1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Tác Động Đến Giá Cổ Phiếu Trong Ngành Công Nghiệp Khai Khoáng
Tác giả Phan Mai Thúy Hằng, Nguyễn Thị Đăng, Phạm Nữ Quỳnh Giao, Huỳnh Thị Vân Anh, Hà Khánh Diệu, Nguyễn Ngọc Minh Châu, Trần Thị Thu Hương, Trần Thị Mỹ Hằng, Lâm Kim Thoa, Nguyễn Văn Hoài Bảo
Người hướng dẫn Lê Thị Thanh Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán
Thể loại báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 169,28 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Lý do nghiên cứu (8)
    • 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây (10)
      • 1.2.1. Nghiên cứu trong nước (10)
      • 1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài (12)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài (16)
    • 1.8. Kết cấu của đề tài (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (18)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (18)
      • 2.1.1. Các khái niệm và lý thuyết chuyên ngành (18)
        • 2.1.1.1. Thị trường chứng khoán (18)
        • 2.1.1.2. Thị trường vốn (18)
        • 2.1.1.3. Lĩnh vực khai khoáng (18)
        • 2.1.1.4. Thuyết tín hiệu (18)
    • 2.2. Mô hình nghiên cứu (19)
      • 2.2.1. Khái niệm về các biến (19)
      • 2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất (19)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng (23)
    • 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (23)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (23)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (23)
    • 3.3. Mô hình đặc tả (24)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
    • 4.1. Kiểm định Chow (26)
    • 4.2. Kiểm định Hausman (26)
    • 4.3. Hồi quy dữ liệu bảng (27)
    • 4.4. Kiểm tra giả thuyết (28)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (31)
    • 5.1. Tác động và đề xuất cho các bên liên quan (31)
    • 5.2. Hạn chế của đề tài và đề xuất cho các nghiên cứu sau (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Các nhà phân tích TTCK sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu để đưa ra những đánh giá chính xác về doanh nghiệp và kinh tế nói chung.Tóm lại, TTCK đóng vai trò quan trọng tro

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do nghiên cứu

Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên kết tích cực giữa thị trường chứng khoán đến thị trường vốn, từ đó có tác động to lớn đến tăng trưởng kinh tế

Theo lý thuyết tài chính, thị trường chứng khoán là nơi kết nối giữa nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn với nhu cầu đầu tư dài hạn. Thị trường này là kênh huy động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân Đồng thời, TTCK còn cung cấp nhiều cơ hội đầu tư khác nhau cho công chúng, giúp đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình kinh tế Ngoài ra, TTCK cũng là nơi hội nhập quốc tế và thực thi các chính sách phát triển của nhà nước và chính phủ Các lý thuyết của Harrod (1939), Domar (1946), Solow (1956), Lucas (1988) cho rằng mở rộng đầu tư sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Vì vậy, việc phát triển TTCK là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường chứng khoán đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng hoạt động, tạo ra việc làm và nâng cao năng suất Đối với doanh nghiệp, TTCK là kênh tiếp cận nguồn vốn hiệu quả, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh TTCK cũng cung cấp thông tin liên tục về biến động giá, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt Các chuyên gia phân tích TTCK tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, đánh giá chính xác tình hình doanh nghiệp và nền kinh tế, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư ra quyết định.

Tóm lại, TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra cơ hội đầu tư và đóng góp vào quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp Thị trường chứng khoán là một công cụ tài chính hiệu quả để các doanh nghiệp và cá nhân có thể phát triển và đầu tư một cách bền vững.

Theo lý thuyết mô hình tăng trưởng của Harrod (1939), Domar (1946) và Solow (1956), vai trò của vốn là tiền đề mở rộng đầu tư, từ đó sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế này cho rằng, vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Nếu có thêm vốn, doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tạo ra việc làm, gia tăng năng suất lao động và đưa ra sản phẩm mới.Những tăng trưởng này lại giúp các doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư, tiếp tục tăng trưởng và tạo ra một chu trình tích cực giúp kinh tế phát triển.

Sau đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Lucas (1988) khẳng định sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, là kênh quan trọng để huy động vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế Theo đó, việc phát triển TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế TTCK có thể cung cấp các sản phẩm tài chính linh hoạt để doanh nghiệp và Chính phủ huy động vốn hiệu quả và giảm chi phí Các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu và được các nhà đầu tư mua lại Điều này giúp tăng lượng vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và Chính phủ huy động nguồn lực với chi phí thấp, khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh Phát triển TTCK tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp niêm yết, tăng tính minh bạch và tiếp cận nhà đầu tư Ngoài ra, doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, vai trò của vốn là tiền đề mở rộng đầu tư, cùng với sự phát triển của TTCK đã giúp nền kinh tế phát triển một cách bền vững Sự phát triển của TTCK không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp và Chính phủ trong việc huy động vốn mà còn giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra việc làm và gia tăng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.

Trong thời kỳ hậu COVID-19, phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) được coi là giải pháp thiết yếu để phục hồi kinh tế Để đạt được mục đích này, việc tạo ra các công cụ tài chính linh hoạt đóng vai trò quan trọng Các công cụ này không chỉ hỗ trợ huy động vốn cho chính phủ và doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, khi nghiên cứu hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển lại cho thấy kết quả khác nhau Harris (1997) đã tìm thấy mối liên kết giữa các thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế chỉ tồn tại trong nhóm các nước đang phát triển Đồng tình với quan điểm này, Deb & Mukherjee (2008) và Cooray (2010) chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển được hưởng lợi nhiều hơn từ phát triển khu vực tài chính so với các quốc gia đã phát triển Điều này có nghĩa là sự phát triển của thị trường chứng khoán có thể giúp các quốc gia đang phát triển tăng trưởng kinh tế một cách bền vững hơn Trong trường hợp của Việt Nam hiện nay, nếu xét theo tiêu chí phát triển kinh tế, thì quốc gia này đang ở trong nhóm các nước đang phát triển Vì vậy, rất có thể nhận thấy sự tương quan to lớn giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Theo các nghiên cứu trên, phát triển thị trường chứng khoán có thể là một trong những cách để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Thứ ba, tiềm năng về công nghiệp khai khoáng của nước ta là khá lớn Theo số liệu điều tra địa chất,Việt Nam đã phát hiện được 5000 mỏ, điểm mỏ với 60 loại khoáng sản khác nhau Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp khoáng sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng về mặt quy mô Theo đánh giá quốc tế, Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc, và 1,8% tổng sản lượng xi măng thế giới vào năm 2012 (USGS,2014) Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn appetite, 193 ngàn trấn mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn vào năm 2013 (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2014) Như vậy, thực tế cho thấy công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam đang có một tiềm năng phát triển to lớn

Từ các nhận định trên ta có thể thấy rằng, thị trường chứng khoán có tác động tích cực đến mức huy động vốn của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển nền kinh tế Và ở các nước đang phát triển có sự tương quan to lớn giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tiềm năng khoáng sản dồi dào Tuy nhiên lại có ít bài nghiên cứu trong nước về đề tài này Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng tại Việt Nam” để cung cấp nhiều thông tin chi tiết và chuyên sâu hơn về đề tài và hỗ trợ các công ty khai khoáng phát triển hệ thống cổ phiếu để góp phần làm tăng trưởng kinh tế nước nhà.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) mặc dù đã trải qua 18 năm phát triển nhưng còn non trẻ và biến động Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh và Võ Thị Hương Linh (2019) đo lường tác động của giá dầu, lạm phát, cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá vàng đến Chỉ số giá chứng khoán VN-Index từ 12/2000 đến 12/2018 thông qua mô hình VECM Kết quả cho thấy các yếu tố vĩ mô này có ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số giá chứng khoán, cung cấp cơ sở để nhà đầu tư ra quyết định phù hợp và nhà làm chính sách đưa ra giải pháp phát triển TTCK Việt Nam.

Nghiên cứu “ Determinants of Stock Prices of Listed

Enterprises on Vietnam’s Stock Market ” - Tạ Thị Thuý Hằng và đồng nghiệp (2020) đã xác định được các yếu tố quyết định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp Các mẫu được khảo sát bao gồm 225 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên trong giai đoạn 2015 - 2019 Phương pháp nghiên cứu dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu không cân bằng với tổng cộng 987 quan sát Theo kết quả, giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố quyết định sau đây Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS), lợi nhuận trên tài sản (ROA), cổ tức trên cổ phiếu trễ hạn (LDPS), sở hữu nước ngoài (FRO), cổ đông lớn (MAX) và quy mô kinh doanh (SIZE) có mối tương quan tích cực với giá cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Nghiên cứu " Determinants of Stock Market Prices: Empirical

Evidence" - Nguyễn Linh Nhật Minh và Phạm Mạnh Tiến (2022) tập trung vào việc xác định những yếu tố quan trọng trong việc quyết định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhằm tạo ra cái nhìn rõ ràng và cung cấp bằng chứng kinh nghiệm, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu để điều tra mối quan hệ giữa các biến số và giá cổ phiếu Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc Dữ liệu được thu thập từ các nguồn thống kê tài chính và các báo cáo công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mô hình hồi quy đa biến được xây dựng để phân tích tác động của các biến số kinh tế, tài chính và thị trường lên giá cổ phiếu Nghiên cứu tập trung vào việc xem xét những biến số quan trọng trong việc quyết định giá cổ phiếu Điều này bao gồm các yếu tố chính sách và quy định, tình hình kinh tế, thông tin thị trường, tài chính công ty và yếu tố liên quan đến quản lý công ty Các biến số cụ thể có thể bao gồm biến đổi chính sách quy định, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lợi nhuận, thông tin thị trường chứng khoán, tỷ lệ vốn hóa thị trường và các chỉ số tài chính của công ty Kết quả của nghiên cứu dự kiến sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mối quan hệ giữa các biến số và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nghiên cứu: “An Empirical Investigation of Factors Affecting

Stock Prices in Vietnam ” - Võ Xuân Vinh (2014) đã tiến hành điều tra thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại Việt Nam Những yếu tố này bao gồm các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá và điều kiện thị trường chung Nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố đặc thù của từng công ty như hiệu suất tài chính, lợi nhuận, EPS, tỷ lệ trả cổ tức, mức nợ và các chỉ số tài chính khác Thêm vào đó, tâm lý thị trường và hành vi của nhà đầu tư, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và khu vực cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, các yếu tố toàn cầu như xu hướng kinh tế toàn cầu, biến động chính trị và tình hình tâm lý đầu tư quốc tế cũng có thể tác động lên giá cổ phiếu tại Việt Nam

Bài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của những doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” của Phạm Ngọc Vân (2021) đã sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu bằng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của 30 doanh nghiệp nhóm ngành BĐS được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM từ năm 2012 đến năm 2017 Tác giả đã thu thập số liệu về các yếu tố tỷ lệ lạm phát (INF), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) và chỉ số giá vàng (DGP) và phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến giá cổ phiếu Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) và chỉ số giá vàng (DGP) có tác động tới giá cổ phiếu (SP) Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các công ty thuộc nhóm ngành bất động sản được niêm yết trên sở thị trường chứng khoán Việt Nam có các quyết định phù hợp nhất nhằm giúp cải thiện các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu

Những nghiên cứu này đã cung cấp thông tin quan trọng và góp phần trong việc nâng cao hiểu biết về thị trường cổ phiếu tại Việt Nam, đồng thời tạo ra cơ sở cho việc đưa ra quyết định đầu tư thông minh và quản lý hiệu quả trong lĩnh vực này Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm những nghiên cứu sâu sắc và đa dạng hơn để khám phá thêm các khía cạnh chưa được khai phá và tìm hiểu rõ hơn về tương tác giữa các yếu tố và tác động của chúng đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu “ Performance Analysis of Indonesia’s Mining

Sector Price Index” Hastra Reza Satyatama1 , Riwi Sumantyo

Sebelas Maret University đã nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong lĩnh vực khai khoáng tại Indonesia Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để phân tích các yếu tố nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán ở nhiều nước như như Hoa Kỳ, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc Kilian và Park (2007) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến mức lợi nhuận tổng hợp của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ Kết quả nghiên cứu của họ là sự thay đổi trong giá dầu toàn cầu có hai ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ.

Kết quả phù hợp với những gì Sirucek (2012) đã nói về mối quan hệ tích cực giữa giá dầu và chỉ số giá chứng khoán của Hoa Kỳ Ngoài nước Nga và Hoa Kỳ, lập luận này cũng được củng cố bởi ý kiến từ Ono (2011) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy giá dầu cũng phản ứng tích cực đối với chứng khoán trở lại trong thị trường chứng khoán của Trung Quốc và Ấn Độ Trong khi đó, ở Brazil, không có phản ứng đáng kể.

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số giá chứng khoán Indonesia (IHSG) Tjandrasa và Sutjiati (2016) phát hiện ra rằng giá vàng thế giới, giá dầu thô và lãi suất đồng thời tác động đến IHSG Ngược lại, Gumilang và cộng sự (2014) chỉ ra rằng lãi suất BI, tỷ giá đô la Mỹ, giá vàng và giá dầu thế giới ảnh hưởng đồng thời đến IHSG Prasetiono (2010) kết luận rằng tăng trưởng kinh tế và giá dầu ảnh hưởng đến giá cổ phiếu LQ45 trong ngắn hạn; trong khi lãi suất SBI và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động trong dài hạn Agustin (2016) phát hiện ra rằng tỷ giá đô la Mỹ và lãi suất SBI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định IHSG của ngành khai khoáng, trong khi lạm phát không có tác động đáng kể.

Nghiên cứu này đã phân tích ảnh hưởng của tỷ giá BI, tỷ giá hối đoái Rupiah, giá vàng toàn cầu, giá dầu và chỉ số Dow Jones so với chỉ số giá chứng khoán lĩnh vực khai khoáng Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp.

Ngành công nghiệp khai khoáng là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam Việc hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngành này là một vấn đề quan trọng để các nhà đầu tư và quản lý có thể đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào việc trình bày và đánh giá các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến vấn đề này, nhằm cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu và phân tích tác động của các yếu tố khác nhau đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam.

“The Effects of Macroeconomic Variables and Company’s Financial Ratios on Stock Prices of Coal Mining Companies Listed in Indonesia Stock Exchange for the Period of 2013 - 2018” (Nidia Prastivini S Sastralaga, Adler Haymans Manurung,

Ferdinand D Saragih and Benny Hutahayan, 2020) Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các biến Kinh tế vĩ mô và các tỷ số tài chính của Công ty trên giá cổ phiếu của các công ty ngành than niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia giai đoạn 2013 –

2018 Mô hình dữ liệu bảng được sử dụng để ước tính mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và lợi nhuận của công ty tỷ lệ tài chính trên giá cổ phiếu của các công ty khai thác than Kết quả của nghiên cứu này là: tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác than ở mức 10%, vốn hóa thị trường ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác than ở mức 5% và các biến kinh tế vĩ mô như giá dầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá than có tác động rất đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác than ở mức 1%

“Impact of macroeconomic variables and financial performance on stock prices of oil and gas mining companies” (Irwan Manggara Harahap, 2018) Nghiên cứu này nhằm kiểm tra và phân tích Ảnh hưởng của Lạm phát, Tỷ giá hối đoái, Giá dầu thế giới, DER & ROA đối với giá chứng khoán Số liệu nghiên cứu là số liệu hàng năm trong thời gian quan sát 5 năm (2012 đến 2016) Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu có mục đích Trong tổng số 7 công ty dầu khí niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia, 6 công ty dầu khí niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia đáp ứng các tiêu chí như mẫu Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là hồi quy dữ liệu bảng Kết quả cho thấy Lạm phát, Tỷ giá hối đoái, giá dầu thế giới, DER & ROA đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến Giá cổ phiếu Lạm phát một phần và Lợi tức trên tài sản (ROA) có tác động tiêu cực và đáng kể đến Giá cổ phiếu, trong khi Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) không ảnh hưởng đến Giá cổ phiếu Và đối với Giá dầu thế giới có tác động tích cực và đáng kể đến Giá cổ phiếu. Giá dầu thế giới là biến quan trọng nhất đối với giá cổ phiếu.

Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua sự phản ánh của giá cổ phiếu của các doanh nghiệp khai khoáng lên trên thị trường chứng khoán có thể rút ra được sự tương quan đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam, vì vậy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp khai khoáng là cần thiết Ngoài ra đến hiện tại, Việt Nam chưa phổ biến nhiều bài nghiên cứu có đề tài liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng, vậy nên nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm qua việc đọc các bài nghiên cứu về đề tài này của các nước xung quanh, các nước đang phát triển và cả các nước phát triển hơn để đóng góp cho việc hoàn thiện cơ sở lý thuyết.

Câu hỏi nghiên cứu

- Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng được niêm yết trên HOSE và HNX?

Giá dầu thế giới biến động mạnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên HOSE và HNX Khi giá dầu tăng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty này thường tăng theo, dẫn đến giá cổ phiếu đi lên Ngược lại, khi giá dầu giảm, doanh thu và lợi nhuận giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm Do đó, các nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá dầu thế giới để ra quyết định đầu tư phù hợp với các công ty ngành khai khoáng.

- Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng được niêm yết trên HOSE và HNX?

- Những ảnh hưởng đáng kể của tỷ giá hối đoái đối với giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng được niêm yết trênHOSE và HNX là gì?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng được chọn để nghiên cứu là các công ty khai khoáng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Ngành khai khoáng được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì ngành này đã có sự phát triển trong những năm gần đây và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Để đủ điều kiện thực hiện nghiên cứu, các công ty phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Các công ty khai khoáng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn từ 2018 đến 2022 (có báo cáo tài chính đã được kiểm toán và công bố);

- Không có công ty bị hủy niêm yết trong suốt giai đoạn từ 2018 đến 2022;

- Công ty đã niêm yết trên HOSE và HNX trước năm 2018.

Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 35 công ty khai thác mỏ trong giai đoạn 5 năm, tạo ra 175 đơn vị phân tích (35 công ty x 5 năm) Mẫu này cung cấp đủ số liệu cho các phương pháp thu thập dữ liệu định lượng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, tập trung thu nhập số liệu thứ cấp của 35 công ty niêm yết trên HOSE và HNX, với thời gian thu nhập số liệu trong 5 năm, giai đoạn 2018 - 2022 Trong đó, có 175 đơn vị (35 công ty x 5 năm) phân tích Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (dữ liệu dọc) và sử dụng EVIEWS 13 để phân tích dữ liệu Nghiên cứu này đã thực hiện một số kiểm tra giả định như kiểm định kiểm định Chow, kiểm định Hausman và kiểm tra giả thuyết. Để thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thống nhất thực hiện theo quy trình gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây.

Bước 2: Đề xuất mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập số liệu.

Bước 4: Chạy số liệu đã thu thập

Bước 5: Kết luận và đưa ra giải pháp.

Đóng góp của đề tài

Đưa ra quyết định đúng đắn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các công ty khai thác mỏ tại Việt Nam:

- Đạt được vốn lớn để phát triển công ty;

- Giảm sự phụ thuộc của công ty vào nợ ngân hàng;

- Tăng tính thanh khoản của công ty từ đó cải thiện giá trị và niềm tin của công ty. Đồng thời, nêu lên các mối liên quan giữa sự phát triển lý thuyết kế toán tài chính và thị trường vốn với tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong việc đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Trình bày tính cấp thiết, tổng quan các nghiên cứu trước, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận

Trình bày các khái niệm, định nghĩa về thị trường vốn, lĩnh vực khai khoáng và thuyết tín hiệu Đồng thời thông qua nền tảng lý luận của những nghiên cứu trước để đưa ra giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Đưa ra 3 tiêu chí mẫu được sử dụng trong nghiên cứu và trình bày phương pháp hồi quy.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày tổng quan về thị trường, thực trạng, khuynh hướng Thống kê mô tả, đưa ra kết quả từ phương pháp hồi quy và giải thích ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình.

Kết luận về vấn đề đã nghiên cứu, nêu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai thác mỏ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn2018-2022, đề xuất giải pháp cho những nhà đầu tư và một số giới hạn của nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Các khái niệm và lý thuyết chuyên ngành:

Thị trường chứng khoán là nơi mà mọi người có các hoạt động như giao dịch mua bán, trao đổi cổ phiếu hoặc trái phiếu giữa các nhà đầu tư Các hoạt động này đều được thông qua môi giới là các công ty chứng khoán trên thị trường đó Thị trường chứng khoán có thể bao gồm các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các loại cổ phiếu giao dịch không công khai như chia cổ phần thông qua việc gọi vốn cộng đồng Đây cũng là thị trường chịu sự quản lý của các cơ quan, tổ chức nhà nước bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE) cùng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán, trong khi đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) có trách nhiệm lưu trữ mọi thông tin liên quan đến chứng khoán.

Thị trường vốn đề cập đến thị trường tài sản tài chính trung và dài hạn Một trong những công cụ đo lường sự tăng trưởng và phát triển của đất nước là sự phát triển của thị trường vốn và ngành chứng khoán Các loại chứng khoán theo nhóm ngành tại Việt Nam là: (1) Ngân hàng, (2) Chứng khoán, (3) Điện, (4) Dầu khí, (5) Du lịch, (6) Bán lẻ, (7) Đầu tư công, (8) Thép, (9) Hàng không, (10) Y tế, (11) Thủy hải sản, (12) Dệt may - may mặc, (13) Giao thông vận tải, (14) Bảo hiểm, (15) Công nghệ, (16) Than - Khoáng sản, (17) Xây dựng, (18) Thực phẩm, (19) Bưu chính viễn thông, (20) Truyền thông giải trí, (21) Cao su (Topi.vn, 3/2023).

Theo khoản 7, Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010 được Quốc hội ban hành: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.” Định nghĩa này có nghĩa là các hoạt động khai thác có phạm vi có thể được thực hiện trước khi khai thác, quá trình khai thác và sau khi khai thác Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, được quy định phân thành: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón; Khai thác và thu gom than bùn; Khai thác muối; Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác

Lý thuyết tín hiệu nghiên cứu tác động của biến động giá cổ phiếu lên quyết định của nhà đầu tư, dẫn đến phản ứng đa dạng trên thị trường Mục tiêu tối đa hóa tài sản cổ đông thôi thúc nhà đầu tư hướng đến khả năng sinh lời cao và rủi ro thấp Nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết tín hiệu để lý giải ảnh hưởng của PER, giá dầu, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX.

Mô hình nghiên cứu

2.2.1 Khái niệm về các biến

Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PER): là tỷ lệ được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của cổ phiếu bằng cách xem mức thấp như một điểm chuẩn cho các quyết định mua, khi so sánh với giá cổ phiếu khác của một ngành tương tự

Giá dầu thế giới: là một chỉ số của nền kinh tế thế giới vì dầu thô cần thiết cho các hoạt động của nền kinh tế Nhận định trên được các nhà đầu tư thị trường vốn công nhận và họ cho rằng việc tăng nhu cầu sử dụng dầu thô cho thấy sự cải thiện trong nền kinh tế của toàn cầu sau những đợt khủng hoảng

Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng chung và liên tục của mức giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến mất giá trị của một loại tiền tệ cụ thể Bởi vì khi mức giá tăng cao, cùng một đơn vị tiền tệ có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây Do đó, lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ Xét trong bối cảnh quốc tế, lạm phát biểu hiện là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia so với tiền tệ của các quốc gia khác.

Tỷ giá hối đoái: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái, Frederic S Mishkin (2010).

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

Theo Sharif et al (2015), các nhà đầu tư tin rằng một công ty sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn nếu nó có hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PER) cao Do đó, PER cao trở thành một tín hiệu tích cực có thể thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu để từ đó tác động đến giá cổ phiếu (Campello & Graham, 2013) Nếu PER tăng thì giá cổ phiếu sẽ tăng (Yumia & Khairunnisa, 2015) PER được công nhận là một phương pháp định giá tốt và bao quát toàn bộ công ty bao gồm ước tính giá trị hoặc giá của cổ phiếu Mong muốn của các nhà đầu tư là phân tích cổ phiếu thông qua tỷ số tài chính như PER, bởi vì nhà đầu tư mong muốn có được kết quả tốt từ khoản đầu tư vào cổ phiếu và PER là một trong những tỷ lệ để xem xét giá cổ phiếu Dựa vào giải thích từ mối liên hệ giữa PER và giá cổ phiếu ở trên, chúng tôi đề xuất giả thuyết:

H1: Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PER) có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết tại HOSE/HNX.

Diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành khai khoáng cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá dầu thô trên thế giới. Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu từ West Texas Middle (WTI), nơi được biết đến là chuẩn mực cho giá dầu thô thế giới vì nó có chất lượng dầu thô cao (Thống kê và Tài nguyên kinh tế Hoa Kỳ, 2018) Vì vậy việc sử dụng giá dầu thế giới từ WTI trong bài nghiên cứu này sẽ giúp bài nghiên cứu của nhóm tác giả mang tính khách quan hơn Theo IMF tại Khin và Thambiah (2015), “giá dầu thô cao tiếp tục là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới và nó cũng có tác động lớn đến hầu hết các nước mới nổi” Nhu cầu về các mặt hàng khai mỏ tăng theo sự phát triển về nhu cầu sử dụng dầu của thế giới Trong khi đó, quá trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng được cho là suy yếu dần nếu giá dầu giảm dần Do đó, nếu giá dầu tăng, kỳ vọng về hiệu quả hoạt động được cải thiện của các công ty cũng sẽ tăng lên và tự động giá cổ phiếu sẽ tăng (Jatirosa, 2014; Hasym & Jabid, 2019) Dựa vào những phân tích về mối liên hệ giữa giá dầu thế giới và giá cổ phiếu trở trên, giả thiết được đưa ra là:

H2: Giá dầu thế giới có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX

Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua thu nhập và hiệu quả sản xuất Giá cả của các mặt hàng sẽ tăng lên trong lạm phát sẽ giúp hiệu quả hoạt động của công ty được cải thiện Khi chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá bán hàng hoá cũng phải tăng, từ đó dẫn đến giá bán cao gây ra sự giảm sức mua của người tiêu dùng Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty và giá cổ phiếu cũng sẽ bị tụt dốc Trong nghiên cứu của Hanafiah et al (2015) về mối quan hệ giữa lạm phát và giá cổ phiếu cho thấy lạm phát cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty, và làm giảm giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thiết:

H3: Lạm phát ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX

Biến động tỷ giá là thách thức đối với nhà đầu tư trên thị trường vốn vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài hoặc vay nợ bằng đồng đô la Tỷ giá VND giảm dẫn đến chi phí tăng, lợi nhuận giảm, giá cổ phiếu giảm Ngược lại, tỷ giá VND tăng sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu, cán cân thương mại và cán cân thanh toán, từ đó hỗ trợ thị trường chứng khoán.

H4: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX.

Theo Sekaran và Bougie trong Haur et al (2017) “khung nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa các biến thay vì mô tả các biến là nguyên nhân hoặc kết quả trong đó nguyên nhân là biến độc lập và hướng của kết quả” Do đó, dựa trên mối liên kết của các biến phụ thuộc và độc lập đã được mô tả ở trước, nhóm tác giả tiến hành kiểm tra xem liệu biến PER, giá dầu thế giới, lạm phát và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE/HNX) hay không.Khung khái niệm của nghiên cứu này sẽ được mô tả trong hình sau:

Hình 1 Mô hình nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Đây là phương pháp tiếp cận liên quan đến việc tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm với các số liệu có thể định lượng được để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong một mô hình nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên mẫu là 35 công ty khai thác mỏ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) dựa trên phép tính mẫu.

5 năm (từ 2018 - 2022), do đó trong nghiên cứu này có 175 đơn vị(35 công ty x 5 năm) phân tích Từ dữ liệu thu thập được, để kiểm tra mô hình, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng và sử dụng EVIEWS 13 để phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập được kiểm định Chow, kiểm định Hausman và kiểm tra giả thuyết.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu số liệu thu thập được từ các công ty khai thác mỏ được niêm yết sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX), với các tiêu chí mẫu được sử dụng trong nghiên cứu:

- Các công ty khai khoáng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn từ 2018 đến 2022 (có báo cáo tài chính đã được kiểm toán và công bố);

- Không có công ty bị hủy niêm yết trong suốt giai đoạn từ 2018 đến 2022;

- Công ty đã niêm yết trên HOSE và HNX trước năm 2018

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Mô hình nghiên cứu bao gồm 1 biến phụ thuộc, 4 biến độc lập với 175 quan sát được thu thập trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 Để kiểm định mô hình, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng và phần mềm EVIEWS 13 Dữ liệu bảng, còn được gọi là dữ liệu dọc, là nhóm dữ liệu của các cá nhân được nghiên cứu theo thời gian Theo Khin và Thambiah (2014), "dữ liệu bảng có thể được sử dụng để phân tích và so sánh kết quả thống kê của các mô hình nhằm xác định phương pháp nào có độ chính xác cao hơn về mặt thống kê" Nghiên cứu cũng đã tiến hành một số kiểm tra giả định như kiểm định Chow, kiểm định Hausman và kiểm tra giả thuyết.

Quy trình xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bước 1: Dữ liệu số liệu thu thập được chọn lọc, dẫn đến 175 đơn vị để phân tích;

Bước 2: Phân tích dữ liệu bảng (dữ liệu dọc) và sử dụng EVIEWS

13 để phân tích dữ liệu;

Bước 3: Kiểm định Chow được sử dụng để xác định kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng;

Bước 4: Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình hoặc các mô hình Tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên;

Bước 5: Kiểm định dữ liệu bảng bằng phương pháp Hiệu ứng ngẫu nhiên;

Bước 6: Kiểm định giả thuyết để kiểm tra Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) có tác động đến giá cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực khai khoáng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán ViệtNam (HOSE và HNX).

Mô hình đặc tả

Mẫu được sử dụng để thực hiện mô hình hồi quy là giá cổ phiếu của

35 công ty khai thác mỏ được niêm yết sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX).

Về mặt lý thuyết, mô hình đặc tả bao gồm các biến phụ thuộc và các biến độc lập Biến phụ thuộc là giá cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ và biến độc lập bao gồm: hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, giá dầu thế giới, lạm phát và tỷ giá hối đoái.

Bảng 1 Đặc tả các biến

Loại biến Biến Đơn vị Tên yếu tố Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc STOCK % Giá cổ phiếu

PER % Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu

OIL % Giá dầu thế giới +

EXCHANGE % Tỷ giá hối đoái -

Dựa trên kết quả lý thuyết và thực nghiệm của các nghiên cứu trước, nhóm tác giả quyết định sử dụng mô hình hồi quy bội (OLS) để đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Mô hình sử dụng được xây dựng như sau:

STOCK = f(PER, OIL, INFLATION, EXCHANGE) hay

STOCK = β0+ β1*PER + β2*OIL - β3*INFLATION + β4*EXCHANGE + μi

- PER: Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu

- OIL: Giá dầu thế giới

- EXCHANGE: Tỷ giá hối đoái

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định Chow

Kiểm định đầu tiên là Kiểm định Chow được sử dụng để xác định xem kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng với Hiệu ứng phương pháp chung có tốt hơn Mô hình Hiệu ứng Cố định hay không Thử nghiệm này có thể được chọn bằng cách xem số lượng giá trị xác suất (giá trị p) của Mặt cắt ngang Chi Square Nếu p-value Mặt cắt ngang Chi Square > 0,05 thì H0 được chấp nhận, đó là Mô hình hiệu ứng chung (Pool Least Square) sẽ được chọn Kết quả của bài kiểm tra Chow có thể được nhìn thấy trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 2 Kết quả kiểm định Chow

Dựa trên kết quả, p-value Mặt cắt ngang Chi Square = 0,0000 α (0,05) thì H0 được chấp nhận, Mô hình Hiệu ứng Ngẫu nhiên sẽ được sử dụng

Bảng 3 Kết quả kiểm định Hausman

Dựa trên kết quả cho thấy p-value Chi Square = 00.000 > α (0,05) do đó Mô hình tác động cố định tốt hơn Mô hình tác động ngẫu nhiên để ước tính hồi quy dữ liệu bảng.

Hồi quy dữ liệu bảng

Mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng trong nghiên cứu này sử dụng mô hình Tác động cố định Việc lựa chọn phương pháp Hiệu ứng ngẫu nhiên làm phương pháp phân tích dữ liệu bảng trong nghiên cứu này trước đây đã được thử nghiệm thông qua Kiểm định Chow và Kiểm định Hausman trước, do đó, phương pháp Hiệu ứng ngẫu nhiên là phù hợp nhất để kiểm định dữ liệu bảng trong nghiên cứu này Bảng 3 cho thấy kết quả kiểm tra Dữ liệu bảng với Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.

Bảng 4 Kết quả dữ liệu bảng

Như vậy, chúng ta có:

Xác định hệ số (R2) là thước đo cho biết biến độc lập đóng góp bao nhiêu cho biến phụ thuộc Bảng 4 trình bày kết quả kiểm tra xác định hệ số của nghiên cứu này.

Bảng 5 Thống kê trọng số

R-squared 0.823803 Mean dependent var 23360.66 Adjusted R-squared 0.773228 S.D dependent var 21640.94 S.E of regression 10305.53 Akaike info criterion 2.151.638 Sum squared resid 1.15E+10 Schwarz criterion 2.218.876 Log likelihood -1.474.147 Hannan-Quinn criter 2.178.961 F-statistic 1.628.875 Durbin-Watson stat 1.819.365 Prob(F-statistic) 0.000000

Dựa vào bảng 4 và mô hình phương trình, có thể thấy mức độ ảnh hưởng của PER (X1), giá dầu thế giới (X2), lạm phát (X3), tỷ giá hối đoái (X4) đến giá cổ phiếu (Y2) là 0.773228 (R-squared hiệu chỉnh 0.773228) Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc là 77,32%, còn lại chịu ảnh hưởng của các biến khác không có trong nghiên cứu này.

Kiểm tra giả thuyết

Để biết tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc, chúng ta đã kiểm định giả thuyết bằng kiểm định t (kiểm định ý nghĩa một phần). Kiểm định t là một phép thống kê dùng để kiểm định mức độ ảnh hưởng của một phần biến độc lập đến biến phụ thuộc Kết quả của kiểm định t có thể xem trong Bảng 5 Giá trị của bảng t thu được từ bảng phân phối t với mức ý nghĩa 5% (0,05) và df = 170 cho phương trình mô hình là 1,9740 (df = n - k, n = tổng mẫu thử, k = tổng biến).

Kết quả Bảng 5 cho thấy Tỷ số giá trên thu nhập (PER), tỷ giá hối đoái có t giá trị đếm > t giá trị bảng thì giả thuyết được chấp nhận. Trong khi đó, giá dầu thế giới và lạm phát có t giá trị đếm < t giá trị bảng thì giả thuyết không được chấp nhận Phân tích hồi quy được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa biến độc lập (Tỷ lệ giá trên thu nhập, giá dầu thế giới, lạm phát và tỷ giá hối đoái) và biến phụ thuộc (giá cổ phiếu).

Bảng 6 Kiểm định giả thuyết Kết quả kiểm định từng phần (T-Test)

Giả thuyết T table T count Sig.

H1: Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PER) có ảnh hưởng 1.9740 1.879.1

68 0.0629 Accepte d đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết tại HOSE/HNX.

H2: Giá dầu thế giới (OIL) có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX.

H3: Lạm phát (INFLATION) ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX.

H4: Tỷ giá hối đoái (EXCHANGE) có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX.

Với giá trị sig < 0,1, kiểm định giả thuyết cho thấy Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến giá cổ phiếu các công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE và HNX Mối quan hệ này thể hiện rằng nếu PER tăng, giá cổ phiếu cũng tăng và ngược lại Nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến giá cổ phiếu các công ty khai khoáng tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu trước của Antono (2019) tại Indonesia chỉ ra tác động tiêu cực của giá dầu thế giới đối với giá cổ phiếu khai khoáng, nhưng với tỷ lệ nhỏ (0,001) Sự khác biệt này có thể do Việt Nam sở hữu trữ lượng dầu ổn định và các công ty khai khoáng trong nước khai thác đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên, không chỉ riêng dầu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát không ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu công ty khai khoáng niêm yết trên HOSE và HNX (sig gần 0,6) Điều này tương đồng với nghiên cứu tại Indonesia và Ấn Độ (Nelson Fernando, 2020) Nguyên nhân có thể là do lạm phát Việt Nam được kiểm soát ở mức tối ưu, ít biến động qua các năm Ngoài ra, giá cổ phiếu ít tương quan với lạm phát vì khi xảy ra chi phí đẩy, tức lạm phát do chi phí sản xuất tăng, các công ty khai khoáng có thể tăng giá bán sản phẩm hoặc nhận hỗ trợ từ nhà nước, khiến ảnh hưởng của lạm phát đến giá cổ phiếu không rõ ràng.

Tỷ giá hối đoái một phần có tác động tích cực và đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) ở mức 12.671,13 Thay đổi tỷ giá hối đoái của VND so với đồng đô la mỗi năm trong giai đoạn

Trong giai đoạn 2018 - 2022, tỷ giá hối đoái từ 22.650 VND đến 24.883 VND luôn ở mức cao, từ đó gây ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vốn Việt Nam Biến động tỷ giá hối đoái được coi là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng niêm yết trên sàn HOSE và HNX Trong khi đó, lạm phát và giá dầu thế giới không có tác động rõ ràng đến giá cổ phiếu của các công ty này.

Ngày đăng: 23/04/2024, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mô hình nghiên cứu - tiểu luận những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng
Hình 1. Mô hình nghiên cứu (Trang 22)
Bảng 1.  Đặc tả các biến - tiểu luận những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng
Bảng 1. Đặc tả các biến (Trang 24)
Bảng 2.  Kết quả kiểm định Chow - tiểu luận những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng
Bảng 2. Kết quả kiểm định Chow (Trang 26)
Bảng 4.  Kết quả dữ liệu bảng - tiểu luận những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng
Bảng 4. Kết quả dữ liệu bảng (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w