Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành.Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tớ ịnh là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giú
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một tình trạng phổi không đồng nhất được đặc trưng bởi tình trạng hô hấp mãn tính triệu chứng (khó thở, ho, khạc đờm và/hoặc đợt cấp) do những bất thường ở đường hô hấp (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản) và/hoặc phế nang (khí thũng) gây tắc nghẽn luồng khí dai dẳng, thường tiến triển [14].
Các triệu chứng của COPD không xuất hiện cho đến khi tổn thương phổi đã xảy ra và nó thường nặng hơn lên theo thời gian Các triệu chứng thường gặp của COPD là: Ho, sốt, khạc đờm, khó thở, đau ngực [15].
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
COPD là kết quả của các tương tác giữa gen(G)-môi trường(E) xảy ra trong suốt vòng đời(T) của cá thể (GETomics) có thể làm hỏng phổi và/hoặc làm thay đổi quá trình phát triển/lão hóa bình thường của chúng Các phơi nhiễm môi trường chính dẫn đến COPD là hút thuốc lá và hít phải các hạt độc hại và khí từ ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, nhưng các yếu tố môi trường và vật chủ khác (bao gồm cả phổi bất thường phát triển và lão hóa phổi nhanh) cũng có thể góp phần.
1.1.4 Yếu tố nguy cơ đối với COPD:
Yếu tố nguy cơ di truyền liên quan nhiều nhất (mặc dù xét về dịch tễ học thì rất hiếm) đối với COPD đã được xác định cho đến nay là các đột biến trong gen.
SERPINA1, dẫn đến thiếu hụt α1-antitrypsin, nhưng các biến thể di truyền khác, với mức độ tác động riêng lẻ thấp, lại bị loại bỏ liên quan đến việc giảm chức năng phổi và nguy cơ mắc bệnh COPD.
- Các biến chứng điển hình: Nhiễm trùng đường hô hấp, tăng áp động mạch phổi, vấn đề về tim, ung thư phổi, trầm cảm, tràn dịch màng phổi
- Một số biến chứng khác: Loãng xương, thừa cân, khó ngủ v.COPD thường không được chẩn đoán ở giai đoạn đầu Ngay cả những người hút thuốc có triệu chứng ho mạn tính, ho nhiều đờm, khó thở khi làm việc nặng hay vận động nhiều cũng ít được chú ý để chẩn đoán sớm.
- Vệ sinh đường hô hấp.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn các loại thực phẩm lành mạnh.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với khói hóa chất và bụi là một yếu tố nguy cơ COPD Nếu làm việc với các loại chất kích thích phổi, cần có những cách tốt nhất để bảo vệ mình như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi,
1.1.7 Các hoạt động chăm sóc người bệnh COPD
- Cải thiện thông khí phổi.
- Cải thiện khả năng làm sạch đường thở.
- Ngăn ngừa thiếu oxy máu trầm trọng.
- Khống chế nhiễm khuẩn đường thở.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Tư vấn kiến thức và huấn luyện các bài tập bảo tồn chức năng hô hấp.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Các văn bản hướng dẫn chăm sóc người bệnh COPD
-Quyết định 2866/QĐ-BYT ngày 8/7/2015 ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Quyết định số 3874/QĐ-BYT ngày 26/6/2018 ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Quyết định số 2767/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành vào ngày 04/7/2023 nhằm đưa ra tài liệu chuyên môn hướng dẫn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Hướng dẫn điều trị COPD của GOLD 2023.
1.2.2 Thực trạng chăm sóc cho người bệnh COPD
Trên thế giới, COPD đang ảnh hưởng đến khoảng 600 triệu người với tỷ lệ mắc dao động từ 2-11% tùy từng quốc gia Tỷ lệ mắc bệnh này có xu hướng gia tăng, dẫn đến gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội Dự kiến, số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần vào cuối thập kỷ này, trở thành căn bệnh phổ biến thứ 5 vào năm 2020 Trong số các nguyên nhân gây tử vong, COPD đứng thứ 6 vào năm 1990 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí thứ 3 vào năm 2020 Riêng tại khối ASEAN, tỷ lệ hiện mắc COPD ở người từ 30 tuổi trở lên được ước tính là 6,3% vào năm 2003.
Trong đó, Việt Nam có tỷ lệ cao nhất là 6,7% trong khi Hồng Kông vàSingapore có tỷ lệ thấp nhất là 3,5% Tỷ lệ mắc ở vùng nông thôn cao hơn ở thành thị và miền núi Trong xu thế già hóa dân số và thay đổi hành vi, lối sống hiện nay, bệnh mạn tính ngày càng phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta Trong đó, COPD đứng hàng thứ ba, chỉ sau đột quỵ và nhồi máu cơ tim vào 2012 [8] Hiện nay, COPD là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới Tại Việt Nam, người bệnh COPD từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ [8].
Theo dự đoán, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới Dự báo đến năm 2030, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đặng Quỳnh Giao Vũ và cộng sự năm 2018 trong số
181 bệnh nhân COPD nhập viện điều trị cho thấy có 62,4% bệnh nhân COPD viêm phổi so với 37,6% bệnh nhân đợt cấp COPD và một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở bệnh nhân COPD [9].
Nghiên cứu của Emilie Michalovic và cộng sự đã tìm thấy sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của bệnh, gánh nặng khó thở và nguy cơ trầm trọng hơn trong một số ưu tiên nghiên cứu (ví dụ: để cải thiện mức độ tập thể dục tối đa của người lớn mắc bệnh COPD trong và ngoài nhà (χ 2 (3) = 9,97, Cramer 's V = 28) và các ưu tiên chăm sóc sức khỏe (ví dụ: tăng khả năng tập thể dục của bạn (χ 2 (3) 9,72, Cramer's V = 0,27)) Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc giảm khó thở là ưu tiên nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho những người mắc bệnh COPD: Các hoạt động nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe trong tương lai phải phù hợp với ưu tiên của những người mắc bệnh COPD để cải thiện việc chăm sóc của họ bằng cách giảm thiểu gánh nặng bệnh tật/triệu chứng và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe [16].
Tại Hàn Quốc, chương trình đánh giá chất lượng COPD được triển khai vào năm 2014 với mục đích cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân Kết quả đánh giá hàng năm đã được công bố vào năm 2015, 2016 và gần đây là kết quả từ năm 2014 đến 2017 Trong suốt 3 năm liên tiếp, tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm chức năng phổi (PFT) và kê đơn thuốc giãn phế quản dạng hít đã tăng lên đáng kể Những kết quả này được công bố thường niên bởi HIRA và chia sẻ với các tổ chức chăm sóc sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Phan Thị Thanh Hòa về thực trạng chăm sóc người bệnh COPD thở máy không xâm nhập tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017 kết quả cho thấy Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã làm tương đối tốt việc chăm sóc người bệnh COPD thông khí nhân tạo không xâm nhập; góp phần làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ tử vong; hơn nữa phương thức này còn có thể áp dụng ngắt quãng, tránh cho người bệnh việc phải sử dụng thuốc an thần, giãn cơ, cho phép người bệnh có thể ăn uống, nói chuyện [9].
Theo Nghiên cứu của Lê Hồng Hảo và cộng sự kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thường Tín Hà Nội cho thấy: Kết quả chăm sóc người bệnh COPD ở mức tốt tốt đạt 70,0% Liên quan đến kết quả chăm sóc là: Hoạt động theo dõi biểu hiện của người bệnh, hoạt động giải thích, tư vấn của điều dưỡng [10].
Trong khi đó báo cáo của Trần Thị Lý các đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính cho thấy cho thấy, mặc dù hiệu quả cải thiện tình trạng sức khỏe của NB sau thời gian điều trị tại đơn vị khá tốt như: Tình trạng ăn, ngủ của NB tốt hơn, triệu chứng ho giảm dần, tăng khả năng và phạm vi vận động, mức độ kiểm soát bệnh tốt hơn, Tuy nhiên hiệu quả về mặt quản lý còn chưa cao: Tỷ lệ NB được tư vấn sức khỏe chưa đáp ứng mục tiêu (chỉ đạt 58,7%) Tỷ lệ NB tham gia sinh hoạt CLB sức khỏe phổi còn thấp (chỉ đạt 19,1%) Tỷ lệ tuân thủ tái khám của NB (chỉ đạt trên 70%) Chưa giám sát, hỗ trợ được việc sử dụng thuốc của NB Chất lượng ghi nhận thông tin trong hồ sơ bệnh án chưa tốt [13].
Báo cáo tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ người bệnh được thực hiện phục hồi chức năng (số NB vỗ rung, chống loét/ tổng số NB) ở ngày đầu tiên khi vào viện là 63,3% và ra viện là 82,2% [6].
1.2.3 Các giải pháp tăng cường quản lý, điều trị, dự phòng COPD
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra chiến lược toàn cầu quản lý COPD, chiến lược GOLD 2023 [14] Chiến lược GOLD đưa ra hướng dẫn cho việc chẩn đoán, phân độ nặng, điều trị và phòng ngừa bệnh dựa trên y học thực chứng Việc chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp bệnh nhân COPD sẽ làm giảm gánh nặng cho ngành y tế, cho xã hội, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và tránh tử vong sớm Chiến lược GOLD trong điều trị COPD bao gồm điều trị dùng thuốc gồm thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm, điều trị không dùng thuốc gồm cai thuốc lá, tiêm phòng cúm và phục hồi chức năng hô hấp.
Quan điểm về COPD của các nhà khoa học trên Thế giới ngày một đầy đủ và toàn diện, năm 2014 chiến lược toàn cầu GOLD đã đưa ra định nghĩa về COPD. COPD là bệnh thường gặp có thể ngăn ngừa điều trị Bệnh đặc trưng bởi hạn chế luồng khí kéo dài, thường tiến triển nặng dần kèm theo đáp ứng viêm mạn tính tại đường thở và phổi với khí và hạt độc hại COPD là bệnh toàn thân Với quan điểm nhìn nhận toàn diện về COPD, chiến lược toàn cầu GOLD đưa ra kết quả điều trị COPD phải đạt được cả 6 mục tiêu gồm: Giảm khó thở; Tăng khả năng gắng sức; Tăng chất lượng cuộc sống; Làm chậm suy giảm chức năng hô hấp; Ngăn ngừa đợt cấp; Giảm tử vong.
Nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trang và cộng sự sử dụng bảng câu hỏi tầm soát GOLD phỏng vấn người bệnh đến khám tại các cơ sở khám bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh Những đối tượng đủ điểm qua bảng phỏng vấn sẽ được đo hô hấp ký Kết quả, chẩn đoán đoán viêm phổi mạn tính 25,7%, trong đó giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất 42,4% [5].
Năm 2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2767/QĐ-BYT ngày 04/7/2023
Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” [1] Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai dự án tổ chức quản lý hen và COPD ngay tại cộng đồng Cần thiết thành lập các đơn vị quản lý hen và COPD(ACOCU-Asthma and COPD Outpatien Care
Mô tả vấn đề cần giải quyết
Tổng quan về địa bàn thực tế
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện hạng I, địa điểm tại Tân Dân- TP Việt Trì- Phú Thọ Có chức năng khám và điều trị các bệnh đa khoa, với mô hình bệnh tật rất đa dạng, hàng năm người bệnh COPD đến thăm khám, điều trị tại bệnh viện ngày càng có xu hướng gia tăng Bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện chủ yếu tại 3 khoa lâm sàng gồm: Khoa khám bệnh tiếp đón NB, sơ cấp cứu ban đầu; khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nội tổng hợp nhận điều trị NB COPD.
Bệnh viện có cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ khoa/phòng phục vụ công tác chăm sóc người bệnh Hệ thống thiết bị tiên tiến, hiện đại như: máy chụp cắt lớp vi tính 32 dãy, XQ kỹ thuật số, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, bơm tiêm điện, oxy trung tâm Trình độ chuyên môn đội ngũ điều dưỡng được chú trọng đào tạo, với 165 nhân sự, trong đó có 125 người trình độ đại học (75,57%) và 40 người trình độ cao đẳng, trung cấp (24,25%).
Về bố trí nhân lực Điều dưỡng tại Khoa Nội hô hấp: Tổng số 30 người.
Nữ chiếm 75%; Nam chiếm 25% Điều dưỡng được bố trí làm việc tại khoa Khoa Nội hô hấp có trình độ chuyên môn trên 85% là đại học, 15% là cao đẳng và trung cấp, nhân lực đáp ứng cho công tác chăm sóc, phục vụ, điều trị người bệnh trong giờ hành chính.
Cách thức tổ chức: Chăm sóc người bệnh phân theo mô hình nhóm chăm sóc, bệnh viện chưa triển khai chăm sóc người bệnh theo ca kíp, mà chỉ làm việc giờ hành chính và trực ca đêm Nên Điều dưỡng được chịu trách nhiệm phân công chăm sóc
NB COPD không được theo dõi, chăm sóc NB liên tục.
Thực trạng công tác chăm sóc về hô hấp cho người bệnh COPD
Hàng ngày Khoa tổ chức đi buồng để nhận định tình trạng hiện tại của người bệnh Ghi chép những khó khăn, những vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh; từ đó, đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm bình phục Đối với người bệnh COPD khi mới vào khoa được tiếp đón niềm nở, chăm sóc tận tình, khi về dặn dò chu đáo.
- Thời điểm đánh giá: Tháng 10 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023 tại Khoa Nội hô hấp bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng: Điều dưỡng trực tiếp tham gia chăm sóc cho người bệnh và những người bệnh được hưởng chăm sóc và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nội dung đánh giá: các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh và đánh giá của người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng, bao gồm 06 nội dung:
+ Các việc cần làm giúp cải thiện khả năng làm sạch đường thở
+ Các việc cần làm giúp cải thiện thông khí phổi.
+ Các việc cần làm ngăn ngừa thiếu máu oxy.
+ Các việc cần làm đảm bảo dinh dưỡng.
+ Các việc cần làm khống chế nhiễm khuẩn đường thở.
+Các việc cần làm tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tự chăm sóc bản thân và kiểm soát bệnh.
Tuy nhiên trong 06 nội dung chăm sóc nêu trên, tôi lựa chọn đánh giá 03 nội dung gồm các việc cần làm để cải thiện hô hấp, cụ thể: Các việc giúp cải thiện khả năng làm sạch đường thở; Các việc cần làm giúp cải thiện thông khí phổi; Các việc cần làm ngăn ngừa thiếu máu oxy do đây là những công việc chăm sóc đặc thù giúp đạt được kết quả tốt nhất đối với bệnh nhân COPD.
-Công cụ đánh giá: Bảng kiểm quan sát các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng (03 bảng kiểm như phụ lục).
- Công cụ thu thập thông tin: Các bảng kiểm dùng để thu thập thông tin được xây dựng theo quy định của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Quan sát trực tiếp điều dưỡng thực hiện các hoạt động chăm sóc cho người bệnh ở các thời điểm khác nhau Quan sát mỗi điều dưỡng thực hiện 03 lần/thủ thuật Tổng số có n điều dưỡng x 3 thủ thuật x 3 lần = n lần quan sát. Các điều dưỡng được thông báo rằng họ sẽ được quan sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật trên bệnh nhân nhưng không biết ai là người quan sát, quan sát vào lúc nào và quan sát kỹ thuật nào.
- Tiêu chí đánh giá: Đối với các bảng kiểm những việc cần làm giúp cải thiện khả năng làm sạch đường thở:
+ Các tiêu chí đạt khi Điều dưỡng viên làm được 4/6 nội dung.
+ Không đạt khi Điều dưỡng viên làm được 2/6 nội dung. Đối với các bảng kiểm những việc cần làm giúp cải thiện thông khí phổi: + Các tiêu chí đạt khi Điều dưỡng viên làm được 6/9 nội dung.
+ Không đạt khi Điều dưỡng viên làm được 3/9 nội dung. Đối với các bảng kiểm những việc cần làm giúp ngăn ngừa thiếu oxy máu:
+Các tiêu chí đạt khi Điều dưỡng viên làm được 5/8 nội dung.
+Không đạt khi Điều dưỡng viên làm được 3/8 nội dung.
Về bố trí nhân lực Điều dưỡng tại Khoa Nội hô hấp: Tổng số 30 người.
Tuy nhiên có những điều dưỡng làm hành chính và không tình nguyện tham gia nghiên cứu nên tổng số điều dưỡng trực tiếp chăm sóc và điều trị tại Khoa Hô hấp là 20 người (20 điều dưỡng x 3 thủ thuật x 3 lần = 180 lần quan sát).
Bảng 2.1 Các việc cần làm giúp cải thiện khả năng làm sạch đường thở.
1 Giao tiếp, Hỏi thăm người bệnh 170 94,4 10 5,6
3 Vỗ rung lồng ngực cho NB 135 75 45 25
4 HDNB thực hiện ho có hiệu quả 130 72,2 50 27,8
5 Tư vấn chế độ ăn, vận động… 168 93,3 12 6,7
6 Động viên tinh thần người bệnh, 175 97,2 05 2,8 người nhà yên tâm điều trị
Nhận xét: NB COPD được Điều dưỡng viên giao tiếp, hỏi thăm chiếm 94,4
%, động viên tinh thần người bệnh (97,2%) và 100% được thực hiện y lệnh thuốc tuy nhiên chưa thực hiện tốt việc vỗ rung lồng ngực chiếm tỷ lệ 25
% và chưa thực hiện tốt việc hướng dẫn thực hiện ho có có hiệu quả chiếm 27,8%.
Bảng 2.2 Các việc cần làm giúp cải thiện thông khí phổi
STT Nội dung n0 Đạt % Chưa % đạt
1 Giao tiếp, Hỏi thăm người bệnh 180 100 0 0
2 Cho NB nằm tư thế đầu cao 165 91,7 15 8,3
3 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, da, niêm mạc 180 100 0 0
STT Nội dung n0 Đạt % Chưa % đạt
5 Vỗ rung lồng ngực cho NB 140 77,8 40 22,2
6 HDNB thực hiện ho có hiệu quả 145 80,1 35 19,4
7 Hướng dẫn NB tập hít thở sâu 138 76,7 42 23,3
8 Tư vấn chế độ ăn, vận động… 161 89,4 19 10,6
9 Động viên tinh thần NB, người nhà yên 158 87,8 22 12,2 tâm điều trị
Nhận xét: Qua bảng trên nhận thấy người bệnh COPD được giao tiếp, thăm hỏi, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, da, niêm mạc, thực hiện y lệnh thuốc chiếm tỷ lệ 100% ; người bệnh được tư vấn chế độ ăn, vận động và động viên tinh thần khi điều trị tuy nhiên NB COPD chưa được Điều dưỡng viên thực hiện tốt việc hướng dẫn bệnh nhân tập hít thở sâu chiếm 23,3 %; vỗ rung lồng ngực chiếm tỷ lệ 22,2 %; hướng dẫn thực hiện ho có có hiệu quả chiếm 19,4
Bảng 2.3 Các việc cần làm ngăn ngừa thiếu oxy máu
1 Giao tiếp, Hỏi thăm người bệnh
2 Cho NB nằm tư thế đầu cao
3 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, da, niêm mạc
4 Đảm bảo buồng bệnh thoáng khí
5 Thường xuyên thay đổi tư thế cho
6 Hướng dẫn NB tập hít thở sâu n0 Đạt % Chưa đạt %
STT Nội dung n0 Đạt % Chưa đạt %
Tư vấn chế độ ăn, vận động…
8 Động viên tinh thần người bệnh, 162 90 18 10 người nhà yên tâm điều trị
Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc người bệnh COPD thực hiện tốt nhiệm vụ giao tiếp, thăm hỏi và hướng dẫn tư thế nằm Họ thường xuyên thay đổi tư thế và động viên tinh thần người bệnh Tuy nhiên, việc hướng dẫn người bệnh tập thở sâu chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ đạt 18,9%.
3.1 Thực trạng của công tác chăm sóc hô hấp cho người bệnh COPD tại Khoa Nội hô hấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2023
3.1.1 Các việc cần làm giúp cải thiện khả năng làm sạch đường thở. Những việc đã làm được:
Người bệnh đến điểu trị tại Khoa Nội hô hấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được Điều dưỡng viên thực hiện tốt giao tiếp, hỏi thăm đặc biệt trước khi thực hiện các công việc chăm sóc (chiếm tỷ lệ 94,4%) Việc thực hiện tốt việc giao tiếp ứng xử đối với người bệnh rất quan trọng do đây là bước đầu tiên khi tiếp xúc và thực hiện chăm sóc người bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy được tôn trọng, quan tâm, yên tâm và hợp tác điều trị hơn.
Người bệnh được theo dõi dấu hiệu sinh tồn Điều dưỡng ở khoa thực hiện 3h/lần và khi người bệnh có diễn biến bất thường Dấu hiệu sinh tồn gồm theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu Ngoài ra người bệnh COPD thường được theo dõi SPO2 liên tục trên mornitor.
100% người bệnh được thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ đúng giờ Điều dưỡng viên khi thực hiện y lệnh thuốc đảm bảo các tiêu chí 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, bên cạnh đó người bệnh được theo dõi trước, trong và sau khi thực hiện y lệnh thuốc.
Trong vấn đề chăm sóc, cho người bệnh dùng thuốc theo y lệnh, đúng liều lượng đúng thời gian sẽ giúp người bệnh chóng lành bệnh; đồng thời, hạn chế được tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra Hơn nữa, khi cho người bệnh uống thuốc, Điều dưỡng giải thích tác dụng và tác dụng không mong muốn, giúp người bệnh yên tâm Điều dưỡng thử phản ứng kháng sinh trước khi tiêm Theo dõi tác dụng phụ của thuốc để báo bác sỹ xử trí kịp thời.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh và gia đình còn được nhân viên điều dưỡng tư vấn về vận động và động viên tinh thần Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với các hướng dẫn như ăn thành nhiều bữa nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu, giàu vitamin và khoáng chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường sức khỏe.
Những việc chưa làm tốt:
Vỗ rung lồng ngực là kỹ thuật làm sạch phổi, giúp long dịch tiết và đờm Đờm này sẽ được dẫn đến các phế quản rộng hơn rồi được tống ra ngoài bằng phản xạ ho và khạc, hoặc dùng máy hút nếu bệnh nhân không tự ho được Mục đích của ho có kiểm soát là tận dụng động tác ho để đẩy đờm ra ngoài chứ không phải để tránh ho Đối với bệnh nhân COPD, cần tạo ra một luồng đủ mạnh tích lũy phía sau chỗ ứ đọng đờm để giúp đờm di chuyển ra ngoài.
Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu thì việc hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả và vỗ rung lồng ngực cho bệnh nhân COPD chưa tốt Trong tổng số
Bàn luận
Một số đề xuất, giải pháp
Bệnh viện sớm ban hành quy trình chuẩn về chăm sóc người bệnh COPD phù hợp với điều kiện của đơn vị, dựa trên quy trình chăm sóc chuẩn của Bộ Y tế đã ban hành.
Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và đổi mới nhận thức về chức năng của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh; phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Mở các lớp tập huấn trao đổi về các quy trình chăm sóc NB COPD đặc biệt về thực hành các kỹ thuật như vỗ rung lồng ngực cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả, tập hít thở sâu.
Tập huấn kỹ năng mềm cho NVYT về tư vấn GDSK cho người bệnh
Bệnh viện có chế tài khen thưởng cho sáng kiến cải tiến trong công tác chăm sóc NB, cải tiến phong cách thái độ hướng dẫn, tư vấn GDSK, chăm sóc phục vụ bệnh nhân.
-Khoa Nội hô hấp xây dựng kế hoạch, tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc
NB COPD, bố trí nhân lực chăm sóc, tư vấn GDSK bệnh nhân khoa Nội hô hấp, đáp ứng nhân lực đảm bảo chu đáo chăm sóc NB.
- Làm chuyên đề hướng dẫn, tư vấn riêng cho bệnh nhân COPD tại khoa Nội hô hấ
KẾT LUẬN Qua kết quả báo cáo chuyên đề ở trên về Mô tả thực trạng chăm sóc NB
COPD tại Khoa Nội hô hấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2023, có thể đưa ra kết luận như sau:
Thông qua quan sát, Điều dưỡng viên thể hiện thái độ chăm sóc bệnh nhân tích cực như thân thiện, cởi mở, nhiệt tình hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thực hành các nội dung giáo dục sức khỏe (GDSK) như tư vấn GDSK, tư vấn chăm sóc bản thân, tư vấn trước khi ra viện Điều dưỡng viên còn tư vấn tương đối đầy đủ các nội dung GDSK cần thiết cho bệnh nhân và người nhà.
Tuy nhiên một số điều dưỡng viên chưa nắm được kiến thức chăm sóc bệnh nhân COPD cũng như việc thực hành các kỹ thuật cơ bản trên người bệnh để đạt hiệu quả cao trong chăm sóc người bệnh COPD, cụ thể:
- Đối với các việc cần làm giúp cải thiện khả năng làm sạch đường thở: Trong tổng số 180 lượt quan sát, việc hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả có
50 lượt chưa đạt chiếm tỷ lệ 27,8%; và có 45 lượt chưa đạt đối với việc vỗ rung lồng ngực chiếm tỷ lệ 25 %.
-Đối với các việc cần làm giúp cải thiện thông khí phổi: NB COPD chưa được Điều dưỡng viên thực hiện tốt việc việc này chiếm 23,3% Bên cạnh đó Điều dưỡng viên cũng chưa thực hiện tốt việc vỗ rung lồng ngực chiếm tỷ lệ 22,2 % và hướng dẫn thực hiện ho có có hiệu quả chiếm 19,4 %.
- Đối với các việc cần làm ngăn ngừa thiếu oxy máu: Trong tổng số 180 lượt quan sát, số lượt chưa đạt về nội dung hướng dẫn người bệnh tập hít thở sâu là 34 lượt chiếm 18,9 %.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh COPD tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cần xây dựng quy trình chuẩn chăm sóc người bệnh COPD một cách toàn diện Điều dưỡng phải thường xuyên được cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng chăm sóc và làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong quá trình điều tr
1 Bộ Y tế (2023) Quyết định số 2767/QĐ-BYT ngày 04/7/2023 Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.
2 Nguyễn Thị Xuyên (2008), Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4 Ngô Huy Hoàng( 2019) Điều dưỡng Nội khoa,
5 Đỗ Thị Tường Oanh (2007) Phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp, Luận án Tiến sĩ y học, TPHCM.
5 Lê Thị Huyền Trang, Lê Thị Tuyết Lan (2009) Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào bảng câu hỏi tầm soát của GOLD”, Tạp chí Y học
TP Hồ Chí Minh,số 1 tập 13, tr 92-94
6 Thị hòa, n ., & hải anh, n (2022) Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện bạch mai năm 2020 – 2021 Tạp Chí Y học Việt Nam, 511(2).
7 Trần Thị Lý (2019) Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen ở một số đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính tại việt nam, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng https://sdh.hmu.edu.vn/images/TRANTHILY- laYTCC35.pdf
8 Thị Kiều Diễm, L ., Văn Thắng, Q ., Thị Lan Anh, N ., Thị Ngọc Bích, V ., & Thị Thanh Huyền, L (2022) Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị copd đợt cấp có viêm phổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên.
Tạp Chí Y học Việt Nam, 517(2)
Https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/3270
2017; https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/thuc-trang-cham-soc-nguoi-benh- copd-tho-may-khong-xam-nhap-tai-khoa-cap -cuu-benh-vien-da-khoa-tinh- phu-tho-nam-2017-2527769.html.
10.Nguyễn Hồng Hảo, Lê Thị Bình, Nguyễn Hải Anh (2022), Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa thường tín năm 2022, https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/224/279