1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đã đưa việt nam bước sang kỷ nguyên mới trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện na

27 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,76 MB

Nội dung

Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt

Trang 1

KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG

TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa Việt Nambước sang kỷ nguyên mới Trách nhiệm của sinh viên đối với công

cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu An Mã sinh viên: 2051070001 Ngành: Truyền thông quốc tế

Trang 2

2 Diễn biến cuộc Cách mạng tháng Tám 5

CHƯƠNG II: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM LÀ BƯỚC NGOẶT ĐƯA VIỆT NAM BƯỚC SANG KỶ NGUYÊN MỚI 14

1 Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 14

1.1 Nguyên nhân khách quan 14

1.2 Nguyên nhân chủ quan 14

2 Cách mạng tháng Tám 1945 đã đưa Việt Nam bước sang kỉ nguyên mới15 CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên

Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước Đứng lên ta giành hết chính quyền!

Việt Nam, ta lại gọi tên mình Hạnh phúc nào hơn được tái sinh Mát dạ ông cha nghìn thuở trước Cho đời, hai tiếng mới quang vinh! Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín

Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

( Trích “Theo chân Bác” – Tố Hữu ) Cách mạng tháng Tám năm 1945 – cuộc cách mạng mở ra bình minh cho toàn thể dân tộc Việt Nam sau những đêm dài kháng chiến giành lại độc lập tự do Những vần thơ, những câu chuyện về mùa thu Cách mạng lộng lẫy, hào hùng ấy vẫn luôn được ghi nhớ và truyền lại qua các thế hệ con dân Việt Nam Cách mạng tháng Tám thành công, đưa nước ta và dân tộc ta bước vào thời kì độc lập gắn với chủ nghĩa xã hội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nếu cách mạng tháng Tám không thành công thì dân tộc Việt Nam có lẽ đã không có được hòa bình tự do như ngày nay Thuộc tầng lớp thế hệ trẻ Việt Nam, sinh viên cần phải nắm được những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hệ

Trang 4

thống lịch sử lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời năm 1930 cho đến khi Đảng cầm quyền năm 1945 Tương lai là chủ nhân đất nước, thế hệ sinh viên cần phải tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thấy được những ưu điểm để phát huy và những khuyết điểm cần sửa đội để tiếp tục đưa Việt Nam tiến tới xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh Trong bài tiểu luận này, em xin phép chọn đề tài “Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới Trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” với mục tiêu để nghiên cứu và tiếp thu về lịch sử, những châm ngôn, chính sách mà Đảng đưa ra trong Cách mạng tháng Tám 1945 Từ đó rút ra những bài học và trách nhiệm cần phải thực hiện của sinh viên đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại phát triển ngày nay

2 Ý nghĩa đề tài

Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ mang lại độc lập tự do cho nhân dân ta mà còn là bước ngoạt phát triển của cách mạng Việt Nam Chứng minh được tính đúng đắn của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở Việt Nam, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh trong dự báo cách mạng thuộc địa có khả năng thắng lợi trước cách mạng chính quốc, bổ sung và phát triển Học thuyết Mác – Lênin, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Nghiên cứu về đề tài này giúp cho sinh viên hiểu và nắm được rõ hơn những giá trị mà cuộc cách mạng mang lại cho việc xây dựng và phát triển Đảng, từ đó từng bước áp dụng vào chính cuộc sống của mình để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 19451 Bối cảnh lịch sử

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiều nước ở Đông Âu và tiến về phía Berlin (Đức) Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc) Mỹ ném hai quả bon nguyên tử xuống các thành phố Hirôsima (6/8/1945) và Nagazaki (9/8/1945) Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc Theo thỏa thuận của quân Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và quân đội Trung Quốc sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình, trở lại xâm lược Việt Nam Bên cạnh đó, đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương Giặc ngoài thù trong, nước ta lúc đó vẫn tồn tại những thành phần ngoan cố, phản động của chính quyền tay sai Nhật nhăm nhe lợi dụng thời cơ chống phá cách mạng

Ở trong nước ta, trong vòng 15 năm trải qua nhiều cuộc diễn tập như: Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), Cao trào dân chủ (1936-1939) và Cao trào cứu nước trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945); đến năm 1945 các phong trào cách mạng ngày càng được dâng cao hơn nữa Trước tình thế khó khăn, thời cơ cách mạng chỉ xuất hiện rất ngắn, từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, yêu cầu Việt Nam đặt ra là giành được chính quyền, khai sinh đất nước để khi

Trang 6

quân Anh và quân Tưởng vào nước ta giải giáp quân Nhật thì chúng ta với tư cách chủ nhà sẽ tiếp đón nhằm ngăn chặn những ý đồ xấu bên ngoài Ngay sau khi phát xít Nhật mở cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ngày 9/3/1945, trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam Chuẩn bị tất cả mọi điều kiện để chớp lấy thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa.

2 Diễn biến cuộc Cách mạng tháng Tám

Bắt đầu từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ Đầu Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước, chỉ thị gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân, thành lập “khu giải phóng” Ngày 4/6/1945, khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên Ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước Nhiều chiến khu mới được xây dựng như chiến khu Vần-Hiền Lương ở vùng giáp giới hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, chiến khu Đông Triều (Quảng Yên), chiến khu Hoà-Ninh-Thanh (ở phía Tây

Trang 7

ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa), chiến khu Vĩnh Tuy và Đầu Rái (Quảng Ngãi)…

Trong các đô thị, nhất là những thành phố lớn, các đội danh dự Việt Minh đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển các tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân thành thị và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã nhận được sự đồng tình của nhân dân, thổi bùng lên ngọn lửa chiến đấu Tại nhiều vùng và địa phương, quần chúng tự vũ trang, xung đột với binh lính và chính quyền Nhật, biến thành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ

Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, do lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình cách mạng trong nước đã có sự phát triển mạnh mẽ, sôi sục và rộng khắp và bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến thuận lợi đã đi đến khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân!; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính, thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự chính trị, hành động và chỉ huy, kịp thời - kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội Phương hướng hành động trong tổng khởi nghĩa: phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh Phải chộp lấy những căn cứ

Trang 8

chính (cả ở các đô thị) trước khi quân Đồng minh vào, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi đã giành được quyền làm chủ.

Ngày 12/8/1945, Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, được truyền đi khắp nơitrước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công (Ảnh: hochiminh.vn)

Từ ngày 14-18/8/1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng do nắm vững tinh thần các nghị quyết, chỉ thị trước đó của Đảng, căn cứ vào

Trang 9

tình hình thực tiễn, đảng bộ nhiều địa phương đã kịp thời, chủ động, lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất là Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam Các đơn vị Giải phóng quân lần lượt tiến công các đồn binh Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,… hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ Ngày 16/8/1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên

Sáng ngày 16/8, tại số nhà 101 phố Gămbétta (nay là Trần Hưng Đạo) đồng chí Nguyễn Khang, triệu tập một cuộc họp, phổ biến nghị quyết về việc thành lập Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban Khởi nghĩa) Cuộc họp nhất trí phải xúc tiến khởi nghĩa ở Hà Nội Các đồng chí tham gia cuộc họp đều thấy cần phải nắm chắc hơn nữa thái độ của Nhật và bọn bù nhìn; trước mắt nên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chính trị để động viên sâu rộng quần chúng đẩy mạnh việc chuẩn bị vũ trang Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập gồm năm đồng chí: Nguyễn Khang- Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ, Nguyễn Huy Khôi (tức Trần Quang Huy)- cán bộ Xứ uỷ, Lê Trọng Nghĩa- cán bộ Xứ uỷ, Nguyễn Quyết- Bí thư Thành uỷ, Nguyễn Duy Thân- Thành uỷ viên Đêm ngày 16/8, ở các rạp hát Hiệp Thành, Quảng Lạc, Tố Như, các rạp chiếu bóng Êđen, Majestic, các Đội tuyên truyền xung phong Việt Minh đứng lên diễn thuyết Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên đường phố Hà Nội.

Chiều ngày 17/8, tại cuộc mít tinh do Tổng hội công chức tổ chức, các đội viên tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong Việt Minh đứng lên diễn thuyết Sau đó, cuộc mít tinh chuyển thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh Ngay tối 17/8, Uỷ ban Quân sự cách mạng họp mở rộng tại Dịch Vọng (Từ Liêm, Hà Nội) quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8.

Trang 10

Hội nghị vạch ra kế hoạch khởi nghĩa là: huy động 10 vạn quần chúng ở nội, ngoại thành, Gia Lâm, các đội vũ trang sẽ làm nòng cốt đưa quần chúng vào những nơi trọng yếu như: Phủ Khâm sai, Toà Thị chính, Trại Bảo an, Sở Liêm phóng Uỷ ban Quân sự cách mạng cũng bàn chủ trương cô lập Nhật, đưa ra khẩu hiệu: "Chống một hành động của đế quốc can thiệp vào công cuộc độc lập của dân tộc Việt Nam"; đồng thời cho rải truyền đơn quanh trại lính Nhật khuyên chúng không can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

Ngày 18/8, trong lúc cuộc khởi nghĩa ở vùng ngoại thành đang nổ ra thì 3.000 công nhân biểu tình trước phủ Khâm sai, hô vang khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh, đả đảo bù nhìn Trong khi đó, tất cả tù chính trị ở Hoả Lò đấu tranh đòi trả tự do để tham gia ngay vào khởi nghĩa Cũng trong ngày này, hàng nghìn công nhân và nhân dân Hà Nội biểu tình đòi phát xít Nhật thả hai công nhân Hãng Avia bị bắt, khi hai người này dùng ô tô Nhật chở vũ khí từ Gia Lâm vào nội thành, buộc chúng phải nhượng bộ Đêm 18/8, một Đội tuyên truyền xung phong đột nhập vào Nhà in báo Tin mới, hướng dẫn công nhân in truyền đơn, áp phích kêu gọi khởi nghĩa Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đường phố Hà Nội, từ Bưởi, qua Dịch Vọng, xuống Tương Mai, Mai Động Cả Hà Nội sôi động trước lúc vùng lên.

Sáng ngày 19/8, Thủ đô Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng Quần chúng cách mạng xuống đường tập hợp thành đội ngũ, Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ, rầm rộ kéo đến quảng trường Nhà hát thành phố trong tiếng hát “Tiến quân ca” và cờ đỏ sao

Trang 11

vàng để dự cuộc mít-tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh Cuộc mít-tinh chuyển thành biểu tình vũ trang Quần chúng cách mạng chia thành nhiều đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Trại Bảo an binh, Sở Cảnh sát và các công sở của chính quyền thân Nhật Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội không dám chống cự Chính quyền về tay nhân dân Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi Khởi nghĩa thành công ở Hà Nội như một tiếng bom vang dội nhanh chóng lan truyền khắp nơi, động viên, cổ vũ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền Gần như toàn bộ các tỉnh miền Bắc đến Thanh Hoá, Nghệ An đều tiếp theo Hà Nội tiến hành khởi nghĩa Quân đội chính quyền Trung Hoa dân quốc mới vào tỉnh lỵ ở thượng du, thì tất cả các vùng trung du, châu thổ đã rợp bóng cờ cách mạng.

Sáng ngày 23/8, cả thành phố Huế rực rỡ cờ đỏ sao vàng 15 vạn nhân dân Huế cùng nhân dân các phủ, huyện theo kế hoạch tiến vào thành phố, dòng người tràn ngập các khu phố, chật ních trên các ngả đường Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Khởi nghĩa, quần chúng nhân dân tiến công chiếm nốt các cơ sở còn lại của chính quyền địch, rồi kéo về dự cuộc mít-tinh khổng lồ tại sân vận động thành phố, chào mừng cách mạng thành công Tại đây, Uỷ ban Việt Minh và Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời Thừa

Trang 12

Thiên Huế ra đời Khởi nghĩa ở Huế thắng lợi nhanh chóng và không đổ- máu Huế khởi nghĩa thắng lợi đã dẫn đến sự tuyên bố thoái vị Vua phong kiến cuối cùng ở Việt Nam vào ngày 30/8/1945, chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm ở nước ta, giáng một đòn nặng nề vào chính quyền bù nhìn còn lại ở các tỉnh Nam Trung Bộ, động viên, cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần và uy thế cho nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ và cả ở Nam Bộ vùng lên.

18 giờ ngày 24/8, Uỷ ban Khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) phát lệnh khởi nghĩa Chấp hành lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, từ 20 giờ các đội Thanh niên Tiền phong xung kích gồm hàng nghìn đội viên ưu tú, đa số là đoàn viên Tổng công đoàn mà nòng cốt là các đảng viên cộng sản, được vũ trang triển khai lực lượng đánh chiếm các cơ sở trọng yếu trong thành phố như: Kho bạc, Nhà máy đèn, Nhà máy nước, Sở bưu điện, Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Sở chữa cháy, Sở công an, các đầu cầu vào Sài Gòn, các bốt cảnh sát, các vùng lân cận trại lính Nhật, khu Pháp kiều, khu vực trại lính Pháp Đến 22 giờ, ngày 24/8, tất cả bộ máy cai trị của chính quyền bù nhìn trong thành phố đã về tay cách mạng, trừ Dinh Toàn quyền, cảng hải quân, Đông Dương ngân hàng, sân bay Tân Sơn Nhất vì Nhật không chịu nhượng bộ Nửa đêm 24/8, hàng chục vạn quần chúng, nhân dân từ các vùng ngoại thành Bà Điểm, Hóc Môn, Bình Đông, Bình Xuyên, Chợ Đệm Từ các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, với băng cờ, gậy gộc, dao găm, giáo mác, súng Ồ ạt tiến vào Thành phố Sài Gòn Cả thành phố vang lên những tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu: “Đả đảo Khâm sai Nguyễn Văn Sâm", "Chính quyền về tay Việt Minh", "Việt Minh độc lập muôn năm", Sáng ngày 25/8, cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn thành công rực rỡ Cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra ở khắp các địa phương Ngày 28/8, Hà Tiên và Đồng Nai Thượng là hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền về tay nhân dân.

Trang 13

Ngày 25/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban Dân tộc giải phóng về đến Hà Nội Sáng ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, thống nhất những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới; đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, và tổ chức mít-tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hoà Ngày 27/8, Uỷ ban Giải phóng dân tộc tập hợp một cuộc họp các thành viên trong Uỷ ban Tại cuộc họp này theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Quốc dân Đại hội (Tân Trào) bầu ra được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những nhân sự tiến bộ Một số uỷ viên Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường chỗ cho các thành phần khác, có cả những người đã từng tham gia trong chính quyền cũ Hành động đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Đó là một cử chỉ vô tư tốt đẹp không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân" Cũng trong ngày 27/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các vị bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ngày hôm sau, danh sách Chính phủ gồm 15 thành viên do Người đứng đầu được công bố trên các báo ở Hà Nội.

Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn, thành phố Huế, vua Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời hoàn toàn ý thức được phải khẩn trương làm tất cả mọi việc có thể để xác lập vị thế người chủ đất nước của nhân dân Việt Nam để tiếp đón những người mang danh “Đồng minh” trước khi họ có thể thực hiện những mưu đồ riêng của mình tại Việt Nam Từ ngày 28/8, theo sự phân công của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, tại số

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w