tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam tiểu luận cuối kỳ

28 0 0
tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam tiểu luận cuối kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đó là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trung th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨAXÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM “

Thủ Đức, tháng 11 năm 2022

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

-MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Đối tượng nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu tiểu luận

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

1.2 Tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan

1.3 Một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DiNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

2.2 Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1 Tính chất và bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ

Trang 4

CHƯƠNG 4: THiC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM VÀ

THÀNH QUẢ

4.1 Các vấn đề thực tiễn trong quá trình quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội

4.1.1 Vấn đề của nền kinh tế - chính trị Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

4.1.2 Quá trình khắc phục

4.1.3 Phương hướng đổi mới

4.2 Thành quả

4.2.1 Trước đổi mới

4.2.2 Sau đổi mới

C KẾT LUẬN

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nội dung rất quan trọng trong hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn Việt Nam Đây là cống hiến lớn của Người cả trên phương diện lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng; là một trong các nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với hoạ thiên tai và ngoại xâm đe doạ Độc lập dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân luôn là khát vọng lớn lao của mỗi người Việt nam Nhận thức sâu sắc về khát vọng sống trong một xã hội tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay, đã là điều kiện thuận lợi để Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hình thành tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Từ đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã là một nội dung rất quan trọng trong hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn Việt Nam Đây là cống hiến lớn của Người cả trên phương diện lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng; là một trong các nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang giành nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, cách mạng nước ta đang đứng trước những thử thách gay

Trang 6

gắt Để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới tiến lên giành thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần quán triệt sâu sắc, kiên trì vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy và hướng đến Việt Nam trở thành một nước giàu mạnh và tiến bộ.

Thông qua đó, nhóm chúng em nhận thấy “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một di sản vô giá của dân tộc ta, đó là cơ sở, làlà nền tảng hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam suốt mấy thập kỷ qua, đó cũng là lý do để nhóm chúng em lựa chọn đề tài này.

2 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu về hệ thống các quan điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về xây dựng chủ nghĩa xã hội, quá trình vận dụng, hiện thực hóa các quan điểm lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm cung cấp thêm những luận cứ khoa học để củng cố niềm tin vững chắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện khát vọng phát triển một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, cùng nhịp bước với thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc ta, nhằm đảm bảo tự do, hạnh phúc của nhân dân Chủ nghĩa xã hội như vậy cần phải bao gồm phát triển kinh tế, văn hóa, đạo đức, xã hội và môi trường cho thế hệ hôm nay và cá mai sau

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được hình thành, từng bước phát triển từ thập kỷ 20 của thế kỷ 20, nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại Qua 35 năm đổi mới, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước đã tiến những bước dài chưa từng có, đạt được những thành tựu to lớn, và

Trang 7

nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn của khoa học, do đó mục tiêu chúng ta những lớp trẻ của đất nước, cần phải không ngừng học hỏi và tiếp thu những giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại, để xây dựng hoàn chỉnh nhà nước Việt Nam trên con đường xã hội chủ nghĩa.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Tìm hiểu tư tưởng của HCM về chủ nghĩa xã hội ở VN về các quan điểm và đặc điểm của CNXH.Phân tích tư tưởng HCM về xây dựng cnxh ở Việt Nam về mục tiêu và động lực thúc đẩy quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam Phân tích tư tưởng HCM về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam về nhiệm vụ cấp thiết phải thực hiện Thành quả và Các vấn đề thực tiễn trong quá trình quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội

5 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm 4 chương:

Chương 1: Với mục tiêu chính là đi làm rõ quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ

nghĩa xã hội.

Chương 2: Sẽ cùng đi phân tích quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương 3: Sẽ tiếp tục phân tích để hiểu rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ

lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương 4: Với mục tiêu là cùng tìm hiểu sự đổi mới và phát triển của Việt Nam

sau thời kỳ đổi mới và đang trên con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Trang 8

Chủ nghĩa xã hội là một trong những ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 Khi các quốc gia tìm kiếm cho mình một cách thức hợp lý trong phát triển và xây dựng nhà nước

Đây được coi là cách thức và hình thái chính trị phù hợp và tiến bộ nhất Nó mang đến sự cho công bằng, dân chủ và văn minh cho xã hội Các công dân được đảm bảo cho các quyền lợi bên cạnh những nghĩa vụ cơ bản với nhà nước

1.1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh đã tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở nhiều góc độ khác nhau thông qua các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, , và đồng thời vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã hình thành nên hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, song tất cả đều hướng đến mục tiêu chung, theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc, là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”1

Có thể nói, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập và tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, làm sao nhân dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, làm sao cho dân giàu nước mạnh Đó là mục tiêu cơ bản theo quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh đã so sánh các chế độ xã hội khác đã tồn tại trong lịch sử để với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh viết: “Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo Trái lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng

Trang 9

sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thoả mãn” 2 Như vậy, theo Người thì quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội chúng ta phải thường xuyên chống lại Chủ nghĩa cá nhân, nhưng đồng thời không phủ định cá nhân.

1.2 Tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những cuộc cách mạng tư bản trong quá khứ, tuy thành công nhưng lại không triệt để, mang tiếng là cộng hòa và dân chủ, nhưng thực chất thì vẫn đi tước đoạt công nông, áp bức thuộc địa, nhân dân vẫn cực khổ, luôn nuôi nấng ý định cách mạng lần nữa Từ thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đưa ra kết luận: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" Khi nhận ra điều ấy, Người đã chọn giải phóng3 dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội mà không đi qua chủ nghĩa tư bản.

Dựa trên cơ sở học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác -Lênin và thực tiễn cách mạng Hồ Chí Minh khẳng định rằng Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau” 4 Như vậy theo Bác, chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước ta mới thực sự được độc lập, dân ta mới thực sự tự do, ấm no và hạnh phúc Đó cũng sự giải thích của Hồ Chí Minh về câu hỏi tại sao tiến lên chủ nghĩa xã hội là một điều tất yếu.

2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.11, tr.6103 Hồ Chí Minh (1927), Đường cách mệnh

Trang 10

1.3 Một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Thứ nhất, về chính trị: xã hội Xã hội Chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ Thứ hai, về kinh tế: xã hội Xã hội Chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Thứ hai, về kinh tế: xã hội Xã hội Chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Thứ ba về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã hội Xã hội Chủ nghĩa có trình độ phát triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội.

Thứ tư, về chủ thế xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa Xã hội là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DiNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘIỞ VIỆT NAM

2.1 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Hồ Chí Minh diễn giải mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội thành các tiêu chí cụ thể: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” Có khi Người nói một cách gián5 tiếp, không nhắc đến chủ nghĩa xã hội, nhưng xét về bản chất thì đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” 6

5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.13, tr.438

Trang 11

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Về chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân (Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân)

Về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công -nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện Bên cạnh đó cần phát triển toàn diện các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà.

Về văn hóa: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu,…

Về quan hê ‡ xã hội: Phải bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hòa với đời sống chung, lợi ích chung của tập thể.

2.2 Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hồ Chí Minh xem xét động lực ở cả các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công - nông - trí thức

Để thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, cần phát hiện những động lực và những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong tư tưởng của Người, hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa rất phong phú, bao hàm những động

Trang 12

lực cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả về vật chất và tinh thần, nội lực và ngoại lực, v.v ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, v.v Tất cả các động lực đều rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân nên để thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân

Bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội Người còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, không có sức hâp dẫn, đó là chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc đẻ ra hàng loạt bệnh khác: tham ô, lãng phí, quan liêu, …; đó là các căn bệnh chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ quan, bảo thủ, giáo điều,…

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1 Tính chất của thời kỳ quá độ

Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ Theo HCM, đây là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Đây là thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần.

3.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có những đặc điểm riêng nên không thể rập khuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những nước đã qua chủ nghĩa tư bản Nếu như nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở các nước XHCN đã qua chủ nghĩa

Trang 13

tư bản phát triển là cải biến những cơ sở của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, thì ở nước ta đồng thời với việc cải biến những cơ sở hiện có thành những cơ sở của CNXH, lại phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển của CNXH Như Lênin đã nói: " Một nước càng lạc hậu mà lại phải - do những bước ngoắt ngoéo của lịch sử - bắt đầu làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nước đó càng gặp khó khăn".

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, đây cũng là đặc điểm lớn nhất, chi phối bao trùm toàn bộ con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa Chúng ta quá độ lên CNXH trong điều kiện đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, miền Bắc CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, đồng thời trong điều kiện các nước XHCN trên thế giới đang phát triển ở thời kỳ cao trào Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go ,phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Do vậy đặc điểm lớn nhất lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp, lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải quá giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

3.3 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

Nhiê ‡m vụ của thời kỳ quá độ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; trong đó:

Về kinh tế: trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại Đây là quá trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủnghĩa xã hội Giữa cải tạo và xây

Trang 14

dựng thì xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

Về văn hóa: phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc; đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tinh chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

Về các quan hệ xã hội: phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở thành thói quen trong lối sống, nếp sống của con người; xây dựng được một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng của mình trong sự hài hòa với đời sống chung, với lợi ích chung của tập thể.

CHƯƠNG 4: THiC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVÀO QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN VÀ THÀNH QUẢ.

4.1 Các vấn đề thực tiễn trong quá trình quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội

4.1.1 Vấn đề của nền kinh tế - chính trị Việt Nam trong thời kỳ quá độ Chủ nghĩaXã hội.

Kinh tế chính là tổng thể của các quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và các mối quan hệ trong quá trình sản xuất Hiểu theo nghĩa rộng, kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi Theo nghĩa hẹp, bản chất của kinh tế là lợi ích, là sở hữu, đồng thời là hạt nhân của cơ sở hạ tầng.

Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng chính trị; quan hệ quốc gia, dân tộc về vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị Có thể hiểu chính trị là giải quyết các quan hệ chính trị nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích cơ bản cho giai cấp và lực lượng cầm quyền Quan hệ giữa kinh tế - chính trị:

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan