Phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô và tài chính đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng

MỤC LỤC

Nghiên cứu nước ngoài

Achmad và Ramli (2013) tìm thấy kết quả rằng lạm phát không ảnh hưởng đến IHSG, tỷ giá hối đoái Rupiah và dự trữ thu nhập ngoại hối ảnh hưởng một phần đến tỷ lệ IHSG, SBI (Giấy chứng nhận của Ngân hàng Indonesia) và ảnh hưởng đến IHSG tiêu cực và chỉ số Dow Jones ảnh hưởng phần nào đến IHSG. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào việc trình bày và đánh giá các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến vấn đề này, nhằm cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu và phân tích tác động của các yếu tố khác nhau đến giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam. “The Effects of Macroeconomic Variables and Company’s Financial Ratios on Stock Prices of Coal Mining Companies Listed in Indonesia Stock Exchange for the Period of 2013 - 2018” (Nidia Prastivini S. Sastralaga, Adler Haymans Manurung, Ferdinand D. Saragih and Benny Hutahayan, 2020).

Kết quả của nghiên cứu này là: tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác than ở mức 10%, vốn hóa thị trường ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác than ở mức 5% và các biến kinh tế vĩ mô như giá dầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá than có tác động rất đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác than ở mức 1%. “Impact of macroeconomic variables and financial performance on stock prices of oil and gas mining companies” (Irwan Manggara Harahap, 2018) Nghiên cứu này nhằm kiểm tra và phân tích Ảnh hưởng của Lạm phát, Tỷ giá hối đoái, Giá dầu thế giới, DER & ROA đối với giá chứng khoán. Dựa trên những nghiên cứu nước ngoài trên, có thể kết luận rằng giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp khai khoáng bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, bao gồm biến động giá nguyên liệu, tình hình kinh tế toàn cầu, sự biến động của thị trường chứng khoán, cấu trúc vốn, tỷ suất lợi nhuận và yếu tố kỹ thuật.

Kết cấu của đề tài Gồm 5 chương

Trình bày các khái niệm, định nghĩa về thị trường vốn, lĩnh vực khai khoáng và thuyết tín hiệu. Đồng thời thông qua nền tảng lý luận của những nghiên cứu trước để đưa ra giả thuyết nghiên cứu. Đưa ra 3 tiêu chí mẫu được sử dụng trong nghiên cứu và trình bày phương pháp hồi quy.

Thống kê mô tả, đưa ra kết quả từ phương pháp hồi quy và giải thích ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình. Kết luận về vấn đề đã nghiên cứu, nêu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai thác mỏ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022, đề xuất giải pháp cho những nhà đầu tư và một số giới hạn của nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý thuyết

  • Các khái niệm và lý thuyết chuyên ngành

    Lý thuyết tín hiệu là lý thuyết phân tích sự lên xuống của giá cổ phiếu trên thị trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của nhà đầu tư (Fahmi, 2015). Phản ứng của nhà đầu tư đối với tín hiệu ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trao đổi, nó sẽ phản ứng theo nhiều cách khác nhau để xem xét tín hiệu, chẳng hạn như săn lùng cổ phiếu đã bán hoặc tiến hành các hoạt động ở dạng im lặng và chờ đợi những diễn biến mới. Nhà đầu tư tiềm năng hướng tới khả năng sinh lời liên tục và bền vững, lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn”.

    Lý thuyết tín hiệu trong nghiên cứu này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PER), giá dầu thế giới, lạm phát, tỷ giá hối đoái đối với giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên HOSE/HNX.

    Mô hình nghiên cứu 1. Khái niệm về các biến

      Mong muốn của các nhà đầu tư là phân tích cổ phiếu thông qua tỷ số tài chính như PER, bởi vì nhà đầu tư mong muốn có được kết quả tốt từ khoản đầu tư vào cổ phiếu và PER là một trong những tỷ lệ để xem xét giá cổ phiếu. Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu từ West Texas Middle (WTI), nơi được biết đến là chuẩn mực cho giá dầu thô thế giới vì nó có chất lượng dầu thô cao (Thống kê và Tài nguyên kinh tế Hoa Kỳ, 2018). (2015) về mối quan hệ giữa lạm phát và giá cổ phiếu cho thấy lạm phát cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty, và làm giảm giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.

      Sự biến động của tỷ giá là một thách thức thực sự đối với nhà đầu tư khi đầu tư tiền vào thị trường vốn vì tỷ giá biến động là một thống kê rất cơ bản đối với nhà đầu tư khi thực hiện các hoạt động kinh tế (Kurniadi, 2013). Tỷ giá VND suy giảm sẽ dẫn đến chi phí lớn hơn phải chịu bởi công ty và sự giảm mức lợi nhuận, đặc biệt là đối với các công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu từ nước ngoài và các công ty dựa vào khoản vay nước ngoài dưới dạng đồng đô la Mỹ với mục đích dùng để vận hành các tổ chức và các hoạt động của công ty. Do đó, dựa trên mối liên kết của các biến phụ thuộc và độc lập đã được mô tả ở trước, nhóm tác giả tiến hành kiểm tra xem liệu biến PER, giá dầu thế giới, lạm phát và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE/HNX) hay không.

      Hình 1. Mô hình nghiên cứu
      Hình 1. Mô hình nghiên cứu

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      Mô hình đặc tả

      Bước 2: Phân tích dữ liệu bảng (dữ liệu dọc) và sử dụng EVIEWS 13 để phân tích dữ liệu;. Bước 3: Kiểm định Chow được sử dụng để xác định kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng;. Bước 4: Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình hoặc các mô hình Tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên;.

      Bước 6: Kiểm định giả thuyết để kiểm tra Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) có tác động đến giá cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực khai khoáng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX). Dựa trên kết quả lý thuyết và thực nghiệm của các nghiên cứu trước, nhóm tác giả quyết định sử dụng mô hình hồi quy bội (OLS) để đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán. - PER: Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu - OIL: Giá dầu thế giới - INFLATION: Lạm phát.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

        Việc lựa chọn phương pháp Hiệu ứng ngẫu nhiên làm phương pháp phân tích dữ liệu bảng trong nghiên cứu này trước đây đã được thử nghiệm thông qua Kiểm định Chow và Kiểm định Hausman trước, do đó, phương pháp Hiệu ứng ngẫu nhiên là phù hợp nhất để kiểm định dữ liệu bảng trong nghiên cứu này. Với giá trị sig < 0,1, kiểm định giả thuyết cho thấy Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) có một phần tác động tích cực và đáng kể (12.671,130) đến giá cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực khai khoáng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX). Tuy nhiên, ở các nghiên cứu trước đó (Zakia Maulida Antono, 2019) ở quốc gia Indonesia - đã cho thấy giá dầu thế giới có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu (mặc dù ở tỉ lệ rất nhỏ 0,001).

        Hiện tượng này có thể được giải thích bằng việc Việt Nam có lượng dự trữ dầu ở mức ổn - và các công ty khai khoáng ở Việt Nam sẽ khai thác đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên chứ không riêng gì về dầu. Dựa trên kết quả phân tích trong nghiên cứu này, có thể thấy rằng lạm phát không có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) với giá trị sig nằm ở mức gần 0,6 - kết quả tương tự với nghiên cứu về giá cổ phiếu của Indonesia và Ấn Độ (Nelson Fernando, 2020). Điều này có thể được giải thích thông qua tình hình lạm phát ở nước ta được khống chế ở mức tối ưu với ít sự thay đổi theo năm). Tỷ giá hối đoái một phần có tác động tích cực và đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) ở mức 12.671,13.

        Bảng 4.  Kết quả dữ liệu bảng
        Bảng 4. Kết quả dữ liệu bảng