1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền trung việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LÂM THỊ MỸ YẾNCÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNVIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN THEO CƠ SỞ DỒN TÍCHHƯỚNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁNTẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆPKHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAMLUẬN

Trang 1

LÂM THỊ MỸ YẾN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN THEO CƠ SỞ DỒN TÍCHHƯỚNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN

TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆPKHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2021

Trang 2

LÂM THỊ MỸ YẾN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN THEO CƠ SỞ DỒN TÍCHHƯỚNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN

TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆPKHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế ToánMã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1 TS Trần Văn Thảo

2 PGS TS Nguyễn Phong Nguyên

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận án này đều do chính tôi nghiêm túc tìm hiểu, khảo sát dưới sự góp ý khoa học của hai giảng viên hướng dẫn Các nội dung được kế thừa hay trích dẫn từ các nghiên cứu trước đều được tác giả luận án ghi nguồn đầy đủ, nguồn dữ liệu được thu thập một cách trung thực và đầy đủ; kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày khách quan, đúng với dữ liệu thực tế Ngoài ra, nội dung của luận án do tác giả luận án thực hiện không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tác giả luận án xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ, động viên của các đồng nghiệp nơi tác giả luận án đang công tác Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn các anh (chị) những người đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát cũng như dành thời gian để giả đáp thắc mắc của tôi trong quá trình thực hiện luận án Sau cùng, tôi xin gửi lời tri ơn chân thành đến hai giảng viên hướng dẫn khoa học với những góp ý về nội dung nghiên cứu Những lời chia sẻ, động viên, khuyến khích của các Thầy đã giúp tôi có thêm động lực và kiến thức để hoàn thành luận án một cách tối nhất Thông qua đó, tôi còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác từ quý Thầy Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba mẹ hai bên, chồng, các anh chị em trong gia đình đã hỗ trợ tôi về mặt thời gian, chăm sóc con cái và hỗ trợ tôi cả về mặt tinh thần giúp tôi có thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất.

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 13

3 Đối tượng nghiên cứu 14

4 Phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 15

6 Những đóng góp mới của luận án 16

7 Kết cấu của luận án 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 19

1.1 Giới thiệu 19

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 19

1.2.1 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 19

1.2.2 Nghiên cứu sự tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 29

1.3 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam 32

1.3.1 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 32

1.3.2 Nghiên cứu sự tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 34

1.4 Khe hổng nghiên cứu 34

1.5 Kết luận chương 1 37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 38

2.1 Giới thiệu 39

2.2 Tổng quan về kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 39

2.2.1 Khái niệm kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 39

Trang 6

2.2.2 Vai trò của kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 41

2.3 Tổng quan về tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 43

2.3.1 Khái niệm minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 43

2.3.2 Vai trò của minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 44

2.4 Tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam 46

2.4.1 Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp 46

2.4.2 Phân loại các đơn vị hành chính sự nghiệp 47

2.4.3 Đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp 48

2.5 Các lý thuyết nền 49

2.5.1 Lý thuyết về mô hình dự phòng 49

2.5.2 Lý thuyết quản lý công mới 54

2.5.3 Lý thuyết ủy nhiệm 56

2.5.4 Lý thuyết thể chế 57

2.5.5 Lý thuyết bất cân xứng thông tin 58

2.6 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 59

2.6.1 Xây dựng các giải thuyết nghiên cứu 59

2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 66

2.7 Kết luận chương 2 67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68

3.1 Giới thiệu 68

3.2 Thiết kế và quy trình nghiên cứu 68

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 68

3.2.2 Quy trình nghiên cứu 70

3.3 Tổng hợp thang đo của các khái niệm nghiên cứu 72

3.3.1 Thang đo của khái niệm “Kế toán theo cơ sở dồn tích” 72

3.3.2 Thang đo của khái niệm “Tính minh bạch thông tin kế toán” 74

3.3.3 Thang đo của khái niệm “Thể chế chính trị” 76

3.3.4 Thang đo của khái niệm “Hệ thống pháp lý” 78

3.3.5 Thang đo của khái niệm “Năng lực nhân viên kế toán” 81

3.3.6 Thang đo của khái niệm “Năng lực công nghệ thông tin” 83

3.3.7 Thang đo của khái niệm “Vai trò lãnh đạo của nhà quản lý” 85

3.4 Phương pháp nghiên cứu định tính 88

3.4.1 Phương pháp GT 88

3.4.2 Phương pháp thảo luận tay đôi 89

3.4.3 Khảo sát thử 93

Trang 7

3.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng 93

3.5.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 94

3.5.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 97

3.6 Kết luận chương 3 102

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 103

4.1 Giới thiệu 103

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính 103

4.2.1 Thống kê mô tả mẫu thảo luận tay đôi 103

4.2.2 Kết quả thảo luận tay đôi 104

4.2.3 Kết quả khảo sát thử 121

4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng 121

4.3.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 121

4.3.2 Kết quả nghiên cứu chính thức 124

4.4 Bàn luận về các kết quả nghiên cứu 137

4.4.1 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu 137

4.4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 166

TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá IPSASB International Public Sector AccountingStandards Board Ủy ban chuẩn mực kế toáncông quốc tế IFAC International Federation of Accountant Liên đoàn Kế toán quốc tế IPSAS International Public Sector AccountingStandards Chuẩn mực kế toán côngquốc tế

SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu thảo luận tay đôi 103

Bảng 4.2 Kết quả tổng hợp mẫu khảo sát (n=122) 122

Bảng 4.3 Kết quả tổng hợp độ tin cậy các thang đo 123

Bảng 4.4 Kết quả tổng hợp về mẫu khảo sát (n=314) 125

Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả kiểm định các thang đo (N=314) 127

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo các biến độc lập 129

Bảng 4.7 Tổng hợp đánh giá thang đo các biến độc lập 129

Bảng 4.8 Kết quả phân tích pcvà pvc 130

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo đơn hướng 131

Bảng 4.10 Cronbach’s Alpha các thang đo đơn hướng 132

Bảng 4.11 Kết quả phân tích pcvà pvc các thang đo đơn hướng 132

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt mô hình đo lường tới hạn 134

Bảng 4.13 Kết quả phân tích pcvà pvc mô hình đo lường tới hạn 134

Bảng 4.14 Kết quả Boostrap 136

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định các giả thuyết 136

Bảng 4.16 Tổng hợp số lượng biến quan sát sau khi thảo luận tay đôi 138

Bảng 4.17 Bảng tổng hợp biến quan sát sau nghiên cứu định lượng 140

Bảng 5.1 Vị trí tác động của các nhân tố 155

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 66

Hình 4.2 Kết quả CFA đơn hướng 131

Hình 4.3 Kết quả CFA mô hình đo lương tới hạn 133

Hình 4.4 CFA mô hình cấu trúc tuyến tính 135

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận án 72

Trang 11

TÓM TẮT

Khi nói đến việc cải thiện quản lý tài chính công không thể không nhắc đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích, điều này làm cho việc vận dụng IPSAS hiệu quả và hữu ích hướng tới thông tin kế toán ngày càng chất lượng và minh bạch hơn Với những đặc thù của các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam như đặc điểm kinh tế xã hội, thiếu nguồn nhân lực, công nghệ thông tin,…đã gặp nhiều khó khăn và thách thức trong áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán Với mục tiêu xác định và đo lường các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị này, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện thông qua các công cụ như nghiên cứu tài liệu, thảo luận tay đôi với chuyên gia, khảo sát sơ bộ với 122 mẫu và khảo sát chính thức với 314 mẫu là các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung, phân tích dữ liệu bằng SPSS, AMOS; luận án đã xác định được 5 yếu tố có tác động cùng chiều đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích bao gồm thể chế chính trị, hệ thống pháp lý, năng lực nhân viên kế toán, năng lực công nghệ thông tin và vai trò lãnh đạo của nhà quản lý; đồng thời việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích cũng có tác động đến tính minh bạch thông tin kế toán Bên cạnh đó, luận án còn thực hiện phân tích mặt hạn chế của các yếu tố này từ thực trạng nhằm đáp ứng mục tiêu chung của luận án là giúp cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý có cơ sở để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và kiểm soát được những khó khăn, thách thức trong quá trình áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích, chất lượng và tính minh bạch của thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực miền Trung Việt Nam Mặc dù có sự đầu tư thời gian và công sức nhưng luận án không tránh khỏi những hạn chế, điều này cũng được tác giả luận án đề cập đến và có những định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Từ khóa: Kế toán theo cơ sở dồn tích, minh bạch thông tin kế toán, thể chế

chính trị, hệ thống pháp lý, năng lực nhân viên kế toán, năng lực công nghệ thông tin, vai trò lãnh đạo.

Trang 12

When it comes to improving public financial management, it is impossible not to mention accrual accounting reform, which can make IPSAS more useful in government accounting towards transparency of accounting information in the public sector With the characteristics of administrative and non-business units in the central region of Vietnam such as economic characteristics, lack of human resources, etc.; many difficulties and challenges have been encountered in the application process accounting on the accrual basis towards transparency of accounting information To identify and measure the factors affecting the application of accrual accounting towards the transparency of accounting information at these units, the mixed research method was carried out through tools such as document research, hand-to-hand discussion, a preliminary survey with 122 samples, and a formal survey with 314 samples of regional administrative and non-business units of Central of Vietnam, analyzed data by SPSS, AMOS The thesis has identified 5 factors that have a positive impact on the application of accrual accounting including political institutions, legal system, the capacity of accountants, the capacity of information technology, and the leadership role of managers; at the same time, the application of the accrual basis of accounting also has an impact on the transparency of accounting information In addition, the thesis examines the limitations of these components in real-world situations to achieve the general objective purpose, which is to provide academics and managers with a foundation on which to improve the research model and control the obstacles and challenges in using accrual accounting towards accounting information transparency The research results of the thesis have made important contributions in theory and practice in order to improve the efficiency of the application of accrual basis accounting, the quality, and transparency of accounting information in administrative and non-business units in the central of Vietnam Despite the investment of time and effort, the thesis cannot avoid limitations, which are also mentioned by the author and have orientations for further research.

Keywords: Accrual accounting, Accounting information transparency, Political

institutions, Legal system, competence of accountants, Information technology capacity, Leadership roles.

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cải cách khu vực công đi kèm với cải cách kế toán (Guthrie, 1998; Carlin, 2003; Connolly & Hyndman, 2006) Cải cách kế toán khu vực công được coi là một phần của việc cải thiện quản lý tài chính công (Chan, 2005); các nhà nghiên cứu trước đây đã xem cải cách kế toán theo cơ sở dồn tích của chính phủ là một trong những công cụ quản lý hiệu suất cao (Deaconu, Nistor và Filip, 2011), một công cụ để áp dụng kỷ luật tài chính ở cấp độ kinh tế vĩ mô thông qua sự cân bằng ngân sách (McKinnon, 2003; Elwood và Newberry, 2007) và như một phương tiện để giảm quy mô và sự thống trị của chính phủ đồng thời khuyến khích sự phát triển của khu vực công (Deaconu, Nistor và Filip, 2011) Cùng với đó, mối quan tâm đến tính minh bạch của thông tin kế toán trong khu vực công cũng đã được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu trước đây, tính minh bạch trở thành một đặc điểm chính trong quản trị hiện đại (Etzioni, 2010; Keane, 2009) và được coi là một cách để tăng lòng tin vào chính phủ (Grimmelikhuijsen & Welch, 2012; Porumbescu, 2015a), tính hợp pháp của nhà nước (De Fine Licht, 2011), sự tham gia của người dân (Porumbescu, 2015b) và giảm tham nhũng (Bauhr & Grimes, 2014) Sự thay đổi từ kế toán dựa trên cơ sở tiền mặt hoặc kế toán ngân sách sang kế toán theo cơ sở dồn tích là một yếu tố quan trọng trong cải cách khu vực công, có tác động đáng kể đến tính minh bạch của thông tin kế toán, một quá trình mà Gray & Laughlin (2012) đề xuất là xu hướng khá mới trong kế toán khu vực công Việc sử dụng kế toán theo cơ sở dồn tích ở các nước phát triển đã cho thấy nhiều lợi ích khác nhau như hỗ trợ quản lý hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện quản lý tài chính tốt hơn, nâng cao hiểu biết về chi phí, cải thiện thông tin phân bổ nguồn lực, cải thiện báo cáo tài chính cũng như tạo điều kiện và cải thiện việc quản lý tài sản của các tổ chức công (Van der Voet & cộng sự, 2015) Do đó, sự ra đời của kế toán theo cơ sở dồn tích tạo điều kiện để thông tin được minh bạch hơn trong các hoạt động của tổ chức khu vực công, tăng cường trách nhiệm giải trình và nâng cao chất lượng ra quyết định của chính phủ (Suparman & cộng sự, 2015).

Trang 14

Sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp được những thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận; ngoài ra đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ theo lộ trình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa thông tin kế toán, nhất là trong lĩnh vực kế toán công Hiện nay Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu xây dựng các quy định trong lĩnh vực kế toán công theo hướng hòa nhập với các thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm cả việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích được thực hiện ở khu vực công nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, quá trình này còn bộc lộ nhiều hạn chế như hệ thống văn bản pháp lý chưa được thống nhất giữa các lĩnh vực, năng lực kế toán còn hạn chế trong việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin, công nghệ thông tin chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của đơn vị,… (Mai Thị Hoàng Minh, 2014; Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015; Cao Thị Cẩm Vân, 2016); điều này dẫn đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích ở khu vực công Việt Nam so với các nước đang phát triển trên thế giới còn chậm, thông tin được cung cấp chưa thực sự chất lượng và minh bạch Những hạn chế này thấy rõ nhất là ở các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam do điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm của các đơn vị cũng như điều kiện học tập, nâng cao năng lực của đội ngũ kế toán không cao như ở các thành phố lớn Ngoài ra, nhu cầu về minh bạch thông tin kế toán cũng đã được nhà nước quan tâm, chẳng hạn nhà nước đã bổ sung Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và Báo cáo tài chính Nhà nước nhằm cung các thông tin về nguồn lực, về kết quả hoạt động, về dòng tiền vào ra,… trong Luật kế toán 2015 nhằm phản ánh các thông tin tài chính theo cơ sở dồn tích, phục vụ cho công tác điều hành, quản lý, Tuy nhiên, đến nay báo cáo tài chính nhà nước vẫn chưa được công bố vì vẫn chưa được phản ánh một số thông tin trọng yếu như tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai,…Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam giúp cho các nguyên tắc kế toán được thống nhất, đồng bộ đảm bảo thông tin kế toán của các đơn vị chất lượng và minh bạch hơn nhưng để áp dụng các chuẩn mực này vào các đơn vị công ở Việt Nam chắc chắn cũng gặp không ít những khó khăn như sự khác biệt giữa cơ chế chính sách và chuẩn mực kế

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w