Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Kinh tế HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 292 Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIII “Khoa học địa lý Việt Nam với sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển kinh tế tuần hoàn” NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN Phạm Văn Thọ1, Nguyễn Hoàng Sơn2,3, Phan Anh Hằng4, Nguyễn Trọng Quân2 Abstract STUDY THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE ON CROP PRODUCTION IN THUAN NAM DISTRICT, NINH THUAN PROVINCE The authors have conducted a field survey; collecting, processing data, and documents combined with cartographic and Geographic Information Systems methods; chain analysis and synthetic assessment methods to assess the impact of climate change (CC) on crop production in Thuan Nam district, Ninh Thuan province. The results show that Thuan Nam district has many favorable conditions for the development of crop production. However, climate change has caused many disadvantages and challenges. The impact of climate change has destabilized the cropping season schedule; changing the crop structure from rice to other crops such as asparagus, apple, and pomelo; increased and appeared many new pests and diseases harmful to plants such as leaf rollers, brown planthoppers, thrips; reduce crop yield, typically rice, from 60.3 hundredweighthectare (in 2015) to 56.7 hundredweight hectare (in 2019); causing difficulties in irrigation, serious water shortage in production... Implementing a combination of structural and non-structural solutions is necessary to adapt to the impacts of climate change on the crop industry in Thuan Nam district, Ninh Thuan province. Keywords: Climate change, crop production, Ninh Thuan province. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, BĐKH tác động đa chiều trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên…và trở thành rào cản cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới 2, 3. Do đó, việc xác định mức độ tác động do BĐKH đang là vấn đề được nhiều tổ chức chính trị và nhiều quốc gia rất quan tâm 6. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Tác động của BĐKH là nguy cơ hiện hữu cho nhiều mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Những năm qua, mức độ và tần suất các loại hình thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản, tác động xấu đến môi trường…4. Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên 3.358 km2, dân số khoảng 590.467 người (năm 2019), phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển 8. Nhìn chung nền kinh tế của các huyện trong tỉnh Ninh Thuận vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có huyện Thuận Nam. Hoạt động sản xuất chính của người dân vẫn là nông nghiệp. Những năm gần đây do tác động của BĐKH nên huyện Thuận Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, …. BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân, diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ngày một tăng, đe doạ an ninh lương thực của địa phương, làm gia tăng tình trạng đói nghèo, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Do đó, đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt huyện Thuận Nam có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực đối với các nhà nông nghiệp, nhà quản lý địa phương trong việc đưa ra giải pháp ứng phó với BĐKH. 1 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận; vanthoninhthuan.edu.vn 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế 4 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 293 2. DỮ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu gồm dữ liệu sơ cấp (số liệu điều tra, phỏng vấn,…); dữ liệu thứ cấp: các thông tin, tư liệu từ các nguồn sách, báo chí, đề tài…của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: Nhóm tác giả tiến hành thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp, sơ cấp, các tài liệu liên quan đến BĐKH; ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến ngành trồng trọt; các thông tin về dân sinh ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT - XH thích ứng với BĐKH từ UBND huyện Thuận Nam, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Địa chính, Tài nguyên môi trường…. nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể và rút ra kết luận về tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt ở huyện Thuận Nam. Chúng tôi sử dụng các phần mềm Exel, spss, Arcgis, Mapinfo… để phân tích số liệu định tính, định lượng, biểu đồ, sơ đồ và bản đồ. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Ứng dụng bản đồ học, các bản đồ chuyên đề của lãnh thổ nghiên cứu như: bản đồ địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,... của huyện Thuận Nam; kỹ thuật viễn thám trên cơ sở tư liệu ảnh qua các thời kỳ để đánh giá mức độ biến động các đặc điểm tự nhiên và hoạt động trồng trọt do tác động BĐKH gây ra. Sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để cập nhật tài liệu khí tượng, thủy văn, các thông tin về biến động môi trường tự nhiên trên bề mặt, lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu, các bản đồ bộ phận giúp cho công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH và cập nhật tài liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng 5. Phương pháp thực địa: Nhóm tác giả đã khảo sát thực địa, tìm hiểu thực trạng sản xuất ngành trồng trọt, thực trạng BĐKH và tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt tại huyện Thuận Nam, kiểm tra đối chiếu với các tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên thực địa. Khảo sát thực địa được tiến hành nhiều đợt từ tháng 32021 đến tháng 62022, địa bàn thực địa gồm 8 xã của huyện Thuận Nam. Kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH; các dạng tác động chính của BĐKH; các giải pháp và mô hình trồng trọt thích ứng với BĐKH cho huyện Thuận Nam. Nhóm tác giả nhận được sự trao đổi của các chuyên gia, sau khi tổng hợp. Nhóm tác giả đã gửi lại các chuyên gia để xin ý kiến nhằm điều chỉnh về các tiêu chí và trọng số các tiêu chí của BĐKH đến ngành trồng trọt huyện Thuận Nam. Phương pháp phân tích chuỗi: Cách tiếp cận cơ bản nhất trong nghiên cứu tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt là phân tích chuỗi số liệu liên quan đến ngành trồng trọt trong nhiều năm từ 2010 - 2020 theo nguyên lý nguyên nhân - kết quả. Từ đó, tìm ra sự vận động và phát triển của ngành trồng trọt trong tương lai, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ứng phó cho cộng đồng sản xuất nông nghiệp (SXNN) ở địa bàn nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu Thuận Nam là huyện ven biển phía nam tỉnh Ninh Thuận. Phía Bắc giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), phía Đông giáp biển Đông. Thuận Nam có điều kiện thuận lợi trong kết nối phát triển kinh tế xã hội với các huyện, thành phố trong tỉnh, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 294 Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIII “Khoa học địa lý Việt Nam với sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển kinh tế tuần hoàn” Thuận Nam có địa hình khá phức tạp. Bề mặt địa hình có dáng như một lòng chảo hở với 3 mặt Tây, Nam và Đông là những khối núi cao bao bọc, giữa là gò đồi và đồng bằng có địa hình thoải dần vào giữa dọc theo hướng quốc lộ 1A. Huyện Thuận Nam nằm trong vùng khí hậu khô hạn, mưa ít, nắng gió nhiều, lượng bốc hơi hàng năm cao với các đặc trưng cơ bản sau: nhiệt độ trung bình 27,70C, lượng mưa trung bình 750mm; gió thịnh hành theo hai hướng chính là Tây Nam và Đông Bắc. Trong huyện, Sông Lu là con sông chính chi phối phần lớn nguồn nước mặt với diện tích lưu vực 380 km2, lưu lượng trung bình hàng năm 2,19 m3s. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 27.635,48 ha, chiếm 48,95 tổng diện tích tự nhiên. Dân số của huyện là 57.311 người (năm 2020), mật độ dân số khá thấp: 101 ngườikm2, tập trung nhiều ở các xã: Phước Diêm, xã Phước Dinh và xã Cà Ná (10.000 ngườixã) 8. 100 lao động hoạt động kinh tế ở vùng nông thôn với các nghề chủ yếu: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, dệt thổ cẩm. Trình độ lao động chưa cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm 60, tập trung nhiều ở nhóm dân tộc ít người (Raglai, Chăm). 3.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở huyện Thuận Nam Hiện nay, “Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam năm 2020” của Bộ Tài Nguyên và Môi trường được xem là kịch bản chính xác nhất, đáp ứng được những yêu cầu về tính cập nhật, độ chính xác, mức độ chi tiết cho từng địa phương nên được lựa chọn là căn cứ quan trọng để xác định kịch bản BĐKH cho huyện Thuận Nam. Năm 2015, Việt Nam ký cam kết thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP21) với cam kết cắt giảm 8 lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Do đó, kịch bản phát thải nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) được lựa chọn và vận dụng cho địa bàn nghiên cứu. Thuận Nam có vị trí gần với trạm Phan Rang, có nét tương đồng về nhiệt độ, biên độ chênh lệch không lớn, do vậy bài viết lấy trạm Phan Rang làm kết quả nghiên cứu. Bảng 1. Tác động của thiên tai tại các huyện tỉnh Ninh Thuận Địa phương Ngập Mặn Hạn Sạt lở Bão Tỉnh Ninh Thuận 7(-) 6(-) 3(-) 7(-) 2(-) Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 5(+) 4(+) 2(-) 6(+) 2(-) Huyện Bác Ái 9(+) 9(+) 3(+) 9(-) 2(-) Huyện Ninh Sơn 8(+) 8(+) 3(-) 8(-) 2(-) Huyện Ninh Hải 7(-) 6(-) 3(-) 7(-) 2(+) Huyện Ninh Phước 9(+) 9(+) 4(+) 9(+) 1(+) Huyện Thuận Bắc 5(-) 4(-) 2(-) 6(+) 1(+) Huyện Thuận Nam 7(-) 6(-) 3(+) 6(-) 2(+) Theo như báo cáo BĐKH tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 thì huyện Thuận Nam chịu tác động mạnh của các loại thiên tai: ngập lụt, sạt lở, xâm nhập mặn, hạn hán, giông bão. Trong đó, ngập lụt và xâm nhập mặn là hai loại thiên tai ảnh hưởng mạnh nhất. Bảng 2. Điểm phân cấp mức độ tác động của tỉnh Ninh Thuận 7 Cấp Số điểm tổng hợp Mức độ tác động 1 2,00 – 12,3 Mức 1 2 12,3 – 20,5 Mức 2 3 20,5 – 28,8 Mức 3 4 28,8 – 37,0 Mức 4 HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 295 5 37,0 – 45,3 Mức 5 6 45,3 – 53,5 Mức 6 7 53,5 – 61,8 Mức 7 8 61,8 – 70 Mức 8 Hình 1. Phân cấp mức độ tác động của BĐKH tỉnh Ninh Thuận Theo kết quả từ bảng 1, bảng 2 và trực quan không gian (hình 1), có thể thấy huyện Thuận Nam ở nhóm bị tác động của BĐKH mức thấp và điểm tác động của BĐKH giảm dần. Ở mức tác động cao nhất, điểm tác động trung bình của huyện Ninh Phước dao động từ 15 đến 70, trung bình là 37,22. Kế đến là huyện Ninh Hải có điểm tác động trung bình là 17,67. Ở nhóm thấp hơn là huyện Ninh Sơn, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Thuận Nam có mức tác động giảm dần, điểm tác động trung bình trong khoảng từ 8 - 11 điểm. Nhìn chung, mức tác động của BĐKH đến tỉnh Ninh Thuận là thấp đến trung bình, nhưng chủ yếu là thấp. Chỉ có huyện Ninh Phước là bị tác động mạnh nhất. Bảng 3. Tác động của thiên tai do BĐKH được quy đổi điểm số của huyện Thuận Nam 1 Phường xã Kịch bản RCP 4.5 Kịch bản RCP 8.5 Trung bình 2025 2030 2050 2025 2030 2050 Xã Phước Hà 7,0 7,0 11,0 11,0 11,0 12,0 11,0 Xã Phước Nam 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 Xã Phước Ninh 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 Xã Nhị Hà 4,0 4,0 4,0 5,0 5,0 4,0 4,0 Xã Phước Dinh 10,0 10,0 16,0 18,0 18,0 18,0 17,0 Xã Phước Minh 4,0 4,0 6,0 5,0 5,0 6,0 5,0 Xã Phước Diêm 8,0 8,0 8,0 10,0 10,0 8,0 8,0 Xã Cà Ná 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 296 Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIII “Khoa học địa lý Việt Nam với sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển kinh tế tuần hoàn” 3.2.1. Kịch bản thay đổi nhiệt độ Theo kịch bản phát thải RCP4.5, nhiệt độ ở tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tăng từ 0,70C (giai đoạn 2016 - 2035) và tăng lên 1,80C ở giai đoạn cuối thế kỷ so với trung bình thời kỳ cơ sở (1986 - 2005) 1. Bảng 4. Phân cấp ảnh hưởng của nhiệt độ, bão và ngập lụt tại tỉnh Ninh Thuận 1 Mức độ 1 2 3 4 5 Mức tăng nhiệt độ (oC) 0,86 1,12 1,38 1,64 1,9 Tốc độ gió (knot) 39 53 67 81 95 Độ sâu ngập (cm) 70,8 140,6 210,4 280,2 350 3.2.2. Kịch bản thay đổi lượng mưa Theo kịch bản phát thải RCP4.5, lượng mưa năm địa bàn nghiên cứu có thể tăng từ 7,2 - 12.3 so với trung bình thời kỳ 1986 - 2005. Tính từ năm 1990 đến 2019 tỉnh Ninh Thuận bị ảnh hưởng t bởi 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới là: LOLA, NOUL, PODUL, KIROGI, ORAJI 8. Mức độ hứng chịu bão lớn nhất khi tốc độ gió lớn và khu vực mà cơn bão đổ bộ hay đi qua lớn. Dựa vào phân cấp ảnh hưởng của bão được thể hiện trong bảng 4, ta có được bản đồ minh hoạ ảnh hưởng của bão: Hình 2. Ảnh hưởng của nắng nóng đến tỉnh Ninh Thuận theo kịch bản RCP8.5 - 2050 Hình 3. Minh họa ảnh hưởng bão đến tỉnh Ninh Thuận theo thống kê 1990 - 2019 3.2.3. Kịch bản nước biển dâng Theo kịch bản BĐKH 2020, Thuận Nam thuộc vào vùng ven biển từ Mũi Đại Lãnh (huyện Đông Hòa, Phú Yên) đến Mũi Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 297 Bảng 5. Mực nước biển dâng (cm) của khu vực từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 theo kịch bản RCP 4.5 1 Khu vực Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Đại Lãnh - Kê Gà 12 (8 18) 17 (11 25) 23 (14 33) 28 (17 41) 34 (21 50) 40 (24 59) 47 (28 68) 54 (33 78) Nước biển dâng là hệ quả tất yếu dẫn đến là hiện tượng ngập lụt. Ngập lụt là loại hình thiên tai dễ gây tổn thất. Trong hoàn cảnh BĐKH, mực nước triều được gia tăng thêm bởi nước biển dâng toàn cầu thì tình trạng ngập lụt càng thêm tiêu cực. Mức độ hứng chịu ngập lụt tại tỉnh Ninh Thuận được phân cấp theo độ sâu ngập phân bố theo không gian và được chi tiết trong bảng 4. Đây là t...
Trang 1NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN
Phạm Văn Thọ 1 , Nguyễn Hoàng Sơn 2,3 , Phan Anh Hằng 4 , Nguyễn Trọng Quân2 Abstract
STUDY THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE ON CROP PRODUCTION IN THUAN NAM
DISTRICT, NINH THUAN PROVINCE
The authors have conducted a field survey; collecting, processing data, and documents combined with cartographic and Geographic Information Systems methods; chain analysis and synthetic assessment methods to assess the impact of climate change (CC) on crop production in Thuan Nam district, Ninh Thuan province The results show that Thuan Nam district has many favorable conditions for the development of crop production However, climate change has caused many disadvantages and challenges The impact of climate change has destabilized the cropping season schedule; changing the crop structure from rice to other crops such as asparagus, apple, and pomelo; increased and appeared many new pests and diseases harmful to plants such as leaf rollers, brown planthoppers, thrips; reduce crop yield, typically rice, from 60.3 hundredweight/hectare (in 2015) to 56.7 hundredweight/ hectare (in 2019); causing difficulties in irrigation, serious water shortage in production Implementing a combination of structural and non-structural solutions is necessary to adapt to the impacts of climate change on the crop industry in Thuan Nam district, Ninh Thuan province
Keywords: Climate change, crop production, Ninh Thuan province
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, BĐKH tác động đa chiều trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên…và trở thành rào cản cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới [2], [3] Do đó, việc xác định mức độ tác động do BĐKH đang là vấn đề được nhiều tổ chức chính trị và nhiều quốc gia rất quan tâm [6] Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH Tác động của BĐKH là nguy cơ hiện hữu cho nhiều mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia Những năm qua, mức độ và tần suất các loại hình thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản, tác động xấu đến môi trường…[4]
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên 3.358 km2, dân số khoảng 590.467 người (năm 2019), phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển [8] Nhìn chung nền kinh tế của các huyện trong tỉnh Ninh Thuận vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong
đó có huyện Thuận Nam Hoạt động sản xuất chính của người dân vẫn là nông nghiệp Những năm gần đây do tác động của BĐKH nên huyện Thuận Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, … BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân, diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ngày một tăng, đe doạ an ninh lương thực của địa phương, làm gia tăng tình trạng đói nghèo, tệ nạn xã hội trên địa bàn Do đó, đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt huyện Thuận Nam có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực đối với các nhà nông nghiệp, nhà quản lý địa phương trong việc đưa ra giải pháp ứng phó với BĐKH
1 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận; vantho@ninhthuan.edu.vn
2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
3 Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế
4 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Trang 22 DỮ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu gồm dữ liệu sơ cấp (số liệu điều tra, phỏng vấn,…); dữ liệu thứ cấp: các thông tin, tư liệu từ các nguồn sách, báo chí, đề tài…của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: Nhóm tác giả tiến hành thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp, sơ cấp, các tài liệu liên quan đến BĐKH; ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến ngành trồng trọt; các thông tin về dân sinh ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT - XH thích ứng với BĐKH từ UBND huyện Thuận Nam, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Địa chính, Tài nguyên môi trường… nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể và rút ra kết luận
về tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt ở huyện Thuận Nam Chúng tôi sử dụng các phần mềm Exel, spss, Arcgis, Mapinfo… để phân tích số liệu định tính, định lượng, biểu đồ, sơ đồ và bản đồ
Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Ứng dụng bản đồ học, các bản đồ chuyên đề của lãnh thổ nghiên cứu như: bản đồ địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, của huyện Thuận Nam; kỹ thuật viễn thám trên cơ sở tư liệu ảnh qua các thời kỳ để đánh giá mức độ biến động các đặc điểm tự nhiên và hoạt động trồng trọt do tác động BĐKH gây ra Sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để cập nhật tài liệu khí tượng, thủy văn, các thông tin về biến động môi trường tự nhiên trên bề mặt, lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu, các bản đồ bộ phận giúp cho công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH và cập nhật tài liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng [5]
Phương pháp thực địa: Nhóm tác giả đã khảo sát thực địa, tìm hiểu thực trạng sản xuất ngành trồng trọt, thực trạng BĐKH và tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt tại huyện Thuận Nam, kiểm tra đối chiếu với các tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên thực địa Khảo sát thực địa được tiến hành nhiều đợt từ tháng 3/2021 đến tháng 6/2022, địa bàn thực địa gồm 8 xã của huyện Thuận Nam Kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH; các dạng tác động chính của BĐKH; các giải pháp và mô hình trồng trọt thích ứng với BĐKH cho huyện Thuận Nam Nhóm tác giả nhận được sự trao đổi của các chuyên gia, sau khi tổng hợp Nhóm tác giả đã gửi lại các chuyên gia để xin ý kiến nhằm điều chỉnh về các tiêu chí và trọng số các tiêu chí của BĐKH đến ngành trồng trọt huyện Thuận Nam
Phương pháp phân tích chuỗi: Cách tiếp cận cơ bản nhất trong nghiên cứu tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt là phân tích chuỗi số liệu liên quan đến ngành trồng trọt trong nhiều năm từ 2010
- 2020 theo nguyên lý nguyên nhân - kết quả Từ đó, tìm ra sự vận động và phát triển của ngành trồng trọt trong tương lai, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ứng phó cho cộng đồng sản xuất nông nghiệp (SXNN) ở địa bàn nghiên cứu
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
Thuận Nam là huyện ven biển phía nam tỉnh Ninh Thuận Phía Bắc giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), phía Đông giáp biển Đông Thuận Nam có điều kiện thuận lợi trong kết nối phát triển kinh tế xã hội với các huyện, thành phố trong tỉnh, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 3Thuận Nam có địa hình khá phức tạp Bề mặt địa hình có dáng như một lòng chảo hở với 3 mặt Tây, Nam và Đông là những khối núi cao bao bọc, giữa là gò đồi và đồng bằng có địa hình thoải dần vào giữa dọc theo hướng quốc lộ 1A Huyện Thuận Nam nằm trong vùng khí hậu khô hạn, mưa ít, nắng gió nhiều, lượng bốc hơi hàng năm cao với các đặc trưng cơ bản sau: nhiệt độ trung bình 27,70C, lượng mưa trung bình 750mm; gió thịnh hành theo hai hướng chính là Tây Nam và Đông Bắc Trong huyện, Sông Lu là con sông chính chi phối phần lớn nguồn nước mặt với diện tích lưu vực 380 km2, lưu lượng trung bình hàng năm 2,19 m3/s Tổng diện tích đất lâm nghiệp 27.635,48 ha, chiếm 48,95% tổng diện tích tự nhiên
Dân số của huyện là 57.311 người (năm 2020), mật độ dân số khá thấp: 101 người/km2, tập trung nhiều ở các xã: Phước Diêm, xã Phước Dinh và xã Cà Ná (10.000 người/xã) [8] 100% lao động hoạt động kinh tế ở vùng nông thôn với các nghề chủ yếu: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, dệt thổ cẩm Trình độ lao động chưa cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm 60%, tập trung nhiều ở nhóm dân tộc ít người (Raglai, Chăm)
3.2 Thực trạng biến đổi khí hậu ở huyện Thuận Nam
Hiện nay, “Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam năm 2020” của Bộ Tài Nguyên và Môi trường được xem là kịch bản chính xác nhất, đáp ứng được những yêu cầu về tính cập nhật, độ chính xác, mức độ chi tiết cho từng địa phương nên được lựa chọn là căn cứ quan trọng để xác định kịch bản BĐKH cho huyện Thuận Nam Năm 2015, Việt Nam ký cam kết thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP21) với cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030
Do đó, kịch bản phát thải nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) được lựa chọn và vận dụng cho địa bàn nghiên cứu
Thuận Nam có vị trí gần với trạm Phan Rang, có nét tương đồng về nhiệt độ, biên độ chênh lệch không lớn, do vậy bài viết lấy trạm Phan Rang làm kết quả nghiên cứu
Bảng 1 Tác động của thiên tai tại các huyện tỉnh Ninh Thuận
Địa phương Ngập Mặn Hạn Sạt lở Bão Tỉnh Ninh Thuận 7*(-) 6*(-) 3*(-) 7*(-) 2*(-)
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 5*(+) 4*(+) 2*(-) 6*(+) 2*(-)
Huyện Bác Ái 9*(+) 9*(+) 3*(+) 9*(-) 2*(-)
Huyện Ninh Sơn 8*(+) 8*(+) 3*(-) 8*(-) 2*(-)
Huyện Ninh Hải 7*(-) 6*(-) 3*(-) 7*(-) 2*(+)
Huyện Ninh Phước 9*(+) 9*(+) 4*(+) 9*(+) 1*(+)
Huyện Thuận Bắc 5*(-) 4*(-) 2*(-) 6*(+) 1*(+)
Huyện Thuận Nam 7*(-) 6*(-) 3*(+) 6*(-) 2*(+) Theo như báo cáo BĐKH tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 thì huyện Thuận Nam chịu tác động mạnh của các loại thiên tai: ngập lụt, sạt lở, xâm nhập mặn, hạn hán, giông bão Trong đó, ngập lụt và xâm nhập mặn là hai loại thiên tai ảnh hưởng mạnh nhất
Bảng 2 Điểm phân cấp mức độ tác động của tỉnh Ninh Thuận [7]
Cấp Số điểm tổng hợp Mức độ tác động
Trang 45 37,0 – 45,3 Mức 5
Hình 1 Phân cấp mức độ tác động của BĐKH tỉnh Ninh Thuận
Theo kết quả từ bảng 1, bảng 2 và trực quan không gian (hình 1), có thể thấy huyện Thuận Nam
ở nhóm bị tác động của BĐKH mức thấp và điểm tác động của BĐKH giảm dần Ở mức tác động cao nhất, điểm tác động trung bình của huyện Ninh Phước dao động từ 15 đến 70, trung bình là 37,22 Kế đến là huyện Ninh Hải có điểm tác động trung bình là 17,67 Ở nhóm thấp hơn là huyện Ninh Sơn, Tp Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Thuận Nam có mức tác động giảm dần, điểm tác động trung bình trong khoảng từ 8 - 11 điểm Nhìn chung, mức tác động của BĐKH đến tỉnh Ninh Thuận là thấp đến trung bình, nhưng chủ yếu là thấp Chỉ có huyện Ninh Phước là bị tác động mạnh nhất
Bảng 3 Tác động của thiên tai do BĐKH được quy đổi điểm số của huyện Thuận Nam [1]
Phường xã Kịch bản RCP 4.5 Kịch bản RCP 8.5 Trung bình
2025 2030 2050 2025 2030 2050
Xã Phước Hà 7,0 7,0 11,0 11,0 11,0 12,0 11,0
Xã Phước Nam 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0
Xã Phước Ninh 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0
Xã Nhị Hà 4,0 4,0 4,0 5,0 5,0 4,0 4,0
Xã Phước Dinh 10,0 10,0 16,0 18,0 18,0 18,0 17,0
Xã Phước Minh 4,0 4,0 6,0 5,0 5,0 6,0 5,0
Xã Phước Diêm 8,0 8,0 8,0 10,0 10,0 8,0 8,0
Xã Cà Ná 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0
Trang 53.2.1 Kịch bản thay đổi nhiệt độ
Theo kịch bản phát thải RCP4.5, nhiệt độ ở tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tăng từ 0,70C (giai đoạn 2016 - 2035) và tăng lên 1,80C ở giai đoạn cuối thế kỷ so với trung bình thời kỳ cơ sở (1986 - 2005) [1]
Bảng 4 Phân cấp ảnh hưởng của nhiệt độ, bão và ngập lụt tại tỉnh Ninh Thuận [1]
Mức độ 1 2 3 4 5 Mức tăng nhiệt độ (oC) 0,86 1,12 1,38 1,64 1,9
Tốc độ gió (knot) 39 53 67 81 95
Độ sâu ngập (cm) 70,8 140,6 210,4 280,2 350
3.2.2 Kịch bản thay đổi lượng mưa
Theo kịch bản phát thải RCP4.5, lượng mưa năm địa bàn nghiên cứu có thể tăng từ 7,2 - 12.3%
so với trung bình thời kỳ 1986 - 2005
Tính từ năm 1990 đến 2019 tỉnh Ninh Thuận bị ảnh hưởng t bởi 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới là: LOLA, NOUL, PODUL, KIROGI, ORAJI [8] Mức độ hứng chịu bão lớn nhất khi tốc độ gió lớn
và khu vực mà cơn bão đổ bộ hay đi qua lớn Dựa vào phân cấp ảnh hưởng của bão được thể hiện trong bảng 4, ta có được bản đồ minh hoạ ảnh hưởng của bão:
Hình 2 Ảnh hưởng của nắng nóng đến tỉnh Ninh
Thuận theo kịch bản RCP8.5 - 2050
Hình 3 Minh họa ảnh hưởng bão đến tỉnh Ninh
Thuận theo thống kê
1990 - 2019
3.2.3 Kịch bản nước biển dâng
Theo kịch bản BĐKH 2020, Thuận Nam thuộc vào vùng ven biển từ Mũi Đại Lãnh (huyện Đông Hòa, Phú Yên) đến Mũi Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận)
Trang 6Bảng 5 Mực nước biển dâng (cm) của khu vực từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà so với thời kỳ cơ sở
1986-2005 theo kịch bản RCP 4.5 [1]
Đại Lãnh - Kê Gà 12
(8 ÷ 18)
17 (11 ÷ 25)
23 (14 ÷ 33)
28 (17 ÷ 41)
34 (21 ÷ 50)
40 (24 ÷ 59)
47 (28 ÷ 68)
54 (33 ÷ 78) Nước biển dâng là hệ quả tất yếu dẫn đến là hiện tượng ngập lụt Ngập lụt là loại hình thiên tai dễ gây tổn thất Trong hoàn cảnh BĐKH, mực nước triều được gia tăng thêm bởi nước biển dâng toàn cầu thì tình trạng ngập lụt càng thêm tiêu cực Mức độ hứng chịu ngập lụt tại tỉnh Ninh Thuận được phân cấp theo
độ sâu ngập phân bố theo không gian và được chi tiết trong bảng 4 Đây là thang phân cấp ảnh hưởng của ngập lụt cho tỉnh Ninh Thuận, vì đối với ở một số địa phương khác độ sâu ngập như trên là rất bình thường, cũng như ở một số địa phương khác thì chưa bao giờ có độ sâu ngập như vậy
Bộ TN - MT đã xây dựng bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm cho tỉnh Ninh Thuận Nếu mực NBD 100 cm, khoảng 0,37% diện tích của tỉnh Ninh Thuận có nguy cơ bị ngập, trong đó huyện Thuận Nam là một trong những huyện có tổng diện tích toàn huyện có nguy cơ ngập cao nhất (100cm) [1]
Hình 4 Ảnh hưởng của ngập lụt đến tỉnh
Ninh Thuận theo kịch bản RCP8.5 - 2050
Hình 5 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm, tỉnh Ninh Thuận
Theo tính toán từ các phương án, tuy ranh giới XNM không lấn sâu vào nội đồng dưới tác động của BĐKH, mực NBD nhờ phần địa hình dốc ở một số sông chính nhưng vẫn có một diện tích ảnh hưởng không nhỏ trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, theo các kết quả tính toán thì thời gian chịu ảnh hưởng của XNM cũng có kéo dài hơn
Bảng 6 Các nhóm thiên tai tác động đến huyện Thuận Nam
Tác động mạnh Tác động vừa Hạn hán Xâm nhập mặn
Xói lờ bờ sông, bờ biên Sạt lở núi
Nguồn: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Thuận Nam
Trang 73.3 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở huyện Thuận Nam
* Ảnh hưởng đến diện tích và năng suất cây trồng, làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Bảng 7 Diện tích, năng suất lúa huyện Thuận Nam qua các năm (tạ/ha) [8]
Năm 2015 2017 2018 2019 2020 Diện tích 1.507 3.885 2.529 3.071 636 Năng suất 60,3 51,3 57,1 56,7 61,8
Do ảnh hưởng của BĐKH nên diện tích trồng lúa ở huyện Thuận Nam có sự sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2015 - 2020 Diện tích trồng lúa giảm 2,4 lần từ 1.507 ha (năm 2015) giảm xuống còn 636 ha (năm 2020) Năng suất lúa của huyện cũng có sự thay đổi đáng kể, tăng giảm bất thường Năng suất lúa thấp nhất ở giai đoạn 2017 - 2019, dao động vào khoảng 51-56 tạ/ha Năm
2020, năng suất lúa có tăng lên do người dân đã ứng hiệu hiệu quả tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, đặc biệt là áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn
Việc chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây hàng năm khác dần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Thuận Nam, hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay Trong nhóm các cây trồng hàng năm thì táo, cây ăn quả (bưởi, mãng cầu, thanh long…), điều, ngô chiếm diện tích nhiều nhất Các loại cây trồng có diện tích ít hơn như nho, khoai lang, sắn Trong đó diện tích cây ăn quả ngày càng tăng thì ngô, táo, điều, nho có diện tích ngày càng giảm xuống Trong nhóm các cây trồng
có diện tích ngày càng giảm thì ngô có diện tích giảm nhanh nhất (giảm từ 503 ha năm 2015 xuống cong 96 ha năm 2020, giảm 5,3 lần) BĐKH làm cho việc canh tác cây ngô, cây nho ngày càng khó khăn hơn về điều kiện nước tưới, sâu bệnh, năng suất ngày càng giảm
* Ảnh hưởng đến tính ổn định của thời vụ, làm thay đổi cơ cấu mùa vụ
BĐKH ảnh hưởng đến tính ổn định của thời vụ rất rõ Thời vụ gieo trồng chính trong năm ở huyện Thuận Nam là đông xuân và hè thu Sự thay đổi thời vụ gieo trồng thể hiện ở thời gian khác nhau qua các năm và giữa các xã trong năm Nguyên nhân là do diễn biến thất thường của thời tiết và sự phân hóa về mặt tự nhiên giữa các khu vực Do vậy tùy vào điều kiện riêng mà mỗi xã có lịch bố trí thời vụ nhằm tránh dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, ngập úng để đảm bảo hiệu quả sản xuất Việc xác định thời vụ sản xuất đối với ngành trồng trọt phụ thuộc vào thời gian lũ lụt và hạn hán Sự xuất hiện đột ngột, thất thường, năm sớm, năm muộn của lũ đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bố trí mùa vụ sản xuất
Riêng năm 2020, do tình hình BĐKH ngày càng phức tạp, huyện Thuận Nam không chỉ thay đổi về qui hoạch diện tích cây lúa giảm xuống nhanh chóng mà còn thay đổi về cơ cấu mùa vụ Năm
2020, trong tổng số 636 ha diện tích trồng lúa thì diện tích vụ mùa chiếm tới 617 ha (chiếm 97% diện tích trồng lúa) Đặc biệt ở năm 2019, diện tích lúa mùa của huyện bị mất trắng 14,2 ha do bị chết hạn Trong khi đó thì diện tích gieo trồng vụ lúa hè thu chiếm 1 ha, diện tích gieo trồng vụ lúa đông xuân là
18 ha
* Gia tăng ảnh hưởng của sâu bệnh hại cây trồng
Sự tăng, giảm nhiệt độ và độ ẩm không khí là nguyên nhân làm xuất hiện nhiều sâu bệnh trên cây trồng Dịch bệnh phát triển mạnh, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng, làm năng suất và sản lượng nông nghiệp suy giảm Nhiều đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại trên diện rộng như: đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá Dịch bệnh xuất hiện với tần suất
và diễn biến ngày càng phức tạp, một số loại sâu bệnh mới như sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ trĩ…xuất hiện
Trang 8và lan rộng đe dọa cho hoạt động nông nghiệp của khu vực [8] Theo kịch bản BĐKH đến năm 2050, lượng bốc hơi và độ ẩm của không khí có xu hướng tăng [1] Đây là yếu tố làm sâu bệnh phát triển nhanh chóng Có nghĩa là bên cạnh những sâu bệnh hiện đã và đang gây ảnh hưởng đến cây trồng tại tỉnh thì trong tương lai, nguy cơ xuất hiện nhiều giống loài sâu bệnh lạ, mang tính nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện và tác động nguy hiểm hơn đối với cây trồng Khả năng chống chịu của cây trồng cũng sẽ giảm do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến những thiệt hại trong nông nghiệp
* Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng
Thời tiết là yếu tố quyết định đến sự phát triển cũng như thời vụ gieo trồng tại từng địa phương Khi nhiệt độ tăng 1°C sẽ làm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, nhất là thời gian từ trổ bông đến chín rộ của lúa ngắn hơn, lá cờ chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít hơn, hạt gạo lép hơn, trọng lượng hạt nhỏ hơn, cây cho rơm rạ nhiều hơn Ví dụ như giống lúa IR36 chỉ cần tăng nhiệt độ từ 28°C lên 29°C, lúa sẽ trổ bông sớm hơn 5 ngày, thời gian từ trổ bông đến chín ngắn hơn 2 ngày Nếu vẫn canh tác theo điều kiện như hiện nay, năng suất lúa có thể sẽ giảm 10% Theo nghiên cứu được thực hiện tại Malaysia, các nhà khoa học đã tiên đoán năng suất lúa có thể giảm tới 30% trong tương lai Trong khi
đó, các loại cho củ (như khoai mì, khoai lang) lại hưởng lợi tăng năng suất củ nhờ nhiệt độ nóng lên bởi vì tỷ lệ rễ/thân gia tăng nhờ sự gia tăng hàm lượng CO2 Nhiệt độ tăng cao trong thời gian dài dẫn đến hạn hán cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất cây trồng
Nước là điều kiện rất cần cho sự sinh trưởng, phát triển của cây Nhiệt độ tăng làm giảm nguồn nước tự nhiên cung cấp cho cây trồng từ đó ảnh hưởng đến diện tích đất có thể canh tác và chất lượng của cây trồng Đặc biệt, do tính chất địa hình, giảm nguồn nước tự nhiên do nhiệt độ tăng ở huyện Thuận Nam nghiêm trọng hơn so với các nơi khác
* Thiếu nước nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất
Hạn hán xuất hiện bất thường và ngày càng gay gắt kéo theo quá trình xâm nhập mặn sâu vào đất liền, gây thiếu nguồn nước ngọt phục vụ SXNN, làm giảm năng suất canh tác Hạn hán làm mực nước các hồ chứa xuống rất thấp, nước phục vụ tưới tiêu thiếu trầm trọng, thậm chí các hồ chứa loại vừa không đủ nước cung cấp cho SXNN Do đó, để ứng phó với nắng hạn thiếu nước tưới, huyện Thuận Nam đã chuyển đổi 205 ha đất lúa thiếu nước ở các xã Nhị Hà, Phước Nam, Phước Ninh, Phước Hà sang trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm [8] Tại các xã đã và vẫn tiếp tục duy trì cánh đồng mẫu lớn để áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào trong hoạt động trồng trọt để đem lại hiệu quả cao nhất trên cơ sở tiết kiệm nguồn nước và hạn chế sâu bệnh hại cây trồng Mô hình diện tích tưới nước tiết kiệm được phát triển ở các xã Phước Nam, Phước Ninh, Nhị Hà, Phước Hà ngày càng phát huy hiệu quả cao, có thể trồng được nhiều loại cây trồng và cho phép khai thác tối đa hiệu suất của hoạt động sản xuất nông nghiệp Thực hiện mô hình mới cánh đồng lớn, cánh đồng một
vụ lúa, một vụ bưởi hay kết hợp với mô hình trồng măng tây theo chuẩn VietGap là hướng đi mới mới của huyện trong giai đoạn hiện nay
3.4 Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đến trồng trọt ở huyện Thuận Nam
3.4.1 Nhóm giải pháp công trình
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các kênh mương gắn với xây dựng nông thôn mới để phát huy hiệu quả của các hồ, đập, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Quy hoạch, hỗ trợ cho nhân dân tổ chức đào mới thêm ao, giếng ở những vùng có điều kiện để lấy nước phục vụ sinh hoạt và trồng trọt
Trang 9- Nhân rộng công nghệ tưới tiết kiệm nước Phấn đấu đến năm 2030, toàn huyện có trên 70% diện tích nho, táo, măng tây xanh, bưởi da xanh, cây trồng cạn…áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm
- Tăng cường trồng rừng phòng hộ, xây dựng cơ sở hạ tầng khi có hiện tượng thời tiết cực đoan, các kho bãi, khu vực phơi sấy nông sản đang thu hoạch và sau thu hoạch
- Trong tương lai, tài nguyên nước mặt ở khu vực này có xu hướng giảm, việc khai thác bền vững nguồn nước dưới đất là rất cần thiết
3.4.2 Nhóm giải pháp phi công trình
- Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích đất sản xuất lúa nước, chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp ít sử dụng nước Nhân rộng các mô hình tổ hợp tác dùng nước (PIM) đối với các cây trồng chủ lực như nho, táo, măng tây, bưởi da xanh, mít, thanh long Đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh; quy hoạch, phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
- Nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông cấp địa phương, tăng cường xuất bản, phân phối,
đa dạng hóa các loại hình truyền thông giúp người dân có thể chủ động được trong sản xuất, tìm giải pháp ứng phó để đảm bảo cho quá trình sản xuất lâu dài và bền vững
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học, công nghệ theo chiều sâu Tập huấn, nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận kết quả tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng chương trình và nội dung học tập thiết thực theo hướng vừa phù hợp với trình độ của nông dân, vừa sát với thực tế phát triển nông nghiệp, nông thôn theo từng giai đoạn
4 KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động ngày càng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận Các ngành kinh tế nhất là ngành trồng trọt đang đứng trước nguy
cơ trong nhóm bị ảnh hưởng lớn nhất Qua việc ứng dụng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã xác định thực trạng của biến đổi khí hậu và thành lập được các bản đồ thể hiện mức độ tác động của biến đổi khí hậu, bản đồ kịch bản thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng Kết quả cho thấy, huyện Thuận Nam ở nhóm bị tác động của BĐKH ở mức thấp (chủ yếu thuộc mức 1: 2,00 - 12,3 và mức 2: 12,3 - 20,5); tác động của thiên tai tại huyện Thuận Nam ở mức cao, lần lượt là ngập: 7*(-), xâm nhập mặn: 6*(-), hạn hán: 3*(-), sạt lỡ: 6*(-3*(-), bão: 2*(-) Những thay đổi của BĐKH đã làm mất tính ổn định của lịch thời vụ trong trồng trọt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây khác như măng tây, táo, bưởi…; gia tăng và xuất hiện nhiều sâu bệnh mới gây hại cho cây trồng như sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ trĩ; giảm năng suất cây trồng, điển hình là lúa giảm từ 60,3 tạ/ ha (năm 2015) xuống 56,7 tạ/ha (năm 2019); gây khó khăn trong công tác thuỷ lợi, thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất… Để thích ứng với các tác động của BĐKH trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận cần thực hiện kết hợp các giải pháp công trình và các giải pháp phi công trình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam (2020), Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, Hà Nội
Trang 102 Đào Đình Châm, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Kim Anh (2020), Đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu ở các xã bãi ngang dải ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và đề xuất mô hình sinh kế bền vững Sách chuyên khảo Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, ISBN: 978-604-9955-03-7 (363 trang)
3 IPCC (2007), Climate change 2007: Synthesis Report Contribution of Working Group I, II and III
to the Fourth Assessment Report of Intergovernmental Panel on Climate Change, IPCC, Geneva, Switzerland, 104 pp
4 Nguyen Hoang Son, Tran Thi Tuyet Mai, Le Phuc Chi Lang (2013), Raising Awareness Education and Response Capability with Climate Change for the Residential community in Mid-central Coastal Provinces of Vietnam The International Journal of Education Administration and Development 4(2): 812-818 Mahasarakham University, Thailand, 2013
5 Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Trọng Quân, Lê Anh Toại, Nguyễn Thị Lài (2017), Ứng dụng GIS trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2017, tại Quy Nhơn
6 Nguyễn Hoàng Sơn và nnk (2020), Mô hình sinh kế bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra ở các xã bãi ngang ven biển khu vực Bình - Trị - Thiên, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số B2018-DHH-61
7 Tỉnh Ninh Thuận, Nghị Quyết tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó Biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn huyện Thuận Nam
8 Tỉnh Ninh Thuận, Niên giám thống kê năm 2020 Nhà xuất bản Thống kê
9 WorldBank (2010) Economics of adaptation to climate change in Vietnam’s aquaculture sector, Worldbank in Vietnam, Ha Noi