1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận pr đại cương tìm hiểu pr trong lĩnh vực kinh tế

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu PR trong lĩnh vực kinh tế
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Đinh Thị Thúy Hằng
Trường học Học viện Báo chí và Tuyền truyền
Chuyên ngành PR đại cương
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 273,06 KB

Nội dung

Hiện nay khái niệm PR được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tiêu biểunhư định nghĩa của Pat Jackson, một chuyên gia nổi tiếng về PR hiện đại, “PR nhưviệc xây dựng mối quan hệ với cá

Trang 1

Tiểu LuậnMôn: PR đại cương

Đề tài: Tìm hiểu PR trong lĩnh vực kinh tế.

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ PR 1.PR là gì?

1.1 Khái niệm PR – Public Relations

Khái niệm PR – Public Relations có nhiều cách dịch như: Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng, Giao tế nhân sự nhưng có hai cách dịch phổ biến nhất là Quan hệ công chúng và Quan hệ cộng đồng

Hiện nay khái niệm PR được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tiêu biểu

như định nghĩa của Pat Jackson, một chuyên gia nổi tiếng về PR hiện đại, “PR nhưviệc xây dựng mối quan hệ với các nhóm người liên quan mà tổ chức tác động tới đểthay đổi thái độ của họ và mang lại những hành động mong đợi”; hay theo Tổ chức

Nghiên cứu và Đào tạo PR Mỹ (Foundation of PR Research and Education), định

nghĩa: “PR là một chức năng quản lý giúp thiết lập và duy trì các kênh truyền thông,sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác lẫn nhau giữa một tổ chức với các nhóm côngchúng có liên quan”; hoặc như “PR thực hiện chức năng quản trị khác nhằm tạodựng và duy trì mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa một tổ chức và đối tượng côngchúng quyết định sự thành bại của tổ chức đó”, khái niệm này được đưa ra trong cuốn

Effective of Public Relations – S.Cutlip, A.Center và G.Broom Còn Frank Jefkins –

một nhà nghiên cứu PR nhiều năm đã đưa ra định nghĩa về PR như sau : PR bao gồmtất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả hai bên cả trong và ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể liên quanđến sự hiểu biết lẫn nhau trong cuốn sách Public Relations Framework ( Hệ thống

hoạt động PR), Prentice Hall, Harlow, England,1998, tr22 Frank Jefkins nhấn mạnh mục đích của PR không chỉ là tạo sự hiểu biết lẫn nhau mà còn nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, như giải quyết các vấn đề truyền thông giao tiếp, làm thay đổi thái độ từ tiêu cực sang tích cực

Hay trong quyển PR - Lí luận và Ứng dụng - một công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2006 của tập thể giảng viên, nghiên cứu viên khoa Quan hệ công

Trang 3

chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyền truyền, do Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên Công trình này được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh xếp loại xuất sắc và nhận được những đánh giá cao của các giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng cũng như các nhà PR chuyên nghiệp cũng đã đưa ra các khái niệm về PR một

cách ngắn gọn : PR là quá trình truyền thông nhiều chiều được xây dựng, duy trì vàphát triển nhằm tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các nhiệm vụ cụ thể : 1 Truyền

thông tức là đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau như hình ảnh, văn bản hoặc đối thoại trực tiếp 2 Công bố trên báo chí có nghĩa là đăng tải các thông điệp đã dduocj chuẩn bị lên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách có chọn lọc nhằm mang lại hiệu quả nâng cao lợi ích cho tổ chức 3 Quảng bá tức là thu hút sự chú ý, quan tâm của công chúng đến một sản phẩm ,một cá nhân hay tổ chức nào đó hoặc là một vấn đề gì đó thông qua các hoạt động có liên quan 4 Tạo thông tin trên báo chí tức là tạo ra tin tức, các câu chuyện phản ánh về phong cách sống,nói chung mang tính giải trí

Như vậy, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, các định nghĩa về PR thường đi đến thống nhất về một vấn đề cốt lõi, đó là PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan; những quan hệ này quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.

1.2 Lịch sử và nguồn gốc của PR

Lịch sử của PR có thể tạm chia thành năm giai đoạn sau: 1 Giai đoạn Khởinguyên PR tại nước Mỹ (1600 – 1799); 2 Giai đoạn Truyền thông/Nền tảng: Kỷnguyên Báo chí và tuyên truyền (1800 – 1899); 3 Giai đoạn Phản ứng/Trả lời: Thờiđại báo chí: (1900 – 1939); 4 Giai đoạn Hoạch định/Đề phòng: Giai đoạn phát triểnPR như là một chức năng quản trị (1940 -1979); 5 Giai đoạn chuyên nghiệp hoá: Kỷ

nguyên của PR trong truyền thông toàn cầu: (1980 – hiện nay).

Trang 4

Về nguồn gốc, nhiều người cho rằng PR là một sản phẩm hình thành từ phương Tây, cụ thể là từ Mỹ Cụm từ PR, Public Relations, bắt đầu xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ XIX, bởi một số nhà báo Mỹ tiến bộ Tuy nhiên, vẫn có nhiều học giả lại cho rằng PR đã xuất hiện từ 9.000 năm trước ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc với đại diện khá rõ ràng là Lã Bất Vi Cũng có ý kiến cho rằng PR ra đời từ thời La Mã cổ đại thông qua hình thức cáo thị mà nhiều học giả nhận định là tờ báo đầu tiên của thế giới Rõ ràng, PR đã được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước Tóm lại, PR ra đời chính xác từ khi nào vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là PR đã định hình, phát triển dưới bàn tay của nước Mỹ, nổi trội nhất trong thế kỷ XX vừa qua và được dự báo sẽ thăng hoa trong thế kỷ XXI này.

1.3 Chức năng của PR

Để xã hội có thể tồn tại, con người cần đạt được những thoả thuận tối thiểu nhất, và thoả thuận này thường đạt được thông qua tương quan con người và nhóm người với nhau Nhưng việc đạt được thoả thuận thường đòi hỏi nhiều hơn việc đơn giản chỉ là chia sẻ thông tin; mà còn những yếu tố thuyết phục mạnh mẽ về phần của từng đối tượng liên quan trong quá trình đưa ra quyết định Tính thuyết phục, các hoạt động thuyết phục công chúng vẫn được coi là chức năng chủ yếu của PR Từ chức năng đó, trong suốt tiến trình lịch sử, PR đã được sử dụng để khuyến khích chiến tranh, để vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, để hỗ trợ các phe đảng chính trị, để khuyến khích tôn giáo, để bán hàng, để tăng tiền tệ, để tổ chức và tuyên bố các sự kiện Trong xã hội hiện đại, các chức năng này ngày càng phát triển hơn Ngày nay, hoạt động PR bao gồm cả việc dự báo rủi ro, đối phó và xử lý khủng hoảng.

Trang 5

1.Khái niệm Pr trong kinh tế

Trong kinh tế, các doanh nghiệp Việt luôn đánh đồng PR với quan hệ báo chí, có những doanh nghiệp còn nhầm lẫn cho rằng PR là quảng cáo trong khi truyền thông báo chí chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc ngành PR Chính vì thế, các doanh nghiệp chỉ lo quan tâm đến các nhà báo, từ phóng viên cho đến Tổng biên tập Những quan niệm sai lầm này đã góp phần tạp nên các sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Hoạt động PR ở Việt Nam chỉ đơn thuần là “mua đất” trên các trang báo và tạo các mối quan hệ với báo chí nhằm quảng bá và thổi phồng thương hiệu PR nước nhà lẩn quẩn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với báo chí, nó không được nhìn nhận là một ngành công nghiệp độc lập Đây là một trong nhưng hạn chế làm cản trở sự phát triển của PR tại Việt Nam, doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại.

Pr bao gồm sự quản lý những vấn đề hay sự kiện mà tổ chức cần phải nắm được dư luận của quần chúng và có trách nhiệm thông tin cho họ.”

Thông thường những người bình thường như chúng ta không để ý đến việc quảng bá hình ảnh nhưng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, các ngôi sao nổi tiếng và các chính trị gia thì PR lại rất cần thiết và quan trọng đối với họ Pr là yếu tố cốt yếu tạo nên sự thành công.

Vậy trong lĩnh vực kinh tế, PR được hiểu như thế nào?

 Một trong những khái niệm ra đời sớm nhất về PR được khởi xướng bởi Edward Bernays Theo ông:

“Pr là 1 chức năng của quản lý nhằm tìm hiểu thái độ của công chúng, xác định chính sách, quy trình kinh doanh và lợi ích của tổ chức, theo đó là việc thực hiện một

Trang 6

chương trình hành động nhằm tạo ra sự hiểu biết về sản phẩm cho công chúng và đi đến chấp nhận”

 Có 1 khái niệm khác khác về PR trong lĩnh vực kinh tế như sau Pr là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ, nhất quán nhằm xây dựng: một hình ảnh, một quan điểm, một ấn tượng lâu dài, lòng tin, thói quen sử dụng của 1 nhóm đối tượng nhất định về: một sản phẩm, một thương hiệu, một công ty, một chính sách

 Gần đây mới xuất hiện 1 quan niệm mới về pr của 1 bạn trẻ, nó nằm trong cuốn sách “pr là sống”, đây là quan niệm rất mới, thể hiện tư duy của giới trẻ về một lĩnh vực đang giữ tầm quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Theo tác giả : “xu hướng PR ngày nay là vì mục đích hỗ trợ, phục vụ con người thông qua giao tiếp thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả PR không phải là phương thuốc tiếp thị trị bá bệnh của doanh nghiệp Nó cần sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía Người làm PR cho doanh nghiệp nên xuất phát từ những ban lãnh đạo ở những vị trí quan trọng trong tổ chức, những người có tâm huyết và am hiểu chuyên môn PR, những người tham gia vào quá trình ra quyết định chiến lược chính cho sự phát triển của tổ chức để họ có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, hiệu quả trong việc điều chỉnh hay cải tiến quy trình, chính sách hay các hoạt động PR của tổ chức.

>>> Có thể nói mỗi doanh nghiệp là một thị trường kinh tế thu nhỏ, do đótìm hiểu PR trong kinh tế nói chung có thể thu nhỏ bằng cách tìm hiểu những hoạtđộng PR trong sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, trong giới hạn bài tiểu luậnchúng tôi sẽ chủ yếu cung cấp những kiến thức về PR cơ bản đối với sự phát triểncủa một doanh nghiệp.

Trang 7

2.Các cách thức PR trong kinh tế

2.1 Thông qua các hoạt động, sự kiện

2.1.1 Tuần lễ và lễ hội văn hóa

Ngày nay, các quốc gia thường chọn việc truyền bá văn hoá như là một cách thức hữu hiệu để nâng cao hình ảnh quốc gia và xúc tiến kinh tế Nền văn hoá quốc gia được quảng bá về nhiều lĩnh vực như tôn giáo, ẩm thực, trang phục, địa danh, di tích văn hóa … Để giới thiệu đầy đủ nhất về đất nước mình, chính phủ các quốc gia và các doanh nghiệp thường tổ chức các tuần lễ, lễ hội văn hóa và các hội thảo chuyên môn về kinh tế cùng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng : lễ hội ẩm thực, hội chợ việc làm, diễn đàn doanh nghiệp, triển lãm giáo dục… Vai trò của các tuần lễ văn hoá được thể hiện rõ tại Việt Nam, nơi mà nhiều quốc gia từ Đông sang Tây đã tổ chức các tuần lễ văn hoá để quảng bá cho đất nước mình Nếu như nước Đức mang đến những buổi ca kịch thánh đường Oratorio, những bộ phim mới nhất của Berlinable cho đến những nhịp điệu mãnh liệt của các DJ đến từ Cologne… thì Nhật Bản giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc như hợp tấu đàn dây truyền thống, đàn Koto, đàn Tsugarujamisen, múa Yosakoi, triễn lãm tranh giấy… đặc biệt “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” với sự tham gia của gần 400 doanh nghiệp hai nước do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức, khai mạc ngày 14/8/2009 tại Đà Nẵng Diễn đàn là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ "Lễ hội Nhật Bản 2009", được tổ chức tại Đà Nẵng và Hội An nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa nhân dân và doanh nghiệp của hai nước Đây cũng là một cơ hội để gia tăng vai trò của kinh tế Nhật Bản tại Việt Nam Muốn tổ chức một sự kiện văn hoá gây tiếng vang tại quốc gia khác, đòi hỏi phải có một sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong nước với Đại sứ quán đặt ở nước sở tại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước và các công ty truyền thông đại chúng….

2.1.2 Diễn đàn khu vực và quốc tế

Trang 8

Các diễn đàn hợp tác kinh tế, chính trị tầm khu vực và quốc tế luôn là cơ hội tốt để PR về hình ảnh đất nuớc, hình ảnh doanh nghiệp và bức tranh kinh tế của các nước Đến tham dự các cuộc gặp gỡ cấp cao, các vị quan chức vẫn thường tặng nhau những món quà mang đậm bản sắc dân tộc Nước chủ nhà trong các cuộc gặp đó luôn cố gắng tạo một hình ảnh ấn tượng trong mắt các chính khách, các nhà đầu tư nước ngoài Nếu đối với các nước phương Tây là hình ảnh một đất nước phồn thịnh, lối sống văn minh, những giá trị văn hóa nghệ thuật quý báu của nhân loại thì phương Đông sẽ giới thiệu nền văn hoá truyền thống lâu đời, phong phú và đa dạng qua những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, những điệu múa dân gian đầy màu sắc… Cũng từ những hội nghị quốc tế ấy, mà hình ảnh về đất nước, con người của nước chủ nhà, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, được phổ biến và truyền tải đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới Đó cũng là lí do vì sao mà tại Hội nghị APEC (Diễn đàn Hợp

tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) lần thứ 13 tại Hàn Quốc, nước chủ nhà đã

chuẩn bị cho mỗi nguyên thủ quốc gia một bộ trang phục truyền thống hanbok khi chụp hình lưu niệm Mặc nhiên, hình ảnh lãnh đạo các nước trong bộ áo đó sẽ được truyền đi đến hàng trăm triệu người trên thế giới Như vậy, Hàn Quốc, thông qua một sự kiện kinh tế quốc tế, đã có thế giới thiệu cho cả thế giới trang phục truyền thống của đất nước mình Hơn thế nữa thông qua những giá trị văn hóa Hàn Quốc mang đến trong một sự kiện kinh tế quốc tế nói riêng và các tuần lễ văn hóa , lễ hội văn hóa nói chung vô hình chung đã mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ cho đất nước này từ nghành “ công nghiệp không khói” – Du lịch Được đánh giá là quốc gia rất mạnh về truyền thông Hàn Quốc luôn đi đầu trong việc truyền bá văn hóa cũng như hình ảnh đất nước, các hòn đảo xinh đẹp nên thơ, những ngọn núi tuyết sừng sững quanh năm băng giá nhưng quá góc nhìn của các nhà truyền thông Hàn Quốc lại trở nên lãng mạn vô cùng và hình ảnh con người đẹp, dịu dàng nhưng không kém phần năng động từ đó đã thu hút sự chú ý của công chúng thế giới đối với du lịch Hàn Quốc góp phần mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho đất nước này

Trang 9

2.1.3 Hoạt động đầu tư và mở rộng thị trường

Hoạt động mở rộng đầu tư ra các khu vực kinh tế khác cũng là một cách thức để khẳng định sức mạnh kinh tế của quốc gia trên thế giới Việc các tập đoàn lớn của Mỹ mở thêm các chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới, cung cấp nguồn vốn trợ cấp cho các nước đang phát triển đã giúp Mỹ gia tăng vị thế của mình trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và trên mọi bình diện khác

Song song với việc tích cực đầu tư ra nước ngoài là việc mở rộng thị trường Quốc gia nào cũng nỗ lực quảng bá sản phẩm của mình trên toàn thế giới để tạo thị trường rộng lớn Thị trường càng lớn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước mà đồng thời, càng làm cho quốc gia được biết đến nhiều hơn Trong mười nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới sau, mỗi nhãn hiệu sản phẩm phải có ít nhất 1/3 doanh thu là từ thị trường nước ngoài, được đông đảo người tiêu dùng không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của hãng thừa nhận Sự hiện hữu của các thương hiệu này ở khắp mọi nơi, được nhiều người tin dùng không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ cho các tập đoàn mà còn nâng thêm tầm ảnh hưởng kinh tế của nước mà tập đoàn đó đại diện Để mở rộng thị trường hiệu quả nhất không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp, mà còn phải phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia Vì thế việc hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa sản phẩm ra nước ngoài cũng là phần quan trọng trong chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia

2.2 Thông qua truyền thông

2.2.1 Kênh truyền hình

Với xu hướng ngày càng phát triển về truyền hình hiện nay, việc đi lại sang nhiều quốc gia để ghi hình và phát sóng trên kênh quốc tế đang ngày càng phổ biến Hơn nữa, các kênh truyền hình phục vụ riêng cho những khía cạnh khác nhau của đời sống ra đời ngày càng nhiều như Travel and Living, Discovery Channel, National Geographic Channel, BBC, CNN giúp cho việc quảng bá hình ảnh quốc gia trở nên đa dạng hơn với từng lĩnh vực cụ thể thông qua những kênh truyền hình chuyên môn.

Trang 10

Một mặt các kênh truyền hình này tìm đến các quốc gia nhằm thực hiện các phóng sự mình cần, mặt khác các quốc gia cũng chủ động tìm đến các kênh truyền hình này như là một phương thức quảng bá hiệu quả và nhanh chóng hình ảnh nước mình.Vào tháng 3 năm 2008, kênh truyền hình BBC World đang phát sóng loạt chương trình

mang tên “Inside China” nhằm giới thiệu đến người xem sự bùng nổ của nền kinh tế

Trung Quốc hiện nay và môi trường kinh doanh của Trung Quốc dưới góc nhìn của các chuyên gia cũng như nền giáo dục của quốc gia này Chính vì vậy, ngay trên trang web của các kênh truyền hình này cũng đăng tải những thông tin cần thiết cho những khách hàng muốn thực hiện show quảng cáo hay PR cho sản phẩm , cho doanh nghiệp của mình, và việc PR cho hình ảnh quốc gia đương nhiên cũng không là ngoại lệ.

Bên cạnh đó, việc đăng cai tổ chức một sự kiện thể thao hay giải trí quy mô quốc tế cũng là một cách khá hữu hiệu để PR nền kinh tế quốc gia thông qua truyền hình Một sự kiện lớn như vậy thường được phát sóng trực tiếp trên rất nhiều nước trên thế giới Do đó, các quốc gia đăng cai lúc này sẽ có cơ hội tận dụng phát những đoạn quảng cáo để gửi gắm đến thế giới hình ảnh đẹp nhất và ấn tượng nhất của quốc gia mình trong đó cũng có khía cạnh kinh tế Điểm mạnh của cách thức này, đó là sư kiện mang tầm quốc tế được phát sóng trực tiếp nên số lượng người thường rất cao Chỉ phát sóng một vài lần đoạn quảng cáo giữa giờ nghỉ của các sự kiện đã có thể mang lại những kỉ lục về lượng người xem Có thể nói đây là một cách PR bằng truyền thông nhanh và cực kì hiệu quả.

2.2.2 Báo chí

Báo chí, khởi nguồn của PR, là một trong những cách thức truyền thống hiệu quả để thực hiện các hoạt động PR nói chung, và PR tầm quốc gia trong kinh tế cũng không là ngoại lệ Năm 2005, trong khi đại dịch cúm gia cầm đang tràn lan khắp nơi, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã xuất hiện trên báo chí để quảng cáo cho thịt gà và trứng gà Thái Hình ảnh cựu Thủ tướng Nhật Koizumi với mái tóc bềnh bồng nghệ sĩ đã được các nhà kinh doanh du lịch, hàng không Nhật Bản tận dụng khi

Trang 11

mời ông quảng cáo trên báo chí Mỹ Có thể nói, việc đưa hình ảnh lãnh đạo nước mình lên báo chí như một sự bảo đảm cho tình hình rối loạn trước mắt để giúp bình ổn nền kinh tế , chính trị cho đất nước ngày càng trở nên phổ biến Bởi vì, cho đến hiện giờ, tuy thời đại máy vi tính kết nối mạng đang bùng nổ, báo chí vẫn giữ nguyên vị trí của mình như cách tiếp cận thông tin truyền thống, quen thuộc đối với mọi người Tận dụng hiệu quả vai trò của báo chí, các nhà PR có thể đưa hình ảnh, sức hút của đất nước mình đến các quốc gia, khu vực khác nhằm thu hút sự chú ý của các quốc qua phát triển khác nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như các dây chuyền công nghệ chuyên nghiệp Chủ động tìm đến những tờ báo nổi tiếng để có được những bài viết giới thiệu hay những trang quảng cáo về doanh nghiệp cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp chọn để PR hiệu quả cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình

2.2.3 Internet

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Internet đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực và với PR cũng không là ngoại lệ Có thể nói điểm mạnh của phương thức PR này là nhanh chóng và tiết kiệm, đồng thời vẫn mang lại hiệu quả cao Đó cũng chính là lý do vì sao hiện nay, các quốc gia dù phát triển hay đang phát triển cũng đều có website riêng của chính phủ và các bộ, ngành cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp mọi thông tin cần thiết về đất nước, doanh nghiệp,công ty thậm chí ngay cả bản thân mình Đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho sư phổ biến của việc thực hiện PR kinh tế thông qua qua internet hiện nay trên thế giới.

2.2.3.1 Phương thức PR nhanh chóng.

Điểm mạnh đầu tiên của Internet đó là xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý Chỉ bằng những cú click chuột, con người có thể chuyển tải và tiếp cận thông tin ở khắp nơi trên thế giới Một khi khoảng cách địa lý được xóa bỏ thì thời gian để chuyển tải và tiếp cận cũng được rút ngắn hơn Vì vậy mà các hoạt động PR được thực hiện

Trang 12

thông qua Internet trở nên đơn giản và nhanh gọn Với một website, những thông tin PR cho hình ảnh doanh nghiệp,sản phẩm mới luôn được cập nhật nhanh chóng, không chỉ giúp cho công chúng, khách hàng mục tiêu hiểu biết rõ hơn về thông tin sản phẩm, công ty sản xuất , uy tín doanh nghiệp mà đặc biệt, còn giúp khắc phục khủng hoảng kịp thời Đối với tất cả những người quan tâm, việc tìm hiểu, tiếp cận cũng sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện và ít tốn thời gian hơn Như vậy, phương thức PR bằng Internet mang lại lợi ích cho cả người làm PR lẫn đối tượng mà PR hướng tới.

2.2.3.2 Phương thức PR kinh tế.

Không những vậy, với Internet, hoạt động PR cho một sản phẩm nói chung và PR hình ảnh doanh nghiệp, quốc gia nói riêng trở nên kinh tế hơn Thông tin được truyền tải qua Internet sẽ giảm các chi phí đi lại, tất cả những gì cần có là một chiếc máy tính kết nối mạng, từ đó, những cú click chuột sẽ đưa thông tin về doanh nghiệp,sản phẩm nói riêng và tình hình kinh tế nói chung về những hoạt động, sự kiện đến người truy cập ở khắp thế giới Những chi phí đi lại cũng như các chi phí phát sinh khác từ các phương thức PR truyền thống được khắc phục gần như triệt để ở phương thức PR này Chính vì vậy, đây có thể xem là một lựa chọn hợp lý cho các quốc gia đang phát triển trong việc PR hình ảnh nền kinh tế mình cũng như hình ảnh của doanh nghiệp mình

2.2.3.3 Phương thức PR hiệu quả.

Nhanh chóng, tiết kiệm, PR thông qua internet cũng mang lại hiệu quả như các phương thức PR khác Trước hết, điểm mạnh của Internet đó là một kênh PR không giới hạn dung lượng thông tin truyền tải; ngược lại với truyền hình hay báo chí, trong mỗi lần đăng tải, số lượng và nội dung thông tin luôn bị hạn chế Với Internet, có thể tận dụng tối đa mọi thông tin PR như những bài viết giới thiệu, những đoạn clip quảng cáo ấn tượng, những ca khúc đặc sắc, hay những hình ảnh bắt mắt… Không những thế, Internet còn là kênh thông tin mang tính quốc tế rất dễ tiếp cận, tầm phủ sóng của Internet không giới hạn trong vòng một đất nước, một khu vực, một châu lục mà là

Trang 13

toàn cầu; do đó có thể phát huy hiệu quả tối đa trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia , doanh nghiệp ra thế giới

2.3 Làm PR trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay

2.3.1 Thời của PR Online

Kinh tế 2012 được xem là đang tụt dốc nghiêm trọng, theo các nhà phân tích thì tình hình 6 tháng cuối năm cũng không mấy khả quan Nợ công và lạm phát thi nhau tăng nhanh Không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đang phải chạy đua để tránh thiệt hại từ nền kinh tế gây ra.

Là một trong những công cụ đắc lực xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu, PR ngày càng được các doanh nghiệp đưa vào “danh sách những việc cần làm” trong các chiến dịch nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh Công ty, sản phẩm của mình Tuy nhiên, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn lao dốc như hiện nay, việc đầu tư cho Marketing - PR được đưa lên bàn cân để tính toán Hầu hết đắn đo không biết liệu chi cho PR trong thời gian này có mang lại hiệu quả hay không? Có phung phí không khi hiệu quả của PR không đến ngay lập tức như là kết quả của một bài quảng cáo trên báo? Và kết quả là đa số chọn quảng cáo và “cắt viện trợ” cho PR để tiết kiệm chi phí.

Cách làm này nhìn chung không sai và cũng dễ hiểu của doanh nghiệp thời bão giá, nhưng đó chưa phải là lựa chọn sáng suốt Nếu xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng và phân tích tình hình một cách thấu đáo, thì kinh tế khó khăn cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp để làm PR

Kinh tế đi xuống, kéo theo nhu cầu làm PR của doanh nghiệp cũng theo đó chửng lại Do đó, nếu làm PR trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp không chỉ

Trang 14

đầu tư ít chi phí mà còn “thoải mái” hơn so với thời điểm mà nhu cầu thực hiện PR tăng cao trong thời “hoàng kim” hay thời “tăng trưởng” của kinh tế

Một ví dụ cho sự thành công này là TH True milk Thay vì “đắp chiếu nằm im” như Duch Lady để tiết giảm chi phí, TH True Milk rất nhanh tay, nắm lấy thời cơ để quảng bá thương hiệu thông qua thực hiện chương trình cộng động về An Toàn Thực Phẩm Chiến dịch này không chỉ tiêu tốn rất ít tiền của nhãn hàng này mà còn mang lại kết quả tích cực, thu hút được tình cảm của người dân đối với sản phẩm.

Kinh tế suy giảm, buộc lòng các công ty PR sẽ phải đưa ra những giải pháp và những chính sách vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm nhất để ‘câu khách” Điều này giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội để lựa chọn những công ty PR hội tụ được cả hai yếu tố này Tuy nhiên, khi lựa chọn công ty PR, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng: Trăm nghe không bằng mắt thấy, nên đặc biệt chú ý đến chất lượng và hiệu quả của những dự án tương tự mà họ đã làm, để tránh gặp tình huống tiền mất tật mang

Kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sẽ ít chú trọng đến các hoạt động Marketing - PR, điều này có nghĩa là “đất” để doanh nghiệp “đánh dấu” mình cũng theo đó tăng lên Đây có thể coi là thời cơ tốt, có một không hai để cải thiện, nâng cao hình ảnh và quảng bá sản phẩm của mình mà không phải cân não hay lo lắng nhiều vì đối thủ.

Chẳng hạn, trong những năm trước đây, hình ảnh và tên tuổi của Gấu Đỏ -thuộc Cong ty Cổ Phần Thực Phẩm Á Châu - không là gì trên thị trường Việt nam Nhưng hai năm lại đây, đặc biệt là trong năm 2012, Gấu Đỏ trở thành một trong những thương hiệu phổ biến và có độ phủ lớn trên thị trường Điều này là nhờ vào sự nhanh nhạy và biết chộp lấy thời cơ để giành thị phần thông qua chương trình “Gắn Kết Yêu Thương” Chương trình này ngay lập tức được chú ý vì trong khoảng thời

Trang 15

gian này trên thị trường không có nhãn hàng Mì Gói nào làm tương tự Và hệ quả tất yếu là chương trình này thành công ngoài mong đợi, lay động và lôi kéo tình cảm hàng triệu người Không bàn đến những khía cạnh văn hóa trong clip quảng cáo của chương trình, hay bị “ném đá” vì cho rằng Gấu Đỏ lợi dụng chương trình để bán sản phẩm Điều đáng nói là sau chương trình này, doanh số bán hàng của Gấu Đỏ tăng lên 30% so với trước đó Đây là một con số đáng mơ ước trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay

Theo một nghiêng cứu gần đây của Business World Portal, doanh nghiệp chấp nhận “chi rộng tay” cho hoạt động PR - Marketing trong thời kinh tế khó khăn có thể thu về 32 – 40% thị phần sau này Nếu biết nắm bắt thời cơ, các doanh nghiệp sẽ phải ngạc nhiên với với vị trí mà mình sẽ có được sau một vài năm nữa.

Tóm lại, dù ở bất kì hoàn cảnh nào PR cũng phát huy được vai trò của nó Chính trong điều kiện kinh tế khó khăn các doanh nghiệp càng phải đầu tư để xây dựng , quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm để tăng doanh số và chiếm lĩnh tâm trí khách hàng Vây trong điều kiện kinh tế đang “ tụt dốc” hiện nay các doanh nghiệp nên làm PR như thế nào ?

Một trong những cách làm nhằm tiết giảm chi phí cho hoạt động PR hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng là thu hẹp quy mô hoặc giảm mức độ xuất hiện Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên chọn hình thức PR trên các phương tiện có chi phí thấp và hạn chế các kênh có chi phí cao Chẳng hạn, trước đây nếu thực hiện các chương trình trên truyền hình thì nay nên chuyển sang đài phát thanh, báo in để giảm chi phí Ngoài ra thay vì sử dụng những kênh PR truyền thống tốn kém, các doanh nghiệp nên tận dụng sự phát triển vượt bật của internet và các ứng dụng công nghệ số để thực hiện các chương trình PR online Một số nghiên cứu cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để thực hiện PR online hiệu quả.

Trang 16

Thực tế, PR online đang thu hút nhiều doanh nghiệp Bởi tính hiệu quả và chi phí tương đối thấp Theo số liệu thống kê, PR qua email thu hút sự chú ý của 91% người và 95% vẫn quan tâm đến PR online trên các website thông qua trang tìm kiếm Google Và hiện nay Facebook tiếp tục trở thành kênh PR xã hội phổ biến với 96% nhân viên PR sử dụng, theo sau là Twitter với 89%, Linkedin 49, Pinterest 33% Điều đó cho thấy, thực hiện PR trên kênh online sẽ thu hút được nhiều quan tâm Bên cạnh đó chi phí cho các hoạt động PR online thấp nhưng tính lan tỏa nhanh và rộng Với PR online doanh nghiệp có thể nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu một cách nhanh nhất.

2.3.2 Truyền thông bằng scandal, lợi bất cập hại

Muốn nâng cao tên tuổi nhưng lại không có chi phí để thực hiện PR, một số công ty chọn cách tạo ra những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi và để khách hàng biết đến mình Vậy nên hay không nên PR theo kiểu tạo scandal? Hầu hết các cách PR theo kiểu tạo scandal đều gây được tiếng vang và được nhiều người biết đến, nhưng lại gây ra khá nhiều tranh cãi Gần đây có thể nói đến scandal The Voice Đúng là sau khi gây ra khá nhiều tranh cãi trên các phương tiện truyền thông, The Voice đã được nhiều người biết đến Nhưng nhắc đến một thương hiệu để rồi khi cần sẽ tìm đến –

Thương hiệu “Top of mind” khác rất xa với việc nhắc đến để cười chê, để bình phẩm

và tẩy chay Và The Voice đã đi theo hướng tiêu cực

Nhiều công ty chọn PR theo cách tạo những scandal vì cho rằng đó là cách dễ đưa thương hiệu đến khách hàng nhất nhưng lại tiết kiệm nhất vì sẽ được báo chí đưa tin tự nguyện, thậm chí đua nhau khai thác thông tin dưới nhiều góc cạnh Có những scandal được tạo ra do cố tình và có những scandal do vô tình Thế nhưng dù theo hướng nào cũng đều gây ra những hiệu ứng ngược Chẳng hạn thời gian qua ai cũng nhớ đến clip mì Gấu đỏ - kết nối yêu thương Đây là một chương trình PR gây tranh cãi mạnh mẽ trong cộng đồng dư luận Đã có rất nhiều ý kiến phản hồi khác nhau có ý

Trang 17

kiến cho rằng thông điệp trong clip mì Gấu đỏ hay, nhưng cũng không ít người hoài nghi về mục đích và cách làm của thương hiệu này Hay cách mì Gấu đỏ tặng mì hết hạn cho bệnh nhân rồi khi bị phát hiện lại vội vàng đổi ngay lô hàng khác cũng là cách tạo scandal mang lại hiệu ứng ngược.

Rõ ràng, để đánh bóng tên tuổi và tiết kiệm chi phí mà chọn PR theo cách tạo ra các sacndal là không nên, bởi hầu hết các scandal dù được cố tình tạo ra thì đến một lúc nào đó cũng vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp và đều để lại ấn tượng xấu trong lòng khách hàng Vậy nên, giai đoạn khó khăn của nền kinh tế cũng là lúc các doanh nghiệp nên tận dụng các chất xám mình đang sở hữu để tạo ra thương hiệu với những cái “độc”, cái “nhất” cho riêng mình Miễn là đừng tạo ra những scandal gây phản cảm

Làm PR thời nào cũng đòi hỏi phải có chiến lược phù hợp, sự đầu tư đúng đắn và đặc biệt là tầm nhìn của những người biết cách dẫn dắt dư luận Chắc chắn ngân sách luôn đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của bất kỳ chiến dịch PR nào, tuy nhiên kinh phí không thể quyết định tất cả PR - hiểu một cách đơn giản là bạn đang kể một câu chuyện để thu hút cộng đồng - vì vậy vấn đề cốt lõi luôn nằm ở chính câu chuyện mà các doanh nghiệp đang truyền tải Cộng thêm vào đó một chút thức thời, nếu doanh nghiệp chọn đúng kênh giao tiếp mà số đông người đang sử dụng trong xã hội hiện nay thì câu chuyện của bạn sẽ được nhân rộng nhanh chóng, nhiều khi không chỉ thu hút sự chú ý của cộng đồng mà còn lôi kéo được cả sự tương tác tốt từ xã hội.

3.Vai trò của PR trong kinh tế

Trang 18

Để xã hội có thể tồn tại, con người cần đạt được những thoả thuận tối thiểu nhất, và thoả thuận này thường đạt được thông qua tương quan con người và nhóm người với nhau Nhưng việc đạt được thoả thuận thường đòi hỏi nhiều hơn việc đơn giản chỉ là chia sẻ thông tin; mà còn những yếu tố thuyết phục mạnh mẽ về phần của từng đối tượng liên quan trong quá trình đưa ra quyết định Tính thuyết phục, các hoạt động thuyết phục công chúng vẫn được coi là chức năng chủ yếu của PR Từ chức năng đó, trong suốt tiến trình lịch sử, PR đã được sử dụng để khuyến khích chiến tranh, để vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, để hỗ trợ các phe đảng chính trị, để khuyến khích tôn giáo, để bán hàng, để tăng tiền tệ, để tổ chức và tuyên bố các sự kiện Trong xã hội hiện đại, các chức năng này ngày càng phát triển hơn Ngày nay, hoạt động PR bao gồm cả việc dự báo rủi ro, đối phó và xử lý khủng hoảng.

3.1Thu hút đầu tư

Không thể phủ nhận rằng nền kinh tế trì trệ, lạc hậu, tốc độ phát triển kém không bao giờ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Hình ảnh một đất nước dồi dào lao động, tốc độ phát triển kinh tế cao, thị trường hấp dẫn sẽ thu hút các nhà đầu tư đến với quốc gia mình Đặc biệt, các nước đang phát triển càng phải chú trọng hơn đến vấn đề này Vấn đề là hình ảnh cuốn hút các nhà đầu tư đó cần một bệ phóng hoàn hảo - một kế hoạch PR cho hình ảnh đất nước Kinh tế của các quốc gia có cùng xuất phát điểm, vào thời gian đầu có thể phát triển tương đồng, nhưng nếu quốc gia nào có một chiến lược PR hiệu quả và đưa điều đó thành hiện thực thì quốc gia đó sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư và phát triển kinh tế nhanh hơn gấp bội.

Từ đó còn có thể giải quyết thêm nhiều vấn đề khác: việc làm, tệ nạn xã hội… Nhận thức được vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài, Philippines từng chi cả triệu đô la cho một công ty PR để Tổng thống Arroyo được lên bìa tạp chí TIME nhằm khuếch trương hình ảnh và quảng bá môi trường đầu tư ở nước này Các diễn

Trang 19

đàn, tổ chức kinh tế quốc tế cấp chính phủ, vẫn luôn tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới Hầu hết các nước, đặt biệt là các nước chủ nhà, đều có cách thức quảng bá hình ảnh của nước mình để tạo ấn tượng tốt với các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, nhằm thu hút đầu tư Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn lớn thường xuất hiện trong các sự kiện cấp chính phủ, mà đó là một bài toán kinh tế lớn đã được tính toán kỹ lưỡng để thúc đẩy đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho đôi bên.

3.2 Mở rộng thị trường

Trong các cuộc gặp gỡ cấp chính phủ, việc tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt đối tác luôn là vấn đề quan trọng với các quốc gia, bởi những mối quan hệ tốt đẹp đó không kết thúc ngay sau các cuộc gặp gỡ mà còn mang đến những lợi ích lâu dài về sau Một quan chức cao cấp có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn trong nhập khẩu hàng hoá đối với quốc gia mình có ấn tượng tốt bằng nhiều cách: cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở rộng hạn ngạch… Bên cạnh đó, việc quảng bá thương hiệu quốc gia ra thế giới sẽ thúc đẩy người tiêu dùng các nước biết đến và tin cậy vào hàng hoá của nước mình hơn, thị trường tiêu thụ cũng do đó mà được mở rộng

Ngày nay, nhắc đến Nhật Bản là mọi người nghĩ ngay đến hàng hoá điện tử chất lượng hàng đầu thế giới với những thương hiệu nổi tiếng: Panasonic, Sharp, Mitsubishi…, nói đến các quốc gia vùng Vịnh là nói đến trữ lượng dầu thô khổng lồ… Khi thương hiệu riêng được tạo dựng, đi cùng với nó sẽ là lợi thế lớn trong cạnh tranh Trong tình hình hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường, các sản phẩm điện tử của Nhật vẫn là lựa chọn số moat của người tiêu dùng có điều kiện vì chất lượng và uy tín của moat thong hiệu đã được đảm bảo Đây cũng chính là một trong những đặc điểm mà các quốc gia có chiến lược PR tầm quốc gia cụ thể đều muốn hướng đến.

3.3 Xử lý khủng hoảng kinh tế

Ngày đăng: 23/04/2024, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w