Đối tượng - nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ chăn nuôi vịt Cổ Lũng và đàn vịt nuôi trong các hộ chăn nuôi thuộc các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao và Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
+ Huyện Bá Thước – Thanh Hóa
+ Bộ môn Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại các xã của huyện Bá thước
- Tổng đàn vịt Cổ Lũng theo từng năm từ năm 2014 đến tháng 4 năm
- Quy mô chăn nuôi: Được tính bằng số vịt Cổ Lũng được nuôi trên hộ chăn nuôi Trong đó : Hộ nuôi dưới 50 con là quy mô nhỏ, Từ 50 con đến 200 con là quy mô vừa, trên 200 con là quy mô lớn
- Nguồn thức ăn cung cấp cho vịt Cổ Lũng được phân làm 3 loại như sau: +Loại 1: Hộ chăn nuôi vịt chỉ dùng thức ăn công nghiệp (TĂCN).
+ Loại 2: Hộ chăn nuôi vịt dùng kết hợp giữa thức ăn công nghiệp với phụ phẩm nông nghiệp như: ngô, thóc, đậu,
+ Loại 3: Hộ chăn nuôi vịt chỉ dùng phụ phẩm nông nghiệp (PPNN)
- Quy trình phòng bệnh: Dựa vào số liệu điều tra thực tế tại hộ chăn nuôi vịt Cổ Lũng ở 4 xã: Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Ban Công của huyện Bá Thước về việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm ( H5N1)
3.2.2 Đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng ở các giai đoạn 3 tuần, 6 tuần và
- Kích thước các phần cơ thể : vòng sọ, dài cổ, dài thân, vòng ngực, dài cánh, dài đầu, cao chân
- Khối lượng lách, gan, dạ dày tuyến, dạ dày cơ
- Kích thước tá tràng, không tràng và manh tràng
3.2.3 Đặc điểm túi fabricius ở 3 giai đoạn 3 tuần, 6 tuần và 9 tuần
- Đặc điểm đại thể: + Chiều dài của túi Fabricius
+ Khối lượng của túi Fabricius
- Đặc điểm vi thể : + Cấu trúc vi thể của túi Fabricius
+ Kích thước các phần trong cấu trúc vi thể của túi
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu các năm 2014 đến 4/2017 về đàn vịt Cổ Lũng của Chi cục thống kê huyện Bá Thước
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp 80 hộ chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại 4 xã gồm Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Ban Công huyện Bá Thước về số lượng vịt nuôi, quy mô chuồng trại, nguồn thức ăn cung cấp cho đàn vịt Cổ Lũng và quy trình phòng bệnh cho chúng Thời gian từ 10/2016 – 4/2017.
3.3.2 Xác định các kích thước và khối lượng
- Dùng phương pháp quan sát bằng mắt để miêu tả màu sắc ngoại hình (Lông, da, chân, mỏ) trên đàn vịt trưởng thành tại xã Cổ Lũng huyện Bá Thước.
- Cân khối lượng và đo chiều dài các phần cơ thể của vịt của 30 vịt (15 vịt trống và 15 vịt mái) ở 3 tuần; 6 tuần và 9 tuần tuổi Mỗi độ tuổi gồm 5 vịt trống và 5 vịt mái)
- Kích thước các phần cơ thể và các cơ quan nội tạng được đo bằng thước dây: + Dài cổ: Giữa đỉnh đầu đến đốt sống lưng đầu tiên;
+ Chiều dài thân: từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới xương đuôi đầu tiên;
+ ẵ sải cỏnh: từ giữa thõn đến gốc của lụng cỏnh cuối cựng;
+ Chiều dài chân: từ khớp vai đến khớp xương các ngón chân;
+ Vòng ngực: Vòng quanh ngực phía sau khớp bảo vai cánh tay
- Khối lượng cơ thể và khối lượng các cơ quan được xác định bằng cân
3.3.3 Phương pháp làm tiêu bản vi thể
Lấy mỗi nhóm 05 con vịt khỏe mạnh được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu túi Fabricius Mẫu được bảo quản trong formalin 10% Tiêu bản vi thể được làm theo quy trình chuẩn Cấu trúc và kích thước vi thể túi Fabricius trên tiêu bản nhuôm HE được quan sát với kính hiển vi Kniss MBL- 2000T (Olympus, Japan) Chiều dài và chiều rộng của túi Fabricius được đo bằng phần mềm Infinity Analysis
Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo các bước
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Cố định mẫu sau khi lấy trong dung dịch formalin 10%;
Bước 2: Vùi mẫu và đưa mẫu vào hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động Leica Tissue Processing;
Bước 3: Đúc block trong parafin nóng chảy Leica Embedding Center; Bước 4: Cắt dán mảnh và cố định tiêu bản;
Bước 5: Nhuộm HE với thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin; Bước 6: Gắn lamen Đánh giá biến đổi cấu tạo và kích thước của túi Fabricius:
Tiêu bản gắn trên lam kính được quan sát dưới kính hiển vi Kniss MBL-2000T (Olympus, Japan) ở độ phóng đại 40 và 100 và 400 lần
Kích thước túi Fabricius (chiều rộng, chiều dài) được đo bằng phần mềm Infinity Analysis với máy ảnh Olympus gắn kính hiển vi
3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu được, được xử lý bằng phần mềm Excel bao gồm các tham số sau: giá trị trung bình (Mean), độ lệch tiêu chuẩn (SD).
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tình hình nuôi vịt cổ lũng tại huyện Bá Thước
4.1.1 Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi ở đàn vịt của huyện Bá
Bá Thước là một huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa với diện tích đất tương đối rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi và trồng trọt Tình hình chăn nuôi đàn gia cầm và vai trò của chăn nuôi vịt Cổ Lũng của huyện được đánh giá dựa trên số liệu lưu trữ của Chi cục thống kê huyện Bá Thước Từ năm 2014 đến tháng 04 năm 2017, tổng đàn gia cầm và đàn vịt Cổ Lũng có nhiều thay đổi Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và hình 4.1.
Bảng 4.1 Đàn gia cầm ở huyện Bá Thước từ năm 2014 đến tháng 4/2017
Năm Tổng đàn gia cầm Tổng đàn vịt Cổ Lũng Tỷ lệ Vịt/ tổng
Như vậy, tuy Bá thước là một huyện miền núi thuộc diện 7 huyện nghèo 30a (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) của tỉnh Thanh Hóa nhưng tình hình chăn nuôi gia cầm ở đây rất phát triển và tăng về số lượng qua từng năm Năm 2015 tăng 33.360 con so với năm 2014, năm 2016 tăng
63.170 con so với năm 2015 Đến tháng 4/2017, đàn gia cầm đạt 550.240 con (gần bằng 2/3 tổng đàn gia cầm của cả năm 2016)
Số liệu cũng cho thấy đàn vịt qua các năm đều có sự tăng trưởng đều Năm 2015 tổng đàn vịt tăng thêm 7.080 con so với năm
2014, năm 2016 tổng đàn vịt tăng 29810 con Đến đầu tháng 4 năm
2017 tổng đàn vịt nuôi đã bằng 2/3 tổng đàn năm 2016
Hình 4.1 Tỷ lệ đàn vịt Cổ Lũng trong tổng đàn gia cầm tại huyện Bá Thước Về tỷ lệ đàn vịt nuôi trên địa bàn huyện Bá Thước năm 2015 tăng 0,6% so với năm
2014, năm 2016 đàn vịt tăng 3,64% so với năm 2015 Tổng đàn vịt đến tháng 4 năm 2017 đã đạt 13,54% so với tổng đàn gia cầm
Có thể thấy rằng tổng đàn gia cầm nói chung và đàn vịt nói riêng trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng trưởng và đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh trong 1 đến 2 năm gần đây
4.1.2 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại một số xã thuộc huyện Bá Thước
Do là huyện nông nghiệp và cuộc sống của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên người dân trong xã chăn nuôi chủ yếu theo phương thức truyền thống với quy mô nhỏ và mô hình bán công nghiệp.
Phương thức chăn nuôi này vừa tận dụng được các sản phẩm dư thừa trong nông nghiệp, vốn đầu tư thấp và khả năng quay vòng vốn nhanh.
Kết quả điều tra 80 hộ chăn nuôi tại 4 xã (mỗi xã 20 hộ chăn nuôi) về tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại 4 xã của huyện Bá Thước
Xã Cổ Lũng Lũng Niêm Ban Công Lũng Cao Đàn GC (con) (con) (con) (con)
Vịt Cổ Lũng được nuôi nhiều nhất ở xã Cổ Lũng Ở ba xã còn lại, tỷ lệ đàn vịt nuôi gần tương đương nhau Một điều dễ nhận thấy rằng truyền thống chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Quá trình lai tạo giống, chọn và nhân giống có thể đã ảnh hưởng đến vai trò của vịt Cổ Lũng trong chăn nuôi của địa phương
Hình 4.2 Tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại 4 xã thuộc huyện Bá Thước Số liệu cho thấy tổng đàn và tỷ lệ của vịt Cổ Lũng cao hơn các chỉ tiêu này của đàn gà tại các xã trong nghiên cứu Các số liệu hành chính và đặc điểm địa hình cho thấy Bá Thước là huyện có nhiều sông suối Bên cạnh đó, chăn nuôi tự do, tự phát đã có từ lâu đời, là một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương Xã Cổ Lũng là nơi nuôi vịt Cổ Lũng nhiều nhất trong bốn xã (với số lượng 3.496 con)
Cổ Lũng chính là nơi hình thành và phát triển đàn vịt Cổ Lũng Đây chính là nôi sinh ra giống vịt này và ở đây cũng là khu du lịch sinh thái cộng đồng nên người dân ý thức được lợi ích của việc bảo tồn và lợi ích kinh tế mà đàn vịt Cổ Lũng mang lại Phân bố đàn vịt Cổ Lũng tại Bá Thước góp phần chứng minh ưu thế của tính truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nhiều giống cây, giống con được gắn tên địa phương và nhiều trường hợp trở thành thương hiệu về sản xuất và hàng hóa của địa phương đó Vịt Cổ Lũng – xã Cổ Lũng cũng là một trường hợp trong số đó.
4.1.3 Quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng trong các nông hộ
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy 100% số vịt Cổ Lũng được nuôi trong các hộ gia đình nông dân với quy mô nhỏ Vịt Cổ Lũng được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn nuôi tận dụng Theo số liệu điều tra trong 80 hộ nuôi vịt Cổ Lũng của huyện (bảng 4.3) cho thấy số hộ nuôi vịt Cổ Lũng quy mô nhỏ là 56 hộ (chiếm 70% tổng hộ điều tra); số hộ nuôi quy mô vừa 15 hộ
(chiếm 18,75%), Số hộ chăn nuôi quy mô lớn là 09 hộ (chiếm 11,25%).
Bảng 4.3 Quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng của huyện Bá Thước
Quy mô chăn nuôi Số hộ Tỷ lệ (%)
Với đặc điểm tự nhiên là một huyện miền núi nhiều núi đồi và rừng; đất phần lớn dành cho trồng trọt Cho đến nay quỹ đất cho quy hoạch trang trại còn ít nên chăn nuôi vịt Cổ Lũng nói riêng và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung ở Bá Thước vẫn mang đặc điểm của nông nghiệp truyền thống: nông hộ, tận dụng nguồn thức ăn từ phụ phẩm và quy mô nhỏ. Đa số các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ; ít được tiếp cận kiến thức về chăn nuôi; chuồng nuôi chủ yếu là tạm bợ đôi khi còn không có chuồng Đây là một nguyên nhân quan trọng làm giảm tăng trọng, giảm khả năng sinh sản trên đàn vịt Cổ Lũng
4.1.4 Kết quả điều tra nguồn thức ăn và tiêm phòng cho vịt Cổ Lũng
Do là vùng diện tích chủ yếu là đồi và núi cao; giao thông chưa phát triển; dân cư nơi đây chủ yếu là đồng bào Mường nên chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu Theo số liệu điều tra (bảng 4.4), có 18 hộ chăn nuôi cho vịt ăn cám công nghiệp (chiếm tỷ lệ 22,5%); 28 hộ cho vịt ăn kết hợp giữa TĂCN với
PPNN tận dụng từ sản phẩm của trồng trọt (chiếm 35%) trong khi đó có đến
34 hộ chăn nuôi chỉ cho vịt ăn các phụ phẩm từ nông nghiệp (chiếm 42,5%).
Tỷ lệ tiêm vacxin phòng bệnh do H5N1 đạt cao (80%) so với tổng số các hộ chăn nuôi điều tra Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi Vì vậy, người dân đã có ý thức rất cao trong việc phòng chống dịch bệnh Qua điều tra trực tiếp và dựa vào báo cáo của thú y xã cho thấy việc tiêm phòng cụ thể như sau: Ban thú y xã thực hiện tiêm phòng theo kế hoạch tiêm phòng của tỉnh mỗi năm 2 đợt chính vụ và tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng đợt 1 vào tháng 3 - 4, đợt 2 vào tháng 8 - 9 và lần tiêm bổ sung vào các tháng 5 - 7 và 10 - 12
Nguyên nhân nữa là huyện Bá Thước là huyện nghèo nằm trong danh mục huyện nghèo của cả nước (huyện 30a) nên được nhà nước hỗ trợ miễn phí vắc xin và được các bộ thú y của từng xã đến tiêm phòng Vì vậy các năm gần đây trên địa bàn không xảy ra dịch cúm gia cầm Mặc dù chuồng trại chưa tốt và dinh dưỡng chủ yếu dựa vào phụ phẩm nông nghiệp nhưng những năm gần đây không có cúm
H5N1 trên đàn vịt Cổ Lũng Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến vai trò của tiêm phòng Tuy nhiên, có thể khả năng thích nghi và miễn dịch tốt của giống vịt này cũng là một trong các yếu tố quyết định Để chứng minh điều này cần có những nghiên cứu chuyên sâu về di truyền miễn dịch của vịt Cổ Lũng.
Bảng 4.4 Thức ăn và tiêm phòng cho vịt Cổ Lũng
Thức ăn chăn nuôi vịt Phòng bệnh
Các chỉ tiêu Tiêm Không
(TĂCN) (TĂCN+PPNN) (PPNN) tiêm phòng phòng
Một số đặc điểm ngoại hình của vịt cổ lũng
4.2.1 Đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng
Qua tiến hành quan sát đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng nuôi tại huyện Bá Thước, một số đặc điểm chính được tóm tắt trong bảng 4.5.
Bảng 4.5 Một số đặc điểm ngoại hình vịt Cổ Lũng trưởng thành
Màu lông Cánh sẻ nhạt Lông ở đầu xám nhạt có vòng lòng cổ màu xanh biếc, có 2- 3 lông đuôi móc cong lên phía trước, toàn thân có màu lông xám nhạt Đầu cổ Đầu to vừa, cổ to và dài
Thân hình Thon, nhỏ, hơi dài, ngực lép, bụng sâu, dáng đứng gần vuông góc với mặt đất
Mỏ Mỏ dẹt và vàng như vịt cỏ Màu xám, vàng, xanh cà cuống
Chân Màu vàng nhạt, hơi xám, cao vừa phải
Vịt Cổ Lũng trưởng thành có sự phân biệt màu lông rõ ràng giữa con trống và con mái như: Lông vịt mái có màu cánh sẻ nhạt; của vịt trống có đầu xám nhạt có vòng lòng cổ màu xanh biếc, có 2 – 3 lông đuôi móc cong lên phía trước Mỏ con vịt mái dẹt và vàng như vịt cỏ Trong khi đó mỏ vịt trống có màu xám, vàng và xanh cà cuống.(hình 4.3)
Hình 4.3 Vịt Cổ Lũng nuôi tại xã Cổ Lũng huyện Bá Thước
Hình 4.4 Vịt Bầu Quỳ nuôi tại tỉnh Nghệ An 4.2.2.
Kích thước các phần cơ thể theo lứa tuổi của vịt Cổ Lũng
Khi tiến hành đo kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 3 tuần, 6 tuần và 9 tuần tuổi thể hiện qua bảng 4.6; 4.7 và 4.8
Bảng 4.6 Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 3 tuần tuổi
Kích thước (cm) của vịt trống Kích thước (cm) của vịt mái
Trung bình Độ lệch Trung bình Độ lệch chuẩn chuẩn
Hình 4.5 Vịt Cổ Lũng 3 tuần tuổi
Ta thấy ở 3 tuần tuổi giữa vịt trống và vịt mái có sự sai khác đặc biệt ở dài cổ Vịt trống là 8,878 cm trong khi đó vịt mái ngắn hơn rõ rệt và có chiều dài là 8,2 cm Điểm khác biệt rõ rệt tiếp theo là vòng ngực và cao chân Ở vịt trống vòng ngực 11,54 cm, ở vịt mái vòng ngực 12,1 cm Cao chân ở vịt trống 9,38 cm còn ở vịt mái là 10,675 cm Như vậy, đặc điểm nhận biết nhanh giữa con trống trong đàn là cổ dài hơn, ngực lớn hơn và chân cao hơn.
Bảng 4.7 Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi
Kích thước (cm) của vịt trống Kích thước (cm) của vịt
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn
Hình 4.6 Vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, giữa vịt trống và vịt mái có sự thay đổi rõ rệt nhất về sự phát triển của vòng ngực và dài cánh Vòng ngực vịt trống 23,725 cm còn vịt mái 22 cm
(hơn trung bình 1,725 cm) Dài cánh vịt trống 26,475 cm còn vịt mái 28,9 cm Dài cánh của vịt trống ngắn hơn vịt mái 2,425 cm. Ở giai đoạn này các chỉ tiêu như dài đầu, vòng sọ, dài cổ, cao chân của chúng đều có sự phát triển tương đối đồng đều ở cả 2 loại vịt Như vậy, ở độ tuổi này của vịt trống vẫn là vòng ngực lớn hơn Tuy nhiên, vịt mái có sải cánh rộng hơn cũng có thể coi là đặc điểm dễ nhận thấy
Bảng 4.8 Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi
Kích thước (cm) của vịt trống Kích thước (cm) của vịt mái
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn
Tỷ lệ vòng ngực/dài thân (VN/DT) của vịt Cổ Lũng giai đoạn 9 tuần tuổi là 1,106 đối với con trống và 0,965 đối với con mái Trong khi đó vịt Biển 15 - Đại
Xuyên thế hệ xuất phát là 1,28 đối với con trống và 1,19 đối với con mái; ở thế hệ 1 là 1,275 với con trống và 1,2 với con mái (Mai Hương Thu,
2015); vịt Bầu Bến và vịt Đốm có tỷ lệ VN/DT là 1,12 và 1,07 (Nguyễn Thị Thúy
Vịt Cỏ trống là 1,19 và mái là 1,14 (Nguyễn Thị Minh, 2001) Vịt Triết Giang trống là 1,10 và mái là 1,21 (Nguyễn Đức Trọng và cs.,
2009) Ta thấy vịt Triết Giang có thân hình con trống thon hơn so với con mái, vịt Cỏ thì ngược lại thân hình con mái thon hơn so với trống và vịt Cổ lũng có thân hình con mái thon hơn so với con trống
Vịt Biển 15- Đại xuyên thế hệ xuất phát ở giai đoạn này cao chân ở vịt trống là 8,56 cm và vịt mái là 8,32 cm (Mai Hương Thu, 2015) còn ở Vịt Cổ lũng con trống 16 cm và con mái là 14,375 cm
Kết quả này cho thấy, Vịt Cổ Lũng có tỷ lệ vòng ngực trên dài thân bé hơn so với các giống vịt Cỏ, Bầu Bến, Đốm Ở 9 tuần tuổi vịt trống Cổ
Lũng có sọ lớn hơn; thân dài hơn và sải cánh rộng hơn ở vịt mái
Như vậy, ở các độ tuổi khác nhau, tốc độ tăng trưởng các phần cơ thể khác nhau giữa vịt trống và vịt mái
Hình 4.7 Vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi 4.2.3 Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng theo các lứa tuổi
Chúng tôi tiến hành cân đo khối lượng cơ thể được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 4.9 Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng
Khối lượng 3 tuần 6 tuần 9 tuần
Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái
Hình 4.8 Sự tăng trưởng về khối lượng của vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn
Qua hình cho chúng ta thấy vịt Cổ Lũng trống và mái đều phát triển đồng đều qua 3 giai đoạn Tuy nhiên vịt trống vẫn tăng trưởng nhanh hơn so với vịt mái Thể hiện rõ nhất ở 9 tuần tuổi, vịt trống đạt khối lượng 1,8 kg.
Còn vịt mái có 1,58 kg (chênh lệch khối lượng cơ thể 220g).
4.2.4 Khối lượng một số cơ quan của vịt Cổ Lũng
Khối lượng và kích thước của nhiều cơ quan nội tạng thường tỷ lệ thuận với quá trình tăng trưởng khối lượng và kích thước cơ thể Kết quả xác định khối lượng các cơ quan của vịt Cổ Lũng ở các tuần tuổi 3; 6 và 9 được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10 Khối lượng một số nội quan vịt Cổ Lũng theo các giai đoạn từ 3 đến 9 tuần tuổi
Khối lượng 3 tuần 6 tuần 9 tuần
Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái Các cơ quan (g)
Dạ dày Mean 1,60 1,38 5,05 4,76 28,3 24,46 tuyến SD 0,02 0,15 1,02 0,55 4,71 2,08
Số liệu cho thấy lách của vịt tăng về khối lượng khi ở giai đoạn 6 tuần tuổi; lách ở vịt trống nặng 1,18g, cao hơn của vịt mái (0,88g) Ở giai đoạn 9 tuần tuổi, khối lượng của cơ quan này giảm ở cả hai nhóm vịt trống và vịt mái (khối lượng tương ứng là 0,62g và vịt mái là 0,86g) Lách vịt trống tăng khối lượng nhanh hơn nhưng cũng giảm khối lượng nhanh hơn lách của vịt mái.
Gan của vịt có sự tăng sinh về khối lượng mạnh mẽ ở tuần tuổi thứ 6 Ở tuần thứ 3 gan vịt trống là 9,61g đến tuần thứ 6 là 28,87g
(tăng 19,26g) Ở vịt mái, tuần thứ 3 khối lượng gan là 7,17g đến tuần thứ 6 là 27,63g (tăng 20,46g, gần gấp 3 lần so với tuần thứ 3) Đến tuần thứ 9 gan của vịt cũng tăng theo sự phát triển của cơ thể
Dạ dày tuyến của vịt phát triển nhanh về khối lượng giai đoạn từ
6 đến 9 tuần tuổi thể hiện ở vịt trống giai đoạn 6 tuần tuổi là 5,05g đến
9 tuần tuổi 28,3g tăng 23,25g Ở vịt mái 6 tuần tuổi 4,76g đến 9 tuần tuổi 24,46g tăng 19,7g Tăng gần gấp 4 lần so với tuần thứ 6
Dạ dày cơ của vịt lại phát triển mạnh ở tuần tuổi thứ 6 Khi ở 3 tuần tuổi vịt trống là 10,16g đến tuần thứ 6 đạt 42,8g tăng 32,64g Còn vịt mái từ 9,57g ở tuần tuổi thứ 3, đến tuần thứ 6 đạt 30,46g (tăng 20,89g) Dạ dày cơ của vịt trống ỏ tuần thứ 9 là 27,6g; giảm khối lượng so với tuần thứ 6 là 15,2g Cũng như vậy, dạ dày cơ của vịt mái ở tuần thứ 9 là 23,9g giảm đi 6,56g so với ở tuần thứ 6.
Khi cơ thể tăng trưởng về kích thước và khối lượng, các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa thường tăng về kích thước nhằm đáp ứng cho quá trình tiêu hóa thức ăn vá hấp thu chất dinh dưỡng Sự tăng khối lượng của gan và dạ dày tuyến theo tuổi của vịt cho thấy rõ điều này Tuy nhiên, sự giảm khối lượng dạ dày cơ của vịt từ tuần thứ 6 đến tuần thứ
9 là một điều lý thú cần được giải thích trong các nghiên cứu tiếp theo
Đặc điểm của túi fabricius
4.3.1 Đặc điểm đại thể của túi Fabricius
Hình thái và kích thước:
Mổ và đánh giá bằng mắt túi Fabricius của vịt Cổ Lũng ở các tuần tuổi (hình 4.5) cho thấy: Túi Fabricius của vịt giống như một gấp nếp dài nằm phía trên đoạn cuối của trực tràng Đỉnh túi hướng về phía trước Phần miệng túi ở phía sau, gần với ổ nhớp Chiều dài túi hơn rất nhiều so với chiều rộng và rất khác so với túi Fabricius của gà (ở gà túi có hình tròn) Tuần tuổi thứ 3, túi Fabricius có kích thước nhỏ nhất, kích thước túi tăng ở tuần tuổi thứ 6 và tuần thứ 9 Đa số túi Fabricius của vịt Cổ Lũng ở tuần tuổi 9 nhỏ hơn ở tuần tuổi 6.
Hình 4.9 Túi Fabricius của Vịt cổ lũng
Số 1-7: túi Fabricius của vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi; số 8-11: túi Fabricius của vịt 6 tuần tuổi; số 12-16: túi Fabricius của vịt 3 tuần tuổi
Chiều dài của túi Fabricius vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.12
Bảng 4.12 Kích thước túi Fabricius của vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi
Kích 3 tuần 6 tuần 9 tuần thước Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái
Hình 4.10 Kích thước túi Fabricius vịt Cổ Lũng ở 3 giai đoạn
Qua bảng 4.12 và hình 4.6 cho thấy kích thước túi Fabricius tăng mạnh ở tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 Ở vịt trống, kích thước túi tăng từ 2 cm lên 3,6 cm Ở vịt mái, kích thước túi Fabricius từ 2,03 cm (ở 3 tuần tuổi) lên đến 3,083 cm ở 6 tuần tuổi (tăng 1,053 cm) Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9, chiều dài của túi
Fabricius tăng ít hơn so với giai đoạn 3 đến 6 tuần Ở tuần thứ 9 vịt trống kích thước túi Fabricius 4,12 cm tăng 0,52 cm so với ở tuần thứ 6 Còn ở vịt mái túi
Fabricius có kích thước 3,9 cm tăng chỉ 0,817 cm so với tuần thứ 6.
Khối lượng của túi Fabricius vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.13 và sự biến đổi khối lượng của túi được trình bày ở hình 4.7
Bảng 4.13 Khối lượng túi Fabricius của vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi
Khối lượng 3 tuần 6 tuần 9 tuần
Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái Vịt trống Vịt mái
Hình 4.11 Khối lượng của túi Fabricius Vịt Cổ Lũng ở 3 giai đoạn Khối lượng túi Fabricius của cả vịt Cổ Lũng trống và mái đều tăng mạnh ở tuần thứ 6 Ở vịt trống 6 tuần tuổi, khối lượng túi 1,442g tăng 1,092g so với tuần thứ
3 Ở vịt mái, túi Fabricius ở tuần thứ 6 có khối lượng 1,2g tăng 0,917g so với tuần thứ 3 Khối lượng túi Fabricius ở tuần tuổi thứ 9 thấp hơn ở tuần tuổi thứ 3.
4.3.2 Cấu trúc vi thể của túi Fabricius vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn
Lấy mẫu mô của túi Fabricius, làm tiêu bản vi thể, nhuộm HE và quan sát dưới kính hiển vi Kniss MBL-2000T (Olympus, Japan) Dưới vật kính 10 (độ phóng đại cuối cùng đạt 100), túi Fabricius có các đặc điểm vi thể bao gồm:
Túi chứa nhiều thùy lympho (lymphoid lobules) và các gấp nếp dạng khe (crypt-like folds) giữa các thùy Những cấu trúc này được bao xung quanh bởi lớp mỏng của biểu mô mỏng Lòng của túi thông với vùng sau của niêm mạc ổ nhớp (proctodeum)
Giống như tuyến ức, các thùy lympho có miền vỏ và miền tủy và các tế bào lympho, các tế bào biểu mô Các lympho B phát triển từ các tiền lympho tập trung tại miền vỏ, do vậy miền vỏ của thùy nhuộm màu đậm hơn miền tủy.
Túi Fabricius có cấu tạo gồm lớp vỏ bao quanh bao bọc bên ngoài (a) tiếp đến là vách ngăn giữa các thùy (b) Mỗi thùy lại gồm nhiều nang lympho (lymphoid lobules) (c), giữa hai nang có vách ngăn mỏng bao quanh (d) Giữa các thùy lympho là các mạch quản (e) Trong mỗi túi có 3 gấp nếp theo chiều dọc, sâu vào bên trong được bao bọc bởi biểu mô túi (f) gọi là các gấp nếp dạng khe (crypt-like folds) Những cấu trúc này được bao xung quanh bởi lớp mỏng của biểu mô mỏng Lòng của túi thông với vùng sau của niêm mạc ổ nhớp (proctodeum) (hình 4.8; hình 4.9; hình 4.10 và hình 4.11).
Các nghiên cứu túi Fabricius ở gà cho biết trong mỗi gấp nếp có khoảng 10000 nang lympho ngăn cách nhau bằng các mô liên kết lỏng lẻo Mỗi nang của túi bao gồm vùng vỏ ở ngoài (v) và miền tủy ở trong (t) Tổ chức mô liên kết với tế bào của miền vỏ tủy Giống như tuyến ức, các thùy lympho có miền vỏ và miền tủy và các tế bào lympho, các tế bào biểu mô Các lympho B phát triển từ các tiền lympho tập trung tại miền vỏ, do vậy miền vỏ của thùy nhuộm màu đậm hơn miền tủy
Hình 4.12 Lớp vỏ xung quang túi fabricius, vách ngăn giữ các thùy cùng mạch quản, các nang lymph túi fabricius ( HE 10x10)
Hình 4.13 Lớp vỏ xung quang túi fabricius, vách ngăn giữ các thùy cùng mạch quản, các nang lympho túi fabricius ( HE 10x10)
Hình 4.14 Mặt cắt ngang cấu tạo vi thể túi Fabricius ( HE 10x4)
Hình 4.15 Các nang lympho trong một thùy được ngăn cách bởi các vách mỏng ( HE 10x10) 4.3.3 Kích thước vi thể túi Fabricius vịt Cổ Lũng
Kết quả đánh giá kích thước và khối lượng của túi Fabricius cho thấy kích thước của túi ở vịt 6 tuần tuổi tương đương kích thước túi của vịt 9 tuần tuổi Tuy nhiên, khối lượng túi Fabricius của vịt 9 tuần tuổi nhỏ hơn khối lượng túi Fabricius của vịt 6 tuần tuổi Nguyên nhân của sự biến đổi
“không đồng biến” này có thể do cấu trúc bên trong của túi Kích thước các phần trong cấu trúc có thể sẽ giúp tìm ra câu trả lời! Kết quả đo kích thước các phần cấu tạo của túi Fabricius được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14 Kích thước vi thể túi Fabricius vịt Cổ Lũng
Túi Fabricius vịt Túi Fabricius vịt 6 Túi Fabricius vịt
Chỉ tiêu 3 tuần tuần 9 tuần
Dày vỏ (àm) 92,25 ± 27,36 a 80,25±23,36 a 110,91±31,24 b Xoang dưới vỏ (àm) 77,84±18,11 a 64,93±8,95 a 53,13±19,3 b Dài nang (àm) 916,69 ±56,19 a 1330,59±65,01 b 1561,60±62,82 c Rộng nang (àm) 513,53±67,08 a 565,89±51,08 a 751,84±65,79 b Dài miền tủy (àm) 739,48±50,83 a 1045,1±67,46 b 1259,74±78,1 c Rộng miền tủy (àm) 285,71±43,42 a 309,75±38,64 a 462,63±36,5 b Diện tớch nang (àm2) 92954,05±497,59 a 894484,56±829,64 b 570699,62±452,68 c Chu vi nang lympho (àm) 1112,5±89,9 a 3877,24 ± 289,39 b 3488,74±420,27 c
Ghi chú: Các số trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê với P