Điều này làm cho cấu trúc xã hội căn bản sẽ bị thay đổi chia thành những giai cấp khác nhau và mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích.Chính sự xung đột gay gắt về lợi ích trong xã hội đã làm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Khoa Luật Hành chính Lớp Hành chính 46A2
BÀI TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU THUỘC TÍNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAY ĐỔI THEO TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
Bộ môn: Tội phạm học
Thành viên:
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 Tháng 8 năm 2023
Trang 2Bài luận nghiên cứu thuộc tính, đặc điểm của tình hình tội phạm thay đổi theo tiến trình lịch sử:
Bài làm
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong một xã hội có nền sản xuất kém phát triển như xã hội thị tộc trong thời đại man rợ, man rợ ở giai đoạn sơ khai của xã hội thì tội ác hay tội ác không thể xảy ra Bởi vì ở tất cả các giai đoạn phát triển xã hội đó, sản xuất chưa tạo ra những xung đột lợi ích gay gắt giữa các thành viên trong xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Quá trình cá nhân hóa chỉ mới bắt đầu, chưa phát triển và chưa xuất hiện sự phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ.Sự thay đổi này có thể diễn ra ở hai nguyên nhân chính Ở giai đoạn này do trình độ phát triển còn thấp, sự phân công lao động đơn giản Chính vì thế buộc các khâu sản xuất, phân phối và tiêu dùng phải thực hiện bằng hình thức cộng đồng và do đó, các cá nhân trong cộng đồng luôn phải thống nhất với nhau
“… Nền sản xuất, về thực chất, là một nền sản xuất tập thể, việc tiêu dùng cũng vậy, được tổ chức thông qua sự phân phối trực tiếp những sản phẩm trong nội bộ các cộng đồng cộng sản lớn hay nhỏ” Cùng với sự phát triển thì đồng thời lượng sản phẩm
dư thừa được tạo ra cũng sẽ ngày càng nhiều thì hình thức sở hữu tư nhân ra đời cũng là một điều tất yếu Điều này làm cho cấu trúc xã hội căn bản sẽ bị thay đổi chia thành những giai cấp khác nhau và mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích
Chính sự xung đột gay gắt về lợi ích trong xã hội đã làm xuất hiện những hành vi được thực hiện như những giải pháp riêng của các cá nhân, bất kể là thuộc tầng lớp hay giai cấp nào để nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân, hoặc như phương thức tiêu cực chống lại những quan hệ xã hội đang ngự trị, hoặc chống lại đồng loại của mình Đây là hiện thân của tình hình tội phạm Và trong xã hội loài người, tình hình tội phạm nó xuất hiện như một lẽ tất yếu lịch sử, làm nảy sinh trong xã hội nhu cầu cần đến một lực lượng công quyền đề dập tắt các xung đột, để điều hòa các lợi ích khác nhau,… Nhà nước với tính cách là một hệ thống các thiết chế thực hiện quyền lực công cộng Vì thế khi nhà nước xuất hiện nó buộc phải kiểm soát và đấu tranh với tình hình tội phạm bằng nhiều phương thức, trong đó có những phương thức tội phạm hóa và hình sự hóa, tức là ghi nhận tình hình tội phạm trên thực tế vào văn bản pháp luật của Nhà nước – Bộ luật Hình sự Cũng giống như những phân tích trước đây về tình hình tội phạm giai cấp hay tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội, chúng ta có thể thấy tình hình tội phạm là sản phẩm của xã hội trong các thời kỳ khác nhau, và các thành phần thuộc xã hội luôn vận động, biến đổi qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Như vậy, bối cảnh tội phạm
1
Trang 3trong lịch sử là một hiện tượng thay đổi liên tục Sự thay đổi này thể hiện ở những thay đổi trong các hành vi được coi là tội phạm, dẫn đến những thay đổi về số lượng, tính chất,
xu hướng chống đối xã hội hay còn gọi là những thay đổi về các thông số của tình hình tội phạm
Từ các phân tích trên, có lẽ có hai lý do chính khiến tình hình tội phạm thay đổi theo tiến trình lịch sử
Nguyên nhân thứ nhất là sự thay thế giữa các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử Chúng ta biết rằng pháp luật hình sự là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhưng muốn cho pháp luật phát huy được hiệu lực thì
nó phải phù hợp với những điều kiện xã hội cụ thể, tức là pháp luật phải phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội Vì thế, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, pháp luật – một bộ phận thuộc ý thức xã hội phải phù hợp với điều kiện vật chất xã hội
Có như vậy pháp luật mới đảm bảo được chức năng bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và bảo đảm đảo được các giá trị xã hội khác Bên cạnh đó, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, các quan hệ xã hội làm phát sinh tình hình tội phạm cũng luôn thay đổi cũng như dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội phạm
Chẳng hạn như lịch sử Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn với các hình thái kinh tế
-xã hội khác nhau và mỗi hình thái -xã hội như vậy nó sẽ có một vài tội phạm mới phát sinh
so với hình thái xã hội cũ và một số tội thì ở hình thái kinh tế - xã hội sau sẽ không còn, bởi lẽ những yếu tố vật chất và ý thức của xã hội đã có những sự thay đổi cho phù hợp với
sự phát triển mới
Hãy nhìn vào từ giai đoạn mà nước ta quá độ từ hình thái kinh tế xã hội phong kiến lên hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miến Bắc Việt Nam sau 1954, theo đó: Trong xã hội phong kiến, việc địa chủ sở hữu nhiều ruộng đất không bị xem là tội phạm mà ngược lại còn thể hiện sự giàu có, địa vị của người sở hữu Tuy nhiên, Để phù hợp với định hướng phát triển đất nước lên xã hội chủ nghĩa Từ năm 1954-1957: Giai đoạn này thực hiện ở miền Bắc, phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất triệt để bằng các hình thức như hiến ruộng đất, chia ruộng cho tầng lớp cố nông, bần nông, trung nông, tầng lớp dưới Những địa chủ hoặc người không thực hiện, tuân theo quy định này đều bị xem là có tội và xử lý nghiêm khắc bằng các hình phạt tử hình, tù đày
Ví dụ này cho thấy rằng dưới sự tác động của tư tưởng xây dựng quan hệ sản xuất XHCN thì chính sách pháp luật hình sự đã bổ sung thêm tội mới để thúc đẩy quá trình hình thành, xây dựng quan hệ trên Điều này làm tình hình tội phạm cũng biến đổi theo hướng xuất hiện nhiều quan hệ pháp luật hình sự mới
2
Trang 4Tiếp theo bước vào trong thời kỳ bao cấp thì do thiết lập cơ chế quản lý kinh tế mà nhà nước sẽ là người giao, đặt ra tất cả các phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tiền lương,… đều là do nhà nước quyết định Đồng thời nhà nước còn can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ kinh doanh, sản xuất, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh Quan hệ hàng hóa – tiền tệ chỉ là hình thức Nhà nước thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” Vì thế rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý Và bộ máy quản lý nhà nước rất cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động
Như đã đề cập ở trên việc Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” ví dụ điển hình ở đây là gạo thì công nhân lao động nặng nhọc sẽ được phát 13-20kg gạo 1 tháng còn đối với cán bộ là 13kg Do gạo ít nên thường phải độn thêm các thực phẩm khác như ngô, khoai sắn,… Tuy nhiên thì hàng hóa phẩm vào giai đoạn này có chất lượng kém, lượng hàng rất hạn chế, chỉ đủ dùng trong khoảng thời gian ngắn, đến cuối tháng đã cạn kiệt, phải mua ở chợ đen Và vì việc nhà nước trực tiếp điều tiết giá cả
và thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” nên dù có tiền thì trong giai đoạn này cũng không có hang hóa để mà mua Đây cũng chính là tiền đề để làm xuất hiện ra các tội như buôn lậu gạo, và các nhu yếu phẩm trong giai đoạn này Thực tiễn là ta đã thấy là ba Ba Thi thì trong giai đoạn này thì bà đã thường xuyên đi mua lúa gạo ở miền Tây vào giai đoạn đất nước vừa giải phóng thì tổ thu mua lúa gạo của Bà Thi nhanh chóng phát huy hiệu quả, giúp nồi cơm người dân thành phố được đầy thêm Thời ngăn sông cấm chợ, bà
về Hậu Giang, sang An Giang, xuống Minh Hải đều nhanh chóng được mua chở về TP.HCM và dưới góc nhìn của giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ thì bà Ba Thi chẳng khác nào buôn lậu Và hiện tại sau khi đã sang giai đoạn đổi mới thì chẳng ai coi là buôn lậu gạo nữa cả vì ta có thể thấy rõ bây giờ là gạo hết ở mọi nơi đều có và mọi người cũng đều
có thể mua và không còn thiếu thốn như trước nữa, đồng thời tiền cũng không như trước không còn là hình thức nữa nên người dân có thể dùng tiền để mua và càng ngày KH-KT cũng càng ngành càng tiến bộ, các nhà nghiên cứu phát triển được các loại giống lúa gạo
có năng suất cao hơn trước và lẫn cả phương pháp cũng vậy cho nên hành vi chuyển gạo
từ chỗ này sang chỗ khác để bán không còn được coi là hành vi buôn lậu gạo nữa mà nếu được coi là buôn lậu gạo theo như góc nhìn của các nhà chức trách hiện nay thì những người buôn lậu gạo có thể là những người vận chuyển trái phép gạo sang biên giới, cửa khẩu, hải quan,… Qua đó chúng ta có thể thấy rõ được sự thay đổi ý chí của giai cấp cầm quyền đã phản ánh rõ những ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tội phạm trong từng thời kì
3
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Nguyên nhân thứ hai là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, văn hóa xã hội, tâm lý xã hội… sự phát triển trong trình độ chuyên môn của con người cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các tội phạm mới hoăc những phương thức, thủ đoạn phạm tội mới Nhìn chung, xét về bản chất, sự thay đổi theo lịch sử của tình hình tội phạm xuất phát từ tính xã hội, tính giai cấp của tình hình tội phạm bởi lẽ tình hình tội phạm luôn bị chi phối, thay đổi bởi các điều kiện xã hội, bởi ý chí của giai cấp thống trị mà các điều kiện xã hội, ý chí của giai cấp thống trị luôn thay đổi
Ngược dòng lịch sử về với thời kì Lê sơ ở Việt Nam, tình hình tội phạm lúc bấy giờ khác nhiều so với ngày nay bởi những quan niệm xưa và sự ảnh hưởng của Nho giáo.Nho giáo khởi nguồn từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc Đến nước
ta, Nho giáo được dung hợp và hòa đồng theo cách nghĩ của người Việt và trở thành Nho giáo Việt Nam Nho giáo có sức ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống và trong pháp luật phong kiến.Nho giáo phản ánh ý chí và quyền lực của giai cấp phong kiến Khác với Pháp gia - chủ trương pháp trị, nghĩa là dùng pháp luật để trị nước, Nho gia chủ trương lễ trị, tức là dùng lễ, dùng đức để giáo hóa và ràng buộc mọi người trong xã hội vào trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến và chế độ phong kiến Song để duy trì một thiết chế nhà nước bền vững, các triều đại phong kiến ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc dùng lễ và đức trong quản lý xã hội mà còn quan tâm đến pháp luật Pháp luật là biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị, là một trong những công cụ bảo vệ, duy trì địa vị thống trị của giai cấp thống trị Những nhà làm luật thời Lê đã khéo léo vận dụng và dung hòa những tư tưởng trong Nho giáo với bối cảnh đất nước để đúc kết ra bộ Quốc triều Hình luật
Quốc triều hình luật không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của tội phạm Nhưng các quy định về tội phạm trong Bộ luật thể hiện, tội phạm xâm phạm trước hết đến
sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự, kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản… Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau Quốc triều hình luật không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm với mức độ của tính nguy hiểm của những hành vi mà theo luật hiện đại chỉ là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm hành chính, kỷ luật … Theo Quốc triều hình luật, tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm Như vậy, khái niệm tội phạm trong Quốc triều hình luật rộng hơn nhiều so với khái niệm tội phạm trong luật hình sự hiện đại Theo đó, tất cả những hành vi
bị xử lý và phải chịu trách nhiệm đều bị coi là tội phạm Nhiều hành vi mà theo luật hiện đại chi có thể là vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật khác đã được quy định trong Quốc triều hình luật là tội phạm
4
Trang 6Ví dụ: Điều 99 BLHĐ quy định :“Những cử nhân vào thi hội mà mượn người làm
hộ bài thi, cùng người làm hộ đều phải biếm ba tư; thi hương thì phải biếm hai tư Người giấu sách vở đem vào trường thi phải phạt 80 trượng ”
Điều 136 BLHĐ quy định: “Những kẻ ương ngạnh, ngỗ ngược, không theo giáo hóa, không giữ lễ của kẻ bày tôi, thì xử tội lưu.”
Điều 489 BLHĐ quy định: “Học trò mà đánh và lăng mạ thầy dạy học, thì xử nặng hơn tội [đánh, lăng mạ] người thường ba bậc, đánh chết thì phải tội chém.”
BLHĐ cũng có một số điều cấm nhằm tạo sự kính trọng, tôn nghiêm tại Hoàng
thành, vì vậy dân không được “mở cửa tiệm ở trong Hoàng thành Trâu ngựa của dân không được chăn thả rông ở đây Trái lệnh thì bị phạt 80 trượng” (điều 81), cấm “đưa đám ma ngang qua 4 cửa Hoàng thành, vi phạm thì bị đánh 50 roi, biếm một tư” (điều 145), “mọi người đi ngang qua trước Hoàng thành, cung điện thì phải xuống ngựa, xuống kiệu nếu không sẽ bị tội đồ hoặc tội lưu đày” (điều 209) Các hành vi trên nếu chiếu theo
luật hiện đại có thể sẽ là những vi phạm về hành chính, bị xử phạt hành chính chứ không phải là tội phạm Bởi nhận thức bây giờ đã khác so với thời Lê sơ, việc buôn bán hay các phương tiện di chuyển đã hiện đại và phát triển hơn Hơn hết, các hành vi trên không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc có tính nguy hiểm nhưng không cao Và trong luật hình sự hiện đại, chỉ hành vi của con người và hành vi đó phải có mức độ nguy hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS
Ngoài ra, cần kể đến Tội thập ác gồm 10 loại tội được cho là nghiêm trọng nhất xâm hại đến những quan hệ xã hội quan trọng do luật triều hình Lê điều chỉnh như sự an nguy của nhà nước, của nhà vua, của gia đình,… Người phạm 1 tội trong thập ác dù thuộc bát nghị cũng không được chiếu cố và không cho phép áp dụng biện pháp chuộc tội bằng tiền Nhóm tội phạm này thường liên quan đến các tiêu chí đạo đức của Nho giáo Một số tội đáng chú ý trong 10 tội ác này là tội Bất hiếu (tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như bình thường; nghe thấy tang ông bà, cha mẹ mà giấu, không cử ai; nói dối là ông
bà cha mẹ chết), Ác nghịch (đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị,
em, ông bà ngoại, chồng, ông bà cha mẹ chồng)
Kính trọng ông bà, cha mẹ, anh em yêu mến lẫn nhau là nét đẹp trong quan niệm Nho giáo về cuộc sống gia đình và sự phát triển của xã hội Gia đình không chỉ là nơi sinh
ra con người mà còn là nơi nuôi dưỡng con người, vậy nên những hành vi xâm phạm đối với những người thân trong gia đình đều bị các đạo luật hướng Nho xử lý rất nghiêm khắc Là một đạo luật thể chế hóa cao độ các quan điểm Nho giáo, Luật hình triều Lê dã
5
Trang 7quan tâm điều chỉnh đối với loại tội Bất hiếu, Ác nghịch như chửi đánh, mưu giết ông bà, cha mẹ, anh chị em
Ví dụ: Điều 475 BLHĐ quy định: “Lăng mạ ông bà cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài; đánh thì xử lưu châu xa; đánh bị thương thì xử tội giảo; vì lầm lỡ mà đánh chết, thì xử tội lưu châu ngoài; bì thương thì xử tội đồ làm chủng điền binh…”
Điều 477 BLHĐ quy định: “Đánh anh chị cậu dì và ông bà cha mẹ vợ thì xử tội đồ làm khao đinh; đánh bị thương thì xử đồ làm tượng phường binh;…”
Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê coi trọng mối quan hệ gia đình, giữa cha mẹ và con cái đó là đạo hiếu truyền thống của người Việt từ ngàn đời nay được thể chế hoá vào trong luật Trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam, ngay từ thuở lọt lòng đã được giáo dục và ứng xử theo nguyên tắc hiếu - kính, con cái trong gia đình phải kính trọng, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ Biết “kính trên nhường dưới”, người Việt quan niệm rằng “hiếu
là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý”
Điều 130 BLHĐ quy định: “Có tang ông bà cha mẹ và chồng, mà giấu không khóc thì phải tội đồ làm khao đinh, đàn bà đồ làm tang thất phụ Trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường và vui chơi đàn hát thì biếm hai tư Gặp đàn hát mà nghe hay là dự những tiệc vui mừng đều xử phạt 80 trượng”.
Điều 485 BLHĐ quy định : "Ông bà cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại
mà không bị què gãy, bị thương thì không phải tội.”
Điều 504 BLHĐ quy định: “Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì đều xử tội lưu đi châu xa, vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng và hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố cáo người bậc cơ thân của chủ, dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đổ.” Đây là
điểm đặc sắc của Quốc Triều Hình Luật, thể hiện rõ ưu thế của đạo đức, ngay cả khi có sự xung đột giữa đạo đức và pháp luật thì đạo đức vẫn được coi là cái gốc điều chỉnh hành vi của con người
Ngoài ra, Bộ luật Hồng Đức cũng có những quy định nhằm nhấn mạnh sự giáo dục
của gia đình với con cái là rất quan trọng Tại điều 457 BLHĐ quy định: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử thêm tội; mà đều là phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm ăn cướp Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử tội phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng báo quan rồi mà còn để con ở nhà thì cũng xử như là chưa báo.” Chịu ảnh hưởng
sâu sắc từ Nho giáo, nếu các điều luật trong Quốc triều Hình luật phần nào cũng “bảo vệ”
6
Trang 8cho chế độ gia trường Khi con phạm tội, cha tố cáo con thì được miễn tội còn ở trường hợp ngược lại nếu con tố cáo cha thì con được coi là có tội Ngoài ra, theo pháp luật hiện đại thì khi người con đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS đầy đủ thì sẽ tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, cha mẹ không cần phải “chịu” thay (trừ trường hợp cha
mẹ tự nguyện) Còn đối với Quốc triều Hình luật, chỉ cần khi con phạm tội đang ở với cha
mẹ thì cha phải bồi thường thay cho con Đây vừa là quy định có sức răn đe cho các bậc cha mẹ cần dạy dỗ con cái nghiêm khắc, nhưng cũng là quy định khiến người phạm tội “ỷ lại”, chưa “gánh chịu” đủ hậu quả pháp lý khi thực hiện hành vi phạm tội
Tình hình tội phạm thay đổi trong đại dịch covid, đặc biệt là tội phạm tham nhũng Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, việc sản xuất, mua bán và trao đổi vaccine cùng trang thiết bị y tế đã trở nên vô cùng cấp thiết để đáp ứng nhu cầu điều trị và phòng chống dịch Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng gia tăng và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng này, tội phạm tham nhũng cũng đang có chiều hướng tăng cường và trở nên phức tạp hơn với những thủ đoạn ngày càng tinh vi Tham nhũng đã được xác định là một vấn nạn trong xã hội và luôn tồn tại trong mọi giai đoạn lịch sử và các mặt của đời sống kinh tế xã hội
Tội phạm tham nhũng trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, với một
số hành vi phổ biến như: "giữ giá", "thổi giá" đối với thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh; mua bán, đấu thầu trang thiết bị phòng bệnh, để trục lợi Ông Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 diễn ra vào ngày 13/9/2021, cho rằng tình trạng tham nhũng trong nhiều lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây ra sự bức xúc trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm công
Vì dịch Covid chưa từng xảy ra trên thực tế nên đã phát sinh những tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần phải áp dụng nhanh chóng các biện pháp linh hoạt, cấp tốc, trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm y tế Do đó, trong trường hợp cấp bách đó phải mua sắm theo thủ tục rút gọn thay vì theo thủ tục thông thường, và đã bị các đối tượng lợi dụng
Một trong những vụ án tham nhũng vật tư y tế gây chú ý và bức xúc trong dư luận
là vụ án xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội) Bằng cách thông đồng và "thổi giá" của các đối tượng, hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR
đã bị đội giá gấp nhiều lần
Không chỉ có vụ án tại CDC Hà Nội, nhiều nơi cũng đã xảy ra các trường hợp
"nâng khống" giá thiết bị y tế, đặc biệt là vụ án nâng giá robot phẫu thuật tại Bệnh viện
7
Trang 9Bạch Mai Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo và cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai, những người đã lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh và liên kết mua sắm trang thiết bị
y tế nhằm phục vụ công tác khám và chữa bệnh Hành vi này đã vi phạm quy định của Nhà nước và các bộ quy định về tài chính và y tế Bệnh viện đã chấp thuận cho Công ty BMS tham gia đề án và tăng giá thiết bị lên nhiều lần, từ đó đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot Rosa để thực hiện phẫu thuật sọ não cho 629 ca bệnh, thu được hơn 22,5 tỷ đồng và đã thanh toán chi phí liên quan đến 551 ca bệnh, tổng cộng là 19,8 tỷ cho Công ty BMS Bệnh viện đã hưởng lợi hơn 4,3 tỷ đồng từ hành vi này Ngày 20/1/2022, TAND TP.Hà Nội đã đưa bị cáo Nguyễn Quốc Anh – cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng 7 bị cáo khác ra toà xét xử tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ Theo cáo trạng, quá trình triển khai thực hiện đề án, ký hợp đồng liên danh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai, bị cáo Quốc Anh cùng các bị cáo khác đã lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện không đúng các quy định của pháp luật
Tội phạm mạng, khi công nghệ và truyền thông chưa phát triển thì xã hội đa phần
là tội phạm truyền thống, dễ nhận biết Khi mạng, truyền thông phát triển thì xuất hiện nhiều tội phạm mới, nguy hiểm, đa dạng, phức tạp hơn so với trước đó Có thể thấy được tình hình tội phạm sẽ thay đổi khi có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội,…khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ, sự hiểu biết của con người ngày một phát triển vì thế mà tội phạm ngày càng gia tăng
Trước đây khi công nghệ và truyền thông chưa phát triển thì tội phạm đơn thuần là tội phạm truyền thống là một hành vi gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội, vi phạm pháp luật, từ lúc bắt đầu thực hiện phạm tội đến khi kết thúc là cả một quá trình, phải cần có thời gian để mà thực hiện hành vi phạm tội Khi công nghệ và truyền thông phát triển thì tội phạm không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý hay vật lý, thực hiện thường dễ dàng hơn, nhanh hơn và mất ít công sức thực hiện hơn so với tội phạm truyền thống
Tội phạm mạng là một hành vi gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội, vi phạm pháp luật, được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Ngày nay, tội phạm mạng ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, phương thức mới, phức tạp
Cứ 14 giây thì có một vụ liên quan đến tấn công mạng, liên quan đến sử dụng công nghệ cao Loại tội phạm này nguy hiểm thứ 2 sau tội phạm khủng bố Ở Việt Nam, loại tội phạm này ngày càng có diễn biến phức tạp, mức độ nguy hiểm của nó chỉ xếp sau tội phạm hình sự và tội phạm ma túy Tội phạm mạng là các đối tượng sử dụng máy tính, mạng máy tính,… để trộm cắp dữ liệu, phá hoại, làm tắc nghẽn đường truyền, lây lan virus trong hệ thống máy tính,… thành phần phạm tội rất phức tạp, đa phần đều trẻ, có
8
Trang 10trình độ về công nghệ thông tin, không phân biệt giới tính, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực
từ hình sự, kinh tế, ma túy, an ninh… Ví dụ các đối tượng chỉ cần mua một tài khoản mang tên của người khác với giá trị 1 USD hoặc 10 USD nhưng chúng sử dụng công nghệ kích hoạt hàng trăm, hàng ngàn giá trị lên thì chúng rút ra một số lượng tiền rất lớn
từ các thẻ thanh toán giả
Vụ án trộm cắp thông tin thẻ tín dụng về các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị
số của người khác 13 đối tượng có hành vi trộm cắp thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, sau đó móc nối mua hàng qua mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản Theo điều tra, các đối tượng liên quan đều là thành viên 2 diễn đàn thuộc “thế giới ngầm” chuyên trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, chia sẻ kinh nghiệm tấn công website, mua bán trái phép thông tin thẻ tín dụng và câu kết để trộm cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nước ngoài có tên www.hkvfamily và www.vietexpert Trên diễn đàn này, các hacker có thể chia sẻ, cho tặng hoặc mua bán thông tin thẻ tín dụng đánh cắp với giá chỉ
từ 1-2 USD Admin 2 trang web trên là Phạm Thái Thành (31 tuổi, trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) và Huỳnh Phước Mẫn (24 tuổi, trú tại phường Hòa Khê, TP Đà Nẵng) được xác định có hành vi sử dụng thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa trên mạng rồi chuyển về Việt Nam tiêu thụ 11 đối tượng khác giữ vai trò ship hàng trực tiếp hoặc ship hàng thuê để hưởng tỷ lệ ăn chia từ 25-30% giá trị lô hàng cũng
bị bắt giữ Cơ quan điều tra xác định, số tiền các đối tượng thu được từ những việc làm bất chính này là rất lớn, từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng Các đối tượng tham gia diễn đàn trong độ tuổi từ 19 đến 26, sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn như nhà, ôtô, máy tính xách tay đời mới… Một số đối tượng đã và đang học chuyên ngành CNTT tại các trường
ở Việt Nam
Hai diễn đàn www.vietexpert.info và hkvfamily.info (đã bị C50 Bộ Công an triệt phá vào tháng 1/2014) được coi là 2 diễn đàn lớn nhất của thế giới ngầm (Under Ground
- UG), một tổ chức tội phạm chuyên trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, chia sẻ kinh nghiệm tấn công website, nơi mua bán trái phép thông tin thẻ tín dụng, câu kết với nhau để trộm cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nước ngoài
Tội Phạm Cổ Cồn Trắng và Sự Biến Đổi Trong Phát Triển Kinh Tế ở Việt Nam Tội phạm cổ cồn trắng (White – Collar Crime), một khái niệm được đặt ra bởi Edwin Sutherland, tập trung vào hành vi vi phạm pháp luật trong môi trường chuyên nghiệp Thay vì tập trung vào tầng lớp xã hội thấp, Sutherland đã chỉ ra rằng tội phạm có thể xuất hiện ở mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả tầng lớp cao Học thuyết "nhóm khác biệt" đã giúp ông nghiên cứu và định lượng hành vi lệch lạc, với các chỉ số như tần suất
9