dự án học phần phát triển sản phẩm thanh sữa nutifood growplus sữa non thuỵ điển

83 0 0
dự án học phần phát triển sản phẩm thanh sữa nutifood growplus sữa non thuỵ điển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tóm tắt ngắn gọn về doanh nghiệp: 1Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOODTên quốc tế: NUTIFOOD NUTRITION FOOD JOINT STOCK COMPANYNgành nghề: Thực phẩm dinh dưỡngTrụ s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ

DỰ ÁN HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THANH SỮA NUTIFOOD GROWPLUS+ SỮA NON THUỴ ĐIỂN

Giảng viên: Thạc sĩ Lê Ngọc Diễm Môn: Quản trị Marketing Lớp: QTL44B_Nhóm 10_Nutifood

Trang 2

PHẦN II – PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING 5

2.1 Phân tích môi trường marketing 5

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô: 5

2.1.2 Phân tích môi trường vi mô: (Huyền Trang) 8

2.1.3 Phân tích môi trường nội bộ: ưu tiên phân tích theo bộ phận, sản xuất, quy mô, văn hoá doanh nghiệp 14

2.1.4 Phân tích SWOT 17

2.2 Phân tích khách hàng của doanh nghiệp 19

2.2.1 Quá trình ra quyết định của Khách hàng 20

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng 22

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 25

2.3.1 Nhận dạng Đối thủ cạnh tranh và lựa chọn Đối thủ cạnh tranh 25

2.3.2 Nhận dạng chiến lược của Đối thủ cạnh tranh 27

2.3.3 Xác định mục tiêu của ĐTCT 29

2.3.4 Xác định điểm mạnh điểm yếu của Đối thủ 30

2.3.5 Đánh giá phản ứng của các đối thủ cạnh tranh 32

3.3 Phân chia thị trường thành các đoạn một cách phù hợp 35

3.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu 36

3.5 Xác định phương thức Marketing theo đoạn thị trường 36

3.6 Thiết kế Marketing – Mix 37

3.6.1 Chiến lược sản phẩm 37

3.7.2 Chiến lược giá 39

3.7.3 Chiến lược phân phối 39

3.7.4 Chiến lược xbc tiến và khuyến mại 39

PHẦN IV– XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NUTIFOOD 40

4.1 Tạo ý tưởng 40

4.2 Đánh giá ý tưởng 41

4.3 Thử nghiệm và phát triển concept 41

4.4 Phát triển chiến lược Marketing 41

4.5 Phân tích kế hoạch tài chính 42

Trang 3

4.6 Phát triển sản phẩm 43

4.7 Thử nghiệm thị trường 43

4.8 Thương mại hoá 43

PHẦN V – Lập kế hoạch và chương trình marketing cho sản phẩm mới 44

5.2.2 Lựa chọn mục tiêu định giá 54

5.2.3 Phân tích nhu cầu thị trường ảnh hưởng đến giá bán 55

5.2.4 Dự toán chi phí 55

5.2.5 Phân tích chi phí, giá cả, và lượng cung của đối thủ cạnh tranh 56

5.2.6 Lựa chọn phương pháp định giá 57

5.2.7 Chiến lược giá, phân biệt giá và quyết định giá cuối cùng 57

5.3 Place 59

5.3.1 Quy trình tổ chức kênh phân phối 59

5.3.2 Quản lý kênh phân phối 64

5.4 Promotion 65

5.4.1 Quảng cáo (mô hình 5M) 65

5.4.2 Tuyên truyền - Quan hệ công chbng 68

5.4.3 Marketing trực tiếp 69

PHẦN VI – TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ 71

6.1 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng 71

6.2 Kiểm tra và đánh giá hiệu suất marketing 72

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì kinh tế hội nhập hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA), các hiệp định này hàm chứa nhiều quy định và cam kết mới sẽ tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế và thương mại, song cũng đặt ra không ít thách thức cần vượt qua Chính vì thế chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các chiến lược Marketing - một vũ khí quan trọng giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài Bởi Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng.

Nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty và doanh nghiệp nhỏ và vừa họ thường bị cuốn theo vòng xoáy của công việc phát sinh hằng ngày (sản xuất, bán hàng, tìm kiếm khách hàng, giao hàng, thu tiền, ) hầu hết những công việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó chứ không hề được hoạch định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách có khoa học Các cấp quản lý họ bị các công việc "dẫn dặt" đến mức "lạc đường" lúc nào không biết, không định hướng rõ ràng mà chỉ thấy ở đâu có lối thì đi, mà càng đi lại càng lạc đường Đó là cái mà các công ty và doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, bởi hiện nay chúng ta đang ngày càng cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp hùng mạnh trên thế giới và việc các công ty, doanh nghiệp phải xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra một con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép.

Nắm bắt được xu thế đó, bắt đầu từ năm 2003, NutiFood xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp mở rộng khắp 63 tỉnh thành với chiến dịch tham vọng "cá bé nuốt cá lớn" đối đầu với các công ty đa quốc gia nắm hầu hết thị phần sữa Việt Nam, đã tạo nên doanh thu tăng hơn 250% hằng năm, chiếm thị phần cao nhất về sữa bột nguyên kem và là một trong 3 nhà sản xuất và kinh doanh sữa lớn nhất Việt Nam

Để có một góc nhìn bao quát hơn về chiến lược Marketing của các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, nhóm lựa chọn Nutifood để nghiên cứu và rút ra một bài học bao quát về thị trường.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NUTIFOOD 1.1 Tóm tắt ngắn gọn về doanh nghiệp: 1

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOODTên quốc tế: NUTIFOOD NUTRITION FOOD JOINT STOCK COMPANYNgành nghề: Thực phẩm dinh dưỡng

Trụ sở chính: 281-283 Hoàng Diệu, Phường 06, Quận 4, TP.HCM, Việt Nam.Lịch sử hình thành:2

“Câu chuyện Đồng Tâm” : Những năm tháng khó khăn của thập kỷ 80 đã ra đời Tổ hợp đời sống của các dược sĩ, kỹ sư Trạm Nghiên Cứu Dược Liệu - Sở Y Tế TP.HCM, sản xuất các loại kẹo bổ multivitamin, viên ngậm mentha, cốm bổ trẻ em…Tổ hợp mang tên Đồng Tâm với ý nghĩa “đồng tâm hợp lực” từ góp vốn - tự chưng cất nguyên liệu - tự sản xuất – tự phân phối…

Ngay từ đầu, các sản phẩm dinh dưỡng của Công ty đã thật sự tạo "ấn tượng" trên thị trường với các sản phẩm có chất lượng, thành phần công thức tương đương sản phẩm ngoại nhập nhưng cảm quan, giá cả rất phù hợp thực tế người tiêu dùng Việt Nam.

Sản phẩm ban đầu của NutiFood có 3 nhóm: nhóm bột dinh dưỡng ăn dặm, nhóm sữa bột dinh dưỡng và nhóm thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng Ngày ấy, với sứ mạng cung cấp các giải pháp dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu theo lứa tuổi, theo bệnh lý và các nhu cầu đặc biệt khác, với kiến thức dinh dưỡng và sự ân cần chăm sóc của văn hóa bán hàng đặc trưng, lực lượng bán hàng tuy còn "mỏng" nhưng rất được thị trường tin yêu Dù chưa thật sự chuyên nghiệp, những hình ảnh và hoạt động của thương hiệu NutiFood đã được người tiêu dùng Việt Nam liên tục bình chọn vào Top 5 Hàng VN chất lượng cao kể từ năm 2001.

Bắt đầu từ năm 2003, NutiFood xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp mở rộng khắp 64 tỉnh thành với chiến dịch tham vọng "cá bé nuốt cá lớn" đối đầu với các công ty đa quốc gia nắm hầu hết thị phần sữa Việt Nam, đã tạo nên doanh thu tăng hơn 250% hằng năm, chiếm thị phần cao nhất về sữa bột nguyên kem, trở thành một “hiện tượng” được các Khoa, Trường chuyên về quản trị kinh doanh nghiên cứu Trong cuốn sách "Thương hiệu dành cho lãnh đạo", chuyên gia nổi tiếng Richard Moore đã khẳng định: "Với trọng tâm thị trường rõ ràng, với tên gọi đáng nhớ và một bản sắc thương hiệu tập

1https://nutifood.com.vn/en, truy cập vào ngày 16/10/2023

Trang 6

trung, NutiFood đã sẵn sàng cho những thành công kế tiếp tại Việt Nam cũng như trên thị trường xuất khẩu".

Quá trình phát triển:3

Năm 1989

Trạm Nghiên Cứu Dược Liệu chuyển thành Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM, Tổ hợp Đồng Tâm trở thành Cơ sở Thực phẩm Đồng Tâm, nơi ứng dụng các đề tài nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng để sản xuất các sản phẩm phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và nuôi ăn bệnh nhân nặng trong bệnh viện Sản phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này là Enalaz – thực phẩm nuôi ăn qua ống thông dạ dày đầu tiên tại Việt Nam, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng tại bệnh viện khắp cả nước với giá thành chỉ bằng 1/10 sản phẩm ngoại nhập.

Xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của Trung tâm Dinh dưỡng Tp HCM, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (tên ban đầu của NutiFood) đã được thành lập Ngay năm đầu, thương hiệu đã nằm trong danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.

Năm 2001

Sản phẩm của Công ty CP Thực phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm đã được người tiêu dùng VN bình chọn vào Top 5 Hàng VN chất lượng cao và liên tục các năm về sau.

Năm 2003

NutiFood xây dựng hệ thống phân phối khắp 64 tỉnh thành Doanh thu tăng trưởng hơn 250% hàng năm.

Năm 2005

Năm 2005, công ty xây dựng nhà máy sữa nước đầu tiên tại khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương, với hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ Đức, Thuỵ Điển… theo tiêu chuẩn GMP, HCCP, ISO 22.000 và dưới sự giám sát chất lượng của tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ

Năm 2006

Nhà Máy NutiFood Bình Dương mở rộng (sữa bột + sữa nước) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP thực phẩm, tiêu chuẩn HACCP và liên tục các năm về sau.

Năm 2008

Trang 7

NutiFood đã trở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành công trên thị trường chứng khoán.

Năm 2010

Ký kết hợp tác với Tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ nhằm xây dựng và giám sát Hệ thống Quản lý Chất lượng và gia hạn liên tục cho đến nay Tham gia Chương trình Bình ổn Thị trường của TP HCM – Chương trình Hàng Việt về nông thôn

Ngày 16/06/2011

Đổi tên Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm thành Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm.

Năm 2012

Được UBND TP.HCM xét chọn là Doanh Nhân Saigon Tiêu Biểu và đón nhận Bằng khen Tháng 4/2012, sản phẩm GrowPLUS+ chính thức ra đời, trở thành sản phẩm dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi tiên phong lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Năm 2013

Đưa nhà máy thứ 2 của NutiFood tại Khu CN Phố Nối - Hưng Yên đi vào hoạt động Năm 2012

Doanh nghiệp nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi Grow Plus sau 5 năm nghiên cứu.

Năm 2014

Ký kết với Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong Dự án Chăn Nuôi 120.000 bò sữa.

Khởi công xây dựng Nhà máy NutiFood Cao Nguyên tại Khu CN Trà Đa TP Pleiku có công suất chế biến 500 triệu lít sữa/năm

Năm 2015

Ký kết hợp đồng thành lập Học viện bóng đá Nutifood - Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal - JMG, bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ tháng 6/2015 tại các tỉnh thành cả nước.

29-6-2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson: GrowPLUS+ của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

Năm 2017

Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen chứng nhận Grow Plus là nhãn hàng đứng đầu về thị phần sản lượng của phân khúc sữa đặc trị dành cho trẻ em trong ngành hàng sữa bột trên toàn quốc trong năm 2016.

Trang 8

Năm 2020

Nutifood tiếp quản 100% dự án và thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển NNRIS (Nutifood Nutrition Research Institute in Sweden) Quy tụ hơn 50 chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới, kết hợp các hiệp hội y khoa trong và ngoài nước, NNRIS là giải pháp sáng tạo tầm quốc tế giúp Nutifood mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho người Việt.

1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Trở thành công ty danh tiếng toàn cầu về khoa học dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng đối tượng và độ tuổi, dinh dưỡng

hằng ngày cho mọi gia đình.

1.3 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

NutiFood là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm dinh dưỡng, nước giải khát Hơn thế nữa công ty còn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, bán trên các sàn thương mại điện tử, đóng góp quỹ và thiện nguyện đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ trẻ em và người dân nghèo.

1.4 Sản phẩm/ dịch vụ chủ yếu

Danh mục sản phẩm của Nutifood bao gồm GrowPlus+, Famna, Nuvi Grow, NUVI, Nutimilk, Nutizen, Cawells, Varna, Ông Bầu.

GrowPlus+ (Gồm sữa bột và sữa pha sẵn, cho trẻ từ 0 đến > 02 tuổi)

Famna (Gồm sữa bột và sữa pha sẵn, cho trẻ từ 0 đến > 02 tuổi, giúp bé tăng cường đề kháng,

tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn).

Nuvi Grow (Gồm sữa bột và sữa pha sẵn, cho trẻ > 02 tuổi, phát triển dành riêng cho thể trạng

đặc thù của trẻ em Việt Nam, giúp tối ưu chiều cao cho trẻ) ●Nutimilk - (Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa)

Varna - (sữa cho người lớn)

Nutizen - Nước giải khát bổ dưỡng.

Cà phê Ông Bầu

PHẦN II – PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING2.1 Phân tích môi trường marketing

Trang 9

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô:

2.1.1.1 Chính trị - pháp lý

Tình hình chính trị ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Cùng với sự ổn định của chính trị thì hệ thống pháp luật nước ta cũng không ngừng bổ sung và hoàn thiện, doanh nghiệp được bảo hộ bởi luật thương mại, luật cạnh tranh và nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Các cơ quan chức năng cũng ban hành kèm theo đó là chính sách khắt khe về chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xúc tiến và thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Điều này vừa là thách thức vừa là động lực để Nutifood đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng suất, tự do giao lưu làm ăn, mở rộng quan hệ đưa thương hiệu vươn tầm quốc tế.

2.1.1.2 Kinh tế

Kinh tế Việt Nam phục hồi trở lại kể từ sau bối cảnh kinh tế suy thoái nghiêm trọng do đại dịch, đất nước phải đối mặt với áp lực lạm phát cao và kéo dài Tuy nhiên với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, kinh tế Việt Nam ghi nhận sự cố gắng khi tăng trưởng GDP thuộc diện cao nhất trên thế giới, đồng thời được đánh giá cao về kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả 3 khu vực, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%.

Trang 10

Sức mua của người dân có xu hướng giảm

Kinh tế đã phục hồi nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chú trọng quan tâm đến các sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mình nên sữa vẫn là một mặt hàng thiết yếu, do đó nhu cầu về các thực phẩm từ sữa vẫn tăng cao, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành.

2.1.1.3 Văn hoá xã hội

Đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam: Quan tâm đến vấn đề sức khỏe và các sản phẩm dinh dưỡng (đặc biệt là sữa) Thêm vào đó người tiêu dùng đặc biệt quan tâm vấn đề thực phẩm bẩn và an toàn vệ sinh thực phẩm, thường ưu tiên sử với những sản phẩm tươi, sạch và rõ nguồn gốc xuất xứ.

2.1.1.4 Nhân khẩu họcQuy mô dân số đông

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.873.689 người vào ngày 28/09/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Philippin) và đứng thứ 15 trên thế giới

Cơ cấu dân số trẻ

Trang 11

Bên cạnh đó, cơ cấu dân số Việt Nam trong trong thời kỳ dân số vàng khi có 67,4% dân số trong độ tuổi lao động Với quy mô dân số đông và tốc độ tăng trưởng mạnh, Việt Nam là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng, cơ hội cho các công ty sữa nói chung và Nutifood nói riêng trong việc mở rộng thị trường và tăng doanh thu

2.1.1.5 Công nghệ

Phân tích môi trường công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu rõ các xu hướng công nghệ, cạnh tranh và cơ hội sáng tạo Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng cập nhật hệ thống sản xuất tiên tiến nhất để không bị tụt hậu và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác Điều này bao gồm việc xem xét các xu hướng công nghệ mới, các đổi mới và tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong ngành công nghiệp sản xuất sữa.

Đánh giá cách mà công nghệ thay đổi sẽ tác động đến hành vi và nhu cầu của khách hàng Tạo ra sản phẩm sữa sạch đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của người tiêu dùng khiến doanh nghiệp có lợi thế không nhỏ trong việc chiếm lĩnh thị phần, thu được lợi nhuận.

2.1.1.6 Tự nhiên

Khí hậu biến đổi không ngừng với thiên tai, lũ lụt, hạn hán khiến doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn không ít trong việc chăn nuôi bò sữa, nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, giá cả sữa trên thị trường biến động gây khó khăn cho việc tăng doanh thu Doanh nghiệp cần đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, phân tích sự sẵn có và sử dụng hiệu quả các tài nguyên tự nhiên quan trọng như đất, nước, rừng, khoáng sản và nguồn năng lượng

Để cải thiện tình trạng này, Nutifood cần phải đầu tư vào xây dựng thêm nhà máy và trang trại nuôi bò Cần đánh giá và ứng phó với các rủi ro tự nhiên bằng cách phát triển kế hoạch khẩn cấp, đánh giá tác động môi trường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo nguồn cung ổn định.

2.1.1.7 Nhu cầu và xu hướng ảnh hưởng

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố kinh tế tổng hợp như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tình hình thương mại quốc tế Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến nhu cầu và xu hướng của một nền kinh tế.

Môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu và xu hướng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Cần có sự phân tích từng yếu tố cụ thể để đưa ra các chiến lược phù hợp với môi trường vĩ mô là một yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh và quản lý tài chính

Trang 12

2.1.2 Phân tích môi trường vi mô: (Huyền Trang)

2.1.2.1 Phân tích mô hình 5 cạnh tranh của Michael Porter

Đối thủ cạnh tranh trong ngành của Nutifood

Hiện nay, ngành Sữa Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng với sự xuất hiện của hơn 70 công ty và thương hiệu sữa lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất và hoạt động trên thị trường Việt Nam và thế giới Có thể xác định một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nutifood là một số các ông lớn trong ngành như Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,…

DUTCH LADY

Dutch Lady là một thương hiệu sữa đến từ Hà Lan, dù “nhập gia” muộn và đang chơi trên sân khách nhưng thương hiệu này nhanh chóng khẳng định vị thế không thua kém Nutifood tại thị trường Việt Nam Trong nhiều năm qua, Dutch Lady liên tục tung ra những chiến lược cạnh tranh mới nhằm khiêu chiến với đối thủ Nutifood.

Liệu các chiến lược này có đủ thuyết phục để dành vị trí dẫn đầu trên “sân khách” hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Trong chiến lược sản phẩm, hãng này tập trung xây dựng “hệ sinh thái” phong phú với đa dạng sản phẩm Ngoài sữa tươi cô gái Hà Lan “huyền thoại”, Dutch Lady có nhiều dòng sản phẩm khác đang dần chiếm lĩnh thị trường như:

● Sữa Yomost ● Fristi ● Ovaltine

● Sữa chua thanh trùng Dutch Lady ● Sữa bột Dutch Lady

Với việc tung ra danh mục sản phẩm phong phú, Dutch Lady đã thẳng thắn khẳng định muốn nhắm đến đối thủ là Nutifood Nutifood có mặt hàng nào, Dutch Lady ngay lập tức có mặt hàng đó Trong đó, sữa tươi uống là phân khúc cạnh tranh nhất giữa Dutch Lady và Nutifood.

Hãng này còn cực kỳ chịu chơi khi nhập giống bò sữa từ New Zealand với hình thức vay mượn Sau đó trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, chăm sóc để tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào Dutch Lady cũng chú trọng quảng bá trên các kênh truyền thông chính thống với các TVC lấy hình ảnh cô gái Hà Lan làm chủ đạo Nếu sữa cô gái Hà Lan là một phần trong ký ức tuổi thơ của bạn thì có thể nói, Dutch Lady đã xây dựng thương hiệu vô cùng thành công tại Việt Nam.

Trang 13

Trong suốt hơn 20 năm qua, Dutch Lady luôn là một đối thủ cạnh tranh khốc liệt của Nutifood Tuy nhiên, Dutch Lady có điểm hạn chế lớn là vẫn chỉ phân phối sản phẩm qua các bên trung gian, chưa có nhà phân phối độc quyền Vị trí thứ 2 cũng đủ để khẳng định Dutch Lady là một thương hiệu “chất” từ sản phẩm đến chiến lược.

TH TRUE MILK

Trong các đối thủ cạnh tranh của Nutifood, TH True Milk được đánh giá là một đối thủ bạo dạn và nhiều tham vọng Ngay từ khi mới thành lập, thương hiệu này đã đặt mục tiêu chiếm lĩnh 50% thị phần sữa Việt Nam vào 2020 Tham vọng này là hoàn toàn có cơ sở bởi hàng loạt các chiến lược đầu tư vô cùng quyết liệt của TH True Milk.

Tập đoàn này đã rút “hầu bao” 1,2 tỷ USD (tương đương 24.000 tỷ đồng) cho dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy chế biến sữa lớn nhất Đông Nam Á Hiện nay, doanh nghiệp này sở hữu hơn 8100 ha trang trại với đàn bò lên đến 150.000 con Chính thức trở thành thương hiệu chế biến sữa có đàn bò lớn nhất Việt Nam TH True Milk được định vị là thương hiệu sữa sạch.

Hơn thế nữa, ngoài cách phân phối thông thường là qua hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ, TH True Milk còn xây dựng một hệ thống các chuỗi cửa hàng mini Hiện đã có hơn 250 cửa hàng TH True Mart hoạt động trên toàn quốc Với chiến lược trên, TH True Milk ngầm khẳng định giá trị thương hiệu ở phân khúc cao cấp trên thị trường Đây cũng chính là một điểm yếu khi xét về giá, sữa tươi TH True Milk đang có giá cao hơn sữa tươi Nutifood Một lốc sữa tươi TH True Milk hiện có giá 26.500 VND trong khi 1 lốc sữa tươi Nutifood chỉ có giá 22.500 VNĐ.

Tuy nhiên, giá cả không còn là tiêu chí quá quan trọng khi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng Với sức tấn công mạnh mẽ trên, TH True Milk chính xác là một đối thủ cạnh tranh mà Nutifood không thể không dè dặt.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Nutifood

Trong ngành công nghiệp sữa, Nutifood đối mặt với nhiều đối thủ tiềm ẩn, tức là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong tương lai, mặc dù hiện chưa tham gia vào thị trường Các đối thủ này bao gồm các cửa hàng kinh doanh sữa nhỏ lẻ, các sản phẩm sữa tươi thiên nhiên và sữa chua nhà làm, cũng như các cửa hàng trà sữa và các xe bán sản phẩm dinh dưỡng ngoài lề đường Họ cung cấp nhiều loại sản phẩm sữa hoặc sản phẩm thay thế sữa để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Mặc dù chỉ là những đối thủ tiềm ẩn, nhưng chúng có thể tạo ra sự cạnh tranh đáng kể và gây ảnh hưởng đến doanh thu Nutifood Thị trường sữa Việt Nam đang trở nên ngày càng cạnh tranh gắt

Trang 14

khi có sự xuất hiện của quá nhiều đối thủ tiềm ẩn Đòi hỏi Nutifood phải cẩn trọng và linh hoạt trong chiến lược kinh doanh để duy trì vị thế và tăng cường sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

Ví dụ: Công ty TNHH Lavie

Nhà cung ứng của Nutifood

Trong những năm gần đây, NutiFood phát triển mạnh thị phần trong nước lẫn quốc tế, do đó nhu cầu sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao nhằm tạo thế chủ động trong sản xuất càng trở nên cần thiết Đồng thời, đây cũng là "nước cờ" quan trọng giúp doanh nghiệp này tăng cường cung cấp sản phẩm dinh dưỡng phục vụ thị trường nội địa vốn còn nhiều tiềm năng phát triển Trang trại bò sữa NutiMilk là một trong những dấu mốc giúp NutiFood hiện thực hóa mục tiêu này.

Tuy nhiên, do chú trọng chất lượng, bò sữa tại đây không bị "ép" sản lượng và được nuôi theo quy trình thuận theo tự nhiên với thời gian ngủ nghỉ được cân đối hợp lý nên lượng sữa thu hoạch thấp hơn sản lượng cung cấp trung bình của mỗi con bò, chỉ 25 lít một ngày.

Nutifood chịu áp lực từ khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố chủ chốt được Nutifood đặt lên hàng đầu Mọi đổi mới, phát triển vượt trội trong các sản phẩm của thương hiệu đều nhằm hướng đến trải nghiệm tốt cho khách hàng Phân khúc khách hàng ở đây bao gồm cả đại lý buôn bán nhỏ lẻ, siêu thị và khách hàng cuối cùng của tập con khách hàng.

Thị trường sữa tại Việt Nam không ngừng mở rộng, trở thành “cơn sốt” với vô vàn những sản phẩm chất lượng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau Chúng được đầu tư đa dạng, cuốn hút từ mẫu mã, hương vị cho đến độ dinh dưỡng Giờ đây, giá cả không còn là yếu tố tiên quyết mà người dùng hướng đến khi tình trạng sữa bẩn tràn lan trên thị trường.

Trang 15

Khách hàng cuối cùng quan tâm đến thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, dinh dưỡng hơn là về giá cả Hướng theo người dùng, các doanh nghiệp chuyển sang xu hướng xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng, thương hiệu, quan hệ công chúng,… và sau đó mới đến giá cả.

Bởi lẽ, người dùng sữa chủ yếu là trẻ em, các mẹ bầu, người cao tuổi Vì thế, nguồn nguyên liệu và chất lượng dinh dưỡng của sữa càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa Sức khỏe vẫn là giá trị cốt lõi mà khách hàng mong muốn chứ không phải từ giá cả rẻ.

Tuy nhiên, những đại lý buôn bán nhỏ lẻ, các nhà thuốc thường có chiêu trò điều hướng người tiêu dùng Thương hiệu không có sự đổi mới, xây dựng các chính sách hoa hồng, chiết khấu thỏa đáng thì rất dễ mất đi nguồn khách hàng tiềm năng.

Nutifood chịu áp lực từ các Sản phẩm thay thế

Hiện nay, thị trường thực phẩm đang ngày một nâng cao với đa dạng sản phẩm thỏa mãn mong muốn của người tiêu dùng Nutifood vì thế cũng không nằm ngoài những thử thách này khi ngày càng nhiều sản phẩm thay thế ra đời, chúng giải quyết nhu cầu của người dùng ít béo, ít đường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như ngũ cốc, sữa đậu nành, các loại nước giải khát có sữa,

2.1.2.2 Phân tích cơ cấu ngành cạnh tranh (5)

Số lượng doanh nghiệp cung ứng và mức độ khác biệt của sản phẩm

Hiện nay, ngành sữa Việt Nam có khoảng 72 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa, chưa kể có hàng trăm tổng đại lí phân phối sữa Trong đó, Vinamilk chiếm lĩnh gần một nửa thị trường sữa Việt Nam với thị phần 49%, tiếp đến là Dutch Lady chiếm 25%, Nestle, Ba Vì, Mộc Châu, … chia 26% thị phần còn lại

Nutifood với chiết lí kinh doanh nhân văn hướng về cộng đồng đã và đang phát triển mạnh với sự ủng hộ không ngừng của người tiêu dùng Với tầm nhìn và mục tiêu đó, Nutifood đã và đang nghiên cứu phát triển những sản phẩm phù hợp với xu hướng dinh dưỡng của tương lai như: sản phẩm dinh dưỡng giữ dáng, sản phẩm cho những độ tuổi riêng biệt, Nutifood là một trong số ít Công ty có danh mục sản phẩm rộng rãi đáp ứng được nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của công ty ACNielsen tháng 12/2020 đến tháng 11/2022, Nutifood đang đứng đầu bảng xếp hạng về thị phần ở cả 2 phân khúc, sữa bột trẻ em và sữa bột pha sẵn cho trẻ em Thành tích này không chỉ minh chứng cho chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người dùng đối với nhãn hiệu Nutifood GrowPLUS+, mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh của thương hiệu sữa Việt Nam với các công ty sữa đa quốc gia tại thị trường Việt.Thành tích này không chỉ minh chứng cho chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người dùng đối với nhãn hiệu Nutifood GrowPLUS+,

Trang 16

mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh của thương hiệu sữa Việt Nam với các công ty sữa đa quốc gia tại thị trường Việt.

Rào cản gia nhập ngành

Rào cản nhập cuộc là các nhân tố gây khó khăn và tốn kém cho các đối thủ khi họ muốn tham gia gia nhập ngành và nếu thâm nhập thì luôn gặp tình huống bất lợi Một rào cản không thể vĩnh viễn ngăn chặn các doanh nghiệp xâm nhập thị trường nhằm tác động đến cạnh tranh và phúc lợi của người tiêu dùng Đôi khi, chỉ cần trì hoãn quá trình tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới đã là đủ.

Có 4 rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến sự gia nhập của các hãng trong ngành sữa đó là:

Sự trung thành của các nhãn hiệu: Ở Việt Nam đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng, tạo được

lòng tin nơi khách hàng như Vinamilk, Dutch Lady, Ba Vì, các nhãn hiệu sữa trên đều có những thế mạnh riêng về sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác đã được xây dựng bằng những chiến lược định vị thương hiệu riêng Việc xây dựng một thương hiệu là không hề dễ dàng do cần nhiều thời gian và công sức, bởi vậy đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành sữa

Công nghệ cao: Doanh nghiệp khi tham gia ngành sữa cần phải đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở

hạ tầng gồm máy móc, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, nó đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn nên việc gia nhập ngành cũng hết sức khó khăn.

Lợi thế chi phí tuyệt đối

Quy định của chính phủ: Doanh nghiệp muốn hoạt động được phải đăng kí giấy phép kinh

doanh, bản quyền sản phẩm, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình cũng như tuân theo những quy định của Nhà nước vì vậy để gia nhập ngành sữa cũng không phải điều dễ dàng

Rào cản rút lui khỏi ngành

Rào cản ngăn cản sự rút lui khỏi ngành: Là các chi phí, các nguồn lực mà doanh nghiệp phải bỏ ra để rút lui không tham gia kinh doanh trong ngành Khi hoạt động kinh doanh không còn thuận lợi nữa việc các doanh nghiệp muốn rút lui ra khỏi ngành đôi khi không phải dễ dàng mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

Ràng buộc với người lao động: Đội ngũ lao động khi tham gia vào sản xuất của doanh nghiệp

đều ký kết với doanh nghiệp hợp đồng lao động Nếu doanh nghiệp phá hợp đồng sẽ phải gánh chịu bồi thường lớn vì vậy doanh nghiệp muốn rút lui khỏi ngành là khó khăn

Các trang thiết bị máy móc đầu tư ban đầu không thể dùng vào, một lĩnh vực khác

Trang 17

Cơ cấu chi phí

Khả năng vươn ra thị trường toàn cầu

NutiFood đã nắm bắt thêm nhiều cơ hội mới để tăng tốc hợp tác, đầu tư, đưa sản phẩm ra nước ngoài Ngày 18-1-2018, NutiFood chính thức ký hợp đồng với Công ty Delori là đối tác để xuất khẩu những lô hàng đầu tiên vào thị trường Mỹ Theo đó, Delori sẽ phân phối sản phẩm sữa bột pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus do NutiFood sản xuất vào hơn 300 siêu thị tại bang California.

Không dừng lại ở đó, ngày 11-9-2018, NutiFood tiếp tục ký hợp tác với Tập đoàn Backahill (Thụy Điển) đầu tư sản xuất các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng organic ở Thụy Điển cung cấp cho thị trường Việt Nam, cũng như châu Âu và châu Á Theo đó, 2 bên sẽ cùng nhau thành lập một liên doanh với vốn đầu tư 50/50 Với NutiFood, đây là bước tiếp theo trong chiến lược vươn ra thế giới của công ty

NutiFood đã nắm bắt thêm nhiều cơ hội mới để tăng tốc hợp tác, đầu tư, đưa sản phẩm ra nước ngoài và vẫn đang ngày càng rộng rãi hơn trên toàn thế giới.

2.1.2.3 Các quyết định của Chính phủ

Việc ổn định chính trị hay đưa ra những quyết định trong sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ở Việt Nam, các chính sách của Chính phủ về sữa nhập khẩu chưa thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành sữa nội địa Trước hết là do giá của sữa nhập khẩu tăng trong khi sữa nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu người dân Mặt khác Nhà nước tham gia vào ngành sữa với nhiều ngành, nhiều dịch vụ trùng lặp và các mối quan hệ cực kỳ phức tạp giữa các bên tham gia, điều này tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong ngành sữa.

Tuy nhiên, Nhà nước đã có chính sách thúc đẩy ngành sữa phát triển như khuyến khích mở các trang trại bò sữa, hỗ trơ công nghệ chế biến và thay thế dần nguyên liệu nhập từ nước ngoài Một số chính sách khác khuyến khích xuất khẩu cũng giúp cho ngành có cơ hôi tăng trưởng, ví dụ như từng có chính sách bảo hộ trong một thời gian không cấp phép vào lĩnh vực sữa hộp, chính sách này tạo ra rào cản gia nhập ngành.

2.1.3 Phân tích môi trường nội bộ: ưu tiên phân tích theo bộ phận, sản xuất, quy mô, văn hoá doanh nghiệp

2.1.3.1 Nhân lực

Trang 18

Tuyển dụng và đào tạo chất lượng: Bộ phận Nhân sự đã đặt sự tập trung vào việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên với kỹ năng và tiềm năng cao Điều này đảm bảo rằng Nutifood có một đội ngũ nhân lực chất lượng, có khả năng đáp ứng mọi thách thức trong ngành công nghiệp thực phẩm và dinh dưỡng Bằng cách đảm bảo rằng nhân viên được tuyển dụng và đào tạo chất lượng, Nutifood có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ xuất sắc.

Chính sách nhân sự linh hoạt: Nutifood đã thiết lập các chính sách nhân sự linh hoạt để thích nghi với sự biến đổi trong môi trường kinh doanh Điều này giúp công ty thích ứng với thách thức và cơ hội mới, bao gồm sự mở rộng và sự phát triển Chính sách nhân sự linh hoạt cũng đảm bảo rằng nhân viên có sự hài lòng trong công việc và cảm thấy được quý trọng.

Môi trường làm việc tích cực: Nutifood đã tạo môi trường làm việc tích cực, nơi mà sự đoàn kết và sáng tạo được khuyến khích Môi trường này giúp nhân viên cảm thấy động viên và sẵn sàng đóng góp ý kiến sáng tạo cho công ty Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất lao động mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Phát triển nhân viên: Nutifood đã đầu tư trong việc phát triển sự nghiệp và kỹ năng của nhân viên Điều này bao gồm cả việc đào tạo và cung cấp cơ hội thăng tiến Bằng cách đảm bảo rằng nhân viên có cơ hội học hỏi và phát triển, Nutifood tạo ra một đội ngũ năng lực và trung thành, đóng góp vào sự thành công và sự phát triển bền vững của công ty.

2.1.3.2 Tài chính

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận Tài chính là quản lý nguồn vốn của Doanh nghiệp Phải đảm bảo rằng Nutifood luôn có đủ nguồn vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư vào sự phát triển Cũng như việc đảm bảo rằng việc vay mượn và quản lý nợ được thực hiện một cách có trách nhiệm để không gây áp lực tài chính cho Doanh nghiệp.

Một khía cạnh quan trọng khác là quản lý tiền mặt Bộ phận Tài chính phải đảm bảo rằng Nutifood có đủ tiền mặt để thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà không gặp khó khăn Phải theo dõi và dự đoán luồng tiền để đảm bảo rằng không có sự cố về tiền mặt.

Ngoài ra, bộ phận Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rủi ro tài chính Họ đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến thị trường tài chính và các thay đổi về tiền tệ, lãi suất và giá cả.

2.1.3.3 RD

Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D):

Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) trong Nutifood là nơi những trí thức và tài năng xuất sắc được tập hợp để thúc đẩy sự tiến bộ và đổi mới trong ngành công nghiệp thực phẩm Đội ngũ nhân

Trang 19

viên tại bộ phận này đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm, có sự chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ Đây là những người chủ chốt trong việc tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến công nghệ sản xuất.

Phòng thí nghiệm và cơ sở hạ tầng của Nutifood được trang bị tiên tiến, cung cấp cho bộ phận R&D các công cụ và điều kiện tối ưu để tiến hành các thử nghiệm và nghiên cứu Điều này cho phép họ thử nghiệm các ý tưởng và ý kiến sáng tạo, từ việc phát triển các thành phần dinh dưỡng mới đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Chiến lược và đổi mới là tâm huyết của bộ phận R&D Họ phải theo kịp xu hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách sáng tạo các sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có Chiến lược đổi mới rõ ràng và phối hợp với các bộ phận khác của công ty để đảm bảo sự thịnh vượng và cạnh tranh.

Hợp tác và kết nối cũng là yếu tố quan trọng Bộ phận R&D hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và đối tác công nghiệp để tận dụng kiến thức và tài năng từ bên ngoài Điều này giúp họ tiếp cận các ý tưởng và phát triển mới, và mở rộng mạng lưới quan hệ để thúc đẩy sự đổi mới.

Quản lý dự án là một phần không thể thiếu của bộ phận R&D Họ cần đảm bảo rằng các dự án nghiên cứu và phát triển được quản lý một cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ và nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu Các dự án này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất hoặc thực hiện các thử nghiệm chất lượng.

2.1.3.4 Sản xuất

Tình hình sản xuất nội bộ của Nutifood đã xây dựng nên một cơ sở vững chắc để tiến hành phát triển sản phẩm mới là sữa bột dạng thanh

Nutifood có sẵn một hệ thống sản xuất vô cùng ấn tượng Những dây chuyền sản xuất hiện tại của Doanh nghiệp đã được đầu tư và phát triển một cách kỹ lưỡng Điều này tạo ra một nền tảng vững chắc để tiếp tục mở rộng và phát triển sản phẩm mới, sữa bột dạng thanh Với dây chuyền sản xuất đã có, Nutifood có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực quý báu trong việc triển khai sản phẩm mới này.

2.1.3.5 Marketing

Hiện tại, bộ phận Marketing của Nutifood đang hoạt động với một đội ngũ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm Doanh nghiệp đảm bảo rằng thương hiệu Nutifood được quản lý và phát triển một cách hiệu quả, tạo nên sự nhận diện mạnh mẽ và niềm tin từ phía khách hàng Chiến lược tiếp thị của NUTIFOOD được xây dựng dựa trên nhu cầu thị trường và mục tiêu kinh doanh, và các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị đang được triển khai trên nhiều phương tiện truyền thông và kênh trực tuyến.

Trang 20

Bên cạnh việc tạo chiến dịch quảng cáo, bộ phận Marketing của Nutifood còn tập trung vào quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tạo và duy trì quan hệ tốt với khách hàng, cung cấp hỗ trợ và giải đáp câu hỏi Sự lắng nghe và phản hồi từ khách hàng đang được sử dụng để cải thiện chiến lược tiếp thị và sản phẩm.

Tổng cộng, bộ phận Marketing của Nutifood đã xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả để thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng cáo, và Nutifood đang liên tục theo dõi thị trường để điều chỉnh chiến lược của mình và đảm bảo sự thành công trong ngành công nghiệp thực phẩm và dinh dưỡng.

2.1.3.6 Văn hoá tổ chức4

Nutifood đang thể hiện một văn hóa doanh nghiệp đầy nhân văn và tập trung vào chiến lược nhân sự nhân văn để thu hút và giữ chân những tài năng xuất sắc

a Văn hóa "cho đi" đầy nhân văn:

Nutifood đang thể hiện một văn hóa doanh nghiệp hướng đến việc "cho đi," tạo cơ hội và giá trị cho cộng đồng và nhân viên Việc này có thể thể hiện qua các hoạt động xã hội và từ thiện mà Nutifood thực hiện Họ có thể đầu tư vào các dự án cộng đồng, hỗ trợ giáo dục và y tế, hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội Văn hóa "cho đi" này giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về Nutifood trong cộng đồng và tạo niềm tự hào cho nhân viên.

b Chiến lược nhân sự nhân văn:

Chiến lược nhân sự nhân văn của Nutifood đặt ưu tiên cao việc thu hút và giữ chân những tài năng xuất sắc Họ có thể tạo ra môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên Việc đầu tư vào đào tạo, phát triển và tiến cử nhân viên sẽ giúp họ phát triển bản lĩnh và giữ chân những con người tài năng Điều này giúp Nutifood có một đội ngũ nhân sự đa dạng và đầy năng lực, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong công việc.

c Môi trường làm việc tích cực:

Nutifood tạo một môi trường làm việc tích cực với không khí làm việc vui vẻ, đội ngũ cán bộ nhân viên gắn bó và đoàn kết Môi trường này có thể thúc đẩy sự sáng tạo và cống hiến của nhân viên Điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân tài và thúc đẩy sự phát triển của họ.

4 “Giải mã bí quyết giúp Nutifood 3 năm liền là 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á’”,

Trang 21

https://tienphong.vn/giai-ma-bi-quyet-Những yếu tố này tạo nên một văn hóa doanh nghiệp đầy nhân văn tại Nutifood, nơi Doanh nghiệp không chỉ hướng đến sự thành công kinh doanh mà còn đặt giá trị vào việc hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo phát triển của nhân viên và xây dựng một môi trường làm việc tích cực.

2.1.4 Phân tích SWOT

0 (CƠ HỘI)

1 Sự gia tăng trong xu hướng tiêu dùng thức ăn chiến lược để tăng cường phân phối và tiếp cận thị

3 Biến đổi khí hậu và tài nguyên nguy cơ

1 Thương hiệu Nutifood mạnh mẽ và được tin tưởng trong ngành thực phẩm.

2 Sản phẩm mới có tiềm năng để đa

CHIẾN LƯỢC S-O phó với thay đổi trong quy định và tiêu chuẩn

Trang 22

dạng hóa dòng sản phẩm hiện có.

3 Công ty đã có hệ thống phân phối rộng rãi, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng.

4 R&D mạnh mẽ giúp phát triển sản phẩm mới với chất lượng cao.

ăn sạch và dinh dưỡng

2 Phát triển sản phẩm mới để tận dụng cơ hội trong thị trường thức ăn dạng thanh đang phát triển chiến lược để tận dụng cơ hội trong việc tăng cường phân phối và tiếp cận thị tác chiến lược để đối phó với biến đổi trong môi trường kinh

1 Đối thủ cạnh tranh mạnh trong thị trường sữa bột và sản phẩm thức ăn dạng thanh.

2 Chi phí nghiên cứu và phát triển cao đối với sản phẩm mới.

3 Khả năng sản xuất và cung ứng có thể gặp khó khăn ban đầu.

4 Hạn chế trong việc tiếp cận thị trường cơ hội trong sự gia tăng của xu hướng tiêu dùng triển để đối phó với thay đổi trong quy định và tiêu chuẩn về thực phẩm

2 Tận dụng khả năng sản xuất và cung ứng

Trang 23

quốc tế thị trường thức ăn dạng thanh đang phát triển nhanh chóng để đối phó với khả năng sản xuất và cung ứng ban đầu gặp khó trường xuất khẩu 4 Nắm bắt cơ hội hợp tác với đối đối phó với thay đổi trong quy định và tiêu chuẩn về thực phẩm

4 Đối phó với rủi ro liên quan đến tuân thủ quy định và tiêu chuẩn bằng cách nâng cao hiểu biết và sẵn sàng trong quản lý rủi ro

2.2 Phân tích khách hàng của doanh nghiệp

2.2.1 Quá trình ra quyết định của Khách hàng

Quá trình ra quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp Nutifood có thể được chia thành 5 giai đoạn chính:

Nhận biết nhu cầu

Giai đoạn này bắt đầu khi khách hàng nhận thấy nhu cầu về một sản phẩm nào đó Trong trường hợp của Nutifood, nhu cầu này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố Nutifood đã phát triển các sản phẩm sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em, người lớn, và người cao tuổi Các sản phẩm này được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng nhóm khách hàng Chẳng hạn như:

● Nhu cầu thiết yếu: Trẻ em cần bổ sung dinh dưỡng để phát triển, người lớn cần bổ sung canxi để chắc khỏe xương, người cao tuổi cần bổ sung các dưỡng chất để duy trì sức khỏe.

Trang 24

● Nhu cầu mong muốn: Khách hàng có thể mong muốn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của Nutifood để cải thiện chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng, hay đơn giản là muốn trải nghiệm một sản phẩm mới.

Trong giai đoạn nhận thức nhu cầu, Nutifood cần giúp khách hàng nhận thức được nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Nutifood có thể thực hiện các hoạt động sau để tác động đến giai đoạn này:

● Tạo ra các thông điệp truyền thông hiệu quả: Các thông điệp truyền thông của Nutifood cần tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu dinh dưỡng của khách hàng.

● Tạo ra các trải nghiệm tích cực: Nutifood có thể tạo ra các trải nghiệm tích cực cho khách hàng, chẳng hạn như các chương trình khuyến mãi, các hoạt động giáo dục dinh dưỡng,

Tìm kiếm thông tin

Khi khách hàng nhận thức được nhu cầu, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin về các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu đó Với Nutifood, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như:

● Quảng cáo: Quảng cáo của Nutifood thường tập trung vào việc nâng cao nhận thức của khách hàng về các nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.

● Giới thiệu: Khách hàng có thể được giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của Nutifood từ bạn bè, người thân, hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

● Tìm kiếm trực tuyến: Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của Nutifood trên internet, chẳng hạn như website, mạng xã hội, hoặc các trang web đánh giá sản phẩm.

Nutifood đã tạo ra các nội dung chất lượng trên website và mạng xã hội để cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình Nội dung này bao gồm các bài viết, video, và các câu chuyện của khách hàng.

Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, Nutifood cần cung cấp cho khách hàng thông tin chính xác và hữu ích về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Nutifood có thể thực hiện các hoạt động sau để tác động đến giai đoạn này:

● Tạo ra các nội dung chất lượng: Nutifood cần tạo ra các nội dung chất lượng, chẳng hạn như các bài viết, video, để cung cấp thông tin cho khách hàng.

● Nhóm khách hàng mục tiêu của Nutifood: Nutifood nhắm đến nhiều nhóm khách hàng khác nhau, bao gồm trẻ em, người lớn, và người cao tuổi Mỗi nhóm khách hàng này có những nhu cầu

Trang 25

dinh dưỡng khác nhau, và Nutifood cần điều chỉnh các hoạt động marketing của mình để phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Đánh giá các lựa chọn

Sau khi thu thập đủ thông tin, khách hàng sẽ bắt đầu đánh giá các lựa chọn khác nhau Với Nutifood, khách hàng sẽ cân nhắc các yếu tố như:

● Thương hiệu: Nutifood là một thương hiệu sữa uy tín và lâu đời tại Việt Nam.

● Giá cả: Sản phẩm của Nutifood có giá cả cạnh tranh so với các thương hiệu khác trên thị trường.

● Thành phần: Sản phẩm của Nutifood được làm từ các nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

● Chất lượng: Sản phẩm của Nutifood được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng cao.

Quyết định mua hàng

Trên cơ sở đánh giá các lựa chọn, khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua hàng Trong trường hợp của Nutifood, khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng, mua online hoặc mua qua đại lý.

Sau khi mua hàng

Sau khi mua hàng, khách hàng sẽ trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của Nutifood Nếu khách hàng hài lòng với trải nghiệm này, họ sẽ có nhiều khả năng mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ của Nutifood trong tương lai.

Để tác động đến quá trình ra quyết định của khách hàng, Nutifood cần tập trung vào các giai đoạn nhận thức nhu cầu và tìm kiếm thông tin Nutifood đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình Đầu tư vào các dây chuyền sản xuất hiện đại và sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao.

Nutifood đã thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả để tác động đến quá trình ra quyết định của khách hàng Điều này đã giúp doanh nghiệp trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam.

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

2.2.2.1 Các yếu tố Marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp bao gồm 4 yếu tố chính bao gồm 4P: sản phẩm (Product), giá cả (Price), nơi phân phối (Place) và khuyến mãi (Promotion) Mỗi thành phần sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể tác động đồng thời đến quá trình mua hàng của người tiêu dùng

Trang 26

Product:5

Sản phẩm hay dịch vụ được coi là yếu tố then chốt, ảnh hưởng 56% đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng NutiFood luôn không ngừng nghiên cứu để mang đến những sản phẩm chất lượng và tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng Các mẹ luôn đặt chất lượng về dinh dưỡng lên hàng đầu cho con yêu của mình Chất lượng sản phẩm thường thể hiện ở mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, khả năng thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng Nếu sản phẩm có chất lượng cao sẽ được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn, lấy được sự tín nhiệm của người dùng và ngược lại, chất lượng thấp sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường Đây là nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp, thể hiện trình độ tay nghề của người lao động và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm quản lý vào sản xuất kinh doanh.

NutiFood luôn không ngừng nghiên cứu để mang đến những sản phẩm chất lượng và tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng Các mẹ luôn đặt chất lượng về dinh dưỡng lên hàng đầu cho con yêu của mình Đối với các sản phẩm của NutiFood, các nhà chiến lược khi quảng bá sản phẩm luôn nhấn mạnh về mặt chất lượng NutiFood coi chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu nên đã áp dụng rất nhiều biện pháp và quản lý chặt chẽ các biện pháp đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Trong thời đại hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp không những cạnh tranh trong nước mà còn cả thị trường thế giới Do đó, để khách hàng chú ý và tìm đến sản phẩm của mình, một chiến lược doanh nghiệp không thể bỏ qua là cạnh tranh về giá Nhu cầu của khách hàng chỉ có thể được chuyển đổi thành mua hàng nếu khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm

NutiFood luôn nghiên cứu về chi phí, giá thành và giá bán, bởi người tiêu dùng thường so sánh giá các sản phẩm cùng dòng của những thương hiệu khác nhau Nutifood nghiên cứu rất kỹ thông tin của đối thủ, các dòng sản phẩm của Nutifood là nhãn hàng sữa bình dân Những giá bán của các sản phẩm sữa của hãng thường thấp hơn 5-7% giá bán của các thương hiệu đối thủ cạnh tranh của Nutifood như Vinamilk hay TH True Milk.

Địa điểm hay cách mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm là một mảng rất quan trọng của Marketing 4P Doanh nghiệp cần định vị và phân phối sản phẩm ở một nơi mà người mua tiềm năng (potential buyer) có thể tiếp cận được một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Việc lựa chọn địa điểm phân phối đối với ngành sữa là vô cùng thiết yếu Bởi đối với ngành này, sức cạnh tranh là vô cùng lớn, việc cạnh tranh và chọn chỗ đứng trên thị trường so với các ông lớn như 5 “7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng – Open End”,

Trang 27

https://openend.vn/7-yeu-to-anh-huong-den-Abbott, Vinamilk, chưa bao giờ là dễ dàng Việc lựa chọn kênh phân phối, địa điểm đánh vào mắt người tiêu dùng để họ quan tâm đến nhãn hàng NutiFood của chúng ta là yếu tố cấp thiết liên quan đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Promotion:

Trong thời buổi thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, khách hàng có quá nhiều lựa chọn cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó Các hình thức xúc tiến sản phẩm hấp dẫn hay các chiến dịch giảm giá khuyến mại là một cách sáng tạo để thu hút khách hàng hiệu quả và cũng là nền tảng để có được tệp khách hàng trung thành.

Tất cả thương hiệu trên thị trường đều cần chú trọng vào dòng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, Tuy nhiên, những yếu tố trên luôn phải nhờ đến yếu tố xúc tiến để có thể tiếp cận thương hiệu đến với khách hàng Chính vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược xúc tiến hợp lý để đánh vào khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, tìm kiếm chỗ đứng thương hiệu trong tâm trí khách hàng

2.2.2.2 Yếu tố tâm lý

Yếu tố về tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người mua gồm nhận thức, động cơ, hiểu biết, niềm tin và thái độ Trong đó, thái độ được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua hàng Nhận thức thương hiệu đóng vai trò trọng yếu vì nó giúp nuôi dưỡng niềm tin và cho phép các thương hiệu kể câu chuyện của mình, đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu với người tiêu dùng Theo khảo sát người tiêu dùng về việc lựa chọn sản phẩm, có đến 82% người được hỏi lựa chọn thương hiệu là lựa chọn đầu tiên Đối với ngành sữa nói riêng, các bà mẹ lại càng có xu hướng sử dụng những thương hiệu có độ phủ trên thị trường cao bởi niềm tin thương hiệu đi kèm theo với niềm tin về chất lượng

2.2.2.3 Yếu tố nhu cầu

Không quá khó để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng khi muốn đưa ra bất kỳ một quyết định về việc sẽ mua và sở hữu một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó Nhu cầu xuất phát từ thứ họ đang cần và còn thiếu với mong muốn sản phẩm đó có thể thỏa mãn được nhu cầu mà họ đang tìm kiếm Nếu doanh nghiệp biết cách tối ưu hóa giá trị của hàng hóa hoặc tấn công mạnh vào yếu tố nhu cầu khách hàng, họ sẽ không ngần ngại chi tiền để mua về kể cả khi nó nằm ngoài dự tính của họ

Trên tiêu chí nắm bắt nhu cầu của khách hàng, NutiFood phát triển ra nhiều dòng sản phẩm để tác động vào quyết định mua hàng của khách hàng Ví dụ như, đối với trẻ biếng ăn khách hàng sẽ lựa chọn

Trang 28

Grow Plus biếng ăn Hoặc, với nhu cầu phát triển trí tuệ cho con, khách hàng sẽ lựa chọn sữa bột Nuti IQ cho con em mình Nhu cầu mua hàng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển

sản phẩm để kích thích đến quyết định mua hàng của khách hàng

2.2.2.3 Yếu tố xã hội

Con người là một phần của xã hội và môi trường sống xung quanh họ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ Các yếu tố xã hội bao gồm các nhóm như gia đình, nhóm tham khảo hoặc địa vị xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành hành vi mua hàng của một người Một người phát triển sở thích từ thời thơ ấu của mình bằng cách xem gia đình mua sản phẩm và tiếp tục mua sản phẩm giống nhau ngay cả khi họ lớn lên Nhóm tham khảo là một nhóm người chơi chung và có liên hệ mật thiết với nhau Nói chung, tất cả những người trong nhóm tham khảo thường có hành vi mua chung và ảnh hưởng lẫn nhau Theo khảo sát của Tạp chí tài chính cho biết, có đến 81% lượng khách hàng cho biết những bài chia sẻ của bạn bè, người thân có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng của họ Để đạt được mục tiêu của yếu tố này, doanh nghiệp càng phải chú trọng nhiều hơn về các yếu tố đã phân tích phái trên Chính bởi sự hài lòng của khách hàng chính là chiến lược Marketing tốt nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều nhắm tới

2.2.2.4 Yếu tố cá nhân

Những yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tính, phong cách sống tác động vào thái độ cũng như nhu cầu của khách hàng và qua đó, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Chúng có thể ảnh hưởng riêng lẻ hoặc tập thể đến quyết định mua của người tiêu dùng.

Chẳng hạn như đối với phong cách sống khác nhau các tệp khách hàng sẽ có hành vi lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với bản thân Lấy ví dụ, những người có phong cách sống healthy lành mạnh thường lựa chọn các loại sữa hạt, sữa ngũ cốc Đối với tệp khách hàng có quan niệm sữa mẹ là thức uống tốt nhất cho trẻ, đánh vào quan điểm này của khách hàng, các hãng sữa có thể phát triển sản phẩm sữa non để thay thế cho sữa mẹ nhưng chất lượng dinh dưỡng vẫn tương đương Các doanh nghiệp phân tích rõ các yếu tố về cá nhân để có thể phát triển ngành sản phẩm của mình phù hợp với nhóm khách hàng mà họ nhắm tới.

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

2.3.1 Nhận dạng Đối thủ cạnh tranh và lựa chọn Đối thủ cạnh tranh

Trang 29

Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập hoá hiện nay, thị trường ngành Sữa đang nóng hơn bao giờ hết

với sự xuất hiện của 70 doanh nghiệp và thương hiệu sữa lớn nhỏ, trong và ngoài nước đang hoạt động

sản xuất và kinh doanh trên thị trường Việt Nam Các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 75% thị phần, còn lại là sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài với tỷ lệ thị phần chiếm được là 25% Có thể kể đến một số các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành như Vinamilk, TH True Milk, Nestle, FrieslandCampina, Abbott, Mead Johnson, ……Có thể xác định đây là một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nutifood ở thị trường Việt Nam và sẽ có những tác động sâu sắc nhất định đối với hoạt động kinh doanh của Nutifood Dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng quan thị phần ngành Sữa tại thị trường Việt Nam vào năm 2022 dựa trên thống kê của Euromonitor:

Theo thống kê trên, các ngành hàng được ghi nhận bao gồm sữa bột, sữa nước, sữa đặc, sữa chua, bơ, pho mát và các dòng sản phẩm khác làm từ sữa Có thể dễ dàng nhận thấy, đứng đầu là thương hiệu sữa lâu đời Vinamilk với hơn 40% thị phần, kế tiếp là một thương hiệu sữa ngoại Friesland Campina Việt Nam, TH food,….Có thể thấy, Nutifood vẫn chưa có thể chiếm được một thị phần ổn định trên tổng thị trường ngành, có thể xuất phát từ một vài nguyên do như sự kém đa dạng ở dòng sản phẩm hay vẫn chưa tạo được lợi thế cạnh tranh ổn định so với các đối thủ khác.

Mặc dù vẫn chưa chiếm được một thị phần cao trên tổng thị trường ngành sữa Việt Nam nhưng Nutifood lại khá mạnh về mảng sữa bột Theo thống kê của Nielsen IQ, vào năm 2022, ở thị trường sữa bột, Nutifood phải đối mặt với các thương hiệu sữa nổi tiếng như Abbott dẫn đầu thị trường với thị phần 20,40%, kế tiếp là Vinamilk với 19,6%, Vita Viary 10,10% thị phần,… Sau đây là biểu đồ thể hiện thị phần sữa bột tại Việt Nam (kênh truyền thống) 6 tháng đầu năm 2022:

Trang 30

Dựa trên thống kê và biểu đồ nêu trên, có thể thấy thị trường sữa bột tại Việt Nam hiện nay đang bị các thương hiệu sữa ngoại thống lĩnh, ngoại trừ Vinamilk và Nutifood có được chỗ đứng nhất định trên thị trường thì phần còn lại được chia sẻ cho các thương hiệu đến từ nước ngoài Đây cũng là một trong những thách thức nhưng cũng là một cơ hội khá lớn cho Nutifood, việc không có quá nhiều thương hiệu Việt tham gia cạnh tranh trực tiếp trên thị trường này giúp Nutifood có thể gia tăng tốc độ đầu tư và phát triển các sản phẩm để xây dựng một thương hiệu sữa bột Việt Nam dành cho các tệp khách hàng chuộng hàng Việt.

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện có như đã phân tích ở trên, Nutifood còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác, những đối thủ tuy hiện giờ chưa có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nhưng trong tương lai gần sẽ phát triển và thâm nhập vào thị trường này Chẳng hạn như thương hiệu nước giải khát nổi tiếng Coca Cola, vào năm 2019 Coca Cola quyết định dấn thân vào ngành sữa với sản phẩm sữa “Nutriboost” và chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên để ra mắt sản phẩm này Đang nắm trong tay lợi thế về mạng lưới phân phối, nguồn lực tài chính hùng hậu, quy mô kinh doanh toàn cầu, Coca đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số ngành sữa thuộc Công ty Coca Cola trong vòng 5 năm tới Và cũng tại thời điểm này, tập đoàn Masan cũng tuyên bố sẽ nhảy vào thị trường sữa trong vòng 2 – 3 năm tới, mặc dù chưa chính thức gia nhập nhưng Masan sẵn sàng công bố sẽ đạt mức tăng trưởng 20 -25% trong 3 năm liên tiếp cho riêng mảng sữa Tuyên bố này cho thấy ngành sữa đã6 lọt vào tầm ngắm của Masan Từ những phân tích trên có thể thấy, thị trường Sữa tại Việt Nam hiện nay đang có mức tiền năng phát triển vô hạn, mức tiêu thụ sữa bình quân của người Việt hiện nay đang có mức tiềm năng phát triển vô hạn, mức tiêu thụ sữa bình quân của người Việt đang dần tăng cao dẫn đến

6 “Thị trường sữa Việt Nam: Hứa hẹn những thương vụ M&A Bom tấn”,

Trang 31

https://baodautu.vn/thi-truong-sua-viet-hua-hen-việc sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh mới nhảy vào khai thác và Nutifood sẽ phải đối diện với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp hơn trên thị trường này.

2.3.2 Nhận dạng chiến lược của Đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp này với từng chiến lược kinh doanh của mình xây dựng cùng với việc thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả, độc đáo đã từng bước giành lấy thị phần, gia tăng lòng tin từ khách hàng và tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên một chặng đua dài hạn.

2.3.2.1 Chiến lược Marketing của Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam

Vinamilk là một thương hiệu sữa Việt lâu đời đang chiến phần lớn thị phần sữa tại thị trường Việt Nam Để có được chỗ đứng như hiện tại, Vinamilk đã rất khôn khéo trong việc lựa chọn thực hiện các chiến lược Marketing để tạo nên sự thành công cho thương hiệu.

Về chiến lược sản phẩm, Vinamilk với kinh nghiệm lâu đời, tiềm lực tài chính vững mạnh cùng với mạng lưới phân phối rộng rãi đã cho ra mắt đa dạng các sản phẩm về sữa, từ sữa nước, sữa chua, sữa bột, sữa công thức đến các sản phẩm như bơ, pho mát,…Vinamilk cũng không ngừng đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm của mình thông qua việc áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000 Ngoài ra, Vinamilk cũng rất chú trọng trong việc mở rộng ngành hàng cho thương hiệu của mình nhằm hướng đến một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn.

Chiến lược về giá của Vinamilk cũng được vận dụng và cân nhắc một cách rất khôn khéo Nắm được tâm lý người Việt sẽ có xu hướng chọn những sản phẩm có giá thành mềm nhưng phải có chất lượng tốt, Vinamilk đã đưa ra các chiến lược giá rất cạnh tranh và phù hợp Những sản phẩm Vinamilk ra mắt trên thị trường đều đặt giá trị dinh dưỡng lên hàng đầu và đều đạt các tiêu chuẩn đầu ra quốc tế nhưng lại có một mức giá khá hợp lý với túi tiền của người Việt Đối với các dòng sữa bột cho trẻ em, để xâm nhập thị trường và tồn tại giữa các thương hiệu sữa ngoại, Vinamilk cũng sẵn sàng giảm giá bán chỉ bằng 1/3 các sản phẩm sữa bột đến từ các thương hiệu quốc tế như Abbott, Vita Dairy, …… Việc định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh giúp Vinamilk có thể dễ dàng có chỗ đứng trên thị trường và dễ dàng tiếp cận với những tệp khách hàng bình dân, xoá bỏ tâm lý sính ngoại của đại đa số người dân hiện nay.

Tồn tại trong ngành Sữa hơn 45 năm, Vinamilk đã xây dựng cho mình một mảng lưới phân phối rộng lớn với với độ bao phủ lên tới 240.000 điểm bán lẻ và cửa hàng phân phối trực tiếp là 575 cửa hàng Rất dễ để bắt gặp các dòng sản phẩm của thương hiệu này tại các siêu thị lớn nhỏ, các cửa

Trang 32

hàng tiện lợi cũng như các sạp tạp hoá truyền thống Việc sở hữu một mạng lưới phân phối rộng rãi đã giúp cho Vinamilk có thể mang sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng từ thành thị đến nông thôn.

Chiến lược marketing của Vinamilk cũng rất chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, tạp chí, Internet, poster,… Thương hiệu này thường xuyên thay đổi các nội dung , hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng cũng như thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể tích sữa giá không đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em Hơn nữa, thương hiệu này cũng rất thành công khi gắn liền việc quảng bá , xúc tiến sản phẩm với tầm nhìn, sứ mệnh đã đặt ra của doanh nghiệp, vừa đáp ứng được nhu cầu mở rộng sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, vừa thực hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

2.3.2.2 Chiến lược Marketing của Abbott – thương hiệu ngoại dẫn đầu thị trường sữa bột

Abbott là thương hiệu sữa tin cậy nhất thế giới thuộc công ty Abbott Nutrition của Mỹ Thương hiệu chuyên sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai Sau hơn 100 năm ra mắt và hoạt động trong lĩnh vực về dinh dưỡng tại 130 quốc gia khác nhau trên thế giới, đến năm 1995 Abbott chính thức lập văn phòng đầu tiên tại Việt Nam với mục đích chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người Việt Là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, Abbott cũng có những chiến lược Marketing độc đáo rất đáng nghiên cứu và học hỏi.

Đầu tiên là về chiến lược sản phẩm của Abbott, là một trong những công ty cung cấp những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới, danh mục sản phẩm của Abbott tập trung vào các dòng sản phẩm sữa dinh dưỡng cho các đối tượng đặc thù như trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai Tại thị trường Việt Nam, Abbott thành công với các dòng sản phẩm như Similac, Abbott Grow, PediaSure, Ensure, Với đội ngũ hơn 650 nhà khoa học toàn cầu, Abbott tiên phong phát triển các dòng sản phẩm dinh dưỡng đột phá, mang đến cho người dân ở Việt Nam và trên thế giới nguồn dưỡng chất tối ưu cho sức khỏe và thể lực Điểm khác biệt của Abbott so với Vinamilk chính là sự ít đa dạng hơn về dòng sản phẩm, không như Vinamilk sản xuất và phân phối đại đa số các sản phẩm về sữa thì Abbott chỉ tập trung vào mảng sữa dinh dưỡng, sữa bột Đây là một trong những điểm quan trọng mà Nutifood cần phải lưu ý vì sữa bột dinh dưỡng cũng đang là sản phẩm chiến lược của thương hiệu này Vì thế, việc nghiên cứu các chiến lược của Abbott sẽ giúp cho Nutifood có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho riêng mình trên thị trường sữa bột này.

Là một thương hiệu sữa ngoại phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Abbott khi định giá ngoài những chi phí về nguyên liệu, phân phối thì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

Trang 33

liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển,…Giá của sản phẩm Abbott ngoài ra cũng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và tính cạnh tranh trên thị trường nhưng nhìn một cách khách quan, giá mà Abbott đưa ra cho các sản phẩm của mình thuộc phân khúc giá cao cấp.

Các sản phẩm của Abbott có mặt tại hơn 160 quốc gia trên thế giới Bao gồm Mỹ, Brazil, Canada, Trung Đông, Nam Phi, Châu Âu và các nước Châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ, Singapore và Trung Quốc Để mang đến sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa, Abbott đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất R&D vững chắc trên toàn thế giới Tại Việt Nam, Abbott cũng không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối của mình bằng cách phân phối cho các đại lý bán lẻ chính thức hay các siêu thị, cửa hàng chuyên về các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe.

Abbott cũng là một trong những thương hiệu đầu tư khá mạnh mẽ vào các chiến lược quảng cáo của mình để nâng cao độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng cáo truyền thông qua các phương tiện kỹ thuật số, báo in và truyền hình, Abbott còn gây ấn tượng khi có những tác động tích cực đến xã hội, cụ thể là định vị hậu mãi làm tăng giá trị hữu dụng của các sản phẩm như xây dựng các câu lạc bộ, tư vấn sức khỏe miễn phí, chương trình dùng thử sản phẩm,…

Tóm lại, thông qua việc phân tích các chiến lược của các đối thủ cạnh tranh là Vinamilk và

Abbott sẽ giúp Nutifood có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường cạnh tranh cũng như có thể đưa ra các quyết định cho các chiến lược cạnh tranh cho chính mình Việc hiểu biết sâu sắc chiến lược của đối thủ cạnh tranh còn giúp cho Nutifood có thể chuẩn bị tốt những phòng bị cũng như đánh giá được phản ứng của đối thủ trước những hành động sắp tới của doanh nghiệp.

2.3.3 Xác định mục tiêu của ĐTCT

Đối với Vinamilk, Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn là tiếp tục

duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công Ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu Với sứ mệnh mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng7 cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội, Vinamilk sẽ không ngừng thúc đẩy hoạt động R&D, tung các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng với định hướng mang tới nhiều giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng Trong những tháng đầu năm 2023, Vinamilk cũng bắt đầu thực hiện các chiến dịch hướng tới mục tiêu tái định vị thương hiệu trên thị trường như chiến dịch thay đổi bộ nhận diện thương hiệu Chiến dịch này nhận được sự quan tâm khá nhiều đến từ đại đa số bộ phận người tiêu dùng, và dự báo rằng đây sẽ là một trong 7 Chiến lược phát triển – Website chính thức của Vinamilk, https://www.vinamilk.com.vn/vi/chien-luoc-phat-trien, truy cập

Trang 34

những bước đà khá tốt để thương hiệu này tiếp tục hành trình tái định vị và khẳng định vị thế số 1 trên thị trường sữa Việt Nam.

Đối với Abbott, sứ mệnh Abbott đặt ra chính là việc cải thiện sức khoẻ và tăng cường chất lượng

cuộc sống của mọi người trên toàn cầu Thương hiệu cam kết đưa ra các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy, đột phá và phù hợp với nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, Abbott cũng mong muốn đóng góp tích cực cho cuộc sống và sự phát triển cả cộng đồng Mục tiêu hướng đến hàng đầu của Abbott hiện nay tập trung vào việc nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm để giúp khách hàng “sống trọn vẹn nhất trong mọi giai đoạn của cuộc đời”.

2.3.4 Xác định điểm mạnh điểm yếu của Đối thủ

2.3.4.1 Vinamilk – “Ông lớn” của thị trường Sữa Việt Nam

Điểm mạnh đầu tiên của Vinamilk là đã xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc với người tiêu dùng Doanh nghiệp Vinamilk được thành lập vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà thị trường Việt Nam không phải là một thị trường béo bở do thị hiếu người tiêu dùng về sữa vẫn còn chưa cao Tuy nhiên, sau hơn 40 phát triển và xây dựng, Vinamilk đã dần đem hình ảnh thương hiệu của mình khắc sâu vào tâm trí của người tiêu dùng Là một thương hiệu sữa thuần Việt nhưng Vinamilk đã không ngừng đem đến cho khách hàng các sản phẩm dinh dưỡng với chất lượng quốc tế với một mức giá phù hợp tại thị trường Việt Nam, giúp cho người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận được với các sản phẩm vươn tầm quốc tế Cũng chính vì lý do đó, Vinamilk đã ngày càng phổ biến và từng bước thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam.

Để có được một thương hiệu nổi tiếng và một vị thế vững chắc trên thị trường như hiện tại, bên cạnh việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, Vinamilk còn thành công ở các chiến dịch Marketing của mình Lấy khách hàng làm mục tiêu, Vinamilk luôn đưa ra các chiến lược marketing nhằm mang thương hiệu của mình đến gần với khách hàng mục tiêu nhiều nhất có thể Vinamilk đã tận dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, báo đài, billboard, fanpage,…để quảng cáo sản phẩm của mình, lan rộng độ phủ sóng của thương hiệu để khẳng định vị thế “nổi tiếng” của mình trên thị trường Tận dụng vị thế cũng như tiềm lực tài chính, quản trị vững mạnh, Vinamilk cũng lần lượt tung ra càng dòng sản phẩm bắt kịp xu thế thị trường và theo đuổi thị hiếu của người tiêu dùng Đáng chú ý vào tháng 7/2023, Vinamilk đã tung ra bộ nhận diện thương hiệu mới, thay đổi hình ảnh chú bò sữa trên đồng cỏ đã gắn liền với thương hiệu này hơn nhiều thập kỷ bằng những hình ảnh nhiều màu sắc, rực rỡ, trẻ trung Đây là một trong những bước quan trọng mà thương hiệu này thực hiện nhằm tái định vị

Trang 35

thương hiệu và tái thâm nhập vào thị trường, hướng đến bộ phận người tiêu dùng trẻ trung, phóng khoáng hơn nhưng vẫn gần gũi với bộ phận người tiêu dùng truyền thống.8

Ngoài ra, là một doanh nghiệp lâu đời với tiềm lực vững mạnh, Vinamilk là một thương hiệu cung cấp nhiều sản phẩm sữa đa dạng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Dòng sản phẩm đa dạng giúp thương hiệu có thể tiếp cận được nhiều tệp khách hàng, từ những người tiêu dùng cá nhân đến các khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp này cũng được xây dựng rộng khắp, từ 10 năm về trước, Vinamilk đã thành công trong việc xây dựng các điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên bán hàng có kiến thức và độ chuyên nghiệp cao Điều này giúp Vinamilk có một nền tảng vững chắc ở đầu ra cho sản phẩm, việc xây dựng được một mạng lưới phân phối còn giúp cho Vinamilk có sự gắn kết chặt chẽ hơn với người dùng, giúp phát triển mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Hiện nay, các sản phẩm của Vinamilk đang được sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khá cao, việc sử dụng các nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nước như Mỹ, Newzealand và Châu Âu bên cạnh việc giúp cho các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế, tiêu chuẩn về an toàn thì cũng đang là một điểm yếu của doanh nghiệp này Việc phụ thuộc hơn 60% nguồn nguyên liệu nhập khẩu làm cho Vinamilk không thể tự chủ trong nguồn nguyên liệu, việc sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động thị trường, kinh tế thế giới và khó để “bình ổn giá” khi giá cả nguyên liệu đầu vào sẽ tăng giảm tùy theo từng thị trường xuất khẩu.

2.3.4.2 Abbott – Đối thủ “ngoại quốc” đáng gờm trên thị trường sữa bột

Abbott là một trong những hãng sữa nổi tiếng nhất nhì trên thế giới được người tiêu dùng Việt đón nhận từ những ngày đầu có mặt tại thị trường sữa Việt Nam Từ năm 1984 đến này, Abbott luôn có tên trong bảng xếp hạng “Những công ty nổi bật nhất Hoa Kỳ” do Fortune, một tạp chí uy tín bình chọn Tận dụng những danh tiếng đã được xây dựng và ghi nhận nhiều thập kỷ trên ngày đầu, Abbott dễ dàng có được vị thế nhất định khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam Tại thị trường Việt Nam, Abbott tập trung phát triển và kinh doanh các sản phẩm sữa dinh dưỡng, sữa bột, sữa công thức cho khách hàng ở mọi độ tuổi khác nhau Với phương châm “giúp bạn sống trọn vẹn trong mọi giai

8 Avdertising Vietnam, “Phân tích chiến lược thương hiệu đằng sau bộ nhận diện mới của Vinamilk”,

https://advertisingvietnam.com/phan-tich-chien-luoc-thuong-hieu-dang-sau-bo-nhan-dien-moi-cua-vinamilk-p22346, truy

Trang 36

đoạn cuộc đời”, Abbott ngày càng trở nên uy tín và được săn đón bởi đa số bộ phận người tiêu dùng đề cao việc duy trì sức khỏe tại Việt Nam

Abbott không phải là một thương hiệu có quá nhiều dòng sản phẩm được đưa ra thị trường nhưng lại có một tập khách hàng mục tiêu đa dạng và trải dài ở các độ tuổi khác nhau Có ba (03) tập khách hàng mục tiêu chính mà Abbott đang hướng tới cho các dòng sữa bột của mình là trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai Đây là những nhóm khách hàng cần có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe, và Abbott đã lựa chọn nhóm khách hàng này là đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể giúp họ duy trì và phát triển sức khỏe một cách trọn vẹn, bền vững.

Phát triển các sản phẩm sữa dinh dưỡng, Abbott đang có những đầu tư mạnh vào R&D (Research & Development) để nâng tầm chất lượng sản phẩm của mình Hiện tại, Abbott đang có Viện Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm dinh dưỡng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore là trung tâm nghiên cứu có cơ sở vật chất lớn nhất châu Á Bên cạnh đó còn là đầu tư, phát triển các nhà máy sản xuất, nâng cao công thức dinh dưỡng hiệu quả, an toàn với tiêu chuẩn quốc tế để ngày càng cải thiện sản phẩm xứng tầm là một thương hiệu sữa hàng đầu toàn cầu.

Việc tập trung vào nghiên cứu giúp cho nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra nhưng bên cạnh đó lại ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Trong một thị trường sữa với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh, Abbott đang phải đối diện với bài toán vừa phải cân bằng chi phí với giá thành, trong khi chi phí nghiên cứu đang đội lên quá cao, đối thủ cạnh tranh lại lần lượt tung ra các sản phẩm với giá cả phải chăng khiến Abbott đang phải đối diện với nhiều thách hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhiều sản phẩm chỉ giới hạn phân phối ở một số quốc gia ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm mới Ở thị trường Việt Nam, Abbott còn chưa có đa dạng sản phẩm được bán ra chính thức trên thị trường, vì thế, sẽ có bộ phận người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thuộc các thị trường các quốc gia khác, dễ dẫn tới việc mua các mặt hàng xách tay trôi nổi, không đảm bảo chất lượng với nhiều mức gía khác nhau Điều này sẽ có thể khiến cho các mặt hàng được phân phối chính thức bị mất chỗ đứng, mất thị phần và phần nào ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

Ngoài ra, có thể thấy Abbott là một thương hiệu khá phụ thuộc vào các sản phẩm mũi nhọn mà ít có sự đa dạng ở các dòng sản phẩm Trong khi các đối thủ khác trên thị trường đang chạy đua để cho ra mắt lần lượt các sản phẩm mới, hợp thị hiếu người tiêu dùng thì Abbott tại thị trường Việt Nam vẫn đang khá trung thành với các dòng sữa bột, sữa nước dinh dưỡng Những sản phẩm của Abbott tuy phù

Trang 37

hợp với nhiều nhóm khách hàng ở các độ tuổi khác nhau nhưng vẫn chưa thể hướng đến một phân khúc khách hàng rộng lớn hơn Những sản phẩm của Abbott thường sẽ bị giới hạn, đóng khung trong các dòng sữa dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ nhưng khó có thể phổ biến trong thị trường sữa tiêu dùng hằng ngày, đây cũng là một điểm yếu khiến cho Abbott dù là một thương hiệu có thị phần cao trong thị trường sữa bột nhưng lại khó “bành trướng” trong một thị trường sữa đầy năng động tại Việt Nam.

2.3.5 Đánh giá phản ứng của các đối thủ cạnh tranh

Dựa vào các thông tin đã thu thập được của đối thủ cạnh tranh, Nutifood cần phải đánh giá được các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh để có cách đưa ra các hướng ứng phó cho doanh nghiệp của mình Trước các động tĩnh của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh sẽ có thể có những phản ứng khác nhau dựa vào từng hoàn cảnh khác nhau.

Chẳng hạn đứng trước việc thiết lập một chính sách ra mắt sản phẩm mới là sản phẩm sữa bột dạng thanh Grow+, Nutifood cần phải đánh giá được phản ứng của các đối thủ cạnh tranh của mình như Vinamilk, Abbott, Vita Dairy,…để có thể đánh giá được tính khả thi của chiến lược lần này cũng như dự trù phương án ứng phó trước loạt hành động phản ứng của đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trường sữa bột, Vinamilk là thương hiệu sữa Việt đang chiếm thị phần cao nhất và là đối thủ cạnh tranh số 1 trực tiếp với Nutifood trên phân khúc thị trường này Như đã phân tích ở trên, đây là một thương hiệu sữa Việt lâu đời, có thị phần cao nhất trong ngành Sữa cũng như tiền lực tài chính, quản trị, đội ngũ nghiên cứu sản xuất vững mạnh Vinamilk trong những năm gần đây tuy vẫn chiếm giữ vị trí số 1 trên thị trường sữa nhưng thương hiệu này vẫn không ngừng bành trướng và mở rộng thị trường Vì thế, đứng trước một Nutifood cho ra mắt sản phẩm “sữa bột dạng thanh đầu tiên tại Việt Nam”, rất có thể doanh nghiệp này sẽ có những phản ứng khá dữ dội và sẽ gấp rút thực hiện việc ra mắt các sản phẩm tương tự để cạnh tranh trên mảng thị trường này Phản ứng này có thể đánh giá trên tình hình hiện tại của Vinamilk là một doanh nghiệp mạnh và dựa trên những phản ứng trước đây của Vinamilk trước các đối thủ cạnh tranh khác Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của TH True Milk, Vinamilk dường như chiếm vị trí độc tôn ở mảng sữa chua ăn với hai vị sữa chua cơ bản là Có đường và Không đường, nhưng khi TH TrueMilk bắt đầu gia nhập thị trường và cho ra mắt sản phẩm sữa chua ít đường và nhận được khá nhiều sự yêu thích từ khách hàng, Vinamilk cũng bắt đầu ráo riết cho ra mắt dòng sản phẩm tương tự để duy trì vị thế và thị phần của mình ở mảng sản phẩm này.

Khác với một phản ứng hung dữ của đối thủ là phản ứng khôn ngoan, đối thủ sẽ có những phản ứng khó có thể lường trước được trước sự cạnh tranh Điển hình cho những phản ứng khôn ngoan này phải nhắc đến thương hiệu sữa hàng đầu của Mỹ Vita Dairy với chiến lược “Đại Dương Xanh” không

Trang 38

đụng hàng Đứng trước một thị trường sữa bột có quá nhiều sự cạnh tranh tại Việt Nam, Vita Dairy đã9 tự tạo ra cho mình một thị trường mới và không tham gia quá nhiều vào thị trường hiện tại Chọn một lối đi riêng so với các thương hiệu có tiếng tăm như Abbott, Mead Johnson, Vinamilk,…… VitaDairy đưa ra công thức “sữa bột + sữa non” = dinh dưỡng miễn dịch và nhanh chóng thành Top 3 Nhà sản xuất sữa bột lớn nhất trên thị trường Việt Nam với thị phần 10,1% (theo số liệu của Nielsen IQ năm 2022)

PHẦN III – PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 3.1 Xác định vị thế hiện tại của Doanh nghiệp trên thị trường

Ngày 27/10, Nutifood được tạp chí hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh – Forbes Việt Nam bình chọn trong top 25 Thương hiệu F&B dẫn đầu năm 2022 Đây là giải thưởng được tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức thường niên nhằm vinh danh 25 doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực F&B với giá trị thương hiệu mạnh và có độ nhận biết cao đối với người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Forbes Việt Nam, thương hiệu Nutifood được định giá lên đến 82 triệu USD và xếp vị trí thứ 5 trong 25 doanh nghiệp F&B dẫn đầu tại Việt Nam Lý giải về việc đánh giá cao Nutifood, đại diện ban tổ chức cho biết: “Giá trị thương hiệu sẽ đóng góp trực tiếp vào doanh thu hàng năm của mỗi doanh nghiệp Do đó, từ mức doanh thu vượt trội trong báo cáo tài chính, chúng tôi xác định được giá trị thương hiệu và xếp Nutifood vào top công ty dẫn đầu thị trường F&B Việt Nam bởi doanh nghiệp luôn duy trì mức doanh thu ấn tượng, liên tục mở rộng quy mô sản xuất qua từng năm”.

3.2 Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường sẽ phân khúc

1 Gia đình có con nhỏ từ 1 - 5 tuổi có thu nhập thấp

● Bao gồm gia đình có con nhỏ trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi có thu nhập dưới 4 triệu/ tháng ● Giai đoạn này trẻ em bắt đầu học hỏi và tiếp

xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài Bố mẹ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm tăng sức đề kháng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con.

9 Advertising Vietnam, Chiến lược “Đại dương xanh” giúp Vita Dairy khuấy đảo thị trường sữa Việt Nam,

Trang 39

https://advertisingvietnam.com/chien-luoc-dai-duong-xanh-giup-vitadairy-khuay-dao-thi-truong-sua-bot-tai-viet-nam-● Thường tìm kiếm sản phẩm sữa nội có giá thành thấp phù hợp với thu nhập

từ 1 - 5 tuổi có thu nhập trung bình

● Bao gồm gia đình có con nhỏ trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi có thu nhập từ 5 - 10 triệu/ tháng

● Giai đoạn này trẻ em bắt đầu học hỏi và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài Bố mẹ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm tăng sức đề kháng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con.

● Tìm kiếm sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có thể là sản phẩm của công ty trong nước hoặc một số công ty nước ngoài.

từ 1 - 5 tuổi có thu nhập cao

● Bao gồm gia đình có con nhỏ trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi có thu nhập trên 10 triệu/ tháng ● Giai đoạn này trẻ em bắt đầu học hỏi và tiếp

xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài Bố mẹ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm tăng sức đề kháng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con.

● Thường tìm kiếm sản phẩm uy tín, thương hiệu nổi tiếng của hãng sữa ngoại có giá thành cao.

3.3 Phân chia thị trường thành các đoạn một cách phù hợp

Với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, Nutifood luôn cam kết cung cấp giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho mỗi người tiêu dùng

Công ty sử dụng hai tiêu chí: lợi ích tìm kiếm( hành vi ) và độ tuổi để phân chia các thị trường Cụ thể:

Trang 40

Với tiêu chí lợi ích lợi ích tìm kiếm ( hành vi ) công ty phân chia thị trường thành 2 phân đoạn lớn:

(1) Phân đoạn dinh dưỡng riêng biệt theo dòng đời: bên cạnh tiêu chí lợi ích tìm kiếm công ty kết hợp với tiêu chí độ tuổi phân chia ra những phân khúc nhỏ hơn với các đặc điểm:

● Phân đoạn dinh dưỡng chuyên biệt theo dòng đời dành cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi Phân đoạn này gồm những khách hàng là trẻ em từ 0 - 6 tháng tuổi có nhu cầu về giải pháp dinh dưỡng để phát triển trí thông minh.

● Phân đoạn dinh dưỡng chuyên biệt theo dòng đời dành cho trẻ từ 6 -12 tháng tuổi Phân đoạn này gồm những khách hàng là trẻ em từ 6 -12 tháng tuổi có nhu cầu về giải pháp dinh dưỡng để phát triển trí thông minh.

● Phân đoạn dinh dưỡng chuyên biệt theo dòng đời dành cho trẻ từ 1 -3 tuổi Phân đoạn này gồm những khách hàng là trẻ em từ 1 - 3 tuổi có nhu cầu về giải pháp dinh dưỡng để phát triển trí thông minh.

● Phân đoạn dinh dưỡng chuyên biệt theo dòng đời dành cho trẻ từ 4- 6 tuổi Phân đoạn này gồm những khách hàng là trẻ em từ 4 - 6 tuổi có nhu cầu về giải pháp dinh dưỡng để phát triển trí thông minh.

● Phân đoạn dinh dưỡng chuyên biệt theo dòng đời dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên Bao gồm khách hàng có nhu cầu dinh dưỡng để phát triển chiều cao có đặc điểm tuổi tác từ 3 tuổi trở lên

(2) Phân đoạn dinh dưỡng theo bệnh lý: phân đoạn này bao gồm các khách hàng có nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khoẻ, bệnh lý của mình Trong phân đoạn này công ty cũng kết hợp hai tiêu chí lợi ích tìm kiếm và độ tuổi để phân chia thành những phân khúc nhỏ hơn với đặc điểm riêng biệt hơn

● Phân khúc trẻ em biếng ăn và trẻ ốm Bao gồm trẻ em trong độ tuổi từ 1 -10 tuổi bị biếng ăn và suy dinh dưỡng, có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng.

3.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Với tầm nhìn "Trở thành công ty thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam", ứng với đặc điểm riêng biệt của mỗi đoạn thị trường mục tiêu, Nutifood đã thiết kế những hoạt động Marketing riêng biệt đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng phân khúc Hơn nữa, với mục tiêu hướng vào cộng đồng và mong muốn đem lại nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em Viêt Nam trong tương lai thì trong ba phân đoạn thị trường mục tiêu trên, ta thấy Nutifood luôn dành nhiều nỗ lực hơn cho phân đoạn dinh dưỡng chuyên biệt theo dòng đời

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03