Bai tap lon mon ngan hang thuong mai Phần 1: Tổng quan về nền kinh tế số 1. Thế nào là nền kinh tế số a, Khái niệm Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy). Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet. Theo đó: Kinh tế số lõi bao gồm: Chế tạo phần cứng, phần mềm và tư vấn Công nghệ thông tin, Dịch vụ thông tin và Truyền thông. Kinh tế số phạm vi hẹp bao gồm các vấn đề về dịch vụ số, kinh tế hạ tầng. Kinh tế số phạm vi rộng (Kinh tế số hóa) là phạm trù thường gặp nhất hiện nay: bao gồm kinh doanh điện tử, thương mại điện tử , nông nghiệp chính xác, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng b, Đặc trưng Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau bao gồm: Xử lý vật liệu Xử lý năng lượng Xử lý thông tin Trong đó, có thể thấy việc xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực.
Trang 1Phần 1: Tổng quan về nền kinh tế số
1 Thế nào là nền kinh tế số
a, Khái niệm
Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa
trên công nghệ số hiện đại Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (InternetEconomy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy)
Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet.Theo đó:
- Kinh tế số lõi bao gồm: Chế tạo phần cứng, phần mềm và tư vấn Công
nghệ thông tin, Dịch vụ thông tin và Truyền thông
- Kinh tế số phạm vi hẹp bao gồm các vấn đề về dịch vụ số, kinh tế hạ tầng
- Kinh tế số phạm vi rộng (Kinh tế số hóa) là phạm trù thường gặp nhất hiệnnay: bao gồm kinh doanh điện tử, thương mại điện tử , nông nghiệp chính xác,kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng
Trang 2Trong đó, có thể thấy việc xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng
là lĩnh vực dễ số hóa nhất Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờvào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồnlực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu
Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếpcận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởinhững đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực
c, Vai trò của nền kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi
cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu Sự bùng nổ và phổ biến của internet và cáccông nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nốivào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rấtnhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chunglợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau
● Đối với thế giới
Trên thế giới, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoànlớn toàn cầu nơi mà ứng dụng đa dạng các nền tảng công nghệ số, kinh tế số như:Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba Các ưu điểm nổi bật nhất trongnhững thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới là:
- Tăng trưởng thương mại điện tử;
- Thúc đẩy người dùng sử dụng Internet;
- Phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ Kinh tế số
- Phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn đảm bảo tính minh bạch giántiếp làm giảm các hoạt động gian lận thông qua các hoạt động trực tuyến, từ đógiúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn
Trang 3● Đối với Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh
tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thôngtin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao
Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhậpcủa các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu Nền tảng công nghệ thông tin
và truyền thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá làphần quan trọng nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy) Việc pháttriển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trungbình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững
2 Thực tế phát triển kinh tế số trên thế giới và Việt Nam
2.1 Một số nước phát triển, đi đầu về kinh tế số
Trong thời đại số ngày nay, kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới Hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế
giới đều đưa ra chiến lược phát triển công nghệ số gắn với tăng trưởng kinh tế Mỹ
- nơi khởi nguồn cho sự bùng nổ của công nghệ tin học với nhiều công ty nổi tiếngnhư: Google, Amazon, Facebook, Apple… đã xác định được tầm quan trọng củakinh tế số Còn ở châu Âu có kế hoạch “Single Digital Market”, Australia có
“Digital Australia”…
Trong khối nước ASEAN, Singapore là quốc gia dẫn đầu về tốc độ phát triển nềnkinh tế số Để tập trung thúc đẩy sự phát triển có nền kinh tế số, năm 2013,Singapore đầu tư 51 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nỗ lực chuyển đối côngnghệ số
Nổi bật nhất là Trung Quốc, là quốc gia thành công và đạt được nhiều thành tựutrong việc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số Giai đoạn 2015-2020, kinh tế số
ở Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 16,6% cao nhất thế giới và về
Trang 4quy mô, đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) Năm 2020, kinh tế số Trung Quốc tăngtrưởng 9,7%, đạt tỷ nhân dân tệ (6.100 tỷ USD), chiếm 38,6% GDP Theo đó, tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số ở Trung Quốc cao gấp hơn ba lần GDP.Điều này cho thấy vai trò then chốt của kinh tế số trong thúc đẩy phát triển kinh tếcủa Trung Quốc Phát triển kinh tế số hiện được xem là lựa chọn tất yếu của TrungQuốc và đã đạt được nhiều dấu ấn, thành tựu
2.2 Tại Việt Nam
Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả nền tảng hạtầng lẫn thị trường kinh doanh Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam đượcđánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khátrong khu vực ASEAN Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ởnhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáodục, y tế…
Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019" do Google, Temasek và
Bain công bố ngày 3/10/2019, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025, với các lĩnh vực:
Thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe côngnghệ Nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng
Trang 5trưởng trong khu vực Đông Nam Á với trung bình 38%/năm so với 33% của cả
Kinh tế số sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam Kinh tế số được xác định là động lực phát triển quan trọng để đưa Việt Namtiến nhanh, tiến mạnh trở thành quốc gia có công nghệ phát triển
Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị có mục tiêu tổngquát như sau : “ Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại
Trang 6nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; pháttriển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - côngnghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống,phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môitrường sinh thái.”
- Các chính sách thúc đẩy nền kinh tế số của chính phủ Việt Nam:
(1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách nhằm tạo khuôn khổ cho
phát triển kinh tế số Thành lập cơ quan thiết chế chuyên trách, có thẩm quyền,trách nhiệm cao trong việc phát triển kinh tế số, ban hành các nghị định giải quyếtnhững tranh chấp, xung đột về hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trênmôi trường số
(2) Đẩy mạnh cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các
doanh nghiệp, xây dựng chiến lược quản trị số Tập trung vào việc phát triển chínhphủ điện tử
(3) Hỗ trợ nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam,
đồng thời chú trọng bồi dưỡng, phổ biến, trang bị kiến thức cho đội ngũ doanhnhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và xu thế CMCN 4.0 cũng nhưthích ứng với hội nhập vào thị trường thế giới trong thời kỳ mới
(4) Trang bị kiến thức, thống nhất tư tưởng và hành động về kinh tế số, từ đó làm
chuyển biến mạnh mẽ tư duy lãnh đạo quản lý cũng như điều hành kinh tế - xã hộitrong điều kiện kinh tế số
(5) Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số Tập
trung phát triển, thu hút các chuyên gia về công nghệ số, các doanh nhân số
Có thể thấy, trong suốt quá trình đổi mới và hiện đại hóa, NHTM luôn đóng vai tròquan trọng và là trung tâm của nền kinh tế nói chung và kinh tế số nói riêng
Trang 7Phần II: Vai trò của NHTM trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế số
1, Vai trò của NHTM
Trong việc thực hiện kinh tế số tại Việt Nam, ngân hàng đóng vai trò rất quantrọng bởi những lý do sau:
1.1 Cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Hiện ngân hàng đang cung cấp dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoảngiao dịch tại ngân hàng bao gồm tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệmdưới nhiều hình thức, đặc biệt là thanh toán trực tuyến dịch vụ không tiền mặt.Điều này giúp cho việc mua sắm và thanh toán trở nên tiện lợi và nhanh chónghơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng tiền mặt và tăng cường an ninh thanh toán.Dịch vụ thanh toán không tiền mặt đã và đang là một xu hướng tất yếu của nềnkinh tế số, đóng vai trò như là một bước đệm quan trọng thay đổi tư duy thanhtoán truyền thống đã có từ rất lâu của người dân, giúp Việt Nam tiếp cận càng gầnhơn với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế số
1.2 Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệpvừa và nhỏ Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồnvốn, tài chính và công nghệ mới nhất để thúc đẩy hoạt động kinh doanh
Ví dụ như trước đây khi chưa có chuyển đổi số, việc kê khai nộp thuế ở các doanhnghiệp rất phức tạp, tốn thời gian và mất nhiều chi phí Tuy nhiên, Tổng cục thuếthự hiện chương trình kê khai nộp thuế điện tử Đặc biệt là khi triển khai hệ thống
kê khai thuế điện tử này lại kết nối được với hệ thống ngân hàng để thực hiện quá
Trang 8trình giao dịch, nộp tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền doanh nghiệp đã giúp tiếtkiệm được rất nhiều chi phí Các thủ tục đã được thực hiện vô cùng nhanh chóng,giúp cho thời gian hao phí trước đây tính bằng giờ, bằng ngày thì nay tính bằngphút.
1.3 Tài trợ cho các dự án công nghệ
Ngân hàng cũng có thể cung cấp vốn để tài trợ cho các dự án công nghệ, nhằmthúc đẩy sự phát triển của kinh tế số tại Việt Nam Ngân hàng đang đẩy mạnh cácchương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển cho các nhà nghiên cứu, công ty côngnghệ tài chính Chính phủ và các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện và hình thànhcác chương trình vườn ươm (Incubator), chương trình gia tốc (Accelerator) dànhcho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech
1.4 Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tài chính mới
Ngân hàng có thể tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tài chính mới,nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại kinh tế số
Một số sản phẩm công nghệ Ngân hàng có thể ứng dụng:
+ Ứng dụng các công nghệ mới như sinh trắc học, Video, Chatbots hoặc AI cóthể giúp các ngân hàng đủ năng lực duy trì mối quan hệ khách hàng từ xa, trongkhi vẫn bảo mật các giao dịch, giảm thiểu rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố
+ Đổi mới dịch vụ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán di động với sự hợptác của bên thứ ba, tích hợp với nền tảng công nghệ hiện có của ngân hàng
+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn tự động hoàn toàn hoặc một phần do Robot đảmnhận, các công cụ quản lý tài sản số hóa và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng + Số hóa quy trình cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thời gian, sựthuận tiện và chi phí khi ra quyết định cấp tín dụng
Trang 91.5 Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý
Ngân hàng có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thanh toántrực tuyến và các hoạt động kinh tế số khác, giúp cho việc phát triển kinh tế sốđược thuận lợi hơn
2 Ngân hàng số
2.1 Ngân hàng số là gì?
Ngân hàng số hay còn gọi là Digital Banking - thuật ngữ ngân hàng đã xuất hiện
và đề cập từ đây rất lâu nhưng chỉ trong những năm trở lại đây mới được ứngdụng mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng số là việc ngân hàng hoạt động trên nền tảng Internet không cần đếnchi nhánh nhưng vẫn có thể trao đổi, sử dụng các dịch vụ sản phẩm của Ngânhàng nhanh chóng qua các ứng dụng hay kênh công nghệ nào đó thay vì tớiquầy giao dịch như trước đây
2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán trực tuyến - thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng thời đại4.0 hiện nay bởi tính nhanh chóng, tiện lợi, và an toàn của nó
Về ưu điểm:
Với cá nhân người sử dụng, thanh toán trực tuyến được đón nhận tích cực:
● Nhanh chóng, tiện lợi: thanh toán trực tuyến bạn chỉ cần thực hiện giao dịch nàymột cách đơn giản, nhanh chóng trên thiết bị điện tử như máy tính, smartphone cókết nối internet, giao dịch mọi lúc mọi nơi
● Tiết kiệm chi phí và thời gian: Mọi thao tác chỉ diễn ra trên thiết bị điện tử
Trang 10● Hưởng nhiều ưu đãi: Khi thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng của ngânhàng, ví điện tử… bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi như: hoàn tiền, tích điểmthưởng…
● An toàn bảo mật thông tin: những đơn vị thanh toán trực tuyến sẽ xây dựng cơchế bảo mật thông tin tốt, an toàn để bảo vệ khách hàng và hệ thống dữ liệu củamình, hạn chế nỗi lo khi giữ tiền mặt
● Thanh toán linh hoạt: Thanh toán trực tuyến có thể thực hiện qua đa dạng cácphương thức như: ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng Ngoài lợi ích mang lại cho cá nhân, thanh toán trực tuyến còn mang lại lợi ích chodoanh nghiệp
● Tăng doanh thu: Thanh toán trực tuyến giúp các đơn vị mở rộng phạm vi khách,thậm chí nước ngoài giúp tăng đối tượng khách hàng và thúc đẩy tăng doanh số
● Giảm chi phí nhân lực: giúp các doanh nghiệp hạn chế được nhân lực cho việcthu tiền, quản lý tiền mặt Do đó, cắt giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý vàtăng lợi nhuận đáng kể
● Giảm chi phí văn phòng: Mọi giao dịch thanh toán trực tuyến đều được lưu trên
hệ thống giúp tiết kiệm chi phí lưu trữ hồ sơ theo thủ tục, rút ngắn thời gian tácnghiệp và thuận tiện cho việc tìm kiếm và xử lý chứng từ
● Mở rộng thị trường: thanh toán trực tuyến thì đối tượng khách hàng ngân hàngphục vụ có thể được mở rộng trên phạm vi cả nước, không cần phải mất chi phí
mở rộng chi nhánh
● Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa: Nhờ sự thuận tiền của ngân hàng số doanhnghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và gia tăng đối tượng khách hàng phục vụ Cũng nhờ chức năng này mà thanh toán online mang lại rất nhiều lợi ích chokinh tế xã hội
Trang 11● Thanh toán trực tuyến đóng góp một phần quan trọng để hoàn thiện và phát triểnthương mại điện tử, tạo nên môi trường thương mại an toàn, tiện lợi và đáp ứngnhu cầu giao dịch ngày càng cao khi dân số không ngừng tăng lên.
● Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Thanh toán điện tử giúp các giaodịch tiền tệ được thực hiện nhanh chóng, an toàn, đảm bảo Từ đó, góp phần thúcđẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn
● Hiện đại hóa hệ thống thanh toán: nhờ sử dụng tiền số hóa khi thanh toán online
mà các nhu cầu mua hàng hóa được đáp ứng tối đa
Những hạn chế chưa giải quyết được của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Bên cạnh những ưu điểm thì hình thức thanh toán này vẫn tồn tại một số hạn chếnhất định
● Rủi ro giả mạo và rủi ro kỹ thuật: Hiện nay, tình trạng lừa đảo dụ dỗ người
chuyển tiền bất hợp pháp và rủi ro về hacker ngày càng tinh vi Bởi vậy, rủi rotiềm ẩn đối với ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán online vẫnhiện hữu
● Nguy cơ mất an toàn thông tin: Có thể do các yếu tố chủ quan như khách hàng
chia sẻ thông tin cá nhân tài khoản, chuyển tiền từ các web không uy tín hay đưađiện thoại/máy tính có cài đặt ứng dụng cho người khác, tạo cơ hội cho kẻ xấuthực hiện các hành vi thanh toán online bất hợp pháp
● Hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn chưa cụ thể: Hiện nay, pháp
luật chưa có những quy định rõ ràng về các rủi ro trong thanh toán điện tử do đótạo nên sự loay hoay cho cả phía khách hàng và ngân hàng khi có sự cố xảy ra
2.3 Ngân hàng số giúp phát triển tài chính toàn diện
Trang 12Ngân hàng số là một giải pháp giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian và côngsức khi giao dịch, đồng thời, bảo vệ người dùng bằng các phương thức bảo mậthiện đại:
● Người dùng có thể thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểmnào và ở bất kì nơi đâu, và với số lượng tiền giao dịch lớn
● Khách hàng có thể thực hiện và xác nhận các giao dịch với độ chính xác cao,nhanh chóng Hơn nữa, những thông tin này được lưu trữ trong phần lịch sử, rấtthuận lợi để khách hàng tìm lại và tra cứu
● Tăng cường bảo mật với công nghệ bảo mật 3 lớp tiên tiến, bao gồm tên đăngnhập, mật khẩu và mã số bảo mật OTP
=> Người dân có thể tiếp cận các sản phẩm dịch vụ một cách dễ dàng, làm quenvới các lĩnh vực tài chính, quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tiếp nhận được giáodục tư duy tài chính
Kinh tế số giúp tiếp cận tài chính toàn diện nhanh hơn: Gần 70% người trưởngthành có tài khoản ngân hàng
Theo số liệu Vụ Thanh toán (NHNN) cung cấp tại sự kiện “Chuyển đổi số ngànhNgân hàng”, tính đến 30/6 năm 2021 cả nước có 68% người Việt Nam trưởngthành có tài khoản ngân hàng; 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngânhàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC); 1,77 triệu tài khoản Mobile-money đã được mở, trong đó hơn 67% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu,vùng xa…
Tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt có mối liên hệ khá mậtthiết: Cả 2 đều mang lại nhiều lợi ích tới với người dùng trong thời buổi công nghệphát triển hiện nay Chúng đều được sử dụng với mục đích giao dịch, thanh toán,tiết kiệm và được cung cấp một cách có trách nhiệm và lâu dài Tưởng chừng cả 2không liên quan tới nhau nhưng chúng lại bổ trợ cho nhau Nếu như tài chính toàn
Trang 13diện giúp xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng trong xã hội, và tạo điều kiệncho mọi người có khả năng và công cụ để quản lý tiền của họ Thì khi thanh toánkhông dùng tiền mặt khách hàng có thể tiết kiệm thời gian và chi phí của họ,hưởng nhiều ưu đãi và được an toàn thông tin
3 Kế hoạch của NHNN cho hệ thống ngân hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế số
Ngày 03/11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định
số 1887/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiếnlược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chínhphủ giai đoạn 2022-2025”
Theo đó, Kế hoạch nhằm tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ củangành Ngân hàng được giao tại Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội
số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTgngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022-2025
Kế hoạch đó bao gồm những nhiệm vụ:
- Phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanhtoán không dùng tiền mặt