1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tính tất yếu sự ra đời của đảng cộng sản việt nam và sứ mệnh lịch sử của đảng

28 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của Đảng
Tác giả Đinh Tố Phương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Long
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Lịch sử Đảng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 327,98 KB

Nội dung

Mở đầu là thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tiếp đến là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc; và đến

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO

- -ĐINH TỐ PHƯƠNG

ĐỀ TÀI: TÍNH TẤT YẾU SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG

TIỂU LUẬN

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS.Nguyễn Thành Long

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

2.1.1 Kiên đ nh lý tịưởng, m c têu chiêốn lụược c a cách m ng là đ c l p dânủạộ ật c và ch nghĩa xã h i, trong bâốt k hoàn c nh nào cũng khống xa r i m cộủộểảờụtêu âốy 9

2.1.2 Gi i quyêốt đúng đắốn mốối quan h gi a chiêốn lảệữược và sách lược cáchm ng “dĩ bâốt biêốn, ng v n biêốn”, gi v ng nguyên tắốc, mêềm d o vêề sáchạứạữ ữẻlược 11

2.1.3 Ch đ ng, bình tnh, t tn vủ ộựượt qua th thách, khó khắnử 11

2.1.4 Cống khai th a nh n sai lâềm, khuyêốt đi m, tm ra nguyên nhân dâẫnừậểđêốn khuyêốt đi m và quyêốt tâm s a ch aểửữ 12

2.2 Vai trò lãnh đ o c a Đ ng C ng s n Vi t Namạ ủ ả ộ ả ệ 13

2.2.1 Vêề t tư ưởng chính trị 14

Trang 3

2.2.2 Vêề kinh têố 14

2.2.3 Vêề vắn hóa – xã h iộ 15

2.2.4 Vêề đốối ngo iạ 16

2.2.5 Vêề an ninh – quốốc phòng 17

2.2.6 Đ i m i h thốống chính tr xây d ng Nhà nổớệịựước pháp quyêền xã h i chộủ

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự giao thoa giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Kể từ khi có Đảng (3-2-1930), dân tộc ta tiếp tục dành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại

Đảng luôn giữ vững vai trò là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ đầy đủ sức mạnh của toàn dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Mở đầu là thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tiếp đến là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc; và đến nay, sau chặng đường 90, những thành tựu vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang minh chứng cho tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, ngày nay thế hệ trẻ đã và đang được trực tiếp hưởng thụ những thành quả của cách mạng từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, việc giáo dục cho thế hệ trẻ thấy được vai trò và sự cống hiến to lớn của Đảng, đặc biệt thấy được ý nghĩa sự ra đời của Đảng là một tất yếu của lịch sử, một sứ mệnh là vô cùng quan trọng Do đó, em lựa chọn đề tài: “Tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của Đảng” làm đề tài tiểu luận của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đich nghiên cứu

Là thanh niên, thế hệ trẻ của đất nước, chịu sự dìu dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta phải hiểu được Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam thật

Trang 6

sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Đó cũng là sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hoá tính tất yếu của lịch sử thông qua bối cảnh trong nước và quốc tế để thấy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp với quy luật cả về khách quan và chủ quan; vai trò, sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 3 Chương chính: Chương 1: Tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 2: Sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trên chặng đường 90 năm lịch sử

Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn tiếp theo (2021 – 2025)

Trang 7

CHƯƠNG 1

TÍNH TẤT YẾU SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.1 Tình tất yếu của lịch sử

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành “đủ sức lãnh đạo cách mạng” Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản.

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới.

1.1.1 Bối cảnh thế giới

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chính bước chuyển này đã làm cho mâu thuẫn trong thế giới TBCN ngày càng trở nên gay gắt Mâu thuẫn này tạo ra tính tất yếu của cách mạng vô sản, phạm trù cách mạng thế giới chuyển sang phạm trù cách mạng vô sản, cách mạng XHCN Cùng với mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nước tư bản thì thời điểm này cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc đại

Trang 8

chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) Đặc biệt là sự thống trị tàn bạo của CNĐQ làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với CNĐQ thực dân ngày càng trở nên gay gắt và trở thành một vấn đề mang tính thời đại.

Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác- Lênin đã xây dựng nên học thuyết lý luận cách mạng không ngừng, với nội dung cơ bản: Giai cấp công nhân, sau khi đã trưởng thành về trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức, có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản trên cơ sở liên minh với giai cấp nông dân đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành lực lượng chủ yếu đánh đổ chế độ chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Trong lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi được trang bị bởi một học thuyết cách mạng và khoa học, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tại Nga năm 1917 Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng mười đã cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa.

Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập trung sức mạnh của phong trào ở tất cả các quốc gia, dân tộc (Quốc tế II đã không còn vai trò tiên phong kể từ sau khi Ăngghen qua đời năm 1895) Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, với khẩu hiệu "Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" đã đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế "Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thực dân"

1.1.2 Bối cảnh trong nước

Trang 9

Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp tiên tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Từ 1919 -1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.

Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của gia cấp vô sản lãnh đạo Đáp ứng yêu cầu đó ở Vịêt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất, theo một đường lối chính trị đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trang 10

1.2 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu của lịch sử

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới:

- Trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, cùng với quá trình khai thác của thực dân Pháp làm xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, mâu thuẫn cơ bản nhất đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Việt Nam với bọn địa chủ phong kiến tay sai Để giải quyết các mâu thuẫn đó, nhân dân ta đã đứng lên chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai Đến 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới: cách mạng vô sản (khác với con đường dân chủ tư sản của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) và ra sức hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Từ tháng 6/1925, "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" ra đời tại Quảng Châu (Trung Quốc) và đẩy mạnh hoạt động: ra báo "Thanh niên", xuất bản tác phẩm "Đường cách mệnh", phát động phong trào "vô sản hóa"… Nhờ đó, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá về Việt Nam, giúp cho phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam, nhất là phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trong cả nước và dần dần có sự chuyển biến về chất: từ tự phát sang tự giác…

- Đồng thời, phong trào yêu nước của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức cũng phát triển mạnh mẽ: Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng ra đời và ngày càng đẩy mạnh hoạt động Dần dần, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng chuyến sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và đi theo con đường cách mạng vô sản

- Đến 1929, ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam Các tổ chức cộng sản

Trang 11

trên đã nhanh chóng phát triển trên cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn.

- Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Xiêm sang trung Quốc, chủ động triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).

Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là một thực tế lịch

sử không thể phủ nhận, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử.

Trang 12

CHƯƠNG 2

SỨ MỆNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG 90 NĂM LỊCH SỬ

2.1 Sứ mệnh lịch sử và bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sứ mệnh lịch sử và bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ trách nhiệm trước đất nước và dân tộc, từ trí tuệ, đạo đức và ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo của Đảng và dân tộc Với phẩm chất cao cả đó, Đảng là lương tâm, danh dự và trí tuệ của thời đại mới của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh để Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn.

Trải qua 90 năm lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn ý thức được vị trí, vai trò, trọng trách của mình trước vận mệnh dân tộc, tương lai của đất nước, tạo ra những dấu mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam “Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà dân tộc, nhân dân và đất nước giao phó Sứ mệnh lịch sử nặng nề của Đảng chỉ có thể được hoàn thành bởi trình độ trí tuệ, lý luận của Đảng, bởi Cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn; bởi sức mạnh tổ chức và năng lực tổ chức thực tiễn và đức hy sinh hết lòng vì dân, vì nước Trong đó, bản lĩnh chính trị của Đảng là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng và sự phát triển của đất nước, thể hiện trên những vấn đề chủ yếu sau:

2.1.1 Kiên định lý tưởng, mục tiêu chiến lược của cách mạng là độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong bất kể hoàn cảnh nào cũng không xarời mục tiêu ấy

Trang 13

Con đường của Đảng và Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giành độc lập và củng cố vững chắc nền độc lập ấy; giải phóng xã hội, mưu cầu tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào là mong muốn, khát vọng của Đảng và Hồ Chí Minh, ở đó đã kết tinh giá trị và sự thống nhất của độc lập dân tộc và CNXH.

Nền độc lập non trẻ sau Cách mạng Tháng Tám đứng trước thách thức sống còn, Đảng cùng cả dân tộc quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy Khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược trên cả nước (12-1946), Đảng và cả dân tộc đã biểu thị quyết tâm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo chống dân tộc Việt Nam, Đảng cùng toàn dân kiên cường, dũng cảm

chống xâm lược với sự soi sáng của chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự

do Đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất năm 1975, nhưng sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc lại đứng trước thách thức mới Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, thực hiện nghĩa vụ cao cả với nhân dân Campuchia Khi chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc bị xâm phạm, Đảng đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết và tinh thần yêu nước, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền bằng đối thoại hòa bình và dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế.

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các nước XHCN lâm vào khủng hoảng toàn diện dẫn tới sự sụp đổ của mô hình CNXH ở các nước Đông Âu và Liên Xô Đó là cuộc biến động chính trị dữ dội, một thách thức nặng nề đối với con đường XHCN ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, tổng kết những bài học cần thiết về thất bại của CNXH ở các nước, kiên định con đường XHCN ở Việt Nam Vượt qua những khó khăn, thách thức, khủng hoảng kinh tế trên thế giới, Đảng đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và bằng thực tiễn Việt Nam chứng minh sức sống và giá trị bền vững trong lý luận CNXH

Trang 14

khoa học của học thuyết Mác - Lênin.

2.1.2 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược cáchmạng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, giữ vững nguyên tắc, mềm dẻo về sáchlược

Nêu cao những vấn đề chiến lược của cách mạng, độc lập dân tộc và CNXH, đòi hỏi ý chí, nghị lực và quyết tâm rất cao để xây dựng và phát triển thực lực cách mạng Từ một nước phong kiến lạc hậu, thuộc địa, không có thực lực không thể chiến thắng Đảng và Hồ Chí Minh đã kiên trì gây dựng phong trào từ không đến có, từ yếu thành mạnh Năm 1941, khi lực lượng cách mạng còn có nhiều khó khăn, Đảng đã nêu rõ: “Ta có mạnh thì họ mới chịu “đếm xỉa đến” Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”(6) Khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng ta càng hết sức coi trọng tăng cường thực lực.

Mục tiêu chiến lược là không thay đổi (bất biến), song để đạt được mục tiêu ấy phải có những phương sách, kế sách linh hoạt, kịp thời (ứng vạn biến) Nắm vững chiến lược nhưng phải chủ động nắm bắt tình hình, những vấn đề mới nảy sinh để có chủ trương, đối sách phù hợp, giành thắng lợi từng bước để đi tới thắng lợi hoàn toàn Luôn luôn giữ vững nguyên tắc giành cho kỳ được độc lập, giữ vững con đường XHCN, giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, đồng thời khôn khéo, mềm dẻo trong sách lược và phương pháp cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm giành thắng lợi và phát triển bền vững đất nước.

2.1.3 Chủ động, bình tĩnh, tự tin vượt qua thử thách, khó khăn

Sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc đã phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nặng nề, hy sinh to lớn Bị địch đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1930-1931 và Xôviết Nghệ - Tĩnh Thất bại của Khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940) và sự đàn áp dã man của kẻ thù Phải chống thù trong giặc ngoài sau Cách mạng Tháng Tám, với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Tổn thất nặng nề của Đảng và phong trào cách mạng ở miền Nam những năm 1954-1959 Khó khăn và thách thức mới sau Chiến dịch Mậu Thân 1968 Đất

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w