các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

75 0 0
các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NGỌC TRÂM

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NGỌC TRÂM

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của bản thân em, được hoàn thiện dựa trên quá trình nỗ lực của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của ThS Phạm Thị Mỹ Châu

Em xin cam đoan nghiên cứu này là công trình nghiên cứu độc lập của em, không sao chép hay sử dụng bất kỳ nội dung nào từ các tác giả, cơ quan tổ chức khác mà không có sự cho phép và trích dẫn nguồn rõ ràng Số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu là do em tự tổng hợp thu thập, phân tích và thực hiện chạy mô hình Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khoá luận tốt nghiệp của mình

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Ngọc Trâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài khoá luận này, em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn – ThS Phạm Thị Mỹ Châu Người đã nhiệt tình hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo và giải đáp thắc mắc để em có được kiến thức vững chắc, kỹ năng thiết thực và có thể hoàn thành bài khoá luận của mình một cách tốt nhất

Mặc dù em đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có thể còn nhiều sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi của quý thầy cô để bài khoá luận này được hoàn chỉnh hơn

Trang 5

TÓM TẮT

Khoá luận nghiên cứu về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022, với dữ liệu được thu thập từ 19 doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán là sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch Hà Nội Khoá luận sử dụng phương pháp OLS, FEM, REM và khắc phục những khuyết tật của mô hình bằng phương pháp FGLS thông qua phần mềm Stata 17 để chọn ra mô hình phù hợp Trong đó, cấu trúc vốn được đo lường bằng tổng nợ trên tổng tài sản (LEV) Biến phụ thuộc bao gồm: tỷ suất sinh lời (ROA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tài sản cố định (TANG), cơ hội tăng trưởng (GROW), lá chắn thuế phi nợ (NDTS), thuế (TAX), giá thị trường trên giá trị sổ sách (PB), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI)

Kết quả sau khi sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục cho thấy cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng thuận chiều đến cấu trúc vốn Ngược lại, tỷ suất sinh lời, tài sản cố định và lá chắn thuế phi nợ là ba nhân tố có ảnh hưởng nghịch chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp thực phẩm Còn biến thuế, quy mô doanh nghiệp, đặc điểm riêng của sản phẩm không có ảnh hưởng đối với mô hình nghiên cứu Từ đó, tác giả đề xuất kiến nghị cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm nhằm xây dựng cấu trúc vốn hiệu quả

Từ khoá: cấu trúc vốn, ngành thực phẩm, các yếu tố tác động

Trang 6

ABSTRACT

This research thesis investigates the factors affecting the capital structure of food companies listed on the Vietnam Stock Exchange (VSE) from 2012 to 2022 Data was collected from 19 food companies listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HSX) and the Hanoi Stock Exchange (HNX) The study employs the Pooled Ordinary Least Squares (OLS) method, the Fixed Effect Model (FEM), the Random Effect Model (REM), and the FGLS method to address the shortcomings of the models using Stata 17 software to select the appropriate model The capital structure is measured by the total debt-to-total assets ratio (LEV) The dependent variables include: return on assets (ROA), firm size (SIZE), fixed assets (TANG), growth opportunities (GROW), non-debt tax shield (NDTS), tax (TAX), market-to-book ratio (PB), and product uniqueness (UNI)

The results after using the FGLS method show that growth opportunities have a positive impact on the capital structure In contrast, return on assets, fixed assets, and non-debt tax shield are three factors that negatively affect the capital structure of food companies The variables of tax, firm size, and product uniqueness are not statistically significant in the research model Based on the findings, the author proposes recommendations for food companies to build an effective capital structure

Keywords: capital structure, food industry, factors affecting.

Trang 7

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu 4

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 4

1.7 KẾT CẤU NGHIÊN CỨU 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 7

Trang 8

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 7

2.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn 7

2.1.2 Chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn 8

2.1.3 Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu 8

2.1.4 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp 8

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 9

2.2.1 Tỷ suất sinh lời 9

2.2.2 Quy mô doanh nghiệp 9

2.2.8 Đặc điểm riêng của sản phẩm 11

2.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 11

2.3.1 Lý thuyết M&M 11

2.3.2 Lý thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) 12

2.3.3 Lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn (Trade-off Theory) 12

2.3.4 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) 12

2.3.5 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost Theory) 13

2.3.6 Lý thuyết về thời điểm thị trường (Market Timing Theory) 14

2.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 14

2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 14

2.4.2 Nghiên cứu trong nước 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 20

Trang 9

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 DỮ LIỆU VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU 21

3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu 21

3.1.2 Điều kiện dữ liệu thu thập và các biến lựa chọn 21

3.1.3 Công cụ nghiên cứu 21

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 21

3.2.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát 21

3.2.2 Mô hình nghiên cứu cụ thể 22

3.3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 23

3.3.1 Tỷ suất sinh lời (ROA) 24

3.3.2 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) 24

3.3.3 Tài sản cố định (TANG) 24

3.3.4 Cơ hội tăng trưởng (GROW) 25

3.3.5 Giá thị trường trên giá sổ sách 25

3.3.6 Thuế (TAX) 25

3.3.7 Lá chắn thuế phi nợ (NDTS) 26

3.3.8 Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) 26

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.4.1 Thống kê mô tả 27

3.4.2 Phân tích tương quan 27

3.4.3 Phương pháp Pooled OLS 28

3.4.4 Kiểm định mô hình 28

3.4.5 Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) 29

3.4.6 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) 29

3.4.7 Lựa chọn mô hình 29

Trang 10

3.4.8 Phương pháp ước lượng FGLS 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2022 32

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ 33

4.3 PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN 35

4.4 KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN 36

4.5 KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP POOLED OLS, FEM, REM 37

4.5.1 So sánh lựa chọn Pooled OLS và FEM 38

4.5.2 So sánh lựa chọn FEM và REM 39

4.5.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình REM 39

4.7 ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP FGLS 40

4.8 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 45

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 46

5.1 KẾT LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM VIỆT NAM 46

Trang 11

F&B Food and Beverage Thực phẩm và Đồ uống

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

FGLS Feasible Generalized Least Squares

Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán

Pooled OLS Pooled Ordinary Least Squares

Mô hình bình phương tối thiểu gộp

REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

Trang 12

TSSL Tỷ suất sinh lời VIF Variance Inflation

Factor

Hệ số phóng đại phương sai

Trang 13

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước 17

Bảng 3.1 Tổng hợp mô tả những biến sử dụng trong mô hình 26

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 34

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 35

Bảng 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến 37

Bảng 4.4 Kết quả Pooled OLS, FEM, REM 38

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F của mô hình Pooled OLS và FEM 38

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman 39

Bảng 4.7 Kiểm định phương sai 39

Bảng 4.8 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 40

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật 40

Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 41

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Cấu trúc vốn trung bình của 19 doanh nghiệp thực phẩm giai đoạn 2012-2022 32

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bất kỳ doanh nghiệp lớn, nhỏ nào cũng đều cần quan tâm đến cấu trúc vốn Không một công ty nào tự tin khẳng định doanh nghiệp sẽ không bao giờ vay nợ mà có thể tồn tại được lâu dài và vững mạnh Chính nhờ sử dụng hiệu quả được nguồn vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí vốn và tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp Để cấu trúc vốn được hiệu quả, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty Do đó, nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến nghiên cứu về cấu trúc vốn như Huang và Song (2006), Chen (2003), Obeid Gharaibeh (2015), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014)

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về cấu trúc vốn ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như dầu khí, điện, thép, xây dựng, bất động sản như nghiên cứu của Trương Gia Hân và Lê Thị Phương Lan (2023) với đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn HOSE hay nghiên cứu về cấu trúc vốn của ngành dược phẩm y tế của Trần Thị Ngọc Thương (2023) Còn tác giả chọn ngành thực phẩm để nghiên cứu bởi xu hướng tiêu dùng cho nhóm ngành này của người dân ngày càng tăng cao, đa dạng hơn nên thực phẩm đóng góp giá trị kinh tế vô cùng lớn vào nền kinh tế của quốc gia Cụ thể, năm 2023, dù suy thoái kinh tế do hậu quả còn lại của đại dịch Covid-19 để lại nhưng thị trường F&B Việt Nam vẫn tăng 18% so với năm 2022, đạt hơn 720 ngàn tỷ đồng doanh thu Bên cạnh đó, nhờ chính sách mở cửa và tích cực tham gia 16 Hiệp định Thương mại tự do góp phần mở rộng thêm về mối quan hệ song phương, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu và đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong vòng 10 năm trở lại, hơn 50% thương vụ nhượng quyền thương mại từ các nhà đầu tư nước ngoài được ký kết tại Việt Nam thuộc lĩnh vực F&B Trước những tín hiệu tiềm năng về thị trường thực phẩm nước ta, để duy trì hoạt động liên tục, ngành thực phẩm cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và nguồn vốn lưu động lớn Do đó, các doanh nghiệp ngành thực phẩm cần xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp nhằm gia tăng lợi ích kinh tế và phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới

Trang 15

Vì vậy, đề tài “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện với mục đích tìm ra các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp, chính sách kiến nghị nâng cao hiệu quả cấu trúc vốn của các công ty thực phẩm trong tương lai

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2022, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp ngành thực phẩm trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Căn cứ dựa trên mục tiêu tổng quát, khoá luận đưa ra ba mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp

ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thứ hai, xác định chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cấu

trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thứ ba, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cấu

trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để giải quyết những mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, khoá luận trả lời các câu hỏi sau:

Trang 16

Thứ nhất, các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành

thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là gì?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến cấu trúc vốn của các doanh

nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?

Thứ ba, những hàm ý chính sách nào phù hợp cần thực hiện để các doanh

nghiệp ngành thực phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng cấu trúc vốn?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: Khoá luận nghiên cứu các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Khoá luận nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là 19 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ hệ thống Fiinpro của 19 công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2022 Để thực hiện đề tài tác giả thực hiện tổng hợp dữ liệu thông qua phần mềm excel và phần mềm Stata 17 để tìm ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất Sau đó tiến hành chạy các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và khắc phục những khuyết tật của mô hình bằng phương pháp sử dụng mô hình nghiên cứu FGLS để kết quả nghiên cứu được

Trang 17

tốt nhất Từ chạy mô hình, tìm ra được các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và chiều hướng tác động của các yếu tố đó Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các khuyến nghị và hàm ý chính sách giúp các doanh nghiệp ngành thực phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng cấu trúc vốn

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, số liệu về quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời, tài sản cố định, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế phi nợ, thuế, đặc điểm riêng của sản phẩm, giá trị sổ sách/giá thị trường từ hệ thống Fiinpro của 19 doanh nghiệp ngành thực phẩm từ năm 2012 - 2022

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Đề tài “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu Đối với những nghiên cứu trước sử dụng số liệu quá khứ nên kết quả đề tài nghiên cứu không còn phù hợp Do đó, bài nghiên cứu này dựa trên những bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu có sẵn trước đó, xây dựng mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin hiện tại bằng cách thực hiện nghiên cứu với bộ dữ liệu từ 2012 - 2022 của 19 doanh nghiệp ngành thực phẩm trên sàn HOSE và HNX (tác giả đã loại bỏ những doanh nghiệp thiếu dữ liệu trong giai đoạn trên) nhằm góp phần bổ sung dữ liệu phù hợp với hiện tại và chính xác nhất Bài nghiên cứu thực hiện bổ sung khoảng trống về mặt thời gian của những nghiên cứu trước đó, tổng hợp các yếu tố tác động và xác định rõ chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố Kết quả đạt được từ bài nghiên cứu sẽ làm cơ sở nghiên cứu ứng dụng trong tương lai

Đóng góp về mặt thực tiễn: Khoá luận làm rõ và tìm ra những yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đóng góp về mặt học thuật: Khoá luận cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm tại Việt Nam Đây sẽ là cơ sở để tiếp nối cho các nghiên cứu sau

Trang 18

1.7 KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

Cấu trúc nghiên cứu của khoá luận này gồm có 5 chương, cụ thể:

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu nghiên cứu đề tài Trong đó, trọng tâm của khoá luận là làm rõ sự cần thiết của việc thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn, chỉ rõ giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu này

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Chương này trình bày về các cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, tổng hợp kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây Tác giả dựa vào đó để xây dựng các giả thuyết và các biến trong mô hình hồi quy ở chương tiếp theo

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu ở chương 1 và cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày về lựa chọn mô hình và giải thích các biến, phương pháp nghiên cứu, đưa ra giả thuyết và cách thức kiểm định nghiên cứu

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày kết quả của nghiên cứu, kết quả thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan của các biến trong mô hình và thực hiện phân tích hồi quy Từ kết quả đó tác giả sẽ phân tích và đối chiếu với các nghiên cứu trước

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Chương 5 nói về kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được, tác giả đề xuất những gợi ý chính sách cho các nhà quản

trị doanh nghiệp thực phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng cấu trúc vốn của công ty

Trang 19

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu được những nội dung về: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu nghiên cứu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là gì, phạm vi nghiên cứu như thế nào, nghiên cứu sử dụng những phương pháp nào, đóng góp của nghiên cứu, cấu trúc nghiên cứu Ở chương 1, còn cho biết các mô hình mà tác giả chạy thực hiện nghiên cứu như mô hình Pooled OLS, FEM, REM và FGLS

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP2.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn tên tiếng Anh là Capital Structure là chỉ số tài chính quan trọng phản ánh về sự thành bại của công ty, sử dụng cấu trúc vốn hiệu quả mang lại lợi ích về tài chính cho doanh nghiệp Nhiều tác giả đã có những nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cấu trúc vốn Theo Ross và cộng sự (2002) định nghĩa khái niệm tài chính của cấu trúc vốn là “tỷ lệ vay vốn và nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng” Còn “Ahmad và cộng sự (2012) thì cho rằng cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh” (Ahmad và cộng sự, 2012) Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của “Macguigan và cộng sự (2006) có định nghĩa là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường dùng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp chính là cấu trúc vốn của doanh nghiệp” (Macguigan và cộng sự, 2006)

Ở Việt Nam, đồng quan điểm với Macguigan và cộng sự (2006) thì theo “Trần Ngọc Thơ (2013) định nghĩa cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp” (Trần Ngọc Thơ, 2013)

Theo Đặng Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2014) định nghĩa rằng “doanh nghiệp sử dụng cấu trúc vốn kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở để tài trợ cho tài sản, hoạt động hàng ngày hay dự án đầu tư’

Còn theo Nguyễn Thị Thành Vinh (2020) cho rằng “cấu trúc vốn phản ánh tỷ trọng vay vốn và vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cũng như rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải”

Tóm lại, từ các quan điểm của những nghiên cứu trước, các khái niệm về cấu trúc vốn không có nhiều điểm khác biệt Do đó, cấu trúc vốn của doanh nghiệp có thể

Trang 21

hiểu là sự kết hợp giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp

2.1.2 Chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn

Chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn là hệ số nợ Hệ số nợ là tỷ số phản ánh số nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp Hệ số nợ được tính bằng công thức:

Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản

“Chỉ tiêu này phản ánh chỉ số nợ càng cao trên 0.5 có nghĩa là doanh nghiệp đang vay nợ nhiều để tài trợ cho tài sản Điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro Ngược lại, hệ số nợ dưới 0.5 được coi là mức an toàn Điều này cho thấy doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty” (Wild, Subramanyam, Halsey, 2004)

2.1.3 Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu

Theo lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống, tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp mà ở đó có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy tài chính thích hợp

“Đứng trên góc độ quản lý nguồn vốn giữa nợ và vốn chủ sở hữu, cấu trúc vốn được xem là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) thấp nhất đồng thời khi đó giá trị doanh nghiệp đạt được là lớn nhất” (Nguyễn Thị Thành Vinh, 2020)

2.1.4 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp

Nếu như hoạt động của doanh nghiệp được ví như việc sử dụng toàn bộ tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thì cấu trúc vốn được xem là sự kết hợp của các nguồn tài chính được sử dụng để tạo nên các tài sản đó, bao gồm các nguồn tài chính bên ngoài hoặc từ nguồn nội bộ bên trong doanh nghiệp “Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng nguồn vốn của mình thì toàn bộ lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông và tích luỹ thông qua hình thức trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại Nếu doanh nghiệp sử dụng một phần nợ, doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận để trả nợ sau này” (Võ Minh Long, 2017)

Trang 22

Theo đó, “giá trị doanh nghiệp sẽ bằng toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm đánh giá trừ đi các khoản nợ phải trả, xác định theo giá thị trường hoặc giá sổ sách” (Võ Minh Long, 2017):

Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản – Nợ phải trả

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.1 Tỷ suất sinh lời

Theo lý thuyết đánh đổi, rủi ro doanh nghiệp phá sản thấp nếu công ty có tỷ suất sinh lời lớn; các doanh nghiệp sẽ có động lực đi vay nếu kết hợp với việc hưởng lợi ích từ lá chắn thuế

Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời càng cao sẽ có khuynh hướng sử dụng nợ vay ít hơn “Bởi sự bất cân xứng thông tin, nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên sử dụng bởi các nhà quản lý, sau đó mới tận dụng nguồn vốn ở ngoài Những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ có nguồn lợi nhuận giữ lại nhiều hơn; do vậy họ sẽ ít vay nợ hơn” (Titman và Wessel, 1988)

2.2.2 Quy mô doanh nghiệp

“Quy mô doanh nghiệp càng lớn có lợi thế về kinh tế, ít bị ảnh hưởng trước khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, có dòng tiền ổn định nên xác suất phá sản là rất thấp Ngoài ra doanh nghiệp lớn công khai thông tin đến các nhà đầu tư bên ngoài minh bạch hơn, khả năng thương lượng với các chủ nợ tốt hơn, giảm chi phí trung gian các khoản nợ Do vậy các công ty lớn được kỳ vọng dễ dàng tiếp cận thị trường nợ với chi phí thấp hơn” (Fama và Jensen, 1983)

Tuy nhiên, với quan điểm của lý thuyết phân hạng, “lợi nhuận càng cao khi quy mô càng lớn do doanh nghiệp dễ dàng sử dụng nguồn vốn có sẵn Do đó, đòn bẩy tài chính ở các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ thấp hơn” (Rajan và Zingales, 1995)

Trang 23

2.2.3 Tài sản cố định

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, những doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình cao thường sử dụng nhiều nợ hơn so với những doanh nghiệp có tài sản chủ yếu là tài sản vô hình Bởi vì những doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp do có nhiều tài sản hữu hình để thế chấp, khả năng đảm bảo nợ vay tốt Mặt khác, “chi phí phá sản những doanh nghiệp này cũng thấp hơn do giá trị thanh lý của tài sản cố định cao hơn của tài sản vô hình” (Fama và French, 2002)

2.2.4 Cơ hội tăng trưởng

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng “những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì có khuynh hướng gia tăng đòn bẩy tài chính và ngược lại Bởi doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn và bên cạnh đó, khả năng tăng vốn vay trong tương lai nhằm duy trì cơ hội tăng trưởng” (Chen, 2003) Tuy nhiên, ngược lại với lý thuyết trên thì theo lý thuyết phân hạng, khi doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao thì sẽ giảm tỷ lệ vay nợ lại

2.2.5 Lá chắn thuế phi nợ

“Động lực lớn để sử dụng nợ là tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó các công ty cũng có thể sử dụng lá chắn thuế phi nợ như khấu hao để giảm thuế doanh nghiệp Do đó, một lá chắn thuế phi nợ cao sẽ làm giảm lợi ích thuế tiềm tàng của nợ Do đó, lá chắn thuế phi nợ có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp” (Fischer, Bernstein, Heinkel, Zechner, 1989)

2.2.6 Giá thị trường/giá sổ sách (P/B)

Theo lý thuyết định thời điểm thị trường, “giá cổ phiếu trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn của doanh nghiệp Khi giá trị thường của cổ phiếu cao hơn giá thị trường và giá sổ sách của cổ phiếu đó trong quá khứ thì doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu; ngược lại, sẽ vay nợ nếu giá thị trường của cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá sổ sách và giá cổ phiếu đó trong quá khứ Vì vậy P/B có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp” (Baker và Wurgler, 2002)

Trang 24

2.2.7 Thuế suất

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng thuế suất phải chịu càng lớn thì các công ty sẽ vay nợ nhiều để hưởng lợi từ lá chắn thuế Qua đó thấy được thuế suất ảnh hưởng thuận chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

2.2.8 Đặc điểm riêng của sản phẩm

Các công ty có sản phẩm độc đáo hoặc chuyên biệt thường có đòn bẩy thấp Trong trường hợp thanh lý sản phẩm, các công ty sẽ phải chịu phí tương đối cao hoặc khó cạnh tranh do vốn công việc riêng và đặc thù sản phẩm Bằng cách thanh lý tài sản có liên quan cũng sản phẩm riêng này cũng có sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn đầu tư của các doanh nghiệp (Titman và Wessels, 1988)

2.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Để có thể hiểu đúng về yếu tố cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là thuộc ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể đề cập đến một số lý thuyết sau:

2.3.1 Lý thuyết M&M

Đây là nghiên cứu khởi đầu cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại xem xét trong khía cạnh môi trường có thuế và môi trường không có thuế do Modigliani & Miller đưa ra năm 1958 và năm 1963

“Với điều kiện ở môi trường không có thuế, nghiên cứu kết luận rằng không có cấu trúc vốn tối ưu do giá trị của công ty chỉ xác định bởi tài sản thực nên đối với công ty có vay nợ hay không thì cũng như nhau” (Modigliani & Miller, 1958)

Còn ở trong điều kiện môi trường có thuế, năm 1963, M&M cho rằng “do được hưởng từ lợi ích lá chắn thuế nên việc công ty sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp cao hơn không sử dụng nợ Theo lý thuyết này, doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng nợ vay để tiết kiệm chi phí thuế Do lý thuyết này giả định lý tưởng rằng không có chi phí giao dịch, ở thị trường hoàn hảo và không có chi phí kiệt quệ tài chính Do đó, để ứng dụng lý thuyết M&M này sẽ không khả thi trong thực tế.”

Trang 25

2.3.2 Lý thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory)

Fischer và cộng sự (1989) là những người đã xây dựng nên lý thuyết đánh đổi động Theo lý thuyết này cho rằng công ty hưởng lợi từ lá chắn thuế cao nếu công ty đó đạt lợi nhuận cao và có khả năng vay nợ nhiều

2.3.3 Lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn (Trade-off Theory)

Được phát triển bởi Kraus & Litzenberger (1973), lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn cho rằng “dựa trên sự cân nhắc sử dụng lợi ích của tấm chắn thuế nhiều hơn hay phải chịu chi phí kiệt quệ tài chính, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được xác định từ đó Để tối đa hoá tài sản công ty, các công ty nên có chiến lược cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc này có thể xác định được thông qua chi phí biên của kiệt quệ tài chính cân bằng với lợi ích biên từ tấm chắn thuế từ việc gia tăng số lượng nợ vay” (Castanias, 1983)

Cũng theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, những doanh nghiệp có quy mộ rộng lớn sẽ có xu hướng sử dụng vay nợ nhiều để công ty có thể hưởng lợi từ lá chắn thuế do tận dụng điều kiện doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn đã giải thích được sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành có sự khác nhau trong mức độ sử dụng tài sản cố định hữu hình Đó là những công ty thường sử dụng nợ nhiều là những doanh nghiệp sở hữu tài sản hữu hình nhiều và có mức độ sinh lời cao hơn là tài sản chủ yếu tài sản vô hình và có khả năng sinh lời thấp của những công ty khác sở hữu

Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn chưa giải thích được tại sao một số doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thấp nhưng kết quả hoạt động kinh doanh tốt Vì vậy, sự xuất hiện của lý thuyết trật tự phân hạng là cần thiết để giải thích vấn đề này

2.3.4 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng dựa trên cơ sở bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp Lý thuyết này do nghiên cứu của Donaldson (1961) là cơ sở đầu tiên nghiên cứu và sau đó được phát triển bởi Myers và Majluf (1984)

Trang 26

Trên thực tế, nhà quản trị doanh nghiệp có nhiều thông tin về tiềm năng tăng trưởng cũng như hiểu rõ được khả năng sinh lợi của các dự án trong tương lai hơn những nhà đầu tư bên ngoài Do đó, nhà quản trị sẽ ưu tiên sử dụng NV bên trong sẵn có từ LNGL, tiếp đến là NV bên ngoài như phát hành nợ vay và phát hành thêm cổ phần mới nếu dự án có triển vọng tăng trưởng Vì vậy, quyền kiểm soát cho các chủ sở hữu hiện tại được đảm bảo, lợi nhuận với các cổ đông mới không phải chia sẻ, giảm chi phí đại diện của VCSH mới và nếu phát hành CP mới thì sẽ tránh được những phản ứng tiêu cực của thị trường

Tóm lại, lý thuyết trật tự phân hạng giúp giải thích: “Thứ nhất, tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhất thường vay ít hơn Thứ hai, lý giải những hành động quản trị trong việc thay đổi tỷ lệ nợ Thứ ba, dự báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển bão hoà Tuy nhiên, lý thuyết này chưa giải thích được các khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành, cũng như mối tương quan giữa cấu trúc vốn và chi phí kiệt quệ tài chính với thuế và chi phí đại diện.”

2.3.5 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost Theory)

Chi phí đại diện được định nghĩa là tổng các chi phí: Chi phí kiểm soát, chi phí giao kèo và tổn thất lợi ích Bản chất của lý thuyết này dựa trên giả định rằng người được giao quyền đại diện có thể không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích của người uỷ thác, do đó dẫn đến mâu thuẫn giữa lợi ích của người đại diện với lợi ích của người uỷ thác và dẫn đến tổn thất cho người uỷ quyền, và đây là nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện Lý thuyết chi phí đại diện được phát triển bởi Akchian & Demsetz (1972), sau đó Meckling & Jensen (1976) phát triển thêm “Lý thuyết này cho rằng, hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các giới hữu quan khác nhau, giữa họ có sự khác nhau về lợi ích và cách tiếp cận nợ Ngoài ra, đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có tương quan thuận chiều với chi phí đại diện vốn chủ sở hữu và ảnh hưởng ngược chiều với chi phí đại diện của vốn nợ dựa trên lý thuyết chi phí đại diện.” (Meckling & Jensen, 1976)

Trang 27

2.3.6 Lý thuyết về thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

“Trong điều kiện thị trường không hoàn hảo, thời điểm thị trường chỉ ra việc nhà quản trị doanh nghiệp chọn thời điểm thuận lợi của thị trường nhằm mục đích đưa ra quyết định phát hành hay mua lại cổ phần Lý thuyết thời điểm thị trường cho rằng các công ty sẽ phát hành chứng khoán nếu giá trị thường của cổ phiếu cao và ngược lại” (Baker và Wurgler 2002)

Đối lập với các lý thuyết như phân hạng và đánh đổi cơ cấu vốn, lý thuyết về thời điểm thị trường đưa ra những lý luận và dự báo mới Lý thuyết này cho rằng sự biến động về thị giá của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp chứ không phải do chi phí kết quả tài chính, lá chắn thuế hay sự bất cân xứng thông tin Doanh nghiệp nhìn chung không quan tâm đến việc sử dụng nợ hay vốn cổ phần, nhà quản trị chỉ lựa chọn hình thức tài trợ nào mang lại giá trị lớn hơn tại thời điểm đó

Ưu điểm của lý thuyết này là khắc phục được hạn chế của các lý thuyết về CTV trước đây trong điều kiện thị trường không hoàn hảo Tuy nhiên, lý thuyết này không đề cập tới CTV tối ưu

2.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) có ảnh hưởng đến các nghiên cứu thực nghiệm về việc xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 469 công ty ở nước Mỹ được thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn từ 1974-1982 và cho ra kết quả CTTS và QMDN thuận chiều với cơ cấu vốn; tỷ lệ sử dụng nợ cùng với biến TSSL của DN không cùng chiều với cấu trúc vốn, còn tấm chắn thuế phi nợ, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trưởng không có ý nghĩa

Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) bao gồm 8.000 công ty từ các nước Anh, Mỹ, Đức, Canada, Pháp, Ý và Nhật trong giai đoạn 1987 – 1991 Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của hầu hết các nước trên đều giống nhau Kết quả cơ hội tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, tỷ lệ giá thị trường so với

Trang 28

giá trị sổ sách có mối tương quan nghịch chiều với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và TLTSHH cùng chiều với CTV của DN

Nghiên cứu của Chen (2004) thực hiện 77 doanh nghiệp niêm yết tại sàn chứng khoán Thượng Hải Thu được kết quả biến QMDN và TSSL có tác động không cùng chiều đến cấu CTV, còn TLTSHH, tốc độ tăng trưởng, thuế và tấm lá chắn thuế có mối liên hệ cùng hướng với CTV

Thực hiện nghiên cứu giai đoạn 1994-2003, với 1.200 công ty niêm yết tại Trung Quốc theo Huang và Song (2006) Kết quả tỷ trọng TSHH và CTV cùng chiều Còn đối với biến thuế, CHTT và KNSL có mối quan hệ không cùng chiều

Nghiên cứu của Frank và Goyal (2009) nghiên cứu các công ty thương mại của Mỹ trong giai đoạn 1950 – 2003 Nghiên cứu chỉ ra CHTT, lợi nhuận, TLTSHH, QMDN, lạm phát kỳ vọng cùng chiều với cơ cấu vốn

Nghiên cứu của Sbeiti (2010) thực hiện 142 doanh nghiệp tại ba nước Kuwait, Saudi Arabia và Oman trong giai đoạn 1998 – 2005 Nghiên cứu chỉ ra quy mô cùng chiều với cơ cấu vốn; biến lợi nhuận, tính thanh khoản và cơ cấu tài sản có mối quan hệ không cùng hướng

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại thị trường chứng khoán Thái Lan của Tarazi R.E (2013), với dữ liệu từ 599 công ty giai đoạn 2001-2011 Kết quả PROFIT, GROWTH, TANG và SIZE có sự ảnh hưởng tích cực đến LEV của các công ty Thái Lan Còn NDTS có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ đòn bẩy Biến EVOL không có tác động

Wahab and Ramli (2014), nghiên cứu xem xét các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty Malaysia GLC niêm yết từ 1997 – 2009 Mục tiêu nghiên cứu dựa trên hai mức đòn bẩy khác nhau, giá trị sổ sách của tỷ lệ tổng nợ (BVTDR) và tỷ lệ nợ dài hạn (BVLTDR) Phương pháp được sử dụng bao gồm: thống kê mô tả, hệ số tương quan Pearson và hồi quy đa biến GLS Thu được kết quả như sau tính hữu hình (TANG) có tương quan thuận với cả hai tỷ lệ đòn bẩy, trong khi đó cả hai tỷ lệ đồn bẩy lại có mối tương quan âm với quy mô công ty (SIZE), lãi suất (INT) và tính

Trang 29

thanh khoản (LIQ) Mặt khác, KNSL và CHTT không có mối quan hệ với CTV của các GLC ngoại trừ hiển thi mối quan hệ có ý nghĩa yếu với BVTDR

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) nghiên cứu trong giai đoạn 1998 – 2001 với 558 công ty vừa và nhỏ Kết quả nghiên cứu QMDN, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ vốn góp nhà nước, rủi ro kinh doanh cùng chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp; Cấu trúc tài sản có tác động ngược chiều; khả năng sinh lời không có ảnh hưởng đến CTV

Lê Đạt Chí (2013) nghiên cứu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2010 Kết quả nghiên cứu thuế, tỷ lệ tài sản hữu hình và hành vi nhà quản trị cùng chiều với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp; ngược lại, nhân tố lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách, TSSL ngược chiều với CTV

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) nghiên cứu 180 công ty từ năm 2010 đến 2013 niêm yết trên sàn HOSE Kết quả nghiên cứu cho thấy QMDN có ảnh hưởng cùng chiều đến CTV Còn TSSL và thuế suất có ảnh hưởng ngược chiều

Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2020), nghiên cứu 38 công ty sản xuất thương mại niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn 2009 – 2016 Nghiên cứu thu được kết quả như sau: QMDN và tài sản cố định có tác động cùng chiều đến CTV; còn sở hữu nhà nước và tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn Đối với khả năng sinh lời và thuế thu nhập doanh nghiệp không có mối quan hệ với biến đại diện trong mô hình

Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2021), nghiên cứu 203 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE, HNX giai đoạn 2008 – 2018 Kết quả nghiên cứu tốc độ tăng trưởng và QMDN cùng chiều với CTV; còn KNSL, số năm hoạt động và TSCĐ không cùng hướng với cấu trúc vốn Các biến còn lại như hình thức sở hữu và thuế không có ý nghĩa nghiên cứu

Trang 30

Trương Gia Hân và Lê Thị Phương Lan (2023), nghiên cứu 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2017 - 2021 Nghiên cứu thu được kết quả biến QMDN cùng hướng với tỷ số nợ; còn tỷ suất sinh lời và tính thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ số nợ Các biến còn lại cấu trúc tài sản và thuế không có ý nghĩa đối với MHNQ

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước Các yếu tố ảnh hưởng Ký hiệu Dấu

nghiên cứu

Những nghiên cứu trước Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh

Trang 32

Đặc điểm riêng của sản

Trang 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2, các cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn đã được nêu cụ thể, lý thuyết về cấu trúc vốn, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước và xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 34

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 DỮ LIỆU VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán trên hệ thống cung cấp dữ liệu tài chính Fiinpro của 19 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm sàn chứng khoán HOSE và HNX trong giai đoạn 2012-2022

3.1.2 Điều kiện dữ liệu thu thập và các biến lựa chọn

Điều kiện dữ liệu thu thập và các biến lựa chọn để sử dụng trong mô hình phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, số liệu được lựa chọn là số liệu từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp nộp theo yêu cầu của chi cục thuế, cục thống kê hàng năm

Thứ hai, các biến trong mô hình phải có đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn 2012 – 2022

Thứ ba, mô hình hồi quy và các biến được lựa chọn phải là mô hình bao gồm các biến đã được các nhà kinh tế khác nghiên cứu và công bố trong các báo cáo trước đây

3.1.3 Công cụ nghiên cứu

Dựa trên dữ liệu bảng theo không gian và thời gian và phần mềm phân tích dữ liệu STATA 17 để nghiên cứu ra các yếu tố có tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE và HNX

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát

Dựa vào những nghiên cứu trước và từ các biến đã chọn, tác giả đề xuất mô hình tổng quát sau:

Trang 35

𝑌𝑖𝑡 = 𝛽0+ ∑ 𝛽𝑖𝑋𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡

Trong đó:

Biến phụ thuộc 𝑌𝑖𝑡 là biến phụ thuộc LEV

𝑌𝑖𝑡: LEV của doanh nghiệp i tại thời điểm t

𝛽0: Hệ số góc

𝛽𝑖: Hệ số hồi quy của biến 𝑋𝑖𝑡

𝑋𝑖𝑡: Các biến độc lập của doanh nghiệp ngành thực phẩm i tai thời điểm t

t: Thời gian: 1,2,3…11 năm

𝑢𝑖𝑡: phần dư của mô hình

3.2.2 Mô hình nghiên cứu cụ thể

Mô hình nghiên cứu cụ thể của các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện thông qua phương trình sau:

+ Tỷ suất sinh lời (ROA):

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Trang 36

+ Quy mô doanh nghiệp (SIZE): được đo lường bằng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp thực phẩm Tuy nhiên, vì giá trị tổng tài sản lớn nên đề tài chuyển đổi logarit tự nhiên tổng tài sản để làm giảm cách biệt giá trị giữa các biến:

SIZE = Log (Tổng tài sản)

+ Tài sản cố định (TANG) đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản cố định hữu hình và tổng tài sản của doanh nghiệp:

TANG = Tài sản cố định của doanh nghiệp Tổng tài sản

+ Cơ hội tăng trưởng (GROW):

GROW = Doanh thu năm sau − Doanh thu năm trước Doanh thu năm trước

+ Thuế (TAX): Được đo lường bằng thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận trước thuế:

TAX = Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế

+ Lá chắn thuế phi nợ (NDTS): Biến này được đo lường bằng tỷ lệ giữa khấu hao tài sản cố định và tổng tài sản của doanh nghiệp:

NDTS = Khấu hao tài sản cố định Tổng tài sản

+ Đặc điểm độc đáo của sản phẩm (UNI): Đo lường bằng giá vốn hàng bán và doanh thu thuần của doanh nghiệp:

UNI = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần

3.3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Đề tài xây dựng các nhân tố tác động đến CTV của các công ty ngành TP dựa trên tính kế thừa từ các lý thuyết về cấu trúc vốn của các công ty ngành TP được trình bày trong chương 2

Trang 37

3.3.1 Tỷ suất sinh lời (ROA)

Theo lý thuyết đánh đổi, tỷ suất sinh lời có ảnh hưởng cùng chiều Còn theo lý thuyết phân hạng, TSSL có ảnh hưởng ngược chiều Có nhiều kết quả khác nhau từ các nghiên cứu thực nghiệm khác Tuy vậy, hầu hết nghiên cứu như Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017), Lê Thị Minh Nguyên (2016), Chen (2004), Huang & Song (2006), Ahmed và các cộng sự (2011) cho thấy TSSL ROA có ảnh hưởng nghịch chiều với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp

Giả thuyết H1: Biến tỷ suất sinh lời (ROA) của công ty thực phẩm có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp

3.3.2 Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Hầu hết các nghiên cứu của Ahmed và các cộng sự (2011), Wahab và Ramli (2014), Obeid Gharaibeh (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh (2014), Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2021) đều cho thấy QMDN và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cùng hướng với nhau và đồng quan điểm với lý thuyết đánh đổi Trái lại, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì quan điểm về biến này như sau: biến QMDN có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ lệ nợ

Giả thuyết H2: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) thực phẩm có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp

3.3.3 Tài sản cố định (TANG)

“Để biết cấu trúc tài sản của công ty thực phẩm thì tài sản cố định có thể thể hiện được điều đó Do có tài sản bảo đảm, việc doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản sẽ giúp khả năng vay vốn của công ty được dễ dàng hơn” dựa vào lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết chi phí đánh đổi Đồng thời, vì khoản vay có bảo đảm được đánh giá an toàn hơn nên chi phí sử dụng vốn vay thấp thúc đẩy các doanh nghiệp đi vay Các nghiên cứu thực nghiệm của Huang và Song (2006), Tarazi R.E (2013), Harc (2015), Alghusin (2015, Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017), Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2018), Ramli (2014 ủng hộ mối quan hệ cùng hướng

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan