Carroll nhấn mạnh rằng "CSR chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các nhà quản lý trở nên đạo đức hơn thay vì thiếu đạo đức hoặc vô đạo đức." Ông Carroll cho rằng việc xây dựng Trách nhiệm
Tổng quan về CSR
Khái niệm CSR
Khái niệm CSR đầu tiên theo Bowen (1953) được định nghĩa: “CSR là nghĩa vụ của thương nhân theo đuổi các chính sách để đưa ra quyết định hoặc những hành động cần thiết về các mục tiêu và giá trị cho xã hội” 1 CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung
CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
2Theo ý tưởng này, Giáo sư Carroll - 1991 cho rằng: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tất cả các vấn đề kinh tế, luật pháp, đạo đức và các vấn đề khác mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định”
Những nội dung này được thiết kế thành kim tự tháp 4 tầng như sau: 3
1 Howard R.Bowen (1953), Social Responsibilities of the Businessman
2 Luật sư Lê Minh Trường (2022), Trách nhi ệm xã hội củ a doanh nghi p (CSR) là gì? Phân tích v ệ ề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
3 Archie B Carroll (1999), Corporate social responsibility: evolution of a definitional construct
Lợi ích của CSR
● Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh:
Cam kết CSR là biểu hiện đạo đức của doanh nghiệp trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, và mang lại lợi ích cho cộng đồng Thực hiện CSR một cách hiệu quả sẽ cải thiện tình hình tài chính, tăng uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng một cách có hiệu quả, đồng thời thúc đẩy cam kết với nhân viên và quan hệ tốt với các bên liên quan Ngoài ra, môi trường làm việc thuận lợi cũng giúp tăng hiệu suất lao động và mở rộng thị trường quốc tế cho sản phẩm của doanh nghiệp
CSR đóng góp tích cực đến lãi đầu tư, tài sản, và tăng doanh thu CSR không chỉ là cơ sở để đạt được thành công trong các hoạt động kinh doanh
4 KNA Cert (2019), CSR và những lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghi ệp chính của tổ chức mà còn giúp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp sản xuất an toàn và tiết kiệm
● Nâng cao hình ảnh quốc tế:
Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế cho doanh nghiệp Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng cách tạo môi trường pháp luật hoàn chỉnh, cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn, và thiết lập chính sách khuyến khích
● Tăng cường nhận thức về thương hiệu:
CSR giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, uy tín và đáng tin cậy từ việc nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình trong cộng đồng
● CSR Giúp gia tăng uy tín và lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Gần 3/4 người Việt được hỏi khẳng định sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ đến từ các công ty có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường
● CSR giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng trung thành:
Khách hàng ngày càng quan tâm đến các giá trị xã hội và môi trường Họ có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội
● CSR có thể giúp các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp hiệu quả hơn:
Khi doanh nghiệp được biết đến là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp sẽ được khách hàng đón nhận và tin tưởng hơn.
Mô hình CSR tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay tại Việt Nam, có một sự gia tăng đáng kể về sự quan tâm và nhận thức về CSR trong bối cảnh mục tiêu phát triển bền vững Các hành động CSR không chỉ được thực hiện trong thời kỳ ổn định của cộng đồng mà còn mở rộng ra khi xã hội đối mặt với khó khăn và khủng hoảng 5
Mô hình và hoạt động CSR tại Việt Nam trải qua sự thay đổi để phản ánh yếu tố văn hoá và tôn giáo, tạo ra hai lý do chính cho sự khác biệt này Thứ nhất, do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và phải đối mặt với nhiều thách thức xã hội khác nhau Doanh nghiệp, từ đa quốc gia đến vừa và nhỏ, thường tập trung vào việc mở rộng kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận Mặc dù có sự học hỏi từ các quốc gia khác về CSR, nhưng chúng thường chọn cách thực hiện trách nhiệm thiện nguyện với động lực tập trung vào xây dựng hoặc bảo vệ thương hiệu thay vì lợi ích lâu dài
Thứ hai, hệ thống pháp lý và cấu trúc luật pháp của Việt Nam chưa hoàn thiện và đối mặt với nhiều hạn chế, dẫn đến việc trách nhiệm pháp lý không được ưu tiên trong thực hành CSR tại Việt Nam Trong vài năm gần đây, các vấn đề về bảo vệ môi trường và tác động tiêu cực của các doanh nghiệp đa quốc gia đã thu hút sự chú ý truyền thông
Các bất cập luật pháp tại Việt Nam chưa định rõ và chặt chẽ đã tạo ra hậu quả tiêu cực Ngược lại, ở các quốc gia phát triển, doanh nghiệp và tổ chức thường xuyên thực hiện CSR dựa trên việc tuân thủ pháp luật và
5 KNA Cert, Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Việt Nam nhu cầu tự nguyện, với mục tiêu cải thiện môi trường sống cho cộng đồng
Thêm vào đó, yếu tố văn hóa và tôn giáo đóng vai trò quan trọng Ở những quốc gia này, công việc thiện nguyện và đóng góp cho cộng đồng được coi trọng và xem là một tiêu chí đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp có trách nhiệm 6
Các loại hình CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thường được chia thành bốn loại: môi trường, từ thiện, đạo đức và kinh tế
1 Trách nhiệm về môi trường
Trách nhiệm về môi trường là niềm tin rằng các tổ chức nên cư xử theo cách thân thiện với môi trường nhất có thể Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất của CSR Một số công ty sử dụng thuật ngữ "quản lý môi trường" để chỉ những sáng kiến như vậy
Các công ty muốn hướng tới trách nhiệm môi trường có thể thực hiện theo một số cách:
- Giảm thiểu các hoạt động gây hại: Giảm thiểu ô nhiễm, khí thải nhà kính, sử dụng nhựa dùng một lần, tiêu thụ nước và chất thải nói chung
- Điều hòa tiêu thụ năng lượng: Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tài nguyên bền vững và vật liệu tái chế hoặc một phần tái chế
6 Bạch Hạnh (2019), Re- think CSR 35 - Bà Lâm Ngọc Thảo@ LINL “ Hợp tác là chìa khóa giải quyế t vấ n đề xã h i”, BRANDS VIETNAM ộ
7 Tim Stobierski (2021), What is corporate social responsibility? 4 types
- Bù đắp tác động tiêu cực đến môi trường: Trồng cây, tài trợ nghiên cứu và quyên góp cho các hoạt động liên quan
Trách nhiệm đạo đức đề cập đến việc đảm bảo một tổ chức hoạt động một cách công bằng và có đạo đức Các tổ chức áp dụng trách nhiệm đạo đức nhằm thực hành hành vi đạo đức thông qua việc đối xử công bằng với tất cả các bên liên quan, bao gồm lãnh đạo, nhà đầu tư, nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng.Các công ty có thể áp dụng trách nhiệm đạo đức theo nhiều cách khác nhau
Ví dụ: một doanh nghiệp có thể tự đặt mức lương tối thiểu cao hơn nếu mức lương do nhà nước hoặc chính phủ liên bang quy định không tạo thành một "mức lương đủ sống" Tương tự, một doanh nghiệp có thể yêu cầu các sản phẩm, thành phần, nguyên liệu hoặc phụ kiện được lấy nguồn theo tiêu chuẩn thương mại tự do
Về khía cạnh này, nhiều công ty có quy trình để đảm bảo họ không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ chế độ nô lệ hoặc lao động trẻ em
Trách nhiệm từ thiện đề cập đến mục tiêu của một doanh nghiệp nhằm tích cực biến thế giới và xã hội thành một nơi tốt đẹp hơn
Ngoài việc hành động một cách đạo đức và thân thiện với môi trường, các tổ chức được thúc đẩy bởi trách nhiệm từ thiện thường dành một phần thu nhập của họ cho hoạt động từ thiện
Trong khi nhiều công ty quyên góp cho các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận phù hợp với sứ mệnh của họ, thì một số khác lại quyên góp cho những mục đích chính đáng không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ Một số khác thậm chí còn thành lập quỹ từ thiện hoặc tổ chức riêng của họ để cống hiến và có tác động tích cực đến xã hội
Trách nhiệm kinh tế là thực hành của một công ty hỗ trợ tất cả các quyết định tài chính của mình trong cam kết làm điều tốt Mục tiêu cuối cùng không chỉ là tối đa hóa lợi nhuận, mà còn đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh tác động tích cực đến môi trường, con người và xã hội.
Tổng quan về cách thức tiếp cận theo cấp độ thực hiện - Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của A.Carroll
Các cấp độ trách nhiệm của mô hình kim tự tháp A.Carroll
Ở Việt Nam, lý thuyết của Carroll về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được áp dụng linh hoạt trong các điều kiện đa dạng của các ngành, lĩnh vực, và loại hình doanh nghiệp từ những năm 2000 Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo Carroll gợi ý rằng doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội ở bốn cấp độ: Kinh tế, Pháp lý, Đạo đức, và
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thắng, trong cuốn sách "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp," các yếu tố quan trọng của trách nhiệm xã hội bao gồm: 8
Trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm quan trọng nhất của doanh nghiệp, đó là tạo ra lợi nhuận và kinh doanh thành công Trách nhiệm này giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động Nếu một công ty không có lợi nhuận sẽ dẫn đến việc không thể trả lương cho nhân viên từ đó nhân viên mất việc trước khi CSR xuất hiện Trách nhiệm kinh tế có thể được thể hiện qua các hoạt động như:
● Sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường
● Tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động
● Trả lương, thưởng và phúc lợi xứng đáng cho người lao động
8 Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội
● Tuân thủ các quy định về thuế và tài chính
Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Trách nhiệm này giúp doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tránh vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trách nhiệm pháp lý có thể được thể hiện qua các hoạt động như:
● Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh, sản xuất, môi trường, lao động,
● Không tham gia các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp
● Giải quyết các tranh chấp với các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật
Trách nhiệm đạo đức là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuân thủ những quy tắc, giá trị đạo đức được xã hội chấp nhận nhưng chưa được mã hóa vào văn bản luật Trách nhiệm này giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt công chúng, tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng, đối tác
Trách nhiệm đạo đức có thể được thể hiện qua các hoạt động như:
● Tôn trọng quyền lợi của khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác
● Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
● Tạo ra môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động
● Tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội
Trên đỉnh kim tự tháp, chiếm ít không gian nhất là hoạt động từ thiện nhưng không được xem nhẹ.Trách nhiệm từ thiện là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đóng góp cho xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn Trách nhiệm này thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng Bản chất của trách nhiệm từ thiện là tự nguyện, do doanh nghiệp mong muốn & luật pháp không yêu cầu Cách để công ty thể hiện mình là 1 doanh nghiệp tốt là đóng góp về nguồn lực tài chính, giáo dục, cộng đồng Tuy nhiên trách nhiệm này không phản ánh về chuẩn mực đạo đức trong xã hội
Trách nhiệm từ thiện có thể được thể hiện qua các hoạt động như:
● Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động từ thiện, xã hội
● Tặng quà, hỗ trợ vật chất cho các hoàn cảnh khó khăn
● Tham gia các hoạt động thiện nguyện như xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà cho trẻ em mồ côi,
Tóm lại, kim tự tháp CSR của Carroll đặt ra kỳ vọng về kinh tế, pháp lý, đạo đức, và từ thiện mà xã hội đặt cho các tổ chức Doanh nghiệp cần phải kinh doanh có lợi nhuận, tuân thủ pháp luật, có hành vi đạo đức, và là công dân tích cực của xã hội Tuy nhiên, tình trạng thực tế ở Việt Nam thường thấy nhiều doanh nghiệp Start-up tập trung nhiều vào trách nhiệm đạo đức và từ thiện mà quên mất về khía cạnh kinh tế và pháp lý, có thể tạo ra áp lực xã hội và xu hướng tiêu cực 910
9 Bạch Hạnh (2019), Re-think CSR 35 - Bà Lâm Ngọc Thảo@ LINL “ Hợp tác là chìa khóa giải quyế t vấ n đề xã h i”, BRANDS VIETNAM ộ
10 Business Faculty from Ontario Colleges (2018), Fundamentals of Business: Canadian Edition,
Pamplin College of Business and Virgina Tech Libraries
Ưu và nhược điểm của mô hình kim tự tháp A.Carroll
● Toàn Diện và Bao Quát:
Mô hình bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện, tạo ra một cách tiếp cận toàn diện đối với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp xem xét mọi khía cạnh của hoạt động xã hội của mình
● Dễ Hiểu và Áp Dụng:
Mô hình được thiết kế đơn giản và dễ hiểu, giúp các doanh nghiệp và tổ chức áp dụng nó vào chiến lược CSR của mình một cách thuận lợi
● Hỗ Trợ Quyết Định Chiến Lược:
Mô hình cung cấp một cơ sở cho việc xây dựng chiến lược CSR Các tầng lớp độc lập nhưng liên kết với nhau, giúp doanh nghiệp hiểu rõ những yếu tố quan trọng và đồng bộ hóa chiến lược của mình
Linh hoạt trong việc áp dụng cho các doanh nghiệp với quy mô và ngành công nghiệp khác nhau Các doanh nghiệp có thể tập trung mạnh mẽ vào một tầng lớp cụ thể hoặc phát triển đồng thời trên nhiều lớp tầng
● Tạo Điều Kiện Cho Sự Tăng Cường và Phát Triển Bền Vững:
Mô hình giúp doanh nghiệp tạo ra một cơ sở cho sự tăng cường và phát triển bền vững Việc đồng thời chú trọng vào các khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ sinh thái công việc tích cực
● Chấp Nhận Của Cộng Đồng và Khách Hàng:
Doanh nghiệp thực hiện mô hình này có thể đạt được sự chấp nhận và ủng hộ từ cộng đồng và khách hàng, vì nó đáp ứng một cách toàn diện đối với nhiều mặt khác nhau của trách nhiệm xã hội
● Định Hình Hình Ảnh Thương Hiệu:
Tăng cường hình ảnh thương hiệu thông qua việc thể hiện cam kết đối với cộng đồng và môi trường, giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh tích cực trong tâm trí của khách hàng và cộng đồng
● Không phản ánh tính đồng thời của CSR:
Kim tự tháp trình bày các trách nhiệm như các yếu tố riêng biệt, trong khi thực tế các trách nhiệm này thường chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau Ví dụ, các hoạt động từ thiện có thể đóng góp vào trách nhiệm kinh tế bằng cách xây dựng thương hiệu và thiện chí
11 Chunhui Huo (2021), Groundwater contamination with the threat of COVID-19: Insights into CSR theory of Carroll's pyramid
Younis A Battal Saleh (2022), Using the Concept of Precedence as an Approach to Explain the
Logical Interaction and Interrelationships among Corporate Social Responsibilities: Battal's CSR Train
● Chủ yếu phản ánh kỳ vọng của bên liên quan:
Kim tự tháp chủ yếu dựa trên những gì các bên liên quan mong đợi từ doanh nghiệp về mặt CSR Nó không xem xét những động lực nội tại của doanh nghiệp để thực hiện CSR, chẳng hạn như mong muốn đóng góp cho xã hội hoặc tạo ra một môi trường làm việc có đạo đức
● Thiếu cơ sở lý thuyết:
Sự phân loại và thứ tự các trách nhiệm trong kim tự tháp không được giải thích rõ ràng về mặt lý thuyết Điều này có thể khiến cho việc áp dụng mô hình trở nên linh hoạt và thiếu sự nhất quán
● Không áp dụng toàn cầu:
Kim tự tháp được phát triển dựa trên bối cảnh văn hóa và xã hội của các quốc gia phương Tây Nó có thể không phù hợp với các bối cảnh khác, nơi có những giá trị và kỳ vọng khác nhau về CSR
● Cần có mô hình thay thế:
Những hạn chế của kim tự tháp CSR cho thấy cần phải có những mô hình thay thế toàn diện hơn và linh hoạt hơn Các mô hình này có thể giải quyết những hạn chế của kim tự tháp và cung cấp một cách hiểu toàn diện hơn về CSR.
UNILEVER áp dụng cách thức tiếp cận theo cấp độ thực hiện - Mô hình kim tự tháp của A.Carroll
Tổng quan về thương hiệu
Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good) với hơn 400 thương hiệu đa dạng Được thành lập vào năm 1930 sau sự hợp nhất giữa Lever Brothers và Margarine Unie, Unilever nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng
Với trụ sở chính tại London, Vương quốc Anh, và Rotterdam, Hà Lan, Unilever hoạt động trên khắp thế giới, có mặt trong hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995
Unilever nổi tiếng không chỉ về quy mô lớn mà còn về cam kết đối với bền vững và trách nhiệm xã hội Công ty này đã đặt ra những mục tiêu rõ ràng về giảm lượng chất thải, tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế, và hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình xã hội Điều đặc biệt làm nổi bật Unilever là sự chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và môi trường Thương hiệu nổi tiếng như Dove, Knorr, Lipton, và Axe đều thuộc sở hữu của Unilever
Unilever không chỉ là một doanh nghiệp hàng tiêu dùng mà còn là một người tiên phong trong việc đưa ra những giải pháp sáng tạo để đối mặt với thách thức toàn cầu và xây dựng một tương lai bền vững
Tầm nhìn của Unilever có thể thay đổi tùy theo quốc gia, nhưng nó vẫn phản ánh tầm nhìn toàn cầu của tập đoàn Tầm nhìn toàn cầu của Unilever là thúc đẩy cuộc sống bền vững, cụ thể là tạo ra sự cân bằng giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường Unilever tin rằng việc hành động có ích sẽ nâng cao chất lượng doanh nghiệp và bền vững, và một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai cần phải đáp ứng nhu cầu xã hội Điều này thể hiện qua Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững của Unilever, một chiến lược triển khai cách đây 10 năm, tách biệt sự phát triển kinh doanh và tác động môi trường, đồng thời tăng cường ảnh hưởng tích cực đối với xã hội Ở Việt Nam, tầm nhìn của Unilever là tạo ra cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây Unilever đã đến Việt Nam với ước mong góp phần xây dựng một tương lai tích cực cho cộng đồng Thông qua các sản phẩm, Unilever mong muốn cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống người Việt, từ sức khỏe đến vẻ ngoại hình, từ tinh thần đến tận hưởng cuộc sống và cung cấp dịch vụ tốt cho bản thân và cộng đồng xung quanh Ngoài ra, Unilever cũng khuyến khích sự chia sẻ đam mê để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
Vào lúc thành lập, những người sáng lập Unilever đã đặt ra sứ mệnh "To add vitality to life" - dịch là "Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống," và kể từ đó, Unilever đã không ngừng theo đuổi và duy trì sứ mệnh này Sứ mệnh này bản thân nó nói lên mong muốn của Unilever: mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người thông qua các sản phẩm của mình Đến ngày nay, sứ mệnh này ngày càng trở nên rõ ràng qua từng sản phẩm của Unilever, với tất cả các sản phẩm của họ hướng tới mục tiêu chung là cung cấp sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người Điều này được thể hiện qua những thương hiệu nổi tiếng của Unilever, đa dạng từ bột giặt, dầu gội, kem đánh răng đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton, và nhiều thương hiệu khác
Unilever xây dựng chiến lược phát triển dựa trên Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một cuộc sống bền vững cho mọi người trên toàn thế giới Cụ thể, Unilever đã đầu tư vào một chiến lược phát triển dài hạn cho toàn bộ lĩnh vực và thương hiệu của họ, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng có lợi cho tất cả các bên liên quan, nhằm thực hiện "hiện thực hóa" tầm nhìn của mình.
Phân tích cách tiếp cận theo mô hình kim tự tháp A.Carroll của thương hiệu
2.1 Tổng quan chiến lược thực hiện CSR của UNILEVER
Unilever hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, giảm thiểu tác động môi trường, thúc đẩy tinh thần tình nguyện trong nhân viên và đóng góp cho hoạt động từ thiện Công ty cam kết thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội cao nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng Unilever đảm bảo rằng tất cả các nhà cung cấp của mình đều tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, quan tâm đến an toàn của người lao động, đối xử với họ một cách tôn trọng và có phẩm giá và áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường Để đạt được các mục tiêu CSR này, Unilever đang thực hiện các sáng kiến kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện khác nhau Không chỉ là một tập đoàn kinh doanh hàng tiêu dùng, mà còn là bậc thầy của chiến lược Corporate Social Responsibility (CSR) đầy chiều sâu và toàn diện Với tầm nhìn vững bền, Unilever không ngừng nỗ lực để tạo ra một thế giới sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu Điểm mạnh của chiến lược CSR của Unilever nằm ở Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà họ đã khẳng định Từ việc giảm nửa tỷ người thiếu điện và nước sạch đến năm 2030, đến việc tăng cường tiêu chí an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong sản phẩm, Unilever không chỉ hướng tới lợi ích kinh doanh mà còn chú trọng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng toàn cầu
Unilever đặt ra những cam kết mạnh mẽ trong việc đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất Chúng không chỉ cam kết giảm lượng chất thải nhựa mà còn thúc đẩy sự tái chế và sử dụng nhựa tái chế Đồng thời, việc phát triển sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và môi trường là một bước quan trọng, chứng minh sự cam kết của Unilever đối với sự tiến bộ và bền vững
Trong chiến lược CSR của mình, Unilever không quên đến yếu tố công bằng xã hội và an sinh xã hội Họ hỗ trợ nông dân và đảm bảo giá cả công bằng cho nguồn nguyên liệu, đồng thời cam kết giảm 50% giá trị chuỗi cung ứng thải ra môi trường, tạo ra một hệ thống cung ứng công bằng và bền vững
Unilever cũng đặt ra những mục tiêu mạnh mẽ về hiệu quả năng lượng và giảm khí nhà kính Họ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và không gây ra tăng nhiệt độ toàn cầu từ các hoạt động sản xuất Qua đó, Unilever chứng minh rằng họ không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh doanh mà còn có tầm nhìn xa hơn, hướng đến một hành trình phát triển bền vững
Trong mảng sức khỏe và chăm sóc cá nhân, Unilever không chỉ cam kết đảm bảo an toàn và chất lượng cao cho sản phẩm của mình mà còn tham gia vào các chiến dịch toàn cầu, như chiến dịch đánh bại vi-rút HIV/AIDS, chứng minh trách nhiệm xã hội của mình
Unilever không chỉ chú trọng đến khía cạnh môi trường mà còn tập trung vào các vấn đề xã hội và kinh doanh, đặt ra những cam kết cụ thể để đóng góp tích cực cho thế giới Chiến lược CSR của họ thật sự là một bức tranh toàn diện và khích lệ mọi doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững
Unilever thực hiện trách nhiệm kinh tế của mình bằng cách tập trung vào các thực hành hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh lâu dài, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn từ thiện, môi trường và đạo đức đã đặt ra Công ty cân bằng các quyết định kinh tế của mình với tác động tổng thể đến xã hội Unilever cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà xã hội cần, và kiếm lợi nhuận từ chúng để tiếp tục hoạt động kinh doanh
Kỳ vọng về kinh tế được coi là trách nhiệm xã hội cơ bản, bởi vì xã hội mong đợi Unilever có lợi nhuận để có thể khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư cho sự liên tục của doanh nghiệp Xuất phát từ bản chất, xã hội coi Unilever là một tổ chức sản xuất và bán hàng hóa/dịch vụ để kiếm lợi nhuận theo cách có lợi cho tất cả các bên liên quan
● Cách Unilever thực hiện được những trách nhiệm trên:
Tạo ra mức lợi nhuận cao và ổn định - Unilever nỗ lực tạo ra mức lợi nhuận cao ổn định bằng cách tận dụng cơ hội giúp doanh nghiệp nhắm đến các sản phẩm mới và thị trường khách hàng mới Thông qua quản lý kinh doanh hiệu quả, công ty có thể giảm chi phí, từ đó tăng lợi nhuận ròng
Giảm thiểu chi phí - Việc giảm thiểu chi phí là một mục tiêu kinh tế quan trọng khác Unilever giảm chi phí bằng cách quản lý tích cực các chi phí biến đổi Công ty cũng đầu tư vào công nghệ tự động hóa để giảm chi phí nhân công Mục tiêu giảm chi phí cũng được đạt được thông qua việc theo dõi chặt chẽ các chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn
Giảm lãng phí - Một sáng kiến quan trọng khác để giảm chi phí là giới thiệu quy trình sản xuất mới giúp Unilever giảm thiểu lãng phí Việc giảm thiểu lãng phí không chỉ giúp Unilever thực hiện trách nhiệm môi trường của mình mà còn giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Unilever cũng hướng đến việc tăng cường việc sử dụng sản phẩm tái chế để giảm chi phí về nguyên liệu và hưởng lợi cho xã hội bằng cách tiêu thụ ít tài nguyên hơn
Tăng cường hiệu suất hoạt động - Unilever nỗ lực hoạt động kinh doanh ở mức độ hiệu suất cao Để làm được điều này, công ty tổ chức các buổi đào tạo định kỳ để giảm tỷ lệ lỗi và tối ưu hóa giao tiếp giữa tất cả các đối tác chuỗi cung ứng Công ty khuyến khích văn hóa cải tiến liên tục và xây dựng cơ chế để đo lường hiệu suất Dữ liệu được thu thập để đánh giá và làm rõ các quy trình, và thông tin cần thiết để khắc phục nhược điểm hiệu suất hoạt động được làm cho dễ dàng truy cập Bằng cách này, Unilever đã thành công trong việc tối đa hóa hiệu suất hoạt động, phản ánh vào việc giảm lỗi, tăng độ chính xác và nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ - Việc giữ chân khách hàng là mục tiêu kinh tế quan trọng khác của Unilever, được đạt được bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ Công ty đã đưa chất lượng vào văn hóa làm việc, và nhân viên được đào tạo để cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc Các cuộc khảo sát định kỳ được tổ chức để thu thập ý kiến của khách hàng, và dữ liệu thu thập được sau đó được sử dụng để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo mong đợi của khách hàng
Tối đa hóa doanh số bán hàng - Việc tối đa hóa doanh số bán hàng là một mục tiêu kinh tế khác của Unilever Công ty áp dụng các chiến lược khác nhau để tối đa hóa doanh số bán hàng Thông qua việc giảm chi phí thành công, công ty cung cấp giảm giá cho khách hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng Những biện pháp chính khác được thực hiện để đạt được mục tiêu tăng doanh số bán hàng bao gồm mở rộng vào thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới và áp dụng chiến lược tiếp thị và truyền thông hiệu quả
Giữ vững vị trí cạnh tranh mạnh mẽ - Để củng cố vị trí cạnh tranh,
Unilever đầu tư vào các công nghệ đổi mới nổi bật Công ty đầu tư vào nghiên cứu thị trường để hiểu rõ khách hàng của mình, và tăng cường sự hợp tác với các đối tác chiến lược để phản ứng tích cực đối với những thay đổi môi trường ngoại vi