựa Tiền Phong với các đối tác trong và ngoài nước d Thách thức Sự xuất hiện của các doanh nghiệp cùng ngành: cạnh tranh về mặt tài chính, thị phần, công nghệ, mẫu mã sản phẩm và những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp cùng ngành tạo nên sức ép cho Nhựa Tiền Phong và nên ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Nhựa Tiền Phong Nguồn nhân lực: Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân lực nhằm tạo những sản phẩm chất lượng cao Yêu cầu đổi mới sáng tạo: công ty luôn phải đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việc đa dạng hóa sản phẩm có thể làm tăng doanh thu cho công ty và đón đầu trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm đó, nhất là khi mức độ cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành 12 4.3 Chuỗi giá trị của NTP Nhà máy Sản phẩm Tiêu thụ Dầu mỏ (ép, đùn điều nhựa Khí tự nhiên Hạt nhựa Than đá nguyên sinh chính kích thước) Đầu vào Đầu ra Sản xuất Nguyên liệu đầu vào: là hạt nhựa nguyên sinh gồm 3 loại hạt nhựa PVC, hạt nhựa PP và hạt nhựa HDPE Phần lớn nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu nhập khẩu Nguyên vật liệu nhập khẩu hạt nhựa 100% từ các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và các quốc gia Trung Đông Do đó, chi phí sản xuất của NTP phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung và giá hạt nhựa nguyên sinh từ các quốc gia châu Á Bên cạnh đó, giá hạt nhựa trên thị trường thế giới nói chung và châu Á nói riêng đã tăng mạnh từ đầu năm 2021 và đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2021 đặc biệt là nhựa PVC PE và PP là 2 nguyên liệu nhựa được điều chế từ dầu thô và khí thiên nhiên nên biến động giá của 2 nguyên liệu nhựa này sẽ tương quan với giá dầu thế giới Nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021, giá dầu thế giới biến động mạnh do đó ảnh hưởng đến giá PE và PP Quy trình sản xuất: tương đối đơn giản, chủ yếu là quá trình biến đổi vật lý Hỗn hợp hạt nhựa và các loại phụ gia sau khi được nung chảy sẽ đưa vào dây chuyền ép đùn tạo hình, điều chỉnh kích thước ống và hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm đầu ra: bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính tương ứng với 3 loại hạt nhựa khác nhau là ống và phụ tùng PVC, HDPE và PPR Dòng sản phẩm mPVC với nhiều đặc tính ưu việt được Nhựa Tiền Phong nghiên cứu và cho ra thị trường Tiêu thụ: Sản phẩm đầu ra được tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối và bán trực tiếp cho các dự án (công trình xây dựng, công nghiệp, ) Dòng sản phẩm ống và phụ tùng chủ yếu được bán trực tiếp cho các dự án xây dựng hạ tầng cấp, thoát nước Dòng sản phẩm ống và phụ tùng PVC và PPR phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng được tiêu thụ phần lớn qua hệ thống phân phối 4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh PHÂN TÍCH DOANH THU THUẦN VÀ LỢI NHUẬN SAU THUẾ 13 Biểu đồ 3: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2016 – 2020 5000 11.12% 12% 4500 9.97% 10% Tỷ đồng 4000 9.13% 4430.13 7.33% 8.59% 3500 4354.16 4519.64 4759.86 8% 3000 6% 2500 4486.11 2000 4% 1500 1000 397.57 492.52 331.51 409.02 447.19 2% 500 0% 0 2020 2016 2017 2018 2019 Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Biên lợi nhuận ròng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Doanh thu thuần của Nhựa Tiền Phong liên tục tăng từ năm 2016 đến năm 2019, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng của năm 2016 so với năm 2015 Năm 2020, doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm 273.75 tỷ đồng tương ứng với giảm 5.75% so với năm 2019 Doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm có thể do ảnh hưởng từ sản lượng, sản lượng năm 2020 đạt 91.01 nghìn tấn và giảm 4.61% so với năm 2019 Bên cạnh đó, sự giảm đi của doanh thu thuần năm 2020 có thể vì doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiên tai, bão lụt,… đặc biệt diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành Sự chững lại của ngành bất động sản năm 2020 làm cho nhu cầu ống nhựa xây dựng cũng giảm Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng trưởng không đều qua các năm Năm 2017, tốc độ tăng trưởng LNST đạt 23.88% tương ứng với tăng 94.95 tỷ đồng Tuy nhiên đến năm 2018, tốc độ tăng của LNST giảm 32.69% và làm cho biên lợi nhuận gộp cũng giảm Sự giảm đi của LNST trong năm 2018 là do chi phí lãi vay tăng trong khi lợi nhuận khác lại giảm, điều này cũng được lý giải do giá nguyên vật liệu đầu vào có sự biến động (tăng so với năm 2017) trong năm cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành làm cho lợi nhuận giảm Lợi nhuận sau thuế được cải thiện từ năm 2019, tốc độ tăng LNST của 2019 đạt 23.38% Tuy bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch bệnh năm 2020, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng 9.33% so với năm 2019 Biên lợi nhuận ròng năm 2018 giảm do biến động của giá nguyên liệu đầu vào Từ năm 2019 đến 2020, có xu hướng tăng lên từ 8.59% đến 9.97% Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Doanh thu thuần tương đối ổn định đã phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cho thấy hiệu quả tạo ra lợi nhuận từ doanh thu bán hàng PHÂN TÍCH CHI PHÍ 14 Biểu đồ 4: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu thuần của Nhựa Tiền Phong 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2017 2018 2019 2020 2016 CP lãi vay/DTT CP bán hàng/DTT CP QLDN/DTT GVHB/DTT Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Về cơ cấu chi phí sản xuất của Nhựa Tiền Phong, chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất với hơn 70% qua các năm, theo sau là chi phí bán hàng, chi phí quán lý doanh nghiệp và chi phí tài chính Giá vốn hàng bán: tỷ lệ GVHB/DTT tăng trong các năm từ 2016 đến 2019 do biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất của doanh nghiệp Năm 2020, tỷ lệ này đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, giảm 2.09% so với năm 2019 và là mức giảm cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 Điều này cho thấy hiệu quả trong vấn đề tìm nguồn nguyên liệu mới với giá thấp hơn và tiết kiệm các chi phí sản xuất khác Chi phí bán hàng: tỷ lệ CPBH/DTT giảm dần từ 2016 đến 2020 với mức giảm 7.18% tương ứng 295.53 tỷ đồng Mức giảm này cho thấy doanh nghiệp đã giảm chi phí trong hệ thống kênh phân phối và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp Có thể nói uy tín của Nhựa Tiền Phong ngày càng được nâng cao, sản phẩm của doanh nghiệp giữ vững niềm tin đối với khách hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí QLDN giảm dần trong các năm từ 2016 đến 2019, đến năm 2020, chi phí QLDN tăng 79.81 tỷ đồng tương ứng với tăng 1.9% Nguyên nhân là do năm 2020, doanh nghiệp có trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi là 78.88 tỷ đồng Chi phí lãi vay: từ 2016 đến 2019, tỷ lệ chi phí lãi vay trên doanh thu thuần tăng Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm trong năm 2020 so với năm 2019 là 0.97% tương ứng với 47.93 tỷ đồng Cho thấy, chi phí lãi vay đang được kiểm soát ở mức tốt và mức giảm này thể hiện một phần hiệu quả trong sử dụng vốn vay của doanh nghiệp V PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 15 5.1.1 Cơ cấu tài sản Biểu đồ 5: Cơ cấu tài sản 5000 4876.29 4000 4552.32 4261.72 3895.42 3895.42 Tỷ đồng 3000 2216.61 2302.42 2663.12 2363.19 2216.61 2000 1678.81 1959.3 2213.17 2189.13 1678.81 1000 0 2017 2018 2019 2020 2016 Tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhìn chung, tài sản của NTP có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2016 đến 2018 với 980.87 tỷ đồng tương ứng với 25.18% của năm 2018 so với năm 2016 Nguyên nhân là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn và giảm đi của tài sản dài hạn, tuy nhiên tốc độ giảm của tài sản dài hạn nhỏ hơn tốc độ tăng lên của tài sản ngắn hạn, từ đó làm tổng tài sản tăng lên trong giai đoạn 2016-2018 Tổng tài sản bắt đầu giảm trong các năm 2019 và 2020, đồng thời tài sản ngắn hạn cũng giảm đi trong 2 năm này Tài sản ngắn hạn năm 2020 giảm 684.38 tỷ đồng, tương đương với giảm 28.96%, nguyên nhân là do hàng tồn kho ngắn hạn giảm 429.6 tỷ đồng tương ứng với giảm 40% 5.1.2 Cơ cấu nguồn vốn Biểu đồ 6: Cơ cấu nguồn vốn 3000Tỷ đồng 140% 2500 120% 2000 2016 2017 2018 2019 2020 100% 1500 1586.27 2175.72 2623.79 1984.9 1306.13 80% 1000 1833.44 2086.01 2252.51 2567.42 2589.29 60% 500 86.52% 104.30% 116.48% 77.31% 50.44% 40% 20% 0 0% Nợ Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ Nợ/VCSH Nợ Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ Nợ/VCSH Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng trong giai đoạn 2016-2018 với 1456.59 tỷ đồng tương ứng 42.59% Trong 2 năm, năm 2019 và 2020, nguồn vốn có xu hướng 16 giảm dần do sự giảm đi đáng kể của nợ và tăng lên của vốn chủ sở hữu Sự giảm đi của nợ là do doanh nghiệp đã hoàn thành một phần khoản phải trả người bán ngắn hạn là 134.01 tỷ đồng Bên cạnh đó, sự tăng lên nhanh chóng của vốn chủ sở hữu là nhờ việc phát hành 10% cổ phiếu (năm 2019) và 20% cổ phiếu thưởng (năm 2020) Tỷ lệ Nợ/VCSH tăng trong các năm từ 2016 đến 2018, điều này cho thấy rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn này cao do doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chủ nợ Tuy nhiên, khoản nợ giảm mạnh do doanh nghiệp thanh toán khoản phải trả người bán nên tỷ lệ này đã giảm trong 2 năm 2019 và 2020 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã gấp đôi so với nợ phải trả trong năm 2020, điều này phản ánh sự an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp đang dần được cải thiện và doanh nghiệp cũng chủ động hơn về vốn 5.2 Phân tích các tỷ số tài chính 5.2.1 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản Bảng 1: Chỉ số hiệu quả hoạt động của tài sản Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 4.44 3.73 3.18 3.73 5.06 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3.82 3.77 3.45 3.21 3.61 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (vòng) 4.02 3.65 3.15 3.03 2.92 Nguồn: Tác giả tổng hợp Các chỉ số vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2018 đều giảm so với năm 2017 Sự giảm đi của 3 chỉ tiêu này có thể do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào, chính sách quản lý của doanh nghiệp,…Bên cạnh đó, cũng thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều trong khâu thanh toán, công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt (do hàng tồn kho năm 2018 tăng so với 2017) Năm 2020, các chỉ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu đều tăng so với năm 2019, phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng giảm và có thể thời gian hàng tồn kho tồn tại trong kho ngắn hơn Vòng quay hàng tồn kho tăng từ 3.21 (năm 2019) lên 3.61 vòng (năm 2020), đảm bảo mức độ đáp ứng nhu cầu sản phẩm của khách hàng Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết 1 đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra 2.92 đồng doanh thu (năm 2020), hệ số này giảm so với mức 3.04 của năm 2019 5.2.2 Khả năng thanh toán Bảng 2: Tỷ lệ khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 17 Nợ ngắn hạn (tỷ đồng) 1399 1932.73 2387.37 1854.11 1270.67 Tiền và tương đương tiền (tỷ đồng) 109.95 124.51 83.07 297.02 212.17 ĐTTC ngắn hạn (tỷ đồng) 10 KPT ngắn hạn (tỷ đồng) 1080.15 1293.19 1549.58 958.49 813.39 Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) 1924.01 2302.42 2663.12 2363.19 1678.81 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0.85 0.73 0.68 0.68 0.81 Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.38 1.19 1.12 1.27 1.32 Nguồn: Tác giả tổng hợp Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành giảm trong các năm từ 2016 đến 2018, tuy hệ số giảm nhưng vẫn đạt ở mức an toàn Hệ số này có cải thiện trong 2 năm tiếp theo, hệ số thanh toán nhanh năm 2020 tăng 0.13 lần so với năm 2019, phản ánh số vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao (không bao gồm hàng tồn kho) mà doanh nghiệp có thể thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn Hệ số này đang dần cải thiện cho thấy doanh nghiệp đang nỗ lực cải thiện hơn trong việc thanh toán các khoản nợ ngay lập tức Hệ số thanh toán hiện hành tăng từ 1.27 lần trong năm 2019 lên 1.32 lần năm 2020 Chỉ số này nhỏ hơn 2 qua các năm cho thấy doanh nghiệp chưa hoàn toàn chủ động trong việc cân đối dòng tiền, tuy nhiên với hệ số này, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn 5.2.3 Khả năng sinh lời Biểu đồ 7: Hệ số khả năng sinh lời 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2017 2018 2019 2020 2016 ROS ROA ROE Nguồn: Tác giả tổng hợp Chỉ tiêu ROE: thể hiện cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đem đi sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ROE tăng trong năm 2017 nhưng giảm mạnh trong năm 2018, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm 32.69% trong khi vốn chủ sở hữu bình 18 quân tăng 10.69% Chỉ tiêu này tăng nhẹ trong năm 2019 và 2020 là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (9.33%) nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân (7%) Chỉ tiêu ROA: thể hiện bình quân cứ 1 đồng tài sản được sử dụng tong quá trình sản xuất kinh doanh năm 2020 thì tạo ra 0.1059 đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ số này tăng đáng kể so với mức 8.68% trong năm 2019 tương đương với tốc độ tăng 22.02% Chỉ tiêu ROS: thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện có 0.0997 đồng lợi nhuận trong năm 2020 Tăng 13.91% so với năm 2019, sự tăng lên này có thể do doanh nghiệp đã quản lý tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh 5.3 Phân tích dòng tiền Biểu đồ 8: Dòng tiền của doanh nghiệp Tỷ đồng 1,200 2016 2017 2018 2019 2020 900 600 300 - (300) (600) (900) (1,200) Tiền và các khoản tương đương tiền Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính Nguồn: Tác giả tổng hợp Dòng tiền của doanh nghiệp phần lớn đến từ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biến động không đều Năm 2018, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị âm, nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Sự tăng lên của các khoản phải thu, giảm đi của các khoản phải trả, tăng chi phí tài chính là những nguyên nhân chính dẫn đến mức giảm từ 323.19 tỷ đồng tại năm 2017 xuống (52.3) tỷ đồng trong năm 2018 Năm 2020, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư đã có cải thiện là tăng 107.67 tỷ đồng Bên cạnh đó, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm 28.59% tương ứng với giảm 204.82 tỷ đồng so với năm 2019 Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm so với năm trước, ngoại trừ lãi từ hoạt động đầu tư tăng giúp dòng tiền tăng, sự tăng lên của khoản phải thu, giảm đi của khoản phải trả và tăng lên của chi phí tài chính là nguyên nhân dẫn đến mức giảm từ 1126.3 tỷ đồng (năm 2019) xuống 924.42 tỷ đồng trong năm 2020 19 VI KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Trong giai đoạn 5 năm, lợi nhuận giảm sâu vào năm 2018, năm 2020 đạt lợi nhuận cao và biên lợi nhuận ròng tăng cho thấy hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp Nhựa Tiền Phong đạt được hơn 80% kế hoạch về sản lượng và doanh thu trong năm 2020, đặc biệt lợi nhuận sau thuế đạt 107.5% kế hoạch về lợi nhuận sau thuế của năm Điều này cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí tốt và sự chỉ đạo đúng đắn của ban quản trị trong thời kỳ vượt khó trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng phần lớn bởi giá nguyên vật liệu đầu vào, từ đó đặt ra vấn đề là doanh nghiệp cần có chính sách tốt trong quản lý chi phí Theo phân tích năm 2020, doanh nghiệp đang quản lý tốt chi phí đầu vào và uy tín của Nhựa Tiền Phong ngày càng nâng cao được thể hiện qua chi phí bán hàng giảm Chi phí lãi vay tăng tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng doanh nghiệp vẫn nên chú ý mục này Tài sản dài hạn của Nhựa Tiền Phong thay đổi ít qua các năm, sự thay đổi của tổng tài sản là do sự giảm đi phần lớn của hàng tồn kho Khi nhu cầu thị trường tăng trong tương lai, doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được vì số lượng hàng tồn kho giảm mạnh, vì thế, doanh nghiệp cần chú ý mục hàng tồn kho Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính giảm trong năm 2020, cho thấy cơ cấu vốn an toàn, doanh nghiệp chủ động hơn về vốn Tuy nhiên có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và không tận dụng được nguồn vốn vay ưu đãi Các tỷ số tài chính cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ít đi Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa năng suất tài sản cố định (hệ số tài sản cố định giảm từ năm 2016 đến 2020) Vòng quay hàng tồn kho giảm chưa thể kết luận là doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho tốt, sự giảm đi này là do hàng tồn kho giảm đột ngột trong năm 2020 và giá vốn hàng bán giảm Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề về chi phí lãi vay, quản trị hàng tồn kho, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý,… Nhựa Tiền Phong vẫn đang rất có tiềm năng trong ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam với các điểm mạnh sẵn có của doanh nghiệp, ban quản trị tốt,… Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên phát triển về các công trình xây dựng hay cơ sở hạ tầng là điều tất yếu, từ đó cũng làm tăng theo nhu cầu trong nguyên vật liệu xây dựng trong đó không thể thiếu vật liệu xây dựng từ nhựa 20

Ngày đăng: 20/03/2024, 09:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan