1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sản xuất chương trình giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình vtv7 trong bối cảnh đại dịch covid 19 ở việt nam

128 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản xuất chương trình giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam
Tác giả Lê Mỹ Huyền, Đào Duy Anh, Đồng Thành Công, Nguyễn Tiến Hưng, Phùng Đoàn Yến Nhi
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Vân Anh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình
Thể loại Báo cáo đề tài khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 7,17 MB

Nội dung

Do vậy, việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của việc sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam là hết sức cần thiết,

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

-BÁO CÁO

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2022

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN KÊNHTRUYỀN HÌNH VTV7 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở

VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Vân Anh

Chủ nhiệm đề tài: Lê Mỹ Huyền

Thành viên nhóm: Đào Duy Anh

Đồng Thành CôngNguyễn Tiến HưngPhùng Đoàn Yến NhiLớp: Báo mạng điện tử CLC K39

Hà Nội, năm 2022LỜI CAM ĐOAN

Trang 2

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng nhóm chúng tôi Tất cả số liệu, kết quả khảo sát đều là thật do chúng tôi thực hiện, mọi tài liệu tham khảo đều được trích nguồn đầy đủ Đề tài nghiên cứu khoa học này chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, năm 2022Nhóm tác giả nghiên cứu khoa học

Lê Mỹ HuyềnĐồng Thành CôngPhùng Đoàn Yến NhiĐào Duy AnhNguyễn Tiến Hưng

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Nhóm nghiên cứu đề tài khoa học xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâusắc tới giảng viên hướng dẫn Trần Thị Vân Anh, người đã định hướng và đồnghành cùng nhóm trong quá trình nghiên cứu đề tài này Giữa bạt ngàn thông tin,

và sự non nớt của nhóm nghiên cứu khoa học đã được cô gợi ý, khơi mở nhiềuđiều tuyệt vời, giúp nhóm nghiên cứu đề tài khoa học có thể xử lý được đề tàilựa chọn

Xin chân thành cảm ơn các giảng viên của khoa Phát thanh – Truyềnhình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cung cấp tư liệu và những kiến thứchữu ích trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này

Hà Nội, tháng 9/2022

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐLU 1

Chương 1: SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 12

1.1 Khái niệm 12

1.1.1 Chương trình truyền hình 12

1.1.2 Sản xuất chương trình truyền hình 16

1.1.3 Sản xuất chương trình giáo dục tiểu học trên truyền hình 24

1.2 Chủ thể, khách thể, nội dung, hình thức sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 25

1.3 Những thách thức của giáo dục tiểu học trong bối cảnh Covid 28

1.4 Vai trò của sản xuất chương trình giáo dục tiểu học trên truyền hình 31

1.5 Yêu cầu đối với sản xuất chương trình giáo dục tiểu học trên truyền hình 33

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH VTV7 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 40

2.1 Giới thiệu các chương trình Giáo dục tiểu học trên truyền hình của VTV7 được khảo sát (Các tập từ 27/9/2021 – 30/11/2021) 40

2.2 Thực trạng sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam 48

2.3 Đánh giá chất lượng sản xuất chương trình giáo dục tiểu học trên Kênh truyền hình VTV7 trong đại dịch COVID-19 62

2.3.1 Thành công của chương trình 62

2.3.2 Hạn chế của chương trình 69

Tiểu kết chương 2 75

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHLN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV7 77

3.1 Những vấn đề đặt ra trong việc sản xuất Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 77

3.2 Một số giải pháp đối với chủ thể, khách thể, nội dung chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 78

3.2.1 Giải pháp đối với chủ thể 78

3.2.2 Giải pháp đối với khách thể 81

3.2.3 Giải pháp đối với nội dung 82

3.3 Khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 84

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUÂaN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 97

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ẢNH

BẢNG:

Trang 5

Bảng 1 Lịch phát sóng 3 môn học của lớp 1 trên kênh truyền hình VTV7: 97Bảng 2 Lịch phát sóng 3 môn học của lớp 2 trên kênh truyền hình VTV7 111Bảng 3: Khung thời gian phát sóng chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyềnhình VTV7 từ ngày 27/9/2021 – 10/10/2021 122Bảng 4: Khung thời gian phát sóng chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyềnhình VTV7 từ ngày 11/10/2021 – 31/10/2021 122Bảng 5: Khung thời gian phát sóng chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyềnhình VTV7 từ ngày 1/11/2021 – 30/11/2021 123

BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 1 “Trung bình thời lượng phát sóng chương trình Giáo dục Tiểu học VTV7khối lớp 1 (27/9/2021 – 30/11/2021)” 53Biểu đồ 2 “Trung bình thời lượng phát sóng chương trình Giáo dục Tiểu học VTV7khối lớp 2 (27/9/2021 – 30/11/2021)” 53Biểu đồ 3 Tần suất phát sóng của các chương trình Giáo dục Tiểu học trên Kênhtruyền hình VTV7 (27/9/2021 – 30/11/2021) 55

ẢNH:

Ảnh 1 Hình hiệu chương trình: “Dạy Tiếng Việt lớp 1” thuộc chương trình Giáo dụctiểu học trên kênh truyền hình VTV7 43Ảnh 2 Hình hiệu chương trình: “Toán lớp 1” thuộc chương trình Giáo dục tiểu họctrên kênh truyền hình VTV7 44Ảnh 3 Hình hiệu chương trình: “Tiếng Anh Lớp 1 Vui” thuộc chương trình Giáo dụctiểu học trên kênh truyền hình VTV7 45Ảnh 4 Hình hiệu chương trình: “Toán Lớp 2” thuộc chương trình Giáo dục tiểu họctrên kênh truyền hình VTV7 46Ảnh 5 Hình hiệu chương trình: “Dạy Tiếng Việt Lớp 2” thuộc chương trình Giáo dụctiểu học trên kênh truyền hình VTV7 47

Trang 6

Ảnh 6 Hình hiệu chương trình: “Tiếng Anh Lớp 2 Vui” thuộc chương trình Giáo dụctiểu học trên kênh truyền hình VTV7 48Ảnh 7: Ví dụ về tên tiêu đề các bài học môn Tiếng Việt 1 trên kênh truyền hình VTV7(Ảnh chụp màn hình kênh Youtube chính thức của VTV7) 56Ảnh 8: Ví dụ về tên tiêu đề các bài học môn Toán 1 trên kênh truyền hình VTV7 (Ảnhchụp màn hình kênh Youtube chính thức của VTV7) 57Ảnh 9 Ví dụ về tên tiêu đề các bài học môn Tiếng Anh 1 trên kênh truyền hình VTV7(Ảnh chụp màn hình kênh Youtube chính thức của VTV7) 57Ảnh 10: Ví dụ về tên tiêu đề các bài học môn Toán 2 trên kênh truyền hình VTV7(Ảnh chụp màn hình kênh Youtube chính thức của VTV7) 58Ảnh 11 Ví dụ về tên tiêu đề các bài học môn Tiếng Anh 2 trên kênh truyền hình VTV7(Ảnh chụp màn hình kênh Youtube chính thức của VTV7) 58Ảnh 12: Ví dụ về tên tiêu đề các bài học môn Tiếng Việt 2 trên kênh truyền hìnhVTV7 (Ảnh chụp màn hình kênh Youtube chính thức của VTV7) 59Ảnh 13: Ảnh được chụp từ một bài giảng Tiếng Việt trên Truyền hình VTV7 của họcsinh lớp 1 61Ảnh 14: Ảnh được chụp từ một bài giảng Tiếng Anh trên Truyền hình VTV7 của họcsinh lớp 2 61Ảnh 15: Ảnh được chụp từ một bài giảng Toán trên Truyền hình VTV7 của học sinhlớp 2 62Ảnh 16: Màu sắc của các chương trình luôn rất tươi tắn, các giáo viên và nhân vậtbằng rối Billy có sự tương tác qua lại với nhau vô cùng tự nhiên, thú vị, thu hút ngườixem (Ảnh chụp từ chương trình: Tiếng Anh Lớp 1 Vui) 63Ảnh 17: Các trò chơi có nội dung bài học (Như ở đây là trò chơi “Hái táo vào giỏ”) đượclồng ghép giúp học sinh thư giãn (Ảnh chụp từ chương trình Dạy Tiếng Việt Lớp 1) 65Ảnh 18: Trên kênh Youtube của VTV7, các bài giảng 3 môn học trên truyền hình củakhối lớp 1,2 được cập nhật đầy đủ, khoa học 67Ảnh 19: Trên website của kênh VTV7 cũng cập nhật đủ bản thu các tập của chươngtrình Giáo dục tiểu học trên truyền hình 67

Trang 7

MỞ ĐLU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người” Trẻ em là tương lai của đất nước, và giáo dục trẻ emcũng chính là nuôi dưỡng những mầm non của quốc gia, đây là nhiệm vụ quantrọng và luôn luôn cấp thiết của cả một dân tộc Giáo dục ở đây không chỉ làgiáo dục tại trường lớp, không chỉ là giáo dục trong gia đình, mà còn là giáo dục

ở mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương tiện

Ngày nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ phát triển nhanhchóng của công nghệ thông tin và truyền thông, trẻ em càng được tiếp xúc nhiều

và thường xuyên hơn với các phương tiện giải trí như tivi, điện thoại thôngminh, máy tính, Năm 2020-2021, dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ra khó khăncho cuộc sống của rất nhiều người, đặc biệt phải kể đến những ảnh hưởng củangành giáo dục Mỗi khi các đợt dịch bùng phát, trường học luôn là một trongnhững nơi bị phong tỏa, đóng cửa đầu tiên Thực tế này khiến trẻ em mất đi môitrường lành mạnh để phát triển kiến thức, thể chất và tinh thần

Đối với các thành phố lớn thì kênh truyền hình đã rất phổ biến nhờ cóTivi, Internet, thiết bị thông minh… Không chỉ dừng lại ở thành phố, truyềnhình còn có lợi thế lan tỏa được đến tất cả các ngóc ngách của từng địa phương,vùng sâu, vùng xa, có thế mạnh về việc phủ sóng cũng như không hạn chế vềmặt đường truyền hay đòi hỏi thiết bị thông minh Điều này đã tác động tích cựcgiúp việc giáo dục học sinh trên khắp các tỉnh thành bớt khó khăn với điều kiệnthiên tai hay dịch bệnh như Covid-19

Phương thức dạy học qua truyền hình được đánh giá là phù hợp hơn vớihọc sinh cấp tiểu học, chi phí thấp, không gây áp lực cho gia đình học sinh Vàđiều quan trọng là khi được phát sóng trên truyền hình, các video dạy học đều làđược thu trước nên lượng kiến thức đều đã được biên tập vừa đủ, hoàn toàn có

1

Trang 8

thể thu để xem lại giúp học sinh tiếp nhận thông tin, không bị đứt gãy kiến thức,tạo được nề nếp học tập tốt trong thời gian tạm ngừng đến trường.

Trong các kênh truyền hình hiện tại ở nước ta, VTV7 là Kênh truyền hìnhGiáo dục quốc gia của Đài truyền hình Việt Nam, được phát sóng nhằm mụcđích dạy học, phổ biến và nâng cao kiến thức cho các học sinh, sinh viên, trẻ em

và mọi người Với vai trò là một kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, mụctiêu chính của VTV7 là hỗ trợ những học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc họctập các môn học qua sóng truyền hình Thông qua đó, học sinh trên khắp cảnước, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa bị hạn chế về công cụ học tập sẽ được tiếpcận các kiến thức mới qua những chương trình, hình ảnh của đài VTV cũng nhưcác kênh truyền hình khác trên thế giới (do VTV hợp tác mua bản quyền).Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng tập trung ở độ tuổi học sinhtiểu học còn kém Vậy nên việc học qua truyền hình hay học trực tuyến qua cácứng dụng đều khó có thể giúp các em tiếp thu được lượng kiến thức cần thiếttrong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành Các bậc phụ huynh cũng gặpnhiều khó khăn trong việc giáo dục và chăm sóc con trẻ trong độ tuổi học sinhtiểu học thời gian này, vì đây là độ tuổi đặt nền móng đưa các em vào nề nếp họctập, rèn luyện Để có thể giúp học sinh cấp bậc tiểu học được phát triển toàndiện về cả thể chất, tinh thần và đặc biệt là kiến thức là một thách thức vô cùnglớn khi các em bị hạn chế về mặt giao tiếp trực tiếp với bạn bè đồng trang lứa vànhững người có chuyên môn như giáo viên

Việc đáp ứng nhu cầu của công chúng là việc quan trọng và đặt lên hàngđầu, trong đó các chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7ngày càng nhận được đông đảo sự quan tâm, theo dõi của các em học sinh vàphụ huynh cả nước Nhận thức được xu hướng và thách thức trên, Đài Phátthanh và Truyền hình Việt Nam đã kết hợp cùng đội ngũ sản xuất chương trìnhcủa kênh VTV7, các giáo viên dày dặn kinh nghiệm trên cả nước sản xuất ra cácchương trình Giáo dục tiểu học mang tính hiệu quả cao nhất có thể cho các em

2

Trang 9

học sinh Tiểu học làm quen với các môn học trong bối cảnh dịch bệnh Tuynhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế về mặt nộidung, hình ảnh cần cải thiện hơn nữa chất lượng của chương trình, tăng hiệu quảhọc tập, rèn luyện cho đối tượng công chúng học sinh tiểu học Do vậy, việcnghiên cứu để nâng cao hiệu quả của việc sản xuất chương trình Giáo dục tiểuhọc trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam

là hết sức cần thiết, nhằm sản xuất những chương trình Giáo dục nói chung vàGiáo dục tiểu học nói riêng ngày càng bổ ích, hấp dẫn, giúp các em học sinh tiếpthu được lượng kiến thức cần thiết Từ đó thúc đẩy được sự yêu thích học tậpcủa các “mầm non tương lai của đất nước” trong mọi bối cảnh

Với những lý do trên, nhóm tác giả mong muốn thông qua đề tài Sản xuấtchương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đạidịch Covid-19 ở Việt Nam để có được những nhìn nhận, đánh giá, phân tích hiệuquả, thiếu sót của sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học Từ đó rút ra nhữngmặt đã đạt được, chưa đạt được, những mặt chưa đạt được để tìm phương hướngkhắc phục, góp phần hoàn thiện hơn nữa việc sản xuất chương trình Giáo dụctiểu học trên truyền hình ở Việt Nam trong mọi bối cảnh Theo nhóm tác giả, đềtài Sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trongbối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam là cần thiết và phù hợp với nhu cầu thựctế

2 Thnh hhnh nghiên ciu liên quan đến đề tài

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài được nhóm tác giả chia ra thànhcác nhóm như sau:

* Nhóm thi nhất: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan đến giáo dụctrên báo chí, truyền hình

- Đỗ Xuân Hà (1995), Báo chí với việc giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho thế

hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Bộ năm 1993 – 1994, Trường Đại học Tổnghợp: Công trình này đi sâu vào nghiên cứu một số loại hình nghệ thuật thường

3

Trang 10

được thế hệ trẻ quan tâm thưởng thức như văn chương (truyện ngắn, thơ), sânkhấu, điện ảnh, mỹ thuật và âm nhạc; Khảo sát về tình hình giáo dục văn hóathẩm mỹ cho thế hệ trẻ thông qua báo “Hoa học trò”, “Tiền phong” và từ đó đềxuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của báo chí trong việc giáodục văn hóa thẩm mỹ cho thế hệ trẻ

- Trần Tiến (2002), Vấn đề giáo dục kiến thức trên VTV2 (Khảo sát từnăm 1996 đến năm 2001), Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn, Họcviện Báo chí và Tuyên truyền: Luận văn khảo sát các chương trình chuyên giáodục kiến thức trên VTV2, trong đó chọn khảo sát một chương trình điển hình là

“Cùng nông dân bàn cách làm giàu”; nghiên cứu sự tác động của các chươngtrình này với khán giả; tìm hiểu những ưu điểm và tồn tại; thử tìm hiểu nhữngnguyên nhân của tồn tại; những giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả tuyêntruyền

- Trần Thị Thu Hương (2005), Giáo dục thiếu niên, nhi đồng trên sóngĐài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát ở VTV2 từ tháng 1/2004 đến tháng6/2005), Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyêntruyền: Luận văn đề cập tới vấn đề giáo dục thiếu niên, nhi đồng, cụ thể là cácvấn đề: giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kiến thức, giáo dục sức khỏe, giáodục thẩm mỹ Bên cạnh đó nghiên cứu thực trạng các chương trình giáo dục trênVTV2 dành cho thiếu niên, nhi đồng để tìm ra những giải pháp nhằm nâng caohơn nữa chất lượng các chương trình này trong thời gian tới

- Trịnh Thị Thu Nga (2008), Đài truyền hình Việt Nam với việc địnhhướng phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học,Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghiên cứu qua luận văn này làm sáng

tỏ tính tất yếu của sự định hướng và giáo dục giới trẻ thông qua truyền hình,đồng thời chỉ rõ tính tất yếu phải phát triển các chương trình truyền hình chogiới trẻ Thông qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông

4

Trang 11

tin cũng như hình thức, cách thể hiện thông tin trên truyền hình để định hướngphát triển kiến thức cho giới trẻ

* Nhóm thi hai: Những nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan đến lĩnhvực truyền hình dành cho trẻ em

- Trần Thị Hồng Ánh (2013), Tổ chức nội dung kênh truyền hình dànhcho trẻ em (Khảo sát kênh BiBi của Truyền hình Cáp Việt Nam), Luận văn Thạc

sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Luận văn có nêu

ra thực trạng rằng kênh truyền hình dành cho trẻ em ở Việt Nam đã phát triểnhơn trước kia rất nhiều; các nhà làm truyền hình đã bắt đầu hướng tới đối tượngkhán giả tiềm năng là trẻ em Tuy nhiên, vì đối tượng công chúng trẻ em khôngphải là người trực tiếp quyết định việc lựa chọn kênh mà vẫn phải phụ thuộc vàođối tượng trực tiếp là người lớn, nên ở một chừng mực nào đó các chương trìnhthiếu nhi và truyền hình dành cho trẻ em vẫn không được đánh giá cao như cácchương trình và kênh truyền hình dành cho người lớn Thực trạng này ảnhhưởng không nhỏ đến việc tổ chức nội dung kênh truyền hình dành cho trẻ emnói chung và việc sản xuất các chương trình dành cho trẻ em nói riêng Từ đóđặt ra vấn đề và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tổ chức nộidung kênh truyền hình dành cho trẻ em để nâng cao chất lượng kênh cả về nộidung lẫn hình thức, đưa kênh truyền hình này thực sự trở thành người bạn thânthiết của khán giả nhỏ, đồng thời khẳng định vị trí và tầm quan trọng của kênhtruyền hình dành cho trẻ em trong ngành truyền hình hiện đại

- Vũ Thị Thu Hiền (2017), Tính giáo dục trong các chương trình giải trímua bản quyền nước ngoài trên kênh Bibi - Đài Truyền hình Việt Nam (Khảosát từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013), Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học việnBáo chí và Tuyên truyền: Tác giả luận văn này đã nghiên cứu, định dạng khung

lý thuyết về các nội dung mang tính giáo dục cho kênh truyền hình dành cho trẻ

em, khảo sát thực trạng thể hiện tính giáo dục thông qua nội dung và hình thứccủa của các chương trình giải trí mua bản quyền trên kênh thiếu nhi BiBi, đồng

5

Trang 12

thời tìm sự khác biệt giữa nội dung hình thức của tính giáo dục trong chươngtrình mục bản quyền và chương trình tự sản xuất trên kênh Bibi Từ đó phát hiệnnhững vấn đề đặt ra và đề xuất, khuyến nghị cải tiến cách thức mua các chươngtrình bản quyền trên kênh truyền hình BiBi

- Đào Thị Thùy Linh (2019), Chương trình truyền hình dành cho trẻ emcủa Đài truyền hình Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn hệ thống cơ

sở hóa lý luận và thực tiễn về các chương trình truyền hình dành cho trẻ em hiệnnay của Đài Truyền hình Việt Nam nhằm phân tích, đánh giá tâm quan trọng củanhững chương trình truyền hình dành cho trẻ nhỏ Bên cạnh đó, luận văn còncung cấp những luận cứ khoa học về vai trò của báo chí trong việc hỗ trợ hìnhthành thói quen và tư duy hình ảnh, cảm xúc, tâm lý cho trẻ em Từ đó góp phầnlàm rõ những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm cũng như nguyên nhânsụt giảm sự chú ý của những chương trình Truyền hình dành cho trẻ em đangđược phát sóng trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay và có cácgiải pháp, kiến nghị phù hợp với từng chương trình

- Vũ Hoàng Nhật Lệ (2020), Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhitrên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Học việnBáo chí và Tuyên truyền: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn, khóa luậnnày nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, làm rõ những thành công và hạn chế củavấn đề giáo dục giới tính trong các chương trình dành cho thiếu nhi trên kênhVTV7, Đài Truyền hình Việt Nam Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình về nội dung giáo dục này trongthời gian sắp tới Qua khảo sát như đã khái quát ở trên có thể thấy, mặc dù cónhiều công trình nghiên cứu về chương trình truyền hình giải trí cho trẻ em,nhưng nghiên cứu về yếu tố giáo dục trong chương trình giải trí dành cho trẻ emtrên truyền hình thì hầu như còn rất hiếm, điều này mới chỉ được nhắc tới ởnhững khía cạnh nhỏ, rời rạc Đó là khoảng trống về vấn đề này trong nghiên

6

Trang 13

cứu Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Yếu tố giáo dục trong các chương trình truyềnhình giải trí trên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam", trên cơ sở kế thừa,tham khảo những kiến thức đã được những nhà nghiên cứu đi trước thực hiện vàcoi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.Với những đề tài nghiên cứu đi trước như trên, nhóm tác giả có điều kiện để họchỏi, so sánh với đề tài khoa học của nhóm, đồng thời tham khảo được nhiềuthông tin hữu ích về sản xuất các chương trình Giáo dục trên truyền hình.

3 Moc đpch, nhiê am vo nghiên ciu

Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề về lý luận, khảo sát thực trạng sản xuất

để làm rõ những thành công và hạn chế của chương trình Giáo dục tiểu học trênkênh truyền hình VTV7 Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất chương trình truyền hình Giáo dục tiểu học trêntruyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình trong thời gian tới

Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quanđến đề tài Sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

- Khảo sát và đánh giá thực trạng sản xuất các chương trình Giáo dục tiểu họctrên kênh truyền hình VTV7

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả tổ chứccủa các chương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình trong thời gian tới

4 Đqi tưrng và phsm vi nghiên ciu

Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là các chương trìnhGiáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7, cụ thể là phần chương trình Giáodục của khối lớp 1 và 2 gồm các môn Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt

7

Trang 14

Đề tài nghiên cứu chọn cụ thể phần chương trình Giáo dục tiểu học của 2khối lớp 1,2 trên truyền hình với 3 môn Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt vì trongkhoảng thời gian lựa chọn để khảo sát, chương trình Giáo dục tiểu học trên kênhtruyền hình VTV7 được chỉ định chỉ sản xuất chương trình Giáo dục cho khốilớp 1 và 2.

Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn khảo sát của đề tài bao gồm:

- Thứ nhất: Vấn đề sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trên truyềnhình, cụ thể là kênh truyền hình VTV7, đặc biệt trong bối cảnh dịchbệnh Covid-19

- Thứ hai: Thời gian khảo sát chương trình truyền hình Giáo dục Tiểuhọc trên kênh VTV7 từ ngày 27/9/2021 – 30/11/2021 Lí do đề tàinghiên cứu khoa học lựa chọn thời gian này để khảo sát chương trình

vì Theo Văn bản 1283 của Sở GD-KH&CN, từ ngày 20 - 24/9/2021,học sinh các khối lớp 1, 2 sẽ bắt đầu việc học của năm học mới 2021 -

2022 qua Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đối với môn Toán lớp 1,Tiếng Việt lớp 2; học qua Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV7) đốivới môn Tiếng Việt lớp 1 Từ ngày 27/9, học sinh sẽ học 2 môn: Toán,Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 1, 2 qua kênh VTV7 Đài Truyền hình ViệtNam

5 Cơ sx lý luâ an và phương phyp nghiên ciu

Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước về báo chí và lý luận báo chí - truyền thông, tác phẩm báochí…

Mác-Phương pháp nghiên cứu

8

Trang 15

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu chính sau đây:

Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Tập hợp, đọc, lập phiếu vềcác tài liệu liên quan đến đề tài; phân tích các luận điểm, quan điểm của các nhànghiên cứu Đây là cơ sở để nhóm tác giả hình thành nội dung phần mở đầu vàchương 1 của đề tài nghiên cứu khoa học

Tài liệu được lựa chọn là các công trình nghiên cứu, tác phẩm của tác giảtrong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, các trang web điện tử

uy tín và các nguồn tài liệu sưu tầm khác Phương pháp nghiên cứu, phân tích tàiliệu được sử dụng như một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản nhằmtổng hợp, phân tích, trên cơ sở đó đúc rút những luận điểm, luận chứng có cácnội dung xuyên suốt của luận văn

Phương pháp quan sát thực tế, phân tích nội dung được nhóm tác giả sửdụng trong quá trình nghiên cứu đề tài, quan sát thành phẩm của chương trìnhGiáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 để đánh giá thực trạng để từ đóđưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất chương trình Giáo dục tiểuhọc trên kênh truyền hình VTV7 trong tương lai

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả còn sử dụng cácphương pháp như: hệ thống, so sánh, thống kê… nhằm thu thập các cứ liệu đểsáng tỏ thêm các luận điểm trong đề tài nghiên cứu khoa học Các phương phápnày đều có tác động tích cực vào kết quả của đề tài

6 Đóng góp mới của đề tài

- Thông qua việc khảo sát sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trênkênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam

để đưa ra nhận xét, đánh giá về ưu điểm và hạn chế trong việc sản xuấtchương trình Giáo dục tiểu học trên truyền hình, rút ra những kinhnghiệm và đề đạt các giải pháp nằm nâng cao hiệu quả tổ chức sảnxuất các chương trình Giáo dục tiểu học trên truyền hình tương tự

9

Trang 16

- Đưa ra được những đặc điểm, thực trạng trong sản xuất chương trìnhGiáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 trong bối cảnh đại dịchCovid-19 ở Việt Nam.

- Nếu khả thi, đề tài cũng có thể là một công cụ giảng dạy giúp các thầy

cô hay bất kì đối tượng nào khi có nhu cầu liên quan đến sự ảnh hưởngcủa các chương trình truyền hình đối với giáo dục học sinh có thể thamkhảo và có thêm cho mình những giả thuyết để củng cố luận điểm củabản thân

7 Ý nghza lý luâ an và thực tiễn

Với đề tài nghiên cứu này, những khái niệm về sản xuất chương trìnhGiáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 được đưa ra cùng với vai trò, ýnghĩa của các yếu tố nhân sự, kỹ thuật, máy móc trong quá trình sản xuấtchương trình Đề tài cứu khoa học có ý nghĩa về mặt lý luận đối với nhữngngười cùng quan tâm đến đề tài sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trêntruyền hình nói chung và kênh truyền hình VTV7 nói riêng, đặc biệt trong bốicảnh dịch bệnh như Covid-19

Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học là tài liệu có thể giúpngười đọc hình dung về quy trình sản xuất chương trình Giáo dục tiểu học trêntruyền hình, cụ thể là kênh VTV7 Trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng cónhững đề xuất, kiến nghị nằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất củachương trình Giáo dục tiểu học trên kênh truyền hình VTV7 Những đề xuất,kiến nghị có thể được cân nhắc áp dụng một cách khả thi giúp chương trìnhtruyền hình về Giáo dục tiểu học ngày một phát triển

8 Kết cấu

Tên đề tài: Sản xuất chương trhnh Giyo doc tiểu học trên kênh truyềnhhnh VTV7 trong bqi cảnh đsi dịch Covid-19 x Việt Nam

10

Trang 17

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài “Sản xuấtchươngtrhnh Giyo doc tiểu học trên kênh truyền hhnh VTV7 trong bqi cảnh đsidịch Covid-19 x Việt Nam” sẽ có kết cấu gồm 3 phần như sau:

CHƯƠNG 1: Sản xuất chương trhnh Giyo doc tiểu học trên truyềnhhnh - những vấn đề lý thuyết cơ bản

CHƯƠNG 2: Thực trsng sản xuất cyc chương trhnh Giyo doc tiểu họctrên kênh truyền hhnh VTV7 trong bqi cảnh đsi dịch Covid-19

CHƯƠNG 3: Một sq giải phyp góp phần nâng cao chất lưrng sảnxuất của chương trhnh truyền hhnh Giyo doc đqi với học sinh tiểu học trênKênh truyền hhnh VTV7

11

Trang 18

Chương 1: SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊNTRUYỀN HÌNH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN

có minh họa”

Trong Tập bài giảng môn Truyền hình của PGS, TS Dương Xuân Sơn,Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: “Truyền hình làmột phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tin nhờ phương tiện kỹthuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem Thông tin trong truyền hình gồm:hình ảnh và âm thanh Hình ảnh trong truyền hình có cả hình ảnh động và hìnhảnh tĩnh”[30, tr.3]

Tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính trịquốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: “ Truyền hình là một loại phương tiện thông tinđại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nguyên nghĩa củathuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là “ở xa” vàvision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [34, tr.143]

Cả hai định nghĩa trên đều xác định phương tiện ngôn ngữ của truyền hình

là hình ảnh và âm thanh Đây chính là đặc trưng của truyền hình Thực chất, cội

12

Trang 19

nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh Chính điện ảnh đã cung cấp chotruyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thôngcũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện phong phú, có sức thuyếtphục mạnh mẽ, làm cho cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng vớinhững đặc trưng kỹ thuật riêng của mình Cho dù có những khác biệt về nhiềuphương diện thì điện ảnh và truyền hình vẫn có chung một cơ sở ngôn ngữ, cũngnhư một phương pháp tiếp nhận thông tin

Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hìnhảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mangthông tin về độ sáng tối, màu sắc Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video) Sau khiđược xử lý, khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờmáy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tínhiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trênmàn hình Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự nhưthế để rồi đưa ra loa

Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụgiải trí, thông tin Đến ngày nay, truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trìnhquản lý và giám sát xã hội, có vai trò quan trọng trong định hướng dư luận xãhội So với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình là phươngtiện ra đời muộn, song nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệphát triển Truyền hình kết hợp phương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh vàphát thanh Truyền hình tổng hợp được nhiều ưu điểm từ các loại hình báo chíkhác như có sự khái quát triết lý của báo in, có tính chuẩn xác cụ thể bằng hìnhảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh Có thể xem “truyền hình là loại hìnhtruyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa kỹ thuật + mỹthuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí” [30, tr.12]

Nhờ kết hợp các yếu tố thuật hiện đại, truyền hình có ưu điểm là cùng lúccung cấp cả hình và tiếng cho người xem Do đó, truyền hình có khả năng hấp

13

Trang 20

dẫn cao hơn so với các loại hình báo chí khác Tuy nhiên, vì phụ thuộc vào yếu

tố kỹ thuật nên truyền hình phụ thuộc vào phát sóng và phải có máy thu hình đểtheo dõi thông tin Cũng vì đặc tính riêng nên việc xây dựng một chương trìnhtruyền hình khó khăn hơn so với các loại hình báo chí khác

Đội ngũ tham gia làm chương trình truyền hình mang tính tập thể cao, baogồm sự tham gia của biên tập, phóng viên, đạo diễn, quay phim, họa sĩ, kỹ thuật

và các bộ phận hành chính phụ trợ khác dưới sự điều hành tổ chức chặt chẽ củamột cơ chế thống nhất

Chương trình

Chương trình là toàn bộ những nội dung dự kiến hành động theo một trình

tự nhất định và trong một thời gian nhất định

Chương trình còn được định nghĩa là một loạt các hoạt động được thựchiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể chocác nhóm khách hàng, nhóm đối tượng đã được định sẵn Để đánh giá chươngtrình là sự thu thập cẩn thận các thông tin về một chương trình hoặc một vài khíacạnh của một chương trình để ra các quyết định cần thiết đối với chương trình.Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh, thì

“với sự xuất hiện của phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuậtngữ chương trình Đây là thuật ngữ mang tính bản chất của chúng Có thể đưa rakhái niệm như sau về chương trình: Là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếpvới công chúng” [21, tr.30] và “chương trình tạo thành chu kỳ khép kín nhữngmắt xích trong chuỗi xích giao tiếp” [21, tr.30]

Chương trình truyền hình là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biếntrong lĩnh vực truyền hình

Chương trình truyền hình cũng như chương trình trong các lĩnh vực khác,

là một sản phẩm được sắp xếp, tạo ra từ nhiều công đoạn khác nhau, kết hợphàng loạt yếu tố từ nhân sự, máy móc, để tạo nên sản phẩm truyền hình đến vớicông chúng

14

Trang 21

Trong truyền hình, thuật ngữ chương trình có nhiều nghĩa như: Chươngtrình của Đài Truyền hình, chương trình của tháng, chương trình tuần, chươngtrình ngày và một tác phẩm cụ thể cũng được gọi là chương trình

Chương trình của tháng, chương trình tuần, chương trình ngày là sự sắp xếp mộtchuỗi các tác phẩm báo chí truyền hình nhiều thể loại theo một thứ tự nhất định,phân bổ thời lượng hợp lý, đan xen chương trình theo nội dung hợp lý để phátsóng lần lượt trên sóng truyền hình Thuật ngữ trong tiếng Anh của chương trình

là “program” được hiểu gồm các chương trình, ví dụ như: chương trình Thời sự,chương trình Kinh tế, chương trình Vì an ninh Tổ quốc Các chương trình đượcphân bổ theo các kênh chương trình và được thể hiện bằng nội dung cụ thể quatin, bài, tác phẩm truyền hình

Chương trình còn được hiểu là một tác phẩm truyền hình cụ thể, bao gồmnội dung, hình ảnh, lời bình, cách sử dụng kỹ xảo được sắp xếp một cách hợp

lý, cung cấp các thông tin cho khán giả Đây là cách hiểu phổ biến về chươngtrình truyền hình Để một chương trình truyền hình phát sóng, không chỉ cần sựsáng tạo của nhà báo, mà còn cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật

Tùy từng kênh truyền hình mà số lượng chương trình khác nhau Trongmột kênh, các chương trình thường đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện,mỗi chương trình có tiêu chí riêng, hướng đến nhóm công chúng riêng Chúngđều nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả Dù ở thể loạichương trình gì, nội dung như thế nào, chương trình truyền hình đều phải trả lờiđược các câu hỏi đặc trưng của truyền hình là: Cái gì? Như thế nào? Cho ai? Khinào? Chương trình truyền hình là sự sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu,hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định Một chương trình truyền hìnhtrọn vẹn thường được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lờichào tạm biệt, chương trình đáp ứng yêu cầu của cơ quan báo chí truyền hìnhnhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả

15

Trang 22

Chương trình được hiểu là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chấthóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến côngchúng truyền hình Do yêu cầu riêng về mặt sáng tạo, kỹ thuật, phát sóng,chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của một tập thể cơquan đài bao gồm: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dungchương trình, bộ phận hậu cần Chương trình truyền hình tạo ra sản phẩm, hìnhthành mối quan hệ giữa nhà báo – tác phẩm – công chúng

Như vậy, chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể cácnhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ Đồng thời đó cũng là quá trình giaotiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội.Chương trình truyền hình là cầu nối giữa công chúng và những người làmtruyền hình

Thông thường, các chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề xã hội mộtcách xâu chuỗi với nhau, từ chương trình này chuyển đến chương trình khác, từngày này sang ngày khác để liên tục cung cấp nhu cầu nghe nhìn của khán giả.Chương trình truyền hình có tác động sâu sắc, tạo thành thói quen trong ý thứccông chúng

1.1.2 Sản xuất chương trhnh truyền hhnh

Sản xuất chương trình truyền hình là một phân đoạn sáng tạo và thực hiệnsản xuất nội dung, dự định phát sóng trên truyền hình Quá trình sản xuất khôngphải là hình thức booking quảng cáo truyền hình hay quảng cáo kênh, mà chỉđơn thuần là khâu sản xuất tiền kì cho tới hậu kì trước khi lên sóng

Tùy vào thể loại chương trình mà có cách tổ chức sản xuất khác nhau.Hiện nay, chương trình truyền hình được phân chia thành các loại chươngtrình truyền hình gồm: chương trình bằng băng từ và chương trình phát trực tiếp.Chương trình truyền hình trực tiếp thực hiện ở các sự kiện vào ngay thờiđiểm mà nó xảy ra, ở bất kỳ nơi nào Chương trình trực tiếp được sản xuất dựatrên sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ Giá thành sản xuất của loại

16

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w