1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai

147 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân
Người hướng dẫn GS. TS. Lê Đình Thành, TS. Hà Hải Dương
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 6,73 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYÊN THỊ THU VÂN

ĐÁNH GIÁ TRU LƯỢNG, CHAT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI DAT

TRONG THÀNH TẠO BAZAN PHỤC VỤ CÁP NƯỚC SINH HOẠT

VÀ ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BÈN VỮNG

NGUON NƯỚC DƯỚI DAT TINH GIA LAI

LUAN VAN THAC SI

HA NOI, NAM 2019

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRUONG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYEN THỊ THU VAN

DANH GIA TRU LƯỢNG, CHAT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI DAT TRONG THÀNH TAO BAZAN PHUC VU CAP NƯỚC SINH HOAT

VA DE XUAT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THAC BEN VỮNG NGUON NƯỚC DƯỚI DAT TINH GIA LAI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Vân Mã sé học viên: 1582440301009Lép: 23KHMT21 Khóa học: 23

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan tập luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hưởng dẫn của GS.

TS Lê Dinh Thành va TS Hà Hải Dương với dé ti nghiên cứu trong luận văn: "Đánh

siá trữ lượng, chất lượng nước dưới dat trong vững thành tạo bazan phục vụ cấp nude

sinh hoạt và dé xuất các giải pháp khai thác bền nguồn nước dưới đắt tinh Gia La

Bay là để tài nghỉcứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nảo trước đây,

do đó, không phái là bản sao chép của bắt kỳ một luận văn nào Nội dung của luận văn

duge thể hiện theo đúng quy định Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi điều tra, tich dẫn và đánh giá Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện

tridn và ghi nguồn tà liệu tham khảo đúng quy định.

“Tôi xin hoàn toàn chịu trích nhiệm về nội dung tôi đã trình bay trong luận văn này.Ha Nội, ngày thẳng năm 2019

"Tác giả luận văn

"Nguyễn Thị Thu Vân

Trang 4

LỜI CÁM ON

Tôi xin gửi lời cảm om chân thành tới các thiy cô giáo bộ môn Quản lý mỗi trường,

trường đại học Thủy lợi đã giảng day tận tình, quan tâm, trau đôi kiến thức, động viên

học viên không ngimg nỗ lve trang bị thêm nguồn kiến thức, kỹ năng tốt nhất dé hoàn thành luận văn, sự giảng dạy và chi bảo không mệt moi của các thầy cô giáo trong suốt

thời gian qua Đặc biệt là sự hướng dẫn ân cần, ti mi của GS.TS Lê Đình Thành va sựtúp đỡ tận tâm của TS Hà Hải Dương trong suốt thời gian từ khi tôi được nhận đề tài

Luận văn đã giúp đỡ và chỉ bảo cho ôi rất nhiều điều, trau dỗi thêm Ki thức chuyên.môn, cách thức hoàn thành luận văn mà tự tôi khó có thể hoàn thiện được.

Tôiang xin bày tỏ lời cảm ơn tới các cán bộ tại các phòng ban Đào tạo đại học và sauđại học, cán bộ tại văn phòng khoa Hóa và Môi trường - Trưởng Đại học Thủy lợi đã

tạo điều kiện, cũ 1g như cung cắp cho tôi những thông tin bổ ích và kịp thời để tôi có thể hoàn thành luận văn.

“Tôi xin chân thành cảm ont

Trang 5

DANH MỤC BANG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẢ

1 Tính cấp thiết của đề tài 12 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4, Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 35 Nội dung chính của luận văn 4

CHUONG 1 TONG QUAN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI DAT TÍNH

1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 51.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 51.1.2, Điều kiện kinh tếxã hội in1.2 Tổng quan về khai thác va sử dụng nước dui đất tinh Gia Lai 3

1.2.1, Khai thác nước cho ăn uéng sinh hoạt ở nông thôn B

1.2.2 Hiện tang cắp nước đô thị 16

1.2.3, Hiện trang cấp nước cho nông nghiệp 7

1.3 Tổng quan các phương pháp bảo vệ tài nguyễn nước ngằm 181.3.1, Phương pháp giếng khai thác 18

1.3.2 Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp tb mặt 19 1.3.3 Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp đưới bE mặt 21

1.34, Kỹ thuật bổ sung nhân to trực ti 231.3.5 Kỹ thuật bổ sung nhân tạo gián tiếp 23“Tổng kết chương | 24

CHUONG 2 DANH GIA TRU LƯỢNG, CHAT LƯỢNG NƯỚC TRONG "THÀNH TAO BAZAN PHỤC VỤ CAP NƯỚC SINH HOẠT 26

2.1, Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Gia Lai 26

2.1.1, Nguồn tải nguyên nước mưa 26

2932

Trang 6

2.2 Binh giá tình hình KTSD nước ngằm và các yếu tổ ảnh hưởng đến việc suy giảm mực nước ngằm tại tính Gia Lai 4

2.2.1 Tình hình khai thác dang và hạ thấp mực nước ngằm tại tỉnh Gia Lai 22.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc suy giảm mục nước ngằm ại inh Gia Lai 45

2.3, Đánh giá hiện trạng tải nguyên nước dưới đt tỉnh Gia Lai 49

2.3.1 Nguyên te đánh giá 49 2.3.2 Đánh giá trữ lượng nước dưới đắt tinh Gia Lai SI 2.3.3 Đánh giá hiện trang chất lượng nước đưới đất tỉnh Gia Lai 5T

2.4, Phân vũng nước đưới đắt 6

24.1 Phân ving trữ lượng nước dưới dt tinh Gia Lai or 2.4.2 Phân vùng chất lượng nước dui đt tại inh Gia Lai a Ting kết Chương 2 m4 CHUONG 3 ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHAP KHAI THAC BEN VỮNG NGUON NƯỚC DƯỚI DAT TINH GIA LAI 16, 3.1, Căn cứ đề xuất giải pháp T6

3.2, Giải pháp phi công trình 73.3, Giải pháp công trình 783.3.1 Định hướng cho giải pháp công trình 783.3.2 Nghiên cứu cụ thể thiết kế công trình bồi bổ nước dưới đắt cho một trường.hợp cụ thể 793.3.3 Tính toán thiết kế kênh thu gom nước mưa 803.3.4 Tính toán bể bổ cập, 43.3.9 Giéng khai thác 953.3.6 Banh giá hiệu quả khai thác 95KET LUẬN VÀ KIÊN NGH 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 555<5<seseereeeerererrreeoee 2

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 Dân số, mật độ dân s tỉnh Gia Lai năm 2016,Bảng L2 Ging dio khai thác nước hiện có ởtỉnh Gia Lai

Bang 1.3 Điểm lộ, nguôn tự chảy và lỗ khoan đang khai thác.

Bảng 1.4 Hiện trạng cắp nước tip trung của tỉnh Giá LaiBang 1.5 Công tình lỗ khoan khai thác nước ở Giá Lai

Bang L6 Tỷ ệ phần trim nhủ cầu tưới từ nước mặt và nước ngằm

Bảng 2.1 Tin suất phân phối mưa năm trên các ving (mm)Bảng 2.2 Phin phối dong chảy tháng các lưu vite (mY).Bảng 23 Dang chảy kiệt ở một số tram thủy văn

Bang 2.4 Kết qua hút nước thí nghiệm trong ting chứa nước bazan bại

Bảng 2.5 Kết quả hút nước thí nghiệm trong ting chứa nước bazan bín:- q)

Bảng 26 Kết quả hút nước thi nghiệm lỗ khoan trong ting ql

Bảng 27 Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ Khoan trong bazan bại Bảng 2.8 Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan bín›- ) Bảng 2.9 Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan bín:- 6)

Bang 2.10 Trữ lượng nước tinh tinh Gia Lai theo lưu vực sông.

Bảng 2.11 Trữ lượng nước tỉnh tỉnh Gia Lai theo địa giới hành chínhBảng 2.12 Trữ lượng động tự nÌ

Bang 2.13 Trữ lượng động tự nhiên tinh Gia Lai theo địa giới hành chính.Bảng 2.14 Kết quả chit lượng NNĐ mùa khô tai LVS Sésan

Bảng 2 15 Kết qua chit lượng NND mia khô ti LVS Dabla Bảng 2.16 Kết quả chất lượng NND mùa khô tại LVS Ba

Bảng 2.17 Kết quả chit lượng NNĐ mùa khô tại LVS la mơ — la Lốp,tỉnh Gia Lai theo địa giới hành chính

Bảng 2.18 Khả năng đáp ứng của nước dưới đắt với các nhu cầu sử dụng năm 2015 67Bang 2.19 Kha năng đáp ứng của nước dưới đất với các nhu cầu sử dụng năm 2025 68

Bảng 3.1, Lượng mưa thời đoạn 1,

Bảng 3.2 Lượng mưa lớn nhất và nhỏ nỉ

Bảng 3.3 Tính chit bao của các nhôm ngày mưa lớn nhất

Bang 3.4 Ty lệ lượng mưa giữa các thời đoạn (%)

Bảng 3.5 Dac trưng thống kê của đường tin suắt lý luận Bảng 3.6 Sắp xếp số liệu lượng mưa 5 ngày max

Bảng 37 Tân suất mưa lý luận

Bảng 3.8 Số lần xuất hiện đỉnh mưa trong mô hình mưa 5 ngày max

Bảng 39 Một số trận mưa có lượng mưa xắp xỉ lượng mưa thiết kế Bảng 3.10 Mô hình mưa iêu thiết kế khu vục nghiên cứu

Trang 8

Bảng 3.11 Hệ số tiêu cho các loại hâm phủ 88

Bang 3.12 Hiện trạng sử dụng dat khu vực nghiên cứu 88

Bảng 3.13 Hệ số iều sơ bộ theo hiện trang của hệ thống 89

Bảng 3.14 Hiệu chỉnh hg số tiêu của hệ thông theo hiện trạng 9 Bảng 3.15, Tổng hợp khối lượng bơm thôi rừa và hút nước thí nghiệm 9 Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm và khai thác thir giếng dio Trường

TH Nguyễn Du 9%

Bảng 3.17 Kết quả trữ lượng theo phương pháp thủy lực )

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Bán đỗ hành chính tinh Gia Lai 5

Hình 1 2 Ban đồ địa hình tinh Gia Lai 7Hình 1 3 Lượng nước sử dụng cho các loại hình kinh tế năm 2015-2016 7

1.4 Cấu tạo giếng đồng khu thie nước ngm 18

Hình 1 5 Giống ngang khai thác nước ngim 19

Hình 1 6 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp làm ngập dit 19

Hình 1.7 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp sử dụng kênh, mương 20

"Hình 1.8 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp hd chứa BSNT 20 Hình 1 9 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp trữ nước tử dong chảy mặt 21 Hình 1 10 Giếng khoan bổ cập nước ngầm nhân tạo 2 Hình 1 11, Giếng đào bổ cập nước ngằm nhân tạo trọng lực 2

Hình 1 12 Hồ chứa kết hợp với giếng bổ cập nước ngầm 28

Hình 1 13 Đập ngắm 4

"Hình 2.1 Phân phối mưa năm lưu vực sông Sẽ San 2Hình 2.2 Phân phối mưa năm lưu vực sông Ba 282.3 Phân phỏi mưa năm theo không gian 28inh 2.4 Trữ lượng động tự nhiên tỉnh Gia Lai 5

Hình 2.5 Sơ đỏ vị trí lấy mẫu NDD 58

Hình 2.6, Phân vùng wit lượng khai thác an toàn khu vực Gia Lai năm 2015 702.7 Phân vùng trữ lượng khái thấc an toàn khu vực Gia Lai năm 2025 70

Hình 2.8 Phân vùng tổng khoáng hóa TDS nước dưới đắt T2

Hình 2.9 Phân vùng nhiễm Sắt nước dưới dất BHình 2.10, Phân vùng tổng Nito nước dưới đắt TMnh 3.1 Vùng xây dựng mô hình $0Hình 3.2 Mưa ngày trạm Pleiku (từ 1988 đến 2018) 81

Hình 3.3 Biểu đồ phân phối mưa năm 2007 va năm 2011 87 Hình 3.4 Giản đồ hệ số tiêu sơ bộ theo hiện trang của hệ thống 89

Hình 3.5 Gián đồ hệ số tiêu của hệ thông sau khi hiệu chỉnh 9Hình 3.6 Mặt cắt rãnh thoát nước 93

Hình 3.7 Mặt cắt bể bổ cập 95

Mình 3.8, Đỗ thị biểu diễn kết quả bơm nước thí nghiệm và hồi thủy bơm thí nghigm97Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn kết quả bơm nước thí nghiệm khai thác thử và hồi thủy bơm.thí nghiệm khai thác thử 9

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Biến đổi khí hậuBỏ sung nhân tạoDia chit công tinh

Dia chit thay van

Khu công nghiệp.Nước dưới đt

Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp.Nước sinh hoạt và vệ sinh mỗi trườngLỗ khoan.

Quy chuẩn Việt Nam

Quyết dịnh

Quy hoạch và Điều traTiêu chuẩn Việt Nam“Tiêu chuẩn xây dựng

Tai nguyên nước

‘Tai nguyên và Môi trường

Trang 11

1 Tính cắp thiết của đề tài

Đợt El Ninõ kỷ lục năm 2014-2015 đã gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trongvòng 50-60 năm trở lại đây cho nhiều vùng của Việt Nam, trong đó có Tây Nguyên.

Ngay từ mùa khô 2014, han hin cũng da bắt đầu xuất hiện cục bộ ở Tây Nguyên, và

ép tục hoành hành trong mùa khô 2015 với mức độ cao hơn, trên quy mô rộng hơn,kéo dai đến hết mia khô năm 2016 Tinh đến hết đợt han bán 2015-2016, Tây Nguyên

đã có gần 179.206 ha cây trồng bị han bán, thiểu nước và hàng chục nghìn người thiểu

"ước sinh hoạt, thiệt hai khoảng 1.700 tỷ đồng Trong đó, riêng Gia Lai, tổng điện tíchcây ting bị thiệt bại là 22.849ha, và 8.483 hộ dân thiểu nước sinh hoại, ước tính thiệthại khoảng 372,832 ty đồng (Sở NN&PTNT Gia Lai, 2016)

Tai nguyên nước của Tây Nguyên nói chung và tính Gia Lai nói riêng khá đồi dào.'Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ mỸ phân bé trên các hệ thông sôngchính sông Ba, ông Sẽ San và phụ lưu hệ thống sông Srépok) Sông sui cũ tỉnh Gia

Lai có đặc điểm ngắn và độ dốc lớn, rất thuận lợi trong việc xây dựng các công trình hồ chữa vữa và nhỏ Tuy nhiên, các cao nguyên lại dang đối mặt với nh trang rắt

thiếu nước mat, do không cổ điều kiện để xây dựng công trình tuổi Hiện ta, trên caonguyên Pleiku chỉ có Bi là nơi dự tữ nước mặt lớn nhất, song cũng chỉ được sử.

cdụng để cung cấp nước sinh hoạt của thành phố Pleiku và các vùng phụ cận VỀ tài nguyên nước dưới đất, theo kết quả điều tra của Liên đoàn quy hoạch và điễu ta tài nguyên nước miễn ‘Trung, tổng lượng dòng ngằm của Gia Lai là khoảng 950 triệu

m/näm Nhìn chung, tiém năng nước dưới đắt của tính có trừ lượng khá lớn, chất

lượng nước khá tốt và phân bố chủ yếu trong phúc hệ chứa nước phun rào bazan

“Càng với các nguồn nước mặt đồi dào, Gia Lai à tình rất có tiểm năng về tài nguyên

nước, có thể dim bảo cung cắp nước cho nhủ cầu sin xuất và sinh hoạt

‘Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT tinh Gia Lai, hiện nay hàng ngàn hộ dân ở địa phương

đang đối mặt với tình trang thiểu nước sinh hoạt Nguyên nhân là do vẫn dé quản lý tài

nguyên nước chưa hợp lý và việc vận hành các công trình cấp nước chưa đạt hiệu quả

cao Hiện trang khai thác nước ngim trên địa bàn diễn ra phổ biến và như không,

6 sự giám sắt của cơ quan chúc năng Việc tự động đào giếng, khoan giếng theo như

Trang 12

cầu sử dụng nước diễn ra phổ biển trong nhân dẫn, phần lớn ở khu vực nông thôn dẫn đến việc mực nước ngầm bị bạ thấp nghiêm trong, gây anh hường đến khả năng khai thác nước ngim của toàn tính Nhiều địa phương trong tinh do cin nước tưổi cà phê, hồ tiêu nên người dân đã tự thuê dịch vụ khoan giếng lấy nước ngầm tưới vườn, nhiều giếng khoan sâu đến hang trăm mứt, làm ảnh bưởng lớn đến hệ thống nước ngầm dưới Jong dit, tác động xấu đến cấu tạo địa chit của cả vùng Ngay tai TP Pleiku, nấm

2005, toàn thành phố chỉ có 47 giếng khoan thì tăm 201 1 lên đến hơn 200 giếng, trong đồ chỉ có 70 giếng có phép Hiện nay, số lượng ging khoan của Pieiku là bao nhiêu thi cơ quan quản lý chưa nắm chính xác được nhưng chắc chắn không dưới 2000

Ngudn nước ngầm sụt giảm, đã vậy địa hình của Gia Lai phổ biến là cao nguyên, đồi núi chiếm đến 2/5 điện tích toàn tinh Các ting nước nông trên địa bàn hiện bị ô nhiễm, tng nước sâu được bảo vệ bởi các ng chứa nước phí n; tủy nhiên cần có

biện pháp bio dim an toàn khi khoan và khai thác giếng khoan hợp lý Theo báo cáo

hiện trạng bảo vệ môi trường Gia Lai từ năm 2010: Môi trường nước mặt tại hầu hếtcác điểm được quan trắc cho thấy bị 6 nhiễm BODS, COD và ni tơ, nghiêm trọng nhấtlà ở lưu vực sông Ba Ké cả mỗi trường nước ngằm ở một vài thời điểm căng có dẫuhiệu chua hóa, 6 nhiễm nirat, itt, kim loại năng; nghiêm trọng nhất là nguồn nước ở

sắc phường Thắng Lợi, Diên Hing, la Kring (TP Pleiku) bị nhiễm dầu, nhiễm phèn;

thị xã An Khé, xã la Mor (huyện Chư Pring), Hbông (huyện Chư Sé), các xã trên địa

bàn huyện Krông Pa đã thiếu nước trim trọng, mạch nước ngằm lại bị 6 nhiễm vôi và

phên, người dân không thể sử dụng được

Do vậy, với mục dich đánh giá trừ lượng, chất lượng tài nguyên nước dưới đắt để bảo

vệ và góp phần vào việ định hướng khai thác bén vũng nguồn nước dưới đất của tính Gia Lai, đề ti "Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các gidi pháp khai thác bền vững nguồn nước

dưới đất tỉnh Gia Lilược lựa chọn để nghiên cứu cho luận văn cao học.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

~ Đánh giá trữ lượng và chất lượng nước đưới đất trong thành tạo bazan tỉnh Gia Lai

~ Để xuất các iải pháp nhằm dịnh bướng khổ thức bén vũng nước dui đắt nh Gia Lai

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Tinh Gia Lai

~ Đổi tượng nghiên cứu: Nước trong,ing chứa nước bazan4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

* Cách tiếp cận:

~ Tiếp cận theo mục tiêu

= Tiếp cận theo quan điểm bên vững

~ Tiếp cậntheo quyết định QB 264/TTG cui Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt

“Chương tinh điều tra, im kiểm nguồn nước dưới đất để cung cảip nước sinh hoạt ở các

xăng nối cao, vùng khan hiểm nước,

cận theo sự tham gia của người hưởng lợi* Phương pháp nghỉ

cđể thực hiện

cứu: Trong luận văn, học viên có sử dụng các phương pháp sau

- Phương pháp kế thie: sử dụng các số iệu điều tra về trữ lượng chất lượng nước dưới

dit trong Đề tài Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ Quốc gia "Nghiên cứu đề xuất cácmô hình, giải pháp công nghệ khai thác và bảo về nguồn nước trong các thành tạo

bazan phục vụ cắp nước sinh hoạt bn vững tại các vùng núi ao khan hiểm nước khu

vực Tây Nguy

- Phương pháp phân ích thông kê: Dược sử dụng để phân tích, đảnh giá về trữ lượng,

chất lượng nước đưới đắt trên địa bàn tỉnh Gia Lai công như phân tích, đánh giá khả

năng dip ứng của nguồn tải nguyên nước đưới đắt với các như cầu của các ngành kinhtế sử dụng nước.

= Phương phip điều trụ

+ Tham vấn các cắp chính quyền và công đồng dân cư cúc thông tin hiện trạng khai

thác, chất lượng của nguồn nước nị im tại tỉnh Giai Lai (phỏng vẫn bảng biểu)

È nước dưới đất + Các thi liệu, báo cáo chuyên để của các chuyện gia trong ngành

vùng Tây Nguyên nói chung và tinh Gia Lai nồi riêng.

+Điềtra hiện trang quản lý sử dụng nước dưới đất; Hiện trang khai thác (thông số kỉthuật các lỗ khoan khai (bác phục vụ tính toán trữ lượng nước dưới đầu

Trang 14

- Phương pháp bản đồ số: phầnbản đồ ArcGis được sử dụng để phân vùng trữlượng, chit lượng nước dư.

Nội dung chính của luận văn

Két cấu luận văn cao học của học viên được chia làm 3 chương chỉnh, nội dung cơ bản

của các Chương cụ thể như sau:

Mỡ đầu

(Chương 1 Tông quan khai thác, sử dụng nước dưới đắt tinh Gia Lai

Chương 2 Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước trong thành tạo bazan phục vụ cấp

nước sinh hoạt

“Chương 3 Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đắt tinh Gia Lai

Kết luận và kiến nghị.

Trang 15

'CHƯƠNG 1 TONG QUAN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI DAT

TINH GIA LAI

1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tinh Gia Lai

LLL Đặc điểm điều kiện tự nhiên

LALLA Vị tí địa lý

Gia Lai là tỉnh miễn núi thuộc Bắc Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên 15.536,93km?

(theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thú tướng Chính phủ), có tọa độ địa I từ 12°58"20" đến 1493630” vĩ độ Bắc và từ 107°27°23" đến 108954'40" kinh 49 Đông Tiếp giáp theo địa giới hành chính gdm: Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; phía "Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Binh Định và Phú Yên; phía Nam giáp tinh ĐắkLãk;

phía Tây giáp CamPuChia với khoảng 90km là đường biên giới quốc gia (Hình 1.1),

Hinh 1 1 Ban đồ hành chính tỉnh Gia Lai

Trang 16

Tỉnh có Gia Lai cổ 17 đơn vị hành chính gồm; Thành phổ Pleiku thị xã An Khê, thị

xã Ayun P

Đức Ca, Chư Prong, Chư Sẽ, Bak Po, la Pa, Phú Thiện, Krông Pa và huyện Chư Pot,\Véi 34 dân tộc anh em sinh sống dân số năm 2016 là 1.342.696 người, mật độ dân số

87,53 người km2, trong đố: Nam 685.553 người chiếm 51,068%; nữ 657.143 người chiếm 48,946: dân số thành thị 394.197 người chiếm 29.364: nông thôn 948.499

người chiếm 70,64%.

huyện: K"Bang, Đăk Boa, Chư Pah, la Grai, Mang Yang, Kông Chro,

1.1.1.2, Đặc điềm địa hình:

Địa hình tỉnh Gia Lai có xu hướng cao din về phía Bắc- Đông Bắc, Nam - Đông Nam

thoải dẫn về phía Tây ~ Tây Nam Hướng gò múi có hình cánh cung, phin lớn quay về

hướng Đông ôm lấy cao nguyên tạo nên một ranh giới tự nhiên về khí hậu giữa Đôngvà Tây Trường Sơn Nét nỗi bật của địa hình Gia Lai là có tính phân bậc, các bậc cao.

nh L2)

thường nằm ở phía đông (

Bao quất, có thé thấy địa hình Gia Lai gồm các kiểu: Địa hình núi cao đến trung bình,

diacao nguyên, địa hình các miễn tring vả thung lũng tích tụ.

~ Địa hình đổi núi từ cao đến trung bình Chiém khoảng 2/5 diện tích tự nhiên toàn

Tỉnh, bao gém những ving, khu đổi ni liễn dải hoặc cục bộ, có độ cao từ 400-800m

đến 1000m, định Kon Ka Kinh cao 1748m, và độlớn hơn 150, chúng phân bổ ở

cae huyện ChưPhả, An Khê, KrôngPa Dạng dia hình này thích hợp cho bảo tôn và phát tiễn ti nguyên rừng, đồng thời nó trụ tiếp lưu giữ lượng nước mưa đầu nguồn

của các lưu vực.

= Địa hình cao nguyên: Tỉnh Gia Lai có hai cao nguyễn được tạo nên từ phun trào

bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nững chiếm khoảng 1/3 diện ích‘wr nhiên toàn tinh, độ cao trung bình 400-800m, địa hình dạng lượn sóng nhẹ Thuộc

kiểu địa ình này là các bin chứa nước đướ đất va là cúc vàng, khu tng cây công

nghiệp, nông nghiệp, cũng như quy hoạch phát triển đô thị.

- Địa hình trăng và thung lũng tích ty: Kiểu địa hình này phân bổ dc theo các thung sông Ba và ỗi

Dang địa hình

nhánh của nó chủ yêu ở các huyện Krông Pa và AYunPa.

y ít bị chia cắt khá bằng phẳng được tạo thành bởi các sin phẩm trim

Trang 17

tích, phần trên mặt là các lớp phủ sa gidu dinh dưỡng, phù hợp với quy hoạch phát

triển nông nghiệp

‘Hinh 1 2 Ban đồ địa hình tỉnh Gia Lai

1.1.1.3 Đặc điểm thổ nhường

“Theo phân loại của FAO thi đất đại, thô nhưỡng của tỉnh Gia Lai gồm 10 nhóm cơ bản

như sau

~ Nhóm đất cát

Được hình thành chủ yếu từ trim tích sông và sản phẩm phá huỷ của granit, cát kết,

‘quartzit, Hiện nay, tên địa bàn tỉnh Gia Lai có 41 ha đất cát phân bổ dọc theo sông Ba

và chủ yếu ở huyện Krông Pa Do khả ning giữ nước của đất rất kém nên ít sử dụng

trong nông nghiệp.

Trang 18

= Nhóm dit phủ saDắt phù sa toàn tỉnh có diện tích 56 076 ha, chiếm 3,61% diện ích

tự nhiên Phân bố trên địa ban ở thị xã Ayun Pa 9.726 ha; huyện la Pa 9.347 ha; huyệnKrông Pa 10.197 hai huyện Chư Sẽ 8.527 ha; huyện Chư Pring 6.126 ha Nhém đất

phù sa phân bỗ ở nơi có địa bình bằng phẳng, thường là bi i của sông hay suối lớn,

ting đất dầy Khác với phù sa ở các vùng đồng bing, đắt phù sa tinh Gia Lai có nhiều dai đất hep ven sông suối hoặc từng khu vực nhỏ do ảnh hưởng của địa hình chia cắt mạnh, Nhìn chung đất phù sa ở tinh Gia Lai thuộc loại đắt tốt, phù hợp với việc gieo tring các cây lương thực như la, ngô, khoai các loại cây công nghiệp như mía

các loại đậu đỗ, các loại rau quả.- Nhóm đất xám và bạc mau

C6 diện tích 345.399 ha, chiếm 22,23% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện

KrOng Pa 55.963 ha; K"Bang 27.480 ha; A yun Pa 26.859 ha Bat được hình thành trên

nền trim tích cổ, cát kết và magma, Dit có thành phần cơ giới nhọ ễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh đường kém nên nghèo dinh đưỡng Nhóm đất xám và bạc màu thường phân b6 ở nơi chuyển tiếp giữa đồi núi và vùng bằng, có địa hình bằng hoặc

lượn sóng Đắt thích hợp chủ yêu cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồngrừng đễ bảo vệ &

- Nhôm đất đỏ vàng

Đây là nhóm đắt có diện tích lớn nhất với 756.842 ha, chiếm 48,71% tổng diện tích tự nhiên Đây cũng là nhóm dit só nhiều loại đắt có ý nghĩa rit quan trong, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan Tập trung chủ yêu ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và

cao nguyên Kon Hà Nimg như K"Bang 96.590 ha; la Grai 105.373 ha; Chư Prong85.098 ha Chư Pah 82.071 ha; Chư Sẽ 71.194 ha Đắt thích hợp cho các loại cây công

dai ngày,

ng cầu độ phi cao như cả phê, ché, cao su va các loại cây ăn ti

= Nhóm đất đỏđám nâu vùng bán khô hạn.

Có diện tích 1.719 ha, phân bố ở địa hình sườn thoải, khá bằng, trong vùng khí hậu

bán khô han, tập trung ở thị xã Ayun Pa 606 ha và huyện Krông Pa 1.113 ha Trong

đất vừa có quá trình phá hủy khoáng sét và rửa trôi vào mùa mưa, vừa có quá trình di

Trang 19

chuyển các muỗi hòa tạ từ các lớp dit sâu hơn lên các lớp dit phí trên theo sự bắc

thoát hơi nước vào mùa khô hơn quả tinh rửa tôi chẳng vào mùa mưa

- Nhóm đất den

Điện tích 26.957 ha, chiếm 1,74% diện tích tự nhiên toàn tinh, Nhóm đắt này chủ yếu 6 độ cao 300 - 700 m, độ đốc 3o - So, phân bé chủ yếu ở các huyện Chư Sẽ 12.674 ha;

Chu Prong 8.234 ha tại các hợp thủy hoặc thung lũng có địa hình thấp tring, thoát

nước tố ting đất móng, nhiễu đã ẫn và đã lộ đầu, thích nghĩ cho gieo trồng nhiễu loại cây nông nghệp di ngày như cây ăn tri và các cây mẫn ngắn ngày như ngô, đậ đỗ,

các loi nu, màu,

- Nhóm đất đốc tụ

Có diện tích 14.631 ha, phân bổ ri rác ở tất cả các huyện, tập trung nhiễu nhất ở huyện Dak Doa 7.727 ha và thinh phé Pleiku 3.396 ha, Dit đốc tụ hình thành và phát i tụ của các loại đắt ở các chân, sườn đổi thoải và

triển trên sản phẩm rửa rồi và

hoặc các khe dốc, do ở địa bình thấp, nước mặt đọng nên đắt thường bị giây - Nhóm đất min ving đô

C6 diện tích 180.443 ha, chiếm 11,61% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các

huyện K’Bang 57.383 ha; Mang Yang 33.504 ha; la Pa 41.895 ha, Đất được hình thành và phát triển trên độ cao nhất định (> 1.000 m), nơi có thảm thực vật là rừng hoặc rừng mới bị khai phi để đưa vào sin xuất nông nghiệp, Do đó đất ít có khả năng sử dung cho phát triển nông nghiệp Hiện nay, đắt chủ yếu đang được che phủ bởi rừng, chỉ một bộ phận được khai phá làm nương rẫy Việc bảo vệ rừng và tái tạo rừng, là biện pháp sử dung loại đắt này có hiệu quả nhất

~ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.

Điện u Tap tung ở các huyện Phú“hiện, Krông Pa và thị xã An Khê, Bit bị x6i mòn nhiều nên ting mặt bị to a những

lớp đã hoặc lớp kế vin Địa hình đổi hoặc núi thấp nhưng lượn sống mạnh và chia cắt sâu, ð độ cao từ 800 m trở xuống, Đắt không có kh năng cho sản xuất nông nghiệp, cần giữ rừng và khoanh nuôi rừng để bảo vệ đắc

~ Nhóm đất iy thụt và than bùn

Trang 20

Tây là loại đất được hình thành ven các sông suối hoặc dim lằy ngập nước thường xuyên Phân bổ rủ rác với diện tích nhỏ không tập trung, hiện nay toàn tỉnh có 162 hà

1.1.1.4 Đặc điễn Khí hậu

Tinh Gia Lai thuộc ving nhiệt đối gió mùa cao nguyên, mỗi năm có hai mùa: Mùa

mưa bắt đầu tử tháng V đến thing X hing năm và mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến

thing IV năm sau

a Nắng

Số giờ nắng trang bình thing trong đối lớn trong các thắng mia khô (te thắng XII cho

đến thing V) và nhỏ hơn trong các thing mùa mưa (tháng VI - XI).b Lượng mua

Chế độ mưa ở tinh Gia Lai phụ thuộc vio sự hoạt động của các hệ thông hoàn lưu và

chịu sự tác động mạnh mẽ của địa hình, trong năm có 2 mùa: mùa mưa va mùa khô.(mùa it mưa) Từ ctháng IV, đầu thing V, các dot gió mùa Tây Nam đã gây mua

trên toàn lãnh thỏ Tây Nguyên Do đó, mùa mưa hàng năm thường bắt đầu từ tháng V, cũng cổ năm, có noi ie thắng TV Mia mưa kéo đãi cho đến tháng X ở vùng phía Tây

tháng XI thậm chí có nơi tới thing XII ở các vùng giữa và phía Đông tính Gia Lai Sựkết thúc mia mưa muộn ở vũng trung âm và ving phía Đông là do hai vũng này chịu

nh hưởng mạnh của các ình thé thời tết gây mưa ở ven biển Trung BO.

Cũng do ảnh hưởng của địa hinh, đặc biệt là dãy Trường Sơn và sự hoạt động của các

hệ thống thời tiết gây mưa nên dạng phân phối mưa trong năm cũng có sự khác biệt giữa các vùng trong tỉnh Dạng phân phối mưa tháng trong năm thường có 2 đỉnh ở

vũng phía Đông và ving giữa, nhưng chỉ có 1 đỉnh ở ving phía Tây Ở vũng phía Tây,

lượng mưa trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng VII hay thing VII, có nơi

vào thing IX (Vah) Lượng mưa trung bình thing trung bình thời Ki quan tric tạ các

trạm do mưa và bản đồ phân plmưa trong năm (dưới dạng tis

trạm đại biểu: trạm An Khê và KrôngPa đại biểu

cho vũng phía Đông, tram Pleiku và Chư Prong đại biểu cho vùng phía tây, trạmlượng mưa thangso với lượng mưa năm) tại một

AyunPa đại biểu cho vùng trung tâm Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85 - 95%

tổng lượng mưa năm, còn lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 5 - 15%:

Trang 21

Ba thing tue có lượng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào các thing IX - XI ở

vùng giữa và vùng phía Đông, các tháng VII - IX, hay VỊ - VIII (trạm Chư Prong) ở

vùng phía Tây Lượng mưa của ba thing này chiếm tới 45 60% tổng lượng mưa năm “Trong mùa khô, ba thắng iên tue có lượng mưa nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng Ï

-TIL Lượng mưa trung bình tháng thường đưới 10 mm, thậm chí không có mưa trong.sắc thing I và thing II, tăng lên 15 - 30 mm trong thing II Lượng mưa của ba thẳngnay chỉ chiếm 1 - 3.5% tổng lượng mưa năm,

Rõ ring, mưa phân hoá theo mia rit sâu sắc Dây chính là nguyên nhân gây nên lũ lụt

‘rong mùa mưa lũ và hạn hán trong mia khô.1.1.1.5 Mạng lưới sông

Sông, suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc 3 con sông lớn là: sông Ba, sông S

sông Srẽ-pốc, Ngoài ra thượng nguồn sông ôn và sông Kỳ Lộ cũng bắt ng

phần phía Đông của tình Gia Lai.

1.1.2, Điều kiện kinh tế xã hội

+ nông thôn 960.534 người

Mật độ dân số bình quân thập, chi đạt 87,53 người/km”, dân cư phân bó không đều, tập.

trung nhiều ở các đô thi, ven các trục đường giao thông và các vùng cây công nghiệp.‘Thanh phố Pleiku là nơi có mật độ dân số cao nhất đạt 847,54 ngườiemÈ, tiếp đến làthị xã An Khê 327,16 người em, huyện Chư Sẽ 175.29 người/km°; huyện Phú Thiện

148,52 người/kì

KBang 35,2 ngudi/km* (Bảng 1.1).

+ nơi có mật độ dân số thấp là huyện Kông Chro 31,49 người/kmẺ và

Bảng 1.1 Dân số, mật độ dan số tỉnh Gia Lai năm 2016

Dan số Trong đỏ Mat đồ dân số

Tên dam vị hành chính (hgười {Thank tị | Nông thon | (heườilm”)

“Toàn tinh [1.359.877 — 39933) — 96088 87,53

1 Thành phổ Pleiku 222050 17.092 44958 34054

2 Thị xã An Khê 6566 44.660 20986

Trang 22

Dan số Trong đóTên đơn vị hành chính

(hgười) | Thanh thi | Nông thôn

4, Huyện Kbang 64825 Vals 47507

5 Huyện Bak Dos 105.549 9.680 95.869)

6 Huyện Chư Pah 70473 3514 64959

7 Huyện Ta Giai 92.969 mas S156

8 Huyện Mang Yang 59009 861 50138

9 Huyện Kông Chro 45450 10048 35402

Ti lệ gia tang din số tự nhiên của tỉnh trong những năm qua liên tue giảm, từ 2.38%

năm 2005 giảm xuống còn 1,84% năm 2010 và 1,44% năm 2016 Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn là lệ phát triển dn số cao trên toàn quốc.

Năm 2010 nguồn lao động có 711.673 người, rong đó số người rong độ tuổi lao động

là 649,5 ngàn người chiếm 91.3% tổng nguồn lao động Năm 2016, tổng lao động

atrong độ tuổi là $07,058 người; trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh.801,663 người chi 99,336 số người trong độ tuổi lao động

Số lao động được đào tạo qua ngành nghề tại Gia Lai đến năm 2010 chỉ chiếm 26: trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đảo tạo chỉ chiếm 7,7% sé lao động Số lao động có tay ngh cao, kĩ thuật giỏ 'và có trình độ cơ bản từ trung.

cấp đến đại học được tập trung chủ yếu tong lĩnh vực nhà nước, các đơn vị quốc doanh và ở cắp tinh, thành phổ; cấp huyện và cp xã còn quá it, Năm 2013 số lao động

được đảo tạo ở thành th là 21.32%, ở nông thôn là 441% năm 2016 ở thành thị

21,86%, ở nông thôn 5,65% trong tổng số lao động.

Trang 23

11.2.2 Tang trường lính lễ

Dưới sự lãnh đạo của Tinh ủy và UBND tỉnh và sự phắn đấu không ngừng của các

it hơn thé sắp, các ngành trên địa bàn tỉnh tong những năm qua nhằm đã khai thi

mạnh về đắt và ring, bước đầu phát huy để phát triển cây công nghiệp, cây an trái, và kinh tế trang tại Công nghiệp của tinh đã có bước phát triển phù

chăn nuôi gia

hợp với điều kiện của vũng như ché biến nông sản, phát tri thủy diện Tốc độ tăng

trưởng kinh tế năm 2016 (GDP) đạt 12,3%, trong đó nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng.

853%; công nghiệp - xây dựng ting 12,66%; dich vụ ting 16,15% (năm 2012 dạt12,9%, trong đó nông, lâm nghiệp, thuỹ sả tăng 221%; công nghiệp - xây dựng tăng16 351%; dịch vụ tăng 152604) Cơ cấu kính

đồ nông lâm nghiệp - thủy sin chiếm 40.2491, công nghiệp - xây dựng chiếm 32.04%, dịch vụ chiếm 27,72% GDP bình quân đầu người đạt 30.23 iệu đồng (ương đương

1.440 USD), ting 15,56% so với năm 2015;

p te chuyên dịch đúng hướng, rong

1.2 Tổng quan về khai thác và sử dụng nước đưới đất tỉnh Gia Lai 1.2.1 Khai thác nước cho ăn uống sinh hoạt ở nông thôn

Nguồn nước cấp cho ăn uỗng sinh hoạt ở khu vực nông thôn tỉnh Gia Lai được khaithie từ nước mặt và nước đưới ng nhiều giải pháp công tinh khác nhau: giếng đảo, lỗ khoan đường kính nhỏ, tram cắp nước tự chảy, điểm lộ nước (gigt nước), do

‘Trung tâm nước sinh hoạt vàsinh môi trường thực hi„ hoặc do các doanh nghiệp

nước từ nhân, thậm chí có những công trình cấp nước do nhân din tự giải quyết cho

họ Theo báo cáo của Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh moi trường nông thôn tỉnh

Gia Lai thì đến hết năm 2002 với tit cả các loại công tình cấp nước do Trung tâm và

nhân dân thực hiện đã giải quyết được nước ăn ung sinh hoạt cho khoảng 60% dân cư:nông thôn

+ Giống đảo: La công tinh khai thắc nước ngằm rắt thông dụng ở nông thôn thuộc các

vùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai Theo kết quả thống kẻ thi lưu lượng nước khai thác tr các giếng đào cho ăn uống và sinh hoạt thường không nhiều, khoảng từ 03 ~ 05

mỒngày/giếng đổi với bà con din tộc và I,0 — 20 m”/ngày/giếng đối với nhân dânngười Kinh Hiện nay, có tới 70 ~ 85% gia đỉnh bà con người Kinh ở nông thôn có.giếng đảo, nhưng đối với bà con người dân tộc tỷ lệ này chỉ khoảng 10 - 15%, số bà

Trang 24

con din tộc còn li sử dựng nước các điểm lộ (siọt nước) phục vụ cho ấn uống và sinh

hoạt theo tập quần của họ

Theo số liệu khảo sit, điều tra của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh mỗi trường

nông thôn, thì toàn Tỉnh hiện nay có 5.481 giếng dio dang được sử dụng đảm bảo vệ

sinh và nước đạt chất lượng cho ăn uống sinh hoạt, trong đó số giếng dio do Trung

tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện là 2.766 giếng chiếm

5,1%, số còn lại 51.415 giếng chiếm 94,9% do nhân dân tự thực hiện Trữ lượng nước

khai tic tính toán từ các giếng dao khoảng 16.080.9 m'/ngiy được thống kê theo donvị cắp huyện, thể hiện ở Bat

- Giếng khoan đường kính nhỏ: Từ năm 1990, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinhmôi trường nông thôn được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến nay (tinh hết năm

2002) chương trình đã xây dựng được 1.638 lỗ khoan lắp bơm tay hoặc bom điện Trừ

lượng nước khai thác tính toán từ các lỗ khoan đường kính nhỏ khoảng 491,4 mÌ/ngày,

được thống ké theo các huyện thé hi nở Bảng 12

Bảng 12 Giéng đào khai thác nước hiện có ở tỉnh Gia Lai

ranges | GinE đản đo TT | GiẾngđầndo, | Trữ lượngat | Hye NSH& VSM | nhindin tw Khai thae

wehign | _thye hi hoán% | Sốgiếng | % (mÖ/ngày)

1 | ThàmphôPliia | B7 LỊ | 860 | 989) 26317

2 | HuyệnAnKhe | 4941 53 | 4029 |947| 14823

3 | HuyénKBang 242 | 179 | 56 | 2711 | 944 8536

4 | Muyén Mang Yang | 2148 | HS | 5S | 2007 |5] 682

3 | Huygn DakDon | 4279 | 249 | §7 | 40A | 943 | 12937

Tông SINI Ì 2166 SHIS 160805‘Nd: Trg tâm nước sình hoạt vũ r sinh môi tường nông thôn tình Gia Tai.

Trang 25

~ Mạch nước (điểm lộ): Sử dụng nước ở các điểm lộ tự nhiên là hình thức khai thác

nước ngầm phục vụ ăn uống, sinh hoạt khá phổ biển đổi với bà con đồng bào dân tộc.và cơ sở hạng kinh.Với những điểm lộ nước ngầm có lưu lượng từ 3-5 Us (259-430mẺ/ngày) Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thường xây

dng thành các tram cắp nước tập trung cho ăn uống sinh hoạt dim bảo vệ sinh môi

trường, Theo số liệu của Trung tim nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

tinh Gia Lai thì số lượng các điểm lộ nước đang sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh là 231

điểm, với trữ lượng nước khai thác tính toán khoảng 346,5 m/ngảy, được thống kê

theo các huyện trên địa bàn Tinh thể hiện ở Bảng 1.3

- Hệ thống nước ty chấy: Trong những diễu kiện thích hợp khác, giả pháp công tình

khai thác các nguồn nước mặt, mà chủ yếu là nước suối phục vụ cho ăn ống sinh hoạt bằng hệ thông tự chảy Mặc dù là sử dụng nguồn nước mặt, nhưng do các hệ thống tự

chảy thường được xây dựng ở đầu nguồn suối nơi địa hình cao, nên ít bị ảnh hưởng

chit lượng cho ăn ống sinh hoạt Số lượng công trinh cắp nước tự chảy hiện tại hông

kê theo các huyện trên địa bàn Tinh là 62 công trình, với trữ lượng nước khai thác tínhtoán từ các công trình nước tự chảy khoảng 372 m/ngày, thé hiện ở Bảng 1.3.

Bảng 1.3 Điểm lộ, nguồn tự chảy và lỗ khoan đang khai thác

Tings To lượng khi

Huyện thị | 2u bình | EK đường Điểm lộ | tháctính toán

kính nhỏ {giọt nước) (mỲ/ngày)

Trang 26

“Trong đó “Trữ lượng khái¬ | Tingsb gmk

Huyện thÍ — ,ộnggìng | EX duimg | Hệtg| Điểmlộ | thie tinh toán kính nhỏ | chảy | (giạtnước | (mVAgày)

HuyệnĐứcCơ | 40 6 1 3 373Tông 1931 ies | 6 231 1209.9

Nguẫn: Trang tâm nước sinh hog và vệ ih mỗi tường nông thn Th Gia Ta

1.32 Hiện trạng cắp nước đô thị

Tình đến năm 2016, ở Gia Lai có 12 vùng có nhà máy nước phục vụ cấp nước tập

trung, trong đó có thành phố Pleiku và 11 thị trấn thuộc các huyện với sông suất

kế 68.000 m'/ngay, công suất dang khai thác 30.500 mYngay, với 50.833 hộ sử dụng

nước tong đó có 50.500 hộ nhân dân, số còn lạ là đơn vị cơ quan và nhà hing khách

san Ngoài ra, các cơ quan quốc phòng, các trường học nội trú, bệnh viện, nông trường

xí nghiệp cũng được đầu tư khai thác nước cho ăn uống và sinh hoạt bằng công trình khoan khai thắc nước ngằm Trữ lượng nước ngằm dang được khai thác trên địa bàn

tỉnh Gia Lai bing các lỗ khoan đường kính lớn 110mm) tính đến hết năm 2015 làkhoảng 12.118 mÖ/ngày, ứhiện ở Bảng 1.4.

Bang 1.4 Hiện trang cắp nước tập trung của tink Gia Lai

Trang 27

Bang 1.5 Công trình lỗ khoan khai thác nước ở Gia Lai.

số | Trữlượng

TTỊ Đốnngsrdpngmue | LAs "EK! | yy ctu hie

Khoan | (an'ngay)

Các tường phd mông và Phục vu uống sin hoạt

Ì_ Í trường dân tộc nội trú 14/1357, 1468 cho giáo viên và học sinh 2 |CkeBam văn inguin vd | 5850 | san | Pre v¥chodn ing sinh

3 [cong ning wing, vínghiệp |I0405) mục | PRE vsho sn ng ih 4+ [cicamviauinay——_[2aszio| se | PRO We tm ih

Các sơ quan hành chinh, Phục vụ cho ăn ông sin

5 | doanh nghiệp tp #4 hoạt

6 | Cang comainerkohi |gl6do|— nợg | Phenlehsanaineinh

Tông 88/9565 | 12.118

‘gud Tiên đoàn DCTV - ĐCCT Miễn Trung và Trung râm NSHVSMT Nông thôn Gia Lai

1.2.3 Hiện trang cấp nước cho nông nghiệp

“Tổng lượng nước sử dung cho toàn tỉnh Gia Lai là 1,2 tỷ mỦnăm trong 46 nông nghiệp

chiếm tỷ trọng lớn nhất là 95%, tương đương 1,15 tỷ mỶ/năm bao gồm: 1,09 tỷ m* sử

dung cho tưới, chin nuôi và thủy sin sử dung lẫn lượt là 24,2 triệu m năm và 36,3

#Chanmôi - = Thay sin

Hình 1.3 Lượng nước sử dung cho các loại hình kinh tế năm 2015-2016.

SSinh hoạt /2Công nghiệp

Trang 28

Theo thông kê của Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, tỷ lệ sử dụng nước dưới đất và nước mặt để tới cho các loại cây trồng hàng năm là 40% và 60% (chỉ it trong Bảng 1.6) Như

vậy, lượng nước sử dung cho nông nghiệp hàng năm là 435,61 trigu mỸ

Bảng 1.6 Ty lệ phần trăm nhu cầu tưới từ nước mặt và nước ngầm.Nước mặt "Nước dưới đấtLoại cây trồng | Tÿlệ(%) | Tong lượng Tỹlệ(%) | - Tông lượng

Nguẫn: Sở TN&MT tinh Gia Lai

1.3 Tổng quan các phương pháp bảo vệ tài nguyên nước ngằm 13.1 Phương pháp ging khai thác

13.1.1, Ging Khai tác Kiểu đẳng

ự đứng thường bao gồm bao gồm một khoang lắng ở dưới cùng, các tắm màng lọc, thành giếng được bao quanh bởi cát và sói (Hình 1.4), Các tắm ming lọc có thể được lắp lên tiếp dọc theo 6 1g giếng hoặc tại các độ sâu cụ thể, Các tắm lọc này giúploại bỏ cát, sO: và các trim tích khác trong nước,

Trang 29

1.3.1.2 Giéng khai thác kiểu ngang

Kĩ thuật giếng khoan ngang cho phép đặt ống dẫn nước tiếp cận với vùng chứa nước.

theo phương ngang Phần thẳng đớng ban đầu của gi khoan bi

1g khoan ngang thường được

g cách sử dụng kỹ thuật khoan tương tự được sử dụng để khoan giếng theo chiều dạc, Sau đổ, ti phần cuổi được khoan ngang sang các bên bằng cích sử dụng

một mũi khoan động cơ thủy lực Trong quá tình thi công, dung dich khoan được bơm

xuống để ngăn chặn sự sụt lip đường khoan.

«+ — Vinggingdimgkhông ——+

-liếp cận được

Mang chin

Tình 1.5 Giéng ngang khai thác nước ngầm

1.32 Kỹ thuật bỗ sung nhân tụo trực tip từ bề mặt

Kỹ thuật BSNT trực tiếp từ b mặt là một trong những phương pháp đơn giản và áp cdụng rộng rãi nhất

1.3.2.1 Làm ngập đắt

Kỹ thuật này phù hợp với các vùng gin sông hoặc bệ thống thủy lợi Sơ đồ điển hình

của hệ thống này được mô tả trong Hình 1.6

"Nguẫn: Bộ TẤN Án Độ, 2007

Hình 1 6 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp làm ngập đất

Trang 30

1.32.2 Phương pháp sử dụng kênh mương, bd sung nhân tạo

Phương pháp này là phương pháp xây đụng các kênh, mương hoặc rãnh din nước gin

nước được liy từ các

nhau để tăng tối đa diện tích tiếp xúc của nước với đất Nex

xông, suối hoặc kênh, mương thủy lợi Các mương dẫn nước có độ rộng từ 03 đến1.8m và có độ đốc thích hợp dé khống chế vận tốc dòng chảy và mức độ lắng đọng.bùn cát Một kênh thu nước cũng được xây dựng dé dẫn nước quay lại dang chính.

Sơ đồ hệ thống được mô tả như hình sau:

Hình 1 7 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp sử dụng kênh, mương

1.3.2.3 Phương pháp sử dụng các hỗ chữa bỏ sung nhân tạo

Hệ thống bổ sung nhân tạo này thường được xây dựng song song với sông, kênh Hệ

thống các hỗ BSNT được xây dựng song song và nối tiếp dé tăng thời gian nước tiếp xúc với đất Ưu điểm của hệ thống này là khống chế được bùn cát lắng đọng dim bảo

Trang 31

1.324 Các công trình tu trở nước ừ đồng chảy mặt

Đây là phương pháp da mục đích, vừa tăng lượng nước bd cập cho NDB, vừa bảo vệ.

rừng chống x6i môn và ting sản lượng cho nông nghiệp Các phương pháp này phù

hợp với các khu vực có lượng mưa thấp hoặc trùng bình, lượng mưa chủ yếu tập tung

vào một mùa Các công trình thường được sử dung là mô hình ruộng bậc thang, các.

bờ, đập giữ nước chạy theo đường đồng mức như Hình 1.9,

x vss dro9e

Hình 1 9 Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp trữ nước từ dong chảy mặt1.3.3 Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp dưới bề mặt

Kỹ thuật này là kỹ thuật vận chuyển nước trực tiếp vào tng ngậm nước, Ưu điểm của

kỹ thuật này là nước sẽ được bổ cập vào các tng chứa nước sâu hon và diện tích đất

sử dung it hon so với các phương pháp BSNT trực tiếp khác Nhưng kỹ thuật này lại

đồi hỏi chỉ phí xây dựng và duy trì lớn hơn.

1.3.3.1 Giẳng khoan bổ cập

Giéng khoan bé cập có cấu trúc tương tự như giếng khoan khai thác nước nhưng mục đích là lâm tăng việc lưu trữ nước ngằm ở ting nước sâu hơn thông qua việc cung cắp

nước trọng lực hay áp lực Tuy nhiên, đối với cáKhoan bổ cập nước áp lực,

phần trim xi măng phin trên của giếng phái được xây dựng để ngăn chặn nước rò rỉ từ áp lực bom, Sơ đồ của một giếng bổ cập diễn hinh tốt rong địa hình phi sa được thể

hiện trong Hình 1.10 Tại các khu vực đá cứng, giếng bổ cập có thé không cin ốngchống Một số giếng khoan bổ cập sâu qua nhiều ting chứa nước khác nhau, thiết kế

cống chống tại các ting cách nước là cần thiết

Trang 32

"Hình 1 10 Giếng khoan bổ cập nước ngầm nhân tạo 1.3.3.2 Ging bổ cập mước trong lực

Bén cạnh các giếng khoan bỗ cập như trình bay ở phần trên, các giếng đào và giếng khoan khai thác sẵn có cũng được sử dụng để như một giếng bổ cập nước ngầm nhân tạo Ở những nơi xây ra hiện tượng khai thác quá mức, mực nước ngằm trong ting

chứa bị giảm (thm chí suy kiệ) Tuy nhiên các cấu trúc giếng khoan khai thác có sẵn

ở các khu vực này đem lại lợi ích về chỉ phí cho công tác BSNT nước ngằm Sơ 43

tiêu biểu cho các hệ thống BSNT nay được thể hiện như trong hình sau:

tus nào sẵn có

Hình 1 11 Giếng đào bổ cập nước ngầm nhân tạo trọng lực

Trang 33

134 Kỹ thuật bỗ sung nhân tạo trực iếp kết hợp

C6 rất nhiều phương pháp BSNT sử dụng kỹ thuật kết hợp trong điều kiện thủy văn phù hợp cho tối ưu hồ chữa bổ cập ngằm Việc lựa chọn phương phip tủy thuộc vào

từng trường hợp cụ thể Nhìn chung, kỹ thuật này là sự kết hợp giữa hd chứa bổ cập và

các giếng bổ cập như mô tả trong Hình 1.12,

Wo chứa wan

Ws thống wine bố cập=f

"Hình 1 12 Hồ chứa kết hợp với giếng bổ cập nước ng 1.35 Kỹ thuật bổ sung nhân tạo gián tấn

Phương pháp BSNT gián tgp bao gồm (i) việc lắp dat các công tình bơm ngằm tại

các khu vực có liên kết thủy lực với nước mặt (như suối và hở), để hạ thắp mực nước

ngằm trính gây th thoát nước trong lưu vực thoát nước, và Gi) thay đổi cấu trúc cũa

các ting chia nước, xây dựng các ting nước ngầm mới để nâng cao hoặc tạo ra lượngnước ngằm dự trữ

Đối với phương pháp lắp đặt các công trình bơm ngầm, mức độ hiệu quả phụ thuộc

vào số lượng và mức độ gần gũi với khu vực có liên kết thủy lực với nước mặt, chế độthủy lục của các ting chứa nước, khu vực thấm của diy sông đầy hd, và gradient thủylực được tao bởi bơm:

"Đập ngằm được coi là một giải pháp kỹ thuật có chi phí hấp, có khả năng hỗ trợ cộng đẳng dân cư tong các khu vực nguồn nước mặt tr nhiên khan hiểm và vùng khô hạn

Ngoài ra, việc xây đập ngầm này cũng rit phù hợp với khu vực nhiệt đới gió mùa, nơi

Trang 34

cần dl ết tích tit lượng nước dư thừa vào mia mưa để sử dụng trong suốt mùa khô.

Tuy không được coi à một giải pháp phổ biỂn trong quản lý tài nguyên nước, nhưng

đập trữ nước ngằm được đính ìi à một biện pháp có tác dung cao trong việc giải quyếtthiền hụt nguồn nước khi những biện pháp trữ nước thông thường không phù hợp hoặcKhông áp dụng được Thay vì sử dụng các biện pháp trữ nước thông thường, việc sử

dụng đập trữ nước ngầm dé tích trữ nước có th tránh được những bit lợ như bốc hoi mặt nước cao, nguy cơ về ô nhiễm môi trường, nhiễm mặn, nguy cơ bệnh dịch

Mình 1 13 Đập ngầm “Tổng kết chương 1

Theo thống kê, hiện tại toàn Gia Lai Khai thác nước dưới đắt phục vụ sinh hoạt, sản xuất là khoảng 12 nghìn mỲ/ngày, khai thác phục vụ nông nghiệp (chủ yếu là tưới cho

cây trồng) là 1,19 triệu mngày (tương đương 435,6 triệu m/năm) Như vậy, ngành

về khai thác nước dưới nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn n

trên địa bàn tinh Gia Lai Các báo cáo của các cơ quan Chuyên micơ quan quản lýnhà nước bi chưa có số lượng thống kế cụ thể số lượng giếng khoan phục vụ cho

nông nghiệp, bên cạnh đó, việc quản lý, cắp phép các giếng khoan này còn gặp nhiềukhó khăn Sự phát trién 6 ạt của các "giếng khoan tự phát” phục vụ tưới cho cây trồngthực sự đang mang lại hệ lụy xấu cho tài nguyên nước đưới dat tinh Gia Lai.

Đổi với tỉnh Gia Lai hiện nay vẫn còn thiểu các công trình thu trữ nước, phân phối

nước theo mùa vừa dim bảo lưu lượng khai thác, vừa không làm suy kiệt nguồn tài

Trang 35

nguyên nước dưới đất Ngày nay, với sự tiền bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều mô hình.

công nghệ vừa giúp nâng cao hiệu quả khai thác nước, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên.nước đã được áp dụng và mang lại kết quả rất tố Qua nghiên cứu, các mô hình thugom nước mưa, thủ gom nước mặt sau đó tích chứa, bỗ cập vào các tng chúa nước để

sit đụng vào mùa khô đã được áp dụng thành công nhiều noi trên thé giới và Việt Nam, có the áp dụng tết với điều kiện của Gia Lai, Các phương pháp chỉ phí thấp như xây dựng đập ngầm để thay đôi kết cấu ting trữ nước, bổ cập nhân tạo nước mưa lợi

dụng vào địa ình sườn đốc, các giống khoan o6 sin cũng 18 một biện pháp khả thi

thác ti nguyên một cách bŠn vũng rong béi cảnh của Gia Lai

công nghệ này hoàn toàn có thé áp dụng để đảm bảo cấp nước sinh hoạt và khai

Trang 36

CHUONG 2 ĐÁNH GIÁ TRU LƯỢNG, CHAT LƯỢNG NƯỚC TRONG

"THÀNH TẠO BAZAN PHỤC VỤ CAP NƯỚC SINH HOAT2.1 Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Gia Lai

211 NguỒn tài nguyên nước mua 3.1.1.1 Chất lượng nước mưa

Theo kết quả phân tích thành phần hoá học của nước mua thu thập được ở các vị tí

khác nhau trên địa bàn Gia Lai cho thấy nước mưa ở khu vực nảy có tính axit yếu(pH 7-6,5) Tổng hàm lượng muối khoáng trong nước rất nhỏ (<100mg/), nồng độ

các vi nguyên tổ trong nước mura nhỏ hơn giới han cho phép đối với nước dùng cho ăn

tống và sinh hoạt rit nhiễu lẫn Loại hình hoá học của nước mưa trong vùng nghiên cứu chủ yếu là cacbonat, bicacbonat clorua Như vậy, nguồn nước mưa trên địa bin Gia Lai có chất lượng tốt, đáp ứng làm nguồn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt cho

khu vực nông thôn vùng núi, ving sâu, vũng xa

Thực tế, nước mưa đang ding cho ăn ống sinh hạt, nhân din mộ số thôn, buôn ting:, la Grai, Chư Pah , trong khi họ chưa có đủ.ing để sir dụng nước dưới đắt ở ting nông

ở vùng cao các huyện KongChro, An KỈđiều kiện đào g

2.1.1.2 Tiém năng tài nguyên nước mưa

4 Lieu vực sông Sẽ San

Ving này do có địa hình trung bình khá cao (cao nhất khu vực Tây Nguyên), phía Bắc

só nhiều day núi rt cao và là những ngọn núi cao nhất Tây Nguyên có t dụng đónTây Nam gây mưa lớn trên lưu vực nên lượng mưa trung bình năm thuộc loại748.12 mm) Vùngnày có tâm mưa lớn ở Chư Prong, Pleiku với lượng mưa binh quân nhiều năm trêntương đổi lớn và lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên (Xan s sạc

2200 mm Lượng mưa năm phân phối rắt không đều trong năm, hình thành mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt Lượng mưa tập rung chủ yếu vào 6 thing mùa mua, từ thing V

— X (2429.23 mm), (chiếm khoảng 88.4% lượng mưa cả năm) Trong đó riêng 3 tháng

liên tục có lượng mưa lớn nhất từ tháng (VIL - IX) là 15807 mm (chiếm khoảng57.52% lượng mưa năm), tháng VIII có lượng mưa trung bình lớn nhất tới 631.68 mm

từ thing XEIV, có Xs

(chiém 11.6% lượng mưa năn), trong đó 3 thắng liên tục có lượng mưa nhỏ nhất (XIT

(chiếm 22.99% lượng mưa năm) Mùa khi18.89 mm

Trang 37

- I) có tổng lượng mưa là 55.26 mm (chỉ chiếm 2.01% lượng mưa năm) Tháng có

lượng mưa nhỏ nhất là tháng I chỉ có Xi = 16.15 mm (chiếm khoảng 0.59% lượng,

Vig này có địa hình lưu vực hep, chạy dai từ Bắc xuống Nam, nằm khuất giữa các đây núi cao ở phía Đông thuộc thượng nguồn của các sông ven biển Trung Trung Bộ

và các diy núi cao ở phía Nam thuộc thượng nguồn của các sông trong hệ thông sôngĐồng Nai, Lượng mưa trung bình năm đạt 2238.41 mm, Mùa mưa, từ tháng V - XI, có

lượng mưa là I81336 mm (hiếm 81.01% lượng mưa năm) Trong đồ 3 thing lên tục tử tháng (VIEIX) có lượng mưa lớn nhất là 1039.85 mm (chiếm tới 46.45% lượng mưa năm), Thing có lượng mưa lớn nhất là tháng VIM với lượng mưa là 390.94mm (chiếm 17.47% lượng mưa cả năm) Mùa khô, từ thing XILIV, có lượng mưa tung

bình là 425.05mm (chiém khoảng 18.99% lượng mưa năm), trong đó 3 thắng liên tục(LID có lượng mưa nhỏ nhất là 59.06 mm (chiếm 2.64% lượng mưa năm) Thang cólượng mưa trung bình nhỏ nhất là tháng If chỉ đạt 9.19 mm (chiếm 0.41% lượng mưanăm) (Hình 22).

Trang 38

‘Mura trung bình tháng (giai đoạn 2005-2016)

Mình 2.2 Phân phối mưa năm lưu vực sông Ba

Tình 2.3 Phân phối mưa năm theo không.

Trang 39

Lượng mưa thing giữa các năm trên địa ban tỉnh Gia Lai thay đổi tuơng đối lớn, hay

nói cách khác là lượng mưa thắng giữa các năm ở Gia Lai có tỉnh kém ổn định, đặc.

biệt làvới lượng mưa thing 1ailượng mưa năm có tính phân hóa mạnh mẽvà kém én định Riêng các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh, tổng lượng mưa hang

năm thấp hơn các vùng pt

năm sai khác trên dưới 40% lượng mưa với dao động £100 mm (Hình 2.3).

Bang 2.1 Tần suất phân phối mưa năm trên các vùng (mm)

“Tây tỉnh, lượng mưa hàng năm so với trung bình nhiễu

Tháng HM[IW[V [vil va] vm] x | X | XI [XH [Tổng

"Nguẫn: Đài Khí tượng thủy win khu vue Tay Nguyên

2.12 Nguẫn tài nguyên mước mặt

2.1.2.1 Dong chảy năm

Dòng chảy sông suối ở tính Gia Lai biển đổi theo mùa, hing năm có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn Cũng như mia mưa, hồi gian bất đầu và kết thú các mùa đồng chảy cũng Khong đồng thời giữa các cùng do ảnh hưởng của địa hình và các yêu tổ khác như thổ

nhưỡng, thảm phủ thực vật

Trang 40

Mia lũ hàng năm thường bắt đầu muộn hơn mùa mưa khoảng từ 1 đến 3 thing: thing

VIL, VI ở ving phía Tây (các sông nhánh của xông Sẽ San và Xr-pốc) và vùng giữa

(nhánh sông la Ayun), thing IX trên ding chính sông Ba, Mia lũ kết thúc vào thẳng

XI vùng phía Tay tháng XI, XII ở vùng giữa và tháng XIT ở đồng chính sông Ba.

Lượng đồng chảy mùa lũ chiém khoảng 70% tổng lượng dòng chảy năm.

Dang phân phối dòng chảy trung bình thing trong năm ở sông Ba ở vùng phía Đông cũng có 2 đình: định lớn nhất xuất hiện vio thing XI, đỉnh phụ xuất hiện vào các thẳng TH - IV, wong dé thing HII hay thing IV là thing có lượng đông chảy nhỏ nhất côn ở

vùng phía Tây và vùng giữa chỉ có 1 định: định lớn nhất cũng vào tháng XI và nhỏ

nhất vio thing IV Lượng đồng chảy ba thing liền tục nhỏ nhất chỉ chiếm trên đưới

6% tổng lượng dòng chảy năm, còn lượng dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất chỉ

chiếm 1,5 - 2,0% tổng lượng dong chảy năm.

Lưu lượng nhỏ nhất (trong thời ki 1977 - 2013) của sông Ba bằng 3,6mÄ⁄ tại An Khê

và 292mÏs tại tạm Củng Sơn (ở hạ lưu) tương ứng với mô dun là

1,07 Vskm? và 0,81 Vs.km?, Phân phối đông chảy thẳng ở các lưu vực thuộc tỉnh GiaLãi thể hiện ở Bảng 22

Bing 22 Phân phối dòng chy tháng các lưu vực (cas)

Lara vực Tháng ca

sông |[I [m [mi] v [wl vo [vm[ rx | x [xt [xn]

axils [aro] 204 | 162] 161 |256 | ams] 353 | 553 | 6A | v1 [saa | 357 | 45

Ko | so | 4s [se | as | số [ot | s2 | v2 | bà | 62 [rs] ra | 100Sẽ Sản [as | 29 397] ora] 1160 | 109 | 1249 | 77.0 [454 | 323 | 19KŒ [42 [a2 69 [ss | lối | 152 [ina | 107 | 6a | 45 | 100

Bà An Khê) | tại | a đá ina| dan | ng | 09 | 955 | tp | saa | se

Koo [aa | a3, A6 |áa | sẽ | sa | sa | 235 [267] 135 | 100Ayun [242 | 154 wt] 23s] 263 | 4gp | 602 | 106.2 | 120 | 229 | sắc

Ko [as | 29 | 21 | 20 | 3s | 43 | 49 | ss | H2 | ba [224] 136 | 100v3 (Che Sm | lấy | 592 | 536 | 49.2 [926] 140 | 139 | 236 | 36 | Tối | set | a9 | 340

Keo [ae | 27 | 16 | as [2s [sr | an | 6s | tòa | ans [252] 143 | 100

Hiếp |e | 52 | 46 | 41 [isa] ses | i2 | 773 | Hai | 950 | 5] tos | a8

Ke) [as [12 | to | os [29 [sa | sa | ina | oss | sa [99 | 33 | 100

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Dân số, mật độ dan số tỉnh Gia Lai năm 2016 - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 1.1. Dân số, mật độ dan số tỉnh Gia Lai năm 2016 (Trang 21)
Bảng 12. Giéng đào khai thác nước hiện có ở tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 12. Giéng đào khai thác nước hiện có ở tỉnh Gia Lai (Trang 24)
Hình 1.3. Lượng nước sử dung cho các loại hình kinh tế năm 2015-2016. - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 1.3. Lượng nước sử dung cho các loại hình kinh tế năm 2015-2016 (Trang 27)
Bảng 1.6. Ty lệ phần trăm nhu cầu tưới từ nước mặt và nước ngầm. - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 1.6. Ty lệ phần trăm nhu cầu tưới từ nước mặt và nước ngầm (Trang 28)
Hình 1. 6. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp làm ngập đất - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 1. 6. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp làm ngập đất (Trang 29)
Hình 1. 7. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp sử dụng kênh, mương - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 1. 7. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp sử dụng kênh, mương (Trang 30)
Sơ đồ hệ thống được mô tả như hình sau: - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Sơ đồ h ệ thống được mô tả như hình sau: (Trang 30)
Hình 1. 9. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp trữ nước từ dong chảy mặt 1.3.3. Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp dưới bề mặt - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 1. 9. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp trữ nước từ dong chảy mặt 1.3.3. Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp dưới bề mặt (Trang 31)
Hình 1. 11. Giếng đào bổ cập nước ngầm nhân tạo trọng lực - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 1. 11. Giếng đào bổ cập nước ngầm nhân tạo trọng lực (Trang 32)
Hình 2.1, Phân phối mưa năm lưu vực sông Sê San b, Lưu vực sông Ba - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 2.1 Phân phối mưa năm lưu vực sông Sê San b, Lưu vực sông Ba (Trang 37)
Bảng 2.7. Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan bar - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 2.7. Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan bar (Trang 50)
Hình này ở Gia Lai cũng không hơn. Theo kết quả đề tài khoa học &#34;Đánh giá cân bằng, - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình n ày ở Gia Lai cũng không hơn. Theo kết quả đề tài khoa học &#34;Đánh giá cân bằng, (Trang 54)
Bảng 2.12. Trữ lượng động tự nhiên tinh Gia Lai theo địa giới hành chính. - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 2.12. Trữ lượng động tự nhiên tinh Gia Lai theo địa giới hành chính (Trang 64)
Hình 2.4. Trữ lượng động tự nhiên tinh Gia Lai - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 2.4. Trữ lượng động tự nhiên tinh Gia Lai (Trang 65)
Hình 2.5. Sơ dé vị trí lấy mẫu NDB - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 2.5. Sơ dé vị trí lấy mẫu NDB (Trang 68)
Bảng 2.14. Kết quả chit lượng NND mùa khô tai LVS Sésan Số hiệu mẫu - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 2.14. Kết quả chit lượng NND mùa khô tai LVS Sésan Số hiệu mẫu (Trang 69)
Bảng 2.17. Kết quả chit lượng NND mùa khô tại LVS Ia mơ ~ Ta Lắp - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 2.17. Kết quả chit lượng NND mùa khô tại LVS Ia mơ ~ Ta Lắp (Trang 72)
Bảng 219. Khả năng đáp ứng cia nước dưới đắt với ác nhủ cầu sử dụng năm 2025 Trữ lượng, ‘Nhu cầu sử dụng NDD (tr.m`/năm). - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 219. Khả năng đáp ứng cia nước dưới đắt với ác nhủ cầu sử dụng năm 2025 Trữ lượng, ‘Nhu cầu sử dụng NDD (tr.m`/năm) (Trang 78)
Hình 2.7. Phân vùng trữ lượng khai thác an toàn khu vực Gia Lai năm 2025 - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 2.7. Phân vùng trữ lượng khai thác an toàn khu vực Gia Lai năm 2025 (Trang 80)
Hình 2.10. Phân vùng tổng Nito nước dưới đất - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 2.10. Phân vùng tổng Nito nước dưới đất (Trang 84)
Bảng 3.2 Lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất của các thời đoạn mưa tiêu - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 3.2 Lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất của các thời đoạn mưa tiêu (Trang 92)
Bảng 3.5. Đặc trưng thống kê cia đường tn suất lý luận Thông số. Xth cy Cs - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 3.5. Đặc trưng thống kê cia đường tn suất lý luận Thông số. Xth cy Cs (Trang 93)
Hình da trên quan điểm thường xuyên xuất hiện được sử dung để lựa chọn mô hình - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình da trên quan điểm thường xuyên xuất hiện được sử dung để lựa chọn mô hình (Trang 96)
Bảng 3.9 và Hình 3.3, xét theo quan điểm thường xuyên xuất hiện từ Bảng 3.8 cho. - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 3.9 và Hình 3.3, xét theo quan điểm thường xuyên xuất hiện từ Bảng 3.8 cho (Trang 97)
Bảng 3.13. Hệ số iêu sơ bộ theo hiện trạng của hệ thống - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Bảng 3.13. Hệ số iêu sơ bộ theo hiện trạng của hệ thống (Trang 99)
Hình 3.7. Mặt cắt bể bỗ cập. - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 3.7. Mặt cắt bể bỗ cập (Trang 105)
Hình 38.  Đồ thị biểu diễn kết quả bom nước thí nghiệm và hồi thủy bơm thí nghiệ Khối lượng công tác hút nước thí nghiệm giếng đảo được thể hiện tại bảng sau - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 38. Đồ thị biểu diễn kết quả bom nước thí nghiệm và hồi thủy bơm thí nghiệ Khối lượng công tác hút nước thí nghiệm giếng đảo được thể hiện tại bảng sau (Trang 107)
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn kết quả bơm nước thí nghiệm khai thác thử và hồi thủy - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn kết quả bơm nước thí nghiệm khai thác thử và hồi thủy (Trang 108)
Phy lục 9. Bảng tra Rin từ (Rin) - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
hy lục 9. Bảng tra Rin từ (Rin) (Trang 141)
Phy lục 10. Bảng tra kích thước mặt cắt kênh. - Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
hy lục 10. Bảng tra kích thước mặt cắt kênh (Trang 145)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w