Vai trò của quan hệ công chúng trong thúc đẩy đầu tư kinh tế

MỤC LỤC

Vai trò của PR trong kinh tế

Từ chức năng đó, trong suốt tiến trình lịch sử, PR đã được sử dụng để khuyến khích chiến tranh, để vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, để hỗ trợ các phe đảng chính trị, để khuyến khích tôn giáo, để bán hàng, để tăng tiền tệ, để tổ chức và tuyên bố các sự kiện. Kinh tế của các quốc gia có cùng xuất phát điểm, vào thời gian đầu có thể phát triển tương đồng, nhưng nếu quốc gia nào có một chiến lược PR hiệu quả và đưa điều đó thành hiện thực thì quốc gia đó sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư và phát triển kinh tế nhanh hơn gấp bội. Nhận thức được vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài, Philippines từng chi cả triệu đô la cho một công ty PR để Tổng thống Arroyo được lên bìa tạp chí TIME nhằm khuếch trương hình ảnh và quảng bá môi trường đầu tư ở nước này.

Trong các cuộc gặp gỡ cấp chính phủ, việc tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt đối tác luôn là vấn đề quan trọng với các quốc gia, bởi những mối quan hệ tốt đẹp đó không kết thúc ngay sau các cuộc gặp gỡ mà còn mang đến những lợi ích lâu dài về sau. Một quan chức cao cấp có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn trong nhập khẩu hàng hoá đối với quốc gia mình có ấn tượng tốt bằng nhiều cách: cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở rộng hạn ngạch… Bên cạnh đó, việc quảng bá thương hiệu quốc gia ra thế giới sẽ thúc đẩy người tiêu dùng các nước biết đến và tin cậy vào hàng hoá của nước mình hơn, thị trường tiêu thụ cũng do đó mà được mở rộng. Ngày nay, nhắc đến Nhật Bản là mọi người nghĩ ngay đến hàng hoá điện tử chất lượng hàng đầu thế giới với những thương hiệu nổi tiếng: Panasonic, Sharp, Mitsubishi…, nói đến các quốc gia vùng Vịnh là nói đến trữ lượng dầu thô khổng lồ… Khi thương hiệu riêng được tạo dựng, đi cùng với nó sẽ là lợi thế lớn trong cạnh tranh.

Năm 2007, nền công nghiệp sản xuất đồ chơi Trung Quốc sa lay vào vụ tai tiếng sản xuất đồ chơi có chất độc hại, kết quả là nhiều quốc gia trên thế giới quyết định cấm nhập khẩu và thu hồi tất cả các mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã mở các cuộc họp báo để chỉ trích cá biệt một số cơ quan báo chí đã thổi phồng mối nguy hại từ đồ chơi nước mình, đồng thời khẳng định nguyên nhân khiến sản phẩm đồ chơi của họ bị thu hồi và nhấn mạnh “Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm”. Theo ông Đoàn Sĩ Hiền, Chủ tịch Công ty Tiếp thị ứng dụng marketing I.A.M Việt Nam, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã “thoát chết” trong vụ đổ xô rút tiền của người dân vào cuối năm 2003 nhờ sự xuất hiện của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy và sự hỗ trợ của các ngân hàng khác.

Theo các công ty PR, xử lý khủng hoảng là một phần trong “gói” dịch vụ họ cung cấp cho khách hàng, một công ty PR khi phụ trách một thương hiệu cho khách hàng sẽ kiêm luôn việc phát hiện những nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn để tìm cách ngăn chặn từ đầu. Một nguồn tin từ công ty cho biết lượng tiêu thụ nước tương vẫn chỉ bằng một nửa so với thời kỳ trước khủng hoảng, Vitec Food còn phải chịu ảnh hưởng dây chuyền do người tiêu dùng cũng quay lưng với nước mắm Chin-su và các loại sản phẩm khác mang nhãn hiệu Chin-su.

Tác động của PR đối với sự phát triển của một doanh nghiệp

PR- công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu

Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR chính là công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh này: “Một thương hiệu tung ra mà không có hy vọng chiến thắng trên trận địa PR thì thất bại đã có thể nhìn thấy” (theo Al Ries, chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới viết trong tác phẩm nổi tiếng “Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi”). Với sứ mệnh là “xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin”, hoạt động PR nhằm làm cho khỏch hàng hiểu rừ tụn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng cố niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của PR như: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động mang tính cộng đồng. Ví dụ, các chương trình tài trợ như “Tiếp sức mùa thi” của Bút bi Thiên Long, hay “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk, “Giai điệu tình thương” của Kinh Đô…ngoài việc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR này còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm trí khách hàng” (top of mind) của những thương hiệu này.

Doanh nghiệp thực hiện chiến lược PR sẽ tạo nên một niềm tin lớn trong khách hàng về thương hiệu hơn khi họ sử dụng quảng cáo bởi “PR là người khác nói về mình, trong khi quảng cáo là mình nói về mình”… Hình ảnh khi được công nhận bởi số đông người ngoài cuộc thường khách quan và đáng tin hơn khi nhận xét chủ quan. PR sẽ xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng đồng. Với PR, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp không chỉ trở nên gần gũi với khách hàng của công ty mà còn được yêu mến, tôn vinh bởi nhiều đối tượng bên ngoài khác như: chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộ công ty… Thương hiệu của một doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững bên cạnh một chiến lược PR hoàn hảo.

Mặc dù giống như một bài báo và được đăng trên báo nhưng nếu tinh ý chúng ta có thể nhận ra nội dung bài viết cũng chính là nội dung thông điệp mà công ty muốn truyền tải tới khách hàng, công chúng. “Với tiềm lực và kinh nghiệm thành công từ Maybank - MBKE đang đặt mục tiêu trở thành công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam..”. “Tính minh bạch cũng như luôn đặt quyền lợi nhà đầu tư lên hàng đầu đã giúp lượng khách hàng đến với MBKE trong lúc khó khăn ngày càng nhiều, thị phần của công ty không ngừng gia tăng.”.

“Thành công của Maybank Kim Eng là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ theo đuổi mô hình kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp với cam kết cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho nhà đầu tư: Chỉ tập trung vào môi giới khách hàng; Kiên quyết tách bạch tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư thông qua việc giao cho ngân hàng quản lý và Không phát triển tự doanh.”. Và PR cũng là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu thành công.

TỔNG KẾT

Đó chính là tác động tích cực của PR, PR là tiếng nói gián tiếp mà công ty muốn truyền đạt tới công chúng. Doanh nghiệp Việt Nam thường không có bộ phận PR riêng, nhân sự cho PR thiếu, yếu kém, ít có kinh nghiệm. Hơn nữa Việt Nam chưa có những quy định pháp lý chặt chẽ về PR nên thiếu hành lang pháp lý để phát triển ngành PR.

Những yếu kém trên đã khiến cho chất lượng hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng tới xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam nói riêng và ảnh hưởng tới xu thế phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Vì vậy, để sử dụng hiệu quả cho xây dựng và quảng bá thương hiệu có rất nhiều điều doanh nghiệp Việt Nam ần làm. Ngoài việc mong đợi sự giúp đỡ từ phía chính phủ trong việc hoàn thành hệ thống pháp lý và các chính sách hỗ trợ liên quan, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới mình.

Cần phải thành lập bộ phận chuyên trách về PR, sử dụng hiệu quả các phương tiên j truyền thông đồng thời có những kiến thức nhất định trong cách lập kế hoạch PR… Với những gì đã và đang làm được PR hứa hẹn là một ngành công nghiệp tiềm năng, đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.