1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong chính sách với các nước láng giềng

34 59 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính sách với các nước láng giềng
Tác giả Phạm Minh Huy, Lê Nguyễn Liêm, Nguyễn Thành Luân, Dương Xuân Khải
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính trị và Luật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ (8)
    • 1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế (9)
      • 1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng (9)
      • 1.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại (10)
    • 2. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức (11)
      • 2.1 Các lực lượng cần đoàn kết (11)
      • 2.2 Hình thức tổ chức (13)
    • 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế (14)
      • 3.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình (14)
      • 3.2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ (15)
  • CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG VẤN ĐỀ NGOẠI GIAO VÀ HỢP TVC VỚI CVC NƯỚC LVNG GIỀNG (8)
    • 1. Đoàn kết, hợp tác quốc tế trong đường lối đối ngoại hiện nay (16)
      • 1.1 Trong đường lối đối ngoại của Việt Nam (16)
      • 1.2 Việt Nam và những bước tiến trong hội nhập quốc tế (19)
    • 2. Đoàn kết quốc tế, đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực (0)
      • 2.1 Việt Nam trong mối quan hệ với Lào (0)
      • 2.2 Việt Nam trong mối quan hệ với Campuchia (24)
      • 2.3 Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc (26)

Nội dung

Từ sự chứa chan của lòng yêu nước nồng nàn và sự cảm thông vô hạn với những người cùng khổ, Hồ Chí Minh đến với hủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã sớm nhận thức được muốn giải phóng dân tộc, g

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế

1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

Thực hiện đoàn kết quốc tế là để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.

Sức mạnh dan tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do… Sức mạnh đó giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước.

Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó còn là sức mạnh của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập bởi thắng lợi của Cách mạngTháng Mười Nga năm 1917.

Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.

Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.

Ngày 8-2-1965, nhân dân Thủ đô Mát-xcơ-va (Liên Xô) mít-tinh ủng hộ nhân dân Việt Nam

Hơn 30.000 nhân dân thủ đô Lahabana, Cuba mít tinh ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tháng 11/1966

1.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc tế không vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại. Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người.

Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các đảng cộng sản trên thế giới phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai làm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh…- những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới.

Như vậy, trong tư tưởng HCM, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại

Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức

2.1 Các lực lượng cần đoàn kết

Lực lượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:

+ Sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản hay là nhân tố đảm bảo sự vững chắc cho thắng lợi CMVS

+ Là lực lượng nồng cốt của Đoàn kết quốc tế

+ Chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế, đoàn kết giữa các đảng cộng sản xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay

+ Hoạt động với phương châm: bốn phương vô sản đều là anh em

+ Chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới.

Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần ‘bốn phương vô sản đều là anh em’ mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc:

+ Nhận ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc => người đã kiến nghị lên Ban Phương Đông quốc tế cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của CMVS” (cần có những biện pháp nhằm làm cho các dân tộc thuộc địa hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại)

+ Để tăng cường đoàn kết giữ các mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, phải ‘làm cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng’ (cần làm tăng cường đoàn kết giữa CMVS thuộc địa với chính quốc) Điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh:

Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý

+ Trong xu thế mới của thời đại, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẵng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới

+ Khơi gợi lương tri của những người tiến bộ tạo nên những tiếng mói ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức quầng chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh

2.2 Hình thức tổ chức: Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới

+ Năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về thành lập ‘mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa’ chống chủ nghĩa đế quốc

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc hình thành Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương.

+ Từ những năm 20 của thế kỉ 20, cùng với việc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc Với sự tham gia sáng lập của tổ chức này, Hồ Chí Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á-Phi đoàn kết với Việt Nam + Tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc, người từng nói:

‘Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ + Những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây dựng các quan hệ với mặt trận dân chủ và lực lượng đồng minh chống phát xít, nhằm tạo thế và lực cho cách mạng Việt Nam…”

+ với quan điểm chiến lược đúng đắn ấy và trên sơ sở quán triệt sâu sắc khẩu hiệu lịch sử của C.Mác “ vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại’ Hồ Chí Minh đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng: “quan sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em”

Trong buổi gặp nhà vua Lào Xri Xavang Vátthana người phát biểu:

"Việt Lào, hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cao đẹp còn được thể hiện phong phú, rộng lớn ở tình đoàn kết giữa Việt Nam với nhân dân tiến bộ thế giới

Như vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia; Mặt trận nhân dân Á -Phi đoàn kết vớiViệt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG VẤN ĐỀ NGOẠI GIAO VÀ HỢP TVC VỚI CVC NƯỚC LVNG GIỀNG

Đoàn kết, hợp tác quốc tế trong đường lối đối ngoại hiện nay

1.1 Trong đường lối đối ngoại của Việt Nam:

Ngành Ngoại giao Việt Nam rất vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên Là lãnh tụ thiên tài, là nhà ngoại giao kiệt xuất đã sáng lập ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Bác đã chỉ đạo công tác ngoại giao nước nhà vượt qua muôn vàn khó khăn, góp phần giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa Việt Nam, bằng kho tàng tri thức đồ sộ Đông-Tây, với bản lĩnh dạn dày và kinh nghiệm vô cùng phong phú qua hàng chục năm bôn ba hoạt động cách mạng, Bác đã để lại cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại một tư tưởng ngoại giao đặc sắc - Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao hàm những nguyên lý, nội dung,phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Người đề cao các quyền dân tộc cơ bản, bao gồm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hòa bình và chống chiến tranh xâm lược.

Người nhấn mạnh ngoại giao “phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ;” độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế, theo đó Việt Nam sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai.”

Người luôn đặt Việt Nam trong dòng chảy của thế giới, coi trọng các trung tâm quyền lực, các trào lưu lớn Người đặc biệt đề cao “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi, giữ vững tính nguyên tắc, kiên định, vững chắc của mục tiêu chiến lược với tính linh hoạt, uyển chuyển của sách lược cách mạng.

Nét nổi bật trong nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh là sự vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái biết” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến), là khả năng tạo dựng thời cơ và chớp thời cơ, là ngoại giao tâm công giúp thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý.

Tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, hiệu quả Về kinh tế, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế thông qua ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, qua đó tạo ra những động lực to lớn cho phát triển.

Với thế và lực mới, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách, đang phát huy hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như: góp phần bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19, thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên bán đảo TriềuTiên

Theo đó, ngoại giao Việt Nam cần phát huy tốt vai trò là “một mặt trận” tiên phong nhằm củng cố vững chắc môi trường quốc tế thuận lợi và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển và nâng cao vị thế đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy.

Thực hiện tư tưởng của Bác về đoàn kết và hợp tác quốc tế, chúng ta tiếp tục coi trọng quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới; đưa vào chiều sâu quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Trong tình hình mới, cán bộ đối ngoại cần thường xuyên phấn đấu, tu dưỡng như lời Bác dặn: "chỉ có qua học tập, qua sự cố gắng của từng cá nhân và cả ngành thì công tác ngoại giao mới đáp ứng nhu cầu của đất nước."

Cán bộ đối ngoại cần vừa "hồng," vừa "chuyên" để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại trong thời kỳ mới Đặc biệt, cần thực hiện lời căn dặn của Bác:

“phải luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục vụ và nhà ngoại giao phải khôn khéo để lợi ích đó được đảm bảo."

Dưới ánh sáng của Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục viết lên những thành công mới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác hằng mong ước.

Tóm lại ta có thể hình dung tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đường lối đối ngoại hiện nay gồm có những mục tiêu chủ chốt sau:

Một là, đẩy mạnh vận dụng, phát triển và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối đối ngoại hiện nay.

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w