1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát những lỗi ngôn từ trên các loại hình báo chí ở việt nam hiện nay

18 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát những lỗi ngôn từ trên các loại hình báo chí ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Lê Phương Anh, Lê Thị Bích Ngọc, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thảo Vân
Người hướng dẫn Trần Thị Vân Anh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Ngôn ngữ Báo chí
Thể loại Kiểm tra giữa kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Mục đíchMục đích của ngôn ngữ báo chí là để truyền tải những thông điệp chính trị - khoa học- kinh tế- xã hội đến với độc giả một cách khách quan nhất, qua đó nhấn mạnh vào nội dung cũng

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

NHÓM 6

Sinh viên: Lê Phương Anh

Sinh viên: Lê Thị Bích Ngọc

Sinh viên: Lê Thị Minh Nguyệt

Sinh viên: Nguyễn Thanh Thảo

Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo Vân

MSV: 2256060004 MSV: 2256060026 MSV: 2256060030 MSV: 2256060037 MSV: 2256060042

Lớp hành chính: Quay phim Truyền hình Lớp tín chỉ: PT03801_K42_5 Giảng viên: Trần Thị Vân Anh

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí 3

I Ngôn ngữ báo chí 3

1 Khái niệm 3

2 Mục đích 3

3 Đặc điểm 3

II Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí 3

1 Khái niệm 3

2 Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí: 4

Câu 2: Khảo sát những lỗi ngôn từ trên các loại hình báo chí ở Việt Nam hiện nay 5

1 Khái niệm: 5

2 Biểu hiện: 5

3 Những lỗi ngôn từ thường thấy trên các loại hình báo chí Việt Nam hiện nay: 6

3.1 Phương diện chữ viết 6

3.2 Phương diện từ vựng 11

3.3 Phương diện ngữ pháp 14

3.4 Phương diện phong cách 16

Trang 3

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí.

I Ngôn ngữ báo chí

1 Khái niệm

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ được sử dụng đặc thù cho những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, hay truyền hình

2 Mục đích

Mục đích của ngôn ngữ báo chí là để truyền tải những thông điệp chính trị - khoa học- kinh tế- xã hội đến với độc giả một cách khách quan nhất, qua đó nhấn mạnh vào nội dung cũng như ý nghĩa mà thông điệp đó gửi đến người đọc

3 Đặc điểm

Đặc điểm chính của ngôn ngữ báo chí, đó chính là tính ngắn gọn, linh hoạt, không mang sắc thái biểu cảm cao nhưng vẫn có sự súc tích và dễ hiểu Ngôn ngữ báo chí dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của

xã hội

Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng

sự, tiểu phẩm, Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc, Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ

II Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

1 Khái niệm

Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn "Ngôn ngữ báo chí", chuẩn mực của ngôn ngữ (chuẩn ngôn ngữ) cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải

Trang 4

mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp phát triển nội tại của ngôn ngữ

Từ đó, khi xác định chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là chuẩn ngôn ngữ báo chí, cần phải:

- Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được quy luật phát triển và biến đổi của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách

- Xét đến những lý do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếng Việt Những lý do đó là: những biến đổi lớn lao ngoài xã hội, công cuộc đổi mới đất nước Những yếu tố xã hội đù có muốn hay không cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội tại của tiếng Việt, ở từng thời đại lịch sử, nó được thể hiện tức thời, sâu sắc và với một tần số cao trên báo chí

2 Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:

2.1.Chuẩntrênphươngdiệnchữviết(chuẩnchínhtả)

- Quy tắc phân biệt các phụ âm và nguyên âm dễ nhầm lẫn (l/n, tr/ch, s/x )

- Quy tắc viết hoa: viết hoa cú pháp, viết hoa tu từ, viết hoa tên riêng, tên địa danh,

- Quy tắc viết tên riêng tiếng nước ngoài: giữ nguyên dạng

- (Bill Clinton), chuyền tự (Moskva Mat-xco-va)

2.2.Chuẩntrênphươngdiệntừvựng:

- Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

- Dùng từ phải hợp phong cách

- Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng

- Tránh dùng từ thừa và lặp lại

- Dùng từ phải đúng nghĩa: Chi đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành động, tính chất) cần nói tới Nếu chỉ không đúng hiện thực khách quan có thể dẫn đến bi kịch

Trang 5

- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt

2.3.Chuẩntrênphươngdiệnngữpháp:

- Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp

- Câu phù hợp với logic của tư duy

- Câu phản ánh phải đúng thực tế khách quan

- Câu vi phạm quan hệ đối lập

- Câu vi phạm quan hệ đối xứng

- Câu sai quy chiếu

- Câu không mơ hồ về nghĩa

- Chuẩn trên phương diện phong cách: dùng phong cách khác vào phong cách báo chí (VD: phong cách nghệ thuật, )

Câu 2: Khảo sát những lỗi ngôn từ ( chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và phong cách) trên các loại hình báo chí ở Việt Nam hiện nay.

1 Khái niệm:

Lệch chuẩnngônngữbáochílà hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong các bài báo không phù hợp với chuẩn mực chung của tiếng Việt hoặc với quy tắc, yêu cầu riêng của ngôn ngữ báo chí

2 Biểu hiện:

- Sử dụngtừngữkhôngchínhxác: Dùng sai từ, dùng từ ngữ mơ hồ, thiếu

rõ ràng, hoặc dùng từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh

- Viếtcâudàidòng,lủngcủng: Câu văn quá dài, thiếu sự súc tích, khiến người đọc khó hiểu

- Sử dụngquánhiềutiếnglóng,tiếngđịaphương: Tiếng lóng và tiếng địa phương có thể gây khó khăn cho người đọc ở các vùng miền khác nhau, hoặc khiến bài báo thiếu tính trang trọng

Trang 6

- Thiếutínhlogic,trìnhbàylộnxộn: Bài báo không có bố cục rõ ràng, các

ý được sắp xếp một cách lộn xộn, khiến người đọc khó nắm bắt nội dung chính

- Sử dụng cácbiệnpháptutừmộtcáchthiếuhiệuquả: Dùng quá nhiều biện pháp tu từ có thể khiến bài báo trở nên hoa mỹ, sáo rỗng, thiếu đi sự chân thực và khách quan

3 Những lỗi ngôn từ thường thấy trên các loại hình báo chí Việt Nam hiện nay:

3.1 Phương diện chữ viết

● Lỗichínhtả:

Các từ ngữ hay sai chính tả trên báo chí là: vô hình chung (đúng ra là vô hình trung), sáng lạn (xán lạn), cọ sát (cọ xát), thăm quan (tham quan), sơ xuất (sơ suất)

https://m.cafebiz.vn/nhung-nguoi-co-tien-do-sang-lan-deu-rat-khiem-ton-trong-5-tinh-huong-nay-20190726211836562.chn

Trang 7

VD2: “Hồng Quân có thể truyền (từ đúng là chuyền) ngược trở lại cho đồng đội của anh đang băng lên dứt điểm” (HồngQuânbỏlỡbaonhiêucơhội xélướiU23Myanmar?, báo Dântrí, ngày 14/6/2015);

VD3: “Giữa cầu, bốn chiếc ô tô 1 eurospace, 1 chiếc 16 chỗ, 1 sedan, 1 bán tải nằm dúm dó (đúng ra phải là rúm ró), trước đó là một cột đèn nằm ngang giữa đường ” (ThóttimkểchuyệndônglốckhiếnHàNộitanhoang, báo ViệtNamNet, ngày 14/6/2015)

Trang 8

https://vietnamnet.vn/thot-tim-ke-tran-dong-loc-khien-ha-noi-tan-hoang-243958 html

● Lạmdụngchữnướcngoài:

VD1: Trong bài báo ngày 26/03 của trang tin Kenh14, tác giả đã để tiêu

đề là “TranhcãinetizenđùacợtquálốvớiJihyo(TWICE)saukhi công khai

yêu“IronMan”HànQuốc” Có thể thấy từ “netizen” là một từ tiếng Hàn Quốc khá phổ biến với cộng đồng yêu thích văn hóa đất nước này Tuy nhiên hoàn toàn có thể sử dụng một từ thuần Việt có ý nghĩa tương tự là “cư dân mạng” Có

lẽ người đọc trẻ hoặc có tìm hiểu về lĩnh vực này thì sẽ hiểu nghĩa của nó Nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể hiểu

https://kenh14.vn/tranh-cai-netizen-dua-cot-qua-lo-voi-jihyo-twice-sau-khi-con g-khai-yeu-iron-man-han-quoc-20240326114449163.chn?fbclid=IwAR22pXifU gkeXClBt6O5YtK9hrZW-EI6fnJCoIDjmAf2OSNZE_RGqvdqdi8

VD2: Đoạn đầu tiên trong bài đăng trên VnExpressvào ngày 4/11/2005: “Single đầu tay “Y’AllAin’tReady” của chồng Britney Spears bị rò rỉ trước khi phát hành và nhận phải nhiều lời chê bai khiến anh “vuốt mặt không kịp” Theo kế hoạch, CD hip hop “TheTruth” của Kevin sẽ ra mắt vào đầu năm nay” Đọc

Trang 9

đoạn trên, một người không có vốn tiếng Anh kha khá hoặc không biết chút ít

về âm nhạc để hiểu single khác với các thể loại phát hành khác như thế nào sẽ không hiểu được tường tận đoạn tin đang đưa, thay vào đó có thể dùng từ “đĩa đơn”

https://vnexpress.net/bai-hat-cua-kevin-federline-bi-danh-toi-ta-1886226.html?f bclid=IwAR2kgsKEArONYJecOdlQpaHfDm25kB0N_9LGHJJ2tfw9FAwDCDa Uz2IuXFo

● Viếttắt:

VD1: “Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn TƯ ” (Kiênquyếtxử lýnếutrồngcây"nguyênbầu"làsaiquytrình- Báo Hànộimới, ngày

16/6/2015) Đáng ra, Trung ương phải viết tắt là TW (như trong các văn kiện Đảng) hoặc T.Ư (có dấu chấm ở giữa), còn nếu viết tắt là TƯ thì rất dễ hiểu lầm

Trang 10

https://hanoimoi.vn/kien-quyet-xu-ly-neu-trong-cay-nguyen-bau-la-sai-quy-trin h-397991.html

VD2: Rồi nữa, ngay cái tên Hànộimớicủa tờ báo này cũng không viết đúng chuẩn tiếng Việt

Hà Nội là danh từ riêng phải viết hoa tất cả các chữ cái ở đầu các âm tiết Và, các âm tiết trong từ và cụm từ phải được tách rời nhau Viết Hànộimới là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, nhất là một tờ báo của Thủ đô ngàn năm văn hiến

● Lỗiviếthoa:

VD: Ngày 25/03, trang Tin tức đưa bài báo “Xétxử6cánbộ,nhânviên Ngânhàngnhànướcthiếutráchnhiệm” Có thể thấy từ “nhà nước” trong tiêu

đề này đã mắc phải lỗi không viết hoa Căn cứ Mục V Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp viết hoa trong đó có danh

từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước (chỉ tên riêng Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước )

Trang 11

https://baotintuc.vn/phap-luat/xet-xu-6-can-bo-nhan-vien-ngan-hang-nha-nuoc-thieu-trach-nhiem-20240325204034951.htm

3.2 Phương diện từ vựng

Từ ngữ sử dụng trong văn bản phải phù hợp với phong cách của văn bản

ấy Cần nắm chắc nghĩa của từ để sử dụng đúng với văn cảnh => Tránh lệch chuẩn, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ dân tộc

- Từ ngữ chuẩn mực xem xét trên hai phương diện:

+ Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội: được xã hội chấp nhận và sử dụng + Chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử

- Thể hiện được 4 chức năng sau

+ Chức năng thống nhất

+ Chức năng uy tín

+ Chức năng tham dự

+ Chức năng khung tham chiếu

Trang 12

VD1: Tít báo “Ngườicóchínhkiến” đã nhầm lẫn dùng từ HV “chính kiến” khi giải thích thêm: “Nêu ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến đó đến cùng vì cho là đúng đắn, như thế là người có chính kiến” đồng thời dẫn thêm các ví dụ minh họa: Một sinh viên Điện lực chạy xe ôm Grab, nhặt được của rơi nhất quyết phải trả lại chủ nhân, anh này đã thể hiện chính kiến của mình Một nông dân học hết lớp 7 sáng chế máy móc nhà nông, bán ra 14 nước, từ chối 2 tỷ đồng tiền bán bản quyền, bỏ nơi làm việc ở nước ngoài với lương 30.000 đô-la một tháng, quyết về nước chế tạo máy phục vụ nông dân nước mình Đó là người có chính kiến

Thực ra, chính kiến là danh từ chỉ: “Ý kiến của mỗi người về chính trị, quan điểm chính trị” Trong trường hợp trên, nó cần được thay thế bởi từ “chủ kiến” với nghĩa là ý kiến của chính mình, không phụ thuộc vào ý kiến người khác

https://baophapluat.vn/nguoi-co-chinh-kien-post261291.html

VD2: Tháng 5/2015, trong phần Tin tức do MC Hoài Anh dẫn có dòng phụ đề bị sai chính tả, thay vì "Tìmkinhphíchotrẻbịngộđộcchì" thì dòng phụ

Trang 13

đề bị nhầm từ "chì" thành "trì" Trong một chương trình khác phát sóng trên kênhVTV1, thay vì phần phụ đề là "Doanhnghiệpbỏtrốnngườilaođộnglao đao" thì "trốn" lại viết là "chốn", hay “chung kết Cúp C1” thì thành “trung kết”; “yêu nước phải có lý trí” thành “yêu nước phải có lý chí” (trong chương trình Cuộc sống thường ngày)…

https://giaoducthoidai.vn/nhung-su-co-thieu-duyen-lo-mieng-cua-vtv1-khien-du-luan-buc-xuc-post75314.html

VD3: Mới đây, trong tập 8 chương trình RapViệtmùa 3, Trấn Thành bị phát hiện nói sai thành ngữ Việt Nam Cụ thể, sau màn trình diễn Hạtgạolàng tacủa LoR và Double2T, nam MC đã dành lời khen cho hai thí sinh: "Cặp này cũng gọi là kẻ tám cân, người nửa lạng" Trong khi đó thành ngữ nguyên gốc là

“kẻ tám lạng, người nửa cân”

Trang 14

https://vtcnews.vn/tran-thanh-noi-sai-thanh-ngu-viet-nam-ngay-tren-song-truye n-hinh-ar806438.html

3.3 Phương diện ngữ pháp

Ngữ pháp của một ngôn ngữ tồn tại một cách khách quan trong ngôn ngữ

đó, nó có thể được các nhà nghiên cứu phát hiện ra và miêu tả hoặc giải thích

- "Ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt"

- Các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt bao gồm hình vị, từ, cụm từ, câu

- Một câu chỉ được công nhận là hoàn chỉnh về hình thức khi nó có đủ các thành tố cần thiết theo nguyên tắc ngữ pháp

- Các câu được coi là sai về ngữ pháp khi trong câu:

+ Thiếu chủ ngữ

+ Thiếu vị ngữ

+ Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

+ Thiếu bổ ngữ bắt buộc

Các thành phần nòng cốt câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, đảm bảo được việc có thể hiểu được câu đó một cách độc lập mà không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung quanh nó), hay dựa vào hoàn cảnh giao tiếp

VD1: Bài báo “NguyênPhóBTCQuậnủyCầuGiấylĩnhán12nămtù” trên tờ Petrotimeslại có câu “Người bị truy tố về tội không tố giác tội phạm” Thực ra, đây chưa phải là câu hoàn chỉnh theo chuẩn tiếng Việt, vì câu này thiếu

vị ngữ; cụm từ “bị truy tố về tội không tố giác tội phạm” mới chỉ là định ngữ cho danh từ “người” chứ chưa thể là vị ngữ của câu

Có thể người viết định diễn đạt theo ý đây là thành phần chú thích cho câu trước đó “Trước khi tuyên án, Hội đồng xét xử tập trung làm rõ hành vi của

bị cáo Nguyễn Quốc Văn (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng

Trang 15

thương mại tổng hợp và kinh doanh bất động sản)”, nhưng khi viết, đáng lẽ ra phải dùng dấu phẩy thì lại dùng dấu chấm để tách câu dẫn đến sai ngữ pháp

https://petrotimes.vn/nguyen-pho-ban-to-chuc-quan-uy-cau-giay-linh-an-12-na m-tu-294646.html

VD2: Trên một tờ báo điện tử của tỉnh Hà Tĩnh, trong một bài có đoạn viết: “Kỳ nhông thể hiện tính thích nghi theo bầy đàn, thức ăn chủ yếu là rau muống, rau khoai và sinh sản, phát triển rất nhanh” Ở đây tác giả đang liệt kê những thức ăn chủ yếu của loài động vật này nhưng lại thêm “sinh sản, phát triển rất nhanh” một cách không hợp lý và không ăn nhập được hai vế câu

Trang 16

https://baohatinh.vn/ky-nhong-phat-trien-tot-tren-dat-cat-cam-hoa-post51371.ht ml

3.4 Phương diện phong cách

Dùng từ sai phong cách tức là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức

- Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức: đòi hỏi ngôn ngữ được sử dụng trong

đó phải trang trọng, nghiêm túc, hoàn chỉnh, có tính gọt giũa

- Hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp thân mật, không mang tính chính thức xã hội): cho phép dùng ngôn từ tự

do, thoải mái

Nếu người nói người viết không nắm vững điều này thì dễ dàng mắc lỗi phong cách

- So với các kiểu lỗi khác, kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở chỗ là nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của toàn văn bản Ngoài ra còn tạo nên những băn khoăn, thắc mắc khó tránh khỏi cho người đọc, người nghe

Trang 17

VD1: Tờ báo đăng bài với tít: “ThầygiáođànhbỏgiảngđườngvàoSài Gònchạyxeômđểchămvợchạythận”; rồi tiếp thời gian ngắn sau lại đăng thêm bài khác: “Thầy giáo chạy xe ôm trở lại giảng đường” Mới đọc qua, người đọc ngỡ nhân vật trong bài báo là một giảng viên đại học, hoặc học viên đang theo học hệ đại học vừa làm vừa học, vì từ giảng đường có nghĩa là

“Phòng lớn làm nơi giảng dạy ở trường đại học”

Nhưng đọc kỹ hai bài báo thì được biết, thầy giáo Nguyễn Ngọc Thành là giáo viên đã 17 năm dạy môn Toán ở Trường THCS Ngô Văn Sở, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có vợ bị bệnh thận, đành phải nghỉ dạy hẳn để đưa vợ vào Sài Gòn chạy thận Ngoài thời gian chăm sóc vợ, anh Thành chạy GrabBike kiếm tiền trang trải cuộc sống Sau đó, nhờ sự vận động của báo chí, các mạnh thường quân, anh được lãnh đạo Trường THCS – THPT Hồng Hà mời về dạy lại Trường hợp này nên thay từ HV “giảng đường” bằng từ “bục giảng” là phù hợp hơn: “Thầy giáo X rời bục giảng, trở lại bục giảng…” cho độc giả khỏi nhầm lẫn thầy giáo nọ quay lại giảng đường/ lớp học để tiếp tục dạy hoặc học đại học

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w