Đồng thời, giúp ta nhận thức được những vấn đề còn tồn tại và những nhiệm vụ cần giải quyết của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển bền vữ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
- -
TÊN ĐỀ TÀI:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU KHI V.I.LENIN QUA ĐỜI
CHO ĐẾN NAY LIÊN HỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MÃ LỚP HỌC: LLCT120405_23_1_18CLC
THỰC HIỆN: NHÓM HEPHAESTUS
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths Trần Ngọc Chung
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 NHÓM HEPHAESTUS
Tên đề tài: Sự phát triển của CNXH sau khi V.I Lênin qua đời cho đến nay Liên hệ sự phát triển và vận dụng ở Việt Nam
HOÀN THÀNH
SĐT
4
100%
2
100%
0
100%
3
100%
5 Nguyễn Bảo Đăng Khoa 2111021
2
100%
Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
- Nhóm trưởng: Trần Thanh Điền
Điểm số:
Nhận xét của giáo viên:
TP HCM, ngày 4 tháng 11 năm 2023
Ký xác nhận của giáo viên
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
3 Nhiệm vụ 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Cơ sở lý luận 3
6 Phương Pháp Nghiên Cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIAI ĐOẠN V.I LENIN 3
1.1 Khái niệm Chủ nghĩa Xã hội 3
1.2 Sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội 4
1.3 Sự phát triển Chủ nghĩa Xã hội trong giai đoạn V.I.Lenin 4
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNXH SAU KHI V.I.LENIN QUA ĐỜI 5
2.1 Sự phát triển của CNXH trong khuôn khổ Liên Xô và các nước đồng minh 6
2.1.1 Thời kỳ 1924-1991 6
2.1.2 Thời kỳ sau 1991 7
2.2 Sự phát triển của CNXH trên phạm vi toàn cầu 8
2.1.1 Thời kỳ 1924-1991 8
2.1.2 Thời kỳ sau 1991 9
CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG CNXH Ở VIỆT NAM 10
3.1 Về kinh tế 11
3.2 Về xây dựng, củng cố liên minh giai cấp và đại đoàn kết toàn dân tộc 11
3.3 Về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và củng cố vai trò Đảng Cộng sản cầm quyền 12
PHẦN KẾT LUẬN 13
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, mỗi một quốc gia đều muốn khẳng định giá trị dân tộc, hướng đến xu thể độc lập dân tộc gắn liền với chủ quyền Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội trải qua một thời gian rất dài và gian nan với sự vận động và phát triển không ngừng Là
Trang 4quốc gia đa dân tộc, Việt Nam luôn xem vấn đề dân tộc là yếu tố chính đề quyết định vận mệnh đất nước Đảng ta quan niệm: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động, chuyên hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đền cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” Chúng ta cần nắm bắt được những thành tựu và khó khăn của chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển, đối mặt với những thách thức từ bên trong và bên ngoài, cũng như những biến đổi và đổi mới của chủ nghĩa xã hội để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thời đại
Là một xu thế tất yếu, hội nhập quốc tể có sức cuốn hút mạnh mẽ, hàm chứa cả
cơ hội lẫn thách thức đối với các quốc gia trên con đường phát triển Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyềt tốt mỗi quan
hệ giữa độc lập, tự chủ với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với giữ gìn bản sắc dân tộc Khi nghiên cứu đề tài sẽ giúp ta đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế Đồng thời, giúp ta nhận thức được những vấn đề còn tồn tại và những nhiệm vụ cần giải quyết của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Vì vậy vấn đề lý luận thực tiễn quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ với đề tài: “Sự phát triển của CNXH sau khi V.I Lenin qua đời cho đến nay và sự vận dụng phát triển của CNXH ở Việt Nam”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được sự phát triển cơ bản của CNXH ở các nước tư bản như Liên Xô, Đông Ân, Trung Quốc Tầm quan trọng của phát triển CNXH ở Việt Nam hiện nay
Xác định được những điều kiện và nguy cơ cũng như những giải pháp đặt ra cho vấn đề phát triển CNXH sau khi VI Lenin qua đời và lien hệ ở nước ta hiện nay
3 Nhiệm vụ
Tìm hiểu sự phát triển của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu,… Hệ thống hóa và làm rõ hơn vấn
đề triển vọng phát triển của CNXH từ khi Lenin qua đời
Trang 5Phân tích nhiệm vụ và giải pháp đề ra để vân dụng liện hệ với sự phát triển ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về sự phát triển của CNXH từ khi VI Lenin
và Liên hệ với sự vận dụng phát triển ở VIệt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc,… Triển vọng phát triễn của CNXH
5 Cơ sở lý luận.
Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sự phát triển của CNXH hiện nay ở nước
6 Phương Pháp Nghiên Cứu.
Để làm sang tỏ vấn đề nêu trên, đề tài thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng và kết hơp các phương pháp bao gồm: khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử và phân tích tổng hợp
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIAI ĐOẠN V.I LENIN 1.1 Khái niệm Chủ nghĩa Xã hội
Chủ nghĩa xã hội (Socialism) là một ý nghĩa về mặt lý luận nằm trong khái niệm CNXH, là một trong ba bộ phận hợp thành Chủ nghĩa Mác-Lenin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu CNTB và xây dựng CNXH tiến tới xây dựng Xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội là khái niệm được hiểu theo bốn nghĩa Thứ nhất, là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức bất côngx chống các giai cấp thống trị Thứ hai, là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh tư tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công Thứ ba, là một khoa học – CNXH khoa học, khoa học
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Thứ tư, là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái KT-XH cộng sản chủ nghĩa
Trang 6Các nhà sáng lập CNXHKH khi nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người đã xây dựng nên học thuyết về hình thái KT-XH Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã cho rằng: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên" Quá trình lịch sử tự nhiên là quá trình mang tính khách quan, tất yếu, phụ thuộc vào các đặc điểm, các điều kiện cụ thể của từng xã hội Theo lập luận về sự phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình thái KT-XH cho đến nay, xã hội trải qua những mô hình như xã hội nguyên thủy, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa gắn liền với đó
là các hình thái KT-XH Học thuyết về hình thái KT-XH của Chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ
ra tính tất yếu của sự thay thế hình thái KT-XH tư bản chủ nghĩa bằng hình thái KT-XH cộng sản chủ nghĩa
1.2 Sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, CNXH ra đời gắn liền với sự phát triển của CNTB, đặc biệt
là sự phát triển của lực lượng sản xuất Theo quan điểm của Lênin, CNXH ra đời đầu tiên
là dựa trên yếu tố của thời đại, theo tiến trình về mặt lịch sử, nghĩa là khi nhân loại đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng của CNTB thì hiển nhiên phải chuyển sang mô hình xã hội mới là CNXH Thứ hai, là giai cấp công nhân được trang bị hệ tư tưởng tiến bộ cho chính mình đó là tư tưởng giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác-Lênin) Thứ ba, là dựa trên tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thông qua tác động qua lại ảnh hưởng, giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng hoàn thành đưa CNXH thành hiện thực Đặc biệt là luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức… làm thức tỉnh phong trào dân tộc, phong trào yêu nước của các quốc gia đấu tranh chống các chế độ
áp bức, bóc lột, bất công của chủ nghĩa tư bản hoặc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
Nhìn chung, chủ nghĩa xã hội ra đời dựa trên những tiền đề vật chất và tư tưởng của xã hội
tư bản chủ nghĩa Về mặt vật chất, sự phát triển của sản xuất công nghiệp, sự xã hội hóa của lực lượng sản xuất và sự mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản và lực lượng sản xuất
đã tạo ra những điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội Về mặt tư tưởng, sự hình
Trang 7thành và phát triển của giai cấp công nhân, sự giác ngộ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo ra, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tạo ra những động lực cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
1.3 Sự phát triển Chủ nghĩa Xã hội trong giai đoạn V.I.Lenin
Giai đoạn Lenin là giai đoạn từ năm 1903 đến năm 1924, khi V.I.Lenin là người lãnh đạo của Đảng Bônsêvích (Đảng Cộng sản) Nga và của Nhà nước công nông Liên Xô Về lý luận, V.I.Lênin đã có những đóng góp vĩ đại về lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, bảo vệ
và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, đáp ứng những yêu cầu của thời đại và điều kiện cụ thể của Nga Ông đã đưa ra những lý luận mới về bản chất và vai trò của giai cấp công nhân,
về nhà nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa, về liên minh công-nông-trí thức, về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, về đường lối kinh tế và chính trị của Đảng vô sản
Về thực tiễn, Lenin cũng đã thực hiện thành công hai cuộc cách mạng lịch sử: Cách mạng tháng Hai 1917, lật đổ chế độ phong kiến đế quốc Nga và Cách mạng tháng Mười 1917, thiết lập chính quyền Xô viết đầu tiên, lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới Ông cũng đã sáng lập ra Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), hướng dẫn và ủng hộ các cách mạng vô sản khắp thế giới
Trong giai đoạn này, V.I.Lênin cũng đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, như sự kháng cự của các tầng lớp phản động trong và ngoài nước, sự can thiệp của các nước đế quốc, sự phân hóa trong nông thôn, sự suy yếu của nền kinh tế do chiến tranh và cách mạng, sự thiếu hụt của lực lượng sản xuất và nguyên liệu, sự thiếu thốn của nhân dân, sự bất đồng trong nội bộ Đảng và Liên Xô Để giải quyết những vấn đề thách thức từ nội bộ
và ngoại xâm, thực hiện những chính sách kinh tế và xã hội như: Chính sách kinh tế mới (NEP), Điện khí hoá toàn quốc, Dân chủ xã hội chủ nghĩa, Văn hoá xã hội chủ nghĩa, sự tái
cơ cấu của Đảng và Nhà nước, sự liên bang hóa của các dân tộc, sự hợp tác với các nước dân chủ
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNXH SAU KHI V.I.LENIN QUA ĐỜI
Sự phát triển chủ nghĩa xã hội thời kỳ sau khi V.I.Lênin qua đời là một quá trình phức tạp
và đa chiều, bao gồm nhiều khía cạnh về lý luận và thực tiễn Sau khi V.I.Lênin qua đời
Trang 8vào năm 1924, Liên Xô và các nước XHCN đã đối mặt với nhiều thách thức từ bên trong
và bên ngoài, cũng như những biến đổi và đổi mới của chủ nghĩa xã hội để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thời đại Một số vấn đề chính trong sự phát triển chủ nghĩa xã hội thời kỳ này là: quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa độc đoán và dân chủ, giữa tập trung
và phân tán, giữa quốc gia và quốc tế, giữa kinh tế và văn hóa, giữa sản xuất và phân phối, giữa đồng đều và bất đồng, giữa cơ bản và tiến bộ,…
2.1 Sự phát triển của CNXH trong khuôn khổ Liên Xô và các nước đồng minh.
Sự phát triển của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô và các nước đồng minh sau khi Vlardimir Lenin qua đời vào năm 1924 tạo ra nhiều giai đoạn và biến cố quan trọng là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Chủ Nghĩa Xã Hội thực hiện ở Liên Xô
và các nước đồng minh
2.1.1 Thời kỳ 1924-1991
Sau khi V.Lenin qua đời Joseph Stalin nắm quyền(1924-1953) và trở thành lãnh đạo của Liên Xô, dưới thời Stalin quốc gia đã trải qua một cuộc biến đổi lớn về kinh tế và chính trị
Cụ thể chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hoá tập trung cao độ Thời gian đầu, kế hoạch hoá tập trung đã phát huy mạnh mẽ tác dụng, song đã biến dạng thành kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này Mô hình này đã tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động
Stalin thực hiện các cuộc thanh trừng chính trị và làm sạch trong Đảng Cộng Sản, dẫn đến
sự loại bỏ của nhiều nhân vật nổi tiếng và cựu cán bộ của Đảng Chính sách nông nghiệp bắt buộc như thu hồi đất cảu nông dân để tạo nền tảng cho công nghiệp gây ra nạn đói và thiệt hại lớn đối với nông dân
Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động
Mà đây lại là yếu tố như V.I Lênin nói, xét đến cùng sẽ quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới
Trang 9Sau cái chết của Stalin vào năm 1953, quyền lực được chuyển giao cho một nhóm lãnh đạo Liên Xô trong đó Nikita Khrushchev và Leonid Brezhnev nổi bật
Khrushchev tiến hành một số biện pháp cải cách và cố gắng giảm bớt sự kiểm soát của Nhà nước trên cuộc sống hàng ngày của công dân Dưới thời Brezhnev, Liên Xô tập trung vào sự ổn định và quyền lực quốc gia, nhưng cũng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và tái sản xuất Trong thời gian này, Liên Xô và các quốc gia đồng minh phát triển các ngành công nghiệp nặng, nhưng kinh tế và hệ thống chính trị trở nên ngày càng cồng kềnh và không hiệu quả
Dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev, Liên Xô tiến hành chương trình cải cách và mở cửa (Perestroika và Glasnost) nhằm tái cấu trúc kinh tế và thúc đẩy sự tự do thông tin và thảo luận Tuy nhiên, quá trình cải cách gây ra những rạn nứt xã hội và chính trị, và cản trở bởi sự phản đối của lãnh đạo cũ và các cuộc biểu tình Trong những năm 1989 và 1990, các quốc gia đồng minh trong Khối Đông châu Âu (bao gồm Đông Đức, Ba Lan, Hungary) bắt đầu giải thể chế độ Xã hội và tham gia vào quá trình chuyển đổi đa dạng hóa chính trị
và kinh tế Liên Xô chính thức sụp đổ vào năm 1991 sau một cuộc đảo chính thất bại và sự phân chia của nhiều nước thành các cộng hòa độc lập Điều này đánh dấu sự kết thúc của Liên Xô và của CNXH trong nước Sự phát triển của Chủ nghĩa Xã hội trong Liên Xô và các nước đồng minh sau khi V.Lenin qua đời từ 1924-1991 chứng kiến nhiều giai đoạn khác nhau, với những biến đổi lớn trong kinh tế, chính trị và xã hội, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự thay đổi toàn diện trong khuôn khổ CNXH
2.1.2 Thời kỳ sau 1991
Sự phát triển của chế độ cộng sản và xã hội chủ nghĩa sau cái chết của Lenin và đặc biệt từ năm 1991 trở đi đã thay đổi đáng kể, với nhiều quốc gia bước vào thời kỳ chuyển đổi kinh
tế và chính trị, và nhiều trong số họ đã chuyển đổi sang hệ thống kinh tế thị trường và chế
độ dân chủ đa nguyên
Dưới đây là một số điểm quan trọng về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trong các nước đồng minh của Liên Xô sau năm 1991:
Nga: Nga, là quốc gia kế thừa của Liên Xô, đã trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tế và
Trang 10chính trị phức tạp Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội bị suy yếu, và nền kinh tế thị trường được phát triển, với việc tư nhân hóa và cải cách kinh tế Nga vẫn giữ một số đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, nhưng nền kinh tế thị trường đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống xã hội
Ukraine: Ukraine đã trải qua một quá trình chuyển đổi chính trị và kinh tế sau khi độc lập khỏi Liên Xô Nước này đã thực hiện cải cách kinh tế và chuyển từ chủ nghĩa xã hội sang kinh tế thị trường Tuy nhiên, sự phát triển ổn định của Ukraine đã gặp khó khăn do xung đột chính trị và quân sự với Nga
Belarus: Belarus vẫn duy trì một hệ thống chính trị và kinh tế tương đối quan trọng của chủ nghĩa xã hội Tổng thống Alexander Lukashenko đã giữ quyền lực lâu dài và giữ cho Belarus duy trì các yếu tố của hệ thống Liên Xô, bao gồm quan hệ mật thiết với Nga Kazakhstan và các quốc gia Trung Á khác: Các quốc gia Trung Á trước đây thuộc Liên
Xô, chẳng hạn như Kazakhstan, Uzbekistan, và Kyrgyzstan, đã phát triển các hệ thống chính trị và kinh tế riêng sau sụp đổ của Liên Xô Nhiều quốc gia này đã tạo ra các hệ thống chính trị đa đảng và cải cách kinh tế, nhưng một số vẫn duy trì quan hệ mật thiết với Nga và giữ một số yếu tố của chủ nghĩa xã hội
Qua các quá trình chuyển đổi chính trị và kinh tế khác nhau Chủ nghĩa xã hội đã suy yếu
và thay thế bằng các hệ thống chính trị và kinh tế khác, nhưng mức độ và tốc độ của các biến đổi này có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia
2.2 Sự phát triển của CNXH trên phạm vi toàn cầu
2.1.1 Thời kỳ 1924-1991
Sự phát triển của Liên Xô: Năm 1924, sau khi Joseph Stalin tiến hành cuộc cải tổ kinh tế
và chính trị tại Liên Xô, nước này đã trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ và
tự chủ
Liên Xô phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và quân sự, trở thành một trong hai siêu cường của thế giới trong Chiến tranh Lạnh
Sự phát triển của Trung Quốc: Năm 1949, sau chiến tranh nội Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung