1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

VŨ HOÀNG ANH

ĐÈ TÀI

QUYEN CUA NGUYEN DON

TRONG TO TUNG DAN SU VIET NAM

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Hà Nội - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ HOÀNG ANH

ĐÈ TÀI

QUYEN CUA NGUYEN DON

TRONG TO TUNG DAN SU VIET NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật Dan sự va Tố tụng dan sự Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ THU HÀ

Hà Nội - 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Thu Hà.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn góc rõ ràng, được trích dẫn đúng

theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận van

Vũ Hoàng Anh

Trang 4

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thu Hà - giảng viên tô bộ môn Luật tố tụng dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp

hướng dẫn, định hướng và tận tình chỉ dạy trong quá trình tôi thực hiện luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã luôn giúp đỡ và động viên dé tôi có đầy đủ điều kiện và động lực dé hoàn thành

luận văn này.

Ha Nội, tháng 8 năm 2017Tác giả

Vũ Hoàng Anh

Trang 5

: Bộ luật Dân sự năm 2005: Bộ luật Dân sự năm 2015

: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đôi, b6 sung

năm 2011)

: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

: Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án Nhân dân tối cao số 03/2012/NQ — HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung ” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đôi, bô sung theo Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.

: Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án Nhân dân tối cao số 05/2012/NQ — HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phan thứ hai “Thi tuc giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm ” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bố sung theo Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Bộ luật Tổ tụng dân sự.

: Nghị quyết quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án Nhân dân tối cao số 06/2012/NQ — HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phan thứ ba “Thi tuc giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm ” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đôi, bố sung theo Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.

: Tòa án Nhân dân

: Tòa án Nhân dân tối cao

Trang 6

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN CUA NGUYÊN

DON TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò về quyền của nguyên don trong tố tung dan

1.2 Cơ sở khoa học và nội dung cơ bản về quyền của nguyên đơn trong tố tụng

dân sự

1.3 Điều kiện bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DAN SỰ VIỆT NAM HIỆN HANH VE QUYÈN CUA NGUYEN DON

2.1 Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về

quyền tự định đoạt của nguyên đơn

2.2 Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền tranh tụng của nguyên don

CHƯƠNG 3: THỰC TIEN THUC HIỆN PHAP LUAT TO TUNG DAN SU VIET NAM HIEN HANH VE QUYEN CUA NGUYEN DON VA KIEN NGHI

HOAN THIEN

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền

của nguyên đơn

3.2 Một số kiến nghị hoản thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền của nguyên đơn

Trang 7

1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI

Về lý luận chung, dé chủ thé có khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật, Nhà nước phải bao đảm cho chủ thé có những quyền năng nhất định Theo đó, trong tổ tụng dân sự (TTDS), dé các đương sự có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, pháp luật phải trao cho đương sự các quyền năng phù hợp với tư cách của từng đối tượng Với vai trò là chủ thé chủ động nhất trong hoạt động tố tụng, nguyên đơn phải được pháp luật thừa nhận và quy định những quyền năng hợp lý để có thể sử dụng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án Thực tế, các quy định về quyền của nguyên đơn trong TTDS có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề chính tri của đất nước Do vậy, quyền của nguyên đơn trong TTDS là một van đề pháp lý quan trọng cần được nghiên cứu độc lập và có hệ thống trong giai đoạn hiện nay.

Quyền của nguyên đơn đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nha

nước ta từ năm 1946 và ngày càng được hoàn thiện hơn Sự ra đời của BLTTDS 2015 (có

hiệu lực toàn phan từ ngày 01/01/2017) đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật TTDS nói chung và pháp luật TTDS về quyền của nguyên đơn nói riêng Tuy nhiên, để nguyên đơn có đầy đủ khả năng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án thì các quy định về quyền của nguyên đơn phải được xây dựng hoàn thiện trên cơ sở bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Dễ dàng nhận thấy, sau khi ban hành và được áp dụng trong thực tiễn, những quy định của BLTTDS 2015 về quyền của nguyên đơn còn bộc lộ nhiều vướng mắc và bất cập Điều đó thê hiện rõ ở việc, có nhiều quy định về quyền của nguyên đơn chưa rõ ràng, đầy đủ và còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau; một số quy định được xây dựng chưa phù hợp với các học thuyết, nguyên lý của TTDS hoặc chưa được xây dựng dưới góc độ tiếp cận quyền con người, quyền công dân; một số quy định chưa bảo đảm sự tương thích với pháp luật nội dung hay có những quy định còn thiếu khoa học, thiếu logic chưa đáp ứng yêu cau về kĩ thuật lập pháp Bên cạnh đó, mặc dù, BLTTDS 2015 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền của nguyên đơn nhưng lại chưa có văn bản hướng dan thi hành các quy định này dẫn đến việc áp dụng thiết thống nhất Sự thiếu sót từ bản thân các quy định của pháp luật TTDS về quyền của nguyên đơn đã gây ra khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng vào thực tiễn Điều này đã trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn khi họ tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu dé làm rõ các van dé lý luận, các van đề pháp lý về quyền của nguyên đơn trong TTDS, bảo đảm việc hiểu và áp dụng thống nhất các quy định pháp luật vào thực tiễn là một yêu cầu bức thiết Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quyên của nguyên đơn trong TTDS Việt Nam” sẽ có giá trị khoa học trong

giai đoạn hiện nay.

Trang 8

Quyền của nguyên đơn là một nội dung quan trọng của pháp luật TTDS Việt Nam Có nhiều công trình khoa học có liên quan đến vẫn đề này đã được nghiên cứu đưới nhiều hình thức khác nhau Có thê kế đến những công trình sau:

- Cuốn sách chuyên khảo “Cơ chế pháp lý bảo dam quyên con người, quyên công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án Nhân dân” năm 2017 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà Đây là công trình mới nhất có liên quan đến đề tài của tác giả Công trình đã nghiên cứu công phu và có hệ thống về cả lý luận và thực tiễn trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTDS Tuy nhiên, đối tượng mà công trình này tập trung nghiên cứu là các biện pháp, cách thức dé bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS, chứ không đi sâu nghiên cứu về các quyền của nguyên

đơn trong TTDS.

- Đề tài khoa học cấp trường “Cơ chế bảo đảm quyên con người, quyền cơ bản của công dân trong tô tụng dân sự theo yêu cau của cải cách tư pháp và thi hành Hién pháp năm 2013” năm 2017 do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà làm chủ biên, và đề tài “Cơ chế bảo đảm quyên tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự đáp ứng tiễn trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” năm 2015 do tác giả Nguyễn Triều Dương làm chủ biên Cũng giống như công trình trên, ở cả hai đề tài này, đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến không phải quyền của nguyên don mà là các biện pháp, cách thức dé bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự hoặc bảo đảm quyên con người, quyền công dân trong TTDS.

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyền to tụng cua đương sự và thực tiễn thực hiện” năm 2013 của tác giả Đỗ Thị Hà Có thé nói đây là công trình có liên quan gần gũi nhất với đề tài mà tác giả nghiên cứu Ở công trình này, tác giả luận văn đã làm rõ được những van dé lý luận và thực tiễn về quyền tố tụng của đương sự Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quyên tố tụng của các đương sự nói chung chứ không nghiên cứu riêng về quyền của nguyên đơn Bên cạnh đó, cách thức tiếp cận của luận văn này là tập trung nghiên cứu các nhóm quyền của đương sự một cách có hệ thống chứ không đi sâu nghiên cứu các quyền cụ thé của nguyên đơn.

- Các luận văn thạc sĩ khác như: “Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong to tụng dân sự” năm 2011 của tác giả Nguyễn Văn Tuyết; “Quyền tự định đoạt của

đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại” năm 2013 của tác giả Nguyễn Thị Thu

Minh; “Ddm bảo thực hiện quyén và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tô tụng dân sự Việt Nam” năm 2013 của tác giả Nguyễn Thanh Nga; “Quyên yêu cau, thay đổi, bồ sung và rút yêu cau của đương sự trong tô tụng dân sự Việt Nam” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang Tất cả những luận văn này đều có một đối tượng nghiên cứu rõ ràng và ít nhiều đều có giá trị đóng góp cho sự phát triển của khoa học pháp lý TTDS ở Việt Nam Tuy nhiên, các luận văn này chỉ có liên quan một phần nhỏ đến đề tài của tác

giả Chưa có luận văn nào nghiên cứu độc lập và có hệ thông vê quyên của nguyên đơn

Trang 9

- Các bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí pháp luật có nghiên cứu những van đề riêng lẻ có liên quan đến quyền của nguyên đơn như: bài viết “Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu câu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự” của tác giả Bùi Thị Huyền đăng trên tạp chí Luật học số 9/2007; “Giải quyết trường hợp thay đổi địa vị tô tụng tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Lê Thu Hà đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9/2007; “Việc thay đổi, bồ sung kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sw” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên tạp chí Tòa án Nhân dân số 8/2010; “Nguyên tắc “quyên tự định đoạt và quyết định của đương sự” trong tô tung dân sự, tô tụng hành chính” của tác giải Nguyễn Quang Hiền đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17/2013; “Giải quyết việc nguyên don rút yêu câu khởi kiện trong vu án dân sự nhiễu nguyên don có cùng yêu cau” của tac giả Nguyễn Thị Hạnh — Nguyễn Thị Hương đăng trên tạp chí Tòa án Nhân dân số 20/2013; “Vẻ truong hợp vu án dân sự có nhiễu nguyên don mà có một nguyên don rút yêu câu khởi kiện” của tác giả Nguyễn Thị Hương đăng trên tạp chí Kiểm sát số 18/2013 Các bài viết này đề cập đến những vấn đề khác nhau có liên quan đến quyền của nguyên đơn trong TTDS Tuy nhiên, hầu hết các bài viết chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá các quy định của BLTTDS 2004 hoặc BLTTDS sửa đổi 2011 có liên quan đến quyền của nguyên đơn Nhiều vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến quyền của nguyên đơn chưa được đề cập hoặc đã được đề cập nhưng chưa được lý giải một cách thỏa đáng và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn

trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, qua các công trình đã công bố ở trên, có thé nhận thấy, chưa có một công

trình nào nghiên cứu trực tiếp và cụ thé về quyền của nguyên đơn trong TTDS Việt Nam Vì vậy, có thể nói, luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về quyền của nguyên đơn trong TTDS Việt Nam.

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

* Đối tượng nghiên cứu của đê tài

Luận văn nghiên cứu những van dé lý luận, các học thuyết, quy định của pháp luật nước ngoài và Việt Nam về quyền của nguyên đơn trong TTDS; thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật TTDS Việt nam về quyền của nguyên đơn trong vài năm gần đây.

* Pham vi nghiên cứu của dé tài

- Luận văn chỉ nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung quyền của nguyên đơn trong TTDS Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các quyền của nguyên đơn đã được ghi nhận nhưng vẫn bị xâm phạm nhiều (thông qua các bài nghiên cứu chuyên khảo trong 5 năm gần đây) hoặc những quyền mới được ghi nhận cũng cần nghiên cứu dé đánh giá sự phát trién của pháp luật TTDS Việt Nam Các quyền đó có thé chia thành 2 nhóm quyền là nhóm quyền tự định đoạt và nhóm quyền tranh tụng

của nguyên đơn Trong đó, với nhóm quyên tự định đoạt, tác giả chỉ nghiên cứu các

Trang 10

kiện; quyền kháng cáo phúc thâm; quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo phúc thâm Ở nhóm quyền tranh tung, tác giả nghiên cứu các quyền: quyền cung cấp chứng cứ chứng minh; quyền tiếp cận chứng cứ; quyền được loại trừ một phần nghĩa vụ chứng minh; quyền

tranh tụng tại phiên tòa.

- Luận văn tập trung là rõ các quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bồ sung2011) (BLTTDS 2011), BLTTDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan về những quyền của nguyên đơn đã được liệt kê ở trên Từ đó, luận văn nghiên cứu những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật TTDS hiện hành về quyền của nguyên đơn.

- Luận văn chỉ nghiên cứu hai nhóm quyền này trong việc giải quyết các VADS theo thủ tục tố tụng thông thường, không nghiên cứu 2 nhóm quyên nay trong giải quyết

VADS theo thủ tục TTDS rút gon.

- Luận văn đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với những quyền của nguyên đơn đã được lựa chọn ở trên.

4 MỤC DICH VÀ NHIEM VỤ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI

Mục đích nghiên cứu luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định của pháp luật va thực tiễn thực hiện quyền của nguyên đơn trong TTDS Trên co sở đó, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật về quyền của nguyên don trong TTDS Dé đạt được mục đích này, luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, làm rõ ban chất của quyền của nguyên đơn trong TTDS, xây dựng được khái niệm, chỉ ra được những đặc điểm và khái quát được vai trò về quyền của nguyên đơn trong TTDS Thi? hai, làm rõ được nội dung một số quyền của nguyên đơn trong TTDS đã được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu dé tài Thi? ba, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về quyền của nguyên đơn trong TTDS và đưa ra kiến nghị cụ thé dé giải quyết những van dé còn bat cập, vướng mắc.

5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử cua Chủ nghĩa Mác - Lénin.

* Phuong pháp nghiên cứu cụ thé: Dé đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn đã sử dụng những nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học Cụ thể, phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của khái niệm quyền; phương pháp phân tích và bình luận được sử dung dé dem lại góc nhìn đa chiều va làm rõ các quy định về quyền của nguyên đơn trong pháp luật TTDS hiện hành; phương pháp so sánh được sử dụng để chỉ ra những điểm khác biệt của pháp luật TTDS Việt Nam và pháp luật TTDS một số nước về quyền của nguyên đơn; làm rõ những điểm tiến bộ và hạn chế của quy định pháp luật hiện hành về quyền của nguyên đơn trong TTDS; phương pháp nghiên cứu học thuyết pháp lý (một phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống)

Trang 11

TTDS, từ đó dùng làm cơ sở vững chắc trong việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật; phương pháp diễn dịch, quy nạp và tổng hợp được tác giả sử dụng để khái quát các ý chính trong từng van dé cụ thé, giúp cho các ý tưởng trong luận văn được sáng rõ.

6 NHỮNG DONG GÓP CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TÀI

Kết quả nghiên cứu đề tài “Quyên của nguyên đơn trong TTDS Việt Nam” có thể đem lại những điểm mới sau:

- Luận văn là công trình đầu tiên trình bày được khái niệm, đặc điểm và vai trò về quyền của nguyên đơn trong TTDS Kết quả nghiên cứu ở phần đặc điểm của luận văn đã giúp phân biệt rõ quyền của nguyên đơn trong TTDS với quyền của một số đối tượng pháp lý có nét tương đồng Nội dung này có thê giúp các tác giả khác ngoài chuyên ngành sử dụng dé nhận diện quyền của nguyên đơn trong TTDS với quyền của đối tượng mà họ đang nghiên cứu Chăng hạn như nhận diện quyền của quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự với quyền của nguyên đơn trong TTDS Luận văn cũng làm rõ được giá trị và sự ảnh hưởng của các quy định về quyền của nguyên đơn trong TTDS với van đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Luận văn đã tổng hợp, khái quát và tự rút ra được một số van đề lý luận có giá trị về quyền của nguyên đơn trong TTDS Những nội dung này có thể được sử dụng như tiêu chuân để đánh giá các quy định pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về quyền của nguyên đơn; hoặc có thé dùng như một cơ sở lý thuyết tham khảo giúp các tác giả tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về quyền của nguyên đơn nói riêng và quyền của các đương sự nói chung trong TTDS.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện và sâu sắc các quy định của pháp luật TTDS Việt nam về một số quyền của nguyên đơn và thực tiễn áp dụng pháp luật trong những năm gần đây Từ những nghiên cứu này, luận văn đã làm sáng rõ những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về quyền của nguyên đơn, và những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về quyền của nguyên đơn trong thực tiễn xét xử Đồng thời, luận văn đưa ra những luận giải cụ thể về nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó.

- Luận văn đã có những kiến nghị sửa đôi, bổ sung cụ thể đối với một số quyền của nguyên đơn được quy định trong BLTTDS 2015 Những kiến nghị này không chỉ có giá trị dé hoàn thiện các quy định về quyền của nguyên đơn mà còn có thé dùng như tài liệu tham khảo dé nghiên cứu hoàn thiện các quy định về quyền của bị đơn và người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan.

7 KET CAU CUA LUẬN VAN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung cụ thé của luận văn được kết cấu thành 3 chương và 7 mục (có thé xem cụ thé hơn ở phan

mục lục của luận văn).

Trang 12

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN CUA NGUYEN DON TRONG TO TUNG DAN SU

1.1 KHAI NIEM, DAC DIEM VA VAI TRO VE QUYEN CUA NGUYEN DON TRONG TO TUNG DAN SU

1.1.1 Khái niệm quyền của nguyên don trong tố tụng dân sự

Để đưa ra được khái niệm “quyên của nguyên don trong TTDS” cần giải thích được các khái niệm: TTDS và nguyên đơn trong TTDS.

Thứ nhất, về khái niệm TTDS.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, những nhóm quan hệ có cùng tính chất sẽ được điều chỉnh chung bởi một ngành luật Danh từ “dân sự” thường được hiểu như một

bộ phận của lĩnh vực luật tư, bản chất là sự bình đăng trong việc cam kết, rằng buộc, thay

đổi, cham dứt, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên Với tính chất của các quan hệ dân sự, nhà làm luật đã xây dựng các quy tắc xử sự chung cho các chủ thê khi tham gia vào quá trình cam kết, thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện, tự do và bình đăng về địa vị pháp lý Theo nhà nghiên cứu Vũ Văn Mẫu: “Dân luật (luật dân sự) là những nguyên tắc

cai quan sự giao thiệp giữa tr nhân” — ý chỉ các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ

mang tính chất “riêng tư” của các chủ thê.

Bên cạnh đó, theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khi xây dựng một hệ thống pháp luật, song song với việc ghi nhận quyền và nghĩa vu của các chủ thé, Nha nước cần phải xây dựng các cơ chế để đảm bảo thực hiện các quyên và nghĩa vụ đó Nói như giáo sư Nguyễn Huy Đâu: “Một quyên lợi duoc luật pháp công nhận nhiều khi không du bảo dam cho người có chủ quyên hưởng dụng: quyên lợi có thé bị phủ nhận, bị xâm phạm”, vì vậy “chủ thể quyên lợi bị tốn thương có quyên buộc tha — nhân phải tôn trọng quyên lợi bị de doa bằng những phương tiện hợp pháp”, phương tiện này “danh xưng là

Luật tổ tụng” Với “xứ mệnh” bảo vệ các lợi ich dan sự hợp pháp trong pháp luật nội

dung phải được hiện thực hóa — luật TTDS đã ra đời Thuật ngữ “tố tụng” có nhiều cách

hiểu khác nhau Theo Giáo sư Vũ Văn mẫu, “t6 tụng” tức là “thủ tục kiện cdo” Hay theo

phân tích của Giáo sư Nguyễn Huy Dau từ việc nghiên cứu luật của Nhật Ban va Pháp thi nói đến “to tung” là nói đến “môn luật liên quan đến Tòa án, đến quyên tư pháp” và theo đó, TTDS là “dinh lệ tổ chức việc chỉ phối là điều hành công lý, đặt ra dé đảm bảo cho tư

nhân các chế tài và tôn trọng quyên lợi trong tư luật” Trong khoa học pháp lý ngày nay,

' Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia giáo dục xuất ban năm, tr 161.

* Nguyễn Huy Đâu (1962), Luật Dân sự - Tổ tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, tr.3.3 Vũ Văn Mẫu, tldd chú thích 1, tr 153.

* Nguyễn Huy Đâu, tlđd chú thích 2, tr 4 và 6.

Trang 13

Từ những phân tích ở trên, có thé hiểu: T7DS là quy trình, thủ tục do pháp luật quy định để giải quyết các tranh chấp, yêu câu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự (theo

nghĩa rộng) tại Toa an.

Thứ hai, về khái niệm nguyên đơn trong TTDS.

Dé đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu giao kết và thiết lập các quan hệ dân sự Trong quá trình con người trao đôi lợi ích với nhau, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là một yếu tố khách quan mang tính quy luật Bởi, bản thân con người vốn là thực thê không hoàn hảo nên khi đặt chung vào cùng một mối quan hệ thì van dé nảy sinh mâu thuẫn là lẽ thường tình (dưới quan điểm của Triết

học và Phật giáo)” Nhận thức được van đề đó, pháp luật cần quy định các phương thức để

giải quyết tranh chấp Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đó là yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Dé làm cơ sở cho việc xác định quyền và nghĩa vụ của từng chủ thê khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, pháp luật TTDS cần trao cho họ các tư cách pháp lý Bởi, chỉ khi chủ thé ở trong một tư cách nào đó mới có thé sử dụng những quyền năng nhất định” Với vai trò là chủ thé làm phát sinh quá trình tố tụng (thé hiện băng việc nộp đơn khởi kiện), pháp luật trao cho chủ thé này tư cách là “nguyên

đơn” trong TTDS.

Cần nói thêm, quan niệm về TTDS cũng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng mô hình tố tụng và pháp luật của mỗi quốc giaŸ Do Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi mô hình phân loại tố tụng của các nước theo hệ thống luật dân sự, nên thủ tục tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục giải quyết VADS (bao gồm thủ tục thông thường và thủ tục rút gọn) và thủ tục giải quyết việc dân sự Và trong hai thủ tục này, tư cách nguyên đơn chỉ xuất hiện trong VADS.

Theo Từ dién luật học: “nguyén đơn là người được giả thiết có quyên hoặc lợi ích hợp pháp bị vi phạm hay tranh chấp nên khởi kiện (hoặc được người khác khởi kiện, khởi

tô) theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ những quyên lợi đó”” Tit khái niệm này, có

thé xác định được điều kiện cần dé một chủ thể có thé trở thành nguyên đơn trong TTDS là họ phải được suy đoán có quyền và lợi ích hợp dân sự hợp pháp bị xâm phạm Sự xâm phạm ở đây chỉ được “suy đoán hay giả thiết? vì khi chưa có phán quyết của Tòa án thì không thê khăng định chắc chắn quyền lợi của nguyên đơn là hợp pháp Đồng thời, khái niệm trên cũng chỉ ra rang nguyên đơn trong TTDS rất đa dạng Nguyên đơn có thé là người khởi kiện VADS khi đáp ứng các điều kiện luật định Nguyên đơn cũng có thể là

° Tống Công Cường (2007), Luật Té tung dân sự Việt Nam — Nghiên cứu so sánh, Nxb Dai học Quốc gia TP Hồ Chí

Minh, tr 10.

° Trần Anh Tuan, Pháp luật TTDS Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Trường Đại học kiêm sát Hà Nội, tại

dia chỉ http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/8 1/414 ngày truy cập 25/06/2017.

7 Nguyễn Ngọc Bich (Master laws Harvard) (2015), Tu duy pháp lý của luật sư, Nhà xuất bản Trẻ, tr 65.* Tống Công Cường (2007), tldd chú thích 5, tr 6.

? Từ điển Luật học (2006), Bộ Tư pháp Viện khoa học pháp lý, Nxb từ điển bách khoa — Nxb Tư pháp, tr 566.

Trang 14

nhiên, xét về lý thuyết của TTDS, khái niệm trên vẫn chưa bao quát hết các chủ thê có thể trở thành nguyên đơn trong TTDS Dựa theo lý thuyết của pháp luật dân sự, Nhà nước

cũng là một trong những chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự °, do vậy, khi bị xâm phạm

về các lợi ích din sự hợp pháp, Nhà nước cũng có quyền bảo vệ mình Thông qua các cơ quan chuyên môn, Nhà nước trao quyền cho những cơ quan này có quyền khởi kiện dé bảo vệ lợi ích của Nhà nước Hoặc trong trường hợp lợi ích chung của cộng đồng bị xâm phạm, Nhà nước cũng có thể trao quyền cho một số cơ quan dé khởi kiện nhằm bảo vệ lợi

ích công cộng Khi đó, các cơ quan được trao quyền sẽ trở thành nguyên đơn trong VADSÌ".

Như vậy, cần hiểu đầy đủ, nguyên đơn trong VADS là người tham gia TTDS được giả thiết (suy đoán) là có quyển và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp nên đã tự mình khởi kiện hoặc được các chủ thể khác theo quy định của pháp luật khởi kiện để yêu cau Tòa án bảo vệ quyên lợi hợp pháp của mình hoặc khởi kiện VADS để yêu câu Tòa án

bao vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng.

Thứ ba, vê khái niệm quyền của nguyên don trong TTDS.

Quyền luôn là một phạm trù trừu tượng và được tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau Học thuyết pháp luật tự nhiên cho rằng, khi con người sinh ra đã được hưởng thụ các quyền mà luật tự nhiên ban cho, các quyền này đã chi phối và hướng dẫn hành vi con người đi đến sự công bằng và đúng đắn Luật của tự nhiên đã có trước khi loài người xuất

hiện, nó tồn tại vĩnh hằng, độc lập, bất biến và khách quan” (cả ở Phương Đông và

Phương Tây đều cùng quan điểm này'”) Khi xã hội văn minh ra đời, dé bảo vệ được quyền tự nhiên đó, Nhà nước phải tìm tòi, khám phá luật của tự nhiên để xây dựng thành hệ thống pháp luật (luật của tự nhiên, chi phối luật của con người).

Trái ngược với quan điểm trên, học thuyết pháp luật thực chứng cho rằng, quyền là khả năng nhà nước trao cho chủ thê thông qua pháp luật Thực chứng có nghĩa rằng trước

hết luật phải ton tại một cách rành rot, cụ thể, minh chứng được Ý Theo học thuyết pháp

luật thực chứng, quyền không phải là những gì bâm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các Nhà nước xác định, thừa nhận và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật” Và vì thé, học thuyết này cho rằng “không có một pháp luật lý tưởng nào duy

‘0 Trường Dai học Luật Ha Nội (2012), Gido trinh Luật dan sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, tr 65.'' Xem thêm khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015.

Đỗ Minh Đức (2014),“Tim hiểu học thuyết pháp luật tự nhiên”, Nghiên cứu lập pháp, (06), tr.15.

'3 Nhà bác hoc Aristotle — cha đẻ của học tuyết pháp luật tự nhiên Phương Tây cho rằng: pháp luật phải là “sự suy

diễn từ sự hài hòa của trật tự tự nhiên” Ở Phương Đông, Lão Tử cho răng, luật là cái có sẵn trong tự nhiên, luân lý tự

nhiên đó không gì phá hủy được, con người nêu soạn luật cần tuân thủ công lý đó Hay trong triết lý của Đạo Phậtthuyết về luân hồi, nhân quả đều được diễn giải như quy luật vĩnh hang tồn tại trong vũ trụ.

(Xem: Nguyễn Dang Dung — Đặng Minh Tuấn (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội, tr.63 và Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình pháp luật đại cương, Nxb Công an Nhân dân,

'* Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an Nhân dân, tr.62.

's Nguyễn Đăng Dung — Vũ Công Giao — La Khánh Tùng (chủ biên) (2011), Giáo trinh ly luận và pháp luật về

quyên con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tlđd chú thích 2, tr.39.

Trang 15

thời điểm, thì các quyền pháp lý mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa, chính trị ” Như vậy, dù tiếp cận theo học thuyết pháp luật tự nhiên hay pháp luật thực chứng, phạm trù “quyền” đều có mối liên hệ gần gũi với nhà nước và pháp luật.

Ngày nay, dưới góc độ ngôn ngữ học, quyền được hiểu là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi'Š Nói cách khác, quyền là khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật hoặc xã hội chấp nhận Hay quyền là cái

mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu yêu cầu dé có, nếu bị tước đoạt có thé đòi hỏi dé giành lại'” Dưới góc độ khoa

học pháp lý, quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức dé theo đó cá nhân, t6 chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai ngăn cản, hạn chế””?.

Từ những cách tiếp cận ở trên có thê khái quát lại: Quyền là khả năng mà pháp luật cho phép chủ thé được hưởng, được thực hiện những hành vi gắn với những điều kiện nhất định”.

Trong TTDS, nguyên đơn là một trong những chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS Vì vậy, để có khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nguyên don phải có đầy đủ các quyên tố tụng - các quyền này được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện Việc pháp luật ghi nhận quyền t6 tụng nguyên đơn một mặt giúp cho nguyên đơn có thê chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, một mặt giúp cho Tòa án xác định rõ phạm vi quyền của nguyên don, từ đó bảo đảm cho nguyên đơn thực hiện được quyền mà pháp luật đã ghi nhận Trong trường hợp có sự thay đổi tư cách của nguyên đơn

từ đương sự này sang đương sự khác thì nguyên đơn mới được hình thành sẽ có toàn bộ

quyền mà pháp luật đã ghi nhận cho nguyên đơn trong TTDS.

Như vậy, từ những phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm: Quyển của nguyên đơn trong TTDS là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể giả thiết có quyên lợi dân sự hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp được hưởng, được sử dụng để bảo vệ quyên lợi của mình hoặc khả năng mà pháp luật quy định cho cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật được hưởng, được sử dụng dé bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

1.1.2 Đặc điểm quyền của nguyên đơn trong tố tung dân sự

Thứ nhất, quyên của nguyên don trong TTDS được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa năng lực pháp luật dan sự và năng lực pháp luật TTDS.

'“ Vũ Văn Mẫu, tldd chú thích 1, tr 86.

'7 Đào Trí Úc (2015), Án lệ: Lich sử, hiện tại và triển vọng phát triển ở Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, (10), tr.16.'3 http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Quy%E1%BB%8 Intruy cập ngày 25/06/2017.

'? http://www.xn t-in-1ua7276b5ha.com/Quy%E1%BB%8 In truy cập ngày 25/06/2017.? Từ điển Luật hoc, , tr 648.

*1 Lê Văn Long (2003), Quan hệ pháp luật — Những van dé ly luận và thực tiễn ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 42.

Trang 16

Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, để có tư cách tham gia vào một quan hệ pháp luật, chủ thé của quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thé, bao gồm hai yếu tố cau thành là năng lực pháp luật và năng lực hành vi” Năng lực pháp luật là khả năng các chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định (năng lực này là hiện

tượng không thay đồi, không chuyên dich cho chủ thể khác”) Theo đó, dé các chủ thể

được quyền tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì pháp luật phải thừa nhận cho họ có năng lực pháp luật; từ đó sẽ trao cho ho có khả năng sử dụng các quyền nhất định Thế nhưng, việc ghi nhận quyền phải luôn gắn với việc bảo vệ quyền Nói các khác, để các chủ thể ứng xử theo đúng các quy tắc chung mà pháp luật đặt ra thì việc quy định quyền chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ dé đảm bảo cho quyền được thực hiện.

Hiện nay, pháp luật TTDS của các nước trên thé giới đều quy định các chủ thé của

quan hệ pháp luật dân sự có năng lực pháp luật TTDS Bởi, năng lực pháp luật TTDS là

biểu hiện quyền năng của các chủ thé quan hệ pháp luật dân sự trong việc bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án ”” Như vậy, khác với các chủ thé của quan hệ pháp luật khác, trong TTDS, quyền của nguyên đơn được hình thành dựa trên mối liên

hệ giữa nang lực pháp luật dân sự và năng lực pháp luật TTDS - đây là phạm trù pháp lý

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cụ thể, đối với nguyên đơn là cá nhân, ngay từ khi sinh ra, pháp luật đã trao cho nguyên đơn các quyền trong TTDS, những quyền nay chi mat khi cá nhân chết Còn đối với nguyên đơn là cơ quan, tô chức, ngay khi cơ quan, tô chức được thành lập đã có các quyền mà pháp luật trao và quyền này chỉ châm dứt khi cơ quan, tổ chức cham dứt hoạt động Quyền của nguyên đơn trong TTDS luôn bình đăng đối với tất cả các chủ thê.

Thứ hai, quyền của nguyên đơn trong TTDS là khả năng mà pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng, được sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án để bảo vệ quyên và lợi ích trong lĩnh vực dân sự.

Trong pháp luật dân sự, mối quan hệ của các chủ thê được coi là mỗi quan hệ theo chiều ngang — luôn có sự ngang bằng về dia vị pháp lý Vì vậy, khi một chủ thể xâm phạm đến quyên lợi hợp pháp của chủ thé khác thi chủ thé bị xâm phạm phải được trao các quyên năng dé bảo vệ quyén lợi của mình — quyền năng này đã có sẵn khi chủ thé được sinh ra (cá nhân) hoặc được thành lập (pháp nhân) Tuy nhiên, chỉ khi chủ thể bị xâm phạm quyết định khởi kiện thì Tòa án mới có cơ sở để suy đoán họ là nguyên đơn trong VADS Và ké từ thời điểm này VADS mới có khả năng được phát sinh khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật Theo đó, quá trình TTDS sẽ phát sinh từ khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và kết thúc khi Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, việc thực hiện các quyên to tụng của nguyên don là dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cua minh, bao vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng.

? Bùi Thị Thanh Hang (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 123.? Lê Văn Long, tldd chú thích 21, tr 21.

® Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb Công an Nhân dan, tr 111.

Trang 17

Thông thường, khi một chủ thé bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp họ đã có san những quyền tô tụng dé bảo vệ mình Nếu các chủ thể có năng lực hành vi TTDS thì có thé tự mình thực hiện quyền khởi kiện mà không cần thông qua người khác Bên cạnh việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích trực tiếp của cá nhân, cơ quan, tô chức; có những chủ thê được nhà nước trao quyền dé bảo vệ lợi ích dân sự của Nhà nước hoặc lợi ich công cộng

khi có hành trái pháp luật xâm phạm Đơn cử như trường hợp sở tài nguyên môi trường có

quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, hay trường hợp các cơ quan quản lý trong lĩnh vực văn hóa, thông tin có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân Khi đó,

trong phạm vi lĩnh vực mình phụ trách, các cơ quan này sẽ khởi kiện với tư cách là

nguyên đơn dé bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng.

Thứ tư, quyên của nguyên don trong TTDS được xây dựng dựa trên sự tôn trọng quyên của mỗi con người khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Trong quan hệ dân sự, khả năng các chủ thé có thé bị xâm phạm về quyền và lợi ich là rất lớn, vì vậy, nêu pháp luật chi dừng lại ở việc ghi nhận quyên và nghĩa vụ của các bên trong pháp luật nội dung là chưa đủ mà cần phải có một cơ chế để bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ đó được bảo vệ và thực hiện trên thực tế Nói cách khác, nếu những quy tắc

xử sự trong luật dân sự không được hiện thực hóa thì mãi mãi nó chỉ có giá tri trên “trang

giấy” Việc pháp luật ghi nhận và quy định cho nguyên đơn có các quyên trong TTDS chính là cách thức mà chủ thể bị xâm phạm có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình Khi có yêu cầu của nguyên đơn, với quyên hạn của mình, Tòa án sẽ giúp nguyên đơn bảo vệ các lợi ích chính đáng được pháp luật thừa nhận Phán quyết của tòa chính là đại điện của công lý, và đó cũng là minh chứng thê hiện sự tôn trọng của Nhà nước trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn nói riêng và các

đương sự khác nói chung khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.

Từ các đặc điểm đã phân tích ở trên, có thé chỉ ra điểm khác biệt giữa quyên của nguyên đơn trong TTDS với các đối tượng pháp lý khác.

- Quyên của nguyên don trong TTDS có điểm khác với quyên của các đương sự khác trong TTDS Vì quyền của các đương sự trong TTDS luôn bình dang nên hau hết các quyền mà nguyên đơn có thì các đương sự khác cũng có Tuy nhiên, với vị trí là chủ thể có quyền chủ động nhất trong các đương sự, nguyên đơn được pháp luật trao những quyền mà các đương sự khác không có Don cử, như quyền khởi kiện, quyền rút yêu cầu

khởi kiện.

- Quyển của nguyên đơn trong TTDS có điểm khác với quyên của nguyên don trong to tung hanh chinh Do tinh chất của lĩnh vực luật tư va lĩnh vực luật công có sự khác biệt nên quyền của nguyên đơn trong TTDS cũng có những điểm khác biệt với quyền của nguyên đơn trong tố tụng hành chính Quyền của nguyên đơn trong tố tụng hành chính là khả năng pháp luật trao cho các chủ thé được hưởng, được sử dụng dé bảo

Trang 18

vệ lợi ích của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án khi cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến lợi ích được pháp luật bảo vệ Mối

quan hệ trong pháp luật hành chính là quan hệ giữa công dân và cơ quan Nhà nước có

thâm quyền chứ không phải quan hệ bình đăng như trong pháp luật dân sự Đối tượng mà luật tố tụng hành chính bảo vệ là các quyền lợi bị xâm phạm thông qua các hoạt động quản lý nhà nước của các chủ thé có thâm quyền chứ không phải các quyền lợi mang tính tự do, tự nguyện, bình đăng mà pháp luật TTDS hướng tới bảo vệ Đồng thời, khác với nguyên đơn trong TTDS, nguyên đơn trong tô tụng hành chính chỉ có thé khởi kiện dé bảo vệ lợi ích của mình”.

- Quyên của nguyên don trong TTDS có những điểm khác biệt với quyén của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (sau đây xin gọi tắt là nguyên đơn dân sự) Do chịu ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật khác nhau nên mỗi quốc gia có thé có quy định khác nhau về vẫn đề dân sự trong vụ án hình sự Theo hệ thống common Law việc giải quyết trách nhiệm dân sự do hành vi phạm tội gây ra được tách ra giải quyết thành hai thủ tục tố tụng riêng (có sự phân biệt rạch ròi giữa dân sự và hình sự - do đó không xuất hiện quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự) Còn theo hệ thống Civil Law (điển hình là Pháp), trong trường hợp các vi phạm về hình sự kéo theo một thiệt hại về

dân sự sẽ được giải quyết trong cùng một vụ án hình sự ” (trong những người bị thiệt hai

có những người sẽ có tư cách là nguyên don dân sự) Hiện nay, về van dé này, pháp luật Việt Nam cũng áp dụng theo nguyên lý của hệ thống pháp luật civil law.

Ý nghĩa của việc giải quyết van dé dân sự trong vụ án hình sự là ở chỗ: (i) tránh việc tiễn hành các hoạt động tố tụng trùng lặp một cách không cần thiết, tức là xem xét hai lần các tình tiết xâm phạm cùng một lúc đến các giá trị xã hội được pháp luật hình sự

và dân sự bảo vệ, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc xét xử””; (ii) giúp cho người bi

xâm phạm có thé sử dụng những chứng cứ ma cơ quan tố tụng đã thu thập được dé phục vụ cho việc giải quyết van đề dân sự” (về bản chất, đây là sự “nương nhờ” vào việc chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự) - nếu thiệt hại xảy ra được giải quyết trong một VADS thì chủ thê bị thiệt hại không có quyền đó nữa.

Thực chất, việc giải quyết yêu cầu của nguyên don dân sự là việc bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của chủ thê bị xâm phạm cùng với việc giải quyết vấn đề hình sự trong vụ án hình sự Do pháp luật TTDS và tổ tụng hình sự đều quy định cho người được suy đoán là bị thiệt hại có các quyền dé yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nên việc phân biệt quyền của nguyên đơn trong TTDS và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chỉ mang tính chất tương đối Cụ thê như sau:

Một là, về quyền tự định đoạt.

°° Xem Điều 5 Luật Tố tung Hành chính năm 2015.

°° Nguyễn Xuân Dang (2005), “Giải quyết tránh nhiệm dân sự trong vụ án hình sự”, Toa án Nhân dan, (11), tr 2.

27 Hoàng Thị Sơn (1998), “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Ludt học, (06), tr 21.

* Đỗ Văn Dai (2007), “Bàn về việc giải quyết van dé dân sự trong vụ án hình sự”, Kiém sát, (9), tr 32.

Trang 19

Xét về quyền yêu cầu có thé nhận định, mặc dù nguyên đơn dân sự không phải là nạn nhân trực tiếp của tội phạm nhưng thiệt hại xảy ra do hành vi phạm tội gây nên, suy ra thiệt hại đã xảy ra chỉ có thé là thiệt hai thực tế” Theo đó, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên don dân sự thường là yêu cầu về bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng”” Trong khi đó, nguyên đơn trong TTDS có quyên yêu cầu giải

quyết rất nhiều các quan hệ pháp luật có tính chất dân sự, những yêu cầu này không chỉ là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà có thể liên quan đến việc chia thừa kế, ly hôn Ngoài ra, mức độ chủ động của quyền yêu cầu giữa hai chủ thể cũng có sự khác biệt Do là chủ thể của quan hệ có tính chất tự do, tự nguyện, bình đẳng nên nguyên đơn trong TTDS hoàn toàn chủ động trong việc quyết định van dé cần hoặc không cần phát động một VADS Còn đối với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự, mặc dù chủ thé nay cũng có quyền quyết định trong việc đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hai, tuy nhiên yêu cầu này chỉ được chấp nhận khi cơ quan tiễn hành tố tụng đã khởi tố vụ án hình sự Như vậy, quyền yêu cầu của nguyên đơn dân sự bị thụ động hơn so với nguyên đơn trong TTDS Cụ thé hơn, hành vi yêu cầu bồi thường thiệt hai của nguyên đơn dân sự không

làm phát sinh vụ án hình sự.

Xét về các quyền tự định đoạt khác có thé thấy, nguyên đơn dân sự không có

quyền định đoạt cao như nguyên đơn trong TTDS Trong TTDS, do nguyên đơn là một trong những chủ thể quan trọng nhất của việc giải quyết VADS nên họ được trao rất nhiều quyền như thay đôi, bổ sung, rút yêu cầu, hòa giải, tự thỏa thuận, kháng cáo bản án sơ thâm Còn trong tố tụng hình sự, nguyên don là người tham gia tố tụng dé bảo vệ lợi ích dân sự của mình trong vụ án hình sự nên quyền tự định đoạt có phần bị ảnh hưởng từ việc

giải quyết vụ án hình sự Theo đó, nguyên đơn dân sự không có quyền hòa giải”', không có quyền kháng cáo toàn bộ ban án sơ thâm (chỉ được kháng cáo phan giải quyết dân sự)

Hai là, về mục đích yêu cầu Nguyên đơn trong TTDS có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích của mình hoặc bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng Còn nguyên đơn dân sự chỉ có thê yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích dân sự hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình.

Ba là, về sự chuyên đổi tư cách Khác với TTDS, trong tố tụng hình sự, khi nguyên đơn dân sự rút yêu cầu, không đặt ra van dé thay đôi về tư cách của nguyên đơn dân sự và các quyền của nguyên đơn chỉ gắn với người đã yêu cầu bồi thường thiệt hại phần dân sự trong vụ án hình sự Khi nguyên đơn dân sự có yêu cầu bồi thường thiệt hại, không phải yêu cầu nào của nguyên đơn dân sự cũng được giải quyết trong vụ án hình sự Theo quy

? Tran Thị Liên (2017), “Xác định tư cách của người tham gia tố tung trong vụ án hình sự”, Nhà „ước và pháp luật,(05), tr 38 và Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân

Trang 20

định của luật tô tụng hình sự, chỉ có những yêu cầu của nguyên đơn dân sự có ảnh hưởng đến việc định tội và quyết định hình phạt mới được giải quyết trong vụ án hình sự, những

yêu cầu không có liên quan có thé tách ra giải quyết trong một VADS độc lập” Từ đó có

thê thấy, việc giải quyết phần bồi thường dân sự có liên quan mật thiết đến việc xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm Do vậy, tính chủ động trong việc đưa ra yêu cầu của các đương sự trong tố tụng hình sự hạn chế hơn nhiều so với TTDS Bên cạnh đó, nếu các yêu cầu của đương sự khác hướng đến nguyên đơn dân sự mà không liên quan đến vấn đề định tội và quyết định hình phạt trong vụ án hình sự sẽ được giải quyết trong một VADS khác Tóm lại, trong tố tụng hình sự không có sự thay đổi tư cách nguyên đơn trong quá trình tố tụng.

1.1.3 Vai trò của quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự 1.1.3.1 Về phương diện chính trị, kinh tế, xã hội

* Về phương diện chính trị : Sự ghi nhận quyền của nguyên đơn trong TTDS góp phan bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, đáp ứng các đòi hỏi của việc xây dựng Nha nước pháp quyên.

Để xây dựng một xã hội văn minh thì đòi hỏi có một nhà nước pháp quyền đường như là một yếu tổ tất yêu Ngay từ năm 1919, trong bản “Yêu sách gửi tới hội nghị Vecxây”, tại Điều 7 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân mạnh đến tam quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Sau này, ý kiến đó đã được Người viết lại thành diễn ca với tựa đề “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó đáng lưu ý hơn cả là hai câu thơ: “Bảy xin Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền””!.

Muốn xây dựng được nhà nước pháp quyền thì các hoạt động của đời sống xã hội cần có quy định của pháp luật điều chỉnh một cách khoa học và công băng Trong lĩnh vực dân sự, tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống là một yếu tố khánh quan mang tính quy luật, do đó cần phải có cơ chế dé giải quyết các tranh chấp dân sự khi xảy ra trên thực tế Quy định nguyên đơn có các quyền trong TTDS (mà bắt đầu bằng quyền khởi kiện) chính là ý chí của Nhà nước trong việc trao quyền cho con người, công dân có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc tranh chấp Nếu Tòa án có thé giải quyết “thấu tình, đạt lý”, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn sẽ tạo được lòng tin của người dân đối với Nhà nước, giúp củng cô và duy trì một trật tự chính trị 6n định và hài hòa.

*Về phương diện kinh tế - xã hội : việc quy định cho nguyên đơn có các quyền trong TTDS sự giúp nguyên don bang chính quyên năng pháp luật trao có thé sử dung dé bảo vệ các giá trị pháp lý mà mình xứng đáng được hưởng, góp phần bảo vệ các lợi ích hợp pháp trong quan hệ pháp luật dân sự và thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội.

TE Nguyên Thanh (2010),“Một số vấn đề về giải quyết dân sự trong vụ án hình sự”, Khoa học pháp ly, 01, tr 28.** Arnaud De Raulin, Jean Paul Pastorel, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Hoàng Anh ( Đồng chủ biên) (2016), Anh hưởng

của truyền thông pháp luật tới pháp luật Việt Nam, Nxb Đại hoc Quoc gia Hà Nội, tr 51.

Trang 21

Từ quá trình phát triển của pháp luật, ngày nay có lẽ cần có một cách tiếp cận mới về pháp luật, khả năng cạnh tranh và thích ứng bắt tận đã làm cho pháp luật dường như không chỉ còn là thượng tầng kiến trúc mà đã trở thành một hạ tầng quan trọng giúp xã hội pháp triển” (việc quả quyết răng pháp luật chỉ chịu ảnh hưởng bởi kinh tế là một việc sai làm”') Thời đại của sự hội nhập đã đến, chất lượng pháp luật là một trong những cơ sở góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội Dưới cái nhìn của các nhà đầu tư, nếu một hệ thống pháp luật quốc gia không đủ để bảo đảm quyền lợi cho họ khi tranh chấp xảy ra thì việc từ bỏ cơ hội đầu tư là đương nhiên Nói cách khác, từ góc độ kinh tế học,

trong các tiêu chí đánh giá tiềm năng của thị trường trước khi đầu tư vào Việt Nam, tiêu

chí về chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng.

Một hệ thống pháp luật với các quy định đảm bảo quyền của nguyên đơn trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ góp phan trong việc mở rộng cơ hội lựa chọn đầu tư kinh doanh của thương nhân vào Việt Nam Nếu con đường tìm đến công lý trở nên tốn kém và khó lường trước, thương nhân sẽ tìm đến những con đường khác, những thị trường có mức độ bảo vệ bằng pháp luật cao hơn hoặc những phương thức giải quyết tranh chấp không có lợi cho xã hội Yêu cầu đặt ra là làm sao dé Tòa án trở thành chỗ dựa

của doanh nhân? Việc xây dựng một hệ thống pháp luật dân sự minh bạch, công băng, thuận tiện và bảo đảm cho cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp Việt Nam trở thành một môi

trường tiềm năng cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của các thương nhân nước ngoài Đồng thời, giúp khuếch trương nguồn nguyên khí quốc gia - một thời đại mới sẽ đến với người dân Việt Nam: thời dai của những người trẻ tuổi, có học van, có đũng khí kinh doanh, biết giữ gìn vốn cổ của tô tiên và học hỏi tinh hoa nhân loại dé làm giàu cho ban

thân và đất nước”” Muốn đạt được mục đích đó, điều thiết yếu đặt ra là phải quy định cho

các chủ thé bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp có đầy đủ các quyền dé yêu cầu cơ quan tư pháp quốc gia bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.

Bên cạnh đó, việc trao quyền cho nguyên đơn trong TTDS góp phần tạo động lực cho sự phát triển của xã hội, thúc đây xã hội phát triển ôn định và lành mạnh Lĩnh vực dân sự là lĩnh vực đa dạng, phong phú và phổ biến nhất của đời sống xã hội Khi tranh chap dân sự nảy sinh, nếu không có các quy định cho phép người bị thiệt hại có các quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình sẽ dẫn đến tinh trạng người dân “tự xử tranh chấp” hoặc giải quyết tranh chấp bằng “luật rừng”, điều này sẽ dẫn đến sự bất 6n trong các giao lưu dân sự, là rào cản ngăn bước xã hội phát triển Có đồng quan điểm như trên,

GIáo sư Nguyễn Huy Dau khang định: “Một to tụng thiết lập hoàn bị là một sự bảo chứng cho hòa bình xã hội ””Š Hay nói như cách của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Bách: “Mộ: to tung

*> Pham Duy Nghĩa (2011), Giáo trình pháp luật đại cương, Nxb Công an Nhân dan,, tr.46.* Vũ Văn Mẫu, tldd chú thích 1, tr 97.

3” Pham Duy Nghĩa (2009), Giáo trinh luật kinh tế, Nxb Công an Nhân dân, tr.8.* Nguyễn Huy Đâu, tldd chú thích 2, tr 7.

Trang 22

A ` A 2 > ` me a+ 39

tot là một bao dam cho an toàn xã hội `” ˆ”.

Ngoài ra, quy định về quyền của nguyên đơn trong TTDS còn là “uy lực” của các chủ thể bị xâm phạm hoặc tranh chấp về quyền lợi hợp pháp có thể yêu cầu Tòa án buộc chủ thể xâm phạm phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật dân sự Trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, quyền của công dân sẽ làm phát sinh trách nhiệm của Nhà nước Nhân dân thành lập nên Nhà nước thì Nhà nước phải xây dựng các thiết chế để bảo vệ những giá trị chính đáng của Nhân dân Trong hệ thống pháp luật dân sự, bằng quyền năng được trao, nguyên đơn có thể sử dụng các quyền này để yêu cầu Tòa án phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình Thông qua quá trình xét xử, nếu quyền lợi hợp pháp

của nguyên đơn bị xâm phạm, Tòa án với chức năng là cơ quan tư pháp sẽ nhân danh Nhà

nước để giúp nguyên đơn thiết lập, khôi phục, sắp xếp lại những giá trị pháp lý mà họ

đáng lẽ đã được hưởng khi tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung.

Mặt khác, thông qua sự ghi nhận quyền của nguyên đơn, pháp luật còn thé hiện được tính giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền Tính phòng ngừa thể hiện ở chỗ, khi các chủ thể đã tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, họ phải có ý thức thực hiện đúng bổn phận với phía bên kia; nếu một bên chủ thé có ý định xâm

phạm đến quyền lợi của chủ thê khác, họ đã biết trước rằng, sẽ thường trực một cơ quan

công quyền đứng phía sau người bị xâm phạm đề bảo vệ cho họ Điều này sẽ tác động đến ý chí, tâm lí của các chủ thé dé họ phải tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với ý chí chung mà các bên đã thống nhất Tính ngăn chặn thể hiện ở chỗ, nếu pháp luật đã đặt ra lời cảnh báo dé các chủ thé tự giác tuân thủ cam kết, tuân thủ trách nhiệm nhưng họ van có ý xâm phạm đến quyên lợi hợp pháp của bên còn lại, khi đó, sẽ có một co quan đại diện cho công lý, chiều theo sự “cầu viện” và “thỉnh nguyện” của nguyên đơn đứng ra dé giành lại công bằng cho họ Từ sự phòng ngừa và ngăn chặn đó, vô hình chung, các quy định về quyền của nguyên đơn nói riêng và pháp luật TTDS nói chung đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật dân sự của người dân và dan hình thành trong Nhân dân những ứng xử pháp lý dân sự văn minh và lành mạnh, hướng tới đáp ứng các yêu cầu của

cải cách tư pháp.

1.1.3.2 Về phương diện pháp lý

Các quy định về quyền của nguyên đơn trong TTDS là sự ghi nhận một phương thức giải quyết các tranh chấp dân sự Trong các luật chuyên ngành (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động), pháp luật đã ghi nhận rất nhiều các phương thức

khác nhau để giải quyết các tranh chấp dân sự như tự bảo vệ, yêu cầu Tòa án bảo vệ,

thương lượng, hòa giải, trọng tài Mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên có thé khang định, phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án thể hiện những ưu điểm vượt trội hơn cả Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan tư pháp, được Nhà nước trao cho quyền bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (nói cách khác Toa

*° Nguyễn Mạnh Bách (1996), Ludt t6 tung dân sự Việt Nam (Lược giải), NXB Đồng Nai, tr.6.

Trang 23

án chính là đại điện công lý của công dân); ban án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ có tính chất bắt buộc tuân theo, nếu các bên không tuân thủ phán quyết của Tòa sẽ phải chịu sự cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.

Mặt khác, việc thực hiện quyền của nguyên đơn mà bắt đầu băng quyền khởi kiện là cơ sở dé hình thành nên một VADS tai Tòa án Các hoạt động TTDS có thé được phát sinh nếu nguyên đơn thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc trao quyền và bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn là sự cụ thê hóa các giá trị về quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp Với vị trí là đạo luật “mẹ”, Hiến pháp được ví như một bản thỏa thuận lớn của người dân

(khế ước xã hội), có hiệu lực cao nhất trong phạm vi lãnh thô quốc gia Ở đó, người dân

được thỏa thuận và thống nhất ý chí về phạm vi hưởng quyền cũng như những nghĩa vụ phải thực hiện dé duy tri một trật tự vận hành của xã hội Theo tư tưởng cua Rousseau, khế ước xã hội về bản chất là “hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên”, sự liên kế đó được thé hiện trong công ước (khế ước), vi vay “chúng ta phải luôn luôn trở lại với công ước” Theo đó, do Hiến pháp là bản thỏa thuận chung của xã hội nên tất cả các quy tắc xử sự trong pháp luật chuyên ngành khi ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp Vậy, quy định về quyền của nguyên đơn chính là sự cụ thê hóa những tinh than, giá trị tong quát mà Hiến pháp đã quy định dé bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách tốt nhất - bảo đảm cho nguyên đơn có đầy đủ những quyền mà mình đã tham gia “cam kết, thỏa thuận”.

1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VA NOI DUNG CƠ BAN VE QUYÈN CUA NGUYÊN DON TRONG TO TUNG DAN SỰ

Có thé khang định, nguyên đơn trong TTDS được trao rất nhiều quyền Do giới hạn số lượng trang của luận văn, tác giả không thể nghiên cứu tất cả các quyền của nguyên đơn Trong khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các quyền của nguyên đơn đã được ghi nhận nhưng vẫn bị xâm phạm nhiều (thông qua các bài nghiên cứu chuyên khảo trong 5 năm gần đây); hoặc các quyền của nguyên đơn đã được ghi nhận nhưng vẫn còn có những nhận thức khác nhau cần phải làm rõ Đồng thời, những quyền của nguyên đơn mới được ghi nhận cũng cần có sự nghiên cứu dé đánh giá được sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam (các quyền này được nêu rõ trong phạm vi nghiên cứu của luận văn) Trong đó, các quyền của nguyên đơn có cùng tính chất sẽ được tác giả nghiên cứu trong cùng một nhóm dé tránh sự trùng lặp khi nghiên cứu về cơ sở của quyên.

Ngoài ra, nghiên cứu quyền của nguyên đơn không chi là van đề nghiên cứu một giác độ - nghĩa là chỉ nghiên cứu về việc pháp luật trao cho nguyên đơn những quyền gì; mà dé đánh giá toàn điện các quy định về quyền của nguyên don cần xem xét các giác độ khác như: việc thực hiện quyền của nguyên đơn, trình tự, thủ tục áp dụng khi nguyên đơn thực hiện quyền có được quy định phù hợp với bản chất của quyền hay không: nghĩa vụ

Trang 24

hoặc trách nhiệm đối ứng mà các chủ thể cần làm để đảm bảm nguyên đơn được thụ hưởng quyền (thực tế, một số quyền nguyên đơn được trao chỉ có thé thỏa mãn khi các chủ thé khác thực hiện một nghĩa vụ hoặc trách nhiệm tương ứng).

1.2.1 Nhóm quyền tự định đoạt của nguyên đơn

1.2.1.1 Cơ sở khoa học của nhóm quyên tự định đoạt của nguyên đơn

Quyền tự định đoạt của các đương sự nói chung và nguyên đơn nói riêng được hình thành dựa vào bản chất của quan hệ pháp luật nội dung Ngay khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thé đã có quyền tự định đoạt Bởi, quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ được hình thành trên sơ sở tự do, tự nguyện, bình đăng trong việc cam kết, thỏa thuận, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thé Trong mối quan hệ này, các chủ thé có quyền lựa chọn cách ứng xử trong phạm vi pháp luật cho phép dé đạt được những lợi ích dân sự nhất định Vậy, nếu có hành vi trái pháp luật xảy ra thì hành vi này là sự xâm phạm đến thỏa thuận, cam kết mà các bên đã thống nhất hoặc xâm phạm đến các quyền nhân thân hoặc tài sản được pháp luật bảo vệ.

Với vị trí là luật hình thức, khi ban hành, luật TTDS cần xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp với bản chất cốt lõi của luật dân sự để đảm bảo sự hợp lý và tương thích trong toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự Để làm được điều đó thì những đặc trưng của lĩnh vực luật tư cần phải được kế thừa và chuyển hóa một cách phù hợp trong pháp

trong pháp luật TTDS Theo đó, pháp luật TTDS luôn tôn trọng ý chí của nguyên đơn

trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Thé hiện điều này, pháp luật đã trao cho nguyên đơn quyên tự định đoạt dé nguyên đơn có thé bảo vệ các quyền lợi hợp pháp mà mình đã tham gia cam kết, thỏa thuận trong quan hệ dân sự Như vậy, quyên tự định đoạt trong TTDS luôn gan liền với quyền tự định đoạt trong pháp luật nội dung ”?.

Ngoài ra, nguyên đơn cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp (là người trong cuộc), và có lợi ích trực tiếp trong quá trình giải quyết vụ án nên phải có quyền tự định đoạt để quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của

Trên cơ sở so sánh, có thé thấy, quyền tự định đoạt của đương sự nói chung và

nguyên đơn nói riêng là quyền đặc trưng của TTDS Khác với TTDS, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính được hình thành dé bảo vệ các quan hệ công Cụ thể, Luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người được suy đoán là phạm tội Một vụ án hình sự được phát sinh theo trình tự, thủ tục mà Luật t6 tung hinh su quy dinh Trong qua trinh tố tụng, khi co quan có thâm quyền có đầy đủ chứng cứ dé buộc tội và chứng minh được một người là có tội thì người đã thực hiện tội phạm không có quyền thỏa thuận với nhà nước về mức hình phạt, không có quyền định đoạt những vấn đề liên quan đến tội phạm của mình Cùng với đó, mặc dù trong luật tố tụng hành chính cũng ghi nhận nguyên tắc

#! Nguyễn Tiến Trung (1999), “Cơ sở pháp lý của quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS”, Luật học, (02), tr.

39.

Trang 25

quyền tự định đoạt của đương sự, nhưng do đối tượng mà vụ án hành chính hướng đến giải quyết là các tranh chấp giữa người dân và co quan Nhà nước có thâm quyền về các quyết định hành chính, hành vi hành chính nên quyền tự đỉnh đoạt của đương sự không có tính chất tuyệt đối như trong TTDS”'.

1.2.1.2 Nội dung một số quyền trong nhóm quyên tự định đoạt của nguyên don * Quyên khởi kiện của nguyên don

Ngày nay, với sự nhận thức đúng đắn về quyền con người, việc ghi nhận và bảo đảm quyền khởi kiện là trách nhiệm của Nhà nước Điều này cũng đã được quy định rõ trong pháp luật quốc tế Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 đã tuyên bố, mọi quyền con người đều phải được bảo vệ bởi một chế độ pháp quyền Đồng thời, tuyên ngôn cũng ghi nhận mọi người đều có quyền yêu cầu cơ quan pháp lý quốc gia có thâm quyền chống lại các hành vi đã được hiến pháp và pháp luật thừa nhận ”.

Trong quan hệ pháp luật dân sự, song song với việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, Nhà nước cần phải xây dựng các cơ chế để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó Theo đó, ngoài việc xây dựng các quy phạm để điều chỉnh các quan hệ trong pháp luật nội dung, Nhà nước phải quy định cho người bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan có thâm quyén bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của mình khi có hành vi xâm phạm — quyền này được gọi là quyền khởi kiện Quyền khởi kiện có thé hiểu như “một phương cách luật định cho phép mỗi người cầu viện đến công lý dé xin xác nhận hay che chở quyền lợi của mình” Nói cách khác, hiểu theo nghĩa rộng nhất, “quyền khởi kiện là phương tiện sử dụng bởi một người cho rang mình có một quyên dé yêu cầu công lý thừa nhận quyền đó cho mình cũng như bảo đảm việc người khác tôn trọng quyền

đó của minh”,

Như vậy, tất cả các quan về hệ tài sản hoặc nhân thân là đối tượng được luật dân sự bảo vệ, khi chúng bị xâm phạm, tat cả các chủ thé trong quan hệ tranh chấp đều có quyền khởi kiện đến Tòa án dé yêu cầu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Việc xác định những quan hệ nào thuộc đối tượng mà luật dân sự hướng đến bảo vệ được quy định trong Luật Dân sự của từng quốc gia Tham khảo luật TTDS của Nga, nhằm bảo đảm tuyệt đối quyền khởi kiện của nguyên đơn, khoản 2 Điều 3 BLTTDS Liên bang Nga quy định: “Mọi thỏa thuận từ chối quyền khởi kiện đều vô hiệu”.

Đề đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, trong pháp luật TTDS ở một số quốc gia đã ghi nhận nguyên tắc Tòa án không được từ chối công lý (bat khang công lý)

*! Nguyễn Quang Hiền (2013), “Nguyên tắc “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” trong TTDS, tố tụng

hành chính, Nghiên cứu lập pháp, (L7), tr 28 — 30.

* https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948/65774/noi-dung.aspx

truy cap ngay 01/07/2017

* Nguyễn Huy Đâu, tldd chú thích 2, tr 36.

“ Nguyễn Ngoc Điện (2016), Giáo trinh Luật dân sự - Tập 1, Trường Đại học Mở TP HCM, Nxb Dai học Quốc gia

TP HCM, tr 19.

Trang 26

và đặt ra các chế tài pháp lý trong trường hợp Thâm phán từ chối công lý Chang hạn, BLTTDS Pháp quy định: “Thẩm phán nào từ chối xét xử, với lý do pháp luật không có quy định, quy định không rõ ràng hoặc không day du thì có thể bị truy tổ tội từ chối công iy” Nhằm cụ thé quy định này, Điều 434-7-15 Bộ luật hình sự Pháp ngày 01/03/1994 quy định: Nếu Thâm phán từ chối công lý khi đã được yêu cầu và tiếp tục từ chối công lý mặc dù đã được cảnh báo hoặc cấp trên ra lệnh thì bị phạt tiền 7 500 Franc và cam đảm nhiệm các chức vụ công quyền từ 5 đến 20 năm Tại Bi, khi Tham phán từ chối công lý sẽ bị phạt tiền từ 200 euro đến 500 euro hoặc có thể cắm đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc trong lĩnh vực công quyên Hay trong Luật hình sự của Luxembourg có quy định: nếu Tham phán xâm phạm các quyền tự do và các quyền hiến định khác sẽ bị phạt tù từ 15 ngày đến 1 năm” Rõ ràng, đây là những quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật, hướng đến việc bảo đảm và bảo vệ những quyền lợi dân sự hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp ở mức độ cao nhất.

Từ đó, có thể thấy, việc ghi nhận nguyên tắc Tòa án không được từ chối công lý trong pháp luật TTDS là nhằm bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của nguyên đơn Khi chưa có luật để áp dụng, tùy thuộc vào các cơ chế của mỗi quốc gia, Thâm phán có thể dựa vào tập quán, các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công băng dé giải quyết VADS Nguyên tắc này vừa là thách thức để các Tham phán phải luôn trau dồi năng lực chuyên môn của mình, vừa là cơ hội dé Thâm phán thé hiện đúng vai trò là “đại diện công lý của Nhân dân”, là “đỉnh cao của nghề luật” Những thách thức này đã được Giáo sư Nguyễn Huy Đầu phát biểu rất sâu sắc: “Xé/ xứ cũng là một nghệ thuật, phải vận dung cả cơ sở học lan tâm ly, phải dung hòa pháp luật với công bình, dùng kinh nghiệm bản thân dé hiểu dữ kiện xã hội, lưu ý đến quyên lợi cá nhân mà không sao lăng lợi ích công cộng, thấu triệt mọi phương pháp giải thích luật lệ để tìm một giải pháp thích đáng cho quyên lợi tương tranh (quyển lợi có tranh chấp), chứ chang phải là một quyết định chuyên đoán, vô tôn chỉ hoặc thiếu lương tri Mai

* Quyên thay đổi, bồ sung yêu câu khởi kiện của nguyên đơn

Hiện nay, quy định về quyền thay đổi, b6 sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong TTDS ở mỗi quốc gia đều áp dụng những nguyên lý riêng Tham khảo luật TTDS của Pháp, Nhật đều không tìm thấy quy định cho phép nguyên don được quyên thay đồi, bồ sung yêu cầu khởi kiện trong quá trình tố tụng tại Tòa án Thế nhưng, ở Mỹ, pháp luật TTDS của Mỹ có quy định cho phép nguyên đơn được quyền sửa đổi hoặc bổ sung những cáo buộc bị bỏ sót Lý thuyết của quy định này dựa trên quy tắc: yêu cầu đã đưa ra không nên là cái bẫy ngăn cản mỗi bên được trình bày toàn bộ những van dé liên quan đến lợi

ich của mình ””.

* Ngô Quốc Chiến (2016), “Quyên tiếp cận công lý của công dân và nghĩa vụ xét xử của Tòa án”, Nhà nước và pháp

luật”, (03), tr 15 - 16.

* Nguyễn Huy Đâu, tldd chú thích 2, tr 534.

*7 Alan B Morrison (chủ biên) (2007), Những van dé cơ bản của luật pháp My, Khoa luật trường Đại học New York,

Trang 27

Xét đưới góc độ bảo đảm quyền của nguyên đơn, việc quy định nguyên đơn có thể thay đôi, bé sung yêu cầu khởi kiện đem lại những giá trị tích cực Một mặt, tạo điều kiện cho nguyên đơn có quyền chủ động hoàn toàn trong việc đưa ra các yêu cầu của mình, mặt khác giúp nguyên đơn có thé cân nhắc dé đưa ra yêu cầu một cách đầy đủ và chắc chan, từ đó đảm bao cho việc Tòa án sẽ giải quyết triệt dé yêu cầu của nguyên đơn Tuy nhiên, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn phải đảm bảo các điều kiện: (i) bảo đảm cho vụ án được giải quyết nhanh chóng: (ii) đảm bảo cho đương sự khác phải được biết về việc thay đổi, bố sung yêu cầu của nguyên đơn cũng như có day đủ điều kiện dé phản bác yêu cầu của nguyên don; (iii) đảm bảo Tòa án có thể đánh giá đầy đủ chứng cứ có liên quan đến phan yêu cầu đã thay đổi, bé sung.

* Quyên rút yêu câu khởi kiện của nguyên don

Hiện nay, nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của nguyên đơn, pháp luật TTDS của hầu hết các quốc gia đều quy định cho phép nguyên đơn có quyên rút yêu cầu khởi kiện trong quá trình tố tụng Don cử, Điều 39 BLTTDS Liên bang Nga và Điều 48 BLTTDS Nhật Bản đều quy định: “nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện” BLTTDS của Cộng hòa Pháp tại Điều 394 cũng có quy định: “nguyên đơn trong tất cả các lĩnh vực dân sự có

thể rút đơn yêu cầu của mình để chấm dứt tố tụng”, Tìm kiếm tro kho tư liệu về luật

TTDS của Việt Nam, có thé thấy, pháp luật nước ta từ những năm 1972 cũng đã có những quy định cho phép nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong VADS Cụ thé, Thông tư số 39 ngày 21/01/1972 có quy định: “Tòa án được xếp (ngừng giải quyết) một vụ kiện dân sự nếu đương sự tự nguyện rút đơn trong phiên tòa và việc rút đơn đó được Tòa án chấp

49 Nhu vậy, quyền rút đơn khởi kiện là một quyền rất co ban của nguyên đơn.

Về nguyên tắc chung, việc rút đơn khởi kiện sẽ được chấp nhận nếu xuất phát từ ý chí tự nguyện, không vi phạm điều pháp luật và không trái đạo đức xã hội Tham khảo Điều 39 khoản 2 BLTTDS Liên bang Nga có quy định: “Tòa án không công nhận việc rút đơn khởi kiện nếu điều đó trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Ngoài điều kiện trên, việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn có cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định dé đảm bảo tính đúng dan, khách quan của hoạt động xét xử Pháp luật TTDS ở các nước cũng có quy định khác nhau về điều kiện nguyên đơn rút đơn khởi kiện Chang hạn, theo quy định của Nhật và Cộng hòa Pháp, khi nguyên don rút đơn khởi kiện cần phải hỏi ý kiến của các đương sự có quyên và lợi ích đối lập Việc hỏi ý kiến của các đương sự cần xét ở hai trường hợp: nếu đương sự (có quyền lợi đối lập) chưa thực hiện các hoạt động tô tụng dé phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì khi nguyên đơn rút đơn không cần hỏi ý kiến của các đương sự đó Còn nếu đương sự (có quyền lợi đối lập)

Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 90 „

' BLTTDS nước Cộng hòa Pháp, Nhà pháp luật Việt — Pháp, Nxb Chính trị quoc gia, Hà Nội năm 1998, tr 96.” Tập hệ thống hóa Luật lệ về TTDS (đã ban hành đến ngày 31/12/1974) (1976), Tòa án Nhân dân tối cao, Hà Nội,

tr 38.

Trang 28

đã thực hiện các hoạt động dé phản đối yêu cầu của nguyên don thì nguyên don rút don cần phải xem xét ý kiến của các đương sự này Nếu các đương sự có quyên lợi đối lập

không đồng ý, hành động rút đơn của nguyên đơn sẽ không được Tòa án chấp nhận”” Còn

pháp luật TTDS Liên Bang Nga lại quy định khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện không cần phải hỏi ý kiến của các đương sự khác Quy định này tôn trọng tuyệt đối quyền tự định đoạt của nguyên đơn”.

Trong VADS, chỉ đến khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án mới có thé xác định được bên nào là bên có quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm Vì vậy, theo nguyên tắc chung, các đương sự trong TTDS phải luôn được bình dang về địa vị pháp lý; từ đó đòi hỏi pháp luật cần phải có các quy định thể hiện sự tôn trọng với bị đơn (và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - nếu có) Hơn nữa, thông qua việc đơn phương khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn và người có quyên, nghĩa vụ liên quan đã phải mất nhiều thời gian, công sức và có thé ca chi phí để tham gia tô tung Do đó, khi nguyên don rút đơn khởi kiện mà pháp luật không bắt buộc họ phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan là đã trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự này.

* Quyên kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm của nguyên don

Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp của quốc gia và có quyền nhân danh Nha nước dé bảo vệ công ly, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Phan quyết của Tòa án chính là việc xác định công lý thuộc về bên nao trong một vấn dé cụ thé Tuy nhiên, “một quyết định tư pháp, mặc dù đã có sự cố gang của cơ quan tài phán để xét xử cho đúng luật và công bằng, có khi vẫn lầm lẫn hoặc bất minh” ”” Thực tế, phán quyết của Tòa án được lập ra từ Tham phán, mà Thâm phán cũng là con người nên trong quá trình xét xử có thé mac những sai lầm Vì vậy, dé đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được đúng đắn, pháp luật cần quy định một thủ tục nhằm xem xét và khắc phục những sai lầm từ phán quyết do Tòa án đã tuyên Dé làm được điều đó, ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sự như Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Liên bang Nga đều áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử ” Theo pháp luật TTDS ở các quốc gia này, bản án, quyết định dan sự của Tòa án sơ thẩm sau khi tuyên sẽ chưa có ngay hiệu lực pháp luật mà có một khoảng thời gian để các đương sự thực hiện quyền kháng cáo Với tư cách là một đương sự trong TTDS, nguyên đơn cũng có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật Thực chất, quyền kháng cáo của nguyên đơn là khả năng pháp luật cho phép nguyên đơn có quyền chống lại bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật khi cho rằng bản án, quyết định đó chưa giải quyết thỏa mãn những lợi ích hợp pháp mà mình

xứng đáng được hưởng.

°° Xem Điều 261 BLTTDS Nhật Ban và Điều 395 BLTTDS Cộng hòa Pháp.°!' Xem Điều 173 BLTTDS Liên bang Nga.

" Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong to tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tién sĩ Luật học, Trường Dai học

Luật Hà Nội, tr 12.

* Ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ lại áp dụng theo một nguyên lý khác, đó là nguyên lý giá trị chungthâm của bán án Do đó, bản án, quyết định sau khi tuyên sẽ có ngay hiệu lực pháp luật.

Trang 29

Tuy nhiên, nguyên đơn chỉ có quyền kháng cáo trong giới hạn nhất định Giới hạn này đã được các học giả nghiên cứu trong các công trình khoa học trong và ngoài nước Ở Pháp, tác giả Lefort Christophe trong luận án tiễn sĩ luật học tại Đại học Angers nhận định: “Hiệu lực cua kháng cáo không thể mở rộng hơn phạm vi vụ an đã được đưa ra ở

cấp sơ thẩm” Có quan điểm tương đồng, trong luận án tiễn sĩ luật học tại Đại học Paris II, tác gia Maud Orillard — Lesna cho rang: “Pham vi xét xử phúc thẩm được xác định

trước hết bởi đối tượng của yêu cẩu mà yêu cau này đã được xác lập ngay từ cấp sơ thẩm” và vì vậy “Việc thụ lý của Tòa án cấp phúc thẩm bị hạn chế trong các sự việc và

yêu cẩu đã được đưa ra ban dau trước Tòa án””” Cũng cùng tư duy đó, ở Việt Nam,

Giáo sư Nguyễn Huy Dau nhận định: “Téa án phúc thẩm không thé thu bp các lời thỉnh cẩu chưa được đệ-trình Tòa sơ thẩm Cuộc tranh luận tại Tòa phúc thẩm chỉ được làm trong châu vi (phạm vi) đã hoạch định (xác định) tai Tòa sơ thẩm” và nêu “dé cho thẩm phan kháng cáo xét lời thỉnh cau mới, tức là bat tôn trọng nguyên tắc lưỡng cấp tài phán, và bỏ di cấp nhất” Thêm nữa, ông cũng nói rõ hơn, “thỉnh cầu mới” (yêu cầu mới) được hiểu là mới về quan hệ pháp luật hoặc mới về đương sự” Hay tác giả Tran Đức Dương cũng cho rằng: “không thé phúc thẩm một vấn dé mà van dé đó chưa được sơ thẩm ”*”.

Theo các phân tích trên, có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm: giới hạn của quyền kháng cáo chính là phạm vi xét xử sơ thâm Pham vi xét xử sơ thấm là các yêu cầu đương sự đã đưa ra được Tòa án chấp nhận ở cấp sơ thâm va các yêu cầu đã được Tòa án sơ thâm giải quyết thé hiện trong bản án, quyết định sơ thẩm Như vậy, về nguyên lý của TTDS, nguyên đơn chỉ có quyền kháng cáo trong phạm vi xét xử sơ thẩm.

Thực tế đã cho thấy, nhiều đương sự trong đó có nguyên đơn đã lạm dụng quyền kháng cáo mà pháp luật trao nhằm mục đích trì hoãn hoạt động thi hành án gây thiệt hại đến lợi ich hợp pháp của người khác hoặc kháng cáo cầu may'Š Dé hạn chế sự bất cập này, pháp luật TTDS của một số nước đã quy định chế tài áp dụng trong trường hợp đương sự lạm dụng quyền kháng cáo Điều 559 BLTTDS Cộng hòa Pháp quy định, trong trường hợp kháng cáo chính nhằm mục đích trì hoãn hoặc lạm dụng thì người kháng cáo có thé bị phạt tiền từ 100 đến 10 000 Phò-răng, có thé bị bồi thường thiệt hại nếu có yêu

°° Hay Điều 303 BLTTDS Nhật Bản quy định, trong trường hop kháng cáo Koso bị

bác, Tòa án phúc thâm có thé yêu cầu người kháng cáo trả tiền với một khoản tiền ít hơn mười lần so với lệ phí nộp kháng cáo Koso nếu Tòa án thấy người kháng cáo nộp kháng

* Lefort Christophe (2000), Théorie générale de la voie d’appel, Thèse, Angers, p.97, trích trong tai liệu: “Mai

Thanh Hiếu (2013), “Tham quyền của Tòa án cấp phúc thâm trong giới han xét xử sơ thẩm”, Ludt hoc, (10), tr 13”.

°° Maud Orillard — Lesna (2007), Les voies ds rec en matière pénale — Essai d une théorie générale, Thèse,Université Paris II, p 475, trích trong tai liệu: “Mai Thanh Hiếu, tldd chú thích 54, tr 13”.

°° Neuyén Huy Dau, tlđd chú thích 2, tr 225-226.

*’ Tran Đức Dương (2010), “Mối quan hệ giữa phạm vi xét xử sơ thẩm và giới hạn kháng cáo, kháng nghị phúcthâm”, Téa án Nhân dân, (07), tr 21, 23.

*’ Nguyễn Thị Thu Hà, tldd chú thích 27, tr 47.*' BLTTDS Cộng Hòa Pháp, Điều 559.

Trang 30

cáo Koso chỉ với ý định làm chậm ché việc kết thúc vụ an” Tìm lục trong kho tàng cô

luật Việt Nam, có thể tìm thấy “bóng dáng” những quy định lên quan đến quyền chống án của người dân mang đậm chất nhân văn Dưới triều lê, đã từng tồn tại quy định, khi các bên đương sự khiếu nại lên cấp trên xét xử lại, nếu việc kiện đó đã được cấp dưới xét xử đúng thì người kiện xẽ bi phạt tiền tạ lỗi”' Như vậy, việc quy định các chế tài áp dụng khi nguyên đơn lạm dụng quyền kháng cáo là điều cần thiết Tuy nhiên, cần phải tìm ra điểm cân đối giữa việc trừng phạt nguyên đơn khi lạm quyền kháng cáo với việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của họ Điều đó đòi hỏi, việc quy định chế tài lạm quyền kháng cáo phải được xây dựng dựa trên cơ sở có những căn cứ, chứng cứ xác thực, để chứng minh rằng đã có hành vi lạm quyền kháng cáo được thực hiện từ phía nguyên đơn.

* Quyên thay đổi, bồ sung kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm của nguyên đơn Quyên thay đồi, bổ sung kháng cáo của nguyên đơn vừa có những điểm chung vừa có những điểm khác biệt với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Về đặc điểm chung, quyền thay đồi, bỗ sung yêu cầu của nguyên đơn cũng cần phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc: (i) bảo đảm cho vụ án được giải quyết nhanh chóng; (ii) đảm bảo cho đương sự khác phải được biết về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn cũng như bảo đảm cho họ có đầy đủ điều kiện để phản bác yêu cầu của nguyên đơn; (iii) đảm bảo Tòa án có thể đánh giá đầy đủ chứng cứ có liên quan đến phan yêu cầu đã thay đổi, bố sung của nguyên đơn Còn về điểm khác, khác với quyền thay đổi, bố sung yêu cầu khởi kiện, do đã có phán quyết của Tòa án cấp sơ thâm nên nguyên đơn chỉ có quyền thay đổi, bô sung kháng cáo trong phạm vi xét xử sơ thâm.

1.2.2 Nhóm quyền tranh tụng của nguyên đơn

1.2.2.1 Cơ sở khoa học của nhóm quyên tranh tụng của nguyên don

Thứ nhất, quyền tranh tụng của nguyên đơn có nguồn gốc từ bản chất của quan hệ pháp luật nội dung Xét về tính đặc thù, quan hệ dân sự là sự giao kết, mối liên hệ ràng buộc “riêng tư” của các chủ thể xoay quanh các quyền về nhân thân và tài sản Khi một bên xâm phạm đến sự giao két chung hoặc có hành vi trái luật lam tôn hại đến giá trỊ tài sản và nhân thân của chủ thể khác thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp đó Khi nguyên đơn khởi kiện đến Tòa án, dé Tòa án thay rằng đích thực nguyên đơn đã bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp thì nguyên đơn phải có quyền đưa ra các chứng cứ, lập luận, li lẽ để thuyết phục Tòa án - các quyền này được gọi chung là quyên tranh tụng Mặt khác, nguyên don là chủ thê trong quan hệ tranh chấp, là người biết rõ nhất sự thật khách quan của vụ án và năm giữ những tài liệu chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết vụ án nên phải có quyền tranh tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tranh tụng chính là một trong những biện pháp tốt nhất để đương

°° BLTTDS Nhật Bản, Điều 303.

°! Viện khoa học pháp lý (1998), Méts6 van dé về Pháp luật dân sự Việt Nam từ Thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Bộ

Tư pháp, tr.166, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà, tlđd chú thích 52, tr 47”.

Trang 31

sự làm rõ được sự thật, chứng minh bảo vệ quyên, lọi ích hợp pháp của mình“ Khái quát

nhất, quyên tranh tụng của nguyên đơn là khả năng mà pháp luật cho phép nguyên đơn có thê đưa ra hoặc trao đổi những chứng cứ, lý lẽ, lập luận, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định Nguyên đơn có thể sử dụng quyền tranh tụng của mình trong suốt quá trình từ khi khởi kiện đến khi phán quyết của Tòa án có hiệu lực.

Thứ hai, quyền tranh tụng của nguyên đơn được hình thành từ yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp dân sự là phải xác định được sự thật khách quan của vụ án Khi nguyên đơn khởi kiện đến tòa, thực tế Tòa án không phải là một bên trong quan hệ tranh chấp mà chỉ là bên trung gian đứng giữa để phân xử và tuyên bố công lý thuộc về bên nào Vậy, làm thế để Tòa án xác định được sự thật của vụ án? Phương pháp nhanh nhất để

tìm lời giải cho câu hỏi trên là phải đặt các đương sự vào một quá trình tương tác liên tục

và chủ động Quá trình đó sẽ giúp “lột tả” toàn bộ các vấn đề liên quan đến tranh chấp của các bên Dé làm được điều đó, pháp luật phải trao cho các đương sự những quyền tương ứng nhất định — đó chính là quyền tranh tụng Nói cách khác, thông qua việc các đương sự sử dụng quyền tranh tụng, những điểm mâu thuẫn của vụ án sẽ được làm 16, những sơ

hở từ lập luận của các đương sự sẽ được bộc lộ, từ đó sự thật khách quan của vụ án sẽ

được phơi bày Khi đó, Tòa án là cơ quan nhân danh công lý sẽ có đủ khả năng dé nhìn

nhận và đánh giá xem đâu là sự thật khách quan trong quan hệ tranh chấp Dựa vào kết

quả của quá trình tranh tụng, Tòa án sẽ ra phán quyết để đảm bảo công bằng với các bên Nói một cách sâu sắc như Giáo sư Nguyễn Huy Đầu: “Nguyên tac cho hai người di kiện đối tụng nhau trước thẩm phản là một yếu to an toàn cho ho và cũng là một diéu kiện để Tòa án biết rõ nội tình Nghe một tiếng chuông, theo cách li luận một chiều, không thé có

du tài liệu xét định khả di phản đoán được công minh 763.

1.2.2.2 Nội dung một số quyén trong nhóm quyên tranh tung của nguyên don * Quyên cung cấp chứng cứ, chứng mình của nguyên đơn

Hiện nay, trong những nghiên cứu về pháp luật TTDS, các học giả cũng thể hiện những quan điểm khác nhau về quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự.

Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, trong quá trình Tòa án giải quyết VADS, đương sự chỉ có quyền cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong thời hạn nhất định do Thâm phán ấn định (hoặc được pháp luật ấn định chung trong mọi trường hợp) Hết thời han đó, đương sự mat quyền xuất trình chứng cứ do việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ Việc xuất trình chứng cứ quá hạn chỉ được chấp nhận trong trường hợp có lý do chính đáng hoặc vì những trở ngại khách quan mà đương sự không thé có được chứng cứ dé cung

cấp trong thời hạn đã được ấn định”” Quan điểm này được thể hiện trong BLTTDS Cộng 5“ Nguyễn Công Binh (2006), Bao đảm quyên bảo vệ của đương sự trong tố tung dân sự, Luận án Tién sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 64.

° Nguyễn Huy Đâu, tlđd chú thích 2, tr 377.

* Nguyễn Thi Thu Hà (chủ nhiệm) (2012), Tranh tung trong TTDS Việt nam trước yêu cẩu cải cách tư pháp, Đề tài

Trang 32

hòa Pháp, BLTTDS của Liên bang Nga và BLTTDS Nhật Bản ””.

Nhóm quan điểm thứ hai cho rang, trong quá trình Tòa án giải quyết VADS, pháp luật phải ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ Trường hợp đương sự cung cấp chứng cứ quá hạn mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền và chịu toàn bộ các tổn phí phát sinh từ việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án do việc chậm cung cấp chứng cứ đem lại (kế cả các thiệt hại mà các đương sự khác phải gánh chịu)”° Về bản chất, quan điểm nay vẫn chấp nhận cho phép đương sự cung cấp chứng cứ ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng, tuy nhiên việc cung cấp chứng cứ muộn sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bat lợi.

Hai nhóm quan điểm trên đều có góc độ hợp lý riêng Ở quan điểm thứ nhất, việc quy định đương sự (trong đó có nguyên đơn) chỉ được cung cấp chứng cứ trong thời gian hợp lý giúp cho hoạt động tố tụng được công khai, minh bạch, tạo cho các đương sự “một sân chơi đẹp” Giúp nâng cao trách nhiệm của các đương sự trong việc thực hiện quyền cung cấp chứng cứ và tránh tình trạng đương sự cung cấp chứng cứ tùy tiện Với quan điểm thứ hai, nếu trong một quốc gia với điều kiện kinh tế khó khăn và trình độ hiểu biết pháp luật không cao thì quy định theo quan điểm này sẽ đem lại lợi thế tích cực cho nguyên đơn nói riêng và các đương sự nói chung Quan điểm này sẽ giúp khắc phục tình

trạng một bên đương sự được hưởng lợi không có căn cứ do bên kia không có hoặc không

biết thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cũng như việc Tòa án giải quyết vụ án không căn cứ vào sự thật khách quan của vụ án.

Với hai quan điểm trên, những ưu điểm của quan điểm này sẽ là điểm hạn chế của quan điểm còn lại Tuy nhiên, xét về bản chất của tranh chấp dân sự là luôn gắn với quan hệ riêng tư của các chủ thé (việc dân sự cốt ở đôi bên) thì có lẽ quy định như quan điểm thứ nhất sẽ giúp năng cao tính chủ động của các đương sự trong TTDS, đồng thời nâng

cao ý thức pháp luật của người dân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự Tuy

nhiên, pháp luật cũng cần quy định rõ, Tòa án phải thích rõ cho đương sự (trong đó có nguyên đơn) biết rằng mình chỉ có quyền cung cấp chứng cứ đề thuyết phục Tòa án trong phạm vi pháp luật ấn định.

* Quyên được tiếp cận chứng cứ của nguyên đơn

Qua lịch sử hình thành của pháp luật TTDS của một số nước trên thế gidi, CÓ thể nhận thấy, nhận thức về quyền được tiếp cận chứng cứ của đương sự nói chung và nguyên đơn nói riêng đã có sự thay đổi mạnh mẽ Don cử, có thể tham khảo về lý thuyết “phát hiện bằng chứng” trong pháp luật TTDS của Mỹ.

Trong công trình “Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ”, Giáo sư Morrison nhận định: “Trong thời kỳ đầu của hệ thống pháp luật Mỹ, một bên phải

khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 124

-5 Bùi Thị Huyện (2013), Phiên tòa sơ thám dân sự - Những ván dé ly luận và thực tiên, Nxb Chính tri Quoc gia, tr.

58, 59.

°° Trần Anh Tuan (Chủ nhiệm) (2010), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thi tục giải quyết vụ việc dân sự theo định

hướng cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp trường , Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 42

Trang 33

chứng minh vụ việc của mình với các bằng chứng mà họ tự thu thập, không có sự giúp đỡ của bên kia Trong nhiều trường hợp, điều này đặt một bên vào thế tương đối bất lợi Ví dụ, trong những vụ việc liên quan đến một sản phẩm có khiểm khuyết, hầu như tất cả thông tin liên quan tới thiết kế hoặc việc sản xuất sản phẩm đều nằm trong tầm kiểm soát của bị đơn, trong khi tất cả những bằng chứng liên quan đến mức độ thiệt hại của nguyên đơn đều không năm trong sự kiểm soát của họ Thiếu những biện pháp dé thay đổi tình trang mất cân bằng này, kết quả có thé là một phán quyết không công bằng, và điều thường thấy hơn là sự kinh ngạc lớn đối với cả hai bên khi có những bằng chứng mới được đưa ra lần đầu tiên tại phiên

xét xu.

Lý thuyết kiện tụng này giờ đây đã thay đổi hết sức mạnh mẽ, và một tiến trình được biết đến với cái tên “phát hiện bằng chứng” cho phép mỗi bên xác định — trước khi phiên xét xử diễn ra — những cơ sở mà bên kia dựa vào dé biện hộ cho mình về các sự kiện và pháp luật trong khi xử.”ế?

Thực tiễn áp dụng pháp luật TTDS đã cho thấy, quyên tranh tụng chỉ thực sự có hiệu quả nếu mỗi đương sự biết được đầy đủ và toàn diện các yêu cầu, chứng cứ và lý lẽ chống lại họ Về logic, người ta chi có thể đối đáp lại những gi mà họ biết”, do đó quyền

được biết các tài liệu, chứng cứ của đối phương là điều hết sức cần thiết” Để đảm bảo

thực hiện quyền tranh tụng, đảm bảo rằng các chứng cứ phải được phơi bày và không bị giấu diễm bởi các chủ thê trong tranh chấp, đòi hỏi các đương sự phải được biết chứng cứ

của nhau và được sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ an” Dé

thỏa mãn quyền của nguyên đơn, trong trường hợp các đương sự khác phản đối hoặc kiện ngược lại nguyên đơn phải có nghĩa vụ chuyển giao các tài liệu, chứng cứ cho nguyên đơn trước khi vụ án được đưa ra xét xử Quyền này không chỉ cho phép nguyên đơn biết được mọi dữ kiện có lợi cho mình mà bên kia đang nắm giữ, mà còn cho phép họ biết

được những dữ kiện có lợi cho đối phương “" Đồng thời, trước khi đưa ra xét xử, Tòa án

có trách nhiệm phải tổ chức cho các bên đương sự gặp nhau dé thong nhất những tài liệu,

chứng cứ nào được coi là chứng cứ của mỗi bên ” Nếu các đương có nghĩa vụ không thực

hiện đúng nghĩa vụ với nguyên đơn có thể chịu những chế tài pháp lý bất lợi (điều này cũng áp dụng với cả nguyên đơn khi không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho đương sự khác) Như vậy, để đảm bảo quyền tranh tụng của nguyên đơn đòi hỏi pháp luật TTDS phải quy định cho nguyên đơn quyền được tiếp cận chứng cứ.

* Quyên được loại trừ một phan nghĩa vụ chứng minh của nguyên don

72 Micheal Browde (1998), Phápluật TTDS của Mỹ và một số nước theo hệ thong luật án lệ, (Bài phat biéu tại cuộchội thảo “Về pháp luật TTDS” tô chức tại Hà Nội từ ngày 9 đến 11/6/1898, Kỷ yếu của dự án, tr 11.

Trang 34

Chứng minh là một trong những hoạt động quan trọng nhất của việc thực hiện quyền tranh tụng Nói cách khác, quyền chứng minh vừa là nội hàm vừa là cơ sở bảo dam cho quyền tranh tụng được thực hiện hiệu quả Tuy nhiên, quyền chứng minh luôn phải đặt trong mối quan hệ với nghĩa vụ chứng minh Ở một góc độ tương đối nhất định, nếu nghĩa vụ hay gánh nặng chứng minh của nguyên đơn càng được thu hẹp thì quyền chứng minh nói riêng và quyền tranh tụng nói chung của nguyên đơn càng được mở rộng.

Nếu ở tố tụng hình sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan Nhà nước có thâm quyền thì trong TTDS nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự Việc xác định ai là chủ thê có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu trong tố tụng đều dựa vào một nguyên lý chung là “Ai đưa ra yêu cầu, người đó phải chứng minh” Trong TTDS, đương sự chính là chủ thé của quan hệ pháp luật có tranh chấp, là người đưa ra yêu cầu nên phải có nghĩa vụ chứng minh Hơn ai hết, nguyên đơn là chủ thể phát động quá trình tố tụng nên bên cạnh quyền đưa ra yêu cầu, nguyên đơn phải chứng minh cho Tòa án thấy yêu cầu mà mình đưa ra là có cơ sở Tuy nhiên, nếu cho rằng vì nguyên đơn là người đưa ra yêu cầu nên trong mọi trường hợp nguyên đơn đều phải có nghĩa vụ chứng minh là không công bằng với họ.

Thực tế, có những trường hợp nguyên đơn đưa ra yêu cầu nhưng không thé chứng minh được một phần yêu cầu mình đã đưa ra là có cơ sở vì những lý do chính đáng thì cần có quy định để bảo vệ sự công bằng của họ Hoặc trong trường hợp những tình tiết, sự

kiện nguyên đơn đưa ra đã chứa đựng giá trị chứng minh thì nguyên đơn phải được loại

trừ nghĩa vụ chứng minh Nói cách khác, để bảo quyền đảm tranh tụng, trong một số trường hợp, nguyên đơn phải có quyền được loại trừ một số nghĩa vụ chứng minh bat hợp

Vậy, quyền của nguyên đơn trong việc được loại trừ một phần nghĩa vụ chứng minh là một vấn đề cần thiết phải đề cập nhằm tạo cơ sở cho hoạt động nghiên cứu quyền tranh tụng của nguyên đơn được day đủ và toàn diện.

Trong công trình nghiên cứu của mình, Giáo sư Vũ Văn Mẫu cũng từng nhận định: “Có những trường hợp các đương - tung không phải dẫn chứng (không phải chứng minh),

đây là những trường hợp có sự suy đoán được dữ liệu sẵn ở trong luật để bênh vực một vài đương sự”” Hiện nay, trong pháp luật TTDS của một số quốc gia cũng áp dụng nguyên lý: nếu tình tiết, sự kiện mà đương sự đưa ra đã có giá trị chứng minh liên quan đến VADS thì đương sự không có nghĩa vụ phải chứng minh Cu thé, theo Điều 61 BLTTDS Liên bang Nga, những tình tiết, sự kiện sau không cần phải chứng minh: những tình tiết, sự kiện mọi người déu biết; những tình tiết, sự kiện được xác định trong ban án đã có hiệu lực pháp luật Hay Điều 179 BLTTDS Nhật Bản quy định: Những tình tiết đã được các bên thừa nhận tại Tòa án thì không phải chứng minh Trong trường hợp việc thừa nhận tại phiên tòa là ép buộc thì đương sự có quyền rút lại việc thừa nhận đó Về logic, nghĩa vụ là điều bắt buộc chủ thể phải làm, vậy những điều chủ thể không phải làm

Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 1, tr 370.

Trang 35

chính là quyền của các chủ thể Theo đó, những tình tiết, sự kiện đương sự (trong đó có nguyên đơn) không có nghĩa vụ phải chứng minh chính là quyền đương sự được loại trừ

nghĩa vụ chứng minh.

Bên cạnh đó, việc xác định những trường hợp nào nguyên đơn có quyền được loại trừ nghĩa vụ chứng minh phải căn cứ vào bản chất của quan hệ pháp luật nội dung được quy định trong các luật chuyên ngành Ví dụ, trong luật sáng chế của Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bi có quy định: Trong thủ tục TTDS, nếu đối tượng sáng chế là quy trình sản xuất một loại sản phẩm, cơ quan tố tụng có quyền buộc bị đơn chứng minh cho việc không gây thiệt hại và không vi phạm của mình, tức là quy trình sản xuất của mình khác với quy

trình nguyên đơn đã được cấp sáng chế “ Thực tế, quy định nay nham bảo vệ quyền lợi

hợp pháp của người được cấp sáng chế Nếu bị đơn bị nguyên đơn cáo buộc là sử dụng quy trình sản xuất giống với quy trình đã được cấp sáng chế của nguyên đơn thì bị đơn có

nghĩa vụ chứng minh quy trình của mình khác với quy trình đã được đăng ký bảo hộ trướcđó Như vậy, trong trường hợp này, nguyên đơn không có nghĩa vụ phải chứng minh bị

đơn đã sử dụng một quy trình giống với quy trình của mình đã được bảo hộ Ở đây, nêu nguyên đơn muốn thuyết phục Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình thì nguyên đơn có quyển chứng minh việc bị đơn đã “ăn cắp” ý tưởng sáng chế đã được bảo hộ chứ không có nghĩa vụ bắt buộc phải chứng minh sự việc đó.

Như vậy, về nguyên lý, nguyên đơn có quyền được loại trừ một phần nghĩa vụ chứng minh trong một số trường hợp như: những tình tiết, sự kiện mà nguyên đơn đưa ra để chứng minh cho yêu cầu của mình đã hàm chứa sẵn giá trị chứng minh; những tình tiết, sự kiện mà nguyên đơn đưa ra được các đương sự khác thừa nhận trên cơ sở thiện chí, tự nguyện; hoặc những trường hợp vì lý do khách quan mà nguyên đơn không thê chứng minh được lỗi của bị đơn hoặc hành vi gian dối mà bị đơn đã thực hiện.

* Quyên tranh tụng tại phiên tòa của nguyên đơn

Có thê khăng định, vai trò của Thâm phán tại phiên tòa dẫn đến sự khác biệt về

cách thức tổ chức phiên tòa giữa mô hình tố tụng xét hỏi (áp dụng trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa) và mô hình tố tụng tranh tung (áp dụng trong hệ thống pháp luật thông luật, điển hình như ở Anh và Mỹ) Đối với mô hình theo truyền thống xét hỏi, quy trình tố tụng tại phiên tòa bao gồm : phần khai mạc phiên tòa, xét hỏi, tranh luận ”, nghị án và tuyên án Đối với mô hình theo truyền thống tranh tụng, quy trình tố tụng tại phiên tòa chỉ có phần bắt đầu phiên tòa, trình bày của các đương sự, tranh tụng, nghị án và tuyên án mà không có phần xét hỏi, điều này thể hiện vai trò trung tâm của các đương sự

TM Ngô Vĩnh Bach Dương (2015), “Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng”, Nghiên cứu lập pháp (07), tr 46.

7” Tranh luận có nội hàm hẹp hơn so với tranh tụng Trong TTDS, tranh luận và tranh tụng déu có diém giống nhau là

hướng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án Tuy nhiên, nếu tranh tụng là một quá trình đi tìm kiến sự thật

từ khi khởi kiện đến khi có phán quyết có hiệu lực pháp luật thì tranh luận chỉ là hoạt động đi tìm sự thật tại phiên

tòa.

Trang 36

trong hoạt động tranh tung”.

Và di nhiên, sự khác biệt về cách thức tô chức phiên tòa sẽ dẫn đến sự khác biệt về quy định quyền của nguyên đơn trong TTDS Chang han, theo pháp luật TTDS Mỹ, ngay sau phan khai mạc phiên tòa, nguyên đơn có quyền trình bày trước, sau đó đến bị đơn Tiếp đến, các đương sự có quyên trình bày cụ thể các yêu cầu của mình, nguyên đơn và bị đơn sẽ đưa ra những lý lẽ để chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của nhau Các bên đương sự có quyền đưa ra câu hỏi với đối phương dé làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ an” Theo quy định này, nguyên đơn và các đương sự hoàn toàn chủ động tại phiên tòa Thắm phán chỉ đóng vai trò là người trọng tài, thông qua kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết phần đúng thuộc về bên nào Còn theo pháp luật TTDS của Nga, sau phần khai mạc phiên tòa, Tham phán sẽ xem xét chứng cứ, xét hỏi người lam chứng, xác định thứ tự nghiên cứu chứng cứ (Điều 175, Điều 177, Điều 179 Bộ luật TTDS Liên bang Nga) Sau khi phần hỏi kết thúc, các đương sự mới được tranh luận dé làm rõ những tình tiết, sự kiện trong vụ án Kết thúc phần tranh luận, nếu Thâm phán thấy răng vẫn cần phải làm rõ thêm một số tình tiết, sự kiện trong vụ án thi Tham phán có quyền yêu cầu các đương sự trở lại phần xét hỏi (Điều 191) Vậy, quyền tranh tụng tại phiên tòa của nguyên đơn trong pháp luật TTDS Nga không được quy định chủ động như quyền tranh tụng tại phiên tòa của nguyên đơn trong pháp luật TTDS Mỹ Ở đây, Thâm phan là chủ thé chủ động trong việc điều hành hoạt động tranh tụng.

Trong quá trình nghiên cứu hai mô hình tố tụng trên, khó có thể nhận định mô hình nào đạt được hiệu quả cao hơn Xu hướng hiện nay của các quốc gia là học hỏi và kế thừa những hạt nhân hợp lý của cả hai mô hình Tuy nhiên, cần hiểu về bản chất của quyền tranh tụng tại phiên tòa để có định hướng xây dựng pháp luật phù hợp Khái quát nhất, quyền tranh tung tại phiên tòa của nguyên đơn được hiểu là khả năng nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu của mình trước Tòa án, đưa ra những chứng cứ, lập luận để thuyết phục Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ những quan điểm, những chứng cứ, lập luận của đối phương đưa ra Nguyên đơn có quyền đặt câu hỏi đối với các đương sự khác về các vấn đề chưa rõ, đặt câu hỏi đối với đương sự khác về những lập luận, chứng cứ mà họ đã đưa ra nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung của vụ an

Như vậy, dé hoạt động tranh tụng được thực hiện hiệu quả, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định bảo đảm quyền tranh tụng của nguyên đơn tại phiên tòa Theo đó, về nguyên lý chung, nguyên đơn phải được trình bày những quan điểm của mình về những van dé trong vụ án, việc tranh tung của nguyên đơn không thể bị giới han bởi thời gian; nguyên đơn phải được chủ động trong hoạt động tranh tụng - đúng với vai trò của chủ thể

đã làm phát sinh VADS; việc hỏi và tranh luận của nguyên đơn và các đương sự tại phiên

tòa phải tập trung làm rõ những vấn đề còn mâu thuẫn, xung đột Ngoài ra, Tòa án phải ra

’° Bùi Thị Huyền, tldd chú thích 65, tr 54.7 Alan B Morrison, tldd chú thích 47, tr 107.

Trang 37

phán quyết dựa vào những chứng cứ có trong hé sơ vụ án và kết quả tranh tụng của các

đương sự.

1.3 DIEU KIEN BAO DAM THỰC HIỆN QUYEN CUA NGUYEN DON TRONG TO TUNG DAN SU

1.3.1 Điều kiện bảo đảm về pháp luật

Một là, pháp luật cần ghỉ nhận đây đủ các quyên của nguyên đơn phù hợp với yêu câu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Trong thời buôi ngày nay, hội nhập là một trong những vấn đề quan trọng tạo cơ sở cho phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Điều đó, đặt ra yêu cầu là mỗi quốc gia khi xây dựng pháp luật phải bảo đảm sự phù hợp hoặc tiệm cận với những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người Theo đó, quyền của nguyên đơn trong TTDS phải là sự nội luật hóa các quyền con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế Điều này sẽ bảo đảm mức độ bảo vệ tối đa đối với các quyền lợi hợp pháp của con người trong lĩnh vực dân sự.

Tuy nhiên, làm thé nào dé “hội nhập mà không hòa tan”, bởi “luật pháp nếu xung đột với những giá trị nền tảng (truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng ) sẽ không được cộng

đồng chấp nhận; chúng sẽ tự tiêu vong”’® Dé trả lời câu hỏi này đòi hỏi mỗi quốc gia cần

xây dựng những định hướng cải cách pháp luật phù hợp với nền tảng kinh tế, văn hóa, giá trị truyền thống của quốc gia mình Trong những định hướng cải cách, cải cách tư pháp là khía cạch quan trọng cần được xây dựng thận trọng và chắc chăn Các yêu cầu của cải

cách tư pháp phải được dùng như “kim chỉ nam” trong hoạt động xây dựng pháp luật Và

đương nhiên, việc xây dựng các quy định về quyền của nguyên đơn cũng phải đáp ứng các yêu cau đó.

Hai là, pháp luật cần quy định đây đủ các chế tài áp dụng với các chủ thể xâm phạm quyên của nguyên don trong TTDS Việc ghi nhận đầy đủ các quyền chi là điều kiện cần mà không đủ dé bảo đảm thực hiện các quyền đó Xét trên góc độ lý thuyết và thực

tiễn, con người ta chỉ tự giác thực hiện hoặc ép mình phải thực hiện theo đúng quy định

của pháp luật khi có những chế tài ràng buộc tương ứng đi kèm Do đó, trong trường hợp pháp luật đã quy định những trách nhiệm, nghĩa vụ mà các chủ thé khác phải thực hiện đối với nguyên đơn mà họ không thực hiện thì phải có các chế tài pháp lý ràng buộc Các chế tài này sẽ giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể, hướng đến đảm bảo cho nguyên đơn được thụ hưởng những quyền luật định Đồng thời, song song với việc ghi nhận quyền, pháp luật cần quy định đầy đủ các chế tài pháp lý bất lợi áp dụng cho những chủ thê có hành vi vi phạm.

Ba là, nhà làm luật can đơn giản hóa các quy định về thủ tục áp dụng khi nguyên đơn thực hiện các quyên luật định Nếu quá trình tìm đến công lý của nguyên đơn quá rườm ra và phức tạp thì các quyền của nguyên đơn có thê bị xâm phạm Điều này đỏi hỏi việc xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết VADS phải đảm bảo sự đơn giản và nhanh

73 Phạm Duy Nghĩa, tldd chú thích 37, tr 20.

Trang 38

chóng Theo đó, pháp luật TTDS của mỗi quốc gia cần nghiên cứu dé có những quy định phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn một cách có hiệu quả.

1.3.2 Điều kiện bảo đảm thông qua hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng Một là, bảo đảm quy định day đủ, rõ ràng, minh bạch nhiệm vụ, quyén hạn của người tiễn hành tô tụng Mỗi chủ thê trong hoạt động TTDS đều có tư cách pháp lý và vai trò khác nhau Để tạo cơ sở cho hoạt động xét xử nói chung và đảm bảo quyền của nguyên đơn nói riêng được thực hiệu quả, đòi hỏi quyền và trách nhiệm của những người tiễn hành tổ tụng phải được quy định rõ ràng và đầy đủ Điều này sẽ giúp phân định quyền hạn của những người tiến hành tố tụng, tránh sự lạm quyền trong xét xử cũng như việc

xác định rõ trách nhiệm của từng người trong TTDS khi có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, việc quy định minh bạch nhiệm vu, quyền hạn của người tiến hành tố tụng cũng là cơ sở dé người dân thực hiện quyền giám sát đối với những người tiến hành tổ

tụng khi thực hiện hoạt động xét xử.

Hai là, dam bao sự độc lập, khách quan cua Toa an là diéu kiện cần thiết để bảo đảm quyên của nguyên đơn trong TTDS Việc giải quyết VADS không thê khách quan và đúng đắn nếu hoạt động xét xử thiếu tính độc lập Cũng theo đó, quyền của nguyên đơn không thé được bảo đảm nếu yêu cầu của nguyên đơn được xét xử bởi một hệ thống tư pháp bất minh và thiếu độc lập Phương cách bảo đảm cho Thâm phán sự “thong dong” (mượn cách nói của Nguyễn Trường Tộ), để họ xét xử một cách độc lập, vô tư, công bằng

có lẽ đã cổ xưa như lich sử nghé tư pháp ” Điều này đòi hỏi, hệ thống pháp luật của mỗi

quốc gia cần xây dựng những cơ chế dé Tòa án có thé độc lập với các yếu tô bên trong va các yếu tố bên ngoài Với các yếu tố bên trong, đòi hỏi Tòa án cấp dưới phải được độc lập với Tòa án cấp trên, Tham phán xét xử phải độc lập với các Tham phán trong Tòa án nơi mình công tác, các thành viên trong hội đồng xét xử phải độc lập với nhau khi đưa ra phán quyết Với các yếu tô bên ngoài, Tòa án phải độc lập với các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí ; Tòa án phải độc lập với các đảng phái chính trị Có làm được điều đó mới đảm bảo hoạt động giải quyết VADS được công minh, đúng pháp luật.

Ba là, bảo dam cơ chế giám sát trong TTDS Có hai cơ ché giám sát có thé áp dụng trong TTDS Thứ nhất, các Tòa án cấp trên có quyền sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp dưới Trong quá trình xét xử, nếu Tòa án cấp trên phát hiện việc giải quyết của Tòa án cấp dưới không bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn hoặc có những sai lầm trong xét xử thì có thể xét xử lại VADS nhằm bảo đảm tính đúng đắn của phán quyết được đưa ra từ cơ quan tư pháp Thứ hai, việc giám sát có thê thực hiện thông qua hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát Tùy theo quan điểm lập pháp của từng quốc gia mà quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát trong TTDS có sự khác biệt Với các nước áp dụng cơ chế giám sát bằng việc quy định cho Viện kiểm sát có quyền tham gia giải quyết VADS thì đây là một sự ghi nhận quan trọng giúp bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn Với

” Phạm Duy Nghĩa, tldd chú thích 37, tr 375.

Trang 39

chức năng giám sát các hoạt động tô tụng của những người tham gia tố tụng va Tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình, Viện kiểm sát có thể thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo đảm việc giải quyết VADS được đúng dan.

1.3.3 Điều kiện bảo đảm nguyên đơn phải được biết về quyền của mình

Người ta chỉ có thé bảo vệ và sử dụng có hiệu quả quyền năng của mình khi được biết và phải được biết đầy đủ về các quyền năng đó Da phần người dân của mỗi quốc gia đều không phải những chuyên gia pháp luật, vì vậy trách nhiệm đặt ra với mỗi quốc gia là phải thực hiện những hoạt động thiết thực để giúp người dân biết được những kiến thức pháp ly co bản liên quan đến quyền lợi của mình Dường như không có hoạt động nào nhanh hơn việc tuyên truyền vào giáo dục pháp luật một cách hiệu quả Một quốc gia có tri thức pháp luật cao là quốc gia phải trang bị cho người dân luôn có ý thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng các công cụ pháp lý Nói cách khác, tư duy sử dụng các công cụ pháp ly dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm phải được hình thành và trở thành những “phản xạ tự nhiên” đối với mọi người dân.

Bên cạnh đó, quyền của nguyên đơn sẽ làm phát sinh trách nhiệm của Tòa án Trong quá trình giải quyết VADS, pháp luật TTDS cần quy định cho Tòa án có trách nhiệm thông báo với nguyên đơn day đủ những quyền mà pháp luật trao để nguyên đơn có thê sử dụng hiệu quả những quyền mình có.

1.3.4 Điều kiện bảo đảm về cơ chế hỗ trợ

Nhà nước được thành lập từ nhân dân nên mọi hoạt động của nhà nước phải luôn

hướng đến việc bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của nhân dân Với tư duy pháp lý hiện đại, ngày nay các quốc gia đã thay đổi nhận thức trong việc chuyên biến từ một nhà nước cai trị thành một nhà nước phục vụ Với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, mỗi quốc gia cần xây dựng những cơ chế hỗ trợ phù hop dé người dân nói chung và nguyên đơn nói riêng có thể bảo vệ tốt những quyền lợi hợp pháp của mình Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia, việc xây dựng các mô hình trợ giúp pháp lý và nâng cao hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý đang là lựa chọn để nhà nước thể hiện sự hỗ trợ đối với người dân trên con đường tìm kiếm công lý.

Trang 40

KET LUẬN CHUONG 1

1 Quyền của nguyên đơn trong TTDS là quyền con người va được pháp luật TTDS ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Việc pháp luật ghi nhận và quy định cho nguyên đơn có các quyền trong TTDS là một phương thức mà người bị xâm phạm hoặc tranh chấp có thé sử dung dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Dưới góc độ pháp lý, quyền của nguyên đơn trong TTDS có những điểm khác biệt so các đối tượng pháp lý khác như: quyền của nguyên đơn trong tố tụng hành chính, quyền của

nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự

2 Sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền của nguyên đơn trong TTDS có giá

trị trên nhiều phương diện Cụ thé, về phương diện chính tri, sự ghi nhận quyền của

nguyên đơn trong TTDS góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, đáp ứng các đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Về phương diện kinh tế - xã hội, việc quy định cho nguyên đơn có các quyền trong TTDS sự giúp nguyên đơn băng chính quyền năng pháp luật trao có thé sử dụng dé bảo vệ các giá trị pháp lý mà mình xứng đáng được hưởng, góp phan bảo vệ các lợi ích hợp pháp trong quan hệ pháp luật dân sự và thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội

3 Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền của nguyên đơn trong TTDS được tác giả triên khai nghiên cứu hai nội dung chính là: cơ sở của các quyên và nội dung khái quát của từng quyên — dựa vào đặc trưng của từng quyền, các quyên này được chia thành hai nhóm là quyền tự định đoạt và nhóm quyền tranh tụng Nội dung này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật ở chương 3.

4 Dé quyền của nguyên đơn trong TTDS được thực hiện tốt cần phải có những điều kiện bảo đảm thích hợp như: các điều kiện bảo đảm về mặt pháp luật, bảo đảm về nhận thức, bảo đảm thông qua hoạt động của cơ quan tiến hành tổ tung

Ngày đăng: 20/04/2024, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN