Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.. Bằng
Trang 11 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường Mầm non, hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định Vì vậy ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Ngôn ngữ có vai trò trong việc phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và phát triển thể lực cho trẻ
Ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non Ca dao xưa có câu “Dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng du dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “Con ơi con ngủ cho ngoan” Đã hoà vào tâm hồn ta và ru ta khôn lớn vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể đã mang lại nguồn vốn từ vô cùng phong phú, đa dạng, đầy hấp dẫn với trẻ thơ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể sẽ cung cấp cho trẻ lượng vốn từ để từ đó trẻ có thể giao tiếp ứng xử một cách khéo léo, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử hằng ngày Nhưng, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể trong trường Mầm non cũng đang gặp phải một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học
Trang 2Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống kể lại một câu truyện đã được nghe, được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra Muốn phát triển kĩ năng nghe hiểu và nói của trẻ trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trò chuyện, đàm thoại kể chuyện
Là giáo viên đứng lớp 3-4 tuổi tôi thấy quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi vẫn đang còn hạn chế Trong khi giao tiếp trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, diển đạt chưa mạch lạc, nói chưa đủ câu Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Vì tất cả những lý do này, tôi luôn tự đặt ra mục tiêu cho mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn phát triển ngôn ngữ Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những tình huống gây hứng thú, những cách thức giảng dạy mới mẻ có hiệu quả và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng của mình, tôi xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ này với các
đồng chí, đồng nghiệp thông qua đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non Xuân Chinh” Mong rằng những kinh
nghiệm nhỏ này có thể được vận dụng hiệu quả vào các tiết dạy của các đồng chí
1.2 Mục đích nghiên cứu
Với mục đích để nâng cao chất lượng dạy trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hình thức đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và đóng kịch
- Đề ra một số phương pháp, giải pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và đóng kịch
Trang 3- Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng trong công tác dạy trẻ 4 tuổi đọc thơ, kể chuyện diển cảm
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm
non Xuân Chinh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra
- Phương pháp trực quan - phương pháp dùng lời
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm - Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp đánh giá kết quả
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
Các nhà giáo dục coi thời kỳ phát triển của con người ở giai đoạn mầm non là thời kỳ “Vàng” Đúng là như vậy vì ta thấy trẻ 3- 4 tuổi phát triển nhanh về thể lực và tâm lý ngôn ngữ ngày càng đóng vị trí quan trọng đối với trẻ, trẻ có thể dùng lời nói trao đổi với người xung quanh, sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với phát triển tư duy giúp trẻ có khả năng nhận thức với thế giới bên ngoài do đó trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “Tại sao, Ở đâu”
Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm Vấn đề này cần có sự phối hợp đầu tư giữa nhà trường và gia đình, đặc biệt là phụ thuộc vào môi trường trẻ sinh hoạt hàng ngày Vì đây là giai đoạn trẻ đang học bắt trước người lớn, chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ, cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng, và cách nhập vai vào các nhân vật trong chuyện
Trẻ mẫu giáo có vai trò rất lớn, về nhận thức và khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh mình
Trang 4Ngôn ngữ, lời nói đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ Trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ Ở đây trẻ có điều kiện và cơ hội nhiều hơn để phát triển ngôn ngữ Vì vậy nhiệm vụ đó đang trông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực, trí tuệ có tiềm năng sáng tạo, vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lai sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu
Vì vậy giáo dục mầm non, với vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng
Ngôn ngữ của những người xung quanh trẻ và môi trường giáo là điều kiện để phát triển vốn từ, trẻ em giao tiếp với người xung quanh, học các từ của bạn bè, cha mẹ, người thân, thì vốn từ của trẻ phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ Nếu sữ dụng ngôn ngữ tốt không thể không tính đến yếu tố mạch lạc Ngôn ngữ có nội dung rõ ràng, cụ thể, có trình tự, logic Để đạt được điều này thì trẻ em phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp có giao tiếp thì trẻ mới mạnh dạn diễn đạt ý kiến của mình
Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ cho thấy, mặc dù trường mầm non đã chú ý việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó Nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công tác này nên hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao
2.2 Thực trạng của vấn đề
Năm học …… , tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 3 - 4 tuổi với tổng số 28 cháu 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên đạt yêu cầu về phát triển thể chất Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển ngôn ngữ, lời nói mạch lạc cho trẻ thông qua môn kể chuyện
Trang 5Là giáo viên có tinh thần trách hiệm và nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ Bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua thể loại kể chuyện về nghệ thuật sư phạm và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất
+ Thuận lợi:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên trong trường tham gia các lớp chuyên đề do Phòng Giáo Dục tổ chức Khuyến khích tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau bằng cách tổ chức các tiết dạy mẫu, thăm lớp, dự giờ, thao giảng trường để từ đó góp ý đúc rút
kinh nghiệm
Lớp luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường Trong năm học vừa qua nhận thức của phụ huynh đã được nâng cao trong việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ Đã cùng phối hợp với giáo viên trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu phục vụ cho việc thực hành trải nghiệm
Phụ huynh trường tôi nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và hộ nghèo chiến tỉ lệ 20,2% nên nhiều phụ huynh vẫn còn chưa quan tâm đến việc học của con, chưa hiểu biết được tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo Nên cha mẹ thường cho con ở nhà chưa cho trẻ đi nhà trẻ, lên 3 cháu mới đi học nên trẻ hạn chế về ngôn ngữ và thường là (Nói tiếng địa phương)
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng phục vụ cho tiết dạy còn thiếu, chưa phong phú Vốn hiểu biết của trẻ về ngôn ngữ còn hạn chế
Trang 6Từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy Qua khảo sát thực trạng với vai trò là một giáo viên tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp tốt nhất kiến thức tốt nhất, để trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua kể chuyện một cách có hiệu quả Để làm được điều này vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trẻ và thấy kết quả như sau:
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học ……
Lớp: 3 - 4 tuổi trường Mầm non Xuân Chinh
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy việc giảng dạy tại lớp cần phải đổi
mới hình thức để trẻ học tốt hơn nhất là môm làm quen với tác phẩm văn học thể loại Chuyện kể tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua áp dụng thực hiện chuyên đề hàng năm do phòng tổ chức, và qua nghiên cứa tài liệu bồi dưỡng thường xuyên và hiện nay là module MN 3 Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật .Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức
* Tổ chức hoạt động có chủ định
Trang 7Gồm có 5 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Xây dựng môi trường ngôn ngữ
+Trước hết tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực :
Tâm lí trẻ lành mạnh để trẻ thoải mái và cởi mở, khi giao tiếp với mọi người, trẻ thấy tự tin và mạnh dạn trao đổi, biểu đạt ý kiến cá nhân, chính người giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ khuyến khích trẻ nói, khi trẻ có khó khăn hoặc tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hổ trợ, động viên trẻ, tích cực trò chuyện Tôi cần tạo ra các kênh giao tiếp thường xuyên, gữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với mọi người xung quanh Cái quan trọng nhất là khi giao tiếp với trẻ tôi chú ý nhất là đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng tình cảm của tôi sẽ khiến trẻ tự tin lên rất nhiều
- Phương pháp 2: Trực quan hành động:
Phương pháp trực quan hành động với cơ thể được tiến hành bằng cách giúp trẻ hiểu từ ngữ thông qua các biểu hiện ngôn ngữ bằng hành động của cơ
thể ( VD: đối với đồ vật “ Cái bàn này làm bằng gì” - Phương pháp 3: Phương pháp mẫu
Thời thơ ấu trẻ học bằng bắt trước, trực quan là chủ yếu Ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ đó là cha mẹ, cô giáo, trường Mầm non Vì vậy phương pháp làm mẫu ở thời kỳ này rất quan trọng
Đối với việc phát triển ngôn ngữ thông qua chuyện kể, thì giọng kể phải diễn cảm phù hợp với nội dung câu chuyện Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt sắc thái tình cảm của cô giáo khi kể chuyện
Sử dụng ngôn ngữ: Điệu bộ, nét mặt, sắc thái, tình cảm, phù hợp với nội dung câu chuyện, sẽ khiến trẻ nhanh chóng hiểu và mắm được nội dung, tình cảm và ý nghĩa của câu chuyện Thu hút trẻ, trẻ chú ý hơn, tránh tình trạng lơ là, không chú ý đến cô kể chuyện
- Phương pháp 4: Phương pháp trò chơi
Trang 8Nhà văn hào vĩ đại người Nga M Gorki đã nói “ Vui chơi là cuộc sống của trẻ “.Thật vậy thông qua trò chơi đầy đam mê trẻ bị cuốn hút vào môi trường đó và lĩnh hội kinh nghiệm sống thông qua trò chơi
Điều đặc biệt ở đây là thông qua các trò chơi, hiệu quả của việc học ngôn ngữ rất cao.Có rất nhiều trò chơi ngôn ngữ qua các hoạt động “ đóng vai, Kể chuyện thông qua đó ta thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng và linh hoạt
- Phương pháp 5: Phương pháp làm theo nhóm
Đối với phát triển ngôn ngữ trẻ có cơ hội nói, trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn, phát triển kỹ năng làm việc, hợp tác với nhau, thảo luận, bàn bạc vì mục đích chung của nhóm Đây là cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất
+ Làm đồ dùng đồ chơi
Sữ dụng các đồ dùng minh họa giúp chuyện kể thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút trẻ
Hiểu được điều này tôi đã làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho môn chuyện kể, như con rối, mô hình xoay, tranh ảnh Để trẻ có thể dễ dàng nhớ các nhân vật trong chuyện
Con rối: Tôi làm bằng dị và vải vụn để làm ra các con rối thật sinh động Mô hình kể chuyện bằng bàn xoay, tranh chuyện bằng hột hạt
Ngoài ra để khắc phục thiết kế chưa phù hợp của nhiều góc trong lớp học thì tôi có kế hoạch thay đổi đồ dùng thường xuyên và trang trí lớp cũng như các góc không cần chờ sang chủ đề mới mà cần trang trí thường xuyên theo từng chủ đề nhánh để cung cấp thêm hình ảnh phong phú cũng như khung cảnh lớp luôn mới với trẻ được nói đúng, nói đủ câu và nhất là khi trẻ thấy được tranh ảnh này trẻ được phát triển thêm ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi
* Sáng tạo một số hình thức phục vụ tiết học
Hình thức 1:
Trang 9Điều tra cơ bản:
Nắm được cở sở vật chất phục vụ chuyên đề qua đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch cho phù hợp Điều tra nắm vững tình trang học sinh cũng như phương pháp của giáo viên Do đó tôi đã mạnh dạn tiến hành bằng các cách sau :
Về giáo viên :
Đối với giáo viên Mầm non tôi luôn luôn khắc sâu điều này, Để giúp trẻ trở thành những con người tinh tế, sâu sắc, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp trong tương lai Nếu trẻ chỉ được nghe những lời cộc cằn, thô lỗ thì tất yếu ngôn ngữ của trẻ không thể trong sáng, lễ phép, trước cũng không thể trở thành một trẻ ngoan một công dân tốt của xã hội tương lai được Vì thế ngôn ngữ chính là nhân cách, tâm hồn, con người
Dân ta có câu: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu ràng dễ nghe”
Việc trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các cô giáo trong trường Mầm non
Tự đánh giá bản thân qua bản tự đánh giá về giáo viên
Qua nhận xét của Ban Giám hiệu qua các buổi dự giờ, thăm lớp từ đó rút kinh nghiệm
Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ có tình thần học hỏi cao, có khả năng sư phạm
+ Điều tra học sinh :
Ngay từ khi nhận lớp, thông qua các hoạt động của trẻ tôi đã hiểu và dần nắm được cá tính cũng như một số trẻ cá biệt với một số đặc điểm và khả năng nổi bật ở trẻ
Trẻ chưa thể hiện và phát âm chuẩn được vốn từ cho chuẩn, cho đúng nhất là trẻ còn chưa mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô chưa đọc to chưa rõ tiếng, nói còn ngọng nhiều
Trẻ chưa mạnh dạn, tuy nhiên trẻ lứa tuổi nhà trẻ rất hồn nhiên đấy là đặc
Trang 10Phương pháp 1: Xây dựng môi trường ngôn ngữ - Phương pháp 2: Trực quan hành động:
- Phương pháp 3: Phương pháp mẫu - Phương pháp 4: Phương pháp trò chơi
- Phương pháp 5: Phương pháp làm theo nhóm.
THÔNG TIN HỎI ĐÁP:
-Bạn còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: best4team.com@gmail.com để hỗ trợ ngay nhé!