Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022 170 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC NHÓM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THE INFLUENCE OF TEAMWORK ON THIRD-YEAR STUDENTS'''' ACADEMIC RESULTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI Tóm tắt: Làm việc nhóm là một phương pháp học tập nâng cao tư duy độc lập, phát huy tính sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể của mỗi sinh viên. Nghiên cứu này tập trung đánh giá, phân tích ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm tới kết quả học tập của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 3 Đại học quốc gia Hà Nội. Từ khóa: làm việc nhóm, hiệu quả làm việc nhóm, nhân tố ảnh hưởng làm việc nhóm, Covid-19, sinh viên. Abstract: Teamwork is a studying method that enhances each student''''s independent thinking, creativity, and teamwork spirit. The aim of this research is to evaluate and analyze the impact of the student teamwork on their academic results in the context of the Covid-19 pandemic. Following that, we offer several recommendations to help third-year students at Vietnam National University - Hanoi, enhance their teamwork skills. Keywords: Teamwork, teamwork effectiveness, elements influencing teamwork, Covid-19, students. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ông Steer - Nguyên giám đốc Ngân hàng thế giới đã khẳng định rằng kỹ năng làm việc theo tinh thần đồng đội (teamwork) là một trong những phương pháp để làm việc hiệu quả trong xã hội hiện đại 1. Đối với lĩnh vực giáo dục, hoạt động làm việc nhóm là một phương thức học tập hiệu quả và ngày càng được áp dụng nhiều đối với người học. Đặc biệt trong giáo dục Đại học, áp dụng phương pháp làm việc nhóm được coi là phương pháp phổ biến, giúp sinh viên cải thiện, bồi dưỡng các kỹ năng mềm thông qua quá trình hợp tác, hoạt động nhóm với nhau. Hoạt động làm việc nhóm là một hoạt động quan trọng, giúp nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách thúc đẩy tinh thần sáng tạo, năng động của sinh viên để tiếp thu những kiến thức, phương pháp mới mẻ. Làm việc nhóm là một kỹ năng cần thiết của sinh viên dù học ở bất kỳ ngành học nào. Nó cũng là một kỹ năng sẽ đồng hành cùng sinh viên sau khi ra trường. Đặng Thị Bích Liên, Nguyễn Thu Huyền, Quang Trâm Anh, Đàm Thị Hà Lớp: QH2019S - Quản trị chất lượng GVHD: TS. Trần Thị Thu Hương Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022 171 Theo khảo sát của các chuyên gia Liên Hợp Quốc nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam nhận thấy người Việt Nam rất thông minh và cần cù lao động nhưng không biết làm việc theo tinh thần nhóm 1. Thực tế trong các trường Đại học, sinh viên chưa thích ứng được với cách học và cách làm việc nhóm. Một số khác tuy tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy sự thích thú trong công việc dẫn đến làm việc kém hiệu quả. Trong hai năm trở lại đây, bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đã có tác động lớn lên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Việc chuyển hình thức học tập từ học truyền thống sang học trực tuyến cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các thay đổi trong phương thức học tập và tương tác của học sinh, trong đó có hoạt động làm việc nhóm của học sinh, sinh viên. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói riêng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên năm 3 Đại học Quốc gia Hà Nội”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về ảnh hưởng hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên năm 3 ĐHQGHN trong tình hình dịch Covid-19. - Nghiên cứu những nhân tố của hoạt động làm việc nhóm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. - Đưa ra các đề xuất về các biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 3 ĐHQGHN. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Tác động của hoạt động làm việc nhóm lên kết quả học tập của sinh viên năm 3 ĐHQGHN. - Phạm vi nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm 3 ĐHQGHN; trong phạm vi không gian là các trường, khoa trực thuộc ĐHQGHN; và được thực hiện trong thời gian từ tháng 122021 đến tháng 042022. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập của sinh viên? - Dịch bệnh Covid 19 có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động làm việc nhóm của sinh viên năm 3 ĐHQGHN? 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Với việc khai thác, tìm hiểu những nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã phân tích đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau như các nhân tố ảnh hưởng, kết quả học tập, …Đồng thời đưa ra những kết luận thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để tiến hành nghiên cứu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022 172 2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách lấy mẫu lan tỏa và tiến hành khảo sát trực tuyến bằng phần mềm Google Form. Kết quả thu được 258 mẫu từ kết quả trả lời của sinh viên năm 3 ĐHQGHN. Trong đó số lượng sinh viên nữ là 181 (chiếm 70,2) và sinh viên nam là 77 (chiếm 29,8). Số lượng phiếu khảo sát đều có sự tham gia của các sinh viên năm 3 từ các trường thành viên, khoa của ĐHQGHN. 2.3. Phương pháp thống kê toán học: Nhóm đã sử dụng phần mềm Excel để lọc và mã hóa dữ liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đồng thời nhóm sử dụng công cụ phân tích dữ liệu SPSS để phân tích, xử lý các dữ liệu. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động làm việc nhóm trong giáo dục Theo báo cáo của UNESCO, một trong các kỹ năng cần thiết của thế kỷ XXI mà con người bắt buộc cần có để thích ứng và phát triển trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa là kỹ năng làm việc nhóm 2. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm việc nhóm, các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã tiếp cận hoạt động làm việc nhóm dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, Scott Giacomucci cho rằng làm việc nhóm là sự hỗ trợ và tương tác với nhau giữa các thành viên trong nhóm 3. Khác với quan điểm đó, Nguyễn Thị Thúy tin rằng: làm việc theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung 4. Từ các khái niệm trên, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng: Hoạt động làm việc nhóm là sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm đạt được mục tiêu với kết quả tốt nhất. Ngoài ra, hoạt động làm việc nhóm giúp mỗi người có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và trí tuệ tập thể, giúp nhóm vượt qua khó khăn, mang lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc. Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có những tác giả nghiên cứu về tầm quan trọng của hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên trong đó tiêu biểu là Min-Ho Joo Vanessa P. Dennen, 2017; Karin Forslund Frykedal Eva Hammar Chiriac, 2017; Carolyn Ruth Hastie Lesley Barclay, 2021;... Những nghiên cứu này đã chỉ ra các điểm hạn chế về hoạt động làm việc nhóm của sinh viên, cụ thể là về việc nhận thức hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên còn chưa được chú trọng, chưa có cách làm việc nhóm hiệu quả 4, hay năng lực tổ chức nhóm của nhóm trưởng còn kém, phân chia công việc không hợp lý 5,…Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm của sinh viên. 3.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm tới kết quả học tập của sinh viên Hoạt động làm việc nhóm được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho người học, tuy nhiên để thực sự áp dụng phương pháp học tập này phát huy được hết Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022 173 những chức năng và vai trò của nó thì không phải là điều dễ dàng. Để làm việc nhóm hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa rất nhiều các yếu tố khác nhau. Theo Min-Ho Joo Vanessa P. Dennen các yếu tố này bao gồm nỗ lực, sáng kiến (sự bày tỏ ý kiến của thành viên), trách nhiệm và hành vi hỗ trợ 6. David W. Johnson và Roger T. Johnson lại cho rằng 5 yếu tố chính để hợp tác nhóm tốt hơn đó là sự phụ thuộc tích cực (Positive Interdependence), trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm (Individual Accountability), sự tương tác, hỗ trợ giữa các thành viên (Social Skills), kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm (Social Skills), và cuối cùng là đánh giá trong nhóm (Group Processing) 7. Tại Việt Nam, Nguyễn Xuân Hưng đã đưa ra 4 yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm lần lượt là năng lực cá nhân, thái độ làm việc, khoa học công nghệ và sự hỗ trợ 8. Các nghiên cứu trên đều phân tích, chỉ ra những nhân tố trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm của người học. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng những nhân tố trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của người học thông qua hiệu quả làm việc nhóm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 hiện nay. Nhận thấy được xu hướng đó, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sẽ chỉ ra những nhân tố của hoạt động làm việc nhóm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Đồng thời đưa ra các đề xuất về các biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 3 ĐHQGHN. Với vấn đề nghiên cứu này bảng khảo sát đã tiếp cận hoạt động làm việc nhóm thông qua kết quả học tập của sinh viên năm 3 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Vì đây là đối tượng được trải nghiệm hoạt động làm việc nhóm ở cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nên sẽ có sự đánh giá khách quan hơn. Trên cơ sở đó, kết hợp với quá trình nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng khảo sát thành 4 phần, cụ thể là: Các nhân tố ảnh hưởng; Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm; và Kết quả học tập. Việc lựa chọn 4 nội dung trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng, mối quan tâm của các bạn trẻ về việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết trong hoạt động làm việc nhóm. Nghiên cứu cũng có thể giúp người học tìm ra phương pháp học tập và làm việc nhóm phù hợp, hiệu quả để sinh viên phát huy được những năng lực của bản thân. Từ đó làm nền tảng giúp sinh viên có kỹ năng tốt để làm việc nhóm trong các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Kết quả nghiên cứu 3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động làm việc nhóm Sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA cho nhóm câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động làm việc nhóm gồm 14 câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã có được 3 nhóm nhân tố chính. Cụ thể các nhóm nhân tố 1, 2, 3 có tên như sau: Nhóm nhân tố 1: Nhân tố lãnh đạo (LĐ) Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022 174 Nhóm nhân tố 2: Nhân tố kiến thức và kĩ năng (KTKN) Nhóm nhân tố 3: Nhân tố hỗ trợ (HT) Về nhóm nhân tố lãnh đạo, đa phần sinh viên có những kỹ năng cơ bản của một trưởng nhóm. Cụ thể đa số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng trưởng nhóm cần có một số năng lực cơ bản như kết nối thành viên, lắng nghe, phân chia công việc, quyết đoán, và được mọi người tôn trọng. Điều này khẳng định rằng một trưởng nhóm không chỉ cần những hiểu biết nhất định về mặt chuyên môn mà phải có những kỹ năng cốt yếu khác. Đặc biệt trong quá trình học tập trực tuyến yếu tố lãnh đạo càng quan trọng và cần thiết hơn cả để hoạt động làm việc nhóm đạt được hiệu quả tốt nhất. Về nhóm nhân tố kiến thức và kỹ năng, phần lớn các bạn sinh viên cho rằng cả kiến thức chuyên ngành và kỹ năng đều ảnh hưởng tới quá trình làm việc nhóm. Không chỉ vậy thái độ tích cực sẵn sàng học hỏi trau dồi kiến thức cho chính bản thân cũng là một nhân tố tác động đến quá trình làm việc nhóm. Vậy có thể thấy rõ ràng kiến thức, kỹ năng hay cả thái độ đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình làm việc nhóm của sinh viên. Do đó không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà kỹ năng và cả thái độ cũng cần phải rèn luyện, nâng cao cho sinh viên khi làm việc nhóm. Về nhóm nhân tố hỗ trợ, đa số sinh viên tham gia trả lời khảo sát đều cho rằng họ có đầy đủ các yếu tố hỗ trợ học tập và là...
Trang 1ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC NHÓM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THE INFLUENCE OF TEAMWORK ON THIRD-YEAR STUDENTS' ACADEMIC RESULTS
AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
Tóm tắt: Làm việc nhóm là một phương pháp học tập
nâng cao tư duy độc lập, phát huy tính sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể của mỗi sinh viên Nghiên cứu này tập trung đánh giá, phân tích ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm tới kết quả học tập của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một
số đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 3 Đại học quốc gia Hà Nội
Từ khóa: làm việc nhóm, hiệu quả làm việc nhóm, nhân
tố ảnh hưởng làm việc nhóm, Covid-19, sinh viên
Abstract: Teamwork is a studying method that enhances each student's independent
thinking, creativity, and teamwork spirit The aim of this research is to evaluate and analyze the impact of the student teamwork on their academic results in the context
of the Covid-19 pandemic Following that, we offer several recommendations to help third-year students at Vietnam National University - Hanoi, enhance their teamwork skills
Keywords: Teamwork, teamwork effectiveness, elements influencing teamwork,
Covid-19, students
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Ông Steer - Nguyên giám đốc Ngân hàng thế giới đã khẳng định rằng kỹ năng làm việc theo tinh thần đồng đội (teamwork) là một trong những phương pháp để làm việc hiệu quả trong xã hội hiện đại [1] Đối với lĩnh vực giáo dục, hoạt động làm việc nhóm là một phương thức học tập hiệu quả và ngày càng được áp dụng nhiều đối với người học Đặc biệt trong giáo dục Đại học, áp dụng phương pháp làm việc nhóm được coi là phương pháp phổ biến, giúp sinh viên cải thiện, bồi dưỡng các kỹ năng mềm thông qua quá trình hợp tác, hoạt động nhóm với nhau Hoạt động làm việc nhóm là một hoạt động quan trọng, giúp nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách thúc đẩy tinh thần sáng tạo, năng động của sinh viên để tiếp thu những kiến thức, phương pháp mới mẻ Làm việc nhóm là một kỹ năng cần thiết của sinh viên dù học ở bất kỳ ngành học nào Nó cũng là một kỹ năng sẽ đồng hành cùng sinh viên sau khi ra trường
Đặng Thị Bích Liên,
Nguyễn Thu Huyền,
Quang Trâm Anh, Đàm
Thị Hà
Lớp: QH2019S - Quản trị
chất lượng
GVHD:
TS Trần Thị Thu Hương
Trang 2Theo khảo sát của các chuyên gia Liên Hợp Quốc nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam nhận thấy người Việt Nam rất thông minh và cần cù lao động nhưng không biết làm việc theo tinh thần nhóm [1] Thực tế trong các trường Đại học, sinh viên chưa thích ứng được với cách học và cách làm việc nhóm Một số khác tuy tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy sự thích thú trong công việc dẫn đến làm việc kém hiệu quả
Trong hai năm trở lại đây, bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đã có tác động lớn lên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục Việc chuyển hình thức học tập từ học truyền thống sang học trực tuyến cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các thay đổi trong phương thức học tập và tương tác của học sinh, trong đó có hoạt động làm việc nhóm của học sinh, sinh viên
Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói
riêng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Ảnh
hưởng của hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên năm 3 Đại học Quốc gia Hà Nội”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về ảnh hưởng hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên năm 3 ĐHQGHN trong tình hình dịch Covid-19
- Nghiên cứu những nhân tố của hoạt động làm việc nhóm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó
- Đưa ra các đề xuất về các biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 3 ĐHQGHN
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tác động của hoạt động làm việc nhóm lên kết quả học tập của sinh viên năm 3 ĐHQGHN
- Phạm vi nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm 3 ĐHQGHN; trong phạm vi không gian là các trường, khoa trực thuộc ĐHQGHN; và được thực
hiện trong thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 04/2022
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập của sinh viên?
- Dịch bệnh Covid 19 có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động làm
việc nhóm của sinh viên năm 3 ĐHQGHN?
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Với việc khai thác, tìm hiểu những
nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã phân tích đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau như các nhân tố ảnh hưởng, kết quả học tập, …Đồng thời đưa ra những kết luận thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để tiến hành nghiên cứu
Trang 32.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu sử dụng
phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách lấy mẫu lan tỏa và tiến hành khảo sát trực tuyến bằng phần mềm Google Form Kết quả thu được 258 mẫu từ kết quả trả lời của sinh viên năm 3 ĐHQGHN Trong đó số lượng sinh viên nữ là 181 (chiếm 70,2%) và sinh viên nam là 77 (chiếm 29,8%) Số lượng phiếu khảo sát đều có sự tham gia của các sinh viên năm 3 từ các trường thành viên, khoa của ĐHQGHN
2.3 Phương pháp thống kê toán học: Nhóm đã sử dụng phần mềm Excel để
lọc và mã hóa dữ liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đồng thời nhóm sử dụng công cụ phân tích dữ liệu SPSS để phân tích, xử lý các dữ liệu
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
3.1.1 Các nghiên cứu về hoạt động làm việc nhóm trong giáo dục
Theo báo cáo của UNESCO, một trong các kỹ năng cần thiết của thế kỷ XXI
mà con người bắt buộc cần có để thích ứng và phát triển trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa là kỹ năng làm việc nhóm [2] Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm việc nhóm, các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã tiếp cận hoạt động làm việc nhóm dưới nhiều khía cạnh khác nhau Trong
đó, Scott Giacomucci cho rằng làm việc nhóm là sự hỗ trợ và tương tác với nhau giữa các thành viên trong nhóm [3] Khác với quan điểm đó, Nguyễn Thị Thúy tin rằng: làm việc theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung [4] Từ các khái niệm trên, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng: Hoạt động làm việc nhóm là sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm đạt được mục tiêu với kết quả tốt nhất
Ngoài ra, hoạt động làm việc nhóm giúp mỗi người có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và trí tuệ tập thể, giúp nhóm vượt qua khó khăn, mang lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có những tác giả nghiên cứu về tầm quan trọng của hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên trong đó tiêu biểu là Min-Ho Joo & Vanessa P Dennen, 2017; Karin Forslund Frykedal & Eva Hammar Chiriac, 2017; Carolyn Ruth Hastie & Lesley Barclay, 2021; Những nghiên cứu này đã chỉ ra các điểm hạn chế về hoạt động làm việc nhóm của sinh viên, cụ thể là về việc nhận thức hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên còn chưa được chú trọng, chưa có cách làm việc nhóm hiệu quả [4], hay năng lực tổ chức nhóm của nhóm trưởng còn kém, phân chia công việc không hợp lý [5],…Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm của sinh viên
3.1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm tới kết quả học tập của sinh viên
Hoạt động làm việc nhóm được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho người học, tuy nhiên để thực sự áp dụng phương pháp học tập này phát huy được hết
Trang 4những chức năng và vai trò của nó thì không phải là điều dễ dàng Để làm việc nhóm hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa rất nhiều các yếu tố khác nhau Theo Min-Ho Joo
& Vanessa P Dennen các yếu tố này bao gồm nỗ lực, sáng kiến (sự bày tỏ ý kiến của thành viên), trách nhiệm và hành vi hỗ trợ [6] David W Johnson và Roger T Johnson lại cho rằng 5 yếu tố chính để hợp tác nhóm tốt hơn đó là sự phụ thuộc tích cực (Positive Interdependence), trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm (Individual Accountability), sự tương tác, hỗ trợ giữa các thành viên (Social Skills), kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm (Social Skills), và cuối cùng là đánh giá trong nhóm (Group Processing) [7] Tại Việt Nam, Nguyễn Xuân Hưng đã đưa ra 4 yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm lần lượt là năng lực cá nhân, thái độ làm việc, khoa học công nghệ và sự hỗ trợ [8] Các nghiên cứu trên đều phân tích, chỉ ra những nhân
tố trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm của người học Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng những nhân tố trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của người học thông qua hiệu quả làm việc nhóm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 hiện nay
Nhận thấy được xu hướng đó, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sẽ chỉ ra những nhân tố của hoạt động làm việc nhóm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó Đồng thời đưa ra các đề xuất về các biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm 3 ĐHQGHN
Với vấn đề nghiên cứu này bảng khảo sát đã tiếp cận hoạt động làm việc nhóm thông qua kết quả học tập của sinh viên năm 3 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Vì đây là đối tượng được trải nghiệm hoạt động làm việc nhóm ở cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nên sẽ có sự đánh giá khách quan hơn Trên cơ sở đó, kết hợp với quá trình nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng khảo sát thành 4 phần, cụ thể là: Các nhân tố ảnh hưởng; Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm; và Kết quả học tập Việc lựa chọn 4 nội dung trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng, mối quan tâm của các bạn trẻ về việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết trong hoạt động làm việc nhóm Nghiên cứu cũng có thể giúp người học tìm ra phương pháp học tập và làm việc nhóm phù hợp, hiệu quả để sinh viên phát huy được những năng lực của bản thân Từ đó làm nền tảng giúp sinh viên có kỹ năng tốt để làm việc nhóm trong các
tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động làm việc nhóm
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA cho nhóm câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động làm việc nhóm gồm 14 câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã có được 3
nhóm nhân tố chính Cụ thể các nhóm nhân tố 1, 2, 3 có tên như sau:
Nhóm nhân tố 1: Nhân tố lãnh đạo (LĐ)
Trang 5Nhóm nhân tố 2: Nhân tố kiến thức và kĩ năng (KTKN)
Nhóm nhân tố 3: Nhân tố hỗ trợ (HT)
Về nhóm nhân tố lãnh đạo, đa phần sinh viên có những kỹ năng cơ bản của một
trưởng nhóm Cụ thể đa số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng trưởng nhóm cần có một số năng lực cơ bản như kết nối thành viên, lắng nghe, phân chia công việc, quyết đoán, và được mọi người tôn trọng Điều này khẳng định rằng một trưởng nhóm không chỉ cần những hiểu biết nhất định về mặt chuyên môn mà phải có những kỹ năng cốt yếu khác Đặc biệt trong quá trình học tập trực tuyến yếu tố lãnh đạo càng quan trọng và cần thiết hơn cả để hoạt động làm việc nhóm đạt được hiệu quả tốt nhất
Về nhóm nhân tố kiến thức và kỹ năng, phần lớn các bạn sinh viên cho rằng cả
kiến thức chuyên ngành và kỹ năng đều ảnh hưởng tới quá trình làm việc nhóm Không chỉ vậy thái độ tích cực sẵn sàng học hỏi trau dồi kiến thức cho chính bản thân cũng là một nhân tố tác động đến quá trình làm việc nhóm Vậy có thể thấy rõ ràng kiến thức, kỹ năng hay cả thái độ đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình làm việc nhóm của sinh viên Do đó không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn
mà kỹ năng và cả thái độ cũng cần phải rèn luyện, nâng cao cho sinh viên khi làm việc nhóm
Về nhóm nhân tố hỗ trợ, đa số sinh viên tham gia trả lời khảo sát đều cho rằng
họ có đầy đủ các yếu tố hỗ trợ học tập và làm việc nhóm nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 Cụ thể, sinh viên có đầy đủ các thiết bị học tập và được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác như: công nghệ, tài liệu tham khảo và sự hỗ trợ từ các giảng viên Vậy có thể cho rằng việc hỗ trợ học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh
Trang 6Covid-19 tại các trường thành viên trong Đại học quốc gia Hà Nội tương đối tốt và đáp ứng
đủ nhu cầu của sinh viên
3.2.2 Bối cảnh dịch bệnh Covid trong thời gian vừa qua và ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhóm của người học
Sau khi khảo sát trên 258
mẫu với 6 biến về Bối cảnh
Covid 19 ảnh hưởng đến hoạt
động làm việc nhóm theo thang
đo Likert 5 mức độ: “Hoàn toàn
không đồng
ý < Không đồng ý < Phân vân < Đồng ý < Hoàn toàn đồng ý” Nhóm nghiên cứu nhận thấy, đa số những người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng khá lớn đến việc tổ chức và triển khai các hoạt động làm việc nhóm Đặc biệt, việc các thành viên trong nhóm ít giao lưu, trao đổi trực tiếp với nhau chiếm tỷ lệ 37,8% Kết quả này khá phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của nhóm Bởi vì một số lý do khách quan như hệ thống mạng, thiếu không gian, v.v… để nghiên cứu và học tập Điều này, khiến mọi người ngại tương tác, trình bày các quan điểm của mình Bên cạnh đó, việc học tập tại nhà khiến một số người học chủ quan,
bị phân tán, ít tập trung vào nhiệm vụ chính của mình
Trong bảng kết quả thống
kê trung bình bên cạnh, với
cỡ mẫu là 258, ta thấy: Theo
như bảng số liệu các biến
nằm trong phần bối cảnh dịch
bệnh Covid trong
thời gian vừa qua và ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhóm của người học có mức Mean nằm giữa khoảng 3 đến 4 cho thấy rằng đối tượng khảo sát đang có ý kiến trung lập và đồng ý với quan điểm được đưa ra trong câu hỏi khảo sát Với giá trị Std dao động trong khoảng 1, ta thấy không có quá nhiều sự chênh lệch giữa các ý kiến
3.2.3 Sự khác biệt về việc đánh giá hiệu quả hoạt động làm việc nhóm giữa nhóm giới tính nam và nữ
Trang 7Trong nhóm nhân tố “Hiệu
quả của hoạt động làm việc
nhóm”, ta thấy được các biến
được đặt ra ở nhóm nhân tố đều
không có sự khác biệt quá rõ ràng
giữa hai nhóm sinh viên nam và
nữ
Xét về tổng thể chung của nhóm nhân tố, hầu hết các biến đều không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về hiệu quả làm việc nhóm (giá trị sig > 0,05) Nhưng với biến “Nhóm hoàn thành đầy đủ những nội dung được giao” đã có sự khác biệt (chênh lệch không lớn) so với các biến còn lại trong nhóm nhân tố Đối với nhóm nhân tố này, nhóm nghiên cứu nhận thấy được những yếu tố tích cực đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm Hai nhóm sinh viên nam và nữ đưa
ra những ý kiến phản hồi đồng tình về việc làm việc nhóm phải có trách nhiệm với phần việc mình được giao, nâng cao ý thức học hỏi và bồi dưỡng thêm các kiến thức
kỹ năng Ảnh hưởng về mặt điểm số cũng như thái độ khen ngợi cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm Qua bảng thống kê đánh giá sơ bộ thấy được việc áp dụng phương pháp làm việc nhóm đối với sinh viên ở bậc Đại học dần trở nên phổ biến và các bạn sinh viên cũng có nhận thức được về tầm quan trọng của kỹ năng này, từ đó tạo dựng nên các tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả làm việc nhóm Có thể nói theo thông tin thực
tế thu thập được, các bạn sinh viên đại học đều có khả năng tự đánh giá hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm thông qua việc triển khai phương pháp này ở các môn học nhưng lại gặp khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết khắc phục các tồn đọng để nâng cao hiệu quả làm việc
Mặc dù số lượng khảo sát của sinh viên nữ chiếm áp đảo so với số lượng sinh viên nam nhưng ta thấy đều có một sự thống nhất về mặt ý kiến cho hiệu quả làm việc nhóm giữa hai giới tính Vì vậy, những yếu tố như lãnh đạo, kiến thức kỹ năng
và thái độ là yếu tố quyết định tới vấn đề cải thiện và nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động làm việc nhóm
3.2.4 Ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên năm 3 ĐHQGHN trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
3.2.4.1 Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên
Trang 8Chạy tương quan giữa các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động làm việc nhóm
(Lãnh đạo, Kiến thức và Kỹ năng, Hỗ trợ)
và hiệu quả làm việc nhóm Kết quả từ
bảng trên ta có thể thấy, biến Nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động làm việc nhóm
(Lãnh đạo, Hỗ trợ, Kiến thức và Kỹ năng)
đưa
vào chạy tương quan cùng biến Hiệu quả làm việc nhóm cho ra kết quả giá trị sig = 0,00 < 0,05 Nghĩa là biến Nhân tố ảnh hưởng làm việc nhóm và Hiệu quả làm việc
nhóm có mối quan hệ tương quan đối với nhau Từ đây, nhóm tiến hành chạy hồi quy
cho các biến Nhân tố ảnh hưởng làm việc nhóm và Hiệu quả làm việc nhóm
Từ kết quả phân tích cho
thấy, các biến độc lập: lãnh
đạo, hỗ trợ, kiến thức kỹ
năng đưa vào chạy hồi quy
ảnh hưởng 54.4% đến hiệu
quả làm
việc nhóm Đặc biệt, yếu tố tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả làm việc nhóm là lãnh đạo (chiếm tỷ lệ 41.5%) Hay nói cách khác là năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của nhóm trưởng Điều này cũng khá dễ hiểu bởi vì nhóm trưởng là một người đảm nhận đa nhiệm, không chỉ là phải làm tốt công việc chuyên môn mà còn là người điều hòa cảm xúc và tạo hứng khởi làm việc cho thành viên trong nhóm
Bên cạnh đó, kiến thức kỹ năng của các thành viên trong nhóm cũng là một yếu
tố quan trọng đối với hiệu quả làm việc nhóm (chiếm tỷ lệ 28%) Bởi vì, mỗi thành viên là một nhân tố tạo nên sự thành công của mỗi hoạt động làm việc nhóm Thành viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt thì các nhiệm vụ sẽ có độ chính xác, rõ ràng góp phần hoàn thiện bài tập nhóm nhanh hơn, khoa học hơn
Có thể nói kết quả làm việc nhóm có tốt hay không là dựa vào quá trình làm việc nhóm Ngoài những yếu tố lãnh đạo, kiến thức kỹ năng thì hỗ trợ là một yếu tố thúc đẩy đến hiệu quả làm việc nhóm Thực tế kết quả nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra rằng yếu tố hỗ trợ quyết định đến 15,4% đến chất lượng làm việc nhóm Sự hỗ trợ này có thể bao gồm việc sinh viên có đầy đủ các thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập, được hướng dẫn sử dụng các phần mềm học tập, được cung cấp các tài liệu tham khảo
Trang 9đa dạng và phong phú Bên cạnh đó, sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, người thân, v.v… cũng là động lực thúc đẩy sinh viên phát triển và hứng thú tham gia vào hoạt động làm việc nhóm hiệu quả hơn
3.2.4.2 Ảnh hưởng của bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đến hiệu quả làm việc nhóm
Chạy tương quan giữa biến Bối cảnh dịch bệnh 19 và Hiệu quả làm việc nhóm
của sinh viên Kết quả cho thấy, biến Bối cảnh dịch bệnh Covid 19
đưa vào chạy tương quan cùng biến Hiệu quả làm việc
nhóm cho giá trị sig = 0,095 < 0,05, nghĩa là hai biến
độc lập Bối cảnh dịch bệnh Covid 19 và Hiệu quả làm
việc nhóm không có mối quan hệ tương quan đối với
nhau Kết quả này khẳng định rằng, hiệu quả của hoạt
động làm việc nhóm
không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, mà chịu ảnh hưởng từ chính người lãnh đạo trong nhóm, những trang thiết bị hỗ trợ, và đặc biệt là kiến thức và kỹ năng của sinh viên
3.2.4.3 Ảnh hưởng của hiệu quả làm việc nhóm đến kết quả học tập của sinh viên
Nhóm tiến hành chạy tương quan giữa hai
biến Hiệu quả làm việc nhóm và Kết quả học
tập, kết quả cho thấy giá trị Sig = 0,005 <
0,05 Điều này cho thấy hai biến Hiệu quả làm
việc nhóm và Kết quả học tập có mối tương
quan với nhau Từ đây, nhóm tiếp tục chạy hồi
quy cho hai biến
Kết quả chạy hồi quy giữa biến Hiệu
quả làm việc nhóm và Kết quả học tập cho thấy giá trị Sig < 0.05, điều
này cho thấy biến Hiệu quả làm việc
nhóm có tác
động lên biến phụ thuộc Kết quả học tập Hay nói cách khác, biến Hiệu quả làm việc
nhóm có ảnh hưởng 2,7% đến sự thay đổi của biến Kết quả học tập Hoạt động làm
việc nhóm hiện nay đang được sử dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên Từ kết quả làm việc nhóm, giảng viên sẽ sử dụng kết quả
đó quy thành điểm số cho sinh viên Tùy vào bài tập nhóm mà giáo viên sẽ cho điểm theo tỉ lệ phần trăm điểm số trong mỗi học phần Từ đó có thể thấy rằng, hoạt động làm việc nhóm đã gián tiếp tác động đến kết quả học tập của sinh viên, dựa vào mức
độ hiệu quả hoạt động làm việc nhóm đã hoàn thành tốt hay không tốt
Trang 104 KẾT LUẬN
4.1 Kết luận
Nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong hoạt động làm việc nhóm của sinh viên năm 3 ĐHQGHN Kết quả cho thấy có ba nhân tố chính ảnh
hưởng đến hoạt động làm việc nhóm của sinh viên bao gồm: nhân tố lãnh đạo, nhân
tố hỗ trợ và nhân tố kiến thức, kĩ năng Trong đó nhân tố lãnh đạo là nhân tố có tác
động mạnh nhất lên hoạt động làm việc nhóm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm và tác động đến kết quả học tập của sinh viên Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt động làm việc nhóm của sinh viên năm 3 ĐHQGHN trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 không tác động đến kết quả học tập của sinh viên Điều này càng cho thấy, hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm muốn được phát huy tốt, cần đặc biệt chú trọng nâng cao các yếu tố lãnh đạo, hỗ trợ, kiến thức và năng lực của các thành viên trong nhóm Dựa vào kết quả nghiên cứu này, nhóm sẽ đưa ra những đề xuất nhằm giúp các bạn sinh viên nói chung và sinh viên năm 3 ĐHQGHN nói riêng cải thiện hoạt động làm việc nhóm đạt hiệu quả tốt hơn Từ đó nâng cao kết quả học tập của bản thân và kỹ năng trong công việc sau này
4.2 Đề xuất
Qua kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu có đưa ra các đề xuất về hoạt động làm việc nhóm của sinh viên Thứ nhất, các thành viên trong nhóm cần tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng thêm các kiến thức (đặc biệt là các kiến thức về mặt chuyên môn) và kỹ năng cá nhân Thứ hai, khi làm việc nhóm, các thành viên cần tích cực tương tác, chủ động đưa ra ý kiến nhằm tăng cường sự gắn kết trong nhóm Thứ ba, việc luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các thành viên nhóm sẽ giúp mọi người hiểu nhau
và tạo dựng được môi trường làm việc nhóm hiệu quả hơn Ngoài ra, cần thực hiện đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch làm việc nhóm cụ thể theo từng giai đoạn nhằm phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc của nhóm Trên đây là những đề xuất về hoạt động làm việc nhóm nhằm nâng cao hiệu quả và kết quả học tập của sinh viên
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, Nhà xuất bản trẻ
[2] Voogt, J., & Roblin, N P (2010), “21st century skills”, Discussienota
Zoetermeer: The Netherlands: Kennisnet, 23(03), 2000
[3] Giacomucci, S (2021), “Experiential sociometry in group work: Mutual
aid for the group-as-a-whole”, Social work with groups 44(3), 204-214
[4] Nguyễn Thị Thúy (2021), “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Trường
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong thời đại công nghệ 4.0”, Khoa học và Công
nghệ QUI (54), tr 57 -59
[5] Đoạn Thị Thanh Minh, Hoàng Thị Quỳnh Nga (2012), “Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên bộ môn kế toán – tin học theo hệ thống đào tạo tín chỉ”, Thư viện số - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn