MỞ ĐẦU Học thuyết Mác – Lênin ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng sự đòi hỏi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Học thuyết đã giúp cho phong trào của giai cấp công nhân có sự biến đổi căn bản về chất, từ hoạt động mang tính tự phát phát đã trở thành tự giác. Học thuyết đã trang bị vũ khí tinh thần sắc bén cho giai cấp công nhân, giúp họ trở thành lực lượng cách mạng tiến bộ nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và thiết lập một chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của Đảng ta hiện nay là: nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho học thuyết này chiếm vị trí thống trị trong đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội ta, làm cho chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cách mạng Việt Nam. Cho nên sự thắng lợi của Cách mạng Việt nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta tuỳ thuộc vào việc triển khai và thực hiện lý luận Khoa học của chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm “Lutvich Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” là một tác phẩm nhằm tổng kết lại toàn bộ triết học và chủ nghĩa Mac. Đánh giá lại những đóng góp và hạn chế của Phoiobac. Tác phẩm được viết trong giai đoạn F.Enghen bảo vệ, phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mac. Do đó nó có một vai trò quan trọng trong việc trang bị cho giai cấp công nhân cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh giai cấp chống lại triết học tư sản. Để tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm này, em đã chọn “ Những nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Lutvich Phoiobac và sự cáo trung của triết học cổ điển Đức” làm đề tài tiểu luận của mình
Trang 1MỞ ĐẦU
Học thuyết Mác – Lênin ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng sự đòihỏi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới Họcthuyết đã giúp cho phong trào của giai cấp công nhân có sự biến đổi căn bản
về chất, từ hoạt động mang tính tự phát phát đã trở thành tự giác Học thuyết
đã trang bị vũ khí tinh thần sắc bén cho giai cấp công nhân, giúp họ trở thànhlực lượng cách mạng tiến bộ nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và thiếtlập một chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa Mục tiêu của Đảng ta hiện naylà: nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm chohọc thuyết này chiếm vị trí thống trị trong đời sống văn hoá, tinh thần của xãhội ta, làm cho chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là nềntảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cách mạng Việt Nam.Cho nên sự thắng lợi của Cách mạng Việt nam, con đường đi lên chủ nghĩa xãhội của nước ta tuỳ thuộc vào việc triển khai và thực hiện lý luận Khoa họccủa chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác phẩm “Lutvich Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” là một tác phẩm nhằm tổng kết lại toàn bộ triết học và chủ nghĩa Mac.
Đánh giá lại những đóng góp và hạn chế của Phoiobac Tác phẩm được viếttrong giai đoạn F.Enghen bảo vệ, phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mac Do
đó nó có một vai trò quan trọng trong việc trang bị cho giai cấp công nhân cơ
sở lý luận cho cuộc đấu tranh giai cấp chống lại triết học tư sản Để tìm hiểu
sâu hơn về tác phẩm này, em đã chọn “ Những nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Lutvich Phoiobac và sự cáo trung của triết học cổ điển Đức” làm đề
tài tiểu luận của mình
Trang 2CHƯƠNG I.
HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Cùng với các tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, “Chống Đuyrinh”, tác phẩm “Lutvich Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” ra
đời vào thời kỳ sau Công xã Pari (1871) Đây là thời kỳ trì trệ của phong tràocông nhân Lúc này, chủ nghĩa cơ hội phát triển mạnh và lũng đoạn trongphong trào công nhân Hơn nữa, hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của giaicấp vô sản, trong hệ tư tưởng tư sản đã nảy sinh một số khuynh hướng triếthọc, xã hội học phản động, ví dụ như học thuyết duy tâm của Sôpenhauơ,Hát-man, chủ nghĩa Kant mới; chủ nghĩa Hium mới v.v… Trước tình hình đó,đòi hỏi các nhà kinh điển phải tập trung tất cả hoạt động lý luận và chính trị
để chống lại chủ nghĩa cơ hội với mọi biến tướng của nó; chống lại hệ tưtưởng tư sản để bảo vệ và phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mac Cùng với tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, tác phẩm “Lutvich Phoiobac và
sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” ra đời nhằm thực hiện ý định đã có
từ lâu của Mac và F.Enghen là đề xuất các quan điểm đối lập với những quanđiểm tư tưởng của triết học cổ điển Đức Ba năm sau khi Mac qua đời,F.Enghen cho rằng cần phải trình bày quan điểm của hai ông về chủ nghĩaduy tâm của Heghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiobac và chỉ rõ bước ngoặtcách mạng trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học do Mac và F.Enghenthực hiện Việc đánh giá toàn diện triết học cổ điển Đức (tập trung vàoHeghen, Phoiobac) được F.Enghen coi là một món nợ danh dự phải trả
Tác phẩm này được viết năm 1886, được F.Enghen dành nhiều cho vấn
đề lịch sử triết học Ông đã nghiên cứu hàng loạt các vấn đề cơ bản của lịch
sử triết học, trong đó nổi bật là vấn đề đối tượng nghiên cứu của lịch sử triếthọc; phương pháp luận Mac-xít về lịch sử triết học; động lực phát triển của tưtưởng triết học v.v…
Trang 31.2 Kết cấu của tác phẩm
Tác phẩm gồm có Lời tựa và 4 phần:
Trong lời tựa viết năm 1888, F.Enghen trình bày lý do của việc viết tácphẩm này
Phần I: F.Enghen đánh giá lại triết học của Heghen Ông coi triết học
Heghen là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức và là một trong những nguồngốc lý luận của triết học Mac Trong khi đánh giá vai trò to lớn của phép biệnchứng trong triết học Heghen, F.Enghen đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trongtriết học này là mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng và hệ thống duy tâmsiêu hình
Phần II: Trên cơ sở phân tích vấn đề cơ bản của triết học, F.Enghen đã
chỉ ra đối tượng của lịch sử triết học Mac xít là nghiên cứu cuộc đấu tranhgiữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chỉ ra sự phụ thuộc của tưtưởng triết học vào thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học tự nhiên Đồngthời, ông cũng chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mac, kể cảPhoiobac
Phần III: F.Enghen tập trung phê phán tính chất không triệt để của
triết học Phoiobac, thể hiện ở quan điểm duy tâm về vấn đề tôn giáo và đạođức, đồng thờ ông cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó
Phần IV: Tác phẩm đề cập một cách khái quát và hệ thống những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, đồng thời ông khẳng định rằng sự ra đời của triết học Mac là một bướcngoặt trong sự phát triển của lịch sử triết học
Như vậy, qua kết cấu tác phẩm, F.Enghen cũng muốn chỉ ra rằng, triếthọc Mac có tiền đề lý luận là triết học của Heghen và triết học của Phoiobac,trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoiobac là khâu trung gian giữa triết học củaHeghen và triết học Mac Do kế thừa những giá trị triết học trước đó và dokhái quát thực tiễn xã hội và nhận thức khoa hoc, triết học Mac là hình thứcphát triển cao của lịch sử triết học
Trang 4CHƯƠNG II.
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM
Trong tác phẩm “Lutvich Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, F.Enghen đã trình bày các vấn đề cơ bản như sau:
2.1 Vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm này, F.Enghen đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vấn
đề cơ bản của triết học, từ đó đi đến xác định một cách khoa học đối tượngnghiên cứu của lịch sử triết học và quy luật phát triển của triết học Khái quát
lịch sử triết học, F.Enghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là cả triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Theo F.Enghen, vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa tinh thầnvới tự nhiên cũng giống như bất cứ tôn giáo nào, có gốc rễ trong các quanniệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội, thời kỳ mà con ngườikhông thể giải thích được bản chất của giấc mơ, nên đã có qan niệm về quan
hệ của linh hồn với thể xác Đây chính là cơ sở nhận thức luận của vấn đề cơbản của triết học
F.Enghen cũng chỉ ra hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học Chínhviệc giải quyết mặt thứ nhất - giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên cáinào có trước, cái nào có sau, đã phân các nhà triết học thành hai phe đối lập:chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Mặt thứ hai, đó là “tư duy của chúng ta có thể nhận thức được gọi là thếgiới hiện thực không? vấn đề đó được gọi là vấn đề tính đồng nhất giữa tưduy và tồn tại” Khi khái quát lịch sử triết học, F.Enghen thấy rằng đa số cácnhà triết học thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới Songcòn một số nhà triết học khác như Hium và Kant lại phủ nhận khả năng nhậnthức thế giới của con người F.Enghen phê phán khuynh hướng bất khả triluận đó và của cả phái Kant mới, phái Hium mới, ông viết: “Sự bác bỏ mộtcách hết sức đanh thép ý ngông triết học ấy, cũng như tất cả những triết họckhác là thực tiễn, tức thực nghiệm và công nghiệp” F.Enghen đã đưa ra
Trang 5những phát minh khoa học để bác bỏ bất khả tri luận và cho rằng khi người tanhận thức được “vật tự nó” và áp dụng một cách có hiệu quả thì “vật tự nó” sẽchuyển thàh vật cho ta.
Trên cơ sở của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học, F.Enghen xácđịnh đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học là cuộc đấu tranh giữ chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm diễn ra xoay quanh vấn đề cơ bản của triết học
F.Enghen cũng phê phán quan điểm duy tâm coi lịch sử triết học như làlịch sử phát triển kinh tế, xã hội; là sản phẩm của tư duy thuần tuý của nhàtriết học Trái lại, F.Enghen chỉ ra rằng: “cái thúc đẩy các nhà triết học tiếnlên, hoàn toàn không phải chỉ là sức mạnh của tư duy thuần tuý, như họ tưởngtượng Cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên thì chủ yếu là bước tiến mạnh mẽ,ngày càng nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và củacông nghiệp” Như vậy, F.Enghen đã nhấn mạnh đến vai trò của khoa học vàcông nghiệp trong sự phát triển của tư tưởng triết học Khi khẳng định nộidung của triết học chịu sự quyết định của quá trình phát triển các quan hệ kinh
tế - xã hội, F.Enghen cũng coi triết học là một trong những phương tiện quantrọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp trong xã hội
2.2 Đánh giá triết học Heghen
Trong phần này F.Enghen đã đánh giá những cống hiến của Heghen về
sự phát triển triết học đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn trong triết họcHeghen và vai trò của chủ nghĩa duy vật của Lutvic Phoiobac
- Tính cách mạng của triết học Heghen là: Nó giáng một đòn chí mạngvào quan niệm về đích cuối cùng tuyệt đối của tư tưởng và hoạt động của conngười Theo Heghen, chân lý mà triết học có nhiệm vụ phải nhận thức giờ đâykhông còn là tập hợp những nguyên lý giáo điều có sẵn để con người họcthuộc lòng khi tìm ra được Từ Heghen, chân lý là chân lý nằm trong quátrình nhận thức, trong sự phát triển lịch sử lâu dài của khoa học đang tiến từ
Trang 6trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, nhưng không bao giờkhông còn cái gì để làm
Điều này không chỉ xảy ra trong nhận thức mà còn xảy ra trong mọilĩnh vực Trong lịch sử cũng không bao giờ đạt đến trạng thái tận cùng hoànthiện hoàn toàn lý tưởng của loài người Mỗi giai đoạn lịch sử đều là tất yếu,
và do đó là chính đáng trong thời đại và trong những điều kiện đã sản sinh ra
nó, song trong những điều kiện mới đang phát triển cao hơn nó sẽ trở nênkhông có giá trị và không chính đáng Với phương pháp biện chứng không cócái gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả Nó chỉ ra tính quá độ của mọi
sự vật và trong mọi sự vật đối với nó Không có cái gì tồn tại ngoài quá trìnhkhông ngừng của sự hình thành và của sự tiêu vong, của sự tiến triển vô cùngtận từ thấp đến cao mà bản thân nó cũng chỉ là sự phản ánh đơn thuần quátrình đó vào trong bộ óc đang tư duy
F.Enghen viết: “Nhưng ý nghĩa chân thực, và tính chất cách mạng củatriết học Heghen (ở đây chúng ta phải giới hạn trong việc khảo sát triết họcHeghen coi như là sự kết thúc của sự phát triển triết học từ Can tơ tới nay),chính là ở chỗ nó đã vĩnh viễn chấm dứt mọi quan niệm về tính chất cuốicùng của những kết quả của những tư tưởng và hành động của con người.Theo Heghen, chân lý mà triết học phải nhận thức, không còn là sự gom gópnhững nguyên lý giáo điều đã có sẵn, những nguyên lý mà người ta chỉ cóviệc học thuộc lòng, một khi đã tìm ra nó; từ nay chân lý nằm trong bản thânquá trình nhận thức, trong sự phát triển lịch sử lâu dài của khoa học đang tiến
từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, song không bao giờlại đi đến chỗ do tìm ra được cái gọi là chân lý tuyệt đối nên khoa học khôngcòn có thể tiến xa hơn được nữa, không còn gì mà làm nữa ngoài việc khoanhtay đứng ngắm một cách kinh ngạc cái chân lý tuyệt đối đã tìm ra được Điều
đó xảy ra trong nhận thức triết học cũng như trong mọi nhận thức khác và cảtrong lĩnh vực hoạt động thực tiễn nữa Không hơn gì nhận thức, lịch sử cũngkhông bao giờ có thể đạt tới một sự hoàn thành cuối cùng trong một trạng thái
Trang 7lý tưởng toàn thiện toàn mỹ của loài người; một xã hội toàn thiện toàn mỹ,một nhà nước toàn thiện toàn mỹ, đó là những cái có thể tồn tại trong sựtưởng tượng mà thôi; trái lại, tất cả những chế độ xã hội nối tiếp nhau tronglịch sử chỉ là những giai đoạn tạm thời trong sự phát triển vô cùng tận của xãhội loài người đi từ thấp lên cao Mỗi giai đoạn đều là tất yếu, và do đó có lý
do tồn tại trong thời đại và trong những điều kiện mà nó ra đời; song trướcnhững điều kiện mới, cao hơn, những điều kiện đang dần dần phát triển ởngay trong lòng của nó, nó sẽ trở nên không vững chắc và mất hết lý do tồntại của nó; nó buộc phải nhường chỗ cho giai đoạn cao hơn, giai đoạn này đếnlượt nó cũng sẽ đi đến chỗ suy tàn và diệt vong.”
- Tính hạn chế của triết học Heghen là một hệ thống triết học duy tâmbảo thủ, giáo điều Hệ thống đó mâu thuẫn gay gắt với phép biện chứng TheoHeghen, ý niệm tuyệt đối tự tha hóa thành tự nhiên, sau đó lại trở về với bảnthân nó trong tinh thần - tức trong tư duy và lịch sử Đỉnh cao của phát triển lànhân loại nhận thức được ý niệm tuyệt đối ấy Đỉnh cao ấy đã đạt được trongtriết học của Heghen Tức triết học của Heghen đều là những chân lý tuyệtđối Theo Heghen sự phát triển xã hội đạt đến điểm tận cùng trong chính thểquân chủ đại nghị dựa trên những đẳng cấp xã hội
Những kết luận đó của Heghen đã làm cho hệ thống triết học của ônghoàn toàn mâu thuẫn với phương pháp biện chứng của chính ông Triết họccủa ông, mặt cách mạng của học thuyết Heghen đã bị đè bẹp bởi sự trưởngthành quá khổ của mặt bảo thủ của nó Theo F.Enghen thì hạn chế đó củaHeghen là do Heghen chưa thoát khỏi cái đuôi phi-li-xtanh (con người tầmthường, dung tục), Heghen là một Giuy-pi-te (người tài giỏi phi thường vínhư tượng thần Giuy-pi-te ở Ô-lanh-pơ - một trong bảy kỳ quan của thế giới)nhưng không bao giờ trút bỏ được tính chất phi-li-stanh Có nghĩa là khôngthể bắt Heghen làm cái điều mà đương thời Heghen chưa đặt ra
F.Enghen viết: “Dù cho Heghen đã nhấn mạnh, nhất là trong cuốnLôgic học của ông rằng chân lý vĩnh viễn chẳng qua chỉ là bản thân quá trình
Trang 8lôgic, và do đó, là bản thân quá trình lịch sử, nhưng Heghen lại buộc phải gáncho quá trình ấy một điểm tận cùng, chính là vì ông ta phải kết thúc hệ thốngcủa ông bằng một cái gì Trong quyển Lôgic học, ông ta lại có thể làm chođiểm tận cùng đó thành một điểm bắt đầu vì ở đây, cái điểm tận cùng tức là ýniệm tuyệt đối - ý niệm đó sở dĩ tuyệt đối, chỉ là vì ông ta tuyệt đối không biếtnói gì về nó cả, - “tự tha hoá đi” (tức là chuyển hoá) thành tự nhiên, và về sautrở lại về với bản thân nó trong tinh thần, tức là trong tư duy và trong lịch sử.Nhưng ở điểm tận cùng toàn bộ triết học, muốn quay trở lại điểm bắt đầu như
thế thì chỉ có một biện pháp duy nhất: tức là phải giả định rằng điểm tận cùng
của lịch sử là ở chỗ: Nhân loại đã đạt tới chính sự nhận thức ý niệm tuyệt đối
ấy và tuyên bố rằng sự nhận thức ấy về ý niệm tuyệt đối đã đạt được trongtriết học của Heghen Song như thế có nghĩa là tuyên bố rằng toàn bộ nộidung giáo điều của hệ thống Heghen đều là chân lý tuyệt đối và như thế là tráivới phương pháp biện chứng của ông ta, phương pháp đả phá mọi cái gì cótính chất giáo điều Như thế có nghĩa là bóp nghẹt mặt cách mạng của họcthuyết Heghen dưới sực nặng bảo thủ đang phát triển quá mức, - và khôngnhững trong lĩnh vực nhận thức triết học mà cả trong thực tiễn lịch sử nữa”
- F.Enghen cũng chỉ ra chính mâu thuẫn đó đã dẫn đến sự phân liệttrong học phái Heghen, nhất là khi tôn giáo và chính trị trở nên vấn đề có ýnghĩa thực tiễn Ai coi trọng hệ thống triết học của Heghen, họ là bảo thủ cả
về tôn giáo và chính trị (phái Heghen già, phái hữu) Ai coi trọng phươngpháp của Heghen, thì về tôn giáo và chính trị, họ được coi là phái đối lập cựcđoan (phái Heghen trẻ, phái tả) Chính sự phân liệt này đã dẫn đến sự tan rãcủa học phái Heghen
F.Enghen viết: “Như chúng ta thấy, xét toàn bộ, học thuyết của Heghen
đã để lại một khoảng rất rộng cho các quan điểm đảng phái thực tiễn hết sứckhác nhau Nhưng trong sinh hoạt lý luận ở nước Đức hồi ấy, trước hết có haiviệc có ý nghĩa thực tiễn: tôn giáo và chính trị Người nào bám vào hệ thốngcủa Heghen thì người đó có thể là khá bảo thủ trong mỗi lĩnh vực đó, còn
Trang 9người nào cho phương pháp biện chứng là chủ yếu, thì người đó về chính trịcũng như tôn giáo, có thể thuộc vào phái phản đối cực đoan nhất Mặc dâuthường khá nhiều những cơn giận có tính chất cách mạng trong các tác phẩmcủa ông, song nói chung thì bản thân Heghen thì hình như cũng ngả về phíabảo thủ nhiều hơn So với phương pháp của ông, thì hệ thống của ông đãchẳng làm cho ông phải bắt “tư tưởng của ông làm việc gian khổ” nhiều hơn
đó sao? Đến cuối khoảng 1830 - 1840 sự phân liệt trong học phái Heghenngày càng trở nên rõ rệt”
- F.Enghen cũng chỉ ra sự tan rã của học phái Heghen tất yếu dẫn đếnbước phát triển mới về triết học Chính thực tiễn đấu tranh chống tôn giáo màđông đảo người của phái Heghen trẻ đã trở về với chủ nghĩa duy vật Anh -Pháp và xung đột với học phái của họ
2.3 Đánh giá chủ nghĩa duy vật của Phoiobac
F.Enghen đã đánh giá cao vai trò của Phoiobac trong cuộc đấu tranhchống lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật.F.Enghen coi tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” có tác dụng giải phóng và đưamột cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua Tư tưởng duy vậtcủa Phoiobac có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết học của Mac vàF.Enghen lúc bấy giờ và “là khâu trung gian” giữa triết học của Heghen vàtriết học của hai ông
Khi chỉ ra vai trò to lớn đó của Phoiobac trong cuộc đấu tranh chống lạichủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, F.Enghen cũngkhẳng định rằng Phoiobac chưa vượt khỏi những hạn chế lịch sử của chủnghĩa duy vật thế kỷ XVIII F.Enghen đã chỉ ra ba hạn chế lớn như sau: thứnhất, chủ nghĩa duy vật của thế kỷ đó chủ yếu là có tính chất máy móc; thứhai, chủ nghĩa duy vật đó có đặc trưng siêu hình, có nghĩa là không biệnchứng, và thứ ba, chủ nghĩa duy vật đó không triệt để, duy tâm trong cáchhiểu về các hiện tượng xã hội
Trang 10Trong quan hệ với triết học của Heghen, F.Enghen cho rằng, Phoiobac
có công lao phê phán chủ nghĩa Heghen, song thiếu sót lớn của Phoiobactrong vấn đề này là không biết kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học Heghen làphép biện chứng “Phoiobac đã đập tan hệ thống Heghen và chỉ đơn giản gạt
nó ra một bên thôi Song chỉ tuyên bố một triết học nào đó là sai lầm thì chưa
có nghĩa là thắng được nó” F.Enghen cũng đòi hỏi “phải tiêu diệt hình thứccủa nó bằng phê bình, nhưng cứu lấy nội dung mới mà nó đã đạt được”
Vượt xa Phoiobac, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật, Mac đã phê phánchủ nghĩa duy tâm của Heghen, nhưng kế thừa hạt nhân hợp lý của triết họcHeghen là phép biện chứng, cải tạo nó và biến nó thành phép biện chứng duyvật, biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử
Khi chỉ ra những hạn chế của triết học Phoiobac, F.Enghen cũng vạch
ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó: “Đó là lỗi tại những điều kiệnthảm hại ở Đức hồi đó, những điều kiện đã khiến cho những ghế giáo sư triếthọc đều do bọn chiết trung chủ nghĩa chuyên giết rệp chiếm đoạt hết, cònPhoiobac, người vượt tất cả những bọn đó một trời một vực, lại buộc phảinông dân hoá và rầu rĩ trong một làng nhỏ Nếu như Phoiobac vẫn không tiếpthu được quan điểm lịch sử về tự nhiên… và đã trút bỏ được tất cả cái gì làphiến diện trong chủ nghĩa duy vật Pháp, thì đó không phải là lỗi tại ông”.Chính trong điều kiện xã hội và điều kiện sống như thế, nên chủ nghĩa duy vậtcủa Phoiobac là không biện chứng và về xã hội cũng không thoát khỏi chủnghĩa duy tâm cổ truyền F.Enghen đã trích lời của Phoiobac như sau: “Đi lùilại đằng sau tôi hoàn toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng khitiến lên phía trước, tôi không nhất trí với họ” Cho nên, Phoiobac là nhà duyvật ở nửa dưới, còn nửa trên ông lại là duy tâm Ông phê phán chủ nghĩa duytâm, coi nó là tư biện, trừu tượng, nhưng sang địa hạt lịch sử ông xem xét conngười, xã hội cũng trìu tượng không kém Ở phần III, F.Enghen tập trung làm
rõ quan điểm duy tâm của Phoiobac trong các vấn đề tôn giáo và đạo đức