ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

10 0 0
ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Dịch vụ - Du lịch 65 Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng Số 255- Tháng 8. 2023 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trương Đông Lộc, Lê Trần Mẫn Di, Nguyễn Thị Diễm My, Trương Ngọc Ánh Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận: 17012023 Ngày nhận bản sửa: 12042023 Ngày duyệt đăng: 18052023 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo tài chính của 50 công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021. Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, kết quả nghiên cứu cho thấy dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty có sự khác nhau tùy thuộc vào quy mô của các công ty. Cụ thể là, dịch COVID-19 chỉ có tác động tiêu cực The effects of COVID-19 pandemic on performance of commercial and services companies listed on the Vietnam stock market Abstract: The objective of this study is to measure the effects of COVID-19 pandemic on performance of listed commercial and services companies on the Vietnam stock market. The data used in this study were collected from financial reports of 50 companies for the period from 2018 to 2021. Using the event study method, the results reveal that the COVID-19 pandemic has negative effects on the performance of commercial and services companies. However, the effects of COVID-19 on the performance of firms are different depending on the size of firms. Specifically, COVID-19 has only negative effects on performance of big companies. In addition, this study does not find a statistically significant difference in the impact of COVID-19 on the performance of firms with different operating leverage. Keywords: Listed companies,COVID-19 pandemic, performance, commercial and services, Vietnam. Doi: 10.59276TCKHDT.2023.08.2481. Truong, Dong Loc1, Le, Tran Man Di2, Nguyen, Thi Diem My3, Truong, Ngoc Anh4 Email: tdlocctu.edu.vn1, dib1901833student.ctu.edu.vn2, myb1901845student.ctu.edu.vn3, anhb1901830student.ctu.edu.vn4 Organization of all: School of Economics, Can Tho University Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam66Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 255- Tháng 8. 2023 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty có quy mô lớn. Ngoài ra, nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty có đòn bẩy hoạt động khác nhau. Từ khóa: công ty niêm yết, dịch COVID-19, hiệu quả hoạt động, thương mại và dịch vụ, Việt Nam 1. Giới thiệu Đại dịch COVID-19 khởi phát từ cuối năm 2019 đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn dịch bùng phát, gần như tất cả các nước đều áp dụng chính sách giãn cách xã hội để kiểm soát dịch, trong đó có Việt Nam. Với các quy định về hạn chế đi lại khi thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty gặp rất nhiều khó khăn do chi phí sản xuất gia tăng và chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Vì vậy, đại dịch COVID-19 được xem là có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các công ty. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty trong từng ngành có thể khác nhau do đặc điểm riêng biệt của các công ty trong từng ngành. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở các nước đang phát triển đã xác nhận rằng đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp (Shafi và cộng sự, 2020; Shen và cộng sự, 2020; Devi và cộng sự, 2020; Khatib và Nour, 2021). Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 không có tác động đến hiệu quả HĐKD của các công ty (Xu và Jin, 2022) hoặc thậm chí có tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty (Atayah và cộng sự, 2022). Ở Việt Nam, một vài nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch (Huynh và cộng sự, 2021), ngành logistics (Nguyen, 2022). Ngành thương mại và dịch vụ được xem là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch COVID-19 do người dân phải thực hiện chính sách giãn cách xã hội của Chính phủ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng thực nghiệm nào về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả của các công ty thương mại và dịch vụ được công bố. Nghiên cứu này nhằm khỏa lắp khoảng trống trên thông qua việc đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021. Đóng góp mới của nghiên cứu này, ngoài việc bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty trong một ngành bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 do quy định giãn cách xã hội của Chính phủ nhưng chưa được khám phá, còn làm sáng tỏ thêm vấn đề là có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô và đòn bẩy hoạt động khác nhau hay không. Ngoài ra, dựa trên các bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu này còn đề xuất một vài khuyến nghị cho TRƯƠNG ĐÔNG LỘC - LÊ TRẦN MẪN DI - NGUYỄN THỊ DIỄM MY - TRƯƠNG NGỌC ÁNH67Số 255- Tháng 8. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng Chính phủ nhằm giúp các công ty thương mại và dịch vụ sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát. 2. Lược khảo tài liệu Để đo lường ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp, một số nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện. Phần lớn các nghiên cứu này đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty. Shafi và cộng sự (2020) nghiên cứu tác động của đại dịch bệnh COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của 184 công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và họ phải đối mặt với một số khó khăn về tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, hơn 23 doanh nghiệp được khảo sát xác nhận rằng họ không thể tồn tại nếu lệnh phong tỏa kéo dài hơn hai tháng. Ngoài ra, Shen và cộng sự (2020) xác định ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD, được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), của các doanh nghiệp niêm yết ở Trung Quốc. Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, các tác giả đã xác nhận rằng dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp có mức độ đầu tư thấp và quy mô nhỏ nghiêm trọng hơn so với các doanh nghiệp có mức đầu tư cao và quy mô lớn. Tương tự, Rababah và cộng sự (2020) cũng tìm thấy tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty nhỏ và vừa ở Trung Quốc. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các công ty thuộc ngành du lịch, hàng không là nghiêm trọng hơn so với các ngành còn lại. Ở khu vực Đông Nam Á, Devi và cộng sự (2020) nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia. Sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 214 công ty thuộc 9 ngành, kết quả có được từ kiểm định Wilcoxon xác nhận rằng những ngành có tỷ suất lợi nhuận giảm trong giai đoạn dịch bao gồm bất động sản, xây dựng, tài chính, đầu tư, thương mại và dịch vụ. Trong một nghiên cứu khác, Khatib và Nour (2021) đo lường tác động của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD và quản trị công ty của các công ty ở Malaysia. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời của các công ty trong giai đoạn dịch (2020) đều giảm so với giai đoạn trước dịch (2019). Khác với các nghiên cứu trên, Atayah và cộng sự (2022) nghiên cứu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả tài chính của các công ty logistics ở các nước G-20 và xác nhận rằng hiệu quả tài chính của các công ty trong giai đoạn dịch (2020) cao hơn giai đoạn trước dịch. Bên cạnh đó, Xu và Jin (2022) không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của đại dịch COVID-19 đến tỷ suất ROA và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của các công ty nông sản thực phẩm ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, Huynh và cộng sự (2021) nghiên cứu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến các công ty du lịch ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các công ty du lịch đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 và có rất ít doanh nghiệp có thể phục hồi sau đợt dịch bùng phát đầu tiên. Cụ thể là, tất cả các công ty du lịch đều giảm mạnh về lượng Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam68Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 255- Tháng 8. 2023 khách, doanh thu, nhưng mức độ suy giảm là khác nhau giữa các công ty. Trong số các công ty thuộc ngành du lịch, các công ty lữ hành và dịch vụ lưu trú được ghi nhận là chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất từ dịch COVID-19. Trong một nghiên cứu gần đây, Nguyen (2022) đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả tài chính của các công ty logistics ở Việt Nam. Sử dụng kiểm định Wilcoxon với mẫu nghiên cứu bao gồm 114 doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất ROA của các doanh nghiệp đã giảm trong giai đoạn dịch bùng phát so với giai đoạn trước dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả tài chính của các công ty trong giai đoạn đầu (năm 2020), khi mà dịch COVID-19 chưa quá nghiêm trọng ở Việt Nam. Tương tự, Bui và cộng sự (2022) cũng tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã xem xét sự tương tác của doanh thu và đòn bẩy tài chính với dịch COVID-19. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa kiểm soát được vấn đề nội sinh có thể tồn tại trong mô hình nghiên cứu. Tóm lại, để đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hầu hết các nghiên cứu này đã tác động tiêu cực của đại dịch Covid đến hiệu quả HĐKD của các công ty. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty ở từng ngành khác nhau có sự khác biệt. Trên cơ sở các bằng chứng thực nghiệm được lược khảo ở trên, giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất: Dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng các phương pháp phù hợp và được trình bày ở các nội dung tiếp theo. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được kiểm toán của 50 công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Các báo cáo tài chính này được thu thập từ website của Công ty chứng khoán VNDIRECT (https:www.vndirect. com.vn). Để đo lường ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của Bảng 1. Tổng tài sản của các công ty trong mẫu nghiên cứu Đơn vị tính: Triệu đồng Năm N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn 2018 50 45.790 1.373.807 28.122.531 4.098.240 2019 50 42.374 1.723.842 41.708.096 5.997.876 2020 50 49.192 1.849.774 46.030.880 6.588.678 2021 50 18.042 2.502.920 62.971.405 9.073.719 N: Số quan sát. Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu tự thu thập TRƯƠNG ĐÔNG LỘC - LÊ TRẦN MẪN DI - NGUYỄN THỊ DIỄM MY - TRƯƠNG NGỌC ÁNH69Số 255- Tháng 8. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng các doanh nghiệp, số liệu tài chính được thu thập cho giai đoạn 2 năm trước dịch COVID-19 và 2 năm trong dịch. Do trường hợp đầu tiên nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 được ghi nhận ở Việt Nam là vào ngày 23012020, giai đoạn trước dịch được xác định trong nghiên cứu này là 2018-2019 và giai đoạn trong dịch là 2020-2021. Giá trị tổng tài sản (quy mô) và tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản (đòn bẩy hoạt động) của các công ty trong mẫu nghiên cứu được trình bày tóm tắt ở Bảng 1 và Bảng 2. Kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 1 cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có quy mô được đo lường bằng giá trị tổng tài sản khá lớn và có sự gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu (2018-2021). Cụ thể là, giá trị tổng tài sản bình quân của các công ty đã tăng từ 1.373.807 triệu đồng ở năm 2018 lên 2.502.920 triệu đồng ở năm 2021. Tuy nhiên, giá trị tổng tài sản giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu có sự khác biệt rất lớn. Công ty có giá trị tổng tài sản nhỏ nhất ở thời điểm cuối năm 2021 là 18.042 triệu đồng, trong khi đó công ty có giá trị tổng tài sản lớn nhất ở cùng thời điểm là 62.971.405 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 9.073.719 triệu đồng. Kết quả phân tích thống kê cho thấy mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các công ty trong mẫu nghiên cứu là tương đối thấp và ổn định trong giai đoạn trước và trong dịch COVID-19. Cụ thể là, tỷ lệ giá tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân của các công ty trong giai đoạn trước dịch là 24,6 và trong giai đoạn dịch là 24,7. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với thực tế bởi vì do đặc thù kinh doanh, mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các công ty thương mại và dịch vụ thường thấp hơn so với các ngành khác. 3.2. Phân tích và xử lý dữ liệu Để xác định ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam, phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) do Ball và Brown (1968) đề xuất được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong phương pháp nghiên cứu sự kiện, đại dịch COVID-19 được xem là sự kiện ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp và thời điểm ghi nhận sự kiện này là thời điểm phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 (23012020). Sau đó, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của mỗi công ty trong các năm trước (2018, 2019) và trong dịch (2020, 2021) được xác định. Tiếp theo, giá trị trung bình của từng chỉ tiêu được tính toán cho các giai đoạn trước và trong dịch. Cuối cùng, để đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty, kiểm định t hoặc kiểm định Wilcoxon sẽ được sử dụng tùy thuộc vào phân phối (chuẩn hay không chuẩn) của các Bảng 2. Tỷ lệ giá tài sản cố định trên tổng tài sản Đơn vị tính: Năm N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn 2018 50 0,16 24,65 77,70 23,11 2019 50 0,06 24,53 87,02 23,72 2020 50 0,02 25,08 86,48 25,33 2021 50 0,02 24,24 79,65 25,01 N: Số quan sát Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu tự thu thập Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam70Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 255- Tháng 8. 2023 chỉ tiêu nghiên cứu. Các kiểm định thống kê được thực hiện trên phần mềm Eviews 9. Trong nghiên cứu này, hiệu quả HĐKD của các công ty được đo lường bằng các chỉ tiêu như được trình bày ở Bảng 3. Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng trong trường hợp dịch COVID-19 có tác động đến hiệu quả HĐKD của các công ty, sự tác động đó có thể khác nhau giữa các nhóm công ty khác nhau. Vì vậy, bước kế tiếp nhóm nghiên cứu tiến hành chia mẫu n...

Trang 1

vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trương Đông Lộc, Lê Trần Mẫn Di, Nguyễn Thị Diễm My, Trương Ngọc ÁnhTrường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ

Ngày nhận: 17/01/2023 Ngày nhận bản sửa: 12/04/2023 Ngày duyệt đăng: 18/05/2023

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo tài chính của 50 công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, kết quả nghiên cứu cho thấy dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty có sự khác nhau tùy thuộc vào quy mô của các công ty Cụ thể là, dịch COVID-19 chỉ có tác động tiêu cực

The effects of COVID-19 pandemic on performance of commercial and services companies listed on the Vietnam stock market

Abstract: The objective of this study is to measure the effects of COVID-19 pandemic on performance of listed commercial and services companies on the Vietnam stock market The data used in this study were collected from financial reports of 50 companies for the period from 2018 to 2021 Using the event study method, the results reveal that the COVID-19 pandemic has negative effects on the performance of commercial and services companies However, the effects of COVID-19 on the performance of firms are different depending on the size of firms Specifically, COVID-19 has only negative effects on performance of big companies In addition, this study does not find a statistically significant difference in the impact of COVID-19 on the performance of firms with different operating leverage

Keywords: Listed companies,COVID-19 pandemic, performance, commercial and services, Vietnam.Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.08.2481.

Truong, Dong Loc1, Le, Tran Man Di2, Nguyen, Thi Diem My3, Truong, Ngoc Anh4

Email: tdloc@ctu.edu.vn1, dib1901833@student.ctu.edu.vn2, myb1901845@student.ctu.edu.vn3, anhb1901830@student.ctu.edu.vn4

Organization of all: School of Economics, Can Tho University

Trang 2

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty có quy mô lớn Ngoài ra, nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty có đòn bẩy hoạt đều áp dụng chính sách giãn cách xã hội để kiểm soát dịch, trong đó có Việt Nam Với các quy định về hạn chế đi lại khi thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty gặp rất nhiều khó khăn do chi phí sản xuất gia tăng và chuỗi cung ứng bị đứt gãy Vì vậy, đại dịch COVID-19 được xem là có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các công ty Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty trong từng ngành có thể khác nhau do đặc điểm riêng biệt của các công ty trong từng ngành Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây Nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở các nước đang phát triển đã xác nhận rằng đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp (Shafi và cộng sự, 2020; Shen và cộng sự, 2020; Devi và cộng sự, 2020; Khatib và Nour, 2021) Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 không có tác động đến hiệu quả HĐKD của các công ty (Xu và Jin, 2022) hoặc thậm chí có tác động tích cực đến hiệu quả

HĐKD của các công ty (Atayah và cộng sự, 2022) Ở Việt Nam, một vài nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch (Huynh và cộng sự, 2021), ngành logistics (Nguyen, 2022) Ngành thương mại và dịch vụ được xem là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch COVID-19 do người dân phải thực hiện chính sách giãn cách xã hội của Chính phủ Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng thực nghiệm nào về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả của các công ty thương mại và dịch vụ được công bố Nghiên cứu này nhằm khỏa lắp khoảng trống trên thông qua việc đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 Đóng góp mới của nghiên cứu này, ngoài việc bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty trong một ngành bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 do quy định giãn cách xã hội của Chính phủ nhưng chưa được khám phá, còn làm sáng tỏ thêm vấn đề là có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô và đòn bẩy hoạt động khác nhau hay không Ngoài ra, dựa trên các bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu này còn đề xuất một vài khuyến nghị cho

Trang 3

Chính phủ nhằm giúp các công ty thương mại và dịch vụ sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát.

2 Lược khảo tài liệu

Để đo lường ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp, một số nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện Phần lớn các nghiên cứu này đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty Shafi và cộng sự (2020) nghiên cứu tác động của đại dịch bệnh COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của 184 công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và họ phải đối mặt với một số khó khăn về tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm doanh thu và lợi nhuận Hơn nữa, hơn 2/3 doanh nghiệp được khảo sát xác nhận rằng họ không thể tồn tại nếu lệnh phong tỏa kéo dài hơn hai tháng

Ngoài ra, Shen và cộng sự (2020) xác định ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD, được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), của các doanh nghiệp niêm yết ở Trung Quốc Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, các tác giả đã xác nhận rằng dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp có mức độ đầu tư thấp và quy mô nhỏ nghiêm trọng hơn so với các doanh nghiệp có mức đầu tư cao và quy mô lớn Tương tự, Rababah và cộng sự (2020) cũng tìm thấy tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD

của các công ty nhỏ và vừa ở Trung Quốc Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các công ty thuộc ngành du lịch, hàng không là nghiêm trọng hơn so với các ngành còn lại Ở khu vực Đông Nam Á, Devi và cộng sự (2020) nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia Sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 214 công ty thuộc 9 ngành, kết quả có được từ kiểm định Wilcoxon xác nhận rằng những ngành có tỷ suất lợi nhuận giảm trong giai đoạn dịch bao gồm bất động sản, xây dựng, tài chính, đầu tư, thương mại và dịch vụ Trong một nghiên cứu khác, Khatib và Nour (2021) đo lường tác động của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD và quản trị công ty của các công ty ở Malaysia Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời của các công ty trong giai đoạn dịch (2020) đều giảm so với giai đoạn trước dịch (2019).

Khác với các nghiên cứu trên, Atayah và cộng sự (2022) nghiên cứu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả tài chính của các công ty logistics ở các nước G-20 và xác nhận rằng hiệu quả tài chính của các công ty trong giai đoạn dịch (2020) cao hơn giai đoạn trước dịch Bên cạnh đó, Xu và Jin (2022) không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của đại dịch COVID-19 đến tỷ suất ROA và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của các công ty nông sản thực phẩm ở Trung Quốc

Ở Việt Nam, Huynh và cộng sự (2021) nghiên cứu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến các công ty du lịch ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các công ty du lịch đều bị ảnh hưởng nghiêm

Trang 4

khách, doanh thu, nhưng mức độ suy giảm là khác nhau giữa các công ty Trong số các công ty thuộc ngành du lịch, các công ty lữ hành và dịch vụ lưu trú được ghi nhận là chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất từ dịch COVID-19 Trong một nghiên cứu gần đây, Nguyen (2022) đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả tài chính của các công ty logistics ở Việt Nam Sử dụng kiểm định Wilcoxon với mẫu nghiên cứu bao gồm 114 doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất ROA của các doanh nghiệp đã giảm trong giai đoạn dịch bùng phát so với giai đoạn trước dịch Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả tài chính của các công ty trong giai đoạn đầu (năm 2020), khi mà dịch COVID-19 chưa quá nghiêm trọng ở Việt Nam Tương tự, Bui và cộng sự (2022) cũng tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã xem xét sự tương tác của doanh thu và đòn bẩy tài chính với dịch COVID-19 Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa kiểm soát được vấn đề nội sinh có thể tồn tại trong mô hình nghiên cứu.

Tóm lại, để đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài

sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Hầu hết các nghiên cứu này đã tác động tiêu cực của đại dịch Covid đến hiệu quả HĐKD của các công ty Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty ở từng ngành khác nhau có sự khác biệt Trên cơ sở các bằng chứng thực nghiệm được lược khảo ở trên, giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất: Dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng các phương pháp phù hợp và được trình bày ở các nội dung tiếp theo.

3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được kiểm toán của 50 công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Các báo cáo tài chính này được thu thập từ website của Công ty chứng khoán VNDIRECT (https://www.vndirect com.vn) Để đo lường ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của

Bảng 1 Tổng tài sản của các công ty trong mẫu nghiên

Trang 5

các doanh nghiệp, số liệu tài chính được thu thập cho giai đoạn 2 năm trước dịch COVID-19 và 2 năm trong dịch Do trường hợp đầu tiên nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 được ghi nhận ở Việt Nam là vào ngày 23/01/2020, giai đoạn trước dịch được xác định trong nghiên cứu này là 2018-2019 và giai đoạn trong dịch là 2020-2021 Giá trị tổng tài sản (quy mô) và tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản (đòn bẩy hoạt động) của các công ty trong mẫu nghiên cứu được trình bày tóm tắt ở Bảng 1 và Bảng 2 Kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 1 cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có quy mô được đo lường bằng giá trị tổng tài sản khá lớn và có sự gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu (2018-2021) Cụ thể là, giá trị tổng tài sản bình quân của các công ty đã tăng từ 1.373.807 triệu đồng ở năm 2018 lên 2.502.920 triệu đồng ở năm 2021 Tuy nhiên, giá trị tổng tài sản giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu có sự khác biệt rất lớn Công ty có giá trị tổng tài sản nhỏ nhất ở thời điểm cuối năm 2021 là 18.042 triệu đồng, trong khi đó công ty có giá trị tổng tài sản lớn nhất ở cùng thời điểm là 62.971.405 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 9.073.719 triệu đồng.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các công ty trong mẫu nghiên cứu là tương đối thấp và ổn định trong giai đoạn trước và trong dịch COVID-19 Cụ thể là, tỷ lệ giá tài sản cố định

trên tổng tài sản bình quân của các công ty trong giai đoạn trước dịch là 24,6% và trong giai đoạn dịch là 24,7% Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với thực tế bởi vì do đặc thù kinh doanh, mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các công ty thương mại và dịch vụ thường thấp hơn so với các ngành khác.

3.2 Phân tích và xử lý dữ liệu

Để xác định ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam, phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) do Ball và Brown (1968) đề xuất được sử dụng trong nghiên cứu này Trong phương pháp nghiên cứu sự kiện, đại dịch COVID-19 được xem là sự kiện ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp và thời điểm ghi nhận sự kiện này là thời điểm phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 (23/01/2020) Sau đó, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của mỗi công ty trong các năm trước (2018, 2019) và trong dịch (2020, 2021) được xác định Tiếp theo, giá trị trung bình của từng chỉ tiêu được tính toán cho các giai đoạn trước và trong dịch Cuối cùng, để đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty, kiểm định t hoặc kiểm định Wilcoxon sẽ được sử dụng tùy thuộc vào phân phối (chuẩn hay không chuẩn) của các

Bảng 2 Tỷ lệ giá tài sản cố định trên tổng tài sản

Trang 6

chỉ tiêu nghiên cứu Các kiểm định thống kê được thực hiện trên phần mềm Eviews 9 Trong nghiên cứu này, hiệu quả HĐKD của các công ty được đo lường bằng các chỉ tiêu như được trình bày ở Bảng 3

Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng trong trường hợp dịch COVID-19 có tác động đến hiệu quả HĐKD của các công ty, sự tác động đó có thể khác nhau giữa các nhóm công ty khác nhau Vì vậy, bước kế tiếp nhóm nghiên cứu tiến hành chia mẫu nghiên cứu theo từng cặp dựa vào quy mô và đòn bẩy hoạt động Quy mô của các doanh nghiệp được xác định bằng tổng tài sản bình quân hai năm trước dịch (2018 và 2019), trong khi đó đòn bẩy hoạt động được đo lường dựa vào tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân hai năm trước dịch Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có giá trị tổng tài sản từ trung vị trở lên được xếp vào nhóm các công ty có quy mô lớn (25 doanh nghiệp), số

doanh nghiệp còn lại được xếp vào nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Tương tự, các doanh nghiệp có tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản từ trung vị trở lên được xếp vào nhóm các doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao (25 doanh nghiệp), số doanh nghiệp còn lại được xếp vào nhóm doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động thấp.

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các công ty cho toàn bộ mẫu nghiên cứu

Trước khi thực hiện các kiểm định thống kê để đo lường tác động của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty, kiểm định Jarque-Bera đã được sử dụng để xác định xem các biến số nghiên cứu có phân phối chuẩn hay không Kết quả kiểm định Jarque-Bera (không được

Bảng 3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty

ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản)Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sảnROS (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuầnROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữuGPM (tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu) Lợi nhuận gộp/Doanh thu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Bảng 4 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty

Chỉ tiêuN Trung bình (trung vị) trước dịch Trung bình (trung vị) trong dịch Thay đổi trung bình (trung vị) Giá trị thống kê Z ROA (%)50 (4,72)6,86 (1,99)2,71 (-2,73)-4,15 (2,62***) ROS (%)50 (2,07)8,84 (1,23)-3,22 (-0,84)-12,06 (2,57***) ROE (%)50 (10,43)11,20 (4,10)6,25 (-6,33)-4,95 (2,48***) GPM (%)50 (13,02)19,00 (7,17)9,33 (-5,85)-9,67 (2,54***)

***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.N: Số quan sát.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu

Trang 7

đề cập ở đây, nhưng có thể yêu cầu cung cấp từ nhóm tác giả) cho thấy giả thuyết H0 (mẫu nghiên cứu có phân phối chuẩn) đã bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu Vì vậy, kiểm định Wilcoxon được sử dụng trong nghiên cứu này Về mặt thống kê, kiểm định phi tham số Wilcoxon (kiểm định sự khác biệt về giá trị trung vị giữa 2 biến số) được xem là thích hợp hơn kiểm định t (kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình giữa 2 biến số) trong việc xác định sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 biến số nghiên cứu khi chúng không có phân phối chuẩn (Truong và cộng sự, 2006) Kết quả kiểm định Wilcoxon được trình bày chi tiết ở Bảng 4, Bảng 5 Kết quả kiểm định thống kê được trình bày ở Bảng 4 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐKD của các công ty đều giảm trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát so với giai đoạn trước dịch Cụ thể là, trung bình (trung vị) của ROA ở giai đoạn dịch đã giảm 4,15% (2,73%) so với giai đoạn trước dịch Chỉ tiêu được ghi nhận giảm mạnh nhất là ROS ROS trung bình của các công ty đã giảm từ mức lãi 8,84% trong giai đoạn trước dịch xuống mức lỗ 3,22% trong giai đoạn dịch Nói một cách khác, ROS trung bình của các công ty đã giảm 12,06% trong giai đoạn dịch so với giai đoạn trước dịch Bên cạnh đó, trung bình (trung vị) của GPM đã giảm từ 19,00% (13,02%) trong giai

đoạn trước dịch xuống còn 9,33% (7,17%) trong giai đoạn dịch Giá trị trung bình của ROS trong giai đoạn dịch bị âm trong khi GPM trung bình dương hàm ý rằng trong giai đoạn dịch lãi gộp không đủ bù đắp cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Ngoài ra, sự giảm sút ở chỉ tiêu ROS lớn hơn GPM cho thấy dịch COVID-19 đã làm gia tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiệp do quy định giãn cách xã hội của Chính phủ Một chỉ tiêu được nhiều nhà đầu tư trên TTCK quan tâm đó là ROE Chỉ tiêu này cũng ghi nhận sự giảm sút trong giá trị trung bình (trung vị) là 4,95% (6,33%) ở giai đoạn dịch so với giai đoạn trước dịch Về mặt thống kê, sự giảm sút ở giá trị trung vị của tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu đều có ý nghĩa ở mức 1%

Ngoài ra, để đánh giá tác động tức thời của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty trong năm 2020 (giai đoạn dịch) với năm 2019 (giai đoạn trước dịch) Kết quả phân tích thống kê về HĐKD của các công ty trong giai đoạn 2019-2020 được trình bày ở Bảng 5 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 5 cho thấy dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến HĐKD của các công ty thương

Chỉ tiêuN Trung bình (trung vị) trước dịch Trung bình (trung vị) trong dịch Thay đổi trung bình (trung vị) Giá trị thống kê Z

GPM (%)50 (12,49)19,01 (10,11)11,34 (-2,38)-7,67 (1,45)

**: Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.N: Số quan sát.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu

Trang 8

mại và dịch vụ ngay trong năm đầu tiên khi nó được phát hiện và bùng phát ở Việt Nam Tất cả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty trong năm 2020 (trong dịch) đều giảm so với năm 2019 (trước dịch) Tuy nhiên, mức độ giảm ở các chỉ tiêu đo lường HĐKD của các công ty trong năm 2020 so với năm 2019 đều thấp hơn so với mức giảm trung bình giai đoạn 2020-2021 so với giai đoạn 2018-2019 Kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam trong năm 2021 là nghiêm trọng hơn so với năm 2020.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện một bước nghiên cứu tiếp theo là xác định ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các nhóm công ty khác nhau dựa trên tiêu chí phân loại là quy mô và đòn bẩy hoạt động Chi tiết các kết quả nghiên cứu này được trình bày ở phần tiếp theo.

4.2 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty theo từng nhóm

4.2.1 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty theo quy mô

Để kiểm tra có hay không sự khác biệt về tác động của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty theo quy mô, nhóm nghiên cứu chia các công ty thành hai nhóm dựa trên giá trị tổng tài sản Kết quả kiểm định thống kê về sự khác biệt trong ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô lớn và các công ty có quy mô nhỏ được trình bày ở Bảng 6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty theo quy mô là khác nhau Cụ thể là, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô lớn đều giảm khi so sánh giai đoạn dịch COVID-19 với giai đoạn trước dịch, trong khi đó các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô nhỏ đều tăng Sự khác biệt về tác động của COVID-19 đến các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD giữa hai nhóm công ty đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Như vậy, có thể kết luận rằng dịch COVID-19 chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô lớn Kết quả nghiên cứu này có thể được giải thích là do các doanh nghiệp có quy mô nhỏ dễ chuyển đổi phương thức kinh doanh để thích ứng trong giai đoạn dịch hơn so với các công ty có quy mô lớn

Bảng 6 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty theo quy mô

Chỉ tiêuNvị) giữa 2 giai đoạn của các Thay đổi trung bình (trung công ty có quy mô lớn (1)

Thay đổi trung bình (trung vị) giữa 2 giai đoạn của các

công ty có quy mô nhỏ (2)

***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% N: Số quan sát

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu

Trang 9

4.2.2 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty theo đòn bẩy hoạt động

Ngoài việc chia các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu thành hai nhóm dựa vào quy mô, nhóm nghiên cứu còn chia các công ty trong mẫu nghiên cứu thành hai nhóm dựa vào đòn bẩy hoạt động của các công ty Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có đòn bẩy hoạt động cao và các công ty có đòn bẩy hoạt động thấp được trình bày ở Bảng 7.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy dịch COVID-19 đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của cả hai nhóm Cụ thể là, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các công ty đều giảm khi so sánh giai đoạn dịch và giai đoạn trước dịch Mức giảm ở tất cả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD (trừ ROE) của các công ty có đòn bẩy hoạt động cao lớn hơn các công ty có đòn bẩy hoạt động thấp Tuy nhiên, sự khác biệt về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính giữa 2 nhóm lại không có ý nghĩa thống kê Như vậy, chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có đòn bẩy

hoạt động cao và các công ty có đòn bẩy hoạt động thấp Kết quả nghiên cứu này không đồng nhấtvới các phát hiện trước đó của Shen và cộng sự (2020) Một cách cụ thể, Shen và cộng sự (2020) đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty niêm yết có mức độ đầu tư thấp nghiêm trọng hơn so với các công ty có mức đầu tư cao.

5 Kết luận

Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, nghiên cứu này đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm có giá trị về tác động của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam Trước tiên, kết quả nghiên cứu cho thấy dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp Cụ thể là, tất cả các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lời của các công ty đều giảm trong giai đoạn dịch so với giai đoạn trước dịch Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có sự khác nhau tùy thuộc vào quy mô của các công ty Cụ thể là, dịch COVID-19 chỉ có tác động tiêu cực đến

hoạt động

Chỉ tiêu N

Thay đổi trung bình (trung vị) giữa 2 giai đoạn của các công ty có đòn bẩy hoạt động cao (1)

Thay đổi trung bình (trung vị) giữa 2 giai đoạn của các công ty

Trang 10

hiệu quả HĐKD của các công ty có quy mô lớn Ngoài ra, nghiên cứu này chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty có đòn bẩy hoạt động khác nhau.

Với những tác động tiêu cực khá nặng nề của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam được trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu cho rằng Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để giúp các công ty sớm khôi phục lại hoạt động kinh doanh Cụ thể là, Chính phủ nên tiếp tục duy trì mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% cho nhóm hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10% như đã áp dụng trong năm 2022 Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên sớm có những chính sách phù hợp để giảm lãi suất cho vay nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp Mặc dù đã có những đóng góp nhất định về mặt học thuật khi tìm thấy các bằng chứng

thực nghiệm có ý nghĩa khoa học về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu này vẫn còn một vài hạn chế nhất định Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ xem xét ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty thương mại và dịch vụ niêm yết trên TTCK Việt Nam mà chưa so sánh mức độ ảnh hưởng của từng ngành với nhau, bởi mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau giữa các ngành Thứ hai, nghiên cứu này chưa loại trừ được những yếu tố khác, trong đó có các chính sách can thiệp của Nhà nước tác động đồng thời, khi đo lường ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hiệu quả HĐKD của các công ty Cuối cùng, việc sử dụng một mẫu nghiên cứu với số quan sát tương đối nhỏ cũng có thể là một hạn chế của nghiên cứu này Các hạn chế này có thể là chủ đề hấp dẫn cho các nghiên cứu tiếp theo ■

Tài liệu tham khảo

Atayah, O F., Dhiaf, M M., Najaf, K., & Frelevico, G F (2022) Impact of COVID-19 on the financial performance of logistics firms: Evidence from G-20 countries Journal of Global Operations and Strategic Sourcing, 15(2), 172-196 Ball, R.,& Brown, P (1968) An empirical evaluation of accounting income numbers.Journal of Accounting Research,

Bui, T H., Nguyen, H T., Pham, Y N., Nguyen, T T T., Le, L T., & Le, G T T (2022) The impact of COVID-19 pandemic on firm performance: Empirical evidence from Vietnam Journal of Asian Finance, Economics and Business, 9(7), 101-108.

Devi, S., Warasniasih, N M S., Masdiantini, P R., & Musmini, L S (2020) The impact of COVID-19 pandemic on the financial performance of firms on the Indonesia stock exchange Journal of Economics, Business, & Accountancy Ventura, 23(2), 226-242

Huynh, D V., Truong, T.T K., Duong, L H., Nguyen, N T., Dao, G V H., & Dao, C N (2021) The COVID-19 pandemic and its impacts on tourism business in a developing city: Insight from Vietnam Economies, 9(4), 1-17.Khatib, S F A., & Nour, A N I (2021) The impact of corporate governance on firm performance during the COVID-19

pandemic: Evidence from Malaysia Journal of Asian Finance, Economics, and Business, 8(2), 943-952

Nguyen, H T X (2022) The effect of COVID-19 pandemic on financial performance of firms: Empirical evidence from Vietnamese logistics enterprises Journal of Asian Finance, Economics and Business, 9(2), 177-183.

Rababah, A., Al-Haddad, L., Sial, M S., Chunmei, Z., & Cherian, J (2020) Analyzing the effects of COVID-19 pandemic on the financial performance of Chinese listed enterprises Journal of Public Affairs, 20(4), 1-6.

Shafi, M., Liu, J., & Ren, W (2020) Impact of COVID-19 pandemic on micro, small, and medium-sized enterprises operating in Pakistan Research in Globalization, 2, 1-14.

Shen, H., Fu, M., Pan, H., Yu, Z., & Chen, Y (2020) The impact of the COVID-19 pandemic on firm performance Emerging Markets Finance and Trade, 56(10), 2213-2230

Xu, J & Jin, Z (2022) Exploring the impact of the COVID-19pandemicon firms’ financial performance and cash holding: New evidence fromChina’s agri-food sector Agronomy, 12, 1-13.

Ngày đăng: 22/04/2024, 12:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan